Lời nói đầu 1
1 Kiến thức chuẩn bị 3
1.1 Đa thức Chebyshev . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Đa thức chia đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.3 Đa thức cực tiểu của cos 2np . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2 Đa thức cực tiểu của cos 2np và đa thức Chebyshev 20
2.1 Công thức hồi quy liên hệ giữa đa thức Chebyshev và đa thức
cực tiểu của cos 2np . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.2 Phân tích nhân tử của đa thức Chebyshev theo các đa thức Yn (x) 27
3 Hệ số tự do của đa thức cực tiểu của cos2np 37
3.1 Trường hợp n lẻ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
3.2 Trường hợp n chẵn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
Kết luận 50
Tài liệu tham khảo 51
54 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đa thức cực tiểu của cos 2π / n, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p theo của đa thức chia đường tròn dựa trên kết quả sau của hàm
Euler.
Bổ đề 1.2.8. Nếu n là số nguyên dương thì
∑
d|n
ϕ (d) = n.
14
Chứng minh. Ta phân các số nguyên từ 1 đến n thành các lớp Ld. Cụ thể số
nguyên m, 1 ≤ m ≤ n, thuộc lớp Ld nếu (m,n) = d. Thế thì m ∈ Ld khi và chỉ
khi
(m
d ,
n
d
)
= 1. Như vậy, mỗi lớp Ld có đúng ϕ
(n
d
)
số. Mặt khác d là ước của n
khi và chỉ khi nd là ước của n. Do đó
n=∑
d|n
ϕ
(n
d
)
=∑
d|n
ϕ (d).
Dựa vào bổ đề trên, ta chứng minh được một định lý rất quan trọng, thường
được áp dụng để tính các đa thức chia đường tròn Φn (x).
Định lý 1.2.9. Cho số nguyên dương n, khi đó
xn−1=∏
d|n
Φd (x).
Chứng minh. Ta chứng minh hai đa thức ở vế trái và vế phải có cùng bậc, cùng
tập nghiệm và cùng hệ số cao nhất.
Thật vậy, đa thức xn−1 có bậc n và có đúng n nghiệm đơn phân biệt. Do Φd (x)
có bậc là ϕ (d) và có đúng ϕ (d) nghiệm đơn phân biệt nên theo Bổ đề 1.2.8
và Mệnh đề 1.2.7, đa thức ∏
d|n
Φd (x) có bậc là ∑
d|n
ϕ (d) = n và cũng có đúng
∑
d|n
ϕ (d) = n nghiệm đơn phân biệt. Bây giờ, giả sử εkd là một nghiệm bất kì của
Φd (x) thì vì d|n nên
(
εkd
)n
=
((
εkd
)d) nd
= 1
n
d = 1, suy ra εkd cũng là một nghiệm
của xn−1. Vậy xn−1 và ∏
d|n
Φd (x) có cùng bậc và cùng tập nghiệm. Dễ thấy hệ
số cao nhất của hai đa thức này đều là 1. Vậy ta được điều phải chứng minh.
Bây giờ ta sẽ áp dụng kết quả trên để tính các đa thức chia đường trònΦn (x).
Chẳng hạn, để tính Φ9 (x) ta làm như sau:
x9−1=Φ1 (x)Φ3 (x)Φ9 (x) ,
x3−1=Φ1 (x)Φ3 (x) ,
15
từ đó
Φ9 (x) =
x9−1
x3−1 = x
6+ x3+1.
Từ Định lý 1.2.9, ta có kết quả quan trọng sau đây về hệ số của các đa thức chia
đường tròn.
Định lý 1.2.10. Với mọi số nguyên dương n, Φn (x) là đa thức có hệ số nguyên.
Chứng minh. Ta chứng minh định lý bằng phép quy nạp theo n.
Ta thấy Φ1 (x) = x−1, Φ2 (x) = x+1, nên mệnh đề đúng với n = 1 và n = 2.
Giả sử mệnh đề đúng đến n= k−1, theo Định lý 1.2.9 ta có
xk−1=∏
d|k
Φd (x) =Φk (x)∏
d|k
d<k
Φd (x).
Chú ý rằng hệ số cao nhất của các đa thức xk−1 và ∏
d|k
d<k
Φd (x) đều bằng 1. Vì
xk− 1 có hệ số nguyên và theo giả thiết quy nạp, ∏
d|k
d<k
Φd (x) có hệ số nguyên
nên từ đẳng thức trên suy ra Φk (x) phải có hệ số nguyên. Định lý được chứng
minh.
Một kết quả cũng rất quan trọng của các đa thức chia đường tròn, đó là tính
bất khả quy của chúng trên trường số hữu tỉ Q. Do phạm vi giới hạn của luận
văn, chúng tôi không trình bày phần chứng minh cho kết quả này.
Định lý 1.2.11. Đa thức chia đường tròn Φn (x) là bất khả quy trên Q.
Chứng minh. Xem [1].
1.3 Đa thức cực tiểu của cos 2pin
Trong toàn bộ luận văn này, ta luôn kí hiệuΨn (x) là đa thức cực tiểu của cos 2pin .
Nội dung tiết này trình bày các khái niệm về phần tử đại số, đa thức cực tiểu
của phần tử đại số và đa thức cực tiểuΨn (x) của cos 2pin . Một phần tiết này cũng
16
được dành để trình bày khái niệm và một số tính chất quan trọng của mở rộng
trường, phục vụ cho việc nghiên cứu tính chất của đa thức cực tiểu Ψn (x) trong
chương sau.
Trường là một vành giao hoán có đơn vị khác 0 và mọi phần tử khác 0 đều
khả nghịch. Một tập con K của một trường E được gọi là một trường con của E
nếu K là một vành con của E và a−1 ∈ K với mọi 0 6= a ∈ K.
Định nghĩa 1.3.1. (i) Nếu K là một trường con của trường E thì ta gọi E là
trường mở rộng của K (hay đơn giản E là một mở rộng của K). Mở rộng E của
trường K được kí hiệu là E/K.
(ii) Nếu E/K là một mở rộng trường thì E là một không gian véc tơ trên K. Nếu
E là K - không gian véc tơ hữu hạn chiều thì ta nói E là mở rộng hữu hạn của
trường K. Số chiều của K - không gian véc tơ E được gọi là bậc của mở rộng
E/K và kí hiệu là [E : K]. Chú ý rằng nếu E/K và T/E là các mở rộng hữu hạn
thì ta có công thức bậc [T : K] = [T : E] [E : K].
Định nghĩa 1.3.2. Cho E/K là một mở rộng trường. Phần tử a ∈ E được gọi là
phần tử đại số trên K nếu a là nghiệm của một đa thức f khác 0 trong K [x]. Đặc
biệt, nếu a ∈ C là đại số trên Q thì a được gọi là số đại số.
Ví dụ 1.3.3. (i) Số
√
2 là số đại số vì
√
2 là nghiệm của đa thức x2−2 ∈Q [x].
(ii) Số phức i là số đại số vì i là nghiệm của đa thức x2+1 ∈Q [x].
(iii) Với n nguyên dương, cos 2pin là số đại số vì cos
2pi
n là nghiệm của đa thức
Tn (x)−1 ∈Q [x], với Tn (x) là đa thức Chebyshev loại I. (Xem Mệnh đề 1.1.5).
Nhắc lại là đa thức f (x) với hệ số trên một trường K được gọi là bất khả quy
trên K nếu deg f (x) > 0 và f (x) không phân tích được thành tích của hai đa
thức có bậc bé hơn.
Mệnh đề 1.3.4. Cho E/K là mở rộng trường và a ∈ E là phần tử đại số trên K.
Khi đó tồn tại duy nhất một đa thức p(x) ∈ K [x] chuẩn bất khả quy nhận a làm
nghiệm. Hơn nữa, nếu g(x) ∈ K [x] nhận a làm nghiệm thì g(x) là bội của p(x).
Chứng minh. Vì a là phần tử đại số trên K nên tồn tại f (x) ∈ K [x] là đa thức
khác 0 có bậc bé nhất nhận a làm nghiệm. Đặt p(x) = b−1 f (x), trong đó b là hệ
17
số cao nhất của f (x). Khi đó p(x)∈K [x] là đa thức chuẩn có bậc bé nhất nhận a
làm nghiệm. Rõ ràng deg p(x)> 0. Nếu p(x) = g(x)h(x) với g(x) ,h(x)∈K [x]
và degg(x) ,degh(x)< deg p(x) thì vì g(a)h(a) = p(a) = 0 nên hoặc g(a) =
0, hoặc h(a) = 0. Điều này mâu thuẫn với cách chọn p(x). Do đó p(x) bất khả
quy. Giả sử g(x) ∈ K [x] nhận a làm nghiệm. Nếu g(x) không là bội của p(x)
thì vì p(x) bất khả quy nên (g(x) , p(x)) = 1, khi đó tồn tại q(x) ,h(x) ∈ K [x]
sao cho 1 = p(x)q(x)+ g(x)h(x). Điều này vô lí vì với x = a, đẳng thức trở
thành 1= 0. Vậy g(x) phải là bội của p(x). Cuối cùng, giả sử q(x) ∈ K [x] cũng
là đa thức chuẩn bất khả quy nhận a làm nghiệm. Khi đó q(x) phải là bội của
p(x). Vậy q(x) = p(x)k (x) với k (x) ∈ K [x], vì q(x) bất khả quy nên k (x) = c
với 0 6= c ∈ K. Do đó q(x) = cp(x). Chú ý rằng q(x) và p(x) đều là các đa thức
chuẩn, nên suy ra c= 1. Vì thế p(x) là duy nhất.
Từ mệnh đề trên ta có khái niệm sau.
Định nghĩa 1.3.5. Cho a là phần tử đại số trên K. Đa thức p(x) ∈ K [x] chuẩn
bất khả quy nhận a là nghiệm được gọi là đa thức cực tiểu của a trên K, hay còn
gọi là đa thức bất khả quy của a.
Từ Mệnh đề 1.3.4, p(x) là đa thức cực tiểu của a trên K khi và chỉ khi p(x)
là đa thức chuẩn có bậc nhỏ nhất trong K [x] nhận a là nghiệm.
Ví dụ 1.3.6. Đa thức x3−5 ∈Q là đa thức cực tiểu của số 3√5. Đa thức x2+1 ∈
R là đa thức cực tiểu của số phức i.
Với mỗi số nguyên dương n, ta biết rằng cos 2pin là một số đại số. Do đó, luôn
tồn tại duy nhất một đa thức cực tiểu Ψn (x) của cos 2pin . Với n = 1,2,3,4 và
n= 6, cos 2pin là các số hữu tỉ nên các đa thức cực tiểu của chúng là các đa thức
18
bậc nhất:
Ψ1 (x) = x−1;
Ψ2 (x) = x+1;
Ψ3 (x) = x+
1
2
;
Ψ4 (x) = x;
Ψ6 (x) = x− 12 .
Với n = 8, n = 12, cos 2pin lần lượt bằng
1√
2
và
√
3
2 nên các đa thức cực tiểu của
chúng là
Ψ8 (x) = x2− 12 ,
Ψ12 (x) = x2− 34 .
Việc tìm các đa thức cực tiểu Ψn (x) của cos 2pin trong các trường hợp n lớn
không phải là điều dễ dàng. Trong khuôn khổ nội dung luận văn này chúng tôi
sẽ trình bày một phương pháp tìm đa thức cực tiểuΨn (x) thông qua mối liên hệ
của chúng với các đa thức Chebyshev. Phương pháp này được xây dựng dựa trên
những kết quả quan trọng về bậc và nghiệm của đa thứcΨn (x) trong trường hợp
tổng quát. Phần cuối của tiết này được dành để trình bày một số kết quả về mở
rộng trường rất hữu ích đối với việc tìm bậc của Ψn (x) trong chương sau.
Mệnh đề 1.3.7. Cho E là một trường chứa K và a ∈ E là phần tử đại số trên
K. Giả sử g(x) ∈ K [x] thỏa mãn g(a) 6= 0. Khi đó tồn tại f (x) ∈ K [x] sao cho
trong trường E ta có (g(a))−1 = f (a).
Chứng minh. Theo Mệnh đề 1.3.4, tồn tại p(x) ∈ K [x] là đa thức bất khả quy
của a. Do g(a) 6= 0 và p(a) 6= 0 nên g(x) không chia hết cho p(x). Do p(x)
bất khả quy nên (p(x) ,g(x)) = 1. Khi đó tồn tại các đa thức f (x), t (x) ∈ K [x]
sao cho 1 = g(x) f (x)+ p(x) t (x). Suy ra 1 = g(a) f (a). Do đó (g(a))−1 =
f (a).
19
Cho E/K là một mở rộng trường và α ∈ E. Kí hiệu K (α) (và K [α]) là giao
của tất cả các trường con (vành con) của E chứa K và α , khi đó K (α) là trường
con bé nhất và K [α] là vành con bé nhất của E chứa K và α . Ta dễ dàng kiểm
tra được các kết quả
K [α] = {g(α) |g(x) ∈ K [x]} ,
K (α) =
{
g(α)
h(α)
|g(x) ,h(x) ∈ K [x] ,h(α) 6= 0
}
.
Sau đây là một kết quả quan trọng giúp cho việc tìm bậc của các đa thức cực
tiểu.
Định lý 1.3.8. Cho E/K là mở rộng trường và α ∈ E là phần tử đại số trên
K. Giả sử p(x) ∈ K [x] là đa thức bất khả quy nhận α là nghiệm. Khi đó
K (α) = K [α] và [K (α) : K] = deg p(x). Hơn nữa, nếu deg p(x) = n thì S ={
1,α,α2, ...,αn−1
}
là cơ sở của K - không gian véc tơ K (α).
Chứng minh. Do α là đại số trên K nên theo Mệnh đề 1.3.7, mỗi phần tử khác
0 trong vành K [α] đều khả nghịch. Vậy K [α] là trường con bé nhất chứa K và
α . Vì thế K [α] = K (α). Giả sử p(x) ∈ K [x] là đa thức bất khả quy bậc n nhận
α là nghiệm. Xét β ∈ K (α), khi đó β ∈ K [α] nên β = f (α) với f (x) ∈ K [x].
Theo định lý chia với dư, tồn tại q(x) ,r (x) ∈ K [x] sao cho f (x) = p(x)q(x)+
r (x) trong đó r (x) = 0 hoặc degr (x) < deg p(x). Đặt r (x) = a0+ a1x+ ...+
an−1xn−1, ta có
β = f (α) = p(α)q(α)+ r (α) = r (α) = a0+a1α+ ...+an−1αn−1.
Do đó S là một hệ sinh của K - không gian véc tơ K (α). Giả sử S phụ thuộc
tuyến tính. Khi đó tồn tại b0, ...,bn−1 ∈ K với ít nhất một bi 6= 0 sao cho b0+
b1α + ...+ bn−1αn−1 = 0. Thế thì đa thức g(x) = b0+ b1x+ ...+ bn−1xn−1 ∈
K [x] là một đa thức khác 0 và nhận α làm nghiệm. Theo Mệnh đề 1.3.4, g(x)
là bội của p(x), điều này là vô lí vì degg(x) < deg p(x). Vậy S độc lập tuyến
tính. Suy ra S là một cơ sở của K (α) và [K (α) : K] = n= deg p(x).
20
Chương 2
Đa thức cực tiểu của cos 2pin và đa thức
Chebyshev
Mục đích của chương này là trình bày các kết quả về bậc và nghiệm của đa thức
cực tiểu Ψn (x) của cos 2pin , trên cơ sở đó trình bày mối liên hệ giữa đa thức cực
tiểu Ψn (x) với các đa thức Chebyshev. Phần chính của chương này trình bày
công thức hồi quy liên hệ giữa đa thức Chebyshev và đa thức cực tiểuΨn (x), áp
dụng tìm đa thức cực tiểu Ψn (x). Phần cuối của chương trình bày một số phân
tích các đa thức liên quan đến đa thức Chebyshev loại I và loại II thành tích các
đa thức cực tiểu Ψd (x). Các kết quả chính của chương này được tham khảo từ
các tài liệu [7, 6].
2.1 Công thức hồi quy liên hệ giữa đa thức Chebyshev và đa
thức cực tiểu của cos 2pin
Nội dung chính của tiết này trình bày các kết quả về bậc và nghiệm của đa thức
cực tiểu Ψn (x) trong trường hợp tổng quát. Trên cơ sở đó xây dựng công thức
hồi quy liên hệ giữa đa thức Chebyshev và các đa thức cực tiểu Ψn (x). Nhờ
công thức này, chúng ta có một công cụ hữu hiệu để tìm các đa thức cực tiểu
Ψn (x) thông qua việc tính toán một số đa thức Chebyshev có bậc thấp hơn. Phần
cuối của tiết này trình bày một số ví dụ áp dụng tìm đa thức cực tiểu Ψn (x) của
21
cos 2pin .
Mệnh đề 2.1.1. Bậc của đa thức Ψn (x) được tính bởi
degΨn (x) =
{
1 khi n= 1,2
ϕ(n)
2 khi n≥ 3
trong đó ϕ (n) là hàm Euler.
Chứng minh. Do Ψn (x) là đa thức bất khả quy trên Q nhận cos 2pin là nghiệm
nên degΨn (x) =
[
Q
(
cos 2pin
)
:Q
]
. Vì vậy để chứng minh mệnh đề trên ta đi
tính bậc của mở rộng Q
(
cos 2pin
)
/Q.
Đặt εn = cos 2pin + isin
2pi
n , từ cos
2pi
n =
εn+ε−1n
2 , ta có
Q(εn)⊇Q
(
cos
2pi
n
)
⊇Q.
DoΦn (x) là đa thức bất khả quy trênQ nhận εn là nghiệm và degΦn (x) = ϕ (n)
nên
[Q(εn) :Q] = ϕ (n) .
Mặt khác, dễ thấy εn = cos 2pin + isin
2pi
n là nghiệm của đa thức f (x) = x
2−
2cos
(2pi
n
)
x+1 với hệ số trênQ
(
cos 2pin
)
, nên với n= 1 hoặc n= 2 thì cos 2pin lần
lượt bằng 1 và−1. Khi đó hiển nhiên degΨn (x) =
[
Q
(
cos 2pin
)
:Q
]
= [Q :Q] =
1. Với n ≥ 3 thì εn không phải số thực, do đó f (x) là đa thức bất khả quy trên
Q
(
cos 2pin
)
, nên ta có
[
Q(εn) :Q
(
cos 2pin
)]
= deg f (x) = 2.
Từ hai trường hợp trên suy ra
degΨn (x) =
[
Q
(
cos
2pi
n
)
:Q
]
=
[Q(εn) :Q][
Q(εn) :Q
(
cos 2pin
)]
=
{
1 khi n= 1,2
ϕ(n)
2 khi n≥ 3.
22
Từ mệnh đề trên ta thấy với n ≥ 3, đa thức Ψn (x) có tối đa ϕ(n)2 nghiệm. Ta
đã biết cos 2pin là một nghiệm của Ψn (x). Vậy các nghiệm còn lại của Ψn (x) là
nghiệm thực hay nghiệm phức, các nghiệm này có mối liên hệ gì với cos 2pin hay
không? Kết quả tiếp theo sẽ cho ta câu trả lời.
Mệnh đề 2.1.2. Với n ≥ 3, tất cả nghiệm của đa thức Ψn (x) là cos 2kpin với
0≤ k ≤ s trong đó (k,n) = 1, s= n2 nếu n chẵn và s= n−12 nếu n lẻ.
Chứng minh. Vì (k,n) = 1 nên với εn= cos 2pin + isin
2pi
n là một căn nguyên thủy
bậc n của đơn vị thì εkn cũng là một căn nguyên thủy bậc n của đơn vị. Do đó có
một tự đẳng cấu σ của Q(εn) thỏa mãn σ (εn) = εkn .
Ta có
σ
(
cos
2pi
n
)
= σ
(
εn+ ε−1n
2
)
=
(
εkn+ ε−kn
)
2
= cos
2pik
n
.
Do đó
0= σ
(
Ψn
(
cos
2pi
n
))
=Ψn
(
σ
(
cos
2pi
n
))
=Ψn
(
cos
2pik
n
)
.
Suy ra cos 2pikn là một nghiệm của Ψn (x) .
Do 0≤ k ≤ s và (n,k) = 1 nên cos 2pikn nhận ϕ(n)2 giá trị khác nhau. Theo Mệnh
đề 2.1.1 thì degΨn (x) = ϕ(n)2 nên đó là tất cả các nghiệm của Ψn (x) .
Dựa vào hai mệnh đề trên ta có định lý quan trọng sau đây.
Định lý 2.1.3. Cho Ψn (x) là đa thức cực tiểu của cos 2pin và Ts (x) là đa thức
Chebyshev loại I.
(i) Nếu n= 2s+1 thì
Ts+1 (x)−Ts (x) = 2s∏
d|n
Ψd (x);
(ii) Nếu n= 2s thì
Ts+1 (x)−Ts−1 (x) = 2s∏
d|n
Ψd (x).
23
Chứng minh. Để chứng minh định lý trên, ta chứng minh hai vế của đẳng thức
là các đa thức có cùng bậc, cùng tập nghiệm và cùng hệ số bậc cao nhất.
(i) Ta thấy bậc của Ts+1 (x)−Ts (x) là s+1, bậc của 2s∏
d|n
Ψd (x) là
∑
d|n
degΨd (x) = degΨ1 (x)+ ∑
d|n,d 6=1
degΨd (x).
Do n lẻ nên với d|n thì d cũng lẻ, từ đó nếu d 6= 1 thì d ≥ 3. Do đó theo Mệnh
đề 2.1.1 ta được
∑
d|n
degΨd (x) = 1+
1
2 ∑d|n,d 6=1
ϕ (d) = 1+
1
2
(n−1) = s+1.
Vậy Ts+1 (x)−Ts (x) và 2s∏
d|n
Ψd (x) có cùng bậc.
Tiếp theo, với 0≤ k≤ s, giả sử (k;n) = g, khi đó k= k′g, n= dg và (k′;d) = 1.
Theo Mệnh đề 2.1.2 thì cos 2pikn = cos
2pik′
d là một nghiệm của Ψd (x) nên nó là
một nghiệm của 2s∏
d|n
Ψd (x). Mặt khác, chú ý rằng với s = n−12 thì 2s = n− 1
và 2(s+1) = n+1, khi đó
Ts+1
(
cos
2pik
n
)
−Ts
(
cos
2pik
n
)
= cos
2pik (s+1)
n
− cos 2piks
n
= cos
pik (n+1)
n
− cos pik (n−1)
n
= cos
(
pik+
pik
n
)
− cos
(
pik− pik
n
)
=−2sin(pik)sin
(
pik
n
)
= 0.
Do đó cos 2pikn cũng là một nghiệm của Ts+1 (x)− Ts (x). Vì 0 ≤ k ≤ s nên có
s+ 1 giá trị khác nhau của cos 2pikn , bằng với số bậc của Ts+1 (x)− Ts (x) và
2s∏
d|n
Ψd (x). Vậy Ts+1 (x)−Ts (x) và 2s∏
d|n
Ψd (x) có cùng tập nghiệm.
24
Cuối cùng, hệ số bậc cao nhất của Ts+1 (x)−Ts (x) là hệ số bậc cao nhất của
Ts+1 (x) và bằng 2s, rõ ràng bằng với hệ số bậc cao nhất của 2s∏
d|n
Ψd (x).
(ii) Với n= 2s, bậc của 2s∏
d|n
Ψd (x) là
∑
d|n
degΨd (x) = degΨ1 (x)+degΨ2 (x)+ ∑
d|n,d≥3
degΨd (x)
= 1+1+
1
2 ∑d|n,d≥3
ϕ (d)
= 2+
1
2
(n−2)
= s+1,
rõ ràng bằng với bậc của Ts+1 (x)−Ts−1 (x) .
Tương tự như trong chứng minh phần (i), cos 2pikn , với 0 ≤ k ≤ s là tất cả các
nghiệm của 2s∏
d|n
Ψd (x). Với chú ý ở trường hợp này s= n2 thì 2(s+1) = n+2
và 2(s−1) = n−2, khi đó:
Ts+1
(
cos
2pik
n
)
−Ts−1
(
cos
2pik
n
)
= cos
2pik (s+1)
n
− cos 2pik (s−1)
n
= cos
2pik (n+2)
n
− cos 2pik (n−2)
n
= cos
(
pikn+
2pik
n
)
− cos
(
pikn− 2pik
n
)
=−2sin(pikn)sin 2pik
n
= 0.
Vậy cos 2pikn cũng là nghiệm của Ts+1 (x)− Ts−1 (x). Từ đây suy ra Ts+1 (x)−
Ts−1 (x) và 2s∏
d|n
Ψd (x) có cùng tập nghiệm.
Tương tự, hệ số bậc cao nhất của Ts+1 (x)−Ts−1 (x) và 2s ∏
d/n
Ψd (x) đều là 2s.
Định lý được chứng minh.
25
Kết quả quan trọng trên cho ta một phương pháp tìm đa thức Ψn (x) thông
qua việc tính toán các đa thức Chebyshev có bậc thấp hơn, để thấy rõ điều này
ta xét một số ví dụ sau đây.
Ví dụ 2.1.4. Tìm Ψ5 (x) là đa thức cực tiểu của cos 2pi5 .
Theo Định lí 2.1.3 ta có
T3 (x)−T2 (x) = 22∏
d|5
Ψd (x) = 4Ψ1 (x)Ψ5 (x) .
Từ đó
4Ψ5 (x) =
T3 (x)−T2 (x)
Ψ1 (x)
=
(
4x3−3x)− (2x2−1)
x−1 = 4x
2+2x−1.
Vậy ta được
Ψ5 (x) = x2+
1
2
x− 1
4
.
Ví dụ 2.1.5. Tìm Ψ9 (x) là đa thức cực tiểu của cos 2pi9 .
Theo Định lí 2.1.3 ta có
T5 (x)−T4 (x) = 24∏
d|9
Ψd (x) = 16Ψ1 (x)Ψ3 (x)Ψ9 (x) ,
và
T2 (x)−T1 (x) = 2∏
d|3
Ψd (x) = 2Ψ1 (x)Ψ3 (x) .
Từ đó
8Ψ9 (x) =
T5 (x)−T4 (x)
T2 (x)−T1 (x) .
Việc tính bốn đa thức Chebyshev T5 (x), T4 (x), T2 (x), T1 (x) khá đơn giản, có
26
thể tính toán dựa trên công thức truy hồi của Tn (x) hoặc tính trực tiếp như sau:
T5 (cosθ) = cos5θ
= Re
(
(cosθ + isinθ)5
)
= cos5θ −10cos3θsin2θ +5cosθsin4θ
= cos5θ −10cos3θ (1− sin2θ)+5cosθ(1− cos2θ)2
= 16cos5θ −20cos3θ +5cosθ .
Vậy
T5 (x) = 16x5−20x3+5x.
Tính toán tương tự, ta thu được
T4 (x) = 8x4−8x2+1,
T2 (x) = 2x2−1,
T1 (x) = x.
Vì thế
8Ψ9 (x) =
T5 (x)−T4 (x)
T2 (x)−T1 (x) = 8x
3−6x+1.
Vậy ta tìm được
Ψ9 (x) = x3− 34x+
1
8
.
Ví dụ 2.1.6. Tìm Ψ20 (x) là đa thức cực tiểu của cos pi10 .
Tương tự, ta có
T11 (x)−T9 (x) = 210Ψ1 (x)Ψ2 (x)Ψ4 (x)Ψ5 (x)Ψ10 (x)Ψ20 (x) ,
T6 (x)−T4 (x) = 25Ψ1 (x)Ψ2 (x)Ψ5 (x)Ψ10 (x) .
Từ đó suy ra
32Ψ20 (x)Ψ4 (x) =
T11 (x)−T9 (x)
T6 (x)−T4 (x) .
27
Để ý rằng
T11 (cosθ)−T9 (cosθ)
T6 (cosθ)−T4 (cosθ) =
cos(11θ)− cos(9θ)
cos(6θ)− cos(4θ) =
−2sin(10θ)sinθ
−2sin(5θ)sinθ
= 2cos(5θ) = 2T5 (cosθ) .
Do đó
T11 (x)−T9 (x)
T6 (x)−T4 (x) = 2T5 (x) .
Vậy ta tìm được
32Ψ20 (x) =
2T5 (x)
Ψ4 (x)
=
32x5−40x3+10x
x
= 32x4−40x2+10.
Suy ra
Ψ20 (x) = x4− 54x
2+
5
16
.
2.2 Phân tích nhân tử của đa thức Chebyshev theo các đa thức
Ψn (x)
Như vậy, qua tiết trước chúng ta đã xét cách tìm các đa thức cực tiểu Ψn (x)
thông qua mối liên hệ của chúng với các đa thức Chebyshev. Mục đích chính
của tiết này không phải trình bày một phương pháp khác để tính Ψn (x) mà
muốn làm sáng tỏ thêm mối liên hệ sâu sắc giữa đa thức cực tiểu Ψn (x) và
các đa thức Chebyshev. Cụ thể, nội dung tiết này sẽ chỉ ra rằng, các đa thức
Tn (x)−1, Tn (x)+1 vàUn (x) có thể tồn tại dưới dạng tích của các đa thức cực
tiểu Ψd (x), với d là ước của n.
Để thuận lợi cho việc thể hiện nội dung tiết này, ta sử dụng một số kí hiệu
sau:
Với n≥ 3, đặt Sn= {k|(k;n) = 1,1≤ k ≤ n} và Sn/2=
{
k|(k;n) = 1,1≤ k < n2
}
.
Khi đó ta biết rằng |Sn| = ϕ (n) và
∣∣Sn/2∣∣ = ϕ(n)2 , với ϕ (n) là hàm Euler. Theo
28
Mệnh đề 2.1.2, với n≥ 3, đa thức cực tiểu Ψn (x) của cos 2pin được định nghĩa là
Ψn (x) = ∏
k∈Sn/2
(
x− cos 2pik
n
)
.
Tuy nhiên, trong suốt tiết này, với n≥ 3 ta sử dụng kí hiệu
ψn (x) = ∏
k∈Sn/2
2
(
x− cos 2pik
n
)
= 2
ϕ(n)
2 Ψn (x),
tức là, so với đa thức cực tiểu Ψn (x), đa thức ψn (x) được nhân thêm một lượng
2
ϕ(n)
2 . Trường hợp n = 1, n = 2, ta biết rằng Ψ1 (x) = x− 1 và Ψ2 (x) = x+ 1,
khi đó, ta đặt ψ1 (x) = 2x−2 và ψ2 (x) = 2x+2.
Để tìm hiểu mối liên hệ giữa các đa thức Chebyshev và đa thức cực tiểu
Ψn (x), trước hết ta cần có một số kết quả sau đây.
Bổ đề 2.2.1. Cho số nguyên n≥ 3, khi đó
∑
k∈Sn
k =
nϕ (n)
2
.
Chứng minh. Với 1≤ k ≤ n thì (k,n) = 1 khi và chỉ khi (n− k,n) = 1. Dễ thấy
chỉ có duy nhất trường hợp n− k = k ứng với n= 2 và k = 1. Do đó, với n≥ 3
thì n− k 6= k, khi đó ta có thể xếp các phần tử của Sn thành từng cặp có dạng
(k;n− k). Vì Sn gồm ϕ (n) phần tử nên có ϕ(n)2 cặp như vậy. Tổng của các phần
tử trong mỗi cặp là n nên ta có
∑
k∈Sn
k =
nϕ (n)
2
.
Chú ý 2.2.2. Từ nội dung chứng minh của bổ đề trên, ta thấy rằng với n≥ 3, số
phần tử của Sn là số chẵn, do đó với n≥ 3 thì ϕ (n) là số chẵn.
29
Bổ đề 2.2.3. Cho n là số nguyên dương, khi đó
(
eiθ − e2piikn
)(
e−iθ − e2piikn
)
= 2e
2piik
n
(
cos
2pik
n
− cosθ
)
.
Chứng minh. Ta có(
eiθ − e2piikn
)(
e−iθ − e2piikn
)
= 1− e2piikn
(
eiθ + e−iθ − e2piikn
)
= 1− e2piikn
(
2cosθ − e2piikn
)
= e
2piik
n
(
e−
2piik
n + e
2piik
n −2cosθ
)
= e
2piik
n
(
2cos
2pik
n
−2cosθ
)
= 2e
2piik
n
(
cos
2pik
n
− cosθ
)
.
Bổ đề 2.2.4. Cho Φn (x) là đa thức chia đường tròn thứ n, với n≥ 3 ta luôn có∣∣∣Φn(eiθ)∣∣∣2 = ∏
k∈Sn
2
(
cos
2pik
n
− cosθ
)
.
Chứng minh. Ta biết rằng
Φn (x) = ∏
k∈Sn
(
x− e2piikn
)
.
Do số phức liên hợp của eiθ là e−iθ nên dễ thấy số phức liên hợp của Φn
(
eiθ
)
là
∏
k∈Sn
(
e−iθ − e−2piikn
)
.
Mặt khác, xét
Φn
(
e−iθ
)
= ∏
k∈Sn
(
e−iθ − e2piikn
)
.
30
Vì k ∈ Sn khi và chỉ khi n− k ∈ Sn nên
Φn
(
e−iθ
)
= ∏
k∈Sn
(
e−iθ − e2pii(n−k)n
)
= ∏
k∈Sn
(
e−iθ − e−2piikn
)
.
Vậy suy ra số phức liên hợp của Φn
(
eiθ
)
là Φn
(
e−iθ
)
, do đó ta có
∣∣∣Φn(eiθ)∣∣∣2 =Φn(eiθ)Φn(e−iθ)= ∏
k∈Sn
(
eiθ − e2kpiin
)
∏
k∈Sn
(
e−iθ − e2kpiin
)
= ∏
k∈Sn
(
eiθ − e2kpiin
)(
e−iθ − e2kpiin
)
= ∏
k∈Sn
2e
2piki
n
(
cos
2pik
n
− cosθ
)
= e
2pii
n ∑
k∈Sn
k
∏
k∈Sn
2
(
cos
2pik
n
− cosθ
)
= eϕ(n)pii∏
k∈Sn
2
(
cos
2pik
n
− cosθ
)
.
Với n≥ 3 thì ϕ (n) là số chẵn nên
eϕ(n)pii = cosϕ (n)pi+ isinϕ (n)pi = 1.
Vậy ta được ∣∣∣Φn(eiθ)∣∣∣2 = ∏
k∈Sn
2
(
cos
2pik
n
− cosθ
)
.
Từ các bổ đề trên, ta thu được một số phân tích quan trọng của các đa thức
Chebyshev thành tích của các đa thức Ψd (x).
Định lý 2.2.5. Cho số nguyên n≥ 3 và Tn (x) là đa thức Chebyshev loại I.
(i) Nếu n lẻ thì
Tn (x)−1= (x−1) ∏
d|n,d≥3
ψ2d (x);
(ii) Nếu n chẵn thì
Tn (x)−1= 2
(
x2−1) ∏
d|n,d≥3
ψ2d (x).
31
Chứng minh. Xuất phát từ đẳng thức (xem Định lý 1.2.9)
xn−1=∏
d|n
Φd (x)
suy ra
|xn−1|2 =∏
d|n
|Φd (x)|2.
Thay x= eiθ vào đẳng thức trên ta được∣∣∣einθ −1∣∣∣2 =∏
d|n
∣∣∣Φd (eiθ)∣∣∣2,
hay
2−2cosnθ =∏
d|n
∣∣∣Φd (eiθ)∣∣∣2.
(i) Nếu n lẻ thì d cũng lẻ, nên ta biến đổi được
2−2cosnθ =
∣∣∣Φ1(eiθ)∣∣∣ ∏
d|n,d≥3
∣∣∣Φd (eiθ)∣∣∣2.
Vì Φ1 (x) = x− 1 nên
∣∣Φ1 (eiθ)∣∣ = 2− 2cosθ , kết hợp với kết quả của Bổ đề
2.2.4 ta được
2−2cosnθ = 2(1− cosθ) ∏
d|n,d≥3
∏
k∈Sd
2
(
cos
2pik
d
− cosθ
)
.
Chú ý rằng nếu k ∈ Sd thì d−k ∈ Sd và cos 2pi(d−k)d = cos
(
2pi− 2pikd
)
= cos 2pikd ,
hơn nữa, với d ≥ 3 thì |Sd|= ϕ (d) là số chẵn, do đó ta biến đổi được
2−2cosnθ = 2(1− cosθ) ∏
d|n,d≥3
∏
k∈Sd/2
4
(
cos
2pik
d
− cosθ
)2
,
32
hay
cosnθ −1= (cosθ −1) ∏
d|n,d≥3
∏
k∈Sd/2
[
2
(
cosθ − cos 2pik
d
)]2
.
Suy ra
Tn (cosθ)−1= (cosθ −1) ∏
d|n,d≥3
ψ2d (cosθ).
Vậy ta được
Tn (x)−1= (x−1) ∏
d|n,d≥3
ψ2d (x).
(ii) Nếu n chẵn, đẳng thức
2−2cosnθ =∏
d|n
∣∣∣Φd (eiθ)∣∣∣2
được biến đổi thành
2−2cosnθ =
∣∣∣Φ1(eiθ)∣∣∣ ∣∣∣Φ2(eiθ)∣∣∣ ∏
d|n,d≥3
∣∣∣Φd (eiθ)∣∣∣2.
VớiΦ1 (x)= x−1 vàΦ2 (x)= x+1, dễ thấy
∣∣Φ1 (eiθ)∣∣ ∣∣Φ2 (eiθ)∣∣= 4(1− cos2θ),
kết hợp với kết quả của Bổ đề 2.2.4 ta được
1− cosnθ = 2(1− cos2θ) ∏
d|n,d≥3
∏
k∈Sd
2
(
cos
2pik
d
− cosθ
)
.
Lập luận tương tự như phần (i), ta được
1− cosnθ = 2(1− cos2θ) ∏
d|n,d≥3
∏
k∈Sd/2
4
(
cos
2pik
d
− cosθ
)2
,
33
hay
cosnθ −1= 2(cos2θ −1) ∏
d|n,d≥3
∏
k∈Sd/2
[
2
(
cosθ − cos 2pik
d
)]2
.
Suy ra
Tn (cosθ)−1= 2
(
cos2θ −1) ∏
d|n,d≥3
ψ2d (cosθ).
Vậy ta được
Tn (x)−1= 2
(
x2−1) ∏
d|n,d≥3
ψ2d (x).
Định lý được chứng minh.
Ví dụ 2.2.6. Với n= 24, ta có
T24 (x)−1= 2
(
x2−1) [ψ3 (x)ψ4 (x)ψ6 (x)ψ8 (x)ψ12 (x)ψ24 (x)]2.
Dựa vào định lý trên, ta thu được các phân tích sau đây cho đa thức Tn (x)+1.
Mệnh đề 2.2.7. Cho số nguyên n≥ 3.
(i) Nếu n lẻ thì
Tn (x)+1= (x+1) ∏
d|2n, d 6 |n, d>2
ψ2d (x);
(ii) Nếu n chẵn thì
Tn (x)+1=
1
2 ∏d|2n, d 6 |n
ψ2d (x).
Chứng minh. Theo Định lý 2.1.3, với n= 2s thì ta có
Ts+1 (x)−Ts−1 (x) = 2s∏
d|n
Ψd (x).
34
Mặt khác, xét
∏
d|n
ψd (x) = ψ1 (x)ψ2 (x) ∏
d|n, d≥3
ψd (x) = 2Ψ1 (x)2Ψ2 (x) ∏
d|n, d≥3
2
ϕ(d)
2 Ψd (x)
= 2
2+12 ∑
d|n,d≥3
ϕ(d)
∏
d|n
Ψd (x) = 22+
1
2(n−2)∏
d|n
Ψd (x)
= 2s+1∏
d|n
Ψd (x).
Từ đây suy ra với n= 2s thì ta có
2(Ts+1 (x)−Ts−1 (x)) =∏
d|n
ψd (x).
Hay nói cách khác, với n nguyên dương, ta luôn có
2(Tn+1 (x)−Tn−1 (x)) =∏
d|2n
ψd (x).
Theo Mệnh đề 1.1.11 thì
2
(
x2−1)Un−1 (x) = Tn+1 (x)−Tn−1 (x) .
Do đó ta có
4
(
x2−1)Un−1 (x) =∏
d|2n
ψd (x),
hay
16
(
x2−1)2U2n−1 (x) =∏
d|2n
ψ2d (x).
Lại theo Mệnh đề 1.1.11 thì
T 2n (x)−1=
(
x2−1)U2n−1 (x) .
35
Thế kết quả này vào đẳng thức trên ta được
16
(
x2−1)[T 2n (x)−1]=∏
d|2n
ψ2d (x) = 16
(
x2−1)2 ∏
d|2n, d≥3
ψ2d (x),
hay
[Tn (x)−1] [Tn (x)+1] =
(
x2−1) ∏
d|2n, d≥3
ψ2d (x).
(i) Với n lẻ, theo Định lý 2.2.5 thì
Tn (x)−1= (x−1) ∏
d|n, d≥3
ψ2d (x).
Vậy ta có được
Tn (x)+1= (x+1) ∏
d|2n, d 6 | n, d>2
ψ2d (x).
(ii) Với n chẵn, theo Định lí 2.2.5 thì
Tn (x)−1= 2
(
x2−1) ∏
d|n, d≥3
ψ2d (x).
Vậy ta có được
Tn (x)+1=
1
2 ∏d|2n, d 6 | n
ψ2d (x).
Từ kết quả trên và dựa vào mối liên hệ giữa các đa thức Chebyshev loại I và
loại II đã được trình bày trong chương 1, ta thu được phân tích sau đây cho các
đa thức Chebyshev loại II.
Mệnh đề 2.2.8. Với n là số nguyên dương thì
Un−1 (x) = ∏
d|2n, d>2
ψd (x).
36
Chứng minh. Trong nội dung phần chứng minh Mệnh đề 2.2.7, ta có
4
(
x2−1)Un−1 (x) =∏
d|2n
ψd (x).
Khai triển đẳng thức trên thành
4
(
x2−1)Un−1 (x) = ψ1 (x)ψ2 (x) ∏
d|2n, d>2
ψd (x)
= 4
(
x2−1) ∏
d|2n, d>2
ψd (x).
Rút gọn hai vế của đẳng thức ta được
Un−1 (x) = ∏
d|2n, d>2
ψd (x).
37
Chương 3
Hệ số tự d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_da_thuc_cuc_tieu_cua_cos_2_n.pdf