Luận văn Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CÁM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI

NGUYÊN DU LỊCH .6

1.1 Tổng quan về du lịch Việt Nam .6

1.2 Cơ sở lý luận về việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch.9

1.2.1 Một số khái niệm .9

1.2.2 Vai trò của hoạt động quản lý nhà nước, quản lý của doanh nghiệp, khai

thác tài nguyên du lịch .13

1.2.3 Nội dung về quản lý và khai thác tài nguyên du lịch.15

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác tài nguyên du lịch.15

1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên

du lịch.20

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý khai thác tài nguyên du lịch .23

1.3.1 Kinh nghiệm ngoài nước .23

1.3.2 Kinh nghiệm trong nước.24

1.3.3 Bài học rút ra cho công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ở Khu

danh thắng.27

1.3.4 Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài .29

Kết luận chương 1 .31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH

TẠI KHU DANH THẮNG NHẤT NHỊ TAM THANH .32

2.1 Giới thiệu khái quát về du lịch Lạng Sơn; Khu danh thắng.32

2.1.1 Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch Khu danh thắng .32

2.1.2 Quá trình hình thành Khu danh thắng.39

2.1.3 Mô hình quản lý Khu danh thắng .40

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Khu danh thắng. Thời điểm nghiên cứu này có những thuận lợi cơ bản là: Hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng khá rõ ràng, cụ thể; Luật Du lịch 2017 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành; tình hình phát triển du lịch cả nước trong 03 năm trở lại đây khá nhanh và ổn định. Do đó, cơ sở lý luận của nghiên cứu được đối chiếu với thực tiễn để sơ kết, tổng kết lý luận, từ đó các giải pháp, nội dung nghiên cứu sẽ bảo đảm có đủ cơ sở khoa học cũng như tính khả thi để triển khai thực hiện, khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI KHU DANH THẮNG NHẤT NHỊ TAM THANH 2.1 Giới thiệu khái quát về du lịch Lạng Sơn; hu danh thắng Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía đông bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 8.351 km 2, có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 10 huyện, có 231,74 km đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây - Trung Quốc, có 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Hữu Nghị về đường bộ, cửa khẩu Đồng Đăng về đường sắt); 01 cửa khẩu chính Chi Ma (Lộc Bình) và 09 cửa khẩu phụ. Với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt và đường bộ nối Lạng Sơn với các tỉnh trong nước và ngoài nước: các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A nối liền Lạng Sơn - Hà Nội, quốc lộ 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên, quốc lộ 4A Lạng Sơn - Cao Bằng, quốc lộ 4B Lạng Sơn - Quảng Ninh, quốc lộ 31 Lạng Sơn - Bắc Giang, quốc lộ 279 Lạng Sơn - Bắc Kạn và tuyến đường sắt liên vận Quốc tế Việt – Trung, Lạng Sơn nằm trong tâm điểm hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) là của ngõ lớn và thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với Trung Quốc. Về mặt tự nhiên Lạng Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú và nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những di tích danh thắng đã đi vào thi ca và lòng người như: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, Nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn. Bên cạnh đó trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha, ông, Lạng Sơn cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng như: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc. Dân số tỉnh hơn 78 vạn người, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc Nùng chiếm 43%, dân tộc Tày 36%, dân tộc kinh 16%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Mông, Sán Chay cùng chung sống, với những phong tục, tập quán, lễ hội, những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn... làm say đắm lòng người, những phiên chợ vùng cao, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc 2.1.1 Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch Khu danh thắng - Giá trị về cảnh quan và văn h a 33 Khu danh thắng Nhị Tam Tam Thanh nằm trong dãy núi đá vôi phía tây bắc thành phố Lạng Sơn (địa bàn phường Tam Thanh), là vùng thuộc hệ Triat, phiến thạch, các hang động này được tạo nên từ lâu đời cách ngày nay từ 360 đến 245 triệu năm. Điểm đặc biệt nhất của Khu danh thắng là động Nhị Thanh, với cảnh đẹp thiên tạo, trong có suối Ngọc Tuyền chảy uốn lượn xuyên qua động với chiều dài 570 m. Giữa động có cửa thông thiên tỏa ánh nắng mặt trời rọi xuống dòng nước. Với diện tích trên 59 ha, nơi đây có những hang động tự nhiên kỳ thú, Núi Tô Thị với hòn Vọng Phu nổi tiếng lâu đời, các dáng núi, cảnh quan toàn khu vực hòa quện cùng với cổng tam quan, tiếng chuông chùa khiến cho như khung cảnh bồng lai. Đây còn là điểm du lịch văn hóa tâm linh số một tại tỉnh Lạng Sơn; các điểm di tích chính trong Khu danh thắng bao gồm: Hình 2.1. Sơ đồ Khu danh thắng Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc. (1) Động Nhị Thanh - Chùa Tam Giáo. (2) Động Tam Thanh - Chùa Tam Thanh. (3) Tượng A di đà trong động Tam Thanh. 34 (4) Núi Tô Thị. (5) Thành nhà Mạc. Động Nhị Thanh - Chùa Tam Giáo Động Nhị Thanh được danh nhân Ngô Thì Sĩ khám phá và tôn tạo khi ông làm Quan Đốc trấn Lạng Sơn từ năm 1777 - 1780. Ông là một bậc hiền thánh đã có công lao to lớn trong việc mở mang ruộng đất, yên ổn dân sinh và xây dựng Lạng Sơn thành khu thương mại sầm uất. Trong thời gian ngao du sơn thuỷ trong vùng, Ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh và cho hưng công xây dựng chùa Tam Giáo là chùa trong hang động duy nhất ở Việt Nam thờ 03 Đạo (Phật Giáo - Thích Ca; Nho giáo - Khổng Tử; Đạo giáo - Lão Tử). Tại vòm cửa động Nhị Thanh, Ngô Thì Sỹ đã cho người khắc bức phù điêu chân dung trên hốc đá nhỏ ở độ cao 8m trong tư thế Kiết Già ngồi dựa vào vách đá giống như người thật của ông. Đây là bức chạm khắc chân dung có giá trị nghệ thuật độc đáo được tạo tác vào đá nhưng không làm mất đi vẻ mềm mại của thân thể. Ngày 28/7/1779 (âm lịch), Ngô Thì Sĩ tổ chức mở hội tại nơi đây, trên chùa Tam Giáo thì tế lễ, trong động Nhị Thanh tổ chức ăn uống, ca hát, múa rối nước và các trò diễn khác trong 7 ngày 7 đêm, đêm đầu mở hội có một con hổ to như con bò đến gần sân khấu hang Thông Thiên vòng quanh đàn lễ rồi đi không thấy quay trở lại, nên dân chúng ban đêm không còn sợ hãi nữa; lại có một con Giao Long, râu và đuôi đều đỏ vào phường múa rối nước như muốn xem trò, đuổi cũng không đi, khi các trò diễn kết thúc thì không thấy đâu nữa. Sau đó Ngô Thì Sĩ đã cho tạc tượng Hổ ở bên phải và tượng Giao Long ở bên trái trước cửa động Nhị Thanh để ghi nhớ hai con vật linh thiêng. Phía bên phải động Nhị Thanh là chùa Tam Giáo (Tam Giáo Tự). Ngô Thì Sĩ cho rằng đạo là một mà thôi, Khổng Tử, Lão Tử và Phật Thích Ca tuy tên là ba nhưng thực đạo đều thống nhất là một. Chính vì vậy ông đã đưa 3 đạo vào thờ chung một chùa và gọi là chùa Tam Giáo. 35 Hình 2.2: Động Nhị Thanh. Chùa Tam Giáo Chùa Tam Giáo còn là một loại hình kiến trúc đặc biệt: Không có mái, không có nhà, ban thờ được đặt trong các hang, hốc đá tạo nên cảm giác thiên tạo, linh thiêng. Bên trái chùa Tam Giáo là đường vào động Nhị Thanh và suối Ngọc Tuyền trong vắt ẩn hiện dưới lùm cây trông thật nên thơ hữu tình. Phía ngoài động trên cao có dòng chữ Hán "Nhị Thanh Động"với khổ chữ lớn khắc chìm vào vách đá. Vào phía trong động trên vách bên phải là hệ thống bia ma nhai với 20 văn bia đủ mọi kích thước xen kẽ nhau. Vòng sau sân khấu qua khúc ngoặt là đến hang Giao Long, du khách như lạc vào “vườn thạch nhũ”, chỗ rộng nhất đến 25m, chiều dài hút tầm mắt, trần và nền hang tương đối bằng phẳng có muôn hình nhũ đá với các hình thù khác nhau: hình con voi phục, hình rùa đang bò Đi tiếp ra phía sau qua 3 cây cầu là đến cổng sau thông ra bên ngoài. Từ đây có thể quan sát thấy cửa động Tam Thanh với khoảng cách là 500m. Động Tam Thanh - Chùa Tam Thanh Động Tam Thanh và chùa Tam Thanh là di tích lịch sử văn hoá, danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng với câu ca dao: "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh, Ai lên xứ Lạng cùng anh, Bõ công bác mẹ sinh thành ra em 36 Tay cầm bầu rượu nắm nem Mảng vui quên hết lời em dặn dò" Theo các nhà nghiên cứu cho rằng: Nơi này, xưa kia nguyên là nơi thờ tự của Đạo Giáo, do vậy Tam Thanh tức là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh. Đây là ba cung Thanh cao nhất được coi là ba tiên cảnh mà ở đó mỗi cung do một vị thần cai quản, đó là Nguyên Thủy Thiên Tôn (Ngọc Thanh Đại Đế), Linh Bảo Thiên Quân (Thượng Thanh Đại Đế), và Đạo Đức Thiên Tôn (Thái thượng Lão Quân). Hiện nay trong chùa có các cung thờ như: Cung Tam Bảo (thờ Phật), Cung Đức Ông, Cung Công đồng Thánh Mẫu, Cung Ngũ Dinh, Cung Cấm (nơi thờ ADi Đà), Cung Sơn Trang. Ngày lễ hội chính của Chùa là ngày 15 tháng Giêng cũng là một biểu hiện Đạo Giáo khi xưa (một ngày lễ hội lớn trong Đạo Giáo). Hình 2.3. Động Tam Thanh Tượng Adiđà trong động Tam Thanh Chùa Tam Thanh nổi tiếng bởi những giá trị văn hoá nghệ thuật của di tích. Hiện nay trong chùa còn có một hệ thống bia ma nhai khá phong phú có giá trị về mặt sử liệu và văn hoá nghệ thuật do các văn thân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử lưu lại. Tấm bia có niên đại cổ nhất ở di tích là tấm bia được Binh Sứ Bắc Quân Đô Phủ, Đô Đốc Thiên Sự Vũ Quận Công Vi Đức Thắng tạc khắc vào thời Lê - Vĩnh Trị thứ 2 (1677) bia có tên là: "Trùng tu Thanh Thiền Động" nội dung bia ghi lại việc hưng công trùng tu di tích này của ông. Tấm bia cổ tiếp theo là của tác giả Ngô Thì Sĩ tạc vào năm Kỷ Hợi (1779) là một bài thơ ca ngợi cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của di tích. Đặc biệt trong chùa có bức phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc theo thế đứng vào 37 vách đá trong hình một lá bồ đề, kích thước cao 2,6 loại hình phù điêu tạc trên vách đá lớn nhất Việt Nam. Núi Tô Thị Tượng đá Nàng Tô Thị nằm trong quần thể di tích Nhị Tam Thanh đã đi vào truyền thuyết, ca dao của dân tộc ta, tượng Nàng Tô Thị chờ chồng như một biểu tượng cho lòng chung thuỷ son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Hình 2.4. Nàng Tô Thị trên quần thể Núi nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc Thành nhà Mạc Thành nhà Mạc nằm cạnh núi Nàng Tô Thị. Vào năm 1527, lợi dụng nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung đã phế ngôi vua Lê Chiêu Tông lập nên nhà Mạc, tồn tại gần một thế kỷ. Năm 1592, nhà Lê được Chúa Trịnh giúp đỡ đánh bật nhà Mạc ra khỏi Thăng Long. Tàn dư nhà Mạc chạy lên các tỉnh biên giới phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và lập căn cứ để chống lại tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh. Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn là một căn cứ quân sự quan trọng, hiểm yếu trấn giữ con đường độc đạo nối giữa nước ta và Trung Quốc. Thành được xây dựng bằng đá kiên cố, có lỗ châu mai. Thành dài 300m, mặt thành dày 1m, cửa được bố trí thuận tiện cho việc phòng thủ. 38 Hàng năm trong quần thể di tích danh thắng Nhị Tam Thanh còn tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân như: hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) cầu một năm sản xuất tốt, đời sống được ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt là Lễ hội chùa Tam Thanh – Tam Giáo được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, với nghi lễ rước kiệu đặc sắc và các hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương đến tham dự. Khu danh thắng là di sản văn hóa quí báu của nước ta nói chung, của tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Khu danh thắng được khai thác giá trị là điểm ngắm cảnh, tìm hiểu văn hóa - tâm linh và lịch sử. - Giá trị về văn h a tâm linh - “t nh thiêng” của cộng đồng Trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của thành phố Lạng Sơn nói riêng, Lạng Sơn là vùng đất giao lưu thương mại trong nước và quốc tế. Tại Lạng Sơn, giới thương nhân luôn có sự tín niệm là vùng đất được sự bảo hộ của thánh th n, đất tốt, đô thị có 03 không gian chức năng cơ bản, tối giản là: Phố chợ Kỳ Lừa là nơi tập kết, điều tiết giao thương - trung tâm đầu não, xử lý; Đồng Đăng là nơi trung chuyển tiền hàng; Nhị Tam Thanh và các đền, chùa là nơi sinh hoạt tâm linh và vui chơi. Người khắp nơi đến Lạng Sơn với mục đích kiếm tiền, nhưng đây là khu vực biên giới, dù dễ làm ăn nhưng cũng lắm giặc giã, cướp bóc, tai ương, phúc họa khó lường, do đó, các thương nhân thường nương nhờ đến chùa Tam Giáo, chùa Tam Thanh để được phù hộ độ trì cho làm ăn, buôn bán được thuận lợi, may mắn. Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Chùa Tam Thanh trở thành biểu tượng của vùng đất phù hoa; Chùa Tam Giáo, chùa Tam Thanh được coi như những nơi linh thiêng giúp cho việc buôn bán của giới thương nhân, quan lại triều đình. Những yếu tố riêng có của du lịch tâm linh tại Khu danh thắng như sau: * Gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống các dân tộc Lạng Sơn, trong đó Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) có số lượng lớn nhất cùng tồn tại với các tôn giáo khác. 39 * Gắn với đạo lý uống nước nhớ nguồn: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, với cộng đồng dân tộc làng xã, báo hiếu tri ân bậc sinh thành. * Gắn với những hoạt động văn hóa như hầu bóng, diễn xướng, dâng tế nhằm đáp ứng nhu tâm linh trong đời sống tinh thần. * Gắn với rèn luyện sức khỏe, chữa bệnh, thể thao như leo núi, thiền, yoga hướng tới sự cân bằng thể chất và tinh thần. * Gắn với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí. * Du lịch tâm linh mang đặc trưng văn hóa dân tộc Tày, Nùng. Trên cơ sở quy định của Luật Du lịch năm 2017, hiệu quả quản lý và khai thác một Khu/điểm du lịch sẽ được xác định với 05 tiêu chí như sau: (1) Giá trị, ( ) S c ch a, (3) M c độ hấp dẫn, (4) Phạm vi ảnh hư ng và (5) hả năng khai thác Khu danh thắng Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị Thành Nhà Mạc đã được xác định giá trị về về cảnh quan, văn hóa - tâm linh. Tuy nhiên trên cơ sở kinh tế học và phạm vi của đề tài thì Khu danh thắng sẽ được nghiên cứu giá trị vật chất (bằng tiền). Các tiêu chí về Sức chứa và Khả năng khai thác sẽ được nhóm lại thành chỉ tiêu về công suất và năng lực khai thác. 02 chỉ tiêu về Mức độ hấp dẫn và phạm vi ảnh hưởng được nhóm thành một chỉ tiêu riêng. Cụ thể như sau: (1) Giá trị của Khu danh thắng cần được lượng hóa tiền tệ. (2) Sức chứa và Khả năng sẽ được xác định, lượng hóa về công suất và năng lực khai thác. (3) Mức độ hấp dẫn và phạm vi ảnh hưởng được xem xét thành chỉ tiêu “môi trường hoàn hảo và sự đặc biệt hóa của sản phẩm” với phương pháp định tính. 2.1.2 Quá trình hình thành Khu danh thắng Mặc dù được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia) xếp hạng di tích cấp quốc gia đợt đầu từ năm 1962. Trải qua nhiều thập kỷ, quần thể khu danh thắng được ngành chức năng tiến hành lập quy 40 hoạch và điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế. Năm 2001, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng tôn tạo di tích danh thắng. Sau khi được triển khai tôn tạo, khu danh thắng đã đi vào hoạt động phục vụ khách tham quan, du lịch. 2.1.3 Mô hình quản lý Khu danh thắng [10] Hiện nay, quản lý Khu danh thắng do Ban Quản lý di tích tỉnh (đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh) trực tiếp quản lý. - Chức năng: Hướng dẫn hoạt động, quản lý bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trực tiếp quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác Khu danh thắng. - Nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác Khu danh thắng. - Cơ cấu tổ chức và biên chế +Lãnh đạo Ban: 01 Trưởng Ban và 02 Phó Ban. + Gồm 03 Phòng và 01 Trung tâm: Phòng Hành chính; Phòng Nghiệp vụ di tích; Phòng Lưu trữ Tài liệu hiện vật; Trung tâm Khai thác dịch vụ di sản văn hóa. + Số lượng người làm việc: 39 người (16 biên chế, 23 hợp đồng lao động). + Hoạt động: Thu phí, lệ phí tại di tích từng bước đi vào ổn định để đơn vị có thể tự chủ toàn phần về mặt tài chính theo, hỗ trợ trùng tu tôn tạo di tích Nhị-Tam Thanh, Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc; bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, góp phần đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể và giải quyết việc làm, dịch vụ cho nhân dân xung quanh khu vực di tích. 2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ Khu danh thắng - Khu danh thắng có vị trí vai trò là trung tâm các điểm đến của du lịch thành phố Lạng Sơn, vừa có chức năng là vùng lõi di sản của thành phố, của tỉnh, vừa có vai trò là điểm đến có tính động lực đối với việc phát triển du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ của du lịch thành phố Lạng Sơn. 41 Trong lịch sử, đây là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước (qua biểu tượng tôn thờ Tam giáo đồng nguyên) nơi sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động truyền thống về văn hóa – tâm linh gắn với cảnh quan tự nhiên, gắn với người có công – đốc trấn Ngô Thì Sỹ khai mở đất Xứ Lạng vẫn được trình diễn tại Nhị Tam Thanh vào dịp đầu xuân, năm mới, đặc biệt là lễ hội đầu năm. - Ngoài ra, trong lĩnh vực quân sự thì Khu danh thắng còn là nơi có ý nghĩa phòng thủ dân sự, từng làm nơi trú ẩn, lánh nạn cho nhân dân, các cơ quan chính quyền trong chiến tranh. - Khu danh thắng, suối Ngọc Tuyền: Lưu vực suối Ngọc Tuyền tại khu danh lam thắng cảnh Nhị Tam Thanh có diện tích khoảng 5.65km2. Nguồn nước mưa, nước thải từ lưu vực này tập trung và chảy dồn qua động Nhị Thanh đổ ra sông Kỳ Cùng ở phía Nam và Tây Nam. Do đó, chức năng, nhiệm vụ của Khu danh thắng là điều hòa nguồn nước cho nông nghiệp, thủy lợi khu vực phía bắc của thành phố Lạng Sơn. 2.2 Thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại hu danh thắng từ năm 014 đến nay [9], [10] Thực trạng này được thể hiện: Trong công tác quy hoạch và quản lý quy họach, mục tiêu thực hiện Đề án phát triển Khu danh thắng; Trong hoạt động khuyến khích đầu tư, các nguồn đầu tư vào Khu danh thắng; phát triển sản phẩm du lịch; công tác đảm bảo vệ sinh môi trường: 2.2.1 Môi trường pháp lý - hu danh thắng chịu ự quy định của các văn bản pháp luật: + Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18/6/2009; Luật Du lịch năm 2017; + Nghị định số 70/2012/NĐ-CP, ngày 18/09/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh; + Quyết định số 413/UB-QĐ ngày 16/7/1994 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phân 42 cấp quản lý di tích đã được công nhận (giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý di tích tỉnh quản lý Khu danh thắng Nhị Tam Thanh). + Quyết định số 1082/QĐ-UBND ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển Du lịch, Văn hóa khu di tích Nhị Tam Thanh, Thành Nhà Mạc. + Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu di tích danh thắng Nhị Tam Thanh - Núi Tô Thị và Thành Nhà Mạc. Các văn bản pháp lý có một hạn chế lớn trong thực tiễn là không xác định được vùng I, vùng II bảo vệ di tích gốc; quy trình tu bổ tôn tạo di tích rất phức tạp, khiến cho việc điều chỉnh không gian, tu bổ hạng mục gốc của di tích khó khăn dẫn đến nhiều hạng mục xuống cấp nhưng không được tu bổ, tôn tạo kịp thời. Việc bố trí không gian trong khu vực di tích không khoa học, hợp lý dẫn đến năng lực tổ chức, khai thác dịch vụ tại Khu danh thắng bị hạn chế. Chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể việc huy động, sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách để đầu tư, tôn tạo; chưa có quy định hướng dẫn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngoài nhà nước đầu tư quản lý khai thác Khu danh thắng dẫn đến kết quả, hiệu quả quản lý khai thác không cao. - Thực trạng công tác điều tra tiềm năng, đánh giá thực trạng và xác định m c tiêu khai thác tiềm năng hu danh thắng[9] * Trong điều tra tiềm năng du lịch: Từ năm 2010 đến 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trưòng, Sở Xây dựng, UBND thành phố Lạng Sơn tiến hành một cuộc điều tra đối với các các di tích, danh thắng, trong đó có Khu danh thắng Nhị Tam Thanh có tiềm năng phát triển du lịch, qua đó đề xuất các giải pháp xây dựng chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển, phát huy thế mạnh kinh tế của các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và của Khu danh thắng được tốt hơn. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất là xác định giá trị tiền tệ của Khu danh thắng chưa thực hiện được. Kết quả đánh giá chưa thực sự toàn diện, chưa phân tích sâu đối 43 với các tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của Khu danh thắng; bên cạnh đó còn nhiều tiềm năng khác như văn hóa tâm linh, cảnh quan thiên nhiên chưa được khảo sát và đánh giá một cách tổng thể để có giải pháp khai thác hiệu quả như: tiềm năng từ các di sản văn hóa phi vật thể tính "thiêng" trong các chùa; tiềm năng về không gian vật lý, các đặc sản ẩm thực, năng lực tổ chức thành sản phẩm trải nghiệm, dư địa từ các giá trị gia tăng như sản phẩm lưu niệm du lịch tâm linh,... nhiều giá trị quý chưa đưa vào khai thác phục vụ du khách. Vì vậy, trong nhiều năm việc phát triển du lịch của Khu danh thắng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. * Trong đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch: Lượng khách đến với Khu danh thắng trong những năm qua tuy khá đông, song nhìn chung chủ yếu vẫn là khách nội địa, mức chi tiêu ít. Việc khai thác tiềm năng du lịch chưa thực sự đi đôi với bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; tiềm năng du lịch văn hóa phi vật thể như thực hành các nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng, trình diễn văn hóa dân gian trong động Nhị Thanh, Tam Thanh chưa được đưa vào khai thác phục vụ du lịch, thậm chí đang có chiều hướng mai một do tác động từ các luồng văn hóa ngoại lai. * Thực trạng trong xác định mục tiêu khai thác tiềm năng du lịch: Mặc dù mục tiêu đề ra của Đề án phát triển Du lịch - Văn hóa khu di tích Nhị, Tam Thanh và Thành Nhà Mạc là rất lớn như: thu hút khách du lịch góp phần phát triển thành phố Lạng Sơn thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành cơ bản việc đầu tư hạ tầng gồm: cải tạo hệ thống giao thông trong khu di tích; hệ thống cấp, thoát nước, mạng lưới điện, tôn tạo các di tích trong hang động; trồng cây xanh lưu niệm, vườn hoa cảnh quan, nhưng đến nay tất cả các mục tiêu này đều chưa đạt được, không những thế, Lạng Sơn ngày càng tụt hậu về tốc độ phát triển du lịch, môi trường trong Khu danh thắng xuống cấp nghiêm trọng mà chưa tìm ra giải pháp khắc phục. 2.2.2 Thực trạng công tác quản lý tài nguyên du lịch Khu danh thắng Trong công tác quy hoạch và quản lý quy họach, mục tiêu thực hiện Đề án phát triển Khu danh thắng; Trong cơ chế khuyến khích đầu tư, các nguồn đầu tư vào Khu danh thắng; công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; tổ chức bộ máy quản lý 44 - Quy hoạch và quản lý quy hoạch[8],[9] + Bố cục không gian kiến trúc, tuyến tham quan du lịch toàn khu: Toàn bộ khu vực với 3 không gian có chức năng riêng biệt, nhưng được xâu chuỗi thành 1 tuyến tham quan liền mạch, không bị lặp lại, chồng chéo lên nhau. Bắt đầu tuyến tham quan từ chùa Tam Giáo và động Nhị Thanh, ra cửa sau của động Nhị Thanh tới đường Ngô Thì Sỹ, khoảng 500m tới động Tam Thanh, tại cửa sau của động Tam Thanh sẽ tới khu trung tâm văn hoá ẩm thực, tới khu nhà văn hoá giới thiệu các nét văn hoá sinh hoạt, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, đến các khu nhà ở mang kiến trúc đặc trưng của mỗi dân tộc. + Bố cục các không gian khu vực trung tâm, các tuyến, điểm nhấn: * Khu vực quảng trường lễ hội được đặt ở vị trí trung tâm, phía trước Ban quản lý di tích, và bãi đỗ xe hiện nay, được chuyển về phía góc đường Tam Thanh và đường quy hoạch mới 11,5m ngăn cách giữa khu dân cư và khu công viên văn hoá. Đây là không gian mở dành cho các dịp lễ hội, tập trung đông người. * Các công trình kiến trúc như khu vực nhà hàng, khu nhà văn hoá, khu làng dân tộc được bố trí bao quanh quảng trường chính, tạo thành khoảng đóng. * Tuyến mặt nước là suối Ngọc Tuyền hiện trạng được thiết kế cải tạo để mang lại sự phong phú đa dạng cho cảnh quan thiên nhiên. * Trục đường đi bộ từ đoạn cửa sau động Nhị Thanh đến động Tam Thanh được tổ chức kết hợp giữa một bên là khu cửa hàng dịch vụ cao cấp, một bên là tuyến cây xanh cảnh quan với những cây cầu đá bắc qua suối tạo thành các điểm nhấn cho không gian. * Đối với khu vực núi Tô Thị và Thành Nhà Mạc, là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Trên nền khuôn viên cây xanh thảm cỏ đã được xây dựng, cần bổ sung thêm các tuyến đường dạo và công trình vui chơi giải trí với lối kiến trúc nhẹ nhàng, hiện đại. ết quả đạt được 45 Mặc dù quy hoạch khá mạch lạc, khoa học nhưng đến nay do không có kinh phí đầu tư, giải phóng mặt bằng các hộ dân trong vùng I vùng II của di tích gốc, do đó hầu hết các hạng đều chưa được khởi công thi công theo quy hoạch và Đề án được phê duyệt, đất của toàn Khu danh thắng cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Đất của Khu danh thắng tiếp tục bị lấn chiếm, khó thu hồi. Khu vực II của Khu danh thắng, kết nối giữa cửa sau động Nhị Thanh đến cửa trước động Tam Thanh có diện tích khoảng 21.000m2. Theo quy hoạch là tổ chức hình thành công viên trung tâm phục vụ các hoạt động là nơi tổ chức các hoạt động như cắm trại, sự kiện ngoài trời, Tuy nhiên, do không có nguồn lực đầu tư, khu vực này hiện vẫn bỏ không, cỏ dại mọc, không canh tác được, trong khí đó toàn bộ Khu danh thắng chưa có không gian nghỉ giữa các vị trí, điểm tham quan. - Đề án phát triển Du lịch - Văn h a khu di t ch Nhị, Tam Thanh và Thành Nhà Mạc giai đoạn 2011 - 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1082/QĐ- UBND ngày 08/7/2011 với những nội dung cơ bản như sau: + M c tiêu: Phát triển du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các giá trị sinh thái hang động và danh lam thắng cảnh của tỉnh để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Lạng Sơn, thu hút khách du lịch góp phần phát triển thành phố Lạng Sơn thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành cơ bản v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_quan_ly_khai_thac_hieu_qua_tai_nguyen_du.pdf
Tài liệu liên quan