Luận văn Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Khái quát về HST sông 3

1.1.1. Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam 3

1.1.2. Đặc điểm đăc trưng của hệ sinh thái sông 4

1.1.2.1. Điều kiện sống trong sông 4

1.1.2.2. Sự phân bố của các quần xã sinh vật ở sông 6

1.1.2.3. Một số đặc điểm thích nghi quan trọng của quần xã sinh vật ở sông 8

1.2. Đa dạng sinh học cá và ý nghĩa của nó trong các hệ sinh thái nước 10

1.2.1. Đa dạng sinh học cá 10

1.2.2. Ý nghĩa đa dạng sinh học cá trong các hệ sinh thái nước 11

1.3. Quan hệ của Đa dạng sinh học cá với một số yếu tố sinh thái chính ở HST sông 12

1.3.1. Quan hệ với các yếu tố thủy lý 12

1.3.2. Quan hệ với các yếu tố thủy hóa 14

1.4. Khái quát về chỉ số tổ hợp sinh học 18

1.4.1. Lịch sử của chỉ số tổ hợp sinh học – IBI 18

1.4.2. Ý nghĩa của việc sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học để đánh giá chất lượng môi trường nước 19

1.4.3. Những nghiên cứu sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá để đánh giá chất lượng môi trường nước 21

1.4.3.1. Trên thế giới 21

1.4.3.2. Ở Việt Nam 22

1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu 23

1.5.1. Điều kiện tự nhiên 23

 

doc83 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong đó, thành thị có 14.435 người, chiếm 8,94%; nông thôn chiếm 146.959 người, chiếm 91,06%. - Tình hình kinh tế: Giai đoạn từ 2001 – 2006: Giá trị sản xuất toàn nền kinh tế năm 2001 có 388836,72 triệu đồng, năm 2006 đạt 940208,91 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất trong giai đoạn này là 19,31% / năm. Trong đó: + Nhóm ngành nông nghiệp có giá trị sản xuất năm 2001 là 237190,40 triệu đồng, năm 2006 là 337535,00 triệu đồng đạt tăng trưởng bình quân 7,31% / năm. + Ngành Lâm nghiệp có giá trị sản xuất năm 2001 là 73, 54 triệu đồng, năm 2006 là 1448,00 triệu đồng, đạt tăng trưởng bình quân 81,49% / năm. + Ngành Nuôi trồng thủy sản có giá trị sản xuất năm 2001 là 4015,00 triệu đồng, năm 2006 là 11771,00 triệu đồng, đạt tăng trưởng bình quân 24% / năm. + Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng có giá trị sản xuất năm 2001 là 77.767,34 triệu đồng, năm 2006 là 389246, 49 triệu đồng, đạt tăng trưởng bình quân 38% / năm. + Nhóm ngành dịch vụ đạt giá trị sản xuất năm 2001 là 73878,98 triệu đồng, năm 2006 là 213427,42 triệu đồng, đạt tăng trưởng bình quân 23,64% / năm. - Tình hình y tế giáo dục: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chuyên môn, công tác y tế – dân số – gia đình và trẻ em đang được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển. Thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/HU của Huyện ủy Việt Yên về chương trình phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2005, trong những năm qua hệ thống mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất trường học tiếp tục được phát triển. Nhìn chung phong trào học tập, giáo dục của Việt Yên hoạt động tốt và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Việt Yên luôn là những huyện đi đầu trong các hoạt động về giáo dục của tỉnh. Chất lượng đào tạo và học tập ở mức cao. - Văn hóa thông tin, thể thao: Các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa ngày càng phong phú, nhận thức của các cấp ủy Đảng và nhân dân về vai trò văn hóa thông tin đối với đời sống xã hội được nâng lên, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa thông tin được đông đảo cán bộ nhân dân trong huyện hưởng ứng [37]. 1.5.3. Những nghiên cứu về ĐDSH cá ở khu vực nghiên cứu Ở tỉnh Bắc Giang đã có các công trình nghiên cứu về thành phần các loài cá như sau: Mai Đình Yên, 1970, “Sơ bộ nghiên cứu khu hệ cá ở một số sông suối miền núi Bắc Việt Nam và đặc điểm sinh học của một số loài cá phổ biến ” đã thu thập được 23 loài cá ở trung lưu của sông Thương cách thượng nguồn khoảng 40 km [33]. Nguyễn Xuân Huấn, 1997, “Nghiên cứu cá ở vùng hồ Cấm Sơn” với 32 loài [13]. Đối với khu hệ cá sông Cầu, cho đến nay chỉ có nghiên cứu của Mai Đình Yên (1968), “Điều tra sơ bộ về nguồn lợi cá trung lưu sông Cầu” tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với danh sách gồm 60 loài cá [32]. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước tại sông Cầu đoạn chảy qua huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Trong suốt thời gian nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa và thu mẫu vào 7 đợt diễn ra trong cả hai mùa khô và mưa như sau: Đợt 1: 09 – 12/10/2009 Đợt 2: 02 – 07/12/2009 Đợt 3: 02 – 10/03/2010 Đợt 4: 10 – 17/04/2010 Đợt 5: 02 – 07/07/2010 Đợt 6: 03 – 05/09/2010 Đợt 7: 05 – 07/10/2010 Với tổng số ngày đi thực địa là 39 ngày Sau mỗi đợt thu mẫu và nghiên cứu tại thực địa chúng tôi tiến hành xử lý, phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm của Bộ môn động vật có xương sống thuộc khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đoạn hạ lưu sông Cầu chảy qua huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tiến hành thu mẫu dọc 3 đoạn sông đại diện cho ba sinh cảnh khác nhau (Hình 1): Sinh cảnh 1 – Đoạn sông ở khu vực cầu Đáp Cầu (cầu Bắc Ninh cũ): Đoạn dòng sông này chảy qua khu dân cư đông đúc, dịch vụ thương mại phát triển, có hiện tượng khai thác cát, sỏi mạnh nhất huyện (xã Quang Châu) Sinh cảnh 2: Đây là đoạn dòng sông chảy qua khu dân cư đông đúc có làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà ở phía Bắc Giang, với ngành nghề chính là chưng cất rượu, làm bánh đa nem và chăn nuôi gia súc, và phía bên tỉnh Bắc Ninh tiếp giáp với sông Cầu có nhiều nhà máy Giấy. Do đó, đoạn sông này có nhiều nước thải, chất thải ra các ao hồ xung quanh làng rồi chảy vào lưu vực sông. Sinh cảnh 3: Đây là doạn dòng sông chảy qua khu dân cư thưa thớt, ít chịu tác động của hiện tượng khai thác cát, sỏi (xã Tiên Sơn). Hình 1. Sơ đồ điểm lấy mẫu tại lưu vực sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu cá 2.3.1.1. Phương pháp thu mẫu cá ngoài thực địa a. Khảo sát trên thực địa Nguyên tắc thu mẫu: - Thu mẫu của tất cả các loài bắt gặp, thu số lượng nhiều đối với những loài lạ. - Thu mẫu vào những mùa khác nhau trong năm. - Thu mẫu bằng tất cả các phương tiện đánh bắt. Dụng cụ thu mẫu: - Các loại dụng cụ đánh bắt như: chài, lưới nhiều cỡ mắt, kích điện, đó, vợt tay, - Các dụng cụ cần thiết khác: formalin 40%, găng tay cao su, túi nilon, lọ nhựa, khăn lau tay, sổ sách, bút chì, giấy can, máy ảnh .v.v..[11]. Cách thu mẫu: - Đi cùng dân chài để thu mẫu cá. - Nhờ người dân địa phương thu mẫu hộ bằng cách đặt lọ nhựa chứa formalin đã pha loãng 8 lần ở các nhà dân đánh cá gần sông Cầu. - Tiến hành mua cá ở các chợ ven sông và của những người dân chài đang đánh cá trên sông. Xử lý và bảo quản mẫu: - Mẫu cá sau khi thu thập có thể tiến hành làm mẫu (tạo dáng cho cá với các đặc điểm nhận dạng được thể hiện rõ, như làm cho các tia vây đều xòe và ở vị trí tự nhiên như cá còn sống bằng formalin nguyên chất); tiến hành chụp ảnh đúng quy cách (đặt đầu cá quay về phía trái người chụp với phần lưng ở phía trên, chụp thẳng đứng theo mặt bên của cá) [11]. - Mẫu thu xong được đựng vào lọ nhựa và định hình, bảo quản bằng dung dịch formalin (8 thể tích nước : 1 thể tích formalin nguyên chất). Tiếp theo ghi nhãn bằng bút chì và giấy can. Trên nhãn ghi địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu, tên địa phương. Sau đó mang mẫu về phòng thí nghiệm của Bộ môn động vật có xương sống thuộc thuộc khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội để phân tích định loại. b. Các phương pháp điều tra khác Tiến hành thu thập thông tin từ những người dân đia phương bằng các phiếu phỏng vấn, bằng cách đàm thoại trực tiếp với họ để có được những hiểu biết của họ về thành phần loài cá (tên địa phương, địa điểm và phương tiện đánh bắt, môi trường sống, các loại thức ăn, độ sâu khi đánh bắt và loài nào nhiều, loài nào ít). 2.3.1.2. Phương pháp phân tích cá trong phòng thí nghiệm a. Phương pháp định loại hình thái - Các số đo (mm): Chiều dài toàn thân cá (L), chiều dài trừ vây đuôi (Lo), chiều cao lớn nhất của thân (H), chiều dài đầu (T), đường kính mắt (O), khoảng cách hai ổ mắt (OO), khối lượng cá [21,34]. Ngoài ra còn có các số đo: chiều cao nhỏ nhất của thân (h), khoảng cách trước vây lưng (DA), khoảng cách từ vây lưng đến vây đuôi (DB), khoảng cách trước vây hậu môn (Y), khoảng cách trước vây bụng (z), chiều dài cuống đuôi (p), chiều dài gốc vây lưng (Dl), chiều dài gốc vây hậu môn (Al), chiều dài gốc vây ngực (Pl), chiều dài gốc vây bụng (Vl) [21,34]. - Các số đếm: D: số tia vây của vây lưng, A: số tia vây của vây của vây hậu môn, P: số tia vây của vây ngực, V: số tia vây của vây bụng, C: số tia vây của vây đuôi, Sq: số vảy của đường bên, GR: số que mang của cung mang thứ nhất, Pt: công thức của răng hầu [21]. Cách viết số đếm là: gai cứng (hay vây đơn), được kí hiệu bằng chữ số La Mã; tia không hóa xương và các tia vây phân nhánh kí hiệu bằng chữ số Ả Rập và hai loại số đếm này viết cách nhau bởi dấu (,). - Ví dụ: D III, 7 nghĩa là vây lưng có 3 tia vây không phân nhánh và 7 tia vây phân nhánh. Cách viết Vảy đường bên: Sq = 42 3 - 4 47, 4- 6 có nghĩa là vảy dọc đường bên dao động từ 42 đến 47 vảy, vảy phía trên đường bên có 3 - 4 vảy, vảy phái dưới đường bên có 4 - 6 vảy [11] b. Định loại cá - Các bước định loại: Sơ bộ phân nhóm cá theo hình thái bằng cách dựa vào các đặc điểm hình thái ngoài theo hướng dẫn của I.F.Pravdin (1968) [34]. Tiến hành xác định các số đo, đếm trên từng loài cá, sau đó so sánh với tài liệu để xác định tên loài chính xác (tên khoa học), sau đó sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại của Eschmeyer, 1998 [41]. - Quy tắc định loại: + Định loại cá chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái của cá, theo các khóa phân loại của các tài liệu chính sau: “Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên, 1978 “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 1, của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001 “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 2 và tập 3 của Nguyễn Văn Hảo, 2005 “Fresh fishes of Northern Viet Nam” của Maurice Kottelat, 2001 + So mẫu ở Bảo tàng Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đối với một số loài khó xác định. + Mỗi loài nêu tên Việt Nam, tên khoa học kèm theo tác giả và năm công bố. 2.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước 2.3.2.1. Phương pháp vật lý, hóa học a. Cơ sở đánh giá môi trường nước theo phương pháp lý, hóa học Dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 2008 (Phụ lục 3). Theo tiêu chuẩn này, nước có giá trị các thông số hoặc nồng độ các chất tương ứng với mục đích sử dụng ở các mức như sau: A1 - Sử dụng tốt cho các mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1, B2. A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2. B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp [2]. b. Với các mẫu thủy lý hóa Các chỉ tiêu thủy lý hóa được xác định trong nghiên cứu này bao gồm: pH, COD, DO, BOD5, NH4+, NO3-, PO4 3-, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn, độ muối, hàm lượng một số kim loại nặng như: As, Pb, Cu, Zn, Mn, Ni, Fe, Sn Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành đo và phân tích trực tiếp được 6 thông số như: nhiệt độ, độ dẫn, độ đục, hàm lượng oxy hòa tan (DO) và pH bằng cách sử dụng máy TOA. Còn một số thông số khác như: COD, BOD5 hàm lượng một số muối hòa tan và hàm lượng một số kim loại nặng thì chúng tôi sử dụng kết quả từ nguồn số liệu của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang. Trong bản luận văn này, chúng tôi đi sâu đánh giá môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bằng phương pháp sinh học, cụ thể là phương pháp sử dụng chỉ số tổ hợp đa dạng sinh học cá (IBI - Index of biotic intergrity). 2.3.2.2. Phương pháp sinh học - phương pháp sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá Khi so sánh kết quả đánh giá môi trường nước bằng các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học thì cục môi trường Mỹ (EPA) thấy rằng, 50% trường hợp suy giảm môi trường nhận biết bằng các chỉ số sinh học trùng với suy giảm các chỉ số hóa học. Ngược lại chỉ có 3% trường hợp nhận biết bằng các chỉ số hóa học trùng với chuẩn mực sinh học. Từ đó EPA rút ra kết luận là dùng chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI- Index of biotic intergrity) có nhiều điểm thuận lợi trong việc đánh giá môi trường nước [24]. Phương pháp này sử dụng cách tính 12 chỉ số của James R.Karr [24,38,42], bao gồm: Tổng số loài cá Số loài cá đáy, gần đáy Số loài cá nổi – tầng mặt Số loài cá bống Số loài cá trơn không vảy Số loài cá nhạy cảm % số loài ăn tạp % số loài ăn ĐVKXS, côn trùng % số cá thể cá dữ ăn ĐVCXS, tôm Độ phong phú % số cá thể lai tạp, ngoại nhập Số cá thể bị bệnh, dị tật, hỏng vây và các khuyết tật khác Cả 12 chỉ số trên được đánh giá theo thang điểm 3 cấp: xấu (1 điểm), trung bình (3 điểm), tốt (5 điểm). Các chỉ số 1, 4, 5, 10, 11 và 12 được tính dựa trên số mẫu thực tễ đã thu và số loài đã xác định. Các chỉ số còn lại (2, 3, 6, 7, 8, 9) được thống kê và tính toán dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau, kết hợp với số liệu điều tra, khảo sát ngoài thực địa. Đánh giá chất lượng nước của thuỷ vực theo 6 mức độ được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Các mức độ về chất lượng nước của thuỷ vực [42] Mức Đặc điểm môi trường 1 (Rất tốt) Môi trường rất tốt khi đạt 56-60 điểm, với đặc trưng môi trường ở tình trạng tốt nhất, không có tác động của con người. Có tất cả các loài cá sống trong vùng nước đặc trưng cho sinh cảnh bao gồm hầu như tất cả các loài cá nhạy cảm và tồn tại đầy đủ các thế hệ, tất cả các nhóm kích thước, ổn định về cấu trúc dinh dưỡng. 2 (Tốt) Môi trường tốt khi đạt 45-55 điểm, với đặc trưng bởi sự giàu có thành phần loài nhưng dưới mức mong đợi. Đặc biệt là mất đi những loài nhạy cảm nhất với môi trường thay đổi. Một số loài có mật độ và phân bố kích thước dưới mức tối ưu. Cấu trúc dinh dưỡng có dấu hiệu bị tác động (stress). 3 (Trung bình) Môi trường trung bình khi đạt 34-44 điểm, đặc trưng bởi có dấu hiệu suy thoái tăng thêm, do mất đi các loài nhạy cảm, số loài ít đi. Cấu trúc dinh dưỡng bị thiên lệch ( ví dụ: tăng tần suất của các loài cá ăn tạp hoặc một số loài chống chịu), các lứa tuổi trên của các loài cá dữ thuộc bậc cuối xích thức ăn trở nên hiếm. 4 (Xấu) Môi trường xấu khi đạt 23-33 điểm, với đặc trưng bởi các loài cá ăn tạp, các loài chịu đựng tốt với môi trường bị ô nhiễm và các loài phân bố rộng ở mọi sinh cảnh chiếm ưu thế; ít loài ăn thịt bậc cao; tốc độ sinh trưởng và điều kiện sống nhìn chung suy giảm; cá lai tạo và cá bị bệnh thường hay gặp. 5 (Rất xấu) Môi trường rất xấu khi đạt 12-22 điểm, với đặc trưng là số loài ít mà đại bộ phận là các loài cá du nhập vào hoặc là các loài cá chịu đựng tốt với môi trường ô nhiễm; thường gặp các dạng cá lai, cá mắc các bệnh, cá bị nhiễm ký sinh, cá bị hỏng vây hoặc các khuyết tật khác. 6 (Cực xấu) Môi trường ô nhiễm rất nặng, không có cá, khi có số điểm < 12 2.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu theo thuật toán thống kê - Tính trung bình mẫu () ( : tổng các giá trị của mẫu trong n lần nhắc lại; n số lần nghiên cứu lấy mẫu nhắc lại). - Tính độ lệch chuẩn (d). - Tính sai số của mẫu: Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài cá ở sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 3.1.1. Cấu trúc thành phần loài cá Qua 7 đợt khảo sát, nghiên cứu thành phần loài cá tại sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đến nay chúng tôi đã xác định được danh sách gồm 59 loài cá thuộc 52 giống, 25 họ và 8 bộ. Trong đó có 42 loài thu được mẫu, còn 7 loài quan sát trực tiếp mà không thu mẫu do cá lớn và dễ nhận biết và 10 loài được ghi nhận thông qua điều tra phỏng vấn những người dân chài đánh cá trên sông. Kết quả được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Danh lục thành phần loài cá và sự phân bố cá ở sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Stt Tên Việt Nam Tên khoa học Sinh cảnh Nguồn Sl mẫu 1 2 3 I. BỘ CÁ TRÍCH CLUPEIFORMES 1. Họ cá Măng biển Elopidae 1 Cá Măng biển Elops saurus (Linnaeus, 1766) + + + + + C 2 2. Họ cá Trích Clupeidae 2 Cá Cháy Tenualosa reevessii (Richardson, 1846) + + + I 0 3 Cá Mòi cờ Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758) + + + I 0 4 Cá Mòi chấm Clupanodon punctatus (Schlegel, 1846) + + + I 0 3. Họ cá Lành canh Engraulidae 5 Cá Lành canh trắng Coilia grayii (Richardson, 1844) ++ + ++ C 6 4. Họ cá Ngần Salangidae 6 Cá Ngần Protosalanx hyalocranius (Abbott, 1901) ++ ++ ++ C 4 II. BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES 5. Họ cá Chép Cyprinidae Phân họ Cá Lòng tong Danioninae 7 Cá Mại sọc Rasbora cephalotaenia steineri ( N. & P., 1927) +++ ++ +++ C 3 Phân họ Cá Trắm Leuciscinae 8 Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) ++ + ++ C 2 9 Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus (Cuv. & Val., 1844) ++ + ++ C 2 10 Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) +++ +++ +++ C 6 Phân họ Cá Mương Cultrinae 11 Cá Mương xanh Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1853) +++ +++ +++ C 4 12 Cá Mương nâu Hemiculter songhongensis (Hao & Nghia, 2001) +++ +++ +++ C 4 13 Cá Ngão (cá Thiểu) Culter erythropterus (Basilewsky, 1855) +++ +++ +++ C 4 14 Cá Dầu hồ Toxabramis houdmeri Pellegrin, 1932 + + ++ I 0 15 Cá Tép dầu Ischikauia macrolepis (Regan, 1904) +++ ++ +++ C 4 16 Cá Nhác Megalobrama macrops (Gunther, 1868) ++ ++ ++ I 0 17 Cá Vền dài Megalobrama hoffmanni (Here & Myers, 1931) +++ ++ +++ C 4 18 Cá Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1845) +++ ++ +++ C 4 19 Cá Mại bầu Rasborinus lineatus (Pellegrin, 1907) +++ ++ +++ C 2 20 Cá Mại trắng Rasborinus albus (Tu, 1997) +++ ++ +++ C 2 Phân họ Cá Mè Hypophthalmichthyinae 21 Mè trắng Việt Nam Hypophthalmichthys harmandi (Sauvage, 1884) ++ ++ ++ O 0 22 Cá Mè hoa Aristichthys nobilis (Richardson, 1844) ++ ++ ++ O 0 Phân họ Cá Thè Be Acheilognathinae 23 Cá bướm Rhodeus ocellatus (Kner, 1867) ++ + ++ C 2 24 Cá Thè be Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) ++ + ++ C 4 Phân họ Cá Đục Gobioninae 25 Cá Linh Hemibarbus labeo (Pallas, 1776) + + + O 0 26 Cá Đục đanh Saurogobio dabryi (Bleeker, 1871) + + + O 0 Phân họ Cá Bỗng Barbinae 27 Cá Đòng đong Puntius semifasciolata (Gunther, 1868) +++ + +++ C 4 Phân họ Cá Trôi Labeoninae 28 Cá Trôi ta Crrihinus molitorella (Cuv. & Val., 1842) ++ ++ +++ C 2 29 Cá Dầm đất Osteochilus salsburyi (N. & P., 1927) ++ ++ ++ C 4 Phân họ Cá Chép Cyprininae 30 Cá Chép Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) ++ ++ ++ C 2 31 Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) +++ ++ +++ C 4 32 Cá Nhưng Carassoides cantonensis (Heincke, 1892) +++ ++ +++ C 4 6. Họ Cá Chạch Cobitidae Phân họ Chạch bùn Cobitinae 33 Cá Chạch Cobitis taenia (Linnaeus, 1758) ++ ++ ++ C 2 34 Cá Chạch bùn Misgurnus aguillicaudatus (Cantor, 1842) ++ ++ ++ C 2 III. BỘ CÁ HỒNG NHUNG CHARACIFORMES 7. Họ cá Hồng nhung Characidae 35 Cá chim trắng bụng đỏ Colossoma brachypomus (Cuvier, 1818) + + + O 0 36 Cá chim trắng toàn thân Piaractus brachypomus (Cuvier, 1818) + + + O 0 IV. BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES 8. Họ Cá Lăng Bagridae 37 Cá Bò Pelteobagrus fulvidraco (Richardson, 1846) ++ ++ ++ C 4 38 Cá Lăng Hemibagrus gutatus (Lacépède, 1802) + + + I 0 9. Họ Cá Ngạnh Cranoglanididae 39 Cá Ngạnh Cranoglanis sinensis (Peters, 1881) +++ +++ +++ C 4 10. Họ Cá Nheo Siluridae 40 Cá Nheo Silurus asotus (Linnaeus, 1758) +++ +++ +++ C 3 11. Họ Cá Trê Clariidae 41 Cá Trê đen Clarias fuscus (Lacépède, 1803) ++ ++ ++ C 3 12. Họ Cá Úc Ariidae 42 Cá Úc Arius sinensis (Lacépède, 1803) + + + I 0 13. Họ cá Chiên Sisoridae 43 Cá Chiên Bagarius rutilus ( Sykes 1841) + + + I 0 V. BỘ CÁ KÌM BELONIFORMES 14. Họ cá Kìm Hemirhamphidae 44 Cá Kìm Hyporhamphus limbatus (Val.,1847) ++ ++ ++ C 4 VI. BỘ MANG LIỀN SYNBRANCHIFORMES 15. Họ Lươn Synbranchidae 45 Lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) ++ ++ ++ C 3 16. Họ Cá Chạch sông Mastacembelidae 46 Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) ++ ++ ++ C 2 47 Cá Chạch gai Sinobdella sinensis (Bleeker, 1870) + ++ ++ O 0 VII. BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES Phân bộ Cá Vược Percoidei 17. Họ cá Vược Lateolabracidae 48 Cá Vược (cá Chẽm) Holocentrus calcarifer (Bloch, 1790) + + + C 1 18. Họ cá Đối Mugilidae 49 Cá Đối cồi Valamugil seheli (Forskal, 1775) + + + I 0 Phân bộ Cá Rô phi Labroidei 19. Họ Cá Rô Phi Cichlidae 50 Cá Rô phi đen Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) +++ +++ +++ C 3 51 Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) +++ +++ +++ C 3 Phân bộ Cá Bống Gobioidei 20. Họ Cá Bống đen Eleotridae 52 Cá Bống đen lớn Eleotris melanosoma (Bleeker, 1852) ++ ++ ++ C 2 53 Cá Bống đen Eleotris fusca (Bloch & Sch.,1801) ++ ++ ++ C 2 21. Họ Cá Bống trắng Gobiidae 54 Cá Bống trắng Glossogobius giurus (Hamilton, 1822) ++ ++ C 2 55 Cá Bống đá Rhinogobius hadropteus (J. & P., 1872) + + + C 2 22. Họ cá Rô đồng Anabantidae 56 Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1972) +++ +++ +++ C 4 23. Họ cá Sặc Belontidae 57 Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis (Linnaeus, 1788) ++ ++ ++ C 4 Phân Bộ Cá Chuối Channoidei 24. Họ Cá Chuối Channidae 58 Cá Chuối Channa maculata (Lacépède, 1802) ++ ++ ++ C 2 VIII. BỘ CÁ BƠN PLEURONECTIFORMES 25. Họ Cá Bơn vỉ Bothidae 59 Cá Bơn vỉ Tephrinectes sinensis (Lacépède, 1802) + + + I 0 Tổng: 59 58 59 131 Chú thích: (+): số lượng ít, (++) số lượng trung bình, (+++) số lượng nhiều. C: loài thu mẫu được, O: loài có được nhờ quan sát, I: loài có được nhờ điều tra phỏng vấn. 3.1.2. Tính đa dạng của khu hệ cá theo các bậc phân loại Sự đa dạng về thành phần loài, giống và họ của từng bộ cá trong khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3, 4 và hình 2. Bảng 3. Tỷ lệ các họ, giống, loài trong các bộ cá tại khu vực nghiên cứu Stt Tên Việt Nam Tên khoa học Các họ Các giống Các loài Sl % Sl % Sl % 1 Bộ cá Trích Clupeiformes 4 16 5 9,62 6 10,17 2 Bộ cá Chép Cypriniformes 2 8 24 46,15 28 47,45 3 Bộ cá Hồng nhung Characiformes 1 4 2 3,85 2 3,39 4 Bộ cá Nheo Siluriformes 6 24 7 13,46 7 11,86 5 Bộ cá Kìm Beloniformes 1 4 1 1,92 1 1,69 6 Bộ Mang liền Synbranchiformes 2 8 3 5,77 3 5,08 7 Bộ cá Vược Perciformes 8 32 9 17,31 11 18,67 8 Bộ cá Bơn Pleuronectiformes 1 4 1 1,92 1 1,69 Tổng: 25 100 52 100 59 100 Bảng 4. Tỷ lệ các giống, loài trong các họ cá tại khu vực nghiên cứu Stt Tên Việt Nam Tên khoa học Giống Loài Sl % Sl % 1 Họ cá măng Biển Elopidae 1 1,92 1 1,69 2 Họ cá Trích Clupeidae 2 3,84 3 5,08 3 Họ cá Lành canh Engraulidae 1 1,92 1 1,69 4 Họ cá Ngần Salangidae 1 1,92 1 1,69 5 Họ cá Chép Cyprinidae 22 42,30 26 44,06 6 Họ cá Chạch Cobitidae 2 3,84 2 3,39 7 Họ cá Hồng nhung Characidae 2 3,84 2 3,39 8 Họ Cá Lăng Bagridae 2 3,84 2 3,39 9 Họ Cá Ngạnh Cranoglanididae 1 1,92 1 1,69 10 Họ Cá Nheo Siluridae 1 1,92 1 1,69 11 Họ cá Chiên Sisoridae 1 1,92 1 1,69 12 Họ Cá Trê Clariidae 1 1,92 1 1,69 13 Họ Cá Úc Ariidae 1 1,92 1 1,69 14 Họ cá Kìm Hemirhamphidae 1 1,92 1 1,69 15 Họ Lươn Synbranchidae 1 1,92 1 1,69 16 Họ Cá Chạch sông Mastacembelidae 2 3,84 2 3,39 17 Họ cá Vược Lateolabracidae 1 1,92 1 1,69 18 Họ cá Đối Mugilidae 1 1,92 1 1,69 19 Họ Cá Rô Phi Cichlidae 1 1,92 2 3,39 20 Họ Cá Bống đen Eleotridae 1 1,92 2 3,39 21 Họ Cá Bống trắng Gobiidae 2 3,84 2 3,39 22 Họ cá Rô đồng Anabantidae 1 1,92 1 1,69 23 Họ cá Sặc Belontidae 1 1,92 1 1,69 24 Họ Cá Chuối Channidae 1 1,92 1 1,69 25 Họ Cá Bơn vỉ Bothidae 1 1,92 1 1,69 Tổng: 52 100 59 100 Tỷ lệ % họ, giống, loài của từng bộ cá ở sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được thể hiện ở hình 2. Hình 2. Tỷ lệ % các họ, giống loài trong các bộ của khu vực nghiên cứu Nhận xét: Từ bảng 3, 4 và hình 2, chúng tôi có những nhận xét sau: - Về bậc bộ: Trong tổng số 8 bộ điều tra được tại khu vực nghiên cứu thì bộ cá Vược (Perciformes) có số họ nhiều nhất với 8 họ, chiếm 32%, tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 6 họ, chiếm 24%, bộ cá trích (Clupeiformes) với 2 họ, chiếm 16%, đến bộ cá Chép (Cypriniformes) và bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) đều 2 họ, chiếm 8%. Cuối cuối cùng là các bộ cá Hồng nhung (Characiformes), bộ cá Kìm (Beloniformes) và bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) với mỗi bộ chỉ có 1 họ, chiếm 4%. - Về bậc họ: Trong tổng số 25 họ điều tra được tại khu vực nghiên cứu thì họ cá Chép (Cyprinidae) có nhiều giống nhất với 22 giống chiếm 42,30%, tiếp đến là họ cá Trích (Clupeidae), họ cá Chạch (Cobitidae), họ cá Hồng nhung (Characidea), họ cá Lăng (Bagridae), họ cá Chạch sông (Mastacembelidae) và họ cá Bống trắng (Gobiidae) đều có 2 giống chiếm 3,84%; các họ còn lại gồm họ cá Măng biển (Elopidae), họ cá Lành canh (Engraulidae), họ cá Ngần (Salangidae), họ cá Ngạnh (Bagridae), họ cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_236_8137_1869880.doc
Tài liệu liên quan