MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 1
MỤC LỤC . 2
MỞ ĐẦU. 4
1. Lí do chọn đề tài.4
2. Lịch sử vấn đề .5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .9
4. Phương pháp nghiên cứu .10
5. Ý nghĩa khóa học và thực tiễn .10
6. Cấu trúc luận văn .11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI. 12
1.1. Một số vấn đề về văn bản hành chính.12
1.1.1. Khái niệm.12
1.1.2. Chức năng .13
1.1.3. Ý nghĩa.14
1.1.4. Phân loại.15
1.2. Văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại .16
1.2.1. Khái niệm.16
1.2.2. Thể loại .17
1.3. Một số vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính.19
1.3.1. Những yêu cầu chung .19
1.3.2. Yêu cầu về nội dung .19
1.3.3. Yêu cầu về thể thức văn bản.20
1.4. Yêu cầu về văn phong hành chính .21
1.4.1. Tính khách quan.21
1.4.2. Tính chất ngắn gọn, chính xác.21
1.4.3. Tính khuôn mẫu .22
1.4.4. Tính rõ ràng, cụ thể.23
1.4.5. Tính cân đối và sự liên kết chặt chẽ.23
1.4.6. Tính nghiêm túc .24
1.5. Tiểu kết .24
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG
VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI. 253
2.1. Quan niệm về từ trong tiếng Việt.25
2.2. Các lớp từ vựng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại.26
2.2.1. Về nguồn gốc .27
2.2.2. về phạm vi chuyên dùng .36
2.3. Một số lỗi về chính tả, dùng từ thường gặp.44
2.3.1. Về chính tả .44
2.3.2. Về dùng từ.44
2.4. Tiểu kết .46
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG
VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI. 48
3.1. Câu trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại .48
3.1.1. Về dạng câu.50
3.1.2. Về vị trí câu.57
3.1.3. Về cấu tạo ngữ pháp .60
3.1.3. Về mục đích phát ngôn .65
3.2. Tiểu kết .69
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG
VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI. 71
4.1. Đoạn văn.71
4.1.1. Quan niệm về đoạn văn .71
4.1.2. Cấu trúc đoạn văn .73
4.1.3. Liên kết văn bản.74
4.2. Thể thức trình bày và bố cục nội dung.79
4.2.1. Thể thức trình bày.79
4.2.2. Bố cục nội dung .80
4.3. Tiểu kết .94
KẾT LUẬN . 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97
NGUỒN DẪN LIỆU. 101
PHỤ LỤC . 106
152 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a những quy định
pháp luật về công tác quản lý nhà nước. Đặc biệt trong văn bản hợp đồng thương mại thì
những câu mở đầu tạo nên khuôn mẫu diễn đạt và thể thức trình bày.
Ví dụ:
"- Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 28-9-1989 của Hội đồng Nhà nước.
- Căn cứ Nghị định số 17/HĐBT ngày 16-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng hướng
dẫn thi hành pháp lệnh HĐKT.
- Căn cứ Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ký ngày
08/07/1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Căn cứ Nghị định số 7/2003 NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 30/01/2003 về việc sửa đổi
bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định
số: 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 và Nghị định số: 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000
của Chính phủ.
- Căn cứ vào quyết định số 12/2001/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ký ngày 20/07/2001
về việc ban hành định mức chi phí đầu tư và xây dựng.
59
- Chi phí khảo sát theo định mức dự toán khảo sát xây dựng tỉnh Kiến Giang, ban
hành kèm theo quyết định 1463/2001/QĐ.UB ngày 18/07/2001 của UBND Tỉnh Kiến
Giang.
- Căn cứ vào Quyết định 18/2003/QĐ.BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ký ngày
27/03/2003 về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng."
(Trích Hợp đồng, số: 05A/HĐKD)
3.1.2.2. Câu kết thúc
Câu kết thúc văn bản góp phần tạo nên tính chất khuôn mẫu của văn bản hành chính
nói chung và văn bản hành chính thương mại nói riêng. Đối với văn bản Hợp đồng thương
mại thì khuôn mẫu câu kết thúc hợp đồng có tính chất pháp lý để liên kết và thể hiện sự thỏa
thuận của các bên cam kết thực hiện hợp đồng.
Ví dụ:
- "Hợp đồng được lập thành 4 bản bằng tiếng Anh 02 bản, bằng tiếng Việt 02 bản có
giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 02 bản để thi hành".
(Trích Hợp đồng, số: 05 A/HĐKD)
- "Hợp đồng này có giá trị ngay sau khi Hai bên ký kết và được Phòng Công chứng Nhà
nước tỉnh Bình Dương chứng nhận và được lập thành 03 bản tiếng Việt có giá trị pháp lý
như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản lưu tại Phòng công chứng theo quy định".
(trích Hợp đồng, số: 14/HĐKSTC)
- "Bản thanh lý này được lập thành 06 bản mỗi bên giữ 03 bản có giá trị ngang
nhau".
(trích Biên bản thanh lý số: 01/ BBTL-09)
Qua các ví dụ trên cho thấy, câu kết thúc có tính chất khuôn mẫu trong các văn bản
hành chính, là đặc trưng về ngữ pháp có tính khuôn mẫu của Hợp đồng thương mại. Câu kết
thúc là cơ sở pháp nhân để ràng buộc trách nhiệm của các bên trong việc ký kết hợp đồng.
60
3.1.3. Về cấu tạo ngữ pháp
3.1.3.1. Câu đơn hai thành phần
Ngữ pháp học thường lấy số lượng kết cấu c - V (cụm chủ vị) nòng cốt làm tiêu chí
để phân loại câu theo cấu tạo. Kết cấu c - V nòng cốt được phân biệt với kết cấu c - V "bị
bao". Cụ thể như sau:
- Kết cấu c - V nòng cốt là một cấu trúc cú pháp - nghĩa độc lập, không "bị bao"
Trong một cấu trúc lớn hơn, được coi là hạt nhân để cấu tạo nên câu.
- Kết câu c - V "bị bao" là cấu trúc không độc lập cả về cú pháp lẫn nghĩa. Bởi nó
chỉ là một bộ phận của một cấu trúc cú pháp lớn hơn: là bổ ngữ trong cụm động từ hay là
định ngữ trong cụm danh từ - hoặc mới chỉ là một thành phần chính của câu - chủ ngữ hay
vị ngữ.
Cú pháp của văn bản hành chính phản ánh xu hướng phân loại, trình bày chi tiết, xu
hướng xem xét các quan hệ nhân quả, điều kiện - kết quả trong sự thống nhất của các mặt
xác nhận và quy định. Do đó, văn bản hành chính dùng nhiều câu phức rất dài với nhiều
thành phần đồng chức, kể cả những câu trường cú. Tùy thuộc vào từng loại văn bản mà việc
sử dụng câu có tính chất đặc thù.
Câu đơn hai thành phần là câu đơn được cấu tạo bằng một kết câu c - V (chủ - vị).
Dạng câu này được sử dụng trong mọi thể loại văn bản hành chính thông dụng thuộc lĩnh
vực thương mại như: thông báo, công văn, quyết định, tờ trình, báo cáo, hợp đồng, biên bản
thanh lý v.v
Do tính chất minh xác, cụ thể, chặt chẽ của văn phong hành chính nên câu đơn hai
thành phần được sử dụng với tần số cao trong các văn bản.
Ví dụ:
- Sở Công Thương Bình Dương xác nhận để Công ty TNHH KDK ELIEC TRIC WIRE
Việt Nam làm thủ tục với các ngành và cơ quan chức năng khác".
(trích Công văn, số: 388/ SCT - QLCN)
61
- Sở Công Thương Bình Dương xác nhận để Công ty TNHH JEIL A TECH VINA
làm thủ tục với các ngành và cơ quan chức năng khác".
(trích Công văn, số: 257 SCT- QLCN)
- Sở Công Thương Bình Dương xác nhận để Công ty TNHH GIẤY GLATZ VIỆT
NAM làm thủ tục với các ngành và cơ quan chức năng khác.
(trích Công văn, số: 329 /SCT-QLCN)
Đặc trưng của văn phong hành chính thường khô khan, cấu trúc câu không có sự
sáng tạo của cá nhân, nên câu đơn được sử dụng có cấu trúc thuận: chủ ngữ (C) đứng trước
và vị ngữ (V) đứng sau.
c / V
Ví dụ:
- Công ty TNHH ACE COLOR TECHNOLOGIES nhập hệ thống điều hòa không
khí là phù hợp với ngành nghề sản xuất của công ty.
(trích Công văn, số: 253/SCT - QLCN)
- Công ty Cổ phần công nghiệp gỗ KAISER Việt Nam nhập hệ thống máy điêu khắc
là phù hợp với mục tiêu đầu tư của công ty.
(trích Công văn, số: 338/ SCT-QLCN)
Qua những ví dụ nêu trên cho thấy, văn phong hành chính không sử dụng các kiểu
câu có cấu tạo ngữ pháp với trật tự đảo ngược (vị ngữ - chủ ngữ) như các văn bản thuộc
phong cách ngôn ngữ văn chương. Tính nghiêm túc, tính trang trọng của văn phong hành
chính chi phối đến cấu tạo và trật tự của các thành phần trong câu.
Văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại không sử dụng kiểu câu đơn đặc biệt.
Sở dĩ câu đơn đặc biệt không được sử dụng do các lý do sau:
- Câu văn trong văn bản hành chính phải là câu đơn nghĩa (tức là chỉ có một cách
hiểu) nhưng câu đơn đặc biệt có thể bao hàm nhiều cách hiểu khác nhau.
62
- Văn bản hành chính có tính chất thông tin, thông báo một cách chính xác, cụ thể,
đồng thời bày tỏ quan điểm rõ ràng về sự việc nên kiểu câu đơn đặc biệt không phù hợp với
văn phong hành chính.
- Câu đơn đặc biệt thường có sắc thái biểu cảm riêng về sự tồn tại, xuất hiện hoặc
tiêu biến của sự vật, hiện tượng nên không phù hợp với kiểu văn phong trang trọng, mẫu
mực của văn bản hành chính.
3.1.3.2. Câu ghép
"Câu ghép có thể được hiểu là câu gồm từ 2 cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm trong số
đó có tư cách (tương đương) một nòng cốt câu đơn (2 thành phần) tức là không cụm chủ -
vị nào bao hàm cụm chủ - vị nào. Mỗi cụm chủ - vị đang bàn ở đây dường như được "ghép"
lại, kết nối lại để làm thành một câu"[3; 201].
Mỗi kết cấu c - V là một vế câu, nêu lên một sự việc, các sự việc trong câu ghép có
quan hệ nghĩa với nhau và được thể hiện ra bằng một quan hệ ngữ pháp nào đó, nhưng
không có kết cấu chủ - vị nào bị bao bởi một kết cấu chủ - vị khác.
Như vậy, Câu ghép là câu do hai (hoặc hơn hai) câu đơn kết hợp với nhau theo kiểu
không câu nào bao chứa câu nào; mỗi câu đơn trong câu ghép tự nó thỏa mãn định nghĩa về
câu. Có thể dùng tên gọi "dạng câu" hay "vế câu" để chỉ "cú" nằm trong câu ghép. Cần chú
ý rằng vế câu nằm trong câu ghép cũng có thể là một thể câu ghép, làm cho câu ghép đang
xét trở thành câu ghép có hơn một bậc. Mỗi vế câu vẫn còn giữ tính tự lập về mặt nghĩa,
chúng dễ dàng tách ra thành câu riêng lẻ trong điều kiện thích hợp, và giữa chúng vẫn giữ
những mối quan hệ nghĩa - logic nhất định.
Đặc điểm của câu ghép:
- Về cấu tạo: Câu ghép có hai hoặc hơn hai kết cấu chủ - vị nòng cốt.
- Về nghĩa: Mỗi kết cấu chủ - vị thông báo một sự việc. Các sự việc này tạo nên
phần nghĩa miêu tả của câu.
- Về quan hệ: Các kết cấu chủ - vị (thuộc quan hệ cú pháp) cũng như các sự việc
(thuộc quan hệ nghĩa) trong câu ghép có quan hệ "một đối một". Nghĩa là toàn bộ kết cấu
chủ - vị này, sự việc này có quan hệ với toàn bộ kết cấu chủ - vị kia, sự việc kia.
63
- Phương tiện ngôn ngữ cơ bản được dùng để biểu thị mối quan hệ nghĩa giữa các vế
của câu ghép là hư từ (quan hệ từ, phụ từ) hay một số đại từ.
Câu ghép được sử dụng trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại chủ
yếu dùng dạng câu ghép có quan hệ liệt kế, giữa các vế câu không dùng từ nối.
Ví dụ:
"Thay thế trụ BTLT - 20 tại 2 vị trí TI 18 và T120A bằng trụ thép, chuyển đổi sang
bố trí thẳng đứng dây dẫn 3 pha của đoạn tuyến đường dây 110kV đi qua thửa đất xây dựng
khu chung cư, đồng thời nâng chiều cao trụ để đảm bảo khoảng cách thẳng đứng từ điểm
thấp nhất của dây dẫn pha dưới cùng đến mặt đất tự nhiên lớn hơn 25m, các trụ BTLB - 20
tại 119 và TI20 sẽ được tháo dỡ thu hồi".
(trích Công văn, số: 270/SCT-QLĐN)
Tuy nhiên, loại câu ghép được sử dụng phổ biến nhất là kiểu câu ghép được tách ra
thành nhiều ý, nhiều vế và xuống dòng, có những trường hợp sử dụng hệ thống các số như
1, 2, 3...
Những trường hợp sử dụng câu ghép tách ra thành nhiều ý và xuống dòng:
- Thông báo kết luận
Ví dụ:
"Văn phòng Sở:
- Phối hợp với đơn vị Tư vấn giám sát để nghiệm thu công trình và thực hiện thanh
quyết toán công trình trụ sở cơ quan,
- Tập trung khắc phục, phòng ngừa các điểm không phù hợp và hoàn chỉnh hồ sơ gửi
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để xin cấp giấy chứng nhận,
- Tham mưu xây dựng chương trình công tác quý, 6 tháng và năm; hoàn chỉnh quy
chế làm việc của Sở sau khi Ban giám đốc và các phòng chuyên môn đóng góp ý kiến,
- Tham mưu điều chỉnh lại cơ cấu nhóm giúp việc cho Tổ điều hành thị trường".
(trích Thông báo, số: 271/TB-SCT)
- Công văn phúc đáp, giải trình
Ví dụ:
64
"Sở Công Thương có ý kiến sau:
1. Công ty TNHH JEIL A TECH VINA được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư
số 462045000103 ngày 01/03/2007 do Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương cấp
với ngành nghề sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan,
2. Việc Công ty TNHH JEIL A TECH VINA nhập dây chuyền máy cắt thủy tinh là
phù hợp với ngành nghề sản xuất của công ty,
3. Dây chuyền máy cắt thủ tinh là dây chuyền MMTB đồng bộ trong đó máy mài là
máy chính của dây chuyền".
(trích Công văn, số: 257/SCT-QLĐN)
- Điều khoản trong hợp đồng thương mại
Ví dụ:
"Trường hợp cần sửa đổi hợp đồng:
- Khi quyền lợi của một bên nào đó bị thiệt thòi do phân chia lợi nhuận không chính
xác và công bằng, cần xác định lại phương thức phân chia kết quả.
- Phân công nghĩa vụ trách nhiệm chưa sát hợp với khả năng thực tế của một trong
các bên.
- Khi cần thay đổi quy cách, chất lượng cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng,
hoặc thay đổi mẫu mã hàng hóa, thay đổi mặt hàng kinh doanh, v.v...
- Khi cần thay đổi số lượng vốn góp của một trong các bên".
(trích Hợp đồng, số: 12/ HĐHTKD)
Ví dụ:
"Trường hợp cần chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
- Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ các hoạt động ghi
trong hợp đồng này (do hoạt động trong hợp đồng vi phạm pháp luật).
- Khi gặp rủi ro (cháy, nổ, lụt...) làm cho một hoặc nhiều bên mất khả năng hoạt
động.
- Khi làm ăn thua lỗ trong tháng liên tiếp dẫn tới vỡ nợ hoặc mất khả năng thanh
toán",
65
(trích Hợp đồng, số: 12/HĐHTKD)
Ví dụ:
"Hợp đồng bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng,
- Quyền sở hữu công nghiệp bị đình chỉ hoặc hủy bỏ,
- Hợp đồng không thực hiện được do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, bãi
công, biểu tình, nổi loạn, chiến tranh và các sự kiện tương tự".
(trích Hợp đồng, số: 34/HĐHKDTM)
Ví dụ:
"Trường hợp cần chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
- Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ các hoạt động ghi
trong hợp đồng này (do hoạt động trong hợp đồng vi phạm pháp luật),
- Khi gặp rủi ro (cháy, nổ, lụt...) làm cho một hoặc nhiều bên mất khả năng hoạt
động,
- Khi làm ăn thua lỗ trong 6 tháng liên tiếp dẫn tới vỡ nợ hoặc mất khả năng thanh
toán".
(trích Hợp đồng, số: 41/HĐTV&TKXD)
Ví dụ:
"Trường hợp cần sửa đổi hợp đồng:
- Khi quyền lợi của một bên nào đó bị thiệt thòi do phân chia lợi nhuận không chính
xác và công bằng, cần xác định lại phương thức phân chia kết quả,
- Các bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực
không quá 10 ngày".
(trích Hợp đồng, số: 14/ HĐHTKD)
3.1.4. Về mục đích phát ngôn
Kết quả khảo sát 259 VBHCTLVTM cho thấy, VBHCTLVTM chỉ sử dụng câu
tường thuật, câu mệnh lệnh - cầu khiến, không sử dụng câu nghi vấn và câu cảm thán.
66
3.1.4.1. Câu tường thuật
Câu tường thuật được dùng để kể, xác nhận (là có hay không có), mô tả một vật với
các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó, hoặc một sự kiện với các
chi tiết nào đó. Nó là hình thức biểu hiện thông thường của một phán đoán tuy rằng không
phải câu nào cũng có nội dung là một phán đoán.
Trong tiếng Việt, ngoài cấu trúc câu thể hiện bằng các thực từ và phụ từ của chúng,
câu tường thuật nhiều khi còn sử dụng các tiểu từ tình thái riêng để bày tỏ thái độ với nội
dung câu nói, hoặc đối với người nghe, hoặc có khi chỉ nhằm hoàn chỉnh câu, giúp cho câu
đứng được"[3; 225].
Câu tường thuật trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại được dùng
nhiều nhất trong các văn bản thông báo ý kiến kết luận hoặc biên bản về hội nghị, hội thảo.
Câu tường thuật được sử dụng trong các thể loại văn bản thông báo nhằm mục đích
tường thuật lại các ý kiến thảo luận hoặc ý kiến kết luận. Có thể nói câu tường thuật là một
kiểu câu đặc thù được dùng trong các văn bản thông báo -kết luận hội nghị, hội thảo và một
phiên hợp của các đơn vị tổ chức có liên quan.
Ví dụ:
"Sau khi nghe Đ/C Phạm Thụy Liên - chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng báo cáo một số tình hình hoạt động của Hội và phương hướng hoạt động
thời gian tới, Đ/C Nguyễn Thị Điền - Giám đốc Sở phát biểu ý kiến kết luận như sau:
1. Về công tác tuyên truyền:
2. Về công tác nắm thông tin:
3. Về việc tổ chức các lớp tập huấn",
(trích Thông báo, số: 241/VP-SCT)
Ví dụ:
- "Sau khi nghe các phòng, văn phòng, thanh tra, công đoàn viên và các đơn vị trực thuộc báo
cáo tình hình hoạt động tháng 02/2009, Giám đốc Sở Công Thương có kết luận chỉ đạo một số công
67
việc cần tập trung thực hiện cụ thể như sau:
- Tiếp tục triển khai chống hàng giả và gian lận Thương Mại, đồng thời đánh giá cụ thể từng
địa bàn huyện về tình hình hàng lậu từ biên giới nhập về;
- Triển khai thực hiện công tác ISO;
(trích Thông báo, số: 547/VP-SCT)
3.1.4.2. Câu mệnh lệnh - cầu khiến
"Câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến) được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt
buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu, và có những dấu hiệu hình thức
nhất định.
Câu mệnh lệnh đích thực của tiếng Việt được cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh
lệnh, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện là chỉ chứa những từ liên quan đến nội
dung của lệnh" [3; 235].
Câu mệnh lệnh - cầu khiến trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại chủ
yếu là câu dùng chủ yếu trong các trường hợp sau:
- Để thông báo một yêu cầu có tính chất bắt buộc "mệnh lệnh" của cấp trên đối với
các cơ quan, tổ chức hay cá nhân thuộc cấp dưới.
- Dùng để bày tỏ ý kiến yêu cầu thực hiện một nội dung, công việc nào đó hoặc bày
tỏ ý kiến, đề nghị, kiến nghị với cấp trên.
- Dùng trong các hợp đồng thương mại.
Cấu trúc câu mệnh lệnh - cầu khiến trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương
mại:
...CHỦ THỂ + TỪ/ TỔ HỢP TỪ MỆNH LỆNH + ĐỐI THỂ
- Từ/ tổ hợp từ mệnh lệnh thường sử dụng: "phải thực hiện", "phải thi hành", "phải
chấm dứt", "phải báo cáo", "phải gửi",...
- Từ/ tổ hợp từ cầu khiến thường sử dụng: "kính đề nghị...", "kính trình...", "kính
mong.”
68
Câu mệnh lệnh - cầu khiến trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại
được sử dụng trong các trường hợp sau:
a. Trường hợp cấp trên gửi cấp dưới
Ví dụ:
- "Trước khi tổ chức giới thiệu sản phẩm, chi nhánh phải thông báo cho chính quyền
địa phương nơi tổ chức biết cụ thể về địa điểm, thời gian diễn ra hội nghị và đề nghị chi
nhánh Công ty phải thông báo cho Sở Công thương biết kết quả tổ chức hội nghị sau 10
ngày khi chấm dứt hoạt động trên".
(trích Công văn, số: 135/ VP-SCT)
- "Chi nhánh Công ty phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước và được giới thiệu sản
phẩm theo nội dung Trong giấy đăng kí tổ chức bán hàng đa cấp số 02-02-000001 của Sở
Thương mại Hà Nội cấp".
(trích Công văn, số: 325/ VP- SCT)
- "Trong thời gian từ ngày ký xác nhận này đến hết ngày 11/03/2009
PRO-TECH.CO.,...LDT phải hoàn thành các nghĩa vụ có liên quan, đồng thời gửi thông báo
châm dứt hoạt động Văn phòng đại diện và ừả giây phép thành lập Văn phòng đại diện về
Sở Công Thương Bình Dương".
(trích Thông báo, số: 142/ TB- SCT)
- "Sở Công Thương đề nghị các đơn vị liên quan nêu trên góp ý bằng văn bản gửi về
Sở Công Thương trước ngày 21 tháng 04 năm 2009 để Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt",
(trích Tờ trình, số: 43/VP-SCT)
- "Để tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định ban hành; Sở Công Thương đề nghị
các sở, ngành có liên quan tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo quy định mới".
(trích Công văn, số: 542/ VP-SCT)
- "Sở Công Thương đề nghị Công ty CP TM SABECO Miền Đông chấm dứt việc
thực hiện chương trình khuyến mại "Chương trình hỗ trợ rượu, tiền và kệ trưng bày" theo
thông báo số 66/SABECO -MĐ ngày 24 tháng 12 năm 2008 của công ty về thực hiện
chương trình khuyến mại".
69
(trích Công văn, số: 291/SCT-XTTM)
b. Trường hợp cấp dưới gửi cấp trên
Từ ngữ cầu khiến thế hiện rõ vai nghĩa và quan hệ hành chính giữa các cơ quan - tô
chức. Từ ngữ câu khiên Trong các văn bản của cấp dưới gửi cấp trên thường sử dụng: "kính
đề nghị", "kính mong.. .xem xét", "kính trình"...
Ví dụ:
- Sở Công Thương kính đề nghị Bộ Công thương phê duyệt.
(Trích Tờ trình, số: 214/ VP- SCT)
- Sở Công Thương kính trình để UBND tỉnh Bình Dương xem xét và giải quyết.
(trích Công văn, số: 172/ VP-SCT)
- "Để triển khai, thực hiện đề án đạt được những mục tiêu trên, Trung tâm khuyến
công và tư vấn phát triển công nghiệp Bình Dương đề nghị Sở Công Thương Bình Dương
xác nhận và trình lên Cục Công nghiệp địa phương xem xét, phê duyệt".
(trích Tờ trình, số 134/ VP-SCT)
- Sở Công Thương Bình Dương kính đề nghị Bộ Công Thương duyệt chấp thuận
việc nhập khẩu đường theo nhu cầu của doanh nghiệp.
(trích Công văn, 325/CTTXTTM - SCT)
3.2. Tiểu kết
Không có các quy định bắt buộc cho cách diễn đạt câu trong văn bản hành chính. Độ
dài, ngắn của câu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng thể loại văn bản và nội dung sự việc.
Nhưng câu trong văn bản hành chính là những câu có đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ,
ngoài ra còn có bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ. Văn bản hành chính không sử dụng câu đặc
biệt.
Câu tỉnh lược là kiểu câu có tính chất đặc trưng của văn bản hành chính. Câu tỉnh
lược là dấu hiệu mở đầu của các văn bản như: hợp đồng, quyết định, công văn, tờ
trình...Câu tỉnh lược thường được sử dụng là dạng câu: "Căn cứ vào "Theo đề nghị "căn cứ
vào...". Đây là kiểu câu mở đầu cho mọi văn bản hợp đồng thương mại.
70
Câu được sử dụng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại rất phong
phú, đa dạng. Các loại câu được sử dụng đều có trật tự ngữ pháp thuận và các thành phần
trong câu mạch lạc. Tùy thuộc vào tính chất công vụ của văn bản và thể loại văn bản mà
người soạn thảo có thể sử dụng các kiểu câu phù hợp. Độ dài của câu cho thấy tính chất
quan trọng của văn bản.
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy, câu được sử dụng trong văn bản hành chính
thuộc lĩnh vực thương mại chủ yếu là câu đơn hai thành phần với trật tự thuận, câu ghép
được tách thành nhiều dòng. Kiểu câu ghép có quan hệ liệt kế, không dùng phụ từ và phó từ
mà dùng dâu phây đê nôi các về câu.
Câu tường thuật được sử dụng chủ yếu trong các văn bản thông báo kết quả của một
hội nghị, hội thảo, cuộc hợp. Câu mệnh lệnh là dạng câu được dùng nhiều nhất Trong các
văn bản quyết định. Xét về mặt cú pháp thì bất cứ một điều khoản quyết định hành chính có
nội dung phức tạp thì cũng chỉ được trình bày trong giới hạn của một câu.
Trong chương 4, Luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu cấu trúc đoạn văn và liên kết
trong văn bản.
71
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN HÀNH
CHÍNH TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
Tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc của VBHCTL VTM phải bắt đầu từ việc tìm hiểu về
cấu trúc của đơn vị cơ bản của văn bản: đoạn văn.
4.1. Đoạn văn
4.1.1. Quan niệm về đoạn văn
Về phương diện lý thuyết, chung quanh khái niệm đoạn văn còn nhiều vấn đề đang
bàn cãi và chưa có được một sự thống nhất ý kiến. Thông thường, mỗi nhà nghiên cứu tự
xác định một nội dung về nó đê nghiên cứu. Chăng hạn như cái dấu hiệu viết hóa lùi đầu
dòng được coi là khá hiển nhiên đối với khá nhiều người, thì lại được đánh giá chẳng qua là
một phương tiện trang sức. Hoặc, có người muốn coi đoạn văn như một loại đơn vị cú pháp
trên câu.
Tên gọi đoạn văn trong tiếng Việt được dùng để chỉ nhiều thứ khúc đoạn khác nhau,
chủ yêu là của ngôn ngữ viết, của văn bản trong nghĩa hẹp của từ này.
"Thông thường nhất trong giờ học văn, đoạn văn được dùng trước hết là để phân
đoạn ý của bài văn đang học (...) Trong trường hợp này có thể gọi mỗi khúc đoạn ý đó là
một đoạn ý" [2, 202].
"Đoạn văn là một phần của văn bản nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng và hoạt động
như một chỉnh thể cú pháp phức hợp, mang nội dung ngữ nghĩa hoàn chỉnh" [44,91].
"Đoạn văn thông thường hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường
lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chấm xuống dòng. Trong cách hiểu này, đoạn văn là
một kết câu - phong cách học.
Về kích thước đoạn văn có thể gồm nhiều câu, hoặc chỉ được làm thành từ một câu
và câu này có thể là câu một từ, hoặc cũng gặp đoạn văn được làm thành từ một "câu"
không ừọn vẹn (chỉ tương đương với một bộ phận nào đó của một câu thường gặp"[2, 203].
Có nhiều quan điểm khác nhau về đoạn văn. Nhưng tựu trung, để định nghĩa về đoạn
văn, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều dựa vào tiêu chí hình thức hoặc nội dung.
Trên cơ sở đó, chúng tôi quan niệm về đoạn văn như sau: Đoạn văn là đơn vị cấu
thành văn bản do một câu hoặc nhiều câu cấu tạo thành. Tuy nhiên, để giữ vai trò là một
72
đoạn văn hoàn chỉnh phải đảm bảo trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, các
câu văn gắn bó với nhau theo một chủ đề, cùng phát triển theo chủ đề chung của văn bản và
liên kết chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức.
Xác định đoạn văn trong văn bản hành chính tiếng Việt thuộc lĩnh vực thương mại,
chúng tôi dựa trên hai tiêu chí quan trọng là: nội dung và hình thức.
Về nội dung: Nếu một câu đã phản ánh đầy đủ một nội dung (chủ đề) độc lập thì câu
đó tạo thành một đoạn. Nếu một nội dung độc lập được phản ánh băng nhiêu câu, môi câu
thể hiện những ý khác nhau nhưng đều nhằm khai triển nội dung đó thì chúng tạo thành một
đoạn văn.
Mỗi đoạn văn trong văn bản hành chính thường gắn với một chủ thể nhất định. Chủ
thể có thể là người, là sự kiện, là hiện tượng và Trong văn bản khi một chủ thể thay đổi thì
nó tương ứng với một đoạn văn. Đây là đặc thù của văn bản hành chính.
Ví dụ:
"(1) Nhằm tăng cường xúc tiến thương mại giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quảng bá sản phẩm thương
hiệu, khai thác thị trường, Sở đã tổ chức Hội chợ triển lãm, giao lưu. Hội chợ đã thu hút 150
doanh nghiệp và 20 tỉnh, thành phố tham gia. Các doanh nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng
và mở được 40 đại lý bán hàng. Doanh thu bán hàng tại hội chợ từ 10 đến 12 tỷ đồng với
khoảng 100 ngàn lượt khách tham quan.
(2) Hoạt động cung cấp thông tin. Để giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin thị
trường, Sở thường xuyên nâng cao chất lượng thông tin cung cấp trên Website, bản tin
thương mại du lịch. Sở đã hoàn tát triên khai thí điểm sàn giao dịch điện tử và hiện đang
báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai hoạt động chính thức".
(trích Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ thương mại -du lịch năm 2007,
số: 02/BC-STMDL)
Từ ví dụ trên, cho thấy mỗi đoạn văn trong văn bản thường tương ứng với một sự
việc hoặc sự kiện. Như vậy mỗi đoạn văn trong văn bản hành chính thường tương ứng với
một đoạn ý.
Đoạn (1) triển khai sự việc: hoạt động xúc tiến thương mại. Đoạn (2) triển khai hoạt
động: cung cấp thông tin thương mại.
73
Về hình thức: Đoạn văn phải đảm bảo hoàn chỉnh về hình thức có sự liên kết chặt chẽ
bằng các phép liên kết. Đoạn văn luôn có cấu trúc nhất định: diễn dịch, quy nạp, móc xích,
song hành hoặc tổng - phân - hợp. Đoạn văn thường có độ dài tùy thuộc vào thể loại văn
bản nhưng thông thường ngắn gọn.
4.1.2. Cấu trúc đoạn văn
"Cấu trúc là những quan hệ hình thức giữa các yếu tố (cụ thể ở đây là các câu trong
đoạn văn) có quan hệ với nhau; nó chỉ có nhiệm vụ giải thích nội dung nghĩa của đoạn văn.
Và việc giải thích các nội dung quan hệ này cũng không lấy mặt nghĩa của các mệnh đề
(của các câu) làm mục đích, mà chỉ dùng nó như phương tiện" [2, 228].
Đoạn văn thường có ba bộ phận cấu thành:
Mở đoạn: là phân giới thiệu đối tượng, ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_13_3601659061_929_1871625.pdf