MỤC LỤC
Trang
Chương 1:GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đềnghiên cứu. 1
1.1.1. Sựcần thiết của nghiên cứu . 1
1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn. 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 5
1.2.1. Mục tiêu chính . 5
1.2.2 Mục tiêu cụthể. 5
1.3. Các giảthuyết cần kiểm định và câu hỏi nghên cứu . 5
1.3.1. Giảthuyết cần kiểm định . 5
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu . 5
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 5
1.4.1. Không gian nghiên cứu . 5
1.4.2. Giai đoạn nghiên cứu . 6
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 6
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận. 7
2.1.1.Cơsởlý thuyết của việc đa dạng hóa . 7
2.1.2. Cách thưc đo lường hiệu quảcủa việc đa dạng hóa. 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu. 14
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu. 14
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu . 15
Chương 3: SƠLƯỢC VỀTHỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Thịtrường chứng khoán Việt Nam- Một thịtrường non trẻ. 17
3.2. Thịtrường chứng khoán Việt Nam- Một thịtrường đầy rủi ro. 20
3.2.1. Rủi ro từbản thân thịtrường. 20
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tưchứng khoán tại Việt Nam
vii
3.2.2. Rủi ro từcách điều hành của các cơquan có thẩm quyền . 21
Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰSUY GIẢM RỦI RO DO ĐA
DẠNG HÓA
4.1 Phân tích chung . 25
4.1.1. Thịtrường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. 25
4.1.2. Phân tích ảnh hưởng của việc gia tăng kích cỡdanh mục đến rủi
ro ởcác giai đoạn khác nhau. . 26
4.1.3. Ảnh hưởng của việc gia tăng kích cỡdanh mục đến lợi nhuận. 29
4.2. Tiến hành kiểm định các giá trịnhận được . 36
4.3 Thiết lập hàm hồi quy vềmối quan hệgiữa độlệch chuẩn của danh
mục và danh mục và danh mục kích cỡn. 37
Chương 5: MỘT SỐHẠN CHẾVÀ SAI SÓT. 39
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận . 45
6.2 Đềxuất cho các nghiên cứu tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO:. 48
PHỤLỤC
Phụlục 1: Diễn biến tỉsuất giá chứng khoán tính theo tháng từngày
01/01/2007 đến ngày 31/03/2008 . 49
Phụlục 2: Biểu đồphân bốtỉsuất lợi nhuận và rủi ro của danh mục một
chứng khoán ởcác giai đoạn . 62
Phụlục 3: Bảng các kết quảkiểm định . 65
78 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3985 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý và không phá vỡ các quy luật thị trường. Nhưng tôi cho
rằng việc tăng giảm biên độ dao động giá này là một hành động phá vỡ sự vận
động bình thường của thị trường. Bởi vì khi nào thì nên tăng, khi nào thì nên
giảm biên độ? Chẳng lẽ lúc nào thị trường có xu hướng Bearish thì lại hạ biên độ
xuống, lúc nào Bullish thì lại nới rộng biên độ dao động. Cách làm này vô tình đã
tạo ra lòng tin về sự an toàn giả tạo đối với những nhà đầu tư . Nhắc tới vấn đề
này bởi vì biên độ dao động ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro của một chứng khoán
trong ngắn hạn ( nội dung chính của Luận văn này). Chẳng hạn nếu biên độ dao
động giá là 1% thì trong một tuần ( 5 phiên giao dịch) chứng khoán mà bạn mua
dù có tăng liên tục cũng chỉ được (1+1%)5 = 105,1%. Trong khi đó nếu biên độ
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 23 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
dao động là 5% thì nếu tăng liên tục 5 phiên sẽ là (1+5%)5 =127,6% . Một sự
khác biệt rất lớn.
- Còn SCIC (Công ty quản lý vốn nhà nước) lại tổ chức mua lại các chứng
khoán trên thị trường, nhằm cân bằng cung cầu. Đây có thể hiểu như là một cách
đầu tư của nhà nước để bình ổn thị trường ( Kiểu như quỹ dự trữ lúa gạo giúp
bình ổn giá!). Nhưng liệu điều này có hợp lý? Nhiều người có thể lập luận rằng
SCIC ra tay cứu thị trường vào lúc này là đúng đắn, vì bằng chứng là giá chứng
khoán đã ổn định, và một khi giá chứng khoán đã ổn định nghĩa là xu hướng tăng
giá sẽ trở lại và khi thị trường tăng trở lại, SCIC chỉ việc bán các chứng khoán đã
mua ra để kiếm lợi và tiếp tục giúp bình ổn thị trường. Nhưng những cái đáy mà
Vn-Index và Hastc-Index chạm phải có phải là đáy thật sự không? Hay đây chỉ là
những đáy giả tạo do sự nâng đỡ của SCIC khi thông tin về việc mua lại cổ phiếu
trên thị trường được công bố. Chúng ta không thể biết được câu trả lời vì mọi
chuyện đã diễn ra. Còn hành động của SCIC có phải là hành đông phi thị
trường hay không lại phụ thuộc vào việc tổ chức này là một tổ chức hoạt
động vì mục đích lợi nhuận (kiểu như một quỹ đầu tư tài chính) vận động
theo các nguyên tắc thị trường, hay một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động
theo các mệnh lệnh hành chính, xuất hiện như một cứu cánh giúp bình ổn,
khi thị trường gắp sự cố. Trong hiện tại thì nhiều người cho rằng hành động can
thiệp của SCIC không phải là một giải pháp tối ưu nhất đối với thị trường.
Nhắc tới các vấn đề trên đây để thấy rằng cách điều hành của các cơ quan
có thẩm quyền đối với thị trường chứng khoán là có vấn đề. Bởi vì cách điều
hành này hết sức cảm tính và không để thị trường vận động theo các quy luật
riêng của nó, không những không giúp làm giảm rủi ro khi đầu tư, mà việc can
thiệp bằng cách tăng giảm biên độ dao động, hay mua lại các chứng khoán trên
thị trường vô tình đã tạo nên những tiền lệ xấu đối với sự vận động của thị
trường. Bởi vì chúng ta đều biết rằng giá cả thì tất yếu phải phụ thuộc vào quan
hệ cung cầu, Vn-Index và Hastc-Index dù có giảm như vậy hay giảm hơn thế nữa
thì cũng không nên can thiệp. Bởi vì trong chúng ta ai có thể xác đinh được giá
trị thực của các công ty niêm yết trên sàn là bao nhiêu? Hành vi “cứu thị trường”
này đã làm ảnh hưởng đến những nhà đầu tư nắm bắt được quy luật của cuộc
chơi, khi họ đang chờ giá giảm xuống “giá trị thực của nó”.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 24 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Giá cổ phiếu của các công ty khi suy giảm đến một mức nào đó đương
nhiên sẽ có người mua vào. Vì họ xác định được đấy mới chính là giá trị thực của
các cổ phiếu đó, hành động can thiệp của Ủy ban chứng khoán nhà nước hay các
cơ quan hữu trách khác vô tình lại tạo nên những thước đo sai lệch đối với giá trị
công ty. Còn những người đa mua phải cổ phiếu với giá cao đương nhiên phải
chịu lỗ, bởi vì họ đã không nắm bắt xu hướng của số đông và xu thế của thị
trường. Thị trường chứng khoán vốn đã là một canh bạc lớn và có kẻ thắng tất
yếu phải có người thua.
Kết luận: Từ những luận điểm trên có thể thấy rằng thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức rủi ro. Rủi ro xuất phát từ
chính bản thân các nhà đầu tư nghiệp dư thiếu bản lĩnh nhưng lại thừa thông tin
trên thị trường, rủi ro từ sự thiếu những quy định chặt chẽ, rủi ro từ cách thức
điều hành của các cơ quan hữu trách…Do vậy trước khi thị trường đi vào hoạt
động ổn định, có một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, có những quy định cụ thể về rõ
ràng từ các cơ quan chức năng về cách thức điều hành thị trường, quy định về
bảo vệ quyền của các nhà đầu tư nhỏ, quy định về công bố thông tin... Hãy đầu
tư vào thị trường (thay vì đầu cơ) một cách cẩn trong và tự bảo hiểm cho
mình bằng các phương cách có thể; Chẳng hạn như đa dạng hóa danh mục đầu
tư!
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 25 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ SUY GIẢM RỦI RO
DO ĐA DẠNG HÓA
4.1. PHÂN TÍCH CHUNG:
4.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu:
Biểu đồ 4.1: Diễn biến của Hastc-Index từ 01/01/2007 đến 31/03/2008
Biểu đồ 4.2: Diễn biễn của VN-Index từ 01/01/2007 đến 31/03/2008.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 26 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Hai biểu đồ trên cho ta một cái nhìn tổng quan về diễn biến của Trung tâm
giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh
trong thời gian từ 01/01/2007 đến 31/03.2008. Nhận xét đầu tiên mà chúng ta có
được là diễn biến của chỉ số chứng khoán ở 2 sàn là khá tương đồng nhau. Chẳng
hạn như ở T1, khi Vn-Index tăng từ 780 lên gần 1200 thì ở sàn Hà Nội Hastc-
Index cũng tăng từ 250 lên 460. Ngoại trừ ở T2 khi xu hướng giảm của Hastc-
Index là khá rõ rệt và Vn-Index là giằng co, thì ở các giai đoạn còn lại T3, T4, T5
hầu như không có sự khác biệt trong xu hướng tăng giảm giữa hai sàn.
4.1.2. Phân tích ảnh hưởng của việc gia tăng kích cỡ danh mục đến rủi ro
ở các giai đoạn khác nhau:
Đầu tiên, chúng ta sẽ tiến hành chia dữ liệu trên thành 5 giai đoạn để tiến
hành so sánh với nhau. Mục tiêu là tìm ra được độ lệch chuẩn của các danh mục,
và so sánh độ lệch chuẩn giữa các thời kỳ khác nhau để đi đến kết luận về sự suy
giảm rủi ro, nhờ đa dạng hóa.
Sau đây là bảng kết quả về sự phân bố của độ lệch chuẩn trung bình của tỉ
suất lợi nhuận giữa các kích cỡ danh mục khác nhau và giữa các giai đoạn với
nhau, điều này tạo điều kiện dễ dàng cho chúng ta có thể so sánh các kết quả đạt
được về lợi ích của việc đa dạng hóa ở các khoảng thời gian khác nhau.
Bảng 4.1: Phân bố trung bình rủi ro tổng thể trong 5 giai đoạn.
LOẠI DANH MỤC T1 T2 T3 T4 T5 TRUNG BÌNH
1 0.3005 0.1987 0.1092 0.2430 0.1682 0.2039
4 0.1904 0.1667 0.0847 0.2147 0.1573 0.1628
8 0.1599 0.1535 0.0771 0.2031 0.1554 0.1498
16 0.1452 0.1506 0.0756 0.2005 0.1543 0.1452
32 0.1389 0.1477 0.0738 0.1975 0.1541 0.1424
DM Thị Trường 0.1287 0.1468 0.0735 0.1959 0.1540 0.1398
So sánh các giai đoạn với nhau ta thấy rằng, ở giai đoạn 1 rủi ro của danh
mục 1 chứng khoán là cao nhất và nó gần bằng 2,5 lần danh mục thị trường,
trong khi đó danh mục 1 chứng khoán ở các giai đoạn T2, T3 ,T4 ,T5 thì rủi ro
của danh mục 1 chứng khoán là khá nhỏ và chỉ gần bằng 1,5 lần so với danh mục
thị trường và dựa vào bằng chứng thực nghiệm thu được trên đây, ta có thể thấy
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 27 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
rằng rủi ro suy giảm đáng kể khi kích cỡ danh mục tăng lên nhưng sự suy giảm
này lại có sự khác nhau ở các thời kì khác nhau. Ở giai đoạn 1 với việc đưa thêm
3 loại chứng khoán vào trong danh mục 1 chứng khoán ta đã có thể làm rủi ro
giảm đi 0,11 xuống còn 0,19 chiếm tới 36% trong tổng rủi ro. Trong khi đó ở
giai đoạn 5 cũng với 3 loại chứng khoán được thêm vào danh mục 1 chứng
khoán, rủi ro chỉ suy giảm được 6,5%.
Bảng 4.2: Tỉ lệ độ lệch chuẩn của các loại danh mục
so với danh mục thị trường.
Đơn vị tính: %
LOẠI DANH MỤC T1 T2 T3 T4 T5 TRUNG BÌNH
1 233.54 135.42 148.54 124.04 109.26 145.91
4 147.97 113.61 115.30 109.62 102.15 116.47
8 124.25 104.60 104.90 103.67 100.91 107.18
16 112.82 102.61 102.88 102.34 100.21 103.91
32 107.91 100.61 100.46 100.81 100.10 101.88
DM Thị Trường 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Điều này cũng phù hợp với những lý thuyết mà chúng ta có được, vì chúng
ta đều biết rằng rủi ro của danh mục toàn thị trường thì đại diện cho phần rủi ro
hệ thống không thể đa dạng hóa, nên cũng dễ hiểu vì sao ở T1 chỉ với 3 chứng
khoán thêm vào danh mục 1 chứng khoán mà đã có thể hạ rủi ro xuống còn
63,36%. Còn ở thời kì thứ 5 rủi ro phi hệ thống chỉ là 9,26%, đương nhiên kéo
theo việc chúng ta chỉ có thể hạ được rủi ro trong 9,26% này. Nên cho dù với
danh mục 32 chứng khoán hay một danh mục có kích cỡ lớn hơn nữa thì chúng ta
cũng không thể nào hạ thấp được rủi ro xuống quá 0,1540 rủi ro hệ thống.
Bảng 4.3: Tỉ lệ rủi ro của các danh mục
so với danh mục toàn thị trường (Tính theo tháng)
Đơn vị tính: %
LOẠI DANH MỤC T1 T2 T3 T4 T5 TRUNG BÌNH
1 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
4 63.36 83.90 77.62 88.38 93.50 79.82
8 53.20 77.24 70.62 83.58 92.36 73.45
16 48.31 75.77 69.26 82.50 91.72 71.22
32 46.21 74.30 67.63 81.27 91.62 69.82
DM Thị Trường 42.82 73.84 67.32 80.62 91.53 68.53
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 28 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Như vậy kết luận đầu tiên mà chúng ta có được là rủi ro ở các thời kì khác
nhau thì không giống nhau và sự suy giảm của nó phụ thuộc vào rủi ro phi hệ
thống có chiếm tỉ trọng lớn trong tổng rủi ro hay không. Danh mục mà rủi ro phi
hệ thống chiếm tỷ trọng càng lớn thì tác dụng đa dạng hóa càng thể hiện rõ rệt và
càng hiệu quả
Nhưng có một điểm chung là những chứng khoán đầu tiên thêm vào danh
mục bao giờ cũng là những chứng khoán làm rủi ro suy giảm nhiều nhất, chẳng
hạn như với danh mục 1 chứng khoán ở thời kỳ 1 với 3 chứng khoán thêm vào để
tạo thành danh mục 4 chứng khoán thì mỗi chứng khoán làm rủi ro giảm xuống
12,213%. Trong khi đó nếu chúng ta tiếp tục thêm 4 chứng khoán vào danh mục
4 chứng khoán đó, để tạo thành danh mục 8 chứng khoán, thì với mỗi chứng
khoán thêm vào rủi ro chỉ giảm được có 2,54%. Cứ như vậy mức độ suy giảm
của rủi ro trên mỗi chứng khoán được thêm vào danh mục sẽ giảm dần. Điều này
gợi ý cho chúng ta là không nên đa dang hóa quá mức. Vì việc này không những
không hiệu quả, do việc suy giảm rủi ro trên mỗi chứng khoán sẽ rất thấp khi
kích cỡ danh mục đã lớn mà còn kéo theo chi phí quản trị danh mục, chi phí tìm
kiếm thông tin gia tăng …
Bảng 4.4: Tỉ lệ suy giảm của rủi ro trên mỗi chứng khoán
được thêm vào danh mục
Đơn vị tính: %
SO CK THEM VAO DM T1 T2 T3 T4 T5 TRUNG BÌNH
3 + DM1 = DM4 12.213 5.367 7.460 3.873 2.167 6.727
4 + DM4 = DM8 2.540 1.665 1.750 1.200 0.285 1.593
8 + DM8 = DM16 0.611 0.184 0.170 0.135 0.080 0.279
16 + DM16 = DM32 0.131 0.092 0.102 0.077 0.006 0.088
160 + DM32 = DMTT 0.021 0.003 0.002 0.004 0.001 0.008
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 29 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Bảng 4.5: Lợi ích biên của sự suy giảm độ lệch chuẩn
Đơn vị tính: %
LOẠI DANH MỤC T1 T2 T3 T4 T5 TRUNG BÌNH
1 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
4 64.08 61.57 68.48 59.96 76.78 64.12
8 81.84 87.01 89.90 84.73 90.20 84.37
16 90.40 92.62 94.07 90.29 97.73 91.48
32 94.08 98.26 99.06 96.62 98.96 95.90
DMTT 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Mặc dù sự suy giảm của rủi ro ở các thời kì khác nhau là không giống
nhau, do phụ thuộc vào tỉ trọng của rủi ro phi hệ thống có chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng rủi ro hay không. Nhưng mặt khác mức độ suy giảm của rủi ro phi hệ
thống thì lại khá đồng đều giữa các thời kì khác nhau, như bảng 4.5 đã chỉ ra với
một danh mục 4 chứng khoán thì ta có thể đạt được từ 60% đến 75% mục đích
của việc đa dạng hóa, tức là loại bỏ rủi ro phi hệ thống. Với một danh mục có 8
chứng khoán là 82% đến 92%, danh mục có 16 chứng khoán là 90% đến 98%,
danh mục có 32 chứng khoán là 94% đến 99%.
Bảng 4.5 còn cho ta thấy một điều là ở thời kì T5 không như ta đã nghĩ là
có mức độ suy giảm của rủi ro thấp, khi 3 chứng khoán được thêm vào để tạo
thành danh mục 1 chứng khoán để tạo thành danh mục 4 chứng khoán, mà thậm
chí nó còn có mức độ loại bỏ rủi ro phi hệ thống cao nhất trong các thời kì và đạt
76,78%. Trong khi đó thời kì T1, với mức độ làm suy giảm rủi ro được đánh giá
cao nhất nhưng cũng chỉ đạt 64% với 3 chứng khoán được thêm vào danh mục 1
chứng khoán.
4.1.3. Ảnh hưởng của việc gia tăng kích cỡ danh mục đến lợi nhuận:
Việc tiếp theo là chúng ta sẽ đánh giá xem lợi nhuận bị ảnh hưởng ra sao
khi gia tăng kích cỡ danh mục, chúng ta sẽ xem xét đồng thời trên 2 khía cạnh là
tỉ suất lợi nhuận và hệ số nhân lợi nhuận REA. Điều này là rất quan trọng vì nếu
chúng ta chỉ đơn thuần muốn đạt được mục đích của việc đa dạng hóa là suy
giảm rủi ro mà không chú ý tới lợi nhuận thì mua trái phiếu chính phủ với lãi suất
phi rủi ro có lẽ còn tốt hơn.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 30 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Như ta đã biết các kết quả mà chúng ta trình bày từ đầu chương 4 tới giờ,
tất cả đều là kết quả trung bình và tỉ lệ giữa các chứng khoán là bằng nhau. Do
vậy khi trình bày tỉ suất lợi nhuận của các kích cỡ danh mục khác nhau chúng ta
gặp phải một khó khăn do việc sử dụng kĩ thuật trung bình này. Ở đây tôi sẽ chỉ
rõ khó khăn này qua một ví dụ minh họa:
Chẳng hạn như chúng ta có 4 chứng khoán A,B,C,D với các mức tỉ suất lợi
nhuận lần lượt A=1,2 B=1,4 C=1,5 D=1. Như vậy chúng ta sẽ có tỉ suất lợi nhuận
trung bình của danh mục 1 chứng khoán là (1,2+1,4+1,5+1)/4=1,275. Với 4
chứng khoán này ta có thể tạo được 2 danh mục 2 chứng khoán chẳng hạn như A
và B thì sẽ có tỉ suất lợi nhuận là (1,2+1,4)/2=1,3, và danh mục 2 chứng khoán
C,D sẽ có tie suất lợi nhuận là (1,5+1)/2=1,25. Lúc này khi trình bày kết quả
chúng ta sẽ sử dụng số trung bình làm đại diện, kết quả là tỉ suất trung bình của 2
danh mục 2 chứng khoán sẽ là (1,25+1,3)/2=1,275. Do vậy chúng ta sẽ không
phân biệt được sự khác nhau của tỉ suất lợi nhuận ở các kích cỡ danh mục khác
nhau.
Bảng 4.6: Tỉ suất lợi nhuận bình quân trong 5 giai đoạn
LOẠI DANH MỤC T1 T2 T3 T4 T5 TRUNG BÌNH
Tỉ suất lợi nhuận 1.2539 0.9756 0.9841 1.1264 0.8789 1.0438
Để giải quyết vấn đề trên chúng ta sẽ trình bày tỉ suất lợi nhuận của các
kích cỡ danh mục khác nhau bằng đồ thị. Đầu tiên tôi sẽ vẽ đồ thị tỉ suất lợi
nhuận của các danh mục 1 chứng khoán trong các giai đoạn từ T1 tới T5, việc
này cũng được thực hiện cho các danh mục có kích cỡ khác. Sau đó tôi sẽ sử
dụng số liệu của 15 tháng, rồi gộp chung các kích cỡ danh mục này vào một đồ
thị để tiện cho việc xem xét.
Biểu đồ 4.3 cho thấy sự phân tán không đều của tỉ suất lợi nhuận danh mục
so với độ lệch chuẩn, nhưng nhìn chung với danh mục 1 chứng khoán có thể thấy
một điều là tỉ suất lợi nhuận và độ lệch chuẩn ở giai đoạn 2, 3, 5 là khá tương
đồng nhau, nên mức độ tập trung của chúng khá lớn với tỉ suất lợi nhuận dao
động trong khoảng từ 0,75 đến 1,27 và rủi ro dao động từ sấp xỉ 0 đến 0,4
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 31 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Biểu đồ 4.3: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận
của danh mục 1 chứng khoán.
Biểu đồ 4.4: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận
của danh mục 4 chứng khoán
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 32 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Biểu đồ 4.5: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận
của danh mục 8 chứng khoán
Biểu đồ 4.6: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận
của danh mục 16 chứng khoán
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 33 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Biểu đồ 4.7: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận
của danh mục 32 chứng khoán.
Dựa vào sự phân bố độ lệch chuẩn của các kích cỡ danh mục trên ta có thể
rút ra một số kết luận quan trọng sau. Thứ nhất, là sự suy giảm của rủi ro hoàn
toàn có thể đạt được bằng cách gia tăng kích cỡ danh mục, và sự suy giảm này
khá ổn định qua các thời kì khác nhau.. Hãy nhìn vào các biểu đồ từ 4.3 đến 4.7,
hầu hết các loại danh mục đều có khuynh hướng tập trung vào một độ lệch chuẩn
nào đó chẳng hạn như danh mục 1 chứng khoán có khuynh hướng tập trung vào
độ lệch chuẩn vào mức xấp xỉ từ 0 đến 0,4. Khuynh hướng này tiếp tục biểu hiện
rõ qua các biểu đồ còn lại và mức độ tập trung càng lúc càng cao với các mức
xấp xỉ từ 0,05 đến 0,25 ở danh mục 4 chứng khoán, từ 0,05 đến 0,23 với danh
mục 8 chứng khoán, từ 0,07 đến 0,2 ở danh mục 16 chứng khoán và từ 0,14 đến
0,175 ở danh mục 32 chứng khoán.
Thứ hai, mặc dù tỉ suất lợi nhuận khi gia tăng kích cỡ danh mục cũng có
suy giảm, nhưng nếu ta để ý ở biểu đồ 4.8 ta sẽ thấy rằng tỉ suất lợi nhuận của
các danh mục có kích cỡ lớn thậm chí còn cao hơn đa phần các danh mục có kích
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 34 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
cỡ nhỏ. Do vậy nếu bạn không phải là một người ưa mạo hiểm, thì với một danh
mục kích cỡ lớn có tỉ suất lợi nhuận trung bình và mức độ rủi ro thấp thì cũng
không phải là một lựa chọn quá tệ.
Tuy nhiên, như đã nói từ ban đầu là việc tính tỉ suất lợi nhuận trung bình
không phản ánh được lợi nhuận thực sự mà nhà đầu tư có được, cũng như chiến
lược đầu tư thực tế mà họ áp dụng. Do vây chúng ta sẽ thử tính lại lợi nhuận của
các danh mục có kích cỡ khác nhau ở trong 5 giai đoạn để xem liệu thực tế việc
gia tăng kích cỡ danh mục có làm lợi nhuận suy giảm không?
Bảng 4.7: Hệ số nhân lợi nhuận bình quân tính theo tháng
(phương pháp REA)
LOẠI DANH MỤC T1 T2 T3 T4 T5 TRUNG BÌNH
1 1.4523 1.0781 1.0850 1.3326 0.9823 1.1861
4 1.6026 1.1286 1.1078 1.3979 0.9585 1.2391
8 1.6905 1.1112 1.1079 1.3779 0.9584 1.2492
16 1.6905 1.1289 1.0634 1.3249 0.9579 1.2331
32 1.6415 0.9919 1.1078 1.4023 0.9599 1.2207
Kết quả từ bảng 4.7 cho ta thấy, lợi nhuận có được ở các kích cỡ danh mục
khác nhau hầu như không hề bị ảnh hưởng bởi việc gia tăng kích cỡ danh mục,
mà chỉ bị ảnh hưởng bởi các thời kì khác nhau. Đây có thể nói là một kết quả
khá bất ngờ, điều này một lần nữa cũng cố cho lợi ích của việc đa dạng hóa,
không như những kết luận thiếu rõ ràng mà chúng ta có được từ việc tính tỉ suất
lợi nhuận ở trên.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 35 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
Biểu đồ 4.8: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận của các kích cỡ danh mục trong 15 tháng.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 36 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
4.2 TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ NHẬN ĐƯỢC:
Các kết luận đã trình bày ở trên, hầu hết đều là kết quả trung bình của các
giá trị tính toán. Kết quả nhận được ở trên không ít thì nhiều cũng sẽ bị ảnh
hưởng bởi cách tính trung bình này, vì kĩ thuật trung bình không phản ánh được
những biến thiên của các đại lượng cần quan sát. Do vậy để đảm bảo tính khách
quan cho những kết luận về việc suy giảm rủi ro khi gia tăng kích cỡ danh mục
đã trình bày ở trên. Tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại các kết quả đã có được bằng việc
sư dụng kiểm định Kruskal-Wallis cho 5 kích cỡ danh mục nghiên cứu. Nhưng ở
đây chúng ta sẽ chỉ kiểm định cho khoảng thời gian 15 tháng, chứ không kiểm
định lại riêng từng kết quả của các khoảng thời gian 3 tháng (T1, T2, T3, T4,
T5). Sau đây là kết quả có được.
Bảng 4.8: Phân hạng
Loai Danh Muc Cỡ Mẫu Hạng Trung Bình
DM 1 CK 192 154.25
DM 4 CK 48 120.23
DM 8 CK 24 113.67
DM 16 CK 12 99.33
DM 32 CK 6 99.33
Tổng 282
Bảng 4.9: Giá trị thống kê
Đại Lượng thống kê Giá trị
Chi-Square 15.567
df 4
Sig.F 0.004
Như vậy, với Sig F = 0,004 ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 là trung bình tổng
thể của các kích cỡ danh mục khác nhau là bằng nhau. Đồng thời với giá trị của
bảng phân hạng 4.8 ở trên ta có thể nói danh mục 1 chứng khoán có rủi ro cao
hơn hẳn so với danh mục 4 chứng khoán, và các danh mục khác. Danh mục 4
chứng khoán có rủi ro cao hơn danh mục 8 chứng khoán, 16 chứng khoán và 32
chứng khoán. Còn danh mục có 8 chứng khoán có rủi ro cao hơn danh mục 16 và
32 chứng khoán.
Thực ra những thông tin có được từ kiểm định này khá ít cho việc đưa ra
những nhận định về sự khác nhau của rủi ro giữa các tổng thể do việc đa dạng
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 37 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
hóa tạo ra. Vì vây để mọi người có một cái nhìn toàn diện hơn, tôi đã thực hiện
phân tích ANOVA một chiều với giả định là các tổng thể có phân phối chuẩn, và
sau đó chúng ta sẽ thực hiện phân tích sâu ANOVA với phương pháp Turkey.
Kết quả của những kiểm định này được trình bày trong phần phụ lục 3, cũng khá
tương đồng với kết quả của kiểm định Kruskal-Wallis đã thực hiện. Các bạn có
thể xem lại và rút ra những nhận định cho riêng mình. .
4.3. THIẾT LẬP HÀM HỒI QUI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ LỆCH
CHUẨN CỦA DANH MỤC VÀ DANH MỤC KÍCH CỠ n.
Chúng ta sẽ thiết lập mô hình theo dạng của Evan-Archer :
1
nS NS DS n
⎛ ⎞= + ⎜ ⎟⎝ ⎠ (13)
Sn độ lệch chuẩn của danh mục kích cỡ n, là biến phụ thuộc.
NS rủi ro không thể đa dạng hóa ( Rủi ro hệ thống-Non diversible risk)
DS rủi ro có thể đa dạng hóa (Rủi ro phi hệ thống – Diversible Risk)
n số loại chứng khoán trong danh mục, là biến độc lập.
Dựa vào mô hình này và các kết quả tính toán có được ở phần trên chúng ta
sẽ tiến hành thiết lập mô hình hàm hồi quy. Sau đây là kết quả dựa theo phương
pháp OLS:
Bảng 4.10: Các giá trị thống kê của hàm hồi quy.
ĐẠI LƯỢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ
Rủi ro hệ thống (NS) 0,196
Rủi ro phi hệ thống(DS) 0,061
R 0,228
R Square 0,052
Sai số chuẩn 0,1
F 15,379
Sig F 0,000
Như vậy với SigF = 0,0001 ta có thể nói là Rủi ro của danh mục và kích cỡ
danh mục có mối quan hệ tuyến tính với nhau.Tuy nhiên mối quan hệ này không
được chặt chẽ cho lắm vì R = 0,228. Điều này cũng là dễ hiểu vì một mô hình
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 38 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
toán học một biến thông thường với biến phụ thuộc là số lượng chứng khoán
trong danh mục như thế này khó lòng giải thích được hết rủi ro của thị trường,
vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Với rủi ro hệ thống chiếm 76,3% trong tổng rủi ro, cho thấy thị trường
chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của những nhận tố thị trường,
trong khi đó tác động của những nhân tố phi thị trường đến những thay đổi trong
thị giá chỉ chiếm một phần nhỏ. Như vậy cho dù chúng ta có cố gắng mua tất cả
các cổ phiếu với niêm yết trên 2 sàn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh thì cũng chỉ có
thể làm tổng rủi ro giảm đi một khoảng sấp xỉ 0,061.
Tuy nhiên kết quả này sẽ không làm giảm đi giá trị của việc đa dạng hóa vì
mục đích của chúng ta không phải chỉ đầu tư trong một giai đoạn ngắn, mà là
trong thời gian dài. Do vậy việc phòng ngừa những diễn biến bất thường của thị
và hạ thấp rủi ro cho dù là không đáng kể vẫn rất cần thiết.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 39 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ SAI SÓT
Thứ nhất, đó là vấn đề về cổ tức được chia. Do không có số liệu về cổ tức
được chia của tất cả các công ty trong danh sách thống kê. Nên tôi đã quyết định
không tính giá trị của cổ tức ở tất cả các công ty niêm yết vào tỷ suất lợi nhuận.
Sự ảnh hưởng của điều này đến kết quả thống kê là không thể tính được. Nhưng
bản thân tôi cho rằng điều này sẽ không tác động lớn đến kết quả, vì 2 nguyên
nhân sau đây: Thứ nhất, đó là việc không tính cổ tức của toàn bộ các công ty.
Điều này tạo ra một sự cân bằng vì nếu ta chỉ tính một số công ty trong danh
mục, mà không tính các công ty khác thì điều này sẽ tạo ra sự chệnh lệch giữa tỷ
suất lợi nhuận mong đợi, từ đó tạo ra sự khác biệt về độ lệch chuẩn và ảnh hưởng
đến kết quả thống kê về suy giảm rủi ro ( là vấn đề quan tâm chủ yếu trong Luận
văn này). Thứ ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4043193.pdf
- 4031278w.pdf