Luận văn Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU. 6

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ

TRỢVIỆC LÀM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ. 14

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 14

1.2. Các Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu đề tài . 23

1.3. Đặc điểm của phụ nữ đơn thân và việc làm . 31

1.4. Mục đích, nội dung và quy trình CTXH trong hỗ trợ sinh kế đối với PNNĐT. 34

1.5. Cơ sở pháp lý trong hỗ trợ việc làm đối vơi phụ nữ nghèo đơn thân. 37

Chương 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC

LÀMĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎTẠI

HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 40

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu . 40

2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ

nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 43

Chương 3.GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN

NUÔI CON NHỎ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ

NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI . 63

3.1 Định hướng các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ

nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội . 63

3.2. Các giải pháp phát triển công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ

nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 67

KẾT LUẬN. 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 74

PHỤ LỤC. 76

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan và ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống. Thuyết hệ thống đƣợc ứng dụng trong hoạt động công tác xã hội hỗ trợ việc 30 Xã hội, hệ thống Chính sách, dịch vụ Gia đình, bạn bè, trƣờng học Cá nhân làm cho PNNĐT để chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, cộng đồng, nhóm, gia đình ảnh hƣởng nhƣ thế nào. Lý thuyết hệ thống trợ giúp đề tài trong việc tìm hiểu đặc điểm cộng đồng thực hiện nghiên cứu kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội từ đó nhìn nhận những tác động từ phía cộng đồng chi phối tới đời sống của PNNĐT và các hoạt động hỗ trợ việc làm cho PNNĐT. Tập hợp về khái niệm hệ thống sinh thái trong công tác xã hội đƣợc hiểu đó là sự tƣơng tác qua lại giữa cá nhân với môi trƣờng xung quanh. Khi tiến hành nghiên cứu đặt PNNĐT trong môi trƣờng nghiên cứu của họ và xem xét sự chi phối của môi trƣờng tác động trở lại đối với PNNĐT. Hình 1.2. Các hệ thống sinh thái trong công tác xã hội (Nguồn: Phạm Huy Dũng, Giáo trình Bài giảng công tác xã hội, (Lý thuyết và thực hành CTXH trực tiếp) Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) Thuyết hệ thống ứng dụng trong công tác xã hội với hỗ trợ việc làm cho PNNĐT để tìm ra đƣợc nguồn lực, sự kết nối, mối liên hệ giữa PNNĐT trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hàng xóm, các tổ chức xã hội, cũng nhƣ chính quyền địa phƣơnggiúp cho PNNĐT tự tin hòa nhập cộng đồng. 31 Cả hệ thống lý thuyết hệ thống và sinh thái đều hỗ trợ rất lớn cho những ngƣời làm công tác xã hội trong mọi lĩnh vực, nó cung cấp cho nhân viên CTXH khuôn khổ để phân tích sự tƣơng tác luôn thay đổi và luôn tác động lên con ngƣời. Trên cơ sở đó thì NVXH khi xem xét về vấn đề của thân chủ, phải xem xét thân chủ nhƣ một hệ thống và có mối liên hệ tổng hợp với các hệ thống khác lớn hơn nhƣ , môi trƣờng gia đình, bối cảnh, cộng đồng chứ không đƣợc xem họ nhƣ các yếu tố tách biệt, tự thân và vận hành một mình. Vì thế khi tiến hành phân tích, nhận diện về thân chủ cần đặt thân chủ trong hệ thống sinh thái môi trƣờng, gia đình và cộng đồng để hiểu rõ về các mối quan hệ cũng nhƣ các vấn đề mà họ đang gặp phải. Bên cạnh đó nhân viên CTXH phải đặt thân chủ trong hệ thống môi trƣờng cũng là để tìm ra cấp độ can thiệp (nghĩa là xem vấn đề của họ nằm ở đâu và họ cần đƣợc giúp đỡ, can thiệp ở cấp độ nào). Trong việc tìm hiểu các vấn đề về phụ nữ đơn thân nuôi con thì lý thuyết này đƣợc ứng dụng vào việc đánh giá các chính sách, rà soát, các nguồn lực hỗ trợ bên trong và bên ngoài cho thân chủ , các mối quan hệ xã hội, nhằm lý giải và đánh giá đúng mức độ tác động đề tìm ra nguyên nhân, giải quyết vấn đề bằng cách kết nối các nguồn lực. Song song với quá trình can thiệp với từng vấn đề cụ thể thì NVXH có thể kết hợp, huy động đuợc các nguồn lực có sẵn, những dịch vụ còn ẩn hoặc thân chủ chƣa có điều kiện tiếp nhận để giúp cho quá trình can thiệp đƣợc hiệu quả hơn. 1.3. Đặc điểm của phụ nữ đơn thân và việc làm 1.3.1. Các đặc điểm của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ  Đặc điểm về tâm lý: Mẹ đơn thân thƣờng có những bất ổn về tâm lý. Những phụ nữ khi bƣớc chân lên con đƣờng làm mẹ đơn thân dù là tự nguyện hay bắt buộc, thì cũng đều 32 trải qua những đấu tranh về mặt tâm lý, họ phải lựa chọn giữa nên và không nên, họ phải chuẩn bị chu đáo về mặt tài chính cũng nhƣ những kiến thức để trở thành một bà mẹ hoàn hảo trong cả hai vai trò : Cha và Mẹ. Vì trẻ em cần sự tác động song song từ hai phía, với sự mềm mỏng, ngọt ngào, tinh tế của ngƣời mẹ và sự mạnh mẽ, quyết đoán, khả năng làm chủ từ phía ngƣời cha để nhân cách trẻ phát triển hài hòa. Và mối lo ngại lớn nhất của những mẹ đơn thân là sợ con mình phát triển tâm lý không ổn định, phải chuẩn bị tinh thần để trả lời những câu hỏi của con. Rồi những vấn đề về tài chính luôn đè lên vai họ, khi con ốm đau mà không ai giúp đỡ. Tất cả những điều đó khiến cho tâm lý của ngƣời mẹ trở nên lo âu, cáu gắt và dễ mất bình tĩnh, nặng nề, từ sự bất ổn đó sẽ dẫn đến những hành động và lời nói thiếu sáng suốt, ảnh hƣởng đến sự phát triển của những đứa trẻ trong gia đình So với các bà mẹ bình thƣờng, mẹ đơn thân có nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý hơn. Ví dụ trung bình một ngƣời làm việc khoảng 40 giờ/một tuần là đủ để đảm bảo chất lƣợng công việc và sức khỏe. Nhƣng các bà mẹ đơn thân không thể cho phép mình một định mức làm việc nhƣ vậy, do nhu cầu của con cái và chính bản thân họ nên họ phải gắng để làm việc nhiều hơn. Vì vậy, họ dễ bị kiệt sức, suy giảm trí nhớ, stress thƣờng xuyên và hậu quả thì khó lƣờng ...  Mối quan hệ xã hội: Với tâm lý bất ổn của họ, điều này tạo ra rào cản cho họ không chỉ trong việc học tập mà còn trong vấn đề kết bạn với những ngƣời khác. Họ dễ bị cô lập trong tập thể, thậm chí phải nhận những ánh nhìn không mấy thân thiện cũng nhƣ những lời châm chọc, đả kích của bạn bè xung quanh - những ngƣời hoàn toàn có cuộc sống đầy đủ và gia đình hạnh phúc. 33 PNNĐT thƣờng kìm nén cảm xúc của mình, kìm nén những nhu cầu thiết yếu của mình bởi không muốn đƣa ra những yêu cầu làm phiền mọi ngƣời xung quanh. Tiếp đến là sự ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng nhƣ giao lƣu gặp gỡ ở chỗ đông ngƣời. . Do thƣờng bị ảnh hƣởng bởi quan điểm thiếu tích cực về PNNĐT từ chính những ngƣời thân trong gia đình. Nhiều gia đình vẫn còn suy nghĩ khá nặng nề về PNNĐT, vì họ cho đó là một điều không hay. Ở nông thôn, có nhiều gia đình rất đỗi đắng cay và cho là nặng nề khi có PNĐT. Bên cạnh những khó khăn trên mà ngƣời PNNĐT phải trải qua, họ lại là ngƣời rất giàu về nghị lực, can đảm để vƣợt qua mọi khó khăn , vất vả trong cuộc sống.  Đời sống kinh tế: Phần lớn PNĐT có trình độ học vấn thấp, số ngƣời này chỉ có thể làm lao động phổ thông và thu nhập thấp nên dễ rơi vào bất ổn về kinh tế và tỉ lệ nghèo đói cao hơn so với nhóm nhân khẩu học khác. Đời sống của một bộ phận không nhỏ PNNĐT còn nhiều khó khăn, thuộc hộ nghèo; vẫn còn PNNĐT chƣa đƣợc tiếp cận hoặc tiếp cận chƣa đầy đủ các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm Cũng theo nghiên cứu này, nhóm phụ nữ trẻ có cuộc sống “dƣ dả” hơn nhóm phụ nữ lớn tuổi hơn, do nhận đƣợc nhiều hơn sự trợ giúp của gia đình, ngƣời thân . 1.3.2. Các đặc điểm về việc làm của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ Mặc dù có những chuyển biến mang tính tích cực, PNNĐT ở Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nói chung và vấn đề việc làm nói riêng. PNNĐT hiện vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề về thái độ, cơ 34 hội để đóng góp và cơ hội tự phát triển cho sự phát triển xã hội. PNNĐT đƣợc coi là một trong những nhóm đối tƣợng yếu thế tại Việt Nam. Họ thuộc hộ nghèo và sống ở nhà tạm, chủ yếu sống dựa vào gia đình, ngƣời thân và trợ cấp xã hội. Nhóm PNNĐT thƣờng làm những công việc chân tay và lao động phổ thông. Công việc của họ rất bấp bênh,thu nhập thấp . Họ ít đƣợc tiếp cận với những cơ hội phát triển cá nhân, xã hội, kinh tế, ít đƣợc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm,... PNNĐT chủ yếu làm những công việc mang tính tự phát do không có nhiều lựa chọn. Chủ yếu là các lao động giản đơn, tỷ lệ đƣợc đào tạo nghề không cao và đào tạo rồi cũng không phải ai cũng làm đƣợc và có thu nhập. Nghề nghiệp của họ thƣờng làm là làm nông , may, buôn bán nhỏ ...Họ tự làm việc tại nhà và một số ít làm trong 1.4. Mục đích, nội dung và quy trình công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối vớiphụ nữ nghèođơn thân 1.4.1. Mục đích CTXH trong hỗ trợ việc làm cho PNNĐT Hoạt động của CTXH là hƣớng tới sự thay đổi tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho mọi ngƣời đặc biệt là những ngƣời yếu thế ở trong xã hội. CTXH thúc đẩy sự biến đổi xã hội và tăng cƣờng các mối tƣơng tác hài hòa giữa cá nhân, gia đình và xã hội hƣớng tới tiến bộ công bằng xã hội. Hoạt động CTXH trong hỗ trợ việc làm cho PNNĐT hƣớng tới những mục đích cơ bản sau: − Tƣ vấn về các dịch vụ xã hội để hỗ trợ cho nhóm PNNĐT và cộng đồng thực hiện đƣợc các chức năng và vai trò của mình một cách có hiệu quả. − Hỗ trợ và huy động các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng nâng cao chất lƣợng sống cũng nhƣ năng lực giải quyết vấn đề về việc làm cho 35 PNNĐT. − Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm giúp cho PNNĐT có cơ hội và khả năng tiếp cận mọimặt của đời sống xã hội, tạo việc làm và thu nhập. Từ đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống và tiếp cận các nguồn lực xã hội ngày càng cao, giúp cho PNNĐT giảm thiểu rủi ro, đa dạng hóa việc làm và tạo lập đƣợc việc làm bền vững cho chính mình. 1.4.2. Hoạt động CTXH trong hỗ trợ việc làm đối với PNNĐT − Hỗ trợ nâng cao nhận thức về việc làm Hoạt động CTXH trong việc nâng cao nhận thức về việc làm cho PNNĐT là một hoạt động quan trọng giúp cho PNNĐT có cơ hội tìm kiếm việc làm và đƣợc hƣởng lƣơng từ chính việc làm đó. Mục tiêu của các hoạt động này chủ yếu tập trung vào chủ sử dụng lao động và các tổ chức của họ, PNNĐT và các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, ngƣời lao động và tổ chức công đoàn, gia đình và cộng đồng. Sự tham gia của các cán bộ nhà nƣớc có ý nghĩa tích cực trong các hoạt động này. Hoạt động chủ yếu là hoạt động tuyên truyền, cung cấp các chế độ, chính sách, quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan khi tham gia vào hoạt động hỗ trợ việc làm cho PNNĐT, tuyên truyền huy động các cá nhân, tổ chức trong nƣớc và quốc tế cùng tham gia trợ giúp việc làm cho PNNĐT. − Hoạt động kết nối nguồn lực Vai trò kết nối nguồn lực của CTXH là việc giới thiệu PNNĐT tiếp cận các dịch vụ, chính sách, nguồn tài nguyên đang sẵn có trong cộng đồng trong việc hỗ trợ việc làm cho PNNĐT. Là việc những ngƣời làm CTXH tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của PNNĐT về lĩnh vực việc làm, giáo dục, y tế, tiếp cận thông tin tới các dịch vụ, chính sách, các tổ chức có liên quan để có sự hỗ trợ phù hợp và tốt nhất. 36 − Hỗ trợ tiếp cận giáo dục và dạy nghề Trong hoạt động này, nhân viên công tác xã hội là ngƣời nắm rõ hệ thống chính sách về quyền của PNNĐT khi tham gia các chƣơng trình giáo dục để tƣ vấn, tham vấn hỗ trợ cho PNNĐT tiếp cận đƣợc quyền của mình khi tham gia vào các chƣơng trình giáo dục nhƣ: ƣu tiên trong tuyển sinh; miễn giảm một số môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chƣơng trình giáo dục; miễn giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập Để thực hiện đƣợc hoạt động này nhân viên công tác xã hội cần phải nắm rõ nhu cầu, sự thiếu hụt của PNNĐT để đƣa ra các dịch vụ hỗ trợ phù hợp với điều kiện cũng nhƣ khả năng tiếp cận của PNNĐT. Hoạt động đào tạo nghề cho PNNĐT là hoạt động thiết thực. PNNĐT có khả năng lao động là một lực lƣợng không hề nhỏ trong xã hội. PNNĐT nếu đƣợc tạo điều kiện về môi trƣờng làm việc, có công việc, có thu nhập sẽ mang lại những đóng góp lớn cho cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội cần phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ PNNĐT đƣợc tham gia hỗ trợ học nghề miễn phí, dạy nghề gắn với tạo việc làm phù hợp cho PNNĐT. Nhân viên công tác xã hội cần nắm vững chính sách liên quan đến việc dạy nghề, đào tạo nghề để có sự trợ giúp phù hợp (tƣ vấn học nghề miễn phí; lựa chọn và học nghề; đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi; đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn; hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn khi tham gia đào tạo nghề). - Hỗ trợ tạo việc làm Với hoạt động này, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là ngƣời tuyên truyền, là ngƣời kết nối. Với hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi nhận lao động là PNNDT sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh (hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện môi trƣờng làm việc phù hợp ; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; vay 37 vốn ƣu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; miễn hoặc giảm tiền thuê đất mặt bằng làm sản xuất kinh doanh). Với hoạt động kết nối, vai trò của nhân viên tiêu thụ sản phẩm) − Hỗ trợ tiếp cận các chính sách xã hội Hỗ trợ tốt về nhà ở, nƣớc sạch, điều kiện sinh hoạt và các chính sách xã hội khác là một bƣớc quan trọng trong hoạt động đƣa PNNĐT có cuộc sống tốt hơn nhƣ thực hiệc các hoạt động hỗ trợ tâm lý, khôi phục sự tự tin, hỗ trợ từng cá nhân để họ phát huy đƣợc tiềm năng của mình ở mức độ cao nhất tại gia đình cũng nhƣ tại cộng đồng. Có thể sử dụng hoạt động tƣ vấn đồng cảnh thông qua việc tổ chức các hoạt động nhƣ: chia sẻ kinh nghiệm về sống độc lập, chia sẻ hiểu biết về phƣơng pháp sử dụng các nguồn lực xã hộigiúp PNNĐT xây dựng lại mối quan hệ con ngƣời trên cơ sở tin tƣởng lẫn nhau, hƣớng tới sự cải thiện xã hội. Nhân viên CTXH là những ngƣời có thể trực tiếp xuống cộng đồng để tiến hành công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm với PNNĐT ngay tại cơ sở. Qua đó, nhân viên CTXH cũng có thêm kinh nghiệm thực tiễn khi làm việc với PNNĐT đồng thời hiểu biết của cộng đồng cũng đƣợc nâng cao. Ngoài ra, để hoạt động hỗ trợ cho PNNĐT tiếp cận với các chính sách xã hội đƣợc nâng cao, nhân viên CTXH có thể cung cấp thêm những thông tin về phúc lợi xã hội, tổ chức các hoạt động giao lƣu giữa các nhóm phụ nữ; tìm kiếm những hỗ trợ cá nhân..Làm tốt đƣợc những hoạt động này giúp cho PNNĐT tự tin và có cuộc sống tốt hơn. 1.5. Cơ sở pháp lý trong hỗ trợ việc làm đối vơi phụ nữ nghèo đơn thân Trong suốt quá trình xây dựng cũng nhƣ phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đề cao quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Đồng thời luôn hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho nữ giới phát huy đƣợc vai trò của mình trong xã 38 hội. Điều 9 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền vớiđàn ông vềmọi phương diện”,Điều 26 Hiến pháp năm 2013quy định: “Công dân nam, nữbìnhđẳng vềmọi mặt. Nhà nước có chính sách bảođảmquyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”. Vì vậy, nhằm tạođiều kiện cho nữ giới tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể hóa quyền bình đẳng và tăng cƣờng sự tham gia của nữ giới trong lĩnh vực lao động, việc làm, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách và giải pháp đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nữ, nhƣ: Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa 11, trong đó dành riêng Điều 13 quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động; Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội khóa 13, trong đó dành riêng một Chƣơng X. Những quy định riêng đối với lao động nữ, quy định các chính sách của Nhà nƣớc, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao động đối với lao động nữ, bảo vệ thai sản, bảo vệ việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản và những công việc không đƣợc sử dụng lao động nữ; Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa 13, trong đó cũng quy định về nguyên tắc bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập (khoản 2 Điều 4), hỗ trợ ngƣời sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là ngƣời khuyết tật, lao động nữ, lao động là ngƣời dân tộc thiểu số (khoản 6 Điều 5); Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, trong đó có các quy định liên quan hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nữ nhƣ hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, chính sách việc làm công, hỗ trợ lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng; 39 Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; quy định về các mục tiêu cũng nhƣ giải pháp nhằm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cƣờng sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn và phụ nữ ngƣời dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế và thị trƣờng lao động. Bên cạnh đó thì các chính sách hỗ trợ về lao động thuộc 62 huyện nghèo đi xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc đƣa ra trong Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ; chính sách phát triển dịch vụ việc làm và thị trƣờng lao động đều hƣớng tới việc hỗ trợ học nghề và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực , góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ. Tiểu kết chƣơng Chƣơng 1 đã trình cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với PNNĐT. Nội dung lý luận đó bao gồm một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nhƣ công tác xã hội, khái niệm nghèo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, hỗ trợ việc làm, các lý thuyết ứng dụng trong quá trình nghiên cứu cùng với nội dung công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm đối với PNNĐT. Bên cạnh đó nghiên cứu của chƣơng 1 cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho PNNĐT, cùng với cơ sở pháp lý để thực hiện công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm cho PNNĐT thông qua hệ thống văn bản, pháp luật của Nhà nƣớc ta. Đây là những cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho PNNĐT ở một địa phƣơng ở chƣơng 2. 40 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ TẠI HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu Quốc Oai là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km. Diện tích 147 km². Dân số 163.355 ngƣời. (2009) Huyện Quốc Oai có thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hoà Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Tân Phú, Đại Thành, Tân Hoà, Cộng Hoà, Đông Xuân. Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai, năm 2018 tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong huyện tiếp tục đƣợc đảm bảo ổn định. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt mức khá, các ngành kinh tế đều giữ mức ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 11,79%, thu ngân sách nhà nƣớc đạt 930 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm mạnh từ 1,83% năm 2016 xuống còn 0,46% năm 2018. Về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn huyện đã có 20/20 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM. Huyện phấn đấu năm 2018 về đích huyện NTM. Qua đánh giá đến nay huyện có 8 tiêu chí đạt, gồm quy hoạch, thủy lợi, điện, sản xuất, an ninh, trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng NTM, môi trƣờng, giao thông. Còn tiêu chí y tế - văn hóa - giáo dục là chƣa đạt. Về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ trong năm 2019, huyện phấn đấu tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 11,9%, trong đó: Công nghiệp - tiểu thủ 41 công nghiệp và xây dựng tăng 13,2%, thƣơng mại và dịch vụ tăng 14%, nông - lâm - thủy sản tăng 1,6%. Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu: Công nghiệp và xây dựng chiếm 57,9%, thƣơng mại và dịch vụ chiếm 28,3%, nông - lâm - thủy sản 13,9%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 50 triệu đồng/ngƣời/năm; thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 928,8 tỷ đồng; duy trì 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm xuống còn dƣới 0,46%. Bên cạnh đó, huyện Quốc Oai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ với mục tiêu, quan điểm phấn đấu 80% trở lên lao động đƣợc đào tạo có việc làm sau đào tạo. Từ năm 2015 - 2018 huyện Quốc Oai đã tổ chức 150 lớp đào tạo nghề nông nghiệp với 5.240 học viên tham gia và 96 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 3.346 học viên, tổng kinh phí thực hiện 20 tỷ 175 triệu đồng. 2.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu − Phân loại các loại hình đơn thân Bảng 2.1. Phân loại các loại hình đơn thân Loại hình đơn thân Số PNĐT (ĐVT: ngƣời) Tỷ lệ (%) Góa bụa 19 31.6% Ly hôn 21 35% Không có chồng nhƣng có con 8 13,4% PN bị chồng ruồng bỏ 12 20% TỔNG 60 100% ( Nguồn: Xử lý kết quả khảo sát bảng hỏi) Qua khảo sát tìm hiểu cuộc sống của PNĐT tại 3 xã thuộc huyện Quốc Oai, tác giả nhận thấy PNĐT gặp nhiều khó khăn, nhƣ: đời sống vật chất nghèo nàn, gánh nặng kinh tế, áp lực tâm lý, khó khăn trong việc hòa nhập xã hội (đặc biệt đối với nhóm phụ nữ không có chồng nhƣng có con). Những trở ngại trong việc 42 nuôi con luôn là gánh nặng đè nặng lên vai họ. Họ phải gồng mình lên để làm việc, để nuôi dạy con cái, chăm lo cho gia đình khi thiếu vắng ngƣời đàn ông bên cạnh. Vì vậy, PNĐT có rất ít thời gian để nghỉ ngơi, để hƣởng thụ nên đời sống văn hóa, tinh thần của họ rất thiếu thốn, có ít điều kiện để chăm lo cho sức khỏe bản thân. − Về độ tuổi và số con đang nuôi Bảng 2.2. Thống kê độ tuổi và số con đang nuôi của PNNĐT Độ tuổi Số con Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 25 đến 35 tuổi 15 25% 0 0 0% 35 đến 55 tuổi 45 75% 1 đến 2 con 60 100% Tổng 60 100% <3 con 0 0% ( Nguồn: Xử lý kết quả khảo sát bảng hỏi) Nhìn chung, những phụ nữ này đều đang ở độ tuổi lao động, đặc biệt có đến 25% số phụ nữ này ở tuổi đời rất trẻ, có khả năng học tập và thích ứng với công việc mới một cách nhanh chóng. Những phụ nữ này đều chung hoàn cảnh là có con nhỏ dƣới 16 tuổi, với số con từ 1 đến 2 con, không có phụ nữ đang nuôi trên 3 con. Đây vừa là nỗi gánh nặng của họ, nhƣng cũng là động lực để những ngƣời phụ nữ này vƣơn lên trong cuộc sống. − Về cơ cấu ngành nghề và Bình quân thu nhập/tháng Bảng 2.3. Cơ cấu ngành nghề và bình quân thu nhập của PNNĐT Ngành nghề BQ thu nhập/ngƣời/tháng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Thất nghiệp 12 20% Dƣới 1 triệu đồng 60 100% Tự do 38 63,3% Trên 1 triệu đồng 0 0% Nông lâm thủy sản 7 11,6% Dịch vụ, thƣơng 3 5,1% 43 mại Tổng 60 100% ( Nguồn: Xử lý kết quả khảo sát bảng hỏi) Nhìn chung, những ngƣời phụ nữ sinh sống bằng rất nhiều nghề đa dạng nhƣ: làm các nghề tự do, ai kêu gì làm nấy, hoặc tham gia sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, hoặc buốn bán nhỏ lẻ. Tuy nhiên mức độ phân bố không đều, trong đó tỷ lệ số phụ nữ tham gia công việc sản xuất nông nghiệp tại gia đình chiếm đến 11,6%, đây là công việc dễ làm, không đòi hỏi trình độ và không cần nhiều vốn, đồng thời tận dụng đất nông nghiệp của gia đình để trồng trọt, chăn nuôi. Đáng chú ý nhất là số phụ nữ tham gia làm nghề tự do chiếm đa số (63,3%), bao gồm những công việc nhƣ: làm theo màu vụ, ai kêu gì làm đó, buôn bán ve chai, giúp việc gia đình,tỷ lệ này dễ dàng rơi vào trạng thái thất nghiệp vì công việc không ổn định và phụ thuộc vào thị trƣờng lao động thất thƣờng. Bên cạnh đó, một tỷ lệ phụ nữ đang thất nghiệp (20%), không có nguồn thu và phụ thuộc vào nguồn trợ cấp xã hội hoặc sự hỗ trợ của ngƣời thần trong gia đình, những ngƣời này hầu hết có trình độ thấp, không đƣợc đào tạo tay nghề và thiếu thông tin việc làm. Một số chị em không thể đi làm vì sức khỏe yếu. Bình quân thu nhập đầu ngƣời/tháng rất thấp (dƣới 1.000.000đ/tháng) đạt chuẩn nghèo theo quy định Nhà nƣớc. Đây cũng là đối tƣợng đáng quan tâm của chính quyền địa phƣơng. Mức thu nhập thấp dẫn đến việc đảm bảo các nhu thiết yếu hàng ngày hạn hế, nếu không có sự quan tâm đúng mức, các con nhỏ trong gia đình này có nguy cơ bỏ học, hoặc có thể di cƣ đến những vùng khác để sinh sống. Vì vậy, nhu cầu cần có việc làm phù hợp, để tăng thu nhập và nâng cao cuộc sống gia đình là vô cùng cấp thiết. 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 44 2.2.1. .Đánh giá, tìm hiểu mong muốn và nhu cầu về việc làm của phụ nữnghèo đơn thân nuôi con nhỏ Khảo sát, đánh giá, tìm hiểu mong muốn và nhu cầu việc làm là một hoạt động quan trọng và đầu tiên nhất trong hoạt động hỗ trợ việc làm, nó là cơ sở thực tế để nắm bắt tình hình lao động, nhu cầu thực tế, từ đó xây dựng các chƣơng trình chính sách cũng nhƣ hỗ trợ phù hợp, đồng thời chủ động trong việc đào tạo nghề cũng nhƣ kết nối với các doanh nghiệp đang thiếu nguồn nhân lực, từ đó cân bằng đƣợc giữa cung và cầu trong việc làm. Thực hiện Đề án “Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 và định hƣớng đến 2020” của UBND thành phố Hà Nội. Sở Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội phối hợp với Phòng Lao động - Thƣơng binh xã hội huyện Quốc Oai tổ chức Phiên GDVL huyện Quốc Oai lần thứ VII – Hỗ trợ tuyển dụng ngƣời lao động thuộc hộ thu hồi đất nông nghiệp, hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Hà Nội năm 2019. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của phiên Giao dịch việc làm và tăng tỷ lệ kết nối Cung - Cầu đáp ứng giải quyết việc làm; Bên cạnh đó quan tâm, hỗ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_xa_hoi_trong_ho_tro_viec_lam_doi_voi_phu_n.pdf
Tài liệu liên quan