Luận văn Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Cưkuin, tỉnh Đăk Lăk

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC CẤP HUYỆN .6

1.1. Tổng quan về thu ngân sách nhà nước cấp huyện .6

1.2. Nội dung của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện .12

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện .29

1.4. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa

phương.31

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CƯKUIN, TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2012-2016 . .39

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Cư Kuin.39

2.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin .42

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Cưkuin giai đoạn 2012 – 2016 .71

2.4. Kết quả và hạn chế trong quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

huyện Cưkuin đoạn 2012 – 2016.74

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯKUIN,

TỈNH ĐĂK LĂK.86

pdf127 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Cưkuin, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội bộ thì nguồn thu từ thuế phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2012 – 2016 là 302.05%. Từ bảng 2.8 ta thấy tỷ trọng nguồn thu từ lệ phí trước bạ có xu hướng tăng, giảm không đồng đều từ 32,8% năm 2012 lên 39,1% năm 2015, riêng năm 2016 giảm còn 37,7% do thu tiền thuê đất và thuế thu nhập cá nhân cũng có biến động. Đạt được kết quả như vậy là do trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn huyện Cư Kuin có bước tăng trưởng khá đã thúc đẩy thị trường bất động sản khá sôi động (đất đai, nhà cửa, phương tiện vận tải.) góp phần tích cực tăng nguồn thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ, thuế đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, thực hiện Luật thuế TNCN đã góp phần không nhỏ tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. 2.2.1.3. Thu phí và lệ phí Hoạt động thu phí và lệ phí có ý nghĩa xã hội lớn bởi bảo đảm công bằng giữa những người sử dụng dịch vụ công. Nhận thức rõ điều này và thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, ngành thuế huyện Cư Kuin có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ các loại phí và lệ phí. Cơ quan thuế đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các ngành, đơn vị trên địa bàn tham gia thu phí và lệ phí, xây dựng quy chế phối hợp quản lý nguồn thu này với các ngành: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp, Giao thông - Vận tải, Công an, Tư pháp tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về các loại phí và lệ phí cho toàn dân biết và tự giác thực hiện. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Chi cục Thuế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác thu nộp phí và lệ phí để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. 63 Bảng 2.9. Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2012 – 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 2012 – 2016 - Dự toán Triệu đồng 2.100 1.500 1.100 1.670 2.150 1.704 - Thực hiện Triệu đồng 1.400 1.676 1.349 1.445 2.443 1.663 - Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 66,7 111,7 122,6 86,5 113,6 97,6 - Tốc độ phát triển liên hoàn % - 119,7 80,5 107,1 169,1 - - Tốc độ phát triển định gốc % 100 1,20 67,23 1,59 106,12 - - Tốc độ phát triển bình quân 2013 – 2016 % - - - - - 119,1 - Tỷ trọng trong tổng thu NS trên địa bàn 1,50 2,16 1,38 1,63 2,24 1,78 Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước huyện Cư Kuin hàng năm từ 2012-2016. Theo bảng 2.9 ta thấy: Số thu phí, lệ phí trong giai đoạn 2012 – 2016 chưa đồng đều, cụ thể năm 2013, 2014, 2016 đều vượt so với dự toán (từ 115,9%), năm 2012, 2015 chưa đạt so với dự toán, chỉ đạt 66-86% so với dự toán. Tuy nhiên, số thu bình quân hàng năm giai đoạn 2012 – 2016 là 97,6%. Phí và lệ phí chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện (bình quân chiếm khoảng 26% tổng nguồn thu trên địa bàn huyện). Số thu hàng năm có xu hướng tăng giảm không đồng đều, năm 2016 đạt 2.443 triệu đồng đạt 174,5% so với năm 2013, bình quân hàng năm cho cả giai đoạn 2012 - 2016 đạt 1,663 triệu đồng, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm giai đoạn 2012 - 2016 đạt 119,1%. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế nhiều loại phí và lệ phí hiện nay lại chưa được quản lý chặt chẽ. Một số cơ quan, đơn vị thu một số loại phí, lệ phí khi chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc đã bị bãi bỏ. Không thu hoặc thu với mức thu chưa đúng quy định, thu các khoản có tính chất trùng với phí trên cùng một đối tượng. Tình trạng thu cao hơn quy định các loại phí chợ, phí vệ sinh, ...thu thấp hơn quy định lệ phí 64 địa chính, phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,... hoặc thậm chí không thực hiện thu mặc dù có quy định. Lý giải tình trạng trên, các ngành chức năng cho rằng lĩnh vực quản lý phí và lệ phí có phạm vi rộng, liên quan hầu hết tới các đối tượng, các thành phần kinh tế, tầng lớp nhân dân. Mỗi loại phí và lệ phí lại có một văn bản quy định hướng dẫn thực hiện riêng và thường được sửa đổi, bổ sung nên trong quá trình thực hiện nhiều khi không thống nhất. Một nguyên nhân khác là chính quyền địa phương không chỉ đạo quyết liệt trong thu phí và lệ phí, có địa phương không thu, bỏ sót nguồn thu, lạm thu (thu cả những loại phí đã được bãi bỏ). Trong khi đó, cơ quan thuế lại chưa thực hiện triệt để các biện pháp nhằm giảm số tồn đọng và thu hết phí, lệ phí phát sinh... Mức thu, tỷ lệ điều tiết giữa thu nộp ngân sách và để lại cho đơn vị thực hiện thu trực tiếp chưa phù hợp với khoản phí và lệ phí do Trung ương quy định nên không tạo động lực cho các đơn vị trong việc quản lý, thu nộp. 2.2.1.4. Thu tiền sử dụng đất Giai đoạn 2012 – 2016, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện cơ bản đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Việc ứng dụng tin học vào quản lý đất đai đã giúp các phòng chức năng rút ngắn một bước về thời gian và việc tiếp cận, cũng như giải quyết các thủ tục liên quan đến đất đai một cách nhanh chóng, góp phần tích cực trong việc tăng nguồn thu từ đất đai. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phát huy các lợi thế từ nguồn tài nguyên đất đai của địa phương nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách từ nguồn cấp quyền sử dụng đất. Do vậy số thu hàng năm từ cấp quyền sử dụng đất giai đoạn 2012 -2016 đều vượt cao so dự toán giao hàng năm số thu bình quân hàng năm đạt 7.937 triệu đồng, vượt 106,7% dự toán bình quân, đặc biệt trong năm 2015 chỉ tiêu này tăng 163% so với dự toán. 65 Bảng 2.10. Tình hình thực hiện thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2012 -2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân 2013 – 2017 - Dự toán Triệu đồng 20.000 30.000 25.000 20.000 23.700 23.740 - Thực hiện Triệu đồng 10.868 24.719 15.649 10.216 16.754 15.641 - Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 54,34 82,40 62,60 51,08 70,69 - Tốc độ phát triển liên hoàn % 0 2,27 0,63 0,65 1,64 - Tốc độ phát triển định gốc % 100 0,02 27,83 0,02 69,92 - Tốc độ phát triển bình quân 2013 – 2016 % 130,01 - Tỷ trọng trong tổng thu NS trên địa bàn 11,61 31,86 15,98 11,50 15,34 17,26 Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước huyện Cư Kuin hàng năm từ 2012-2016. Theo bảng 2.10, ta nhận thấy thu tiền sử dụng đất hàng năm tăng so với dự toán (từ 54-82%), với tỷ trọng trung bình hàng năm giai đoạn 2012 – 2016 chiếm 17,26% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2012 – 2016 đạt gần 130.01%. Thu từ cấp quyền sử dụng đất trong thời gian qua tăng , đặc biệt năm 2016 tăng gấp 15 lần so với năm 2012 và là một phần nguồn thu cơ bản ngân sách trên địa bàn, có vai trò rất quan trọng và đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Bởi vậy, ngay từ những tháng cuối năm trước, huyện đã chỉ đạo các địa phương trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tiến hành lập quỹ đất nhằm tổ chức đấu giá khi có mức giá mới của tỉnh quy định. Thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất cấp huyện và Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện để cùng với các ngành liên quan và chính quyền các địa phương tổ chức giải quyết các vướng 66 mắc về đất đai. Việc tổ chức đấu giá được niêm yết công khai và được tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo hình thức bỏ giá kín, đảm bảo đúng theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có một số tồn tại cần sớm được khắc phục trong thời gian tới. Một là, về công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, do năng lực cán bộ cấp xã yếu nên việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 chưa thật sự cụ thể và chính xác nên tỷ lệ dự án được thực hiện so với quy hoạch chỉ mới đạt 30%, còn lại 70% thực hiện không khả thi phải chuyển sang kỳ quy hoạch tiếp theo. Chính vì vậy, đã làm giảm nguồn thu qua đấu giá quyền sử dụng đất. Hai là, việc quy định giá của tỉnh hàng năm theo Luật Đất đai làm cho thị trường bất động sản không ổn định và chính quyền ở địa phương lúng túng trong việc xây dựng dự toán thu. Bởi vì những tháng cuối năm trước thì các giao dịch về đất đai thường ngưng lại để “chờ giá”, điều này làm cho nhà đầu tư và những người sử dụng đất rất bị động trong các mục tiêu, dự án kinh doanh của mình. Ba là, giá đất không sát thị trường, đất theo 2 giá (giá đền bù và giá thị trường) gây tình trạng đầu cơ, làm thất thu cho Nhà nước, phần đất đai mà nhà nước định giá thường không sát thực tế nảy sinh bức xúc, chính sách đất đai bất cập khiến lợi nhuận phần lớn rơi vào túi kẻ đầu cơ, Nhà nước và nhân dân đều bị thiệt hại. Bốn là, việc tổ chức các phiên đấu giá cấp quyền sử dụng đất chưa thật hợp lý. Các cá nhân tham gia đấu giá cấp quyền sử dụng đất chỉ phải đặt tiền cọc và lệ phí đấu giá 1 lô nhưng được tham gia đấu giá nhiều lô Quá trình giám sát hồ sơ đăng ký, giám sát người tham gia đấu giá tại các phiên đấu giá thực hiện chưa chặt chẽ, vi phạm quy trình, quy định, tạo kẽ hở cho một số đối tượng lợi dụng tổ chức dàn xếp, thỏa thuận dìm giá đấu để trục lợi, làm thất thu NSNN và địa phương 2.2.1.5. Các khoản thu ngân sách khác Các khoản thu ngân sách khác trên địa bàn huyện bao gồm các khoản thu bán hàng tịch thu sung công quỹ Nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, thi hành án, thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính và hiện nay là Luật xử lý vi 67 phạm hành chính do các đơn vị có thẩm quyền quyết định, huy động vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Nhà nước, thu từ quỹ đất công ích của ngân sách xã, thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước,... Mặc dù vậy các khoản thu này chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn thu trên địa bàn huyện (trung bình 2012 – 2016 chiếm 4,33% tổng nguồn thu) đây là nguồn thu đóng góp đáng kể cho ngân sách huyện, trung bình hàng năm đạt 4.158 triệu đồng, vượt trung bình so với dự toán giai đoạn 2012 – 2016 là trên 119,8%. Bảng 2.11. Tình hình thực hiện các khoản thu ngân sách khác trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2012 – 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 2012 – 2016 - Dự toán Triệu đồng 4.350 2.000 5.000 2.500 3.500 3.470 - Thực hiện Triệu đồng 4.442 1.570 10.361 1.202 3.217 4.158 - Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 102,1 78,5 207,2 48,1 91,9 119,8 - Tốc độ phát triển liên hoàn % - 35,34 659,94 11,60 267,64 - - Tốc độ phát triển định gốc % 100 35,34 1867,16 0,62 43074,94 - - Tốc độ phát triển bình quân 2013 – 2016 % - - - - - 244 - Tỷ trọng trong tổng thu NS trên địa bàn 4,74 2,02 10,58 1,35 2,95 4,33 Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước huyện Cư Kuin hàng năm từ 2012-2016. Giai đoạn 2012 – 2016, số thu ngân sách tuy có biến động nhưng năm sau đạt cao hơn năm trước, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm giai đoạn 2012 – 2016 đạt hơn 244% là nhờ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình công cộng, thu từ quỹ đất công ích của xã. Bên cạnh đó, trong thời gian qua các ngành thuế, công an, quản lý thị 68 trường đã tích cực phối hợp để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và ngăn chặn buôn lậu hàng hóa trên địa bàn, từ đó góp phần tăng số thu cho ngân sách trên địa bàn huyện. 2.2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2012 – 2016 Trong những năm qua công tác thu ngân sách tại huyện áp dụng theo các văn bản hướng dẫn thu nộp ngân sách nhà nước của các cấp có thẩm quyền như Luật NSNN ; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước Thông tư số 199/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013,Thông tư số 59/2003/TT-BTC, Ngị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 và Nghị quyết số 07,08/NQ-HĐND ngày 14/12/2106 của HĐND Tỉnh Đăk Lăk, ngoài ra chi cục thuế huyện cũng có ban hành một số văn bản nhằm đẩy nhanh công tác thu thuế cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như : công văn số 65/ CCT – NVKKTT ngày 21 tháng 02 năm 2016 kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử ; công văn số 125/CV-CCT ngày 10 tháng 11 năm 2016 về việc hướng dẫn kê khai môn bài trên địa bàn huyện công văn số 225/CV-CCT ngày 15 tháng 12 năm 2016 về việc hướng dẫn kê khai thuế giá trị gia tăng ; .. đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Cư Kuin được đánh giá qua các khâu: (i) lập dự toán, (ii) chấp hành dự toán, (iii) kế toán, kiểm toán, quyết toán và (iv) thanh tra, kiểm tra thu NSNN. 2.2.2.1. Thực trạng lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên đị bàn huyện Cư Kuin Lập dự toán thu hàng năm là khâu đầu tiên và là cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách cho năm kế hoạch. Thực trạng công tác quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin được đánh giá cụ thể như sau: - Căn cứ lập dự toán Trên cơ sở Luật Ngân sách, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về quy định và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP Quyết định của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN hàng năm Xét Tờ trình số 105/TTr-UBND, ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh về phân 69 cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2011 cho ngân sách các cấp thuộc tỉnh Báo cáo thẩm tra số 67/BC-HĐND, ngày 06/12/2010 của Ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành, thông qua các nội dung về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2011 cho các cấp ngân sách thuộc tỉnh Đắk Lắk, như sau: Phân cấp ngu n thu củ ngân sách cấp tỉnh: - Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%: Thu tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước do tỉnh quản lý Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả thuế thu nhập đối với người trúng thưởng xổ số kiến thiết) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách tỉnh, tiền thu hồi vốn của ngân sách tỉnh tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý, thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/6/2003 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước của Chính phủ Các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổ chức thu (không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ) Thu sự nghiệp từ các đơn vị do tỉnh quản lý Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng do tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho ngân sách tỉnh Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3, điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước Thu các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật do tỉnh quản lý Tiền đền bù thiệt hại đất Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do tỉnh quản lý Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Thu chuyển nguồn từ ngân sách tỉnh năm trước sang ngân sách tỉnh năm sau. Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách: Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh 70 nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) Thuế môn bài Thuế nhà, đất Thuế sử dụng đất nông nghiệp Lệ phí trước bạ Thuế thu nhập cá nhân (không kể thuế thu nhập đối với người trúng thưởng xổ số kiến thiết) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) Phí xăng, dầu Thuế tài nguyên Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước Tiền sử dụng đất. Phân cấp ngu n thu củ ngân sách cấp huyện: - Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%: Thu tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước do huyện quản lý Các khoản phí và lệ phí do các đơn vị thuộc huyện quản lý (không kể lệ phí xăng, dầu lệ phí trước bạ) Thu sự nghiệp từ các đơn vị do huyện quản lý Thu huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của huyện theo quy định của pháp luật Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho ngân sách huyện Thu các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật do huyện quản lý Thu kết dư ngân sách cấp huyện Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do huyện quản lý Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Thu chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm trước sang ngân sách huyện năm sau Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách huyện theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách: Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) Thuế môn bài Thuế nhà, đất Thuế sử dụng đất nông nghiệp Lệ phí trước bạ Thuế thu nhập cá Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước Phí xăng, dầu Thuế tài nguyên Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước Tiền sử dụng đất. (Phụ lục 01). Giai đoạn 2012-2016, cơ sở phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách ở tỉnh Đăk Lăk thực hiện theo: Nghị quyết số 23/2010/NQ-HĐND về Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương Tất cả mọi vấn đề liên quan đến thu NSNN phải được thực 71 hiện theo đúng quy định của pháp luật. Quy định về phân cấp nguồn thu được áp dụng chung cho tất cả các địa phương trên địa bàn trong khi trình độ phát triển KT-XH cũng như đặc thù của mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy vẫn chưa đảm bảo yêu cầu cho từng địa phương. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập dự toán ngân sách các cấp. - Thực trạng lập và việc giao dự toán thu cho các ngành và các địa phương trên địa bàn huyện như sau: Thực tế việc lập, giao dự toán tại huyện đã tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Cụ thể trong quá trình lập dự toán thu hàng năm đã thực hiện đảm bảo từ thông báo số kiểm tra, thảo luận và lập dự toán đến việc giao dự toán cho các đơn vị trực tiếp thực hiện. Khi nhận được số thông báo số kiểm tra về thu ngân sách hàng năm, Chi Cục thuế, KBNN và các đơn vị khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách, UBND xã, thị trấn căn cứ làm cơ sở cho lập dự toán thu ngân sách. Trong nội dung lập dự toán thu ngân sách, các đơn vị liên quan đã thực hiện nghiêm túc đảm bảo yêu cầu lập dự toán, trong đó: + Doanh nghiệp thực hiện dự kiến số thuế, các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế GTGT được hoàn gửi cơ quan Thuế và cơ quan được Nhà nước khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách. + Chi cục Thuế lập dự toán thu NSNN trên địa bàn và cơ sở tính toán từng nguồn thu gửi cơ quan thuế cấp trên, UBND huyện, cơ quan tài chính. + Các đơn vị khác lập dự toán thu NSNN trong phạm vi được giao quản lý, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và gửi cơ quan tài chính đồng cấp. + UBND cấp xã lập dự toán thu NSNN trên địa bàn. + Phòng Tài chính Kế hoạch chủ trì xem xét dự toán thu do cơ quan Thuế, dự toán thu ngân sách của các xã, thị trấn lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu ngân sách huyện, báo cáo UBND huyện để trình Thường trực HĐND huyện xem xét gửi tỉnh để tổng hợp dự toán NSNN. Các cơ quan được giao trách nhiệm lập dự toán thu ngân sách của huyện về cơ bản đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, tuân thủ một số hướng dẫn của tỉnh, căn cứ vào kế hoạch 05 năm của huyện, tình hình thực tế của huyện qua năm trước, dự báo 72 của năm sau. Kinh tế xã hội giai đoạn 2012 – 2016, diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo đang trên đà phục hồi nhưng chưa bền vững. Ở trong nước, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Công tác lập dự toán ngân sách đã biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên địa phương và bám sát chỉ đạo của tỉnh để thực hiện nội dung thu đạt hiệu quả. Trong dự toán thu từ kinh tế địa phương, nội dung thu từ thuế CTN - NQD có tỷ trọng bình quân chiếm 64,90% trong tổng thu ngân sách giai đoạn 2012 - 2016, tốc độ tăng trung bình là 103.06%. Việc lập dự toán với nội dung thu này đã song hành cùng với chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ, sự tăng lên nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thu từ tiền sử dụng đất là nội dung thu quan trọng đối với địa phương, nguồn thu này có đóng góp một phần trong thu ngân sách hàng năm, tuy nhiên nguồn thu này không mang tính bền vững vì quỹ đất là có hạn. Thu khác cũng là nội dung thu quan trọng có tỷ trọng bình quân chiếm 4.33% trong tổng thu ngân sách giai đoạn 2012 - 2016, tốc độ tăng trung bình là 244%. Việc giao dự toán thu ngân sách cho các Ban ngành, các địa phương trên địa bàn huyện đã căn cứ vào tình hình kinh tế cụ thể từng xã căn cứ vào tỷ lệ thu ngân sách được hưởng của các cấp ngân sách và đảm bảo phù hợp với các yêu cầu chi ngân sách được giao. Nhìn chung, công tác lập dự toán thu ngân sách đã tương đối đảm bảo sự phù hợp giữa kế hoạch thu đề ra với tiềm năng, lợi thế, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong quá trình lập dự toán thu ngân sách đảm bảo được quy trình, thủ tục và thời gian, đã có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, tuy 73 nhiên vẫn còn có những tồn tại: Thứ nhất, dự toán thu ngân sách chưa sát, còn thấp hơn so với tình hình thực tế, so với GDP của huyện hàng năm dự toán thu bình quân chỉ đạt 1,78%, năm cao nhất là năm 2012 đạt được 2,35% và năm thấp nhất là năm 2015 đạt 1,52% (bảng 2.3). Trong khi đó, tỷ lệ thực hiện so với dự toán luôn đạt và vượt, giai đoạn 2012- 2016 thực hiện cao hơn so với dự toán được giao trung bình 87,9%/năm (bảng 2.3). Thực trạng này một phần do chưa tính hết được các nguồn thu trong lập dự toán thu hàng năm. Thứ hai, chưa lường trước các biến động của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến nguồn thu trong tương lai. Thứ ba, đối với nội dung các khoản để lại chi quản lý qua NSNN của các đơn vị chưa được lập và được thẩm định lại chính xác, thường thì dự toán thu về nội dung này được chấp nhận theo dự toán của đơn vị lập lên, trong khi qua kết quả thu hàng năm con số này thường cao gấp nhiều lần so với dự toán. Như vậy, trong quá trình lập dự toán các nguồn thu chưa được đưa vào hết, công tác kiểm tra trước phê duyệt dự toán chưa thực sự đánh giá hết được các nội dung thu đưa vào dự toán. Thứ tư, theo quy định việc lập và tổng hợp dự toán từ cơ sở trong khi hệ thống ngân sách còn nhiều cấp nên trong khâu lập chỉ đơn thuần mới chỉ mang tính hình thức, vai trò của lập dự toán trong cả chu trình quản lý thu ngân sách chưa được coi trọng làm ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo. Thứ năm, trong phê duyệt dự toán còn có nhiều hạn chế đó là: quyết định phê duyệt mang nặng tính hình thức chưa phản ánh đầy đủ quan điểm, chính kiến trong công tác lập dự toán, dự toán được UBND trình lên thường được phê duyệt ngay mà không có điều chỉnh. 2.2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước trên đị bàn huyện Cư Kuin Khi được giao dự toán thu hàng năm, cơ quan Thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách tiến hành lập kế hoạch thu ngân sách hàng quý để gửi cho cơ quan tài chính làm căn cứ điều hành ngân sách. 74 Trong công tác lập kế hoạch thu quý, cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_thu_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huyen_cukuin_tin.pdf
Tài liệu liên quan