Luận văn Công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS Thái Bình

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNGTÁC XÃ HỘI

TRONG HỖ TRỢ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI. 11

1.1 Một sô khái niệm, công cụ nghiên cứu. 11

1.3. Các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi tại

các làng trẻ SOS Thái Bình. 16

1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXH trong hỗ trợ hoà nhập cộng đồng đối với

trẻ mồ côi tại các làng SOS . 19

1.5. Chính sách đối với trẻ em mồ côi và nhân viên CTXH tại các làng SOS. 22

Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG

HỖ TRỢ TRẺ EM MỒ CÔI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNGTẠI LÀNG TRẺ EM

SOS THÁI BINH . 25

2.1. Tổng quan về địa bàn và khách thể nghiên cứu. 25

2.2. Thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ trẻ em mồ cối hòa cộng đồng tại Làng

trẻ em SOS Thái Bình. 29

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong hỗ trợ hỏa nhập cộng đồng cho

trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Thái Bình. 45

Chương 3.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG

TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ TRẺ EM MỒ CÔI HÒA NHẬP CỘNG

ĐỒNGTẠI LÀNG TRẺ EM SOS THÁI BINH. 54

3.1. Căn cứ vào mục tiêu của các giải pháp. 54

3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy

nghề cho trẻ. 54

3.4. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp

làm công tác trẻ em. 61

3.5. Giải pháp xoá bỏ định kiến, mở rộng quan hệ ,tạo điều kiện cho trẻ em mô côi, xoá

bỏ mặc cảm tự ti dựa vào cộng đồng. 62

3.6. Tăng cường mối quan hệ giữa Làng trẻ – Gia đình – các tổ chức xã hội, các cơ sở

đào tạo, tuyển dụng lao động để tìm kiếm việc làm cho trẻ em mồ côi. . 63

KẾT LUẬN. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 71

pdf89 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hoà nhập cộng đồng. 2.3.2.Thực trạng hoạt động công tác xã hội hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng. Trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Thái Bình là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi bởi các em thiếu đi sự chăm sóc yêu thương của những người thân yêu nhất, các em bị hạn chế nguồn nuôi dưỡng từ phía gia đình, người thân, thậm chí có trẻ còn thường xuyên bị ngược đãi, bạo hành. Nhiều trẻ lâm vào tình trạng bị mất cân bằng về tâm lý sinh ra những biểu hiện tiêu cực như buồn bã, chán nản; mất niềm tin vào cuộc sống; ít tập trung vào học tập lao động; rất dễ nổi cáu; luôn có cảm giác mặc cảm tự ti về bản thân và hoàn cảnh sống là những biểu hiện tâm lý thường thấy của trẻ. Nếu không được quan tâm, chăm sóc và nắm bắt tâm lý của các em giúp các em tháo gỡ những vướng mắc về tâm lý, những khó khăn các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày sẽ khiến trẻ càng sống thu mình, khó hòa nhập, thậm chí nhiều trẻ rơi vào tình trạng bị trầm cảm xa lánh mọi người. Chính vì thế, trẻ mồ côi rất cần được hỗ trợ về tâm lý, nhận thức được điều đó, các cán bộ và nhân viên CTXH trong Làng trẻ em SOS Thái Bình luôn xác định mục tiêu không chỉ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thật tốt mà còn phải tích cực quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ để trẻ vượt qua rào cản tâm lý, lấy lại trạng thái cân bằng của trẻ em bình thường để các em có được niềm tin vào cuộc sống, có hoạch định cho tương lai và có nhiều cơ hội hòa nhập cộng đồng. Làng trẻ em SOS xác định hoạt động tư vấn, tham vấn hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi là rất 34 cần thiết nên luôn tích cực thực hiện hoạt động này thông qua việc chăm sóc trẻ, nắm bắt tâm lý, nhu cầu của trẻcác cán bộ, nhân viên, các mẹ, các dì thường xuyên trao đổi với trẻ về những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, tạo cho trẻ sự gần gũi ,tin tưởng. Theo khảo sát 100 trẻ em tại Làng trẻ SOS Thái Bình cho thấy: phần đông trẻ em nói rằng cán bộ nhân viên tại làng trể SOS đã có sự chủ động trong việc chia sẻ, động viên cũng như tư vấn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà trẻ gặp phải trong học tập, trong quan hệ bạn bè, trong giao tiếp ứng xử, tình bạn, tình yêu... nhờ vậy những vướng mắc về tâm lý, tình cảm của các em cũng được tháo gỡ. Kết quả khảo sát thực tế thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3. Thực trạng công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ tâm lý hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi tại Làng trẻ SOS Thái Bình Số TT Nội dung hoạt động nhằm hỗ trợ tâm lý cho trẻ Đánh giá đối với các cán bộ, nhân viên Thứ bậc T. xuyên (Tỷ lệ %) Đôi khi (Tỷ lệ %) Chƣa bao giờ (Tỷ lệ %) 1 Tâm sự, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn của trẻ 84,0 16,0 0,00 1 2 Động viên, khích lệ trẻ bộc lộ suy nghĩ 80,0 20,0 0,00 2 3 Đứng trên lập trường của trẻ để lắng nghe ý kiến của trẻ 56,0 44,0 0,00 5 4 Kể cho trẻ nghe những tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống 60,0 40,0 0,00 4 5 Trực tiếp tư vấn riêng cho trẻ giải quyết các vướng mắc trong học tập, tình bạn, tình yêu 70,0 30,0 0,00 3 (Nguồn: Phiếu điều tra) 35 Nhìn vào kết quả khảo sát trên cho thấy có 70% các trẻ được hỏi khẳng định thường xuyên được các mẹ, các dì và nhân viên giáo dục tâm sự, chia sẻ, động viên về hoàn cảnh gia đình, những điều vướng mắc từ bản thân, cuộc sống hàng ngày, 30% các em khẳng định đôi khi được tư vấn riêng để giải quyết những khó khăn vướng mắc mình đang gặp phải. Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn của trẻ chiếm 84%, đôi khi tâm sự, chia sẻ với trẻ chiếm tỷ lệ thấp 16%, điều này cho thấy các em cũng đã có sự gần gũi chia sẻ với các dì, các mẹ trong những vấn đề khó khăn hàng ngày mà các em gặp phải. Từ những kết quả khảo sát cho thấy trẻ em mồ côi tại Làng trẻ đều được quan tâm và hỗ trợ về tâm lý khi các em gặp vấn đề vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày tạo ra sự yên tâm, tin tưởng đối với trẻ, khắc phục những đảo lộn về tâm lý cho trẻ, khuyến khích cho trẻ nói ra những mong ước và cảm xúc của mình giúp trẻ mồ côi tự tin hơn vào cuộc sống, vào khả năng nỗ lực tự thân, biết tận dụng mọi cơ hội để vượt lên hoàn cảnh hòa nhập cuộc sống. Trao đổi với chị N.T.H là cán bộ của trung tâm, chị cho biết (Nữ, 38 tuổi): " Phần lớn các con ở đây sống rất tình cảm biết bao bọc nhau, chỉ có những cháu ở độ tuổi dạy thì tính nế thay đổi nên các con đôi khi t ra ngang bướng không nghe lời và cũng ít tâm sự chia sẻ với các mẹ các dì, những em đó chúng tôi cũng thường xuyên quan tâm, động viên các con, nhiều con có chia sẻ lại nhưng nhiều con thì vẫn có điều không muốn bộc lộ và giữ kín những vấn đề riêng của bản thân." Mặc dù, điều hạn chế trong hoạt động này tại Làng trẻ SOS Thái Bình là: Số lượng trẻ ở Làng nhiều mà kỹ năng nghiệp vụ về công tác xã hội của nhân viên công tác xã hội tại đây còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa có NVCTXH có trình độ chuyên sâu về tham vấn tâm lý nên việc tham vấn, tư vấn cho trẻ gần như là không thực hiện mà chỉ dừng lại ở chỗ hỏi thăm, động viên và nhắc nhở trẻ tiến bộ hơn chứ không có biện pháp can thiệp hỗ trợ trẻ vượt qua khủng hoảng tinh thần dẫn đến vẫn còn nhiều em cảm thấy chán nản, tự ti và ít 36 nói, sống khép mình, khó hòa nhập cộng đồng. Qua đó, học viên nhận thấy, cần có những biện pháp can thiệp tích cực hơn và cần có một nhóm nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp hơn về công tác hỗ trợ tâm lý chuyên sâu để có thể trợ giúp cho trẻ. 2.3.3.Thực trạng công tác xã hội trong hoạt động vui chơi giải trí hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi tại Làng trẻ SOS. Hoạt động vui chơi giải trí là cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, giúp trẻ được hòa nhập với bạn bè, giảm bớt căng thẳng, tự ti, mặc cảm về số phận của mình. Khi tham gia vui chơi giải trí trẻ em học được nhiều điều trong cuộc sống cũng như thích ứng xã hội, phát triển trí tưởng tượng, học cách hợp tác với người khác Để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ mồ côi trong Làng trẻ SOS Thái Bình, Làng thường xuyên tổ chức rất nhiều các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của các em. Tháng chín năm 2015, Làng trẻ em SOS Thái Bình chính thức đi vào hoạt động ổn định, duy trì thường xuyên phong trào tập thể dục buổi sáng rèn luyện sức khỏe cho trẻ em. Ngoài ra, các em được tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tham gia thi đấu thể dục thể thao vào các dịp như mồng 01/6, 2.9, Tết Trung thu các em được cắm trại, giao lưu văn nghệ, các cuộc thi văn nghệ, thi cắm hoa, thi bày mâm ngũ quả Trung thu có giải cũng được với các tổ chức từ thiện, đoàn thanh niên,...Các em được tham gia chơi cầu lông, bóng bàn, bóng đá (nam, nữ), cờ vua, cờ tướng, chạy ngắn, chạy dài, đá cầuđược hầu hết các trẻ trong độ tuổi học Tiểu học và THCS nhiệt tình hưởng ứng. Ngoài ra, Làng trẻ SOS Thái Bình còn tích cực cho trẻ của Làng tham gia các hoạt động như trại h , giao lưu thi đấu thể dục thể thao với các Làng trẻ em khác do Làng trẻ em SOS Việt Nam tổ chức. Phỏng vấn em N.T.T (Nữ,12 tuổi) em chia sẻ: " Cứ đến dịp tết trung thu là ở Làng trẻ chúng cháu nhộn nhịp vui như tết ấy chú ạ. Chúng cháu được nhận nhiều quà từ các anh chị, các tổ chức từ thiện và 37 được cắm trại, múa lân, ngoài ra còn được tham gia thi đấu cầu lông, bóng đá, kéo co nam nữ rất vui, nhưng mà mỗi năm chỉ có một lần như vậy thôi, chứ những ngày lễ khác thì hầu như chỉ có giải bóng đá cho các anh lớn tuổi hơn tổ chức thôi ạ" Qua tìm hiểu, học viên được biết hoạt động hỗ trợ vui chơi, giải trí của Làng trẻ em SOS Thái Bình cũng còn một số điểm hạn chế như: Điều kiện tài chính còn hạn hẹp nên cơ sở vật chất phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ trong Làng chưa được đầu tư đầy đủ, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu ăn ở, học tập. Làng mới có một sân cỏ cho trẻ chơi bóng đá, bóng chuyền, chưa có nhà thi đấu các môn thể thao khác, chưa có nhiều thiết bị và dụng cụ vui chơi giải trí phong phú cho trẻ mầm non nên việc thu hút các em tham gia thường xuyên chưa cao. Ở đây vẫn còn một số trẻ khá nhút nhát chưa tham gia tích cực các hoạt động vui chơi do Làng tổ chức. Phỏng vấn sâu em N.V.M (Nam,12 tuổi,) em cho biết: "Vào cuối giờ chiều sau khi đi học về chúng em được ra sân chơi bóng đá, chơi cầu lông, nhiều hôm còn được đá giao lưu với các bạn ở bên ngoài cũng vào trong đây chơi vui lắm ạ. Hôm nào không chơi bóng đá thì em lại về xem tivi hoặc đọc truyện tranh hoặc phụ giúp mẹ tưới rau, nấu ăn ạ". Cũng theo trẻ ở đây cho biết, hình thức giải trí mà trẻ đều thích là xem phim và đọc sách báo, đọc tryệntranh...là các loại sách báo, ấn phẩm giải trí dành cho trẻ em giúp cung cấp cho trẻ một lượng thông tin về cuộc sống xung quanh trẻ qua các câu chuyện, tình huống cụ thể, giúp trẻ học hỏi các kỹ năng cần thiết có thể ứng dụng trong cuộc sống của nh . Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều trẻ em không tiếp cận được loại hình giải trí này. Phỏng vấn sâu em Nguyễn T.T (Nữ, 13 tuổi – lớp 7) nói: “ Truyện tranh chúng em mượn luôn phiên nhau của các bạn trong lớp về đọc chứ em không có tiền mua những truyện mới”. 38 Trẻ Nguyễn Văn S (Nam,14 tuổi - học lớp 8) nói: “Em thích đọc truyện lắm nhưng ở trong Làng trẻ không có nhiều chuyện để đọc nên em chỉ đọc ở trường thôi, đọc chung với bạn”. Ngoài giờ học tập trẻ em cần có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí giúp tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng mệt mỏi, từ đó giúp các em có thể phát triển một cách toàn ven hơn về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, do điều kiện sống của các em tại làng trẻ bị bó hẹp về không gian, điều kiện kinh tế khó khăn nên các em không có tiền để đi đến các khu vui chơi, giải trí đa dạng ở bên ngoài được. Đôi khi các mẹ, các dì cũng không nhận thấy được lợi ích của vui chơi giải trí tác động đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và kỹ năng sống của trẻ. Đối với việc ra vào Làng trẻ của trẻ, hàng tuần các em chỉ được phép ra ngoài Làng trẻ để giải quyết công việc cá nhân vào các buổi chiều chủ nhật từ 15h00 đến 17h00. Trong các trường hợp cần thiết khác phải có sự đồng ý của các dì, các mẹ ở Làng trẻ thì các em mới được ra ngoài. Với các em nhỏ tuổi, khi ra ngoài thường có mẹ hoặc các anh, chị đi cùng. Hàng năm, các em được về thăm nhà cố định 02 lầnvào dịp Tết Nguyên đán (10 ngày) và nghỉ h (20 ngày). Với các trường hợp về thăm nhà đột xuất khác, các em phải được đại diện gia đình hợp pháp đề xuất với Làng trẻ và phải cam kết trách nhiệm trong thời gian các em rời khỏi Làng trẻ. Nhìn chung, hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ mồ côi tại Làng trẻ em SOS vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều trẻ vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ vui chơi giải trí giúp ích cho sự phát triển thể chất của trẻ và cơ hội hòa nhập cộng đồng. Trẻ không tiếp cận được các hình thức vui chơi, giải trí phù hợp để có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ bạn b và mọi người xung quanh. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cản trở khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống tại Làng trẻ. 39 2.3.4.Thực trạng công tác xã hội trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề Trẻ em mồ côi là một trong những đối tượng cần nhận được sự quan tâm, chia sẻ nhiều nhất của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ mồ côi là công tác cần thiết để giúp các em có thể hòa nhập cộng đồng, tự chủ hơn trong cuộc sống, tự nuôi sống được bản thân, trở thành người có ích để đóng góp cho xã hội sau này. Những hoạt động này cần phải được tổ chức sớm và thường xuyên để đảm bảo chất lượng đào tạo của học viên - những người vốn đã gặp nhiều khó khăn bởi những thiệt thòi về hoàn cảnh sống. Làng trẻ em SOS Thái Bình đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ em mồ côi sau khi các em tốt nghiệp THPT và có nhu cầu học việc, tìm kiếm cơ hội việc làm. Hiện tại Làng trẻ em SOS thực hiện công tác hướng nghiệp cho các em đến độ tuổi lao động với các nghề đào tạo đơn giản, phù hợp với điều kiện học tập, trình độ, như: Tin học văn phòng, nghề may mặc, làm tranh đá, làm móng, mi, tranh giấy cuốn Nhật Bản,làm tăm, làm hoa pha lê nghệ thuật, dạy vẽ,... với mục đích tăng sự khéo léo và hỗ trợ điều trị tâm lý cho các trẻ mồ côi giúp các em có được kiến thức, tăng hiệu quả vận động và làm việc nuôi bản thân sau này. Làng trẻ em SOS Thái Bình thường xuyên nắm bắt tình hình, thông tin thị trường lao động và việc làm, phối hợp với nhiều trung tâm đào tạo nghề đưa các em đến học nghề. Tính từ đầu năm 2017 tới nay hiện Làng trẻ em SOS đã có 15 em đi học nghề may tại trường Trung cấp nghề tỉnh Thái Bình; 06 em học nghề tin học văn phòng; 02 em theo học nghề làm mi móng tại cơ sở spa lớn tại Hà Nội. Trao đổi với em Nguyễn T.H (Nữ, 16 tuổi), em tươi cười trò chuyện: “Bên cạnh thời gian học văn hóa, em tranh thủ học thêm nghề may. Không chỉ có thêm một nghề, em còn biết phụ các mẹ, các dì tại Làng may quần áo cho các em. Tuy nhiên, em vẫn ráng học gi i, vì em muốn được học Trung cấp nghiệp vụ y tế, sau này có thể quay về Làng, giúp các mẹ chăm sóc những đứa trẻ có hoàn cảnh giống mình". 40 Qua tìm hiểu và quan sát tại Làng trẻ em SOS học viên nhận thấy việc giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho trẻlà cách giáo dục hữu hiệu nhất để các em biết trân trọng giá trị của lao động, biết quý trọng công sức do chính mình làm ra và trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt giúp các em có thể hòa nhập cộng đồng. Việc định hướng nghề nghiệp cho các em cũng cần phải lựa chọn nghề phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính. Phù hợp với khả năng, mong mốn của từng trẻ, cầncó sự trao đổi để các em nhìn nhận việc học nghề không những có thu nhập ổn định có chỗ đứng trong xã hội mà còn để các em có thêm các hoạt động khác và có ý thức trách nhiệm vì cộng đồng và xã hội. 2.3.5. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hoạt động giáo dục văn hóa hỗ trợ hòa nhập công đồng cho trẻ mồ côi tại làng trẻ SOS Hiện nay, ngoài các trẻ ở độ tuổi mẫu giáo được học tập ngay tại Trường mẫu giáo SOS, còn lại các trẻ khác đều được học văn hóa tại các trường Tiểu học, THCS, THPT trong thành phố. Do hầu hết trẻ em sống ở Làng trẻ em SOS xuất thân từ các vùng nông thôn , điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn nên khả năng nhận thức và thích nghi cuộc sống của các em cũng có hạn chế dẫn đến lực học của đa số các em thường không bằng so với các học sinh cùng tuổi ở thành phố. Nhiều trẻ luôn cảm thấy mặc cảm tự ti với bản thân và hoàn cảnh gia đình nên rất khó hòa nhập trong môi trường giáo dục mới, kết quả học tập chưa cao, thậm chí có trẻ còn học k m đi nên đã nảy sinh tâm lý chán học, muốn bỏ học... Chính vì vậy, đòi hỏi nhiều sự quan tâm, tào điều kiện của các lãnh đạo, nhân viên CTXH, cán bộ, các em các dì và các nhân viên giáo dục. Đây cũng chính là một khó khăn, thách thức lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ CTXH hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS Thái Bình. Làng trẻ em SOS đã phải luôn tích cực tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp hữu ích, phù hợp để giúp các trẻ sớm thích nghi, hòa nhập môi trường học tập mới và đạt được thành tích cao trong học tập, cụ thể: 41 - Ngoài thời gian lên lớp của trẻ, nhân viên Giáo dục chịu trách nhiệm chính, cùng với các mẹ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, kèm cặp thêm cho các trẻ. - Làm việc với nhà trường cùng các giáo viên trực tiếp giảng dạy các trẻ để có các biện pháp phù hợp giúp đỡ trẻ trong thời gian trẻ học tập tại trường. - Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Sinh viên tình nguyện của các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh, các Làng trẻ Giáo dục, các nhà giáo đã nghỉ hưu để tổ chức các lớp học văn hóa từ thiện cho trẻ mồ côi của Làng. Thực tế từ năm học 2018-2019, Làng đã tổ chức được 03 lớp học Tiếng Anh, 04 lớp học Toán hoạt động thường xuyên 02 buổi/ tuần; hơn 100 lượt sinh viên tình nguyện đến dạy cho trẻ trong Làng chủ yếu vào thời gian nghỉ hè của các trường. Sau các nỗ lực của Làng trẻ em SOS, cho đến nay kết quả học tập của các trẻ cũng có chiều hướng tốt hơn, kết quả lực học tập của trẻ qua các năm học như sau: Bảng 2.4. Kết quả học tập của học sinh THCS và THPT của Làng trẻ em SOS Thái Bình qua các năm học Năm học Kết quả đạt đƣợc Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 2016- 2017 2/45 4,4% 27/45 60,0% 14/45 31,1% 2/45 4,4% 2017- 2018 5/50 10% 28/50 56,0% 16/50 32,0% 1/50 2% 2018- 2019 9/53 16,9% 29/53 54,7% 14/53 26,4% 1/53 1,8% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017, 2018, 2019 42 Bảng 2.5. Kết quả học tập của học sinh Tiểu học của Làng trẻ em SOS Thái Bình qua các năm học Năm học Kết quả đạt đƣợc Hoàn thành Xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% 2016-2017 0/16 0,00 4/16 25% 12/16 75% 0/16 0,00 2017-2018 0/49 0,00 17/49 34,6% 28/43 65,1% 4/43 9,3% 2018-2019 0/30 0,00 9/30 30% 21/30 70% 0/30 0,00 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017, 2018, 2019 Qua bảng số liệu tổng hợp kết quả học tập trên cho thấy học lực so với năm trướcvà năm sau đã có những chuyển biến tích cực, số học sinh học lực yếu tuy vẫn còn như có chiểu hướng giảm dần, số học sinh khá, giỏi (ở THCS và THPT), học sinh hoàn thành tốt các môn ở Tiểu học tăng đáng kể. Năm học 2018-2019, có 03 học sinh THCS đi thi học sinh giỏi cấp thành phố các môn Toán, Văn, Tiếng Anh thì 03 em đạt giải cao.., từ phản ánh của các nhà trường Tiểu học và THCS Hoàng Diệu (nơi các trẻ của Làng theo học văn hóa) thì trẻ trong Làng đã không còn tình trạng trốn học, bỏ học. Phần lớn trẻ đặc biệt là những trẻ vào Làng từ sớm đã có thể hòa nhập tốt ở môi trường giáo dục mới, nhiều em vượt qua sự kỳ thị và khẳng định chính mình bằng kết quả học tập cao. Với những trẻ mới vào Làng, do có các anh, chị, các bạn trong Làng đã theo học ở trường từ những năm trước giúp đỡ nên quá trình hòa nhập không còn quá khó khăn, vì vậy đã nhanh chóng ổn định thành tích trong học tập. 2.3.6. Thực trạng công tác xã hội trong hoạt động giao tiếp xã hội hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi tại làng trẻ SOS. Với các em mồ côi ở trong Làng trẻ, để hoà nhập tốt hơn với cộng đồng thì việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho các em là rất cần thiết để trao đổi 43 thông tin và để hiểu biết lẫn nhau. Khi bản thân có khả năng giao tiếp tốt sẽ luôn cảm thấy tự tin trước đám đông và có nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc trang bị cho trẻ em mồ côi kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng nhằm giúp các em mở rộng mối quan hệ, hoàn thiện bản thân mình, hòa nhập với cuộc sống. Ngoài khả năng giao tiếp các em cần phải có khả năng tham gia các hoạt động như: Hoạt động tình nguyện; hoạt động câu lạc bộ; hoạt động tuyên truyền; hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao Khi tham gia các hoạt động này sẽ giúp các em cho trở nên tự tin năng động và nhanh nhẹn hoạt bát hơn trong quá trình hòa nhập cộng đồng. Trong cuộc sống hàng ngày trẻ em mồ côi không thể tránh khỏi những lúc gặp khó khăn, những vấn đề nảy sinh mà các em không thể tự giải quyết nếu không được định hướng và chia sẻ từ các mẹ, các dì, NVCTXH. Những lúc như thế đòi hỏi các em phải có khả năng để giải quyết vấn đề, bình tĩnh xem x t những vấn đề đó một cách toàn diện và đưa ra được cách giải quyết đúng đắn, hợp lý. Khi trẻ em được sống trong một môi trường giáo dục tốt, thuận lợi nhưng bản thân các em lại không biết phát huy hết những khả năng của mình thì các em cũng gắp khó khăn trong việc hoà nhập cộng đồng. Phỏng vấn sâu chị N.T.V cán bộ trực tiếp nuôi dạy trẻ về vấn đề này họ cho biết: “Làng chúng tôi chưa điều kiện và nguồn kinh phí ổn định để tổ chức các hoạt động xã hội cho trẻ , bọn trẻ hàng ngày đi học cũng đã mất nhiều thời gian về nhà còn làm bài tập nên thành ra cung không có nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí khác cho các em được thường xuyên". ( Nữ 29 tuổi - Nhân viên chăm sóc trẻ PVS số 5). Qua tìm hiểu và quan sát tại Làng trẻ em SOS học viên được biết ở đây có tổ chức các hoạt động giao tiếp xã hội cho trẻ nhưng các hoạt động đó không nhiều và chưa thu hút được trẻ tham gia. Nhận thức của những người chăm sóc trẻ về vấn đề tổ chức các hoạt động giao tiếp xã hội, vui chơi giải trí chưa được đúng. Mặc dù Làng trẻ em SOS đã rất cố gắng trong việc xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên 44 nhất song một số em lớn tuổi trong Làng trẻ vẫn nói tục, chửi bậy, thậm chí đã xảy ra hiện tượng chia bè phái,đánh nhau trong Làng trẻ. Những hành vi đó chính mầm mống của bạo lực trong tương lai chính vì vậy các em cần được uốn nắn kịp thời. Mặt khác, khi trẻ em mồ côi sống trong một gia đình thay thế bao gồm các độ tuổi khác nhau nên việc xay ra những mâu thuẫn, xung đột trong sinh hoạt hàng ngày ở các em là điều không thể tránh khỏi. Phỏng vấn sâu cán bộ nuôi dậy trực tiếp trẻ, chị N.T.N (Nữ, 47 tuổi) chia sẻ: "Ở đây, mỗi gia đình chúng tôi có những 10 đứa con, mỗi đứa một tính một nết, một hoàn cảnh khác nhau nên nhiều khi việc chúng nó có những mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày xảy ra như cơm bữa. Lắm lúc giải quyết được đứa này lại mất lòng đứa kia nên cũng khó xử lắm chú ạ. Nên lúc nào cần rắn thì phải rắn lúc cần mềm m ng với con thì phải mềm để khuyên bảo, dạy các con sống đoàn kết yêu thương, bảo vệ cho nhau" Từ thực tế quan sát và phỏng vấn sâu, học viên nhận thấy việc trang bị cho trẻ em mồ côi có được các kỹ năng giao tiếp ứng xử ra hết sức cần thiết đối với trẻ em tại Làng trẻ em SOS, giúp các em biết các ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, mở rộng các mối quan hệ, tạo được niềm tin đối với mọi người xung quanh và có nhiều cơ hội hòa nhập cuộc sống. Ngoài ra, người chăm sóc trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ có các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp xã hội giúp các em có thể hòa nhập với cộng đồng. Họ cần hiểu về lợi ích của việc tham gia hoạt động xã hội đối với trẻ và sự phát triển bình thường của trẻ. Việc người chăm sóc không khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở trường lớp hay ở Làng trẻ đồng nghĩa với việc người chăm sóc đã không nhìn thấy khả năng của trẻ, hạn chế khả năng của trẻ; hạn chế việc học hỏi kinh nghiệm sống của trẻ; không tạo ra môi trường hòa nhập của trẻ với mọi người xung quanh và điều quan trọng là trẻ sẽ tự ti và mặc cảm về số phận, về chính bản thân mình . 45 2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động CTXH trong hỗ trợ hỏa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi tại Làng trẻ SOS Thái Bình 2.3.1. Yếu tố ảnh hưởng thuộc về bản thân trẻ 2.3.1.1. Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân và gia đình Qua nghiên cứu, tìm hiểu tại Làng trẻ em SOS Thái Bình học viên nhận thấy phần lớn các em có hoàn cảnh gia đình hết sức thiệt thòi: bố, mẹ mất sớm, ly hôn, bị bố mẹ bỏ rơi... Trước khi vào sống tại Làng trẻ nhiều em sống trong cảnh thiếu thốn tình yêu thươngcủa các thành viên trong gia đình, tâm lý các em không được ổn định, sống khép kín, ít giao tiếp, luôn mặc cảm tự ti về hoàn cảnh của mình. Khi tiếp xúc với các em đa phần các em đều không muốn nói đến quá khứ của bản thân và gia đình của mình. Em N.T.H tâm sự về hoàn cảnh của mình trong sự nghẹn ngào: “ Từ khi em ý thức được, em đã không biết bố mẹ mình là ai, họ đang sống ở đâu và có khi nào họ nhớ đến em và đi tìm em hay không? Em luôn cảm thấy tủi thân về số phận của mình. Khi nhìn thấy các bạn khác có bố mẹ được chăm sóc đầy đủ em ước mình cũng được như vậy”(Nữ, 14 tuổi, học sinh lớp 8 - PVS số 5). Đối với trẻ em mồ côi thường xuất hiện tâm lý mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh gia đình là điều không thể tránh khỏi. Các em rất cần được tôn trọng, được cảm thông chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Khi không được quan tâm, chăm sóc, được định hướng thì các em khó hòa nhập và rất dễ bị sa ngã vào các tệ nạn của xã hội, trở thành một phần tử xấu trong xã hội. Một vấn đề đặt ra cho toàn xã hội , đặc biệt là các nhân viên công tác xã hội phải có kế hoạch giúp đỡ các em, giúp các em vượt lên trên số phận, và trở thành người có ích cho xã hội. 2.3.1.2. Những hạn chế về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bản thân. Đối với trẻ em mồ côi sống tại Làng trẻ em SOS luôn được tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp cho trẻ mồ côi được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Mặc dù vậy, so với những trẻ em bên ngoài thì trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp của các em còn hạn 46 chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các nhà tuyển dụng. Khi trẻ em mồ côi được học xong chương trình phổ thông trung học cơ sởcác em vẫn có quyền thi vào các trường đại học. Nhưng do điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_xa_hoi_trong_ho_tro_hoa_nhap_cong_dong_doi.pdf
Tài liệu liên quan