Tác giả đề tài: Sơn Ngọc Như
Sóc Trăng là một trong những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất Nam Bộ, xét trên phạm vi 13 tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì Sóc Trăng có đông đồng bào khmer sinh sống nhất chiếm 29,34% dân số của tỉnh (năm 2008).
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà Nước vào vùng đồng bào dân tộc Khmer như: Các chương trình 135, 35, 34, vốn trợ giá - trợ cước, vốn hổ trợ dân tộc đặt biệt khó khăn, vốn xóa đói giảm nghèo, vốn phát triển sản xuất và các chính sách xã hội khác Song song đó, do ý thức tập trung phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và đa dạng hóa nghành nghề theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả như: chăn nuôi bò, tôm sú, cá, cua, trồng nấm rơm, dưa hấu, hành tím, đưa màu xuống chân ruộng đã làm chuyển biến tích cực về mặt đời sống vật chất và tinh thần trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng từ năm 1992 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau:
Đối với những hộ không có đất sản xuất, các địa phương cần xem xét những
trường hợp cụ thể để có biện pháp phù hợp cho từng hộ nghèo. Hộ nào có khả năng
sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả thì đầu tư đất cho họ sản xuất và hướng dẫn họ
canh tác; đối với những hộ không có khả năng khai thác bằng nghề nông, nên
khuyến khích và tạo điều kiện cho họ có được một nghề mới, bằng cách đầu tư dạy
nghề và khôi phục các ngành nghề truyền thống nổi tiếng của mỗi địa phương
Hầu hết những hộ nghèo Khmer sống ở nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu
của họ là nghề nông, làm thuê, họ không có nghề nhất định. Do đó, dạy nghề cho
những hộ này là phải kiên trì và có những giải pháp thật linh hoạt cho từng độ tuổi,
từng giới tính, từng đặc điểm của mỗi vùng.
Đối với những hộ đã sang bán, cầm cố ruộng đất, trước hết các cấp ủy, chính
quyền và các đòan thể phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục tinh thần tương trợ đối
với những người đã mua, đã nhận cầm cố đất của các hộ Khmer nghèo, để có sự
thỏa thuận giảm bớt gánh nặng cho người đi vay. Tiếp đó, là sự hỗ trợ vốn để họ
chuộc lại ruộng đất. Mặt khác, chính quyền cơ sở, mà trực tiếp là Hội nông dân,
Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã, ấp phải thường xuyên động viên giáo dục
những hộ này không được bán hoặc cầm cố đất sản xuất. Trong nội bộ, nghiêm cấm
cán bộ, công nhân viên chức không được mua và nhận cầm cố ruộng đất của những
hộ nghèo dân tộc Khmer ở địa phương. Đối với bên ngoài chủ yếu là động viên, - 24 -
giáo dục thuyết phục để họ không mua ruộng đất của người Khmer nghèo, xem đây
cũng như nghĩa cử giúp các hộ nghèo trong lúc khó khăn.
3. Đào tạo lao động có tay nghề và tạo việc làm cho người Khmer nghèo:
Trước hết là, đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo, nhằm: Nâng cao nhận
thức của cán bộ và đồng bào Khmer ĐBSCL về vai trò của tri thức, của giáo dục và
đào tạo, vệ sự cần thiết phải học tập suốt đời; Củng cố vững chắc những kết quả của
công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tạo đà chuẩn bị tiến tới phổ cập
trung học cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất số học sinh dân tộc Khmer lưu ban, bỏ
học; sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các hình thức học để tạo điều
kiện thuận lợi cho con em đồng bào dân tộc; đẩy mạnh phong trào dạy và học chữ
Khmer… Tiếp tục duy trì và nâng cấp các lớp cử tuyển đại học, dự bị đại học cho
con em dân tộc Khmer; Trung ương phải hỗ trợ mạnh hơn nữa về kinh phí, về cơ
chế, chính sách, đặc biệt là chế độ tuyển chọn con em người Khmer vào các trường
cao đẳng và đại học. Trong những năm trước mắt, cần tăng thêm các chỉ tiêu cử
tuyển đào tạo một số ngành trọng tâm như: sư phạm, trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải
sản, nông thôn, công nghệ thông tin.
Quan tâm phát triển đào tạo dạy nghề ở ĐBSCL. Đồng bào dân tộc Khmer,
ngòai việc ruộng rẫy và một số nghề thủ công truyền thống của các phum sóc, còn
lại hầu hết không có tay nghề, họ rất khó khăn trong việc tự xoay xở kiếm sống,
thoát nghèo. Vì vậy, nên sớm tập trung đầu tư dạy nghề cho họ, ưu tiên cho những
người mới bước vào tuổi lao động và lực lượng thanh niên. Rà soát và nâng chất các
trường công nhân kỹ thuật, trường dạy nghề, xây dựng mới một số trường đáp ứng
yêu cầu phát triển vùng kinh tế trọng điểm, như trường trung cấp xây dựng, trường
trung học nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐBSCL… để tăng nhanh tỷ lệ lao
động có tay nghề, đặc biệt có chính sách ưu tiên cho con em nông dân Khmer
nghèo. Có thể tổ chức nhiều hình thức dạy nghề ngắn hạn và dài hạn, thông qua các
lớp chuyển giao công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
nhằm trang bị thêm kiến thức cho đồng bào Khmer trực tiếp sản xuất.
Tăng cường hoạt động giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động theo các
hướng cơ bản sau: - 25 -
Thứ nhất, liên kết với các địa phương trong nước như Tp. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, các khu công nghiệp… giải quyết việc làm cho số lao động
dôi dư ở nông thôn. Những địa phương, có nhiều lao động Khmer cần chủ động liên
kết trực tiếp với các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… có nhu cầu lao động, để
có hướng đào tạo cung ứng kịp thời về số lượng và chất lượng lao động.
Thứ hai, xuất khẩu lao động sang một số nước có yêu cầu chất lượng lao
động đơn giản. Đây là một hướng đi giúp người nghèo Khmer, không những giải
quyết việc làm cho lao động mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ lao động sau
khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài trở về. Với mức thu nhập thấp nhất của mỗi
người lao động đi xuất khẩu lao động thì đây cũng là một khỏan tiền lớn đối với
những lao động nghèo ở nông thôn, không có tay nghề và đây cũng là cơ may để họ
thoát nghèo.
Để đưa được nhiều lao động Khmer ra nước ngòai theo con đường xuất khẩu
lao động, các ngành có liên quan và các địa phương phải tiếp tục có những thay đổi
về cơ chế, chính sách phù hợp cho đối tượng này như ưu tiên về chỉ tiêu, về các thủ
tục pháp lý và được hỗ trợ vay vốn 100%.
4. Tiếp tục cải thiện nhà ở cho hộ nghèo: Do đặc điểm của đồng bào Khmer
ĐBSCL là thường xuyên tập trung ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng thấp kém,
nên các địa phương cần rà soát lại qui hoạch khu dân cư cho vùng đồng bào Khmer,
theo phương châm: nâng cao chất lượng cuộc sống về nhà ở, đi lại, tiếp cận các dịch
vụ cơ bản xã hộ nhưng đảm bảo các yếu tố văn hóa truyền thống, cụ thể:
Một là, phải đưa các dịch vụ văn hóa, xã hội đến tận các phum sóc, trên cơ
sở việc qui hoạch các trung tâm xã với các khu vực liên hòan về kinh tế - văn hóa
của vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tạo những điều kiện thuận lợi nhất nhằm
“lôi kéo” người Khmer ra khỏi phum sóc để họ có dịp học hỏi những kinh nghiệm
làm ăn, dần dần hình thành một thói quen tự thích ứng, tự xoay xở làm ăn, dưới tác
động của kinh tế thị trường được thể hiện cụ thể ở chợ nông thôn.
Hai là, nên có sự kết hợp giữa công tác thủy lợi nội đồng, thủy lợi tạo nguồn,
giao thông nông thôn với hình thành khu dân cư mới. Đây là mô hình ít tốn kém,
hiệu quả đã được nhiều địa phương thực hiện và bà con dân tộc Khmer đồng tình - 26 -
Ba là, cùng với việc gia tăng tốc độ đô thị hóa ở các địa phương có đông
đồng bào Khmer sinh sống vùng ĐBSCL sẽ dẫn đến khả năng đẩy người Khmer
vào sinh sống ở vùng sâu, vùng xa nếu như thiếu chuẩn bị cho một nghề phù hợp
với tính chất đô thị hóa. Do đó các địa phương cần có qui hoạch thật phù hợp và
toàn diện về kinh tế - xã hội cho khu vực kinh tế sinh sống của đồng bào Khmer.
Cần xem xét lại về qui hoạch đất đai và tốc độ đô thị hóa để có hướng bố trí lại khu
dân cư, nhà ở khoa học, văn minh nhưng vẫn đảm bảo lưu giữ được nét văn hóa
truyền thống của cộng đồng Khmer tại vùng ĐBSCL.
Chương 2:
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở SÓC TRĂNG
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG VÀ TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở SÓC TRĂNG:
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Sóc Trăng:
Sóc Trăng là một trong các tỉnh thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, Nằm
ở tọa độ địa lý 9028' đến 9059' vĩ độ Bắc, 160034' đến 106017' kinh độ Ðông, cách
thủ đô Hà Nội 1.930 km đường bộ và nằm ven biển Đông với 72 km đường biển.
Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng đồng bằng chiếm 100% diện tích tự nhiên.
Khí hậu có hai mùa chính là mùa mưa và mùa nắng, mưa bão tập trung từ tháng 7
đến tháng 9 nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24
0
C đến 37
0
C. Phía Bắc tiếp giáp
với Trà Vinh, phía Nam giáp với Bạc Liêu, phía Tây giáp với Cần Thơ và phía đông
giáp với biển.
Diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng là 3.223,3 Km2
trong đó 77,28% được dùng
vào sản xuất nông nghiệp với diện tích 249.088 ha (có 188.067 ha diện tích đất
trồng lúa chiếm 71% diện tích đất nông nghiệp), 14.061 ha đất lâm nghiệp (4,36%), - 27 -
19.610 ha đất chuyên dùng cho các công trình, chiếm 6,08%; và 4.725 ha đất ở,
chiếm 1,47% diện tích tự nhiên.
Đơn vị hành chính của Tỉnh hiện nay bao gồm 9 huyện và 1 thành phố (Thành
phố Sóc Trăng). Trước đây khi mới thành lập (năm 1992) tỉnh Sóc Trăng có 7
huyện và 1 thị xã, đến ngày 31 tháng 10 năm 2003 theo Nghị định số 127/2003/NĐ-
CP thì tách huyên Thạnh Trị thành 2 huyện là Thạnh Trị và Ngã Năm, đến ngày 8
tháng 2 năm 2007 theo Nghị định số 22/2007/NĐ-CP thị xã Sóc Trăng được nâng
lên thành Thành phố Sóc Trăng và đến ngày 24 tháng 9 năm 2008 theo Nghị định
02/2008/NĐ-CP thành lập thêm huyện mới đó là huyện Châu Thành được tách ra từ
huyện Mỹ Tú.
Tổng số dân toàn Tỉnh là 1.274.000 người (năm 2007), trong đó đồng bào dân
tộc Khmer có 374.711 khẩu với 80.856 hộ chiếm tỷ lệ 30,24% dân số toàn tỉnh [12].
đến năm 2008 tổng dân số Tỉnh là 1.342.510 người mật độ trung bình 416,5
người/km2
.
Bảng thống kê dân số Sóc Trăng phân theo đơn vị hành chính năm 2008
STT Ðơn vị (Huyện)
Diện tích
(Ha)
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người /
Km2
)
Xã
(phường)
Thị
Trấn
1 Tp Sóc Trăng 7.615,22 173.922 2.283,9 10 0
2 H. Châu Thành 23.632,43 103.518 438,0 7 1
3 H. Cù Lao Dung 24.944,00 60.717 243,4 7 2
4 H . Kế Sách 34.287,00 150.000 460,8 12 1
5 H. Long Phú 43.706,50 229.000 523,9 14 1
6 H. Mỹ Tú 35.122,56 111.647 317,9 8 1
7 H. Mỹ Xuyên 54.446,00 195.553 359,1 15 2
8 H. Ngã Năm 24.196,81 77.056 318,5 7 1
9 H. Thạnh Tri 28.090,00 86.262 307,1 8 1 - 28 -
10 H. Vĩnh Châu 46.260,00 146.854 317,5 9 1
Toàn Tỉnh 3.223.300,52 1.342.510 416,5 97 11
Nguồn – [Thống kê Ban Liên Lạc Sinh Viên Sóc Trăng tại Tp. Hồ Chí Minh]
.
Trong Tỉnh dân số phân bổ không đều giữa các huyện, giữa thành thị và nông
thôn, đa số dân cư tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có
điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế. Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ người
Khmer đông nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 78.462 hộ (năm 2006) nhưng
lại phân bố không điều và sống tập trung đông ở các huyên: Mỹ Xuyên (16.384 hộ),
Vĩnh Châu (15.196 hộ), Mỹ Tú (15.446 hộ) trong khi huyện Cù Lao Dung chỉ có
822 hộ.
Bảng thống kê dân số Sóc Trăng phân theo đơn vị hành chính và dân tộc năm 2006
(Đơn vị tính: Hộ)
Chia theo
khu vực
Chia theo dân tộc
Đơn vị
(huyện)
Tổng số
hộ Thành
thị
Nông
thôn
Kinh Hoa Khmer Khác
Toàn Tỉnh 267.380 46.779 220.601 174.852 14.524 78.452 84
1. Thị xã Sóc
Trăng
25173 25.713 - 15.203 3.916 6.029 25
2. Kế sách 37.341 3.035 34.306 33.306 233 3.739 9
3. Long Phú 39.233 3.273 35.960 24.845 1.184 13.195 9
4. Cù lao 13.526 1.125 12.401 12.689 10 822 5 - 29 -
Nguồn – [ Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo năm 2005]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2001–2005 đạt bình quân
10,75% trên năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong đó khu vực
I tăng 8,2%; khu vục II tăng 15%; khu vực III tăng 12,8% và đến năm 2008 tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 10,25%, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành 730
USD đã ổn định phát triển đời sống xã hội nhân dân trong tỉnh, đặc biệt đối với
đồng bào dân tộc Khmer [10].
2.1.2. Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội đồng bào Khmer ở Sóc Trăng
hiện nay:
Sóc Trăng là một trong những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất
Nam Bộ, xét trên phạm vi 13 tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì Sóc Trăng có
đông đồng bào khmer sinh sống nhất chiếm 29,34% dân số của tỉnh (năm 2008).
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà Nước vào vùng đồng
bào dân tộc Khmer như: Các chương trình 135, 35, 34, vốn trợ giá - trợ cước, vốn
hổ trợ dân tộc đặt biệt khó khăn, vốn xóa đói giảm nghèo, vốn phát triển sản xuất và
các chính sách xã hội khác…Song song đó, do ý thức tập trung phát triển sản xuất,
trồng trọt, chăn nuôi và đa dạng hóa nghành nghề theo hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu
quả như: chăn nuôi bò, tôm sú, cá, cua, trồng nấm rơm, dưa hấu, hành tím, đưa màu
xuống chân ruộng… đã làm chuyển biến tích cực về mặt đời sống vật chất và tinh
thần trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Trong 3 năm (2005 – 2007) có 11.467 hộ đồng bào Khmer thoát nghèo
(trong đó: năm 2005 là 5.359 hộ; 2006 là 2.502 hộ và 2007 là 3.600 hộ), góp phần
Dung
5. Mỹ Tú 44.732 1.373 43.359 28.078 1.174 15.446 14
6. Mỹ Xuyên 42.931 3.894 39.037 25.285 1.251 16.384 11
7. Thạnh Trị 17.702 3.280 14.422 11.119 814 5.768 1
8. Ngã Năm 16.100 2.568 13.532 14.870 185 1.042 3
9. Vĩnh Châu 30.642 3.058 27.584 9.187 5.485 15.196 7 - 30 -
đưa tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh xuống còn 24,73%, riêng đồng bào Khmer khi chưa
thực hiện các chương trình năm 2005 có 38.085 hộ nghèo, chiếm 47,10% tổng số hộ
Khmer trên toàn Tỉnh, đến năm 2007 xuống còn 26.678 hộ Khmer nghèo, chiếm
32,99% so với tổng số hộ Khmer.
Tình hình sản xuất nông nghiệp thủy sản năm 2008 tăng hơn so với năm
2007, do tỷ lệ lạm phát tăng cao, kéo theo các giá cả mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
phục vụ trong sản xuất, đời sống tăng theo... Do đó tác động đến đời sống nông dân
trong Tỉnh đặc biệt là đồng bào Khmer nghèo. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đầu tư các chương trình, dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc Khmer. Kết
quả năm 2008 toàn tỉnh đã giảm được 4.643 hộ Khmer nghèo, bên cạnh đó phát
sinh 1.297 hộ nghèo mới và tái nghèo 613 hộ, nâng tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh
47.501 (chiếm 17,05%) trong đó hộ Khmer nghèo 22.343 hộ chiếm 28,48% so với
tổng số hộ Khmer [15].
Đáng quan tâm hiện nay số hộ Khmer thoát nghèo chư thật sự bền vững, số
hộ Khmer nghèo không có đất ở và đất sản xuất chiếm khá cao, với trên 2.465 hộ
không đất ở, 27.644 hộ không đất và thiếu sản xuất cần chuyển đổi nghề [13].
Còn một bộ phận đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn tâm lí trông chờ ỷ lại vào
sự hổ trợ của Nhà nước và cộng đồng, chưa có ý chí tự vươn lên thoát nghèo, mặt
khác do sản xuất thường gặp rủi ro, từng lúc giá cả một số mặt hàng nông sản không
ổn định, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, thiếu việc làm, thiếu vốn phải vay mượn
bên ngoài với lãi suất cao đẻ sản xuất; dẩn đến tình trạng tái nghèo và đời sống còn
gặp nhiều khó khăn.
Tình hình giáo dục trong đồng báo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng năm 2008:
Giáo dục Mầm non có 6/67 trường mầm non thuộc vùng đồng bào dân tộc,
với 124 cháu Khmer đi nhà trẻ, 7.662 cháu vào mẩu giáo chiếm tỷ lệ 22.7% tổng số
cháu đi nhà trẻ và mẩu giáo.
Tiểu học toàn tỉnh có 121/294 trường tiểu học thuộc vùng đồng bào dân tộc
Khmer, có 39.061 học sinh Khmer đến trường chiếm tỷ lệ 34.57% tổng số học sinh
tiểu học. - 31 -
Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT): Toàn tỉnh có
101/131 trường có con em dân tộc Khmer theo học, với 23.680 học sinh. Trong đó,
THCS là 18.196 học sinh học sinh THPT là 5.494 học sinh, chiếm 24% tổng số học
sinh phổ thông.
Toàn tỉnh có 06 trường Dân Tộc Nội Trú gồm 05 trường THCS và 01trường
THPT với 1.066 em đang theo học
Trường Bổ túc văn hóa PaLi trung cấp Nam Bộ có 04 lớp với 159 tăng sinh,
năm học 2007- 2008 có 15/24 tăng sinh thi đậu tốt nghiệp ( đạt 62,5% ).
Năm học 2008 - 2009 có 200 em học sinh dân tộc Khmer được xét cử tuyển
vào các trường Đại học. Gồm 85 em học sinh được xét vào trường đại học Dự bị
TP. Hồ Chí Minh và 115 em được cử tuyển vào các trương Đại học [13].
2.1.3. Nguyên nhân nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng:
Đồng bào Khmer ở Sóc Trăng có quy mô dân số đứng thứ 2 sau đồng bào
kinh, tuy nhiên tỷ lệ hộ Khmer nghèo lại cao năm 2008 có 22.343 hộ Khmer nghèo
(chiếm
28,48%) số hộ khmer, trong khi đó tỉ lệ hộ nghèo toàn Tỉnh 47.501 hộ (chiếm
17,05%) hộ nghèo cả Tỉnh. Mặc dù hàng năm, bình quân giảm 5,5% số hộ khmer
nghèo nhưng lại giảm không đáng kể, cuộc sống đồng bào khmer vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn, mức sống còn rất thấp [13]
Tình hình hộ Khmer nghèo phân theo đơn vị hành chính ở Sóc Trăng
Huyện thị
Tỷ lệ hộ nghèo
năm 2001
Tỷ lệ hộ nghèo
năm 2002
Tỷ lệ hộ nghèo năm
2003 - 32 -
Nguồn - [Niên giám thống kê Tỉnh năm 2003]
Tình trạng nghèo của đông bào Khmer có nhiều nguyên nhân, bao gồm
nguyên nhân chủ quan, khách quan; nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián
tiếp. Trong đó, có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu như:
Thứ nhât: Đồng bào phần lớn cư trú ở vùng nông thôn. Khoảng 90% dân tộc
Khmer sống bằng nghề nông nghiệp, nhưng tỷ lệ hộ nghèo không đất, thiếu đất sản
xuất cũng như thiếu vốn và tư liệu sản xuất còn cao.
Theo khảo sát năm 1998 số hộ không đất sản xuất 08 tỉnh có khoảng 32.000
hộ, chiếm tỷ lệ khoảng 16% trong tổng số hộ dân tộc Khmer luc bấy giờ. Qua khảo
sát nắm tình hình gần đây cho thấy số lượng không đất sản xuất tiếp tục tăng lên.
Tỉnh Sóc Trăng có 19,68% hộ thiếu đất và không đất sản xuất so với số hộ Khmer
chung trong tỉnh.
Thứ hai: Trình độ văn hóa trong đồng bào Khmer còn thấp. Trình độ học vấn
của lực lượng lao động trong nông thôn phần lớn là chưa biết chữ (18,34%), chưa
học hết bậc tiểu học (37,77%), đồng thời trình độ tay nghề của họ hầu như chưa có
gì và chủ yếu là lao động phổ thông (97,68%). Công tác xoá đói giảm nghèo và phát
triển giáo dục, năng cao dân trí có quan hệ chặt chẻ với nhau, kết quả nghiên cứu
của các tổ chức quốc tế và trong nước thấy rõ, tỷ lệ giảm nghèo sẽ được giảm xuống
có tính bền vững khi trình độ học vấn tăng lên. Qua khảo sát thực tế cho thấy gần
Tổng
số
Trong đó
Khmer
Tổng
số
Trong đó
Khmer
Tổng
số
Trong đó
Khmer
Tổng ( Toàn tỉnh) 30.75 42.92 28.00 42.15 22.31 38.67
1. Thị xã Sóc Trăng 12.86 31.01 10.51 26.84 7.82 20.07
2. Huyên Kế Sách 30.02 45.89 27.03 45.89 23.57 34.86
3. Huyện Long Phú 26.70 36.97 24.49 36.94 22.34 32.33
4. Cù Lao Dung 27.60 40.25 25.60 33.85 30.62 33.85
5. Huyện Mỹ Tú 36.38 46.89 32.63 46.89 28.16 46.89
6.Huyện Mỹ Xuyên 58.39 34.87 25.69 33.03 22.26 30.51
7. Huyện Thạnh Trị 34.43 49.29 31.73 49.29 23.00 35.62
8. Huyện Vĩnh Châu 44.10 52.97 40.31 52.97 33.46 52.97 - 33 -
90% số người nghèo là những người có trình độ từ phổ thông trở xuống. Như vậy ta
có thể khẳng định tình trạng nghèo trong dân tộc khmer có liên quan đến trình độ
học vấn, dân trí thấp.
Thứ ba: Phần lớn đồng bào Khmer chưa thích ứng với cơ chế kinh tế thị
trường. Nông dân Khmer hiện nay còn lúng túng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi, thường làm theo kinh nghiệm và cách thức truyền thống. Thiếu
thông tin thị trường, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Chưa thích nghi với
quy luật cạnh tranh, sản xuất hàng hoá chưa nhiều. Việc cân đối thu chi của nhiều
hộ dân tộc Khmer chưa được quan tâm đúng mức. Đa số hộ dân tộc Khmer chỉ có
nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản; nhưng lại
phải chi rất nhiều thứ. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta và nhất là
đối với hộ dân tộc Khmer sản xuất không lời hoặc có lời nhưng rất ít, ảnh hưởng lớn
đến thu nhập trong gia đình. Trước đây nhiều hộ độc canh cây lúa; hiện nay tuy có
xen canh, tăng vụ, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản nhưng diện tích đất
không nhiều, năng suất chưa vượt mức bình quân chung; chi phí sản cao, lời ít.
Trong khi đó, đông bào phải chi phí nhiều cho việc ăn, ở, học hành cho con cái, trị
bệnh, đóng các loại phí, đóng thuế (3 năm trở lại đây được niễm thuế nông nghiệp),
tham gia lễ hội, đóng góp cho cộng đồng xây dựng chùa chiền… đưa đến tình trạng
ăn trước trả sau, vay nặng lãi, bán sản phẩm nông sản non. Khi có biến cố trong gia
đình chỉ còn biết cầm cố, sang bán đất.
Thứ tư: Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc thấp kém, nhà cửa tạm bợ nhiều. Chi
phí đi lại, xây sủa nhà cửa hàng năm khá tốn kém. Việc giao lưu hàng hoá khó
khăn, sản phẩm làm ra nhiều nơi bị ép giá, trong khi hàng tiêu thụ phục vụ sinh hoạt
hàng ngày nhiều nơi lại chịu giá cao.
Ngoài ra còn do thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, thất mùa, địa bàn
sản xuất khó khăn khắc nghiệt. Một số nơi còn do đông con, bệnh tật, già cả neo
đơn, thiếu lực lượng lao động chính… Một bộ phận nhỏ đồng bào Khmer, nhất là số
hộ nghèo, dân trí thấp còn tư tưởng cầu an, thoã mãn với cuộc sống hiện tại, thiếu ý
thức vươn lên, thiếu chủ động trong kế hoạch làm ăn của gia đình. - 34 -
Theo kết quả điều tra 1/10/2001 về xác định nguyên nhân nghèo của các hộ
Khmer nghèo như sau.
Nguyên nhân nghèo Tỷ lệ (%)
Thiếu vốn sản xuất 79,86
Không đất sản xuất 11,27
Lao động già yếu 1,72
Thiếu việc làm 1,91
Thiếu kinh nghiệm sản xuất 0,2
Đông người 0,64
Tai nạn, rủi ro 0,11
Nguyên nhân khác 0,03
Nguồn – [16; Tr7]
Như vậy vấn đề thiếu vốn là nguyên nhân chủ yếu gây nghèo (79,86%), tuy
nhiên nếu hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để tạo việc làm, nâng cao nguồn thu nhập
kinh tế hộ gia đình người Khmer nếu không cầm tay chỉ việc và theo dõi, kiểm tra
thì có thể xảy ra tình trạng do quá nghèo nên nhiều hộ sử dụng vốn vay không đúng
mục đích, dẫn đến không có khả năng trả nợ, hiện tượng này đã xãy ra trong nhiều
năm nay.
Nguyên nhân quan trọng thứ 2 là vấn đề không có đất sản xuất (11,27%),
như chúng ta đã biết với trên 90% đồng bào Khmer sinh sống và làm việc tại vùng
nông thôn, nếu không có đất sản xuất thì chỉ có cách chỉ đi làm mướn nên cuộc
sống bấp bên. Số lượng lao động của người Khmer được đào tạo nghề rất thấp, do
đó rất khó tìm việc làm tại các cơ sở sản xuất đòi hỏi trình độ tay nghề, từ đó cuộc
sống bấp bên.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt được, trong công tác xoá đói
giảm nghèo cho đồng bào dân tộc khmer trên địa bàn Tỉnh vẫn còn bộc lộ một số
hạn chế, cần tiếp tục tìm hiểu để từ đó đề xuất giải pháp thích hợp hơn.
2.2. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG ĐỒNG
BÀO KHMER Ở SÓC TRĂNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY: - 35 -
2.2.1. Các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo vùng
đồng bào Khmer của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Sóc Trăng:
Công tác xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc khmer là một vấn đề xã
hội bức xúc đã được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm. Chính vì điều này mà
ngay sau khi tái lập Tỉnh (4/1992) mặc dù còn nhiều khó khăn. Song, Tỉnh Ủy và
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo cho các cấp ngành triển khai Chỉ thị
68/CT-TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác vùng
đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.
Thông qua công tác tổng kết 10 năm thành lập Tỉnh và 10 năm thực hiện Chỉ
thị 68/CT-TW đã cho thấy đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào khmer Sóc
Trăng đã được nâng lên rõ rệt, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ngày càng
được củng cố.
Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ VIII
(nhiệm kỳ 1992 – 1995), thông qua chỉ tiêu cụ thể từ nay đến cuối năm 1995 tổ
chức triển khai thực hiện Chỉ thị 68/CT-TW công tác xóa đói giảm nghèo trong
đồng bào Khmer. Trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực, tự cường không chờ ỷ lại
vào sự giúp đở bên ngoài, nắm vững việc phát triển kinh tế Tỉnh, xây dưng đội ngũ
cán bộ Đảng ở từng địa phương để chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
vùng đồng bào dân tộc trong Tỉnh.
Từ các chủ trương chính sách dân tộc, tôn giáo cùa Đảng và Nhà nước như:
Nghị quyết Hôị nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Chỉ thị 68
của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng khóa VI và các Quyết định của Chính phủ như:
31, 32, 33, 112, 134, 135… nhằm thực hiện chương trình phát triển vùng đồng bào
dân tộc. Riêng Sóc Trăng Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05 năm 2002 về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer và
công tác tôn giáo.
Tỉnh ủy đã sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết 05, đồng thời xây dựng
phương hướng nhiệm vụ mục tiêu và các giải pháp về công tác vùng đồng bào dân
dân tộc Khmer và công tác tôn giáo giai đoạn 2006 - 2010; trong đó, chính sách dân
tộc phấn đấu đến năm 2010, 90% số hộ Khmer có điện sinh hoạt, 85% hộ có nước - 36 -
sinh hoạt hợp vệ sinh, 70% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tỷ lệ phát
triển dân số trong đồng bào Khmer đạt 1,65%.
Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về
chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo có đời sống khó khăn”, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Ðể giúp đồng bào nghèo ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, tỉnh Sóc
Trăng đã ban hành đề án về chính sách hỗ trợ giải quyết đất sản xuất, đất ở, kết hợp
đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo giai đoạn
2007 - 2010, với tổng kinh phí thực hiện 545.109 triệu đồng, nhằm từng bước nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Theo đề án, từ nay đến năm 2010, có 6.510 hộ được cấp đất sản xuất, đất ở;
16.126 hộ chuyển đổi nghề và được giải quyết việc làm; 28.034 lao động được đào
tạo, học nghề; 1.792 hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
được trợ cấp bình quân 1 triệu đồng/năm.
Ngày 02/10/2002 Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh ban hành Quyết định
1358/QĐ.HC.02, về việc xây dựng nhà tình thương khắc phục nhà ở tạm, nhà tre lá
không có nhà ở cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở, hộ Khmer nghèo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc khmer ở sóc trăng từ năm 1992 đến nay.doc