Luận văn Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận Ba đình và Hoàn kiếm, thành phố Hà Nội)

MỞ ĐẦU . 7

1. L{ do chọn đề tài. 7

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 8

3. Ý nghĩa của nghiên cứu. 18

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 18

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 19

6. Phạm vi nghiên cứu . 19

7. Câu hỏi nghiên cứu . 19

8. Giả thuyết nghiên cứu . 20

9. Phương pháp nghiên cứu . 20

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.23

1.1. Các khái niệm liên quan được sử dụng trong đề tài: 23

1.1.1. Khái niệm Trẻ em lao động sớm hay Lao động trẻ em: . 23

1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội . 26

1.1.3. Khái niệm Lạm dụng tình dục . 26

1.1.4. Khái niệm nguy cơ . 28

1.2. Một số l{ thuyết Công tác xã hội được áp dụng trong nghiên cứu: 29

1.2.1. L{ thuyết về Sai lệch xã hội:. 29

1.2.2. L{ thuyết phân tâm học. 31

1.2.3. L{ thuyết can thiệp khủng hoảng . 32

1.2.4. Liệu pháp tư duy. 35

pdf39 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận Ba đình và Hoàn kiếm, thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm thuê, các em không được bảo đảm công việc lao động phù hợp với lứa tuổi, điều kiện lao động độc hại hoặc thời gian lao động kéo dài” và “vì phải làm việc xa nhà, các em dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, dễ bị lợi dụng, lừa gạt vào hoạt động mại dâm hoặc bị mua bán qua biên giới”. Một nghiên cứu mà Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em đã tiến hành tại 3 địa phương: Hà Nội, Thái Nguyên và Hà Nam cho biết hầu hết trẻ em lao động sớm đều cho rằng chúng đã đóng góp được khoảng từ 10% - 50% vào thu nhập của gia đình. Nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các gia đình buộc con cái mình ra thành phố kiếm sống mà không cần biết chúng phải đối mặt với những nguy hiểm gì. Cũng theo tác giả, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề Trẻ em lao động sớm còn tồn tại nhiều { kiến trái chiều. Có nhiều người cho rằng, nếu để trẻ em lao động vừa sức và phù hợp với lứa tuổi thì có thể coi đây là một hoạt động lành mạnh nhằm giáo dục trẻ. Qua bài viết, tác giả đề nghị cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc vấn đề Trẻ em lao động sớm. Làm sao “để lao động trẻ em đáp ứng được quyền và lợi ích của bản thân trẻ, không gây tổn thương tới sự phát triển toàn diện của nhân cách của trẻ” ??? là một câu hỏi cần sự quan tâm của toàn xã hội. Tác giả Trần Thị Thanh Hương trong bài viết “Lao động trẻ em - Không phải ngẫu nhiên”, được đăng tải trên trang web vdcs.socbay.com đã khẳng định ở Việt Nam hiện nay, lao động trẻ em đang trở thành một vấn nạn nặng nề, khi mà khủng hoảng kinh tế ngày càng đè lên vai các em gánh nặng mưu sinh. Hầu hết trẻ em lao động sớm đều phải bỏ học giữa chừng. Thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng sống nên các em dễ bị lạm dụng tình dục và phải đối mặt với nguy cơ mắc AIDS cao hơn. Tác giả cũng đưa ra một vài ví dụ về 15 nỗ lực nhằm đẩy lùi tình trạng Lao động trẻ em trên thế giới trong gần một thế kỷ qua. Các nỗ lực này đều tập trung vào những vấn đề như: cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lao động sớm, dạy nghề, dạy kỹ năng sốngvà quan trọng nhất đó là giữ các em ở lại trường học. Chỉ có như vậy chúng ta mới bảo vệ được các em. Cuốn “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội” do Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (Save the Children Sweden) cộng tác với Khoa Tâm l{ học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện năm 2000. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào nhóm trẻ giúp việc gia đình tại Hà Nội, nhằm tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm và ảnh hưởng của lao động tới sự phát triển cá nhân của trẻ cũng như mô tả mối quan hệ xã hội của trẻ tại nơi làm việc. Nghiên cứu này được tiến hành bằng sự kết hợp sử dụng các phương pháp định lượng (dùng bảng hỏi), định tính (phỏng vấn sâu 20 trường hợp, trong đó có 05 trường hợp phỏng vấn gia chủ và 15 trường hợp trẻ em) và phân tích tư liệu. Qua đó đã đưa đến cho chúng ta góc nhìn cơ bản về tình trạng của trẻ em làm thuê giúp việc các gia đình trên địa bàn Hà Nội cùng các đặc điểm về gia đình, lứa tuổi, trình độ học vấn và chỉ ra một số đặc điểm về phẩm chất tâm l{ của trẻ em giúp việc. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được những khía cạnh về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, quyền học tâp của trẻ em giúp việc làm căn cứ đưa ra một số giải pháp kiến nghị đối với việc nâng cao nhận thức về quyền trẻ em. Nhìn chung, các nghiên cứu về Lao động trẻ em/ Trẻ em lao động sớm mới chỉ đề cập nhiều tới thực trạng tình hình Lao động trẻ em; đi sâu phân tích ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố kinh tế tới vấn đề này và đề xuất những giải pháp chung góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự tiếp diễn – có thể là trầm trọng hơn - của tình trạng trẻ em lao động sớm như hiện nay. Hầu như chưa có tác giả và nghiên cứu chuyên biệt nào tiến hành đề tài phân tích những nguy cơ mà trẻ em lao động sớm có thể gặp phải và đặc biệt là nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở Trẻ lao động sớm cũng như hậu quả mà các em phải đối mặt lại càng hiếm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể có được cái nhìn nhanh nhạy về vấn đề luận 16 văn quan tâm từ những tin tức, vụ việc về lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm qua các bài viết, tin nhanh trên báo chí. 2.2. Nghiên cứu về lạm dụng tình dục ở trẻ em Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT – một tổ chức hoạt động vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào những năm 1990 tại Thái Lan, đã viết trong cuốn sách “Lạm dụng tình dục ở Trẻ em – nỗi phẫn uất của cộng đồng/ The rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra trong xã hội châu Á. Và điều nghiêm trọng ấy chính là nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Cuốn sách của Grandy Ron’’O là bức tranh miêu tả sắc nét thực tế đáng sợ mà tất cả chúng ta buộc phải thừa nhận, hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Á đang trở thành nạn nhân của vấn nạn Lạm dụng tình dục. Hầu hết các câu chuyện mà Grandy Ron’’O phơi bày trong cuốn sách của mình đều là những câu chuyện chân thật về những đứa bé nghèo, bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm. Từ Mianma cho tới Thái Lan, từ Ấn Độ sang đến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho đến Trung Quốc, Hồng Kông, Ma cao trong bất kz một nhà chứa nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ đang bị ép phải bán thân, phải trở thành gái mại dâm trong những “sex tour”, phải trở thành đồ chơi trong những cuộc vui xác thịt của người lớn Cái kết chung cho những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục nếu không phải là HIV/ AIDS thì cũng là sự tàn phế suốt đời về tâm l{, tinh thần. Trẻ em bị lạm dụng tình dục hầu như không có cơ hội để trở về với cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác. Thông qua cuốn sách, Grandy Ron’’O còn gửi tới chúng ta một thông điệp đáng trân trọng: hãy cứu lấy những đứa trẻ này vì trẻ em là tất cả của chúng ta. Trong bài viết “Lạm dụng, ngược đãi trẻ em – một vấn đề xã hội cần quan tâm”, tác giả Nguyễn Hồng Thái nhận định: quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua, cùng với lối sống cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới tình trạng lạm dụng, ngược đãi trẻ em. Trong các hình thức lạm dụng, ngược đãi trẻ em bài viết trình bày thì lạm dụng tình dục trẻ em được tác giả đặc biệt chú { bởi theo { kiến của tác giả, 17 vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ xã hội. Bên cạnh đó, khái niệm lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam dường như vẫn còn hạn chế trong các trường hợp hãm hiếp, trong khi khái niệm này rất rộng mở. Tác giả cũng bày tỏ sự lo ngại của mình khi mà các đường dây dụ dỗ trẻ em hành nghề mại dâm, phục vụ các “sex tour” đang ngày một gia tăng. “Những hậu quả về tâm l{ đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp khắc phục” - 2005, một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên – giảng viên khoa Luật hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tải trên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học. Trong bài viết, tác giả đã đi sâu phân tích những tổn hại về mặt tinh thần mà nạn nhân của tội hiếp dâm gặp phải. Ngoài sự đau đớn về mặt thể xác, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, HIV – AIDS, có thai ngoài { muốn, nạn nhân của tội hiếm dâm còn bị chấn thương nghiêm trọng về tinh thần mà shock chỉ là 1 trong số ít các biểu hiện. Tác giả cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu của Patricia A.Resick, sau khi bị hiếp dâm có tới 96% nạn nhân rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có những rối loạn tâm l{, có vấn đề trong điều chỉnh hành vi về mặt xã hội. Theo tác giả thì ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về trạng thái tâm l{ của nạn nhân tội hiếp dâm được tiến hành. Tuy nhiên những hậu quả là không thể phủ nhận; đặc biệt đối với những bé gái bị chính người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, chú, ông ngoại) hãm hiếp. Tác giả Hồng Khánh trong bài viết “Hơn 1.000 trẻ ở Hà Nội có nguy cơ bị xâm hại tình dục”- 2007 trên trang web vietbao.vn đã thống kê số trẻ em có nguy cơ bị lạm dụng tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Theo tác giả hơn 1000 trẻ có nguy cơ này hầu hết là thuộc nhóm trẻ mồ côi, trẻ em lang thang, trẻ lao động sớm làm thuê tại các gia đình, cơ sở, dịch vụ Bài viết cũng đã trích lời Chi cục phó cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, ông Nguyễn Thu Gia cho hay: “Tất cả phường xã của Hà Nội đều có thể có trẻ em nguy cơ bị xâm hại tình dục. Hiện tượng ông chủ xâm hại tình dục đối với người giúp việc không phải là hiếm”. Bài viết là lời cảnh tỉnh về công tác bảo vệ, chăm 18 sóc và giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của các bộ, ban, ngành các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Với đề tài: “Cơ sở l{ luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kz 2000 - 2010”, các chuyên gia của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã đưa ra những nhận định, đánh giá, và quan điểm của mình về cơ sở l{ luận cũng như cơ sở thực tiễn trong nước để từ đó xây dựng một chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời kz 2000 – 2010. Bằng cách phác họa vắn tắt thực trạng tình hình trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta hiện nay cũng như thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục, các chuyên gia đã đề xuất một chiến lược tổng hợp với mục tiêu tổng quát: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, trong mỗi gia đình và toàn xã hội để ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục” . Tóm lại, dễ dàng nhận thấy còn có sự thiếu hụt những nghiên cứu khoa học về mảng đề tài nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở Trẻ em lao động sớm. Mỗi một nghiên cứu, một bài báo đều chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề lạm dụng tình dục ở trẻ em nói chung chứ chưa đi sâu phân tích nguy cơ này ở từng nhóm đối tượng trẻ em, nhất là Trẻ em lao động sớm. Cùng với tính chất quan trọng của nó, chúng ta thực sự cần quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này. Tuy không có tham vọng đem đến những kiến thức mới nhưng luận văn mong muốn sẽ góp phần đưa ra cái nhìn đầy đủ về nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở nhóm Trẻ em lao động sớm hiện nay cũng như đề xuất các giải pháp/ mô hình có sự can thiệp Công tác xã hội nhằm phòng ngừa nguy cơ này đối với nhóm Trẻ lao động sớm. Chính vì vậy, đề tài “Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ lao động sớm” được tiến hành khảo sát trên địa bàn 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 19 Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1 Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ những chiều cạnh l{ thuyết và phương pháp Công tác xã hội được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài. Luận văn vận dụng một số l{ thuyết (sai lệch xã hội, phân tâm học, can thiệp khủng hoảng, liệu pháp tư duy) và phương pháp CTXH trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm. Ý nghĩa thực tiễn: Đây là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các cấp, các ngành và của toàn xã hội, bởi trẻ em chính là tầng lớp sẽ kiến tạo nên một xã hội mới giàu mạnh và văn minh hơn. Nhưng cũng chính trẻ em hiện nay đang gặp phải những vấn đề dẫn đến hạn chế phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Thông qua đề tài nghiên cứu này hi vọng rằng toàn xã hội sẽ quan tâm đến những mầm non tương lai cả đất nước, đặc biệt là những em có hoàn cảnh đặc biệt. Khơi dậy trong mỗi người { thức về chăm sóc và bảo vệ trẻ em, cho trẻ em được phát triển trong môi trường an toàn nhất. Trang bị những kiến thức cơ bản nhất cho các bậc làm cha làm mẹ, những người lớn về nhu cầu phát triển và nhu cầu cần được bảo vệ của trẻ thơ. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng Trẻ em lao động sớm trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, đặc biệt là trên địa bàn hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm nói riêng. Qua đó tìm hiểu các yếu tố, nguy cơ đến tình trạng bị lạm dụng tình dục ở Trẻ em lao động sớm và đề xuất giải pháp có sự can thiệp của công tác xã hội nhằm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục mà nhóm trẻ này có thể gặp phải. Nhiệm vụ nghiên cứu 20 Thao tác hóa một số khái niệm công cụ: công tác xã hội, trẻ em lao động sớm/ lao động trẻ em, nguy cơ, lạm dụng tình dục, trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục. Khảo sát thực trạng Trẻ em lao động sớm trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay và nguy cơ bị lạm dụng tình dục của nhóm Trẻ em lao động sớm. Phân tích vai trò, nhiệm vụ của Công tác xã hội trong việc giúp đỡ nhóm Trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Nghiên cứu và đề xuất những khuyến nghị, những giải pháp nhằm phát huy hiệu quả sự can thiệp của Công tác xã hội nhằm giúp đỡ nhóm Trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm. 5.2 Khách thể nghiên cứu Nhóm trẻ em lao động sớm trên địa bàn quận: Hoàn Kiếm và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Nhóm trẻ em lao động sớm được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu bao gồm: (1) trẻ em làm giúp việc trong các hộ gia đình; (2) trẻ em làm thuê tại các nhà hàng, quán ăn và (3) trẻ em làm việc trong các cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ lẻ. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: tháng 01/ 2015 – tháng 06/ 2015. Không gian: 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Câu hỏi nghiên cứu Tình hình Trẻ em lao động sớm trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đến từ những địa phương nào? 21 Trẻ em lao động sớm có nguy cơ bị lạm dụng tình dục không và mức độ các em phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục như thế nào? Nhân viên CTXH có vai trò như thế nào trong việc giúp đỡ trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục? Giả thuyết nghiên cứu Hầu hết trẻ em lao động kiếm sống hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội mà đặc biệt là ở quận Ba Đình và Hoàn Kiếm đều xuất thân từ những vùng quê nghèo, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, kinh tế chưa phát triển Sự hạn chế về nhận thức, hiểu biết của trẻ em lao động sớm về nguy cơ bị lạm dụng tình dục; do môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều rủi ro hay cuộc sống thiếu sự quan tâm từ gia đình cũng như cộng đồng. là những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ em lao động sớm luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Do đó các em luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở nhiều mức độ khác nhau. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cùng thực trạng và nguy cơ bị lạm dụng tình dục của TELĐS thì sự tham gia của NV CTXH có thể sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả trong việc giúp đỡ trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ này. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Cơ sở phương pháp luận: Vận dụng một số l{ thuyết và mô hình can thiệp Công tác xã hội như: L{ thuyết về sai lệch xã hội, L{ thuyết can thiệp khủng hoảng, Thuyết phâm tâm học, Thuyết hệ thống, và Liệu pháp tư duy 9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: 9.2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Thu thập và xử lý các tư liệu sẵn có, các số liệu, các kết quả nghiên cứu về vấn đề trẻ em lao động sớm và trẻ em bị lạm dụng tình dục đã được nghiệm thu, công bố trên sách, báo, tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. 22 Tham khảo và sử dụng một số số liệu báo cáo thống kê, khảo sát của các cơ quan nhà nước quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tham khảo và sử dụng một số tư liệu sẵn có thuộc về chuyên ngành Công tác xã hội. 9.2.2. Phương pháp khảo sát thực tiễn: 9.2.2.1. Phỏng vấn sâu Với mục đích thu thập thông tin cho đề tài, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 15 trẻ lao động sớm, gồm: 04 trẻ nam và 11 trẻ nữ thuộc 3 nhóm: (1) trẻ em làm giúp việc trong các hộ gia đình; (2) trẻ em làm thuê tại các nhà hàng, quán ăn và (3) trẻ em làm việc trong các cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ lẻ. Phỏng vấn sâu là phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn đòi hỏi ở người nghiên cứu một sự nhạy bén, khéo léo và chính xác cao trong quá trình nhận biết, thu thập và xử lý thông tin. Nội dung Phỏng vấn sâu vì vậy cũng đa dạng và gợi mở hơn so với các phương pháp điều tra khảo sát định lượng; đặc biệt đối với một vấn đề còn khá mới mẻ và nhạy cảm như vấn đề Lạm dụng tình dục ở Trẻ em lao động sớm. 9.2.2.2. Phương pháp chuyên gia: trao đổi, lấy ý kiến đóng góp của một số chuyên gia Nghiên cứu tiến hành xin ý kiến của 02 chuyên gia trong lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực Công tác xã hội nói riêng về vấn đề mà nghiên cứu đề cập tới. 9.2.2.3 Phương pháp quan sát Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát thông qua các tri giác như nghe, nhìn nhằm thu thận thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài: về tình hình trẻ em lao động sớm thực tế tại các nhà hàng, thái độ của nhóm trẻ em lao động sớm khi được phỏng vấn về các vấn đề mà mình gặp phải trong quá trình lao động, làm việc, quan sát được sơ bộ tình trạng lao động thực tế của các em tại nơi làm việc 9.2.3.4 Phương pháp can thiệp trực tiếp Công tác xã hội với cá nhân: 23 Với trường hợp trẻ em lao động sớm là nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp can thiệp trực tiếp Công tác xã hội với cá nhân như một tiến trình cốt lõi trong việc trị liệu những thương tổn về mặt tâm lý (nếu có) ở trẻ. Bên cạnh đó, do đặc tính nhạy cảm và tế nhị của vấn đề mà luận văn quan tâm, phương pháp can thiệp cá nhân tỏ rõ sự hiệu quả hơn so với những phương pháp CTXH khác. 24 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các khái niệm liên quan được sử dụng trong đề tài 1.1.1. Khái niệm Trẻ em lao động sớm hay Lao động trẻ em Xét trên góc độ luật pháp quốc tế (Công ước về quyền trẻ em), Công ước số 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và luật pháp của quốc gia (Hiến pháp, Bộ luật Lao động và Luật Dân sự) thì ở Việt Nam có thể đưa ra sử dụng các khái niệm (thuật ngữ) sau: [28] Trẻ em làm việc: là hiện tượng trẻ em dành một số thời gian để làm các công việc giúp đỡ gia đình, kết hợp trong giáo dục để nâng cao hiểu biết về lao động, rèn luyện { chí tự lực, làm quen với lao động. Những công việc các em làm phù hợp với sức khỏe của các em, không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thể lực, trí lực, nhân cách và đặc biệt không cản trở đến việc học tập, vui chơi, giải trí của các em. Nó có nhiều mặt tích cực giúp cho trẻ em xác định được trách nhiệm khi đến tuổi trưởng thành. Lao động trẻ em: là chỉ những em dưới tuổi lao động đang sử dụng hầu hết thời gian, mà đáng lẽ dành cho học tập, để làm những công việc không hợp với sức mình nhằm tạo ra thu nhập mưu sinh cho bản thân và hỗ trợ cho gia đình. Đó là những trẻ em làm thuê trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong khu vực không chính thức; trẻ em lang thang kiếm sống ở các đô thị; trẻ em làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các công việc ảnh hưởng đến nhân cách của các em. Các công việc đã cướp đi cơ hội phát triển cơ thể, giáo dục và các nhu cầu trẻ thơ khác của các em. Như vậy, khái niệm Lao động trẻ em hay Trẻ em lao động sớm được tiếp cận đồng thời từ hai khía cạnh cơ bản, đó là: độ tuổi và tính chất công việc mà trẻ tham gia. Xét trên khía cạnh tính chất công việc mà trẻ tham gia, khái niệm Trẻ em lao động sớm (Child labour) hoàn toàn khác với khái niệm Trẻ em tham gia làm việc (Child work). Thuật ngữ Trẻ em tham gia làm việc được sử dụng khi trẻ em tham gia một cách tự 25 nguyện để giúp đỡ gia đình. Những công việc này phù hợp với lứa tuổi, khả năng cũng như tình trạng thể chất, trí tuệ của trẻ. Bên cạnh đó nó còn góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ. Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Trẻ em lao động sớm là trẻ em phải đi làm những công việc toàn thời gian ở độ tuổi quá sớm; những công việc này cản trở học hành; hạ thấp nhân phẩm, lòng tự trọng và gây ra sự căng thẳng thái quá về mặt thể chất, xã hội hay tâm l{ cho các em. Các em bị bóc lột tàn tệ về sức lao động hay thậm chí cả về mặt tình dục. Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về Trẻ em lao động sớm. Mọi tranh luận phần lớn xoay xung quanh khía cạnh độ tuổi của trẻ. Bộ Luật Lao động của Việt Nam quy định rõ: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kz và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu. Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên. (Điều 119 – Bộ Luật Lao động Việt Nam) Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Đối với nghành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng { và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. (Điều 120 – Bộ Luật Lao động Việt Nam) Căn cứ theo độ tuổi lao động được quy định trong Bộ Luật Lao động Việt Nam, người lao động phải là người từ 15 tuổi trở lên. Người lao động chưa đủ 18 tuổi được gọi là lao động chưa thành niên. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: 26 Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. (Điều 1 – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Trẻ em) Qua các { kiến trên chúng ta nhận thấy chưa có một quan niệm thống nhất về độ tuổi quy định thế nào được gọi là Trẻ em lao động sớm. Trong phạm vi đề tài này, Trẻ em lao động sớm được giới hạn trong độ tuổi dưới 16 tuổi. Theo đó, khái niệm Trẻ em lao động sớm ở Việt Nam có thể được hiểu là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em - những người dưới 16 tuổi - phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi. Có nhiều cách để phân loại Trẻ em lao động sớm. Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng những cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Phân loại theo khu vực địa l{ (tức là phân Trẻ em lao động sớm theo khu vực nông thôn và khu vực thành thị, theo các vùng kinh tế). Phân loại theo các ngành kinh tế chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Phân loại theo hình thức làm việc: lao động trong kinh tế hộ gia đình, lao động làm thuê trong các hộ gia đình và trong các doanh nghiệp. Phân loại theo thời gian lao động: phản ánh mức độ phải lao động quá giờ của trẻ theo từng nhóm tuổi cụ thể (6 - 10), (11- 14), (15 - 17). Phân loại theo góc độ bất đồng hoặc không có bất đồng về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, cộng đồng, gia đình trẻ và người sử dụng lao động. Luận văn sử dụng cách phân loại theo tiêu chí hình thức làm việc của Trẻ em lao động sớm. Đó là có thể chia trẻ em lao động sớm thành 3 nhóm: nhóm trẻ làm giúp việc trong các hộ gia đình, nhóm trẻ lao động làm thuê trong kinh tế hộ gia đình (nhà hàng, quán ăn, quán nước,) và nhóm trẻ lao động làm thuê trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ lẻ. 27 1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên Công tác xã hội Mỹ (NASW): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”. Theo quan điểm của Liên đoàn Công tác xã hội quốc tế (IFSW) thì: "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các l{ thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề". Có thể thấy, dù được định nghĩa theo cách nào thì Công tác xã hội cũng bao hàm các nội dung chính sau đây: Thứ nhất, CTXH là một ngành khoa học cơ bản, vận dụng các l{ thuyết khoa học nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi nhằm hướng tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội. Bên cạnh đó, CTXH còn là một dịch vụ được chuyên môn hóa, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu căn bản, nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của con người. [34] Công tác xã hội với Trẻ em lao động sớm là một trong những chuyên ngành sâu của CTXH. Đối tượng làm việc của NV CTXH ở đây là Trẻ em lao động sớm. 1.1.3. Khái niệm Lạm dụng tình dục Trong Công ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc (1989) mà Việt Nam đã phê chuẩn vào năm 1990 có các điều khoản: Điều 19:1. Các quốc gia thành viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004386_1799_2006702.pdf
Tài liệu liên quan