Khi khảo sát ngữliệu phụchú trên phương diện ngữnghĩa trong các
kiểu phong cách ngôn ngữvăn bản, luận văn nhận thấy phong cách ngôn ngữ
báo chí có sốlượng phụchú cho tham tốnhiều nhất, kểcảtham tốbắt buộc
và tham tốkhông bắt buộc. Thếnhưng, khi phân tích các ngữliệu phụchú có
quan hệvới một yếu tốtrong câu thì các loại ý nghĩa mà phụchú bổsung có
sựphân bốkhác: phụchú có ý nghĩa sựvật chiếmnhiều nhất trong phong
cách ngôn ngữbáo chí, phụchú có ý nghĩa hoạt động, trạng thái, quá trình tập
trung nhiều ởphong cách nghệthuật, phụchú có ý nghĩa tính chất, đặc điểm
chiếm sốlượng nhiều ởphong cách ngôn ngữkhoa học
211 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ra cù
lao cho rồi). [76: 23]
Trong ví dụ (51), phụ chú thể hiện tình thái sự tình đã diễn ra rồi, tình
thái hiện thực, đó là một thực tế là có đọc đến vạn quyển sách mà không có
năng khiếu cũng chẳng viết ra được một câu thơ cảm động lòng người.
Trong ví dụ (52), phụ chú thể hiện tình thái sự tình chỉ mới nằm trong
dự định, “Nga” chỉ muốn nhận chìm xuồng, chứ không thực hiện, đó là tình
thái phi hiện thực.
3.2.2.2 Phần phụ chú biểu thị nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra
của sự tình
Qua khảo sát, số lượng phụ chú tình thái chỉ khả năng chiếm 48 trường
hợp, có tỉ lệ 23% phụ chú biểu thị tình thái của người nói đối với sự việc được
đề cập đến trong câu.
Ví dụ: (53) Riêng chúng tôi thì không cần chị phải yêu thương chăm
sóc, dạy dỗ gì hết. Chúng tôi không hy vọng điều đó (đến con chị còn không
hy vọng gì mà). [76: 186]
(54) Không biết trong bụng, Nguyễn Huy Thiệp có nghĩ thế không
(phần KHÔNG chắc nhiều hơn) nhưng mấy năm trước, hồi viết Huyền thoại
phố phường, trong một đoạn nói tạt ngang men theo suy nghĩ của nhân vật,
anh đã buông một câu lửng lơ về giới văn nghệ như vậy. [74: 179]
Cả ví dụ (53) và (54) đều có phụ chú thể hiện tình thái khả năng và
đều là khả năng không xảy ra của sự tình. Nhưng khác biệt ở chỗ ví dụ (53) là
khả năng khách quan; còn ví dụ (54) là khả năng chủ quan.
3.2.2.3 Phần phụ chú biểu thị nghĩa tình thái đạo lý
Theo sự khảo sát của luận văn, phụ chú biểu thị nghĩa tình thái đạo lý
có số lượng 89 trường hợp, có tỉ lệ 42% phụ chú biểu thị tình thái của người
nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
Ví dụ: (55) Vì ông lấy người yêu duy nhất của Nguyễn Thọ làm vợ
(đáng lẽ phải để dành), rồi sau đó không cho vợ đi dự những cuộc họp mặt,
hội thảo về Nguyễn Thọ (làm vậy không phải là quay lưng với quá khứ sao?)
và cũng vì cách ông dạy thằng Thảo (đáng lẽ phải nâng niu, chiều chuộng).
[76: 77]
(56) Người làm biên tập xử lý bản thảo qua loa cho xong – sách in có
một ngàn bản chứ có nhiều nhặn gì mà phải cẩn thận. [74: 96]
Phụ chú với nghĩa tình thái đạo lý thể hiện những sự việc phải diễn ra
theo đúng lẽ tự nhiên. Trong ví dụ (55), phụ chú đáng lẽ phải để dành và
đáng lẽ phải nâng niu, chiều chuộng là những gì tất yếu, đúng đạo lí. Và
trong (56), phụ chú sách in có một ngàn bản chứ có nhiều nhặn gì mà phải
cẩn thận biểu thị nghĩa tình thái trong thời buổi thị trường, người ta không
bận tâm nhiều đến trách nhiệm cẩn thận trong việc biên tập xử lý bản thảo.
Như vậy, không phải lúc nào 3 tiểu loại phụ chú tình thái của người
nói đối với sự tình cũng rạch ròi; có khi nó đan xen nhiều loại tình thái tạo
thành loại phức hợp (ở đây không bàn đến).
Bảng 3.11: Bảng tổng kết phụ chú biểu thị tình thái của người nói
đối với sự việc được đề cập đến trong câu
Phong cách
nghệ thuật
Phong cách
khoa học
Phong cách
báo chí
Phong cách
chính luận
Văn bản
Phụ chú
Số
lượng
Tỉ
lệ
%
Số
lượng
Tỉ
lệ
%
Số
lượng
Tỉ
lệ
%
Số
lượng
Tỉ
lệ
%
Tình thái hiện thực và
phi hiện thực
53 71 12 16 7 9 3 4
Tình thái khả năng 63 68 4 4 5 5 20 23
Tình thái đạo lý 39 81 2 4 5 10 2 5
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
- Căn cứ vào lí thuyết hành động nói và ngữ liệu điều tra, phụ chú được
xếp vào 20 loại với 4 lớp hành động. Cụ thể là lớp biểu hiện gồm 14 loại:
giải thích, trình bày, miêu tả, bổ sung, minh họa, nhận xét, quả quyết, bình
luận, nhấn mạnh, quy ước, xác nhận, phỏng đoán, đính chính, lưu ý; lớp điều
khiển gồm: chuyển chú, yêu cầu, khuyên; lớp ước kết gồm hành động hứa;
lớp bộc lộ gồm hành động xin lỗi và biểu cảm. Sự phân bố số lượng các hành
động ở các phong cách khác nhau là không giống nhau.
- Phụ chú biểu thị tình thái đối với người nghe và đối với sự tình rất đa
dạng, góp phần quan trọng vào việc xác định ngữ dụng của phát ngôn trong
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Phụ chú tình thái xuất hiện ở tất cả các loại phong cách ngôn ngữ văn
bản nhưng chiếm số lượng nhiều nhất là ở phong cách nghệ thuật. Điều này
dễ dàng lí giải dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
KẾT LUẬN
1. Phụ chú là một thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của
câu. Về chức năng, nó có thể giải thích, minh họa, quy ước, bổ sung, biểu
cảm,… cho đối tượng chú thích để giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn
nội dung của câu hoặc ý định của người viết (người nói).
Những phương diện nghĩa của câu bao gồm nghĩa biểu hiện và nghĩa
tình thái. Trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, có vai nghĩa mang tính bắt
buộc và vai nghĩa không mang tính bắt buộc. Tương tự, tình thái của câu cũng
có thể chia thành 2 dạng: tình thái chủ quan và tình thái khách quan. Thành
phần phụ chú có liên quan chặt chẽ với cả hai nghĩa này.
Mặt khác, dựa vào lí thuyết của hành động ngôn từ, có thể chia hành
động nói thành các lớp. Qua đó, phụ chú cho hành động nói sẽ dựa trên tiền
đề này.
2. Luận văn đã thực hiện trên cơ sở 817 ngữ liệu (với 1097 phụ chú)
được thu thập từ các văn bản thuộc bốn kiểu phong cách: phong cách chính
luận, phong cách báo chí, phong cách khoa học, phong cách nghệ thuật; trong
đó phong cách chính luận có 107 ngữ liệu (với 135 phụ chú), phong cách báo
chí có 240 ngữ liệu (với 381 phụ chú), phong cách khoa học có 240 ngữ liệu
(với 330 phụ chú), phong cách nghệ thuật có 230 ngữ liệu (với 251 phụ chú).
Về ngữ nghĩa biểu hiện, phần phụ chú có thể có quan hệ với các tham
tố hiện diện trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với các mức độ khác nhau.
Bước đầu luận văn đã miêu tả các dạng, các tiểu loại phụ chú.
Đối với mối quan hệ nghĩa với các tham tố, luận văn xác định được
các dạng phụ chú bổ sung và giải thích cho diễn tố và chu tố gồm: điều kiện,
nguyên nhân, thời gian, đặc điểm,… Đối với mối quan hệ nghĩa với sự tình,
luận văn khảo sát phần phụ chú cho 2 loại sự tình (sự tình tĩnh và sự tình
động). Qua đó, chúng tôi xác định sự tương đồng và khác biệt giữa các chức
năng ngữ nghĩa của phụ chú.
Khi khảo sát ngữ liệu phụ chú trên phương diện ngữ nghĩa trong các
kiểu phong cách ngôn ngữ văn bản, luận văn nhận thấy phong cách ngôn ngữ
báo chí có số lượng phụ chú cho tham tố nhiều nhất, kể cả tham tố bắt buộc
và tham tố không bắt buộc. Thế nhưng, khi phân tích các ngữ liệu phụ chú có
quan hệ với một yếu tố trong câu thì các loại ý nghĩa mà phụ chú bổ sung có
sự phân bố khác: phụ chú có ý nghĩa sự vật chiếm nhiều nhất trong phong
cách ngôn ngữ báo chí, phụ chú có ý nghĩa hoạt động, trạng thái, quá trình tập
trung nhiều ở phong cách nghệ thuật, phụ chú có ý nghĩa tính chất, đặc điểm
chiếm số lượng nhiều ở phong cách ngôn ngữ khoa học…
Nhìn chung, những yếu tố được chú thích thường là những yếu tố mang
nghĩa chung chung, chưa rõ vật chiếu hoặc còn chưa rõ nghĩa. Vì thế phần
phụ chú rất đa dạng, có khi làm rõ nghĩa, khi mở rộng nghĩa hoặc thu hẹp
nghĩa của đối tượng chú thích.
3. Qua sự khảo sát và phân tích ở chương ba (đây là chương trọng tâm
của luận văn), chúng tôi rút ra một số điểm sau:
- Phụ chú xét theo hành động ngôn trung được phân bố vào 4 lớp hành
động nói với 20 tiểu loại phụ chú thực hiện hành động nói. Cơ sở để phân
chia là dựa vào đích ngôn trung của các lớp hành động. Theo đó, luận văn tiến
hành khảo sát, phân loại ngữ liệu và có thể nhận xét rằng: Phụ chú thực hiện
hành động nói thuộc lớp biểu hiện có số lượng tiểu loại nhiều nhất, hành động
nói của phụ chú đa dạng nhất, số lượng ngữ liệu phong phú nhất. Đồng thời,
phụ chú thực hiện hành động nói thuộc lớp “biểu hiện” đều có mặt trong văn
bản thuộc các phong cách ngôn ngữ mà luận văn khảo sát. Trong khi đó, phụ
chú thuộc lớp “điều khiển” chỉ tìm thấy ở phong cách khoa học và phong cách
chính luận với số lượng ngữ liệu ít ỏi; cũng như phụ chú thuộc lớp “ước kết”
chỉ tìm thấy ở phong cách khoa học hay phụ chú thuộc lớp “bộc lộ” thì không
tìm thấy ở phong cách báo chí,…
- Một phụ chú có thể thực hiện một hành động nói tường minh bằng
lời hoặc là hành động nói không tường minh bằng lời; phụ chú có thể là hành
động nói trực tiếp hoặc gián tiếp; chúng có thể là phát ngôn ngôn hành tường
minh hay phát ngôn ngôn hành hàm ẩn. Như vậy, theo ngữ liệu điều tra khảo
sát, phát ngôn ngôn hành tường minh được dùng để thực hiện hành động nói
trong phụ chú đều có cấu tạo ngữ pháp khuyết thành phần chủ ngữ; còn phát
ngôn ngôn hành hàm ẩn được dùng để thực hiện hành động nói trong phụ chú
có thể đầy đủ thành phần hoặc khuyết thành phần.
- Một phụ chú có thể thực hiện một hành động nói nhưng cũng có thể
thực hiện hơn một hành động nói (dạng phụ chú trong phụ chú). Đối với
những phụ chú trên một hành động nói thì các hành động nói đó có thể cùng
loại hoặc không cùng loại, có thể cùng một lớp hoặc không cùng một lớp. Mặt
khác, dạng phụ chú trong phụ chú này, nếu số lượng hành động nói càng cao
thì tần số sử dụng càng thấp. Có lẽ vì phụ chú thực hiện càng nhiều hành động
nói thì phụ chú càng phức tạp về ngữ nghĩa. Điều này sẽ làm phân tán lượng
thông tin của phần câu còn lại, gây khó khăn cho người tiếp nhận văn bản.
- Hành động nói của phụ chú có thể là hành động nói của tác giả
nhưng cũng có thể là hành động nói của nhân vật hoạt động trong văn bản. Về
điểm này, có thể thấy trong phong cách nghệ thuật hầu hết là hành động nói
của nhân vật, ngược lại thì các phong cách như khoa học, chính luận, báo chí
có phụ chú thực hiện hành động nói phần nhiều là của tác giả.
- Phụ chú có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình thái của câu,
cả với tình thái chủ quan lẫn tình thái khách quan. Đối với tình thái hướng về
người đối thoại (người nghe), loại này chiếm số lượng nhiều (gần gấp đôi tình
thái hướng về sự việc) bao gồm người nghe là nhân vật trong văn bản và cả
người đọc văn bản. Đồng thời, qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi xác định phụ
chú biểu thị tình thái tập trung chủ yếu trong phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật.
Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn, chúng tôi chưa thể trình bày
những phương diện khác của phụ chú. Điều đó cho thấy tính đa dạng, phong
phú của thành phần phụ chú và gợi mở thêm cho chúng tôi những nghiên cứu
sâu rộng hơn khi có điều kiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nxb Đại học và THCN.
2. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, tập II, Nxb Giáo dục.
3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam-phần câu, Nxb ĐH
Sư Phạm.
4. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
5. Diệp Quang Ban (2008) Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (Theo định hướng
ngữ pháp chức năng), Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng- Từ ghép- Đoản
ngữ, Nxb Đại học và THCN.
7. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc gia.
8. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo
trình ngữ pháp tiếng Việt, tập II, Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
9. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập, tập II, Đại cương Ngữ dụng- Ngữ pháp
văn bản, Nxb Giáo dục.
10. Đỗ Hữu Châu (2006), Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Ngữ dụng học,
Nxb Giáo dục.
11. Đỗ Hữu Châu (1995), Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học, Nxb
Giáo dục.
12. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt
Nam, Đại học Huế.
13. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi
Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
14. Simon C. Dik (Nhóm biên dịch: Nguyễn Vân Phổ, Trần Thủy Vịnh,
Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong) (2005),
Functional Grammar (Ngữ pháp chức năng), Nxb ĐH Quốc gia
TPHCM.
15. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgích – Ngữ nghĩa – Cú pháp, Nxb Đại học
và THCN.
16. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập I, Nxb Giáo dục.
17. Nguyễn Đức Dân (1998), “Biểu thức ngữ vi”, Ngôn ngữ, (2), Tr, 14-22.
18. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học,
Nxb Đại học Sư phạm.
19. Nguyễn Đức Dương , Hoàng Dũng (2001), “Bàn thêm về phần chú thích
trong SGK môn Văn”, Ngôn ngữ & Đời sống (7), tr. 2-6.
20. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội,
21. Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp (2003), “Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ
học”, Ngôn ngữ (7,8), tr 23-27.
22. Ferdinand De Saussure, Cao Xuân Hạo dịch (tái bản 2005), Giáo trình
Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học Xã hội.
23. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết,
(1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
24. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
25. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb
Khoa học Xã hội.
26. Cao Xuân Hạo (1999), Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, Nxb Giáo dục.
27. Nguyễn Văn Hiệp (1991), Các thành phần phụ của câu tiếng Việt (Luận
án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn), Đại học Tổng hợp Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb
Giáo dục.
29. Nguyễn Chí Hoà (2006), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, Nxb ĐH
Quốc gia.
30. M. A. K. Halliday (Hoàng Văn Vân dịch) (2001), Dẫn luận ngữ pháp
chức năng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm (in lần thứ tư, không đề năm
in), Việt Nam văn phạm, tủ sách giáo khoa Tân Việt.
32. John Lyons (Nguyễn Văn Hiệp dịch) (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận,
Nxb Giáo dục.
33. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Vũ Thị Ân (2007), Ngữ nghĩa học, Nxb
Giáo dục.
34. Đào Thanh Lan (2002), Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc Đề -
Thuyết, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Lưu Vân Lăng (1970), “ Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm
ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân”, Ngôn ngữ (3), tr.49-62.
36. Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt, quyển II, Nxb Khoa học Xã hội
Hà Nội.
37. Hồ Lê (1993), Cú pháp tiếng Việt, quyển III, Nxb Khoa học Xã hội
Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Lương (2006), Câu tiếng Việt, Nxb ĐH Sư Phạm.
39. Hoàng Phê (chủ biên) (tái bản 2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
40. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, câu, Nxb Đại học và
THCN.
41. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của
nó, Nxb Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh.
42. Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục.
43. Lê Xuân Thại (1994), Câu chủ - vị tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội
Hà Nội.
44. Nguyễn Kim Thản (1964), “Về việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt”,
Văn học (6), tr. 43-49.
45. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo
dục.
46. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục.
47. Huỳnh Văn Thông (2004), Vị từ tình thái tiếng Việt (đối chiếu với tiếng
Kơho-Mạ), Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
48. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần
câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
49. Ủy Ban KHXH Việt Nam (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
50. Hoàng Văn Vân (2000), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt – mô tả
theo quan điểm chức năng hệ thống, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
51. Đào Thị Vân (2001), “Phần phụ chú được cấu tạo từ số từ trong câu tiếng
Việt”, Ngôn ngữ, (7), tr. 37- 43.
52. Đào Thị Vân (2002), “Bước đầu tìm hiểu về hành động nói của phần phụ
chú trong câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (1), tr 36-40.
53. Đào Thị Vân (2007), “Phần phụ chú trong câu tiếng Việt xét từ phương
diện quan hệ nghĩa với phần văn bản hữu quan”, Ngôn ngữ, (12), tr.1-10.
54. Đào Thị Vân (2009), “Về các kiểu phần phụ chú trong câu tiếng Việt có
quan hệ thời gian với phần văn bản hữu quan”, Ngôn ngữ (6), tr.5-14.
55. Đào Thị Vân (2002), Phần phụ chú trong câu tiếng Việt (Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn), ĐH Sư phạm Hà Nội.
56. Viện Ngôn ngữ học (2003), Những vấn đề Ngôn ngữ học (Hội nghị Khoa
học 2002), Nxb Khoa học Xã hội.
57. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
58. Asher R. E (1994), The Encyclopedia of language and linguistics-
Glossary, V10, Oxford University Press.
59. Austin J. L (1962), How to do things with words, Oxford.
60. Judith Pearsall and Bill Trumble (1996), The Oxford Encyclopedia
English Dictionary, Oxford University Press, USA.
61. R.Quirk, S.Greenbaum, G.Leech, J.Svartvik (1985), A Comprehensive
Grammar of the English Language, Longman.
Tài liệu trực tuyến
62.
63.
64.
Tài liệu trích dẫn
65. Phạm Văn Đồng (1973), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người
nghệ sĩ, Nxb Văn học.
66. Dương Hướng (2004), Bến không chồng, Nxb Hải Phòng.
67. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Ngữ văn lớp 12, tập1, Nxb
Giáo dục.
68. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Ngữ văn lớp 12, tập2, Nxb
Giáo dục.
69. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Ngữ văn lớp 12, tập 1, Sách giáo
viên, Nxb Giáo dục.
70. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Ngữ văn lớp 12, tập2, Sách giáo
viên, Nxb Giáo dục.
71. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn lớp 12
tập 1, Nxb Giáo dục.
72. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn lớp 12
tập 2, Nxb Giáo dục.
73. Mường Mán (2006), Trăng không mùa, Nxb Trẻ.
74. Vương Trí Nhàn (1999), Buồn vui đời viết, Nxb Hội Nhà văn.
75. Nguyễn Như Phong (2003), Chuyên án Z501 (Vụ án Năm Cam và đồng
bọn), Nxb Công an Nhân dân.
76. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ.
PHỤ LỤC 1: PHỤ CHÚ TRONG VĂN BẢN THUỘC PHONG
CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
1. Ông lấy trời đất thần phật, rắn rít và cả kiếp sau (mặc dù ông cũng chưa
biết nó ra sao) ra thề nhưng bà không tin, giận chẳng nhìn, chớ thèm cười
nói. [76: 8]
2. Đã quá chừng đau, khi ông nhìn sâu trong ánh mắt vợ mình thấy không
còn lấp lánh thương yêu, chỉ tối tăm ngờ vực, hoài nghi, và bữa ông đi, bà
đứng giữa nắng trưa, cuốc đất (chỗ đất còn mới tinh ông vừa lên liếp).
[76: 9]
3. Ông đi được vài bước, ông day lại nhìn Diễm Thương (cho chắc là nó
đang đứng đây, và có thiệt trên đời). [76: 10]
4. Ông sẽ đưa nó đi dài xóm, khoe “Con Cải tui về đây nè, bà con coi, nó lớn
quá chừng hen”, trong lòng không giấu được hả hê (vậy mà mấy người nói
tui giết nó). [76: 10]
5. Có lần, ông đậu xe kẹo đầu chợ, thấy người ta làm phim vụ lấn chiếm lòng
lề đường, người hốt thúng mủng, cá rau bỏ chạy, ông sướng rồi lăng xăng
chạy tọt chỗ này ló mặt đằng kia, mấp máy mấy câu “Cải ơi…” (mà vô
phim người ta đã xóa mất tiếng còn đâu). [76: 13]
6. Diễm Thương biết có chạy qua không hay là bận khách, bận cười cợt (mà
lòng não nề) biểu uống với em chút nữa đi anh. [76: 14]
7. Người thành phố ngồi ngấm cái “mấy hồi” của ông già, mừng tủi thấy màu
xanh cây cỏ cù lao đã thẫm trước mắt (mà sau mới biết mình mừng hụt).
[76: 17]
8. Nhân viên y tế nào mới về ngó câu khẩu hiệu ấy cũng cười, cũng thương.
Nhưng rồi nửa khuya ngồi ăn mì gói, nghe cú kêu lẫn tiếng radio khọt khẹt
( để chút âm thanh đấy cho đỡ quạnh), vạch đi vạch lại tờ báo cũ mèm, họ
sực nhớ phải về quê lấy vợ, lấy chồng, sực nhớ vợ mình mới sinh, sực nhớ
tội nghiệp ba má đã già…Và họ từ giã cù lao. [76: 19]
9. Mà trông Văn vẫn buồn, buồn chen giữa hai cái cười, nó tranh thủ cả khi
Văn đưa ly rượu lên môi và để ly không xuống (còn lúc uống thì mặt Văn
nhăn nhúm lại, vẻ buồn không rõ ràng). [76: 20]
10. Hỏi nghĩ sao mà tình nguyện về đất cù lao này, nghe tên Mút Cà Tha bộ
không ớn sao, Văn (lại ) cười… [76: 20]
11. Lúc đấy thì ít nói, thẹn thò nhưng ở lại lâu, dọn dẹp lăng xăng, quét trên
quét dưới, bắc nồi cơm lên bếp, làm cá nấu canh chua trái giác, sung sướng
thấy mình bận rộn giống hệt mấy nhỏ bạn mới lấy chồng (tụi con gái
thường hay điên vậy, tới khi xà quần chồng con thật, lại than số mình cực
như trâu). [76: 22]
12. Ông Tư ngồi trước cửa, giấu sự thắc thỏm (Và một chút lưỡng lự, mình
tạo điều kiện cho hai đứa gần gũi vầy có sao không ta). [76: 22]
13. Bữa nọ Nga đem mang cần xé ổi ra chợ huyện cân cho vựa thì gặp đám
bạn Văn xốc xếch đứng trên bến. Nga cho quá giang về Mút Cà Tha (mà
không hiểu sao trong bụng muốn nhận chìm xuồng cho tụi này bỏ ý định
ra cù lao cho rồi). [76: 23]
14. Xuồng cập bến, Nga xăm xăm đi trước dẫn đường, tong tả xộc vào phòng
sau của trạm xá, cằn nhằn cử nhử, sao anh Văn bày tùm lum như vầy (cho
tụi kia biết, ta đây đã thân thuộc với anh ấy đến mức nào). [76: 23]
15. Bước vô cửa thấy ba bốn người nằm ngủ nghiêng ngủ ngửa, Nga nói
ngay, “Ủa, anh kia chưa về hả, cha, ảnh đâu ta? Em hỏng có đi chung”
(cho anh đừng suy diễn lung tung, rồi hiểu lầm lòng dạ em). [76: 25]
16. Thí dụ như con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao không
ràng buộc được một con người (như đã từng rịt chân ông lại), thì cái bóng
nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến không
có ý nghĩa gì sao? [76: 25]
17. Mai mốt đây hai đứa phải lấy chồng (con gái ở quê nuôi lớn không để lấy
chồng thì để làm gì?), Điềm ước gì mình gặp được một người tử tế, hiền
hậu, có học thức như Thi, lấy được người chồng mà tự mình tìm hiểu, yêu
thương như Huệ. [76: 43]
18. Sáng ra Bà Hai, má Huệ, nói vói với thím Mười Ba: “Làm gì hồi đầu hôm
nầy mấy con chó nhà tôi sủa ong ỏng hoài vậy không biết?”. [76: 43]
19. Một ngày khác thường của tuổi mười hai – tuổi bè bạn, tuổi vui chơi, tôi
lùa mười sáu con vịt – một trong những gia tài của má tôi – ra đồng, mưa
đầm đìa vào ngày mùa. [76: 48]
20. Chị quê Cây Khô, lỡ thời, thương thằng (xin lỗi!) thợ gặt miệt Bình An đổ
xuống. [76: 53]
21. Vậy mà cái thằng đó (xin lỗi!) tệ, làm ít nhậu nhiều. [76: 54]
22. Ông không nói với nó vẫn thường thấy chị ôm cái áo người cũ ngồi khóc,
chị thường hay kho cá bỏ me, ông vốn không ưa (nhưng chắc người ta nào
đó thích). [76: 56]
23. Con vịt thì chạy xà quần rượt cắn đám con nít, ông uống chút gì đó (hoặc
trà, hoặc rượu) lai rai với láng giềng. [76: 56]
24. Mãi mãi chẳng dám nói thật lòng, cho đến cuối đời, tình ấy vẫn bàng bạc,
rập rờn và mỗi khi có dịp (như đi qua chỗ ngồi cũ, con đường cũ, gương
mặt cũ…), ta bỗng thấy nhói ran. [76: 62]
25. Tôi thở dài cái thượt như cũng đang nặng lo cho “nhà mình” (mặc dầu
hơi ngẩn ngơ, mình có vai trò gì trong ngôi nhà xiêu đổ ấy đâu?). [76: 63]
26. Từ đầu tới cuối, Phương nhắc đến tôi chỉ một câu chín chữ, “Út Nhỏ có
qua nhà mình xin giấm không (?!)”, vậy mà anh Tứ Hải vẫn ân cần dặn,
“Ráng chờ thằng Phương nghen , Út nhỏ. [76: 67]
27. Má tôi nói (giọng như là cảnh cáo tôi vậy), thằng Tứ Phương khác thường,
nó trầm tính, sâu sắc, người như vậy thương ai là thương tới chết mới thôi.
[76: 67]
28. Má tôi tức lắm, bảo, “Con Út Nhỏ chắc mắc nợ anh em thằng Tứ Hải. Để
coi, thể nào mầy cũng ế chồng. Mà,- bà ngờ ngợ- con nhỏ ngông này, có
thương thằng Tứ Phương thiệt hôn?”. [76: 68]
29. Hai đứa nhỏ ngẩn người ra, vỗ tay cười, chú út nói sai bét, ba con nói chữ
đó là “Anh hùng náo”, chữ kia là “Bao Thanh Thiên”, còn lưu thiên cổ gì
đó, ba nói là “Tứ tử đăng khoa” (toàn tên mấy tuồng cải lương). [76: 69]
30. Thể thì ngồi lui ra sau chừng năm ba thước như xưa rày vẫn vậy (tôi ngờ
rằng cũng ở vị trí đó, một hôm chị chọn được người trăm năm của mình),
lặng lẽ cười. [76: 69]
31. Hai đứa tôi ngồi đâu đó (chỗ mà ai cũng nhìn thấy) nói chuyện chơi, có
lúc chẳng cần nói gì. [76: 70]
32. Bảy năm trước, lúc ông Mười đem hết thảy bốn chín cái thư của Nguyễn
Thọ gửi dì Thấm đem đốt hết, cũng không ai cản được. Mấy ông viết sử
của tỉnh kêu trời, đồng đội, đồng chí của Nguyễn Thọ cũng kêu trời, phải
chi còn, đem in vô tập những bức thư tình hay nhất (mặc dù chưa ai được
xem Nguyễn Thọ viết ra làm sao). [76: 75]
33. Vì ông lấy người yêu duy nhất của Nguyễn Thọ làm vợ (đáng lẽ phải để
dành), rồi sau đó không cho vợ đi dự những cuộc họp mặt, hội thảo về
Nguyễn Thọ (làm vậy không phải là quay lưng với quá khứ sao?) và cũng
vì cách ông dạy thằng Thảo (đáng lẽ phải nâng niu, chiều chuộng).[76: 77]
34. Trên những tấm hình trắng đen cũ kỹ hiện lên một hình người nằm cạnh
cây súng đã gãy (nghe nói chính anh đập gãy sau khi bắn đến viên đạn
cuối cùng). [76: 81]
35. Thí dụ như lớn lên tôi sẽ làm chủ tịch nước, hay lấy một ông già làm…
chồng. Già như ông ngoại tôi vậy. Lúc nào cũng chậm rãi, cũng hiền hiền,
cũng trầm lặng, cũng tràn đầy bao dung (một ông chồng giống như vậy
đáng mong chờ lắm chớ bộ). [76: 84]
36. Lớn lên tôi nhận ra người già quá…nhăn nheo, không được… đẹp (trong
khi có nhiều thằng con trai hấp dẫn, trắng trẻo thẳng thớm phát mủi lòng).
[76: 84]
37. Ông già Chín nói nghề bán vé số của ông thấy vậy mà có ý nghĩa ghê lắm,
vì đem lại hy vọng cho người ta, vì đem lại sự giàu có cho người ta (nếu
trúng số), ... [76: 85]
38. Mắc yêu thì yêu – ông già cự lại, vẻ mặt sương sướng không giận gì ai –
Bây thì biết gì, tình xưa đó, mà, mình thương người ta mà người ta đâu có
thương mình. [76: 87]
39. Thường Khanh đã già đi (ai mà chẳng vậy) nhưng cái phong thái tao nhã
ung dung vẫn như ngày xưa. [76: 94]
40. Ông Chín đứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH012.pdf