LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC CÁC BẢNG.vi
DANH MỤC CÁC BIỂU, HÌNH VẼ.vii
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .6
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.6
6. Dự kiến đóng góp của luận văn.10
7. Cấu trúc của đề tài .10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM
DÂN CƯ, DÂN TỘC .11
1.1. Cơ sở lí luận.11
1.1.1. Những vấn đề chung về dân cư .11
1.1.2. Những vấn đề chung về dân tộc .20
1.2. Cơ sở thực tiễn.22
1.2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .22
1.2.2. Khái quát về đặc điểm dân cư, dân tộc của tỉnh Yên Bái.26
Tiểu kết chương 1.28
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, DÂN TỘC
CỦA HUYỆN TRẠM TẤU TỈNH YÊN BÁI .29
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm dân cư, dân tộc huyện Trạm
Tấu tỉnh Yên Bái.29
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.29
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.31
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .35
2.2. Đặc điểm dân cư của huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái .38
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm dân cư, dân tộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây Nam tỉnh Yên Bái. Toàn
huyện có 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 1 thị trấn với tổng số 69 thôn,
trong đó 11 xã đặc biệt khó khăn; theo Quyết định số 30a/2008/NQ - CP của
thủ tướng Chính phủ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân giai đoạn
2012 - 2017 đạt 15,16% tăng 3,66% so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2012 là 8,250 triệu đồng/người, đến năm 2016 tăng lên 10,635 triệu
đồng/người. Cơ cấu kinh tế của huyện là nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ, luôn chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Dân cư của huyện hầu hết sống ở nông thôn và sống chủ yếu bằng nghề
làm ruộng và khai thác lâm thổ sản. Trước đây những người dân ở đây đã
chuyên trồng lúa nương và các loại cây ăn quả. Do kĩ thuật canh tác lạc hậu nên
sản lượng thấp. Hiện nay áp dụng khoa học kỹ thuật sử dụng giống mới, phân
36
bón nên sản xuất nông - lâm nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá.
Ngoài ra huyện còn trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Cây chè Shan và cây
sơn tra (táo mèo) là một loại cây đã có từ lâu đời và là cây đặc hữu của huyện,
hiện nay cũng được nhân dân trồng trên một diện tích rất rộng, đóng góp đáng
kể vào việc phát triển kinh tế chung của huyện. Ngành chăn nuôi của huyện
phát triển tương đối ổn định. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có nhiều mô
hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như: mô hình chăn nuôi dê tại
thôn Cu Vai, xã Xà Hồ. Mô hình chăn nuôi đại gia súc ở xã Bản Mù. Giá trị sản
xuất công nghiệp - xây dựng đều tăng qua các năm, các nhà máy thủy điện có
công suất nhỏ đã đi vào hoạt động và hòa với mạng lưới điện quốc gia, xây
dựng và tổ chức thực hiện đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
huyện Trạm Tấu đến năm 2020; tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản
năm 2012 là 1,652 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2,737 tỷ đồng. Hoạt động thương
mại, dịch vụ có chuyển biến tích cực. Hàng năm các tổ chức vẫn thường xuyên
tổ chức các hội chợ lớn nhỏ để đưa hàng hóa Việt về với người dân, nhằm đáp
ứng yêu cầu sinh hoạt.
2.1.3.2. Về văn hóa - xã hội
Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm, chất lượng giáo dục được
nâng cao rõ rệt. Các chính sách trong giáo dục - đào tạo luôn được nâng lên, cơ
sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường, tỷ lệ phòng học được kiên cố
hóa đạt trên 80%, tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc đến trường.
Hiện nay, toàn huyện có 25 trường học từ cấp học mầm non đến bậc THCS, 1
trường THPT, 1 trung tâm dạy nghề giáo dục thường xuyên và 1 trường phổ
thông dân tộc nội trú THCS. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia từ bậc mầm non
đến THCS là 7 trường đạt 22,6%. Huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và hoàn thành phổ cập
giáo dục THCS. Hiện nay đang cố gắng phấn đấu phổ cập giáo dục THPT.
37
Theo số liệu điều tra năm 2016 dân số toàn huyện có trên 31.223 người.
Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (trên 28.195 người chiếm 90,3%) còn lại là
sống ở thành thị. Mật độ dân số trung bình 42 người/km2 phân bố không đều
giữa các xã, đông nhất tập trung ở trung tâm huyện lỵ và các xã dọc tỉnh lộ 174
ở các xã vùng sâu, vùng xa mật độ khoảng 15 - 20 người/km. Toàn huyện có
trên 16.000 người trong độ tuổi lao động (số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế trên 15.700 người), do đặc điểm của huyện chủ yếu là sản xuất
nông, lâm nghiệp nên lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao. Về
chất lượng lao động: Số lao động có trình độ còn rất thấp đặc biệt là các xã
người Mông. Vấn đề đặt ra là nâng cao nhận thức và trình độ văn hóa cho
người dân nơi đây cần gấp rút thực hiện.
Về cơ cấu dân tộc: Huyện Trạm Tấu có 6 dân tộc anh em sinh sống trong
đó đông nhất là người Mông (78,4%) người Thái (12,0%) người Kinh (7,4%)
Người Tày (1,2%) người Khơ Mú (0,8%) người Mường (0,2%). Do vậy vấn đề
dân cư, dân tộc là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước cho
huyện vùng cao này.
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của huyện luôn được quan tâm hoàn thiện. Hiện nay, toàn
huyện đã có 12/12 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài tuyến
đường tỉnh lộ 174 từ Nghĩa Lộ được trải nhựa thì các tuyến đường khác mới
được cấp phối hoặc đường đất, hệ thống cầu cống chưa hoàn chỉnh. Đường liên
thôn, liên bản còn gặp khó khăn, nhiều nơi còn là đường đất nhỏ hẹp. Các công
trình kiên cố như trường học, trạm y tế, hệ thống kênh mương cũng được quan
tâm đầu tư, riêng các đường lên các xã Bản Mù, Phình Hồ, Pá Lau, Túc Đán,
Xà Hồ, Bản Mù đã hoàn thành thi công đường bê tông đến trung tâm xã năm
2015; từ năm 2012 đến nay có 12 km đường giao thông thôn xóm được cứng
hóa theo “Chương trình nông thôn mới”.
38
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của tỉnh Yên Bái, huyện Trạm
Tấu đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông lớn như mở rộng và
nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 174, do vậy điều kiện đi lại thông thương hàng hoá
được thuận tiện hơn. Nhiều thôn bản được bê tông hóa đến từng hộ gia đình.
Huyện nằm trên tuyến tỉnh lộ 174 nối liền huyện Văn Chấn với tỉnh Sơn
La, tuyến đường này đã được nâng cấp, cải tạo tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế. Từ đó phá thế độc đạo của huyện với các địa phương khác.
Song song với đường giao thông nông thôn thì hệ thống thuỷ lợi là yếu
tố quan trọng cốt lõi trong sản xuất nông nghiệp: Thoát lũ vào mùa mưa bão,
tưới tiêu vào mùa khô, tăng năng suất cây trồng, mở rộng diện tích đất nông
nghiệp. Trong những năm qua công tác thuỷ lợi đã liên tục phát triển huyện đã
tiến hành nâng cấp, xây dựng cũng như sửa chữa nhiều công trình phục vụ sản
xuất, chuyển từ sản xuất lúa một vụ sang lúa hai vụ, đáp ứng cơ bản lượng
nước cho sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng
cho toàn dân cư trong huyện.
2.2. Đặc điểm dân cư của huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái
2.2.1. Quy mô dân số
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở toàn quốc năm 2009 tỉnh Yên Bái
là 780 000 người, trong đó dân số huyện Trạm Tấu là 25 102 người. Đến năm
2016 quy mô dân số huyện Trạm Tấu là: 31.223 người. Kết quả điều tra dân số
của huyện Trạm Tấu cho thấy dân số từ năm 2012 đến năm 2016 dân số tăng
5445 người, nhìn chung so với toàn tỉnh Yên Bái thì dân số huyện Trạm Tấu
tăng ở mức thấp.
Gia tăng tự nhiên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tăng quy mô
dân số huyện Trạm Tấu. Đây là tình hình chung cho các huyện ở Trung du và
miền núi phía Bắc, trình độ phát triển kinh tế còn chậm tuy nhiên tình hình phát
triển dân số của huyện Trạm Tấu có sự khác biệt giữa các xã, thể hiện rõ qua
bảng sau:
39
27500
28000
28500
29000
29500
30000
30500
31000
31500
2012 2013 2014 2015 2016 Năm
N
g
ư
ờ
i
Dân số
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số huyện Trạm Tấu giai
đoạn 2012 - 2016
Trạm Tấu là huyện có quy mô dân số thấp nhất so với các huyện của tỉnh
Yên Bái như Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Mù Cang
Chải. Nhìn chung quy mô dân số các xã trong vòng gần 5 năm đều tăng, trong
số các xã của huyện thì xã Bản Mù luôn có quy mô dân số lớn nhất sau đó xã,
Hát Lừu, Xà Hồ là có dân số đông hơn các xã khác.
2.2.2. Gia tăng dân số
2.2.2.1. Gia tăng dân số tự nhiên
Bảng 2.1. Gia tăng dân số huyện Trạm Tấu giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị: Người
Số tt Đơn vị hành chính Năm 2012 Năm 2016
1 TT Trạm Tấu 2.558 2.685
2 Xã Bản Công 2.438 2.562
3 Xã Bản Mù 4.836 4.925
4 Xã Xà Hồ 2.038 3.178
5 Xã Hát Lừu 3.330 3.461
6 Xã Trạm Tấu 2.207 2.451
7 Xã Pá Hu 2.026 2.134
8 Xã Pá Lau 1.419 1.571
9 Xã Túc Đán 2.530 2.837
10 Xã Tà Xi Láng 1.458 1.730
11 Xã Làng Nhì 1.742 2.052
12 Xã Phình Hồ 907 1.372
Tổng Huyện Trạm Tấu 28.492 31.223
Nguồn: Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Trạm Tấu
40
Tỷ suất gia tăng tự nhiên của huyện từ năm 2012 là 1,28% đang có xu
hướng giảm năm 2016 là 1,22%.
* Tỉ suất sinh thô năm 2012 là 19,3‰ cao hơn so với mức trung bình của
toàn tỉnh là 17,2 ‰. Năm 2016 mức sinh thô của huyện có xu hướng giảm còn
18,7‰. Tuy vậy nếu xét chung thì thị trấn Trạm Tấu có tỉ suất sinh thô thấp
hơn nhiều so với các xã, hơn nữa dân số của huyện chủ yếu tập trung ở nông
thôn. Do khu vực nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là làm ruộng tư tưởng
sinh con đông vẫn tồn tại tỷ lệ sinh con thứ 3 thậm chí thứ 4 và thứ 5 có xu
hướng tăng dần. Do trình độ dân trí không đồng đều dẫn đến nhiều người dân
nhất là phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ không nghe và nói được tiếng phổ
thông nên khi tuyên truyền, vận động, hiệu quả cực kì thấp. Phong tục tập quán
lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi nam giới mới là trụ cột gia đình nên
vấn đề KHHGD ở đây khó thực hiện. Nhiều người còn e ngại, xấu hổ, không
dám sử dụng các biện pháp tránh thai nên sinh con ngày càng đông.
* Tỉ suất tử
Trong những năm qua huyện Trạm Tấu có sự biến đổi theo chiều hướng
khác nhau có thể nói tỷ suất tử từ năm 2012 - 2016 có chiều hướng giảm từ
6,9‰ xuống còn 6,0‰. Tuy vậy tỷ suất tử thô ở các xã cũng giảm theo xu
hướng chung của toàn huyện.
2.2.2.2. Gia tăng cơ học
Do là huyện vùng cao, sự phát triển của huyện chịu ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên, khi kinh tế của tỉnh có nhiều thay đổi nhất là các dự án lớn của
nước ngoài vào đầu tư đã thu hút lực lượng lao động. Hiện nay, trên địa bàn
cũng có nhiều dự án phát triển kinh tế thu hút nguồn lao động từ các địa
phương khác đến. Tuy nhiên một bộ phận người Mông hiện nay có xu hướng
chuyển vào các tỉnh phía nam để phát triển kinh tế đã làm cho địa phương mất
đi nguồn lao động.
41
Bảng 2.2. Tỷ suất di cư trong giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị: Người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Số người chuyển đi 312 296 341 372 322
Số người chuyển đến 298 287 322 365 342
Chênh lệch + 14 + 9 +19 + 7 - 20
Nguồn: Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Trạm Tấu.
Qua điều tra cho thấy phần lớn xuất cư là đi học, làm việc và xuất khẩu
lao động. Thực tế cho thấy, điều kiện sống có tác động rất lớn đến đối với hoạt
động di cư, trong những năm qua nền kinh tế Trạm Tấu có nhiều sự chuyển
biến khá tích cực, đặc biệt sự phát triển của các nhà máy thủy điện đã thu hút
lực lượng lao động đến làm việc. Hiện nay, động lực lớn nhất trong tỉnh Yên
Bái vẫn là các khu công nghiệp, dịch vụ ở thành phố Yên Bái và huyện Yên
Bình. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa di cư với phát triển kinh tế đi đôi
với nhau. Hơn nữa người dân cũng ồ ạt di chuyển tới các thành phố, đô thị tìm
kiếm việc làm để mưu sinh, đây là hiện tượng xã hội bình thường tại các nước
đang phát triển trên thế giới.
2.2.3. Cơ cấu dân số
2.2.3.1. Cơ cấu theo giới
Về vấn đề cân bằng giới tính trên huyện Trạm Tấu là phạm vi hẹp mà
mất cân bằng giới tính trên một tỉnh là ở mức báo động. Tuy nhiên nếu như tỉnh
nào, miền nào cũng bị mất cân bằng giới tính thì sẽ dẫn đến cả nước mất cân
bằng giới tính, làm mất cân đối chỉ số nhân khẩu học. Khi một đất nước cân
bằng giới tính không được đảm bảo thì sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn. Bài học lớn
với một số nước, một số vùng lãnh thổ trên thế giới mà điển hình là Trung
Quốc, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.
42
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu dân số theo giới của huyện Trạm Tấu từ 2012 – 2016
Năm Nam
(người
Nữ
(người)
Tỉ số giới tính
(%)
2012 14.380 14.389 99,9
2013 14.523 14.462 100,4
2014 15.2 36 15.017 101,5
2015 15.269 15.190 100,5
2016 15.508 15.366 100,9
Nguồn: Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Trạm Tấu
2.2.3.2. Cơ cấu theo nhóm tuổi
Bảng 2.4. Bảng Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi
Đơn vị: %
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017
< 15 tuổi 26,8 26,9 26,7 26,9 27,0 27,0
15 - 60 tuổi 68,3 68,4 68,4 68,2 68,1 68,2
> 60 tuổi 4,9 4,7 4,9 4,9 4,9 4,8
Nguồn: Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Trạm Tấu
Cơ cấu DS huyện Trạm Tấu theo độ tuổi có sự thay đổi tích cực. Tỷ
trọng DS dưới 15 tuổi tăng từ 26,8% năm 2012 lên 27,0% năm 2017 nhìn
chung tăng không đáng kể. Ngược lại, tỷ trọng dân số nhóm tuổi từ 15 - 60 tuổi
(là nhóm chủ lực của lực lượng lao động) chiếm tỷ trọng khá cao và khá ổn
định. Nhóm dân số > 60 tuổi nhìn chung là giảm. Ở góc độ cơ cấu dân số theo
độ tuổi, tương quan giữa hai bộ phận bộ phận dân số trong tuổi lao động, được
thể hiện qua các chỉ tiêu “Tỷ số phụ thuộc” (dân số phụ thuộc) mối tương quan
đó có mối liên hệ chặt chẽ với tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng dưới góc
độ kinh tế (tỷ số phụ thuộc thấp thì tạo điều kiện cho tích lũy và ngược lại tỷ số
phụ thuộc cao điều kiện tích lũy bị suy giảm). Do vậy, với một huyện vùng cao
thì đây là vấn đề cần giải quyết bởi có ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH
của huyện, đặc biệt là việc đảm bảo và ổn định chất lượng cuộc sống cho nhân
dân các dân tộc nơi đây.
Hiện nay huyện Trạm tấu có cơ cấu dân số trẻ, đây là một lợi thế rất lớn
của huyện trong phát triển KT - XH. Đây là một lực lượng lao động đông đảo,
43
trẻ, khỏe, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên cũng
gây áp lực lên vấn đề giải quyết việc làm cho địa phương trong tương lai.
Bảng 2.5: Dân số nam nữ trung bình của huyện Trạm Tấu qua các năm
Đơn vị: Người
Năm
Dân số nam
trung bình
Dân số nữ
trung bình
Năm 2012 14.485 14.284
Năm 2013 14.692 14.458
Năm 2014 15.208 15.045
Năm 2015 15.362 15.097
Năm 2016 15.760 15.463
Nguồn: Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Trạm Tấu
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ số giới tính giữa dân số nam trung bình
và dân số nữ trung bình qua các năm khá cân bằng. Tuy nhiên số lượng nam
giới cao hơn nữ giới.
Kết cấu dân số theo độ tuổi:
Hình 2.3: Biểu đồ tháp dân số huyện Trạm Tấu năm 2016
Nguồn: Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Trạm Tấu
44
Theo tháp dân số huyện Trạm Tấu năm 2016 số người trong độ tuổi lao
động chiếm 64,86% dân số. Dưới độ tuổi lao động chiếm 30,69%, ngoài độ
tuổi lao động chiếm 6,52%. Kết cấu dân số của huyện thuộc loại dân số trẻ.
2.2.3.4. Cơ cấu xã hội
* Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên của
huyện Trạm Tấu năm 2012 đạt 95,12%, năm 2013 đạt 95,34%, năm 2014 đạt
95,47%, năm 2015 đạt 95,54%, năm 2016 đạt 95,67% và năm 2017 đạt 95,70%
sau 5 năm tăng có 0,58% trong đó tỷ lệ biết chữ ở nữ giới lại có xu hướng tăng
45,1% năm 2012 xuống còn 45,3% năm 2016. Trước đây chỉ có nam giới mới
được đi học, còn nữ giới phải ở nhà làm nông nghiệp giúp bố mẹ lấy cái ăn cái
mặc. Hiện nay số lượng trẻ em nữ tới trường gia tăng hàng năm.
Lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông - lâm sản chiếm
82% năm 2012, sau 5 năm cơ cấu lao động của huyện đang có sự chuyển dịch
giảm tỷ trọng ngành nông - lâm sản là 5% và chuyển cơ cấu sang các ngành
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, bình quân mỗi năm cơ cấu lao động trong
ngành nông - lâm sản giảm 1,90%. Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm
12% lao động (tăng 3% so với năm 2012), khu vưc dịch vụ chiếm 6% lao động
(tăng 2%). Sự chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành kinh tế trong vòng 5
năm qua cho thấy xu hướng mới của huyện Trạm Tấu, giảm dần tỷ trọng khu
vực nông - lâm - thủy sản, tăng khu vưc công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Tuy vậy quá trình chuyển dịch này diễn ra còn chậm. Như vậy, nguồn lao động
tương đối dồi dào, nhưng do hầu hết trong số đó chỉ làm việc trong ngành nông
- lâm sản mặc dù sử dụng tới 82% lực lượng lao động toàn huyện, nhưng năm
2016 khu vực này chỉ tạo ra một giá trị sản phẩm chiếm trên 24% GDP của huyện.
45
2.2.4. Phân bố dân cư
Bảng 2.6: Phân bố dân cư các xã huyện Trạm Tấu năm 2016
Số thứ tự Đơn vị
Dân số
(người)
Diện tích
(km2)
Mật độ
(người/km2)
1 TT. Trạm Tấu 2.685 3,53 761
2 Xã Bản Mù 4.925 122,38 40
3 Xã Hát Lừu 3.461 14,40 240
4 Xã Xà Hồ 3.178 79,21 40
5 Xã Bản Công 2.562 94,48 27
6 Xã Trạm Tấu 2.451 31,14 79
7 Xã Pá Hu 2.134 36,93 58
8 Xã Pá Lau 1.571 21,75 72
9 Xã Túc Đán 2.837 148,39 19
10 Xã Phình Hồ 1.372 30,57 45
11 Xã Làng Nhì 2.052 71,56 29
12 Xã Tà Xi Láng 1.730 88,94 19
Tổng số 31.223 743,24 42
Nguồn: Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Trạm Tấu
46
Hình 2.4. Bản đồ phân bố dân cư
Biên tập: Lò Văn Thủy
47
Phân bố dân cư của huyện Trạm Tấu là không đồng đều, có nơi đông dân
và có nơi thưa thớt, đăc biệt là không đồng đều theo không gian do sự tác động
tổng hợp của nhiều yếu tố. Nhưng chủ yếu là điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Hầu hết các xã có địa hình cao, đường xá đi lại khó khăn, chất lượng cuộc sống
còn yếu có mật độ dân số thấp (ví dụ: xã Túc Đán, Tà Xi Láng mật độ chỉ có 19
người/km2, Bản Công: 27 người/km2,, Làng Nhì 29 người/km2. Ngược lại,
những xã có địa hình tương đối thuận tiện hơn, gần đường giao thông, kinh tế
phát triển hơn, tập trung nhiều nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên du lịch là những xã có mật độ dân số đông hơn (ví dụ: Thị trấn Trạm
Tấu mật độ lên tới 761 người/km2, Hát Lừu: 240 người/km2). Năm 2016 Bản
Mù là xã tập trung đông dân nhất huyện Trạm Tấu với 4925 người (chiếm
15,77% dân số toàn huyện) tiếp theo là xã Hát Lừu 3.461 người (chiếm 11,08%
dân số của huyện). Mặc dù là thị trấn Trạm Tấu là trung tâm của huyện nhưng
thị trấn Trạm Tấu có mật độ dân số cao nhất 761 người/km2 nhưng số dân của
thị trấn chỉ chiếm có 8,6% dân số của huyện với 2685 người. Cùng với sự gia
tăng về quy mô dân số là sự thay đổi và sự khác biệt về mật độ dân số. Năm
2012 mật độ dân số chung của huyện là 39 người/km2 đến năm 2016 mật độ dân
số 42 người/km2. Trạm Tấu có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của tỉnh
(119 người /km2) và các huyện lân cận Văn Chấn, Trấn Yên, đều có mật độ
dân số đông hơn huyện Trạm Tấu, đồng thời Trạm Tấu cũng là huyện có mật độ
dân số thấp nhất tỉnh Yên Bái.
Cơ cấu diện tích và dân số của huyện Trạm Tấu cũng có sự khác biệt khá
lớn. Trạm Tấu chiếm 10,8% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, nhưng số dân chưa
đến 4% tổng số dân toàn tỉnh. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người,
cuộc sống còn khó khăn thiếu thốn do vậy dân cư ít.
2.2.5. Đô thị hóa - xây dựng nông thôn mới
Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị của tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực,
cố gắng của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới đã đạt được những hiệu quả rất nổi bật tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm
tương đối từ 30,8% năm 2012 giảm xuống còn 28,3% năm 2016. Trong những
48
năm qua huyện Trạm Tấu đã đạt được những thành tích đáng kể. Cụ thể như: xã
Hát Lừu từ năm 2012 đến nay đã nhận được sự ủng hộ gần hàng chục ha đất và
tài sản trên đất để làm đường giao thông nông thôn, đã góp phần không nhỏ vào
xây dựng đường giao thông nông thôn, kết quả thực hiện được 12,3km. Trong
đó nâng cấp tuyến đường bê tông liên xã Phình Hồ - Làng Nhì là 12 km, nâng
cấp tuyến đường bê tông liên xã Hát Lừu - Bản Mù là 7km, mở mới và làm
đường bê tông vào trung tâm xã Xà Hồ là 6 km. Mở mới tuyến đường tỉnh lộ
174 từ trung tâm huyện Trạm Tấu đến địa phận huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La là
40km. Vậy muốn thực hiện cuộc vận động chung sức xây dựng nông thôn mới
của xóm, trước hết phải nói đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy, chi bộ, cấp ủy
Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể thôn bản vào cuộc
vận động tuyên truyền nhân dân đặc biệt các dân tộc trên toàn địa bàn của huyện
và hiểu về nội dung của cuộc vận động chung sức xây dựng nông thôn mới của
Nhà nước là đúng đắn.
Hiện nay, công cuộc xây dựng nông thôn mới đã mang lại những đổi thay
về nhiều mặt, cơ sở hạ tầng đã được nhà nước xây dựng nâng cấp, sửa chữa cơ
bản đã đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt sản xuất của người dân. Có nhiều sản
phẩm nông sản là thế mạnh của huyện đã được biết đến như chè Shan, táo mèo,
mật ong, măng ớt,... người dân đã biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kĩ thuật, đã có
những thay đổi về nhiều mặt. Tuy nhiên đời sống của người dân vẫn còn không
ít khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc sinh sống ở những xã giao thông đi lại khó
khăn. Trình độ dân trí cũng như sự hiểu biết của các dân tộc thiểu số còn hạn
chế là một rào cản rất lớn. Chính vì thế các chủ trương, chính sách của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình xóa đói giảm nghèo đến
được với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm làm chuyển biến nhận thức của đồng
bào. Từ đó nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số đã áp dụng vào các hoạt
động sản xuất để phát triển KT - XH. Các phong tục tập quán, nếp sống lạc hậu
từng bước bị đẩy lùi; đời sống văn minh; đời sống văn hóa mới từng bước được
xây dựng củng cố và duy trì. Phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương
49
đã mang lại cho người dân huyện Trạm Tấu những thay đổi đáng kể. Để thực
hiện thắng lợi phong trào xây dựng nông thôn mới công tác tuyên truyền trong
nhân dân, nhất là bà con người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức để
chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước; xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, ma chay và
lễ hội vận động nhân dân duy trì phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc như; Lễ hội tung còn, ném pao, múa xòe, mừng cơm mới...
Huyện Trạm Tấu mới chỉ phấn đấu đưa xã Hát Lừu hoàn thành chương trình xây
dựng nông thôn mới vào năm 2020. Các xã còn lại tiếp tục thực hiện công cuộc
xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết VX của Huyện ủy Trạm Tấu.
2.2.6. Chất lượng cuộc sống dân cư
Trong những năm qua chất lượng cuộc sống của người dân Trạm Tấu có
nhiều cải thiện. Về thu nhập bình quân đầu người đạt 10,1 triệu đồng, về giáo
dục đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS tiến tới phổ cập giáo dục
THPT. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 21.000 tấn tăng hơn 7.000 tấn
so với năm 2012. Số lượng gia súc gia cầm ổn định trên 27. 000 con. Mạng lưới
y tế của huyện đã phát triển rộng khắp, số lượng giường bệnh, bác sĩ, y sỹ, y tá
ngày càng tăng. Người dân được hưởng các dịch vụ ngày càng tốt như chất
lượng chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội được quan tâm duy trì. Tuổi thọ trung
bình tăng và ổn định, năm 2016 tuổi thọ trung bình của người dân là 71.9 tuổi.
Tỉ lệ tỉ vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được
đẩy lùi.
Hoạt động sản xuất theo hướng bền vững, tạo ra nhiều nông sản và hàng
hóa đặc trưng, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch và xây dựng các
vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa gắn với nhu cầu của thị trường, nâng cao
đời sống nhân dân.
50
2.3. Đặc điểm dân tộc
2.3.1. Thành Phần dân tộc
Huyện Trạm Tấu có 6 dân tộc sinh sống, đó là Mông, Thái, Kinh, Tày,
Khơ Mú, Mường. Các dân tộc cùng chung sống hòa đồng với nhau. Các dân tộc
sinh sống đan xen nhau tạo ra tình đoàn kết giữa các dân tộc, từ đó thúc đẩy KT
- XH phát triển.
Trong những năm gần đây đời sống KT - XH cả nước có những bước phát
triển mới. Các dân tộc huyện Trạm Tấu phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa,
phong tục tập quán tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế. Tuy nhiên đời
sống người dân còn thấp và gặp nhiều khó khăn.
Là địa bàn của các dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu vùng
xa. Được sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền bộ mặt của huyện có
những thay đổi rõ nét, KT - XH được đẩy mạnh, an ninh quốc phòng được giữ
vững, văn hóa, y tế, giáo dục được phát triển, công tác xóa đói giảm nghèo đạt
kết quả đáng mừng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng
bước được cải thiện và nâng cao.
Những thành tự đạt được đã góp phần rút dần khoảng cách về trình độ
phát triển giữa các vùng miền, các dân tộc trong tỉnh, tăng cường khối đại đoàn
kết giữa các dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào vào chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
51
78.40%
12,0%
7.40%
Mông 78.40% Thái 12.00% Kinh 7.40%
Tày 1.20% Khơ Mú 0.80% Mường 020%
Hình 2.5. Cơ cấu thành phần dân tộc ở Trạm Tấu năm 2016
(Nguồn: Phòng dân tộc huyện Trạm Tấu)
Dựa vào đặc điểm cư trú ta có thể phân biệt được khu vực cư trú của các
dân tộc trong huyện. Người Kinh, Tày thường cư trú ở dọc trục đường tỉnh lộ
174, ở những khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như trung tâm
thị trấn Trạm Tấu. Người Thái, Mường, Khơ Mú trong các cánh đồng, thung
lũng chân núi, thường tụ cư ở các vùng thấp. Người Mông, Dao thường cư trú ở
những vùng núi cao.
52
Hình 2.6. Bản đồ phân bố dân tộc huyện Trạm Tấu
Biên tập: Lò Văn Thủy
53
2.3.2. Bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu
2.3.2.1. Người Mông
Người Mông ở Trạm Tấu có nguồn gốc từ Bắc Hà - Lào Cai di cư
xuống. Sống tập trung ở các tất cả các xã trong huyện trừ thị trấn và xã Hát
Lừu. Gồm có 4 nhóm Mông chính đó là: Mông Hoa (Mông Lênh), Mông Đen
(Mông Đu), Mông Trắng (Mông Đơ), Mông Đỏ (Mông Si). Trong đó M
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dac_diem_dan_cu_dan_toc_huyen_tram_tau_tinh_yen_bai.pdf