Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ tên đề tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn 1996 - 2006 (theo quan điểm diễn ngôn)

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng trong luận văn

Danh mục các biểu đồ trong luận văn

Mở đầu. 1

Chương 1: Cơ sở lí luận

1.1. Lý luận về nghiên cứu diễn ngôn . 4

1.1.1. Khái niệm Diễn ngôn và Phân tích diễn ngôn . 4

1.1.2. Những đặc tính của diễn ngôn và việc phân loại

diễn ngôn. 6

1.1.3. Phương pháp và đường hướng phân tích diễn ngôn . 10

1.2. Tên đề tiểu thuyết. 14

1.2.1. Một vài vấn đề về tiểu thuyết . 14

1.2.2. Khái niệm tên đề tiểu thuyết . 16

1.2.3. Chức năng của tên đề tiểu thuyết . 17

1.2.4. Đặc điểm của tên đề tiểu thuyết. 19

1.2.5. Đặc điểm của tên đề tiểu thuyết theo hướng phân

tích diễn ngôn . 19

1.2.6. Phân tích tên đề tiểu thuyết theo phương pháp phân tích diễnngôn. 20

1.3. Mối quan hệ của tên đề với các bộ phận khác của tiểuthuyết. 21

1.3.1. Về mặt hình thức. 211.3.2. Về mặt nội dung. 21

Chương 2: Đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của tên đề tiểu thuyết

2.1. Đặc điểm cấu trúc của tên đề tiểu thuyết . 23

2.1.1. Số lượng âm tiết. 23

2.1.2. Về quan hệ cú pháp . 26

2.2. Các đặc điểm về ngữ nghĩa của tên đề tiểu thuyết . 43

2.2.1. Ý nghĩa tự thân của tên đề . 44

2.2.2. Ý nghĩa của tên đề trong mối liên hệ với phần còn lại

của văn bản tiểu thuyết . 53

2.3. Một vài vấn đề về việc chuẩn hoá tên đề tiểu thuyết. 64

2.3.1. Tên đề tiểu thuyết trước tiên phải là một tên đề đúng. . 64

2.3.2. Tên đề tiểu thuyết không chỉ cần đúng mà cần phải hay . 64

Chương 3. Mối quan hệ của tên đề với phần mở đầu và nội dungtiểu thuyết

3.1. Mối quan hệ của tên đề với phần mở đầu. 68

3.1.1. Tên đề liên quan trực tiếp với phần mở đầu . 68

3.1.2. Tên đề có liên quan gián tiếp với phần mở đầu. 76

3.1.3. Nhận xét . 79

3.2. Mối quan hệ của tên đề với các yếu tố nội dung . 80

3.2.1. Nội dung của tác phẩm văn học. 80

3.2.2. Quan hệ giữa tên đề với nhân vật chính. 83

3.2.3. Quan hệ giữa tên đề và hình tượng của tác phẩm. 89

3.2.4. Quan hệ giữa tên đề với cốt truyện . 94

Kết luận. 99

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ tên đề tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn 1996 - 2006 (theo quan điểm diễn ngôn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụ (49): "Tìm chồng" (TT của Hoài Minh, Nxb QĐND, 2001). Tên đề “tìm chồng” có cấu tạo là một ngữ động ngữ, trong đó "tìm" là trung tâm, "chồng" là bổ tố. Ở đây bổ tố chịu sự chi phối của trung tâm (trả lời cho câu hỏi "tìm ai?"). Với tên đề này, người đọc liên tưởng tới một người đàn bà đang tìm chồng, có lẽ vì một lí do nào đó mà họ thất lạc nhau. Và, thông qua việc tìm chồng tác giả muốn hướng người đọc tới chủ đề của tác phẩm. Với tên đề là một trạng ngữ ta có thể biết về địa điểm, thời gian xảy ra sự kiện. Ví dụ (50): "Ở làng lắm chuyện" (TT của Võ Bá Cường, Nxb QĐND, 2001) "Ở làng lắm chuyện" là một trạng ngữ chỉ nơi xảy ra những sự kiện ở làng, nó hàm chứa nhiều chủ đề mà nội dung tiểu thuyết đề cập đến. Khi tên đề là một câu thì chúng ta sẽ có một thông báo (vì tổ chức hình thức của câu biểu đạt một nhận định của tư duy). Ví dụ (51): "T. mất tích" (TT của Thuận, Nxb HNV, 2006) "T. mất tích" là một câu đơn hai thành phần, diễn đạt một thông báo có một người là T, không rõ là nam hay nữ đã mất tích. Tuy nhiên, tên đề có cấu tạo là câu đơn một thành phần (câu đặc biệt) phong phú hơn. Qua hình thức và ý nghĩa của những từ ngữ trên bề mặt tác giả thường thể hiện được sự đánh giá hay thái độ của mình. Ví dụ (52): "Có một tình yêu như thế" (TT của Ngô Hải Đảo, Nxb CAND, 1996) Đây là câu biểu thị sự tồn tại "có một tình yêu", cách nói "có một tình yêu như thế" hàm chỉ sự ca ngợi về một tình yêu đẹp, cao cả. Kiểu loại tên đề là một vế của câu ghép chỉ có một trường hợp. Mặc dù chỉ có một vế nhưng tên đề là một vế của câu ghép được hiểu như một thông báo trọn vẹn. Ví dụ (53): "Nếu được làm lại" (Hữu Anh, Nxb VH, 2003) "Nếu được làm lại" là một vế của câu "điều kiện - kết quả". Ý nghĩa bề mặt của tên đề là một điều kiện, giả thiết "nếu được làm lại", nhưng nội dung mà người đọc có thể suy ra là sự nuối tiếc của con người trước những sai lầm của đời mình. Như vậy, đối với một tên đề không sử dụng phương thức hàm ẩn, nhờ sự thống nhất về nghĩa của các từ ngữ và cách tổ chức các quan hệ của từ trong câu chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của nó. 2.2.1.2. Tên đề có sử dụng phương thức hàm ẩn Ý nghĩa của tên đề có sử dụng phương thức hàm ẩn bao gồm ý nghĩa hiển hiện, ý nghĩa hàm ẩn do phương thức hàm ẩn, ý nghĩa hàm ẩn do sự liên tưởng mà có. Theo khảo sát của chúng tôi, số lượng tên đề sử dụng các phương thức hàm ẩn là: 116 trường hợp, chiếm  33,1% tổng số tên đề. Các tên đề có sử dụng phương thức hàm ẩn luôn tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc. Các phương thức hàm ẩn được các nhà văn sử dụng là: cách dùng khách ngôn, dùng lối nói ẩn dụ, dùng lối nói hoán dụ, dùng lối nói khoa trương, dùng lối đảo cấu trúc. Về cách dùng khách ngôn trong các tên đề tiểu thuyết: "Khách ngôn" ở đây được hiểu là kiểu tên đề trích dẫn. Phần trích dẫn của tên đề có thể là một phát ngôn hoặc một bộ phận của phát ngôn có sẵn trong xã hội, tồn tại khách quan ngoài sự sáng tạo của người phát ngôn. Qua tư liệu của chúng tôi phần tên đề trích dẫn có thể là tên một bài hát, một thành ngữ hay một bộ phận của văn bản khác và được chủ ngôn hoá. Theo kết quả thống kê, số lượng tên đề sử dụng cách dùng khách ngôn không nhiều, có 5 trường hợp trong số 116 tên đề, chiếm 4,3% tổng số tên đề có sử dụng các phương thức hàm ẩn. Ví dụ (54): "Bọt nổi cát chìm" (TT của Lê Tấn Hiển, Nxb TN, 1999) "Bọt nổi cát chìm" là một thành ngữ. Tác giả đã sử dụng trọn vẹn thành ngữ này để đặt tên cho tác phẩm của mình. "Bọt nổi cát chìm" được hiểu là những con người có số phận long đong vất vả, nổi trôi... Khách ngôn cũng có thể là tên một bài hát như: Ví dụ (55): "Thời hoa đỏ" (TT của Hoàng Thế sinh, Nxb TN, 1998). "Thời hoa đỏ" là tên một bài hát về thời thanh niên sôi nổi, về tình yêu của tuổi trẻ của nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng. Ngoài ra, có một số tên đề tiểu thuyết cũng sử dụng lối nói nghịch thường. Theo khảo sát, kiểu loại này có 7 trường hợp, chiếm 6% tổng số tên đề có sử dụng phương thức hàm ẩn. Lối nói nghịch thường ở đây được hiểu là sự kết hợp những từ có nghĩa trái với lẽ thường. Ví dụ (56): "Những đứa trẻ chết già" (TT của Nguyễn Bình Phương, Nxb HNV, 2002) "Những đứa trẻ chết già" là một tên đề sử dụng lối nói nghịch thường. "Những đứa trẻ" sao có thể "chết già"?. Đó chẳng qua là cách nói "bất thường" để nói về những đứa trẻ sớm có những thay đổi không tốt trong cách nghĩ. Vậy điều gì đã làm chúng thay đổi đến vậy? Người đọc sẽ liên tưởng đến những hoàn cảnh ảnh hưởng đến tâm lí, cách sống, cách suy nghĩ của những đứa trẻ. Trong các phương thức hàm ẩn thì lối nói ẩn dụ được sử dụng nhiều nhất. Phải nói rằng loại tên đề sử dụng phương thức ẩn dụ luôn kích thích được trí tò mò của người đọc và thường là những tên đề hấp dẫn. Số lượng tên đề có sử dụng phương thức ẩn dụ khá lớn, gồm 56 trường hợp trong 116 tên đề, chiếm 48,2%. Ví dụ (57): Tên đề "Hoa của biển" (TT của Đỗ Bảo Châu, Nxb HNV, 2002) Theo truyền thống, trong văn học “hoa” thường được dùng là hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho tuổi trẻ hay người con gái đẹp. Trong trường hợp này, "hoa" gợi cho ta nghĩ đến người con gái đẹp. "Hoa của biển" có thể được hiểu là người con gái đẹp thuộc vùng biển. Ví dụ (58): Tên đề "Trăng khuyết" (TT của Đặng Tiến Huy, Nxb PN, 1997). "Trăng khuyết" là một hiện tượng của tự nhiên. Trăng có lúc tròn lúc khuyết. Trăng khuyết là vầng trăng đã qua độ trăng tròn. Hình ảnh "trăng khuyết" là hình ảnh ẩn dụ về một tình yêu không trọn vẹn của một đôi trai gái. Theo truyền thống, ẩn dụ là một trong các hình thức chuyển đổi cách gọi tên sự vật, hiện tượng nhằm biểu đạt khả năng liên tưởng của tư duy. Tuy nhiên, các ẩn dụ được đưa vào phong cách văn chương cũng như trong lời nói giao tiếp hàng ngày có những ẩn dụ được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành các hình ảnh biểu trưng. Khi xây dựng tên đề tiểu thuyết có không ít các nhà văn đã sử dụng phương pháp này để tạo ra loại tên đề riêng. Đó là tên đề có sử dụng hình ảnh biểu trưng. Loại tên đề này, theo điều tra của chúng tôi cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, gồm 28 trường hợp, chiếm 24,1% tổng số tên đề sử dụng phương thức hàm ẩn. Ví dụ (59): "Con đường đêm" (TT của Nguyễn Hoàng Thu, Nxb HNV, 2002) Đây là tên đề có sử dụng hình ảnh có tính chất biểu trưng. Bởi vì, "Đêm" trong kết hợp trên tượng trưng cho hoàn cảnh khốn cùng, không lối thoát. "Con đường đêm" có thể hiểu là một hướng đi hoặc một chế độ không có tương lai, sắp sụp đổ. Bên cạnh đó, ngữ nghĩa của tên đề còn được tạo ra bởi phương thức hoán dụ, tức là cách "tạo tên gọi mới cho đối tượng dựa trên mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể nhằm diễn tả sinh động nội dung thông báo mà người nói muốn đề cập" [12, 418] theo thống kê của chúng tôi số tên đề sử dụng phương thức hoán dụ có 4 trường hợp, chiếm 3,4% tổng số tên đề sử dụng phương thức hàm ẩn. Ví dụ (60): "Bến hồng nhan" (TT của Lương Hiền, Nxb HNV, 2006). Tên đề "Bến hồng nhan" là một tên đề có ngữ nghĩa được hình thành bằng con đường hoán dụ. "Bến" chỉ một nơi cụ thể, "hồng nhan" chỉ người con gái đẹp. "Bến hồng nhan" có thể hiểu là nơi mà người con gái đẹp phải trải qua. Ví dụ (61): "Những mái đầu xanh" (Hoàng Thái Sơn, Nxb HNV, 2006) Tên đề "Những mái đầu xanh" chỉ những người còn trẻ. Qua tên đề này ta biết chủ đề của tác phẩm nói về những người còn trẻ. So với kiểu tên đề sử dụng phương thức ẩn dụ và hoán dụ, kiểu tên đề có lối nói khoa trương ít được sử dụng hơn nhiều, chỉ có 9 trường hợp, chiếm 7,8% tổng số tên đề có sử dụng phương thức hàm ẩn . Theo Hữu Đạt [12, 422] "khoa trương là biện pháp nói giảm hay nói quá sự thật nhằm diễn tả sự vật, hiện tượng dưới cái nhìn hài hước, châm biếm hoặc hi vọng, lạc quan”. Như vậy nó cũng là một thủ pháp tu từ được các nhà văn chú ý khi tổ chức tên đề. Ví dụ (62): "Sông dài như kiếm" (TT của Nguyễn Quang Hà, Nxb QĐND, 2001) Ở đây, "Sông dài như kiếm" là cách nói khoa trương hàm chỉ cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc. So với tất cả các kiểu tên đề có sử dụng lối nói hàm ẩn, kiểu tên đề sử dụng lối nói đảo cấu trúc được sử dụng với số lượng thấp, có 7 trường hợp trong 116 tên đề, chiếm 6%. Ví dụ (63): "Ngọt ngào vị đắng" (TT của Đoàn Hải Trung, Nxb TN, 2005) Theo trật từ thông thường, tổ hợp trên phải được sắp xếp “vị đắng ngọt ngào”. Như vậy tên đề "Ngọt ngào vị đắng" là tên đề có sử dụng lối nói đảo cấu trúc (đảo tính từ lên trước danh từ). "Ngọt ngào vị đắng" hàm chỉ tình yêu của con người tuy có lúc cay đắng nhưng vẫn toả lên một hương vị hấp dẫn. Ấy là sự ngọt ngào được kết tinh qua bước đường gian khổ, khó khăn. Như vậy, ý nghĩa của tên đề có sử dụng các phương thức hàm ẩn chủ yếu được thể hiện qua phương thức tu từ, ý nghĩa hiển hiện chỉ là phương tiện ngôn ngữ để người ta liên tưởng đến một sự việc khác. Việc tách các phương thức hàm ngôn như trên chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế một tên đề tiểu thuyết có thể chứa một lúc nhiều phương thức hàm ẩn. Ví dụ (64): "Bến hồng nhan" (TT của Lương Hiền, Nxb HNV, 2006). Tên đề này đã được phân tích ở mục hoán dụ. Tuy nhiên, nếu tách tên đề ra từng bộ phận thì "hồng nhan" có thể được hiểu là một bộ phận của khách ngôn với tư cách là một phần của câu thành ngữ "hồng nhan bạc phận". Ngoài ra, "bến" ở đây cũng có thể được hiểu là một hình ảnh ẩn dụ nói về sự bất hạnh của người con gái đẹp nói chung. Để tiện cho việc miêu tả, khi phân tích các ví dụ cụ thể chúng tôi chỉ chọn phương thức nào thể hiện rõ nhất mà thôi. Để có thể hình dung được cách sử dụng phương thức hàm ẩn để tạo tên đề, chúng ta có thể quan sát bảng thống kê dưới đây: Bảng 8: Tên đề có sử dụng các phương thức hàm ẩn: Tỷ lệ Số lƣợng Tổng số Tỉ lệ Kiểu tên đề Dùng khách ngôn 5 116 4,3% Dùng lối nói đảo cấu trúc 7 116 6% Dùng hình ảnh có tính chất biểu trưng 28 116 24% Dùng lối nói nghịch thường 7 116 6% Dùng ẩn dụ 56 116 48% Dùng hoán dụ 4 116 3,5% Dùng phép khoa trương 9 116 7,8% 2.2.2. Ý nghĩa của tên đề trong mối liên hệ với phần còn lại của văn bản tiểu thuyết Theo Hồ Lê [trích theo 36, 121] các thành tố ngữ nghĩa trong cấu trúc ý nghĩa của phát ngôn được thể hiện bằng mô thức sau: Ý nghĩa của phát ngôn bằng ""sự kiện + tình thái" được phản ánh trong phát ngôn + hàm nghĩa và hàm ý rút ra từ "sự kiện + tình thái" ấy". Trịnh Sâm đã sử dụng cách tiếp cận này để kiểm soát cấu trúc nội dung văn bản. Trịnh Sâm [36, 121] đã giải thích "nội dung sự kiện", "nội dung tình thái', "hàm nghĩa" và "hàm ý" của văn bản. Theo ông "nội dung sự kiện" của văn bản là "nội dung phản ánh một hiện tượng chân thật hay tưởng tượng nào đó", "nội dung tình thái" phản ánh tâm lí của người phát ngôn. Còn "hàm nghĩa" phản ánh nội dung bổ sung cho sự kiện hiển hiện của văn bản. "Hàm ý" chính là những tình thái mà người phát ngôn gửi gắm vào văn bản dưới dạng hàm ẩn, "hàm ý" còn bao gồm cả việc nó biểu thị những sở chỉ khác với những sở chỉ được thể hiện trong nội dung văn bản. Từ đó, ông đưa ra cấu trúc của ý nghĩa của tên đề có liên hệ với phần nội dung là: "ý nghĩa hiển hiện + ý nghĩa hàm ẩn của tên đề độc lập liên hệ với "sự kiện" + "tình thái" + hàm nghĩa và hàm ý” trong nội dung văn bản. Ở luận văn này chúng tôi sẽ đưa ra những phân tích cụ thể để xét ý nghĩa tên đề trong mối quan hệ với chủ đề, cũng như mức độ tương hợp giữa tên đề và nội dung văn bản. 2.2.2.1. Ý nghĩa của tên đề trong quan hệ với chủ đề * Các mối quan hệ của tên đề với chủ đề tác phẩm: Xét về ý nghĩa của tên đề trong mối quan hệ với chủ đề chúng tôi nhận thấy có hai mối quan hệ chính, đó là: quan hệ trực tiếp và gián tiếp. Quan hệ trực tiếp (T): Đây là kiểu quan hệ trong đó ý nghĩa của tên đề có liên quan trực tiếp với chủ đề chung của tác phẩm. Kiểu quan hệ này có số lượng thấp, gồm 104 trường hợp trong 350 tên đề, chiếm 29,7%. Ví dụ, tên đề "Khoảng tối gia đình" ( Tâm Linh) đã thể hiện mối quan hệ trực tiếp của nó với chủ đề chung của tác phẩm. Đó là chủ đề về gia đình. "Khoảng tối" tượng trưng cho phần xấu, phần tồn tại trong gia đình. Tiểu thuyết "Khoảng tối gia đình" kể về những mâu thuẫn giữa mẹ kế - con chồng. Cuộc đời của Hiền - nhân vật chính của tác phẩm gặp rất nhiều bất hạnh do người mẹ kế gây ra. Nỗi bất hạnh này giày vò cô suốt từ thuở nhỏ cho đến khi cô lập gia đình. Lúc nào hạnh phúc của cô cũng bị huỷ hoại bởi các âm mưu của người mẹ kế. Quan hệ gián tiếp (G): Đây là kiểu quan hệ mà ý nghĩa của tên đề không có liên quan trực tiếp với chủ đề chung của tác phẩm. Số lượng tên đề loại này chiếm số lượng khá lớn, có 246 trường hợp trong 350 tên đề, chiếm 70,3%. Ví dụ, "Gió bụi nhân gian" (Hà Trung Nghĩa) là tác phẩm nói về chủ đề đạo đức. Tên đề "Gió bụi nhân gian" đã gián tiếp nêu ra chủ đề về đạo đức xã hội (ở đây là các mặt xấu trong xã hội). Chủ đề này được làm sáng tỏ thông qua việc miêu tả cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Nhân vật chính của tác phẩm là Phan Hiển - một bác sĩ giỏi, hào hoa luôn bị hãm hại. Cự, Tuất, Hớn và Bính vì ham danh lợi, ghen tị với Hiển đã không từ thủ đoạn nào kể cả hại bệnh nhân phải chết. Tội ác của những con người này được làm rõ đã thể hiện cách giải quyết của tác giả đối với mâu thuẫn này. Từ đó, ý nghĩa của tên đề mới được bộc lộ. * Đặc điểm của các mối quan hệ trong các chủ đề khác nhau của tiểu thuyết: Các chủ đề chính trong tiểu thuyết hiện đại là chủ đề chiến tranh, tình yêu, gia đình, đạo đức, tâm lý, số phận con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với mỗi chủ đề các mối quan hệ lại có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ, trong các tiểu thuyết có chủ đề về tình yêu, gia đình thì tên đề thường có mối quan hệ trực tiếp với chủ đề của tác phẩm còn các chủ đề khác như chủ đề chiến tranh, chủ đề tâm lí, chủ đề xây dựng chủ nghĩa xã hội lại thường có mối quan hệ gián tiếp với tên đề. Trong luận văn này chúng tôi sẽ phân tích các đặc điểm của mối quan hệ này thể hiện qua ba chủ đề chính là: chủ đề chiến tranh, chủ đề tình yêu và chủ đề số phận con người. Trong các tác phẩm có chủ đề viết về chiến tranh quan hệ gián tiếp bao giờ cũng được sử dụng nhiều hơn so với quan hệ trực tiếp. Cụ thể là, trong tổng số 40 tiểu thuyết nói về chủ đề chiến tranh có 29 trường hợp tên đề có quan hệ gián tiếp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm, chiếm 72,5%. Kiểu quan hệ gián tiếp thể hiện trong cách xây dựng hình tượng về con người trong chiến tranh, về thời gian, không gian chiến tranh. Hình tượng về con người trong chiến tranh có trong các tác phẩm như "Những ngôi sao" (Dương Trọng Dật), "Những bức tường lửa" (Khúc Quang Thuỵ), "Những cánh hoa hồng" (Gia Vị), "Lửa trắng" (Nguyễn Đức Thiện)... Ví dụ, tên đề "Những cánh hoa hồng" (Gia Vị) có một mối liên quan với hình tượng tác phẩm. Đó là hình tượng về những chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Qua hình tượng này, chủ đề về chiến tranh được khắc hoạ một cách khá đậm nét. Ngoài ra, có một số tác phẩm, chủ đề chiến tranh được nêu gián tiếp thông qua một hình tượng thời gian có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân vật như "Mùa hoa dẻ" (Văn Linh), "Mùa sen nở" (Đoàn Nhặt Chấn), "Mùa sung đỏ" (Ngô Hải Đảo). Các hình tượng về không gian được nêu trong tên đề cũng là cách thể hiện mối quan hệ gián tiếp của nó với chủ đề tác phẩm như: "Chân trời hoàng hôn" (Trúc Phương), "Bão táp sông Kiên" (Đoàn Công Thiện), "Gió Lào thành cổ" (Ngô Văn Phú)...Riêng tên đề "Chân trời hoàng hôn" (Trúc Phương) đã nêu ra một không gian hàm chỉ một nơi mà người dân tộc Khơme sinh sống. Họ đã đấu tranh hết mình vì độc lập dân tộc. Kiểu tên đề có quan hệ trực tiếp với chủ đề tác phẩm trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh chỉ có 11 trường hợp trong tổng số 40 tên đề, chiếm  27,5%. Thông qua tên đề, người đọc có thể nhận ra chủ đề tư tưởng của tác phẩm như: "Mảnh vụn chiến tranh" (Từ Nguyên Tĩnh), "Một nửa đại đội" (Đỗ Kim Cuông), "Đồng dao thời chiến tranh" (Văn Lê) Mối quan hệ giữa hai kiểu tên đề như vừa phân tích được phản ánh qua bảng thống kê sau: Bảng 9: Mối quan hệ giữa (T) và (G) (chủ đề chiến tranh) Tỉ lệ Quan hệ Số lượng Tổng số Tỉ lệ Trực tiếp (T) 11 40 27,5% Gián tiếp (G) 29 40 72,5% So với các tiểu thuyết có chủ đề viết về chiến tranh, tình hình trong các tiểu thuyết viết về chủ đề tình yêu có xu hướng ngược lại. Số lượng tên đề kiểu (T) có 24 trường hợp, chiếm 72,7%. Chẳng hạn, những mối tình đẹp trong chiến tranh được nói đến trong các tiểu thuyết có tên đề như "Có một tình yêu như thế" (Ngô Hải Đảo), "Chỉ có một tình yêu" (Lương Văn)... Bên cạnh đó tình yêu ngang trái cũng được đề cập nhiều trong các tiểu thuyết có tên đề như "Ngang trái" (Lương Sĩ Cầm), "Một đời duyên nợ" (Đỗ Thị Thu Hiền), "Nỗi khổ tình yêu" (Lương Văn)... Ngoài ra, có những tác phẩm mà tư tưởng - chủ đề được bộc lộ ngay ở tên đề như "Nói với người đang yêu" (Đắc Trung). "Nói với người đang yêu" là một dạng tên đề mang đầy dấu ấn của tác giả. Tên đề có thể hiểu là một lời khuyên dành cho những ai đang yêu. Dù đây là một lời khuyên còn bỏ ngỏ nhưng người đọc vẫn có thể suy đoán được. Ở tiểu thuyết này Đắc Trung đã đề cập đến sự vụ lợi trong tình yêu qua nhân vật Tiễn. Tiễn yêu Bích - một cô gái tốt và xinh đẹp. Do toán tính Tiễn bỏ Bích để theo Loan vì những lợi nhuận trước mắt. Điều Tiễn không ngờ là anh đã bị lừa. Lúc nhận ra giá trị thực của tình yêu thì Bích đã có người yêu mới. Như vậy, tác giả đã sử dụng tên đề kiểu T để nói về chủ đề tình yêu trong đó tư tưởng của tác giả được bộc lộ qua việc ca ngợi tình yêu đích thực, phê phán tình yêu vụ lợi, toán tính. Trong chủ đề tình yêu, tên đề kiểu G chiếm số lượng khá thấp: 9/33  27,2%. Các tên đề kiểu G thường xuất hiện trong một số tiểu thuyết hiện đại như "Dòng sông vẫn chảy" (Nguyễn Thị Minh Thuỳ), "Dấu chân lạc loài" (Nguyễn Nguyên Hương), "Hình bóng cuộc đời" (Nguyễn Thị Ngọc Tú)... Ở tiểu thuyết "Dòng sông vẫn chảy" (Nguyễn Thị Minh Thông), tên đề kiểu G gián tiếp nêu chủ đề của tác phẩm. Đó là câu chuyện về tình yêu của Tiêu Chính và Khánh Ly. Hai người yêu nhau và phải chia xa vì chiến tranh. Thời gian trôi đi, tuy xa nhau nhưng tình yêu đó không hề phai nhoà. Khi cả hai đều đã đến tuổi "cổ lai hy" họ vẫn thấy tình yêu xưa chảy trong tim mình. Như vậy, hình tượng "dòng sông vẫn chảy" ở đây là hình tượng gián tiếp nói về tình yêu bất diệt của hai nhân vật chính trong tác phẩm. Để có thể thấy được mối quan hệ giữa tên đề kiểu T và G trong chủ đề tình yêu, ta có thể quan sát bảng thống kê sau: Bảng 10: Mối quan hệ giữa tên đề T và G (chủ đề tình yêu) Tỉ lệ Quan hệ Số lượng Tổng số Tỉ lệ Trực tiếp 24 33 72,8% Gián tiếp 9 33 27,2% Trong chủ đề về số phận con người, kiểu T và G có tỉ lệ xấp xỉ nhau. Số lượng tên đề kiểu T có 37 trường hợp chiếm 37/72  51,4% tên đề có liên quan đến chủ đề số phận con người. Trong tiểu thuyết hiện đại chủ đề số phận con người được thể hiện rất đa dạng nó có thể là sự phản ánh về số phận con người trong chiến tranh, sau chiến tranh và trong thời kỳ kinh tế mở cửa. Trong đó số phận con người sau chiến tranh được các nhà văn quan tâm đề cập nhiều như: số phận người lính sau chiến tranh, số phận người phụ nữ sau chiến tranh... Ví dụ, tác phẩm "Có vơi niềm đau" (Trần Thị Ngọc Lan) là tác phẩm nói về số phận của những người lính sau chiến tranh. Tên đề "Có vơi niềm đau" đã trực tiếp đề cập đến nỗi bất hạnh của con người thông qua hình thức nghi vấn. Những bất hạnh mà người lính phải chịu do quân giặc gây ra là vô tận. Tên đề được cấu tạo bằng một câu hỏi tu từ nhưng thực ra lại là một khẳng định về nỗi đau không thể vơi của con người. Trong tác phẩm, những bất hạnh của người lính sau chiến tranh được khắc hoạ thông qua hai nhân vật là Vũ và Ngần. Cả hai người đều là những quân nhân sau chiến tranh họ lấy nhau nhưng Ngần không sinh được do hậu quả của chất độc màu da cam và cô đã quyết định chia tay Vũ. Còn Vũ, khi kết hôn với một người phụ nữ khác cũng không có được hạnh phúc vì họ chỉ sinh ra những đứa con quái thai. Số phận con người được thể hiện qua kiểu tên đề dạng G có 35 trường hợp, chiếm 35/72  48,6% tổng số tên đề liên quan đến chủ đề về số phận con người. Các tên đề này thường gợi lên hình tượng gián tiếp nêu lên chủ đề của tác phẩm. Ví dụ, tên đề "Vòng hoa trinh trắng" (Hoàng Dân) gián tiếp nêu lên chủ đề về số phận người lính trong chiến tranh. "Vòng hoa" là hình ảnh hoán dụ về cái chết của một con người, đặc biệt đây là một người còn trẻ. Đối chiếu với tác phẩm ta thấy rằng "vòng hoa trinh trắng" là cách nói về cái chết của một người lính trẻ. Thông qua hình tượng người lính này, tác giả muốn đề cập đến số phận người lính trong chiến tranh. Nhân vật Sơn trong tác phẩm là một chàng trai còn rất trẻ, chưa từng yêu và được yêu. Vì bị thương và bị lạc đơn vị mà anh phải đón nhận một cái chết thật thê thảm. Trong những giây phút còn sống, anh đã hồi tưởng lại số phận những người lính vốn là bạn bè anh. Qua đó, số phận chung của người lính trong chiến tranh được khắc hoạ rất rõ nét. Bảng thống kê sau sẽ cho ta biết mối tương quan giữa hai kiểu tên đề T và G trong loại tiểu thuyết có chủ đề viết về số phận con người. Bảng 11: Mối quan hệ giữa T và G (chủ đề số phận con người) Tỉ lệ Quan hệ Số lượng Tổng số Tỉ lệ Trực tiếp (T) 24 33 72,8% Gián tiếp (G) 9 33 27,2% * Ý nghĩa của mỗi kiểu quan hệ trong các loại chủ đề: Mối quan hệ trực tiếp có tác dụng làm rõ chủ đề của tác phẩm ngay từ tên đề, cho người đọc những thông tin đầu tiên về chủ đề của tác phẩm. Mối quan hệ này được phát huy trong mỗi chủ đề một cách khác nhau. Với chủ đề tình yêu và gia đình, tên đề thường liên quan trực tiếp tới chủ đề. Sở dĩ trong chủ đề tình yêu, mối quan hệ này được phát huy là vì chủ đề tình yêu vốn được quan tâm nhiều, dù ở góc độ nào thì nó vẫn thu hút được sự chú ý của độc giả. Tuy nhiên, mối quan hệ trực tiếp có một hạn chế: Tên đề tuy có tác dụng gợi dẫn về chủ đề của tác phẩm nhưng chủ đề này có thể chỉ là một chủ đề nhỏ, chủ đề bộ phận, còn nội dung khái quát, chủ đề chính của tác phẩm lại là một chủ đề khác. Điều đó rất dễ làm cho bạn đọc có cảm giác hụt hẫng. Bên cạnh đó, đối với một số chủ đề mối quan hệ trực tiếp sẽ tỏ ra kém hiệu lực nếu sử dụng nhiều. Ví dụ, trong chủ đề về chiến tranh, ở các thời kỳ trước, văn học đã bàn đến khá nhiều và chủ đề này có thể được bộc lộ rõ ở tên đề vì tính thời sự của nó. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, đối với chủ đề viết về chiến tranh mối quan hệ gián tiếp sẽ có ưu thế hơn vì nó không tạo ra cảm giác nhàm chán cho người đọc. Mối quan hệ gián tiếp có ưu điểm là kích thích trí tò mò, khả năng liên tưởng của người đọc qua các hình tượng như hình tượng con người, hình tượng không gian, hình tượng thời gian. Hơn nữa, trong một số trường hợp các tên đề có quan hệ gián tiếp với chủ đề còn có nhiều cách hiểu khác nhau tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc. Hạn chế của quan hệ gián tiếp là hình tượng nêu ở tên đề có thể có mối liên quan mờ nhạt với chủ đề. Điều đó vừa làm giảm sức hấp dẫn của tác phẩm vừa gây ra cho người đọc cảm giác hụt hẫng. 2.2.2.2. Sự tương hợp và bất tương hợp của ý nghĩa tên đề tiểu thuyết với nội dung tiểu thuyết Theo Trịnh Sâm ý nghĩa của tên đề và nội dung văn bản được coi là tương hợp khi "tên đề là tên đề của nội dung văn bản, nội dung văn bản là nội dung của tên đề" [36, 130]. Tên đề và nội dung văn bản được coi là bất tương hợp khi "Tên đề và nội dung văn bản không có quan hệ gì hoặc về cơ bản không có quan hệ gì với nhau" Khi nói về trường hợp tương hợp giữa tên đề và nội dung văn bản, Trịnh Sâm [36, 131] đã đưa ra 4 trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, ý nghĩa của tên đề và nội dung văn bản đều đơn giản và tương hợp với nhau; Trường hợp thứ hai, ý nghĩa của tên đề phức tạp, phong phú, còn nội dung văn bản cũng thế và chúng tương hợp với nhau; Trường hợp thứ ba, ý nghĩa tên đề đơn giản còn nội dung văn bản lại phức tạp, phong phú và chúng tương hợp với nhau; Trường hợp thứ tư, ý nghĩa của tên đề phức tạp, còn nội dung văn bản lại đơn giản và chúng tương hợp với nhau. Qua các tên đề tiểu thuyết được khảo sát chúng tôi thấy có 3 trường hợp cụ thể về sự tương hợp giữa tên đề và nội dung tiểu thuyết là: Ý nghĩa tên đề phức tạp, phong phú, nội dung tiểu thuyết cũng phức tạp, phong phú và chúng tương hợp với nhau; Ý nghĩa tên đề đơn giản, nội dung văn bản lại phức tạp và chúng tương hợp với nhau; Ý nghĩa tên đề phức tạp, nội dung tiểu thuyết đơn giản và chúng tương hợp với nhau. Trường hợp ý nghĩa tên đề tiểu thuyết phức tạp, phong phú nội dung tiểu thuyết cũng thế và chúng tương hợp với nhau chính là trường hợp tên đề có đầy đủ ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn và nội dung văn bản cũng bao gồm cả nội dung hiện hiển và nội dung hàm ẩn (Số liệu khảo sát 118 tên đề 4 chữ cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01503_7034_2006738.pdf
Tài liệu liên quan