Luận văn Hoạt động tài chính vi mô tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .iii

Danh mục các từ viết tắt trong luận văn. iv

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ . vi

Danh mục các biểu bảng. vi

Mục lục .vivii

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ . 4

1.1. LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ. 4

1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của tài chính vi mô. 4

1.1.2. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của tài chính vi mô. 5

1.1.2.1. Khái niệm . 5

1.1.2.2. Mục tiêu của tài chính vi mô . 7

1.1.2.3. Vai trò của tài chính vi mô. 8

1.1.3. Cách tiếp cận và nguyên tắc của tài chính vi mô.10

1.1.3.1. Các cách tiếp cận trong tài chính vi mô. 10

1.1.2.2. Các tiêu chuẩn đánh gía tính bền vững của các tài chính vi mô .17

1.1.2.3. Các nguyên tắc của tài chính vi mô . 19

1.2. THỰC TIỄN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ. 25

1.2.1. Tài chính vi mô trên thế giới.25

1.2.1.1. Các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới. 25

1.2.1.2. Một số mô hình tài chính vi mô điển hình trên thế giới. 27

1.2.1.3. Các khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô. 29

1.2.2. Tài chính vi mô ở Việt Nam .30

1.2.2.1. Đặc điểm riêng của tài chính vi mô tại Việt Nam. 30

1.2.2.2. Mạng lưới hoạt động tài chính vi mô Việt Nam.32

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii

1.2.2.3. Một số mô hình tài chính vi mô điển hình ở Việt Nam . 34

1.2.2.4. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam .41

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ. 42

1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng.42

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy động tiết kiệm. 43

1.3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của tổ chức TCVM . 43

1.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ.46

2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.46

2.1.1. Vị trí địa lý.46

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên. 46

2.1.3. Tình hình dân số - lao động .47

2.1.4. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng. 49

2.1.4.1. Hệ thống giao thông . 49

2.1.4.2. Hệ thống thủy lợi . 49

2.1.4.3 Thông tin và truyền thông.50

2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. 50

2.1.5.1. Về kinh tế.50

2.1.5.2. Về xã hội.52

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TCVM HUYỆN

VĨNH LINH.53

2.2.1. Các tổ chức tài chính vi mô tại huyện Vĩnh Linh.53

2.2.2. Mô hình hình hoạt động của TCVM. 56

2.2.3. Sản phẩm của các chương trình TCVM. 59

2.2.4. Kết quả hoạt động của các tổ chức TCVM.62

2.2.4.1. Hoạt động tín dụng . 62

2.2.4.2. Hoạt động huy động tiết kiệm . 68

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI

CHÍNH VI MÔ.70

2.3.1. Hành lang pháp lý và chính sách của Chính phủ.70

2.3.2. Môi trường hoạt động kinh doanh. 74

2.3.3. Mô hình cho vay . 75

2.3.4. Công tác huy động vốn. 78

2.3.5. Tập huấn kiến thức quản lý và kỹ thuật. 79

2.3.6. Đội ngũ cán bộ tín dụng.81

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH VI MÔ Ở HUYỆN VĨNH LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ.83

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ Ở HUYỆN VĨNH LINH. 83

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TCVM TẠI

HUYỆN VĨNH LINH. 84

3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước.84

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các tổ chức TCVM trên địa bàn. 85

3.2.3. Nhóm giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với hộ. 91

3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, các đoàn thể

đối với hoạt động TCVM . 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.97

1. KẾT LUẬN .97

2. KIẾN NGHỊ.98

pdf110 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động tài chính vi mô tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 loại như sau: - Liên kết với các NHNN&PTNT và NHCSXH trong hoạt động tín dụng. Hội phụ nữ đã ký thoả thuận chung với NHNN&PTNT và NHCSXH để duy trì liên kết trong hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Vai trò của HPN là làm môi giới giữa các ngân hàng và người vay, hỗ trợ thành lập nhóm, giới thiệu người vay, xác nhận đơn xin vay, hỗ trợ ngân hàng thẩm định khoản vay và nhắc nhở hội viên trả nợ. Một số nơi Hội phụ nữ đứng ra bảo lãnh cho hội viên vay vốn ngân hàng nhưng việc này là bấp bênh vì khả năng tài chính của hội rất hạn chế. - Quản lý chương trình tín dụng và tiết kiệm: Hội phụ nữ (HPN) là người ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 trực tiếp quản lý một số chương trình quốc gia hoặc các dự án tín dụng tiết kiệm do các tổ chức quốc tế tài trợ. HPN đã hợp tác với khoảng 60 tổ chức NGOs, đến nay tổng số vốn mà HPN huy động được từ các nguồn là 100 tỷ với 150.000 hội thành viên vay vốn. Số lượng tín dụng và tiết kiệm của phụ nữ năm 2000 là 80.000, năm 2010 lên 150.000, có mặt ở 8.900 xã và 50.000 làng trong cả nước, tỷ lệ hoàn trả cao, thường vượt quá 95%[8]. b. Hoạt động tài chính vi mô của các tổ chức phi Chính phủ Hiện nay có khoảng 60 tổ chức NGOs trong nước và quốc tế đang thực hiện các dự án tài chính vi mô ở Việt Nam, các dự án này thường lựa chọn các địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa, tuy chưa có số liệu chính thức công bố nhưng ước tính có tới hàng triệu hộ được vay từ các tổ chức NGOs. Theo khảo sát tài chính vi mô của Ngân hàng nhà nước thì các chương trình phi chính phủ chiếm khoảng 7,6% các chương trình tín dụng (1,9% tỷ đô la) và chiếm khoảng 4% tổng số vốn của toàn bộ hoạt động TCVM. Các chương trình của NGOs rất đa dạng theo mục tiêu khác nhau nên mức lãi suất cũng đa dạng, một số thì cho vay lãi suất rất ưu đãi, một số lại có lãi suất cao (ví dụ Quỹ Nhi đồng Nhật Bản hỗ trợ khảo sát 16 chương trình thì có 8 chương trình áp dụng lãi suất 1,5%/tháng, cao gấp 3 lần của NHCSXH), số khác lại hạ lãi suất khi lãi suất của NHNN&PTNT giảm[14]. Các dự án tín dụng vi mô của các tổ chức NGOs thường có cả sản phẩm tín dụng, tiết kiệm. Sản phẩm tiết kiệm thường ra đời sau sản phẩm tín dụng. 3. Một số mô hình hoạt động tài chính vi mô khu vực không chính thức a. Tín dụng bằng vốn tự có của cá nhân Người cho vay thực chất là những người kinh doanh tiền và những người khá giả ở nông thôn, thường dùng nguồn tự có. Người vay thường là người có nhu cầu đột xuất, có gặp rủi ro trong sản xuất và đời sống. Thủ tục vay rất đơn giản có thể thoả thuận bằng ký kết hoặc bằng miệng, nhiều trường hợp chỉ người cho vay ghi sổ và tính toán lãi còn người đi vay không có nghi chép. Có hai hình thức vay: - Vay bằng tiền thường lãi gấp 2 - 3 lần lãi tín dụng, có trường hợ phải chiụ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 lãi suất tới 5-10% nên thời gian vay thường ngắn, có thể vay nóng một vài ngày, rất ít trường hợp vay đến 1 năm. - Vay bằng hiện vật là khá phổ biến đặc biệt là những vùng nghèo, tháng giáp hạt dưới dạng vay nông sản, vay vật tư sau đó trả bằng nông sản thu hoạch hoặc đang gán sản phẩm chưa đến kỳ thu hoạch. Trường hợp vay hiện vật thì thường lãi suất còn cao hơn, có nơi phải trả gấp 1,5 lần lượng vay. b. Tín dụng nhóm tổ phường hội dưới dạng “Hụi”, “Họ” hay “Phường” Đây là hình thức tự hợp tác với nhau giữa các hộ nên rất đa dạng và theo những qui định riêng. Hình thức này khá phổ biến trong nông thôn bằng cách các thành viên góp vốn theo mức qui định để tạo ra một lượng vốn lớn cho từng người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Tính tích cực của hình thức này là mang tính chất hợp tác và tiết kiệm trong việc tạo vốn cho nhau giữa những người trong thôn xóm. - Hình thức “Hụi”: Do một người lập ra gọi là chủ cái thường là người có tài sản hoặc có uy tín để tạo tin tưởng với người tham gia. Chủ hụi tập hợp một số người, đề ra nguyên tắc hoạt động. Chủ hụi và thành viên thường rất quen biết và tin tưởng lẫn nhau còn giữa các thành viên có thể biết hoặc không biết mà thường là không biết. Chỉ góp vốn bằng tiền và khi góp vốn, nhận tiền hoặc lãi chỉ thực hiện giữa từng thành viên với chủ hụi. Hình thức này có lãi suất rất cao, gấp 1,5 - 3 lần so với lãi chính thức nhưng rất mạo hiểm, nếu vỡ hụi thì thường các thành viên mất trắng [14]. - Hình thức “Họ” hay “Phường”: Các thành viên quen biết nhau hoặc có quan hệ anh em, họ hàng, làng xóm trong đó có một người là chủ cái. Các thành viên bàn bạc thống nhất, sử dụng hình thức bốc thăm hoặc bàn bạc thoả thuận tự nhận tiền góp. Chủ cái có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra góp vốn của các thành viên nhưng lại được nhận tiền đầu tiên và không phải trả lãi. Có thể có họ tiền (có thể có lãi hoặc không ) hoặc họ thóc ( không có lãi). Hình thức này mang tính giúp đỡ hỗ trợ nhau, không mạo hiểm và rất ít rủi ro, tăng thêm tình đoàn kết trong nông thôn. Hiện nay có một số biến thể của nhóm họ đang như dạng tổ phụ nữ tiết kiệm, hụi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 heo...[8] c. Tín dụng họ hàng làng xóm Đây là hình thức rất phổ biến thông qua việc vay mượn lẫn nhau trong làng xóm và người thân khi hộ nông dân gặp những khó khăn rủi ro hoặc có những việc lớn trong gia đình hoặc đầu tư cho sản xuất. Việc cho vay hoàn toàn là tương trợ, không lấy lãi [6] d. Tín dụng tương thân Đây là hình thức mua bán chịu vật tư giữa người buôn bán và cung ứng dịch vụ trong nông thôn. Trong quan hệ này vốn vay là hiện vật, vốn trả tiền, thủ tục đơn giản, chỉ là sự trao đổi hàng hoá vật tư và ký vào sổ nợ. Trong thời gian chịu nợ thường là một chu kỳ sản xuất kinh doanh[6] e. Bảo hiểm vi mô không chính thức Tổ chức tài chính vi mô thu một khoản phí nhỏ (từ đóng góp hoặc từ tiền tiết kiệm) để trả cho người thụ hưởng khi có rủi ro xảy ra. Nhìn chung hiện nay sản phẩm bảo hiểm vi mô còn rất mới mẽ với cả ba lĩnh vực nên trong lĩnh vực không chính thức càng khó khăn. Hiện nay mới xuất hiện một vài hình thức nhưng cũng không chỉ ở mức thử nghiệm thăm dò, đó là: - Mô hình “Quỹ tương hỗ” của TYM: Tổ chức tài chính vi mô tự mình cung cấp dịch vụ bảo hiểm; - Mô hình đối tác - đại lý: Tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò là kênh phân phối cho một tổ chức bảo hiểm chính thức ví dụ như mô hình Bảo Việt - HPN. 1.2.2.4. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam Cho đến trước ngày 09/3/2005 hầu như không có một văn bản pháp lý chuyên biệt nào điều chỉnh về các chương trình, dự án tài chính vi mô. Có nghĩa là tài chính vi mô chưa được thừa nhận một cách chính thức về mặt pháp lý và chưa có sự quản lý giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên có ảnh hưởng đến uy tín vị thế của các thể chế tài chính vi mô nhất là khu vực bán chính thức và không chính thức. Trước tình hình đó, ngày 09/3/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính qui mô nhỏ. Tuy về tên gọi là “Tài chính qui mô nhỏ” nhưng các qui định trong Nghị định là thuộc lĩnh vực tài chính vi mô nên đây đánh dấu sự thừa nhận chính thức về mặt pháp lý của tài chính vi mô, tạo điều kiện cho tài chính vi mô hoạt động bài bản và chấm dứt sự tranh cãi về tính hợp pháp trong hoạt động của các chương trình dự án tài chính vi mô. Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 về việc sửa đổi, bổ sung, bác bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP [3], [4]. Thông tư 02/2008/TT-NHNN ngày 02/4/2008 về việc hướng dẫn Nghị định 28/2005/NĐ-CP và Nghị định 165/2007/NĐ-CP; Thông tư 08/2008/TT-NHNN ngày 02/4/2008 về việc hướng dẫn mạng lưới hoạt động của tổ chức TCQMN; Thông tư 07/2009/TT-NHNN ngày 28/4/2009 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức TCQMN và cùng với các văn bản hướng dẫn khác đang được Chính phủ dự thảo và ban hành trong thời gian tới. 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng Doanh số cho vay, dư nợ cho vay, nợ quá hạn của tổ chức - Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. - Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Ta có thể hiểu dư nợ được tính như sau: Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + doanh số cho vay trong kỳ – doanh số thu nợ trong kỳ. - Nợ quá hạn là số tiền khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đáo hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn với nguyên nhân hợp lý. Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, điều này chứa đựng rủi ro tín dụng cho ngân hàng, thu nhập sẽ bị giảm. - Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. - Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn (hoặc tính cả tiền lãi ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 43 quá hạn) trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng đối với các tổ chức TCVM. Các tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng càng cao. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này ở mức 5% là hợp lý. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy động tiết kiệm Đối với các tổ chức tài chính nói chung, huy động tiết kiệm là một nguồn vốn vô cùng quan trọng của tổ chức. Tốc độ tăng trưởng huy động tiết kiệm sẽ quyết định đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tổ chức TCVM là tổ chức tài chính cho người nghèo. Vì thế, ngoài huy động tiết kiệm tự nguyện, các tổ chức này còn phải huy động tiết kiệm bắt buộc. Mục đích là để tập cho người nghèo thói quen tiết kiệm, đồng thời đây cũng là một vật để thay thế tài sản thế chấp. Để phản ánh tình hình hình huy động tiết kiệm của tổ chức TCVM, luận văn sử dụng các chỉ tiêu: - Tổng số tiền tiết kiệm huy động trong năm. Trong đó: + Số tiền tiết kiệm bắt buộc + Số tiền tiết kiệm tự nguyện - Tỷ lệ huy động tiết kiệm/tổng nguồn vốn huy động 1.3.3. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của tổ chức TCVM Tỷ lệ chi phí hoạt động Chi phí hoạt động bao gồm: Lương và thưởng; Chi phí quản lý hành chính; Chi phí thuê mặt bằng hoạt động; Chi phí đi lại; Khấu hao và chi phí khác. Tỷ lệ chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này cho biết, một đồng dư nợ vốn vay phải chịu bao nhiêu đồng chi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 phí hoạt động. 1.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động tài chính vi mô đang phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh thành, quận huyện đều có hoạt động của các chương trình tài chính vi mô, nhưng phần lớn chương trình này nằm ở tầm dự án qui mô rất nhỏ. Hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và còn một tỉ lệ lớn người dân Việt Nam chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức vì họ là người nghèo. Ngành tài chính vi mô đã cung cấp các dịch vụ tài chính cho nhiều người thuộc diện này. Hiện nay, chương trình tài chính vi mô đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 500.000 hộ gia đình trên toàn quốc. Nếu tính cả Ngân hàng chính sách xã hội, số lượng hộ nghèo được hưởng dịch vụ tài chính vi mô khoảng 4 triệu. Chính vì vậy đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về lĩnh vực TCVM này, điển hình là: Bài viết “Cơ cấu tổ chức và hoạt động quản trị điều hành tổ chức TCQMN theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” của PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện ngân hàng đã nêu lên cụ thể các cơ sở pháp lý cho hoạt động của tổ chức TCVM của Việt Nam hiện nay đồng thời phân tích về hoạt động quản trị điều hành tổ chức TCQMN và những thực trạng của quy định pháp luật hiện hành. Bài viết “Một số xu hướng tài chính vi mô trên thế giới và đề xuất phát triển ngành TCVM Việt Nam” của GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung và TS Bùi Bằng Đoàn - Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã đề cập về lịch sử phát triển của TCVM trên thế giới và sự chuyển động, phát triển của ngành TCVM ở Việt Nam kể từ khi Chính phủ có Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 09/3/2005. Bài viết “Tổng quan về tài chính vi mô Việt Nam và giải pháp phát triển” của TS Nguyễn Kim Anh - Phó giám đốc Học viện ngân hàng cũng đã đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản của TCVM, các hoạt động cơ bản, cách tiếp cận và phát triển tổ chức TCVM trên phạm vi toàn quốc. Đề tài “Phát triển tổ chức tài chính vi mô tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” của tác giả Ngô Đình Kỳ - Đại học nông nghiệp Hà Nội đề cập chủ yếu về tình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 hình phát triển của Quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (khu vực bán chính thức) chưa đi sâu vào tổng thể của các khu vực TCVM của huyện. Nhìn chung các bài viết, đề tài đều đề cập đến khía cạnh tình hình phát triển, định hướng nói chung của tổ chức TCVM. Vấn đề đi sâu nghiên cứu hoạt động của tổ chức TCVM thì ít được đươc đề cập trong các đề tài trên. Như vậy, so với các đề tài trước đây thì điểm mới của đề tài này đã đi sâu vào nghiên cứu tình hình hoạt động của tổ chức TCVM trong cả ba khu vực (chính thức, bán chính thức, không chính thức) và hiệu quả hoạt động của nó. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Vị trí địa lý Vĩnh Linh là huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Trị (cách thành phố Đông Hà 30 km), ở vào khoảng 160 53' đến 17010' Vĩ độ Bắc, 1060 42' đến 107007' kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình từ Liên Lấp đến Động Châu. - Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá từ Động Châu đến Đèo 814. - Phía Nam giáp huyện Gio Linh từ Đèo 814 đến Cửa Tùng. - Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ từ Mạch Nước đến Mũi Lay và giáp biển Đông từ Mũi Lay đến Cửa Tùng. Với vị trí và các mối quan hệ lãnh thổ nêu trên là điều kiện rất thuận lợi cho Vĩnh Linh giao lưu, phát triển kinh tế xã hội với các vùng miền ngoại huyện cũng như ngoại tỉnh. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Diện tích đất tự nhiên của Vĩnh Linh là 61.715,8 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 51.359,7 ha chiếm tỷ trọng 83,22%, đất phi nông nghiệp là 7.095,8 ha chiếm 11,49%, đất chưa sử dụng là 3.260,3 ha chiếm 5,3%. Vĩnh Linh nằm trên nền địa chất có đủ 3 nhóm đá chính (Mắc ma, Mácma biến chất và trầm tích), qua quá trình phong hoá và bồi tụ đã hình thành nhiều loại đất với tính chất và tiềm năng khác nhau phân chia thành 5 tiểu vùng thổ nhưỡng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu diện tích các loại đất năm 2011 của huyện Vĩnh Linh Loại đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên I. Đất nông nghiệp 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.1 Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng lúa, lúa màu - Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi - Đất trồng cây hàng năm khác 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2. Đất lâm nghiệp có rừng - Rừng sản xuất 3. Đất nuôi trồng thủy sản 4. Đất nông nghiệp khác II. Đất phi nông nghiệp III. Đất chưa sử dụng 1. Đất bằng chưa sử dụng 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 3. Đất chưa sử dụng khác 61.715,8 51.359,7 17.214,0 8.134,0 4.565,7 38,3 3.530,1 9.080,0 33.420,7 22.335,3 724,0 1,0 7.095,8 3.260,3 2.191,3 919,7 149,3 100,00 83,22 27,90 13,17 7,39 0,00 5,72 14,71 54,15 36,19 1,17 - 11,49 5,30 3,55 1,49 - (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2011) 2.1.3. Tình hình dân số - lao động Vĩnh Linh có 22 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 03 thị trấn. Dân số là 85.462 người tập trung sinh sống ở nông thôn, chiếm 75% dân số. Việc phân bố dân cư không đồng đều đã hạn chế khai thác tiềm năng thế mạnh giữa các vùng trong huyện. Về lao động: Năm 2007 tổng lao động trong độ tuổi là 43.192 chiếm 50,77% dân số của toàn huyện, năm 2011 tổng lao động là 44.230 người, tăng 1.038 lao động so với năm 2007, tương đương 2,40%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Theo báo cáo của Phòng Lao động - TB&XH huyện năm 2007 số lao động được giải quyết việc làm là 1.200 người, năm 2011 số lao động được giải quyết việc làm là 1.230 người. Tuy nhiên, hàng năm có khoảng 80 - 120 lao động đi xuất khẩu theo các chương trình và hợp đồng thời vụ như: Xây dựng công trình, khai thác chế biến gỗ; trồng cây cao su tại Lào và tại khu công nghiệp các tỉnh phía Nam. Bảng 2.2: Tình hình dân số, lao động huyện Vĩnh Linh 2007 - 2011 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2007 2011 So sánh 2011/2007 Tổng số % Tổng số % +, - % 1. Tổng dân số 85.064 100 85.462 100 398 100,46 Phân theo giới tính - Nam 42.379 49,82 42.709 49,97 330 100,78 - Nữ 42.685 50,18 42.753 50,03 68 100,16 Phân theo khu vực - Thành thị 15.034 17,67 21.525 25,18 6.491 143,17 - Nông thôn 69.760 82,33 63.937 74,82 -5.823 91,65 2. Số lao động 43.192 50,77 44.230 51,75 1.038 102,40 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2011) Thực hiện tiến trình CNH - HĐH của đất nước, trong những năm qua huyện Vĩnh Linh đã có sự chuyển hướng trong phát triển kinh tế. Cụ thể huyện đã chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Chính vì thế cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành cũng đã có sự chuyển đổi tích cực. Lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 6,50% năm 2007 lên 8,58% năm 2011; lao động làm việc trong các lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng từ 12,33% năm 2007 lên 15,17% năm 2008. Đồng thời cơ cấu lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản có chiều hướng giảm từ 81,17% năm 2007 xuống còn 76,24% năm 2011. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong các ngành tại huyện Vĩnh Linh Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Trong đó Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và Xây dựng Thương mại và dịch vụ Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 2007 34.001 27.600 81,17 2.209 6,50 4.192 12,33 2008 33.819 27.140 80,25 2.364 7,00 4.315 12,76 2009 34.065 27.066 79,45 2.538 7,45 4.461 13,10 2010 32.637 25.436 77,93 2.621 8,03 4.580 14,03 2011 31.810 24.254 76,24 2.729 8,58 4.827 15,17 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2011) 2.1.4. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng 2.1.4.1. Hệ thống giao thông Hệ thống quốc lộ có 2 tuyến đều theo hướng Bắc Nam: Tuyến Quốc lộ 1A dài 18km, tuyến đường Hồ Chí Minh dài 18 km được thảm bê tông nhựa; tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 22 km đã thảm nhựa và nắn thẳng. Hệ thống tỉnh lộ với 4 tuyến đường có tổng chiều dài 78,8 km. Gồm đường tỉnh 571 dài 39,3km, mặt đường toàn tuyến bê tông và đá dăm láng nhựa; đường tỉnh 572 dài 16km, mặt đường toàn tuyến đá dăm láng nhựa; đường tỉnh 573 dài 14km, mặt đường toàn tuyến đá dăm láng nhựa; đường tỉnh 574 dài 9,5km, mặt đường toàn tuyến bê tông nhựa. Thực hiện chương trình “Bê tông hóa Giao thông nông thôn”, với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến cuối năm 2011, 65% đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được bê tông hóa, nhựa hóa[24]. 2.1.4.2. Hệ thống thủy lợi Hệ thống thuỷ lợi trung thuỷ nông đã có đập La Ngà với sức chứa 33 triệu m3, Bàu Nhum 6 triệu m3, Bảo Đài 25,5 triệu m3 và 20 hồ chứa nước nhỏ, tổng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 dung tích toàn bộ 75 triệu m3 cùng với 2 trạm bơm hồi lưu Châu Thị 1.600m3/h, Tiên Lai 800m3/h. Hệ thống kênh mương đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu; kênh chính dài 33.533 m, đã kiên cố hoá 25.263 m; kênh tiêu gồm 2 trục chính Lâm Thuỷ và Long Chấp dài 15.000 m (chưa kiên cố hoá). Như vậy, với năng lực hiện tại trong những năm bình thường có thể tưới cho 4.000 ha lúa Đông xuân và 2.900 ha lúa Hè thu[24]. 2.1.4.3 Thông tin và truyền thông Hệ thống thông tin và truyền thông huyện Vĩnh Linh phát triển khá đồng bộ. Đến năm 2011 toàn huyện đã có 21 xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh; 22 xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình. Số máy điện thoại cố định/100 dân từ 1,63 máy năm 2000 lên 6,75 máy năm 2005 và 14,4 máy năm 2011[24]. 2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.5.1. Về kinh tế Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế xã hội của cả nước có những chuyển biến mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng khá và bền vững. Cùng với sự phát triển của đất nước, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Vĩnh Linh nói riêng ngày càng phát triển, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân hàng năm thời kỳ 2007-2011 là 10,34%. Bên cạnh đó cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể theo xu hướng giảm tỷ lệ khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 46,79% năm 2007 xuống còn 40,5% năm 2011, đồng thời tăng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 22,48% năm 2007 lên 24,7% năm 2011 và dịch vụ từ 30,73% năm 2007 lên 34,8% năm 2011.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 2.4: Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng số Chia ra Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng số (triệu đồng) 2007 1.508.238 705.763 339.150 463.325 2008 1.891.925 858.235 447.000 586.690 2009 2.169.162 943.994 525.383 699.785 2010 2.864.394 1.205.910 701.776 956.708 2011 3.873.735 1.523.413 934.583 1.316.739 Cơ cấu (%) 2007 100 46,79 22,48 30,73 2008 100 45,40 23,60 31,00 2009 100 43,50 24,20 32,30 2010 100 42,10 24,50 33,40 2011 100 40,50 24,70 34,80 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2011) Trong những thành quả đạt được về mặt kinh tế có thể đánh giá được huyện Vĩnh Linh đã có những quyết sách đúng đắn, thể hiện ở chổ tạo ra cơ chế đầu tư thông thoáng, mở ra các điểm, cụm công nghiệp - TTCN ưu đãi đầu tư thu hút vốn đầu tư trong tỉnh cũng như các doanh nghiệp ngoài tỉnh, phải kể đến đó là Cụm công nghiệp Băc Hồ Xá, cụm công nghiệp làng nghề Cửa Tùng, khu du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và hứa hẹn một tương lai tươi sáng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 2.1.5.2. Về xã hội - Giáo dục - Đào tạo Chất lượng giáo dục đào tạo đã chuyển biến theo yêu cầu dạy thực, học thực, đánh giá thực. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về kiên cố hóa trường học, lớp học (Chương trình 20), 5 năm qua huyện đã huy động được hơn 200 tỷ đồng xây dựng mới 55 nhà học với 238 phòng học, trong đó có 15 nhà cao tầng (Hiện có 95% số trường phổ thông được cao tầng hoá, 82% trường mầm non được kiên cố hoá) và mua sắm nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hoá. Công nghệ thông tin được triển khai áp dụng khá tốt trong công tác quản lý và giảng dạy. Hoạt động khuyến học phát triển mạnh góp phần thực hiện hiệu quả Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2007 - 2011[24]. - Công tác y tế và xóa đói giảm nghèo Hệ thống y tế từ huyện đến xã, thị trấn tiếp tục được củng cố và hoàn thiện cả về cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ y tế. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân là 5,11; số giường bệnh/1 vạn dân là 47,31. Việc nghiên cứu, sáng kiến khoa học, ứng dụng các tiến bộ KHKT trong khám chữa bệnh được quan tâm, mang lại hiệu quả tích cực[24]. Mức sống dân cư: Nhờ sự phát triển kinh tế xã hội những năm vừa qua, mức sống dân cư ngày càng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, năm 2007 là 7,67 triệu đồng và năm 2011 đạt 18,2 triệu đồng[24]. Tình hình xoá đói giảm nghèo có những tiến bộ đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo là 16,4%, năm 2011 là 12,17%; năm 2011 toàn huyện chỉ còn 1 xã nghèo (xã Vĩnh Ô). Các tổ chức TCVM như Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội, Quĩ TDND, World Vision, các chương trình, dự án khác đã giúp cho đại đa số người dân nghèo ở các xã có điều kiện nâng cao năng lực, tiếp cận được nguồn vốn và được hưởng lợi từ các dự án này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ HUYỆN VĨNH LINH 2.2.1. Các tổ chức tài chính vi mô tại huyện Vĩnh Linh Trong những năm qua, huyện Vĩnh Linh tồn tại khá nhiều các tổ chức TCVM, cung ứng hàng trăm tỷ đồng cho các đối tượng có thu nhập thấp. Hình thức tổ chức của các tổ chức TCVM rất đa dạng: tổ chức chính thức, bán chính thức và không chính thức. Tương ứng với các tổ chức chính thức có: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội; Quỹ tín dụng nhân dân. Các tổ chức bán chính thức có tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision). Hình thức không chính thức có hình thức chơi phường, hình thức tín dụng tương thân. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trước đây chi nhánh ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và cho các hộ ở nông thôn vay chủ yếu theo chỉ đạo của Chính phủ như là một cơ quan hỗ trợ phát triển. Từ năm 2003 đến nay Ngân hàng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh đã chuyển giao việc cho vay hộ nghèo cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh và chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại. Trong các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Vĩnh Linh, thì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Linh (AGRIBANK) là chi nhánh cấp 2 của NHNN&PTNT của tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_tai_chinh_vi_mo_tai_huyen_vinh_linh_tinh_quang_tri_1606_1912059.pdf
Tài liệu liên quan