Luận văn Đặc điểm sử thi dân tộc Chăm ở Phú Yên

Với niềm tin Yàng chi phối tất cả, người Chăm - Phú Yên luôn tin rằng trong mọi sựvật đều

có Yàng. Niềm tin đó đã chi phối suy nghĩ, hành động của cộng đồng và do đó, cũng chi phối sử

thi, khiến cho thếgiới sửthi mang đậm nét tính thần kì. Bên cạnh đó, người Chăm - Phú Yên có

một tinh thần đoàn kết cộng đồng cao, mọi quyền lợi, tài sản, nghĩa vụ, mâu thuẫn đều là chung

cho cảcộng đồng. Mâu thuẫn xảy ra là ởcộng đồng với thiên nhiên hoặc với cộng đồng khác. Do

vậy, mối quan hệtrong cộng đồng là sựgắn kết, đồng lòng. Đây là cơsởcho sựhào hùng, hoà

hợp của người với người. Nền tảng lịch sửtrên là cơsởcho tính thần kì và hào hùng của sửthi

Chăm - Phú Yên.

pdf188 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm sử thi dân tộc Chăm ở Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cũng không miêu tả gì thêm về diễn biến hôn nhân của Chi Liêu. Sự miêu tả này cũng lặp lại trong những tác phẩm sử thi khác. Trong “Tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đă”, ở đoạn kết, hôn nhân của Xing Chi Ngã và Hbia Mơ Giang cũng được miêu tả tương tự như vậy qua lời nói của Chi Lơ Mê. Hôn nhân của Xing Chi Ngã chỉ được nhắc tới trong hai câu và cũng nằm trong đoạn kết viên mãn, khi buôn làng sống đầm ấm, kết thúc chiến tranh: Đây là tiếng chiêng vui Tiếng chiêng sum họp người nhà Sum họp người làng Tiếng chiêng ăn đám cưới con ta Xing Chi Ngã cùng Hbia Mơ Giang [54, tr. 464] Hai tác phẩm có miêu tả khá chi tiết về sự gặp gỡ và kết hôn của nhân vật anh hùng là “Tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đă” với hôn nhân của Chi Lơ Kok và Hbia Tà Lúi và “Hbia Tà Lúi Ka Li Pu” trong việc gặp gỡ và lấy vợ của Ka Li Pu. Tuy nhiên, nhân vật anh hùng đều được miêu tả với công thức gặp gỡ, yêu thương và kết hôn, xây dựng một gia đình đầm ấm. Hôn nhân ở đây không phải để tạo nên thanh thế, uy danh cho nhân vật anh hùng. Như vậy, hôn nhân có vai trò làm kết cục sử thi thêm trọn vẹn khi người anh hùng đã giải quyết xong tất cả những vấn đề, những mâu thuẫn, xung đột. Việc kết hôn của nhân vật anh hùng là hành động tự nhiên cần phải có, xuất phát từ tình cảm trong cuộc sống mỗi con người. Trong hôn nhân, người anh hùng đã thể hiện tình cảm lớn lao giành cho gia đình, đức tính chung thuỷ, biết chăm lo, yêu thương vợ con. Điều này khiến chúng tôi nghĩ rằng sử thi Phú Yên có thể đã vượt qua một khoảng cách thời đại của chính nó để tiếp cận với văn minh có lẽ của người Kinh khi xem việc lấy vợ không còn là điều kiện tiên quyết để tạo nên phẩm chất anh hùng như sử thi Tây Nguyên từng thấy trong các đề tài giành vợ. 3.1.4.3. Nhân vật anh hùng trong chiến đấu: Chiến đấu là hành động trung tâm của nhân vật anh hùng. Trong chiến đấu, người anh hùng đã bộc lộ một cách đầy đủ nhất và vẹn toàn nhất tất cả vẻ đẹp về sức mạnh, tính cách, phẩm chất của mình. Đối tượng của những cuộc chiến đấu là những Ptao ở buôn khác vì ham mở rộng lãnh thổ, quyền lực, muốn cướp bóc người dân làm nô lệ, chiếm đoạt vật quý. Bên cạnh đó, chiến đấu còn là chiến đấu với những ác quỷ, những Rắn Yàng, Trăn Yàng, Cọp Yàng, Đại bàng Yàng ác, thuồng luồng ăn thịt người hằng năm. Trong sử thi Chăm - Phú Yên, sự đấu tranh chống lại những tập tục làm hại cuộc sống con người cũng là một dạng chiến đấu mà người anh hùng thực hiện. Người anh hùng đã thực hiện 10 lần chiến đấu chống những thế lực là con người, 7 lần chiến đấu chống lại những kẻ thù là ác quỷ, 2 lần chiến đấu chống lại những hủ tục. Và trong sử thi Chi Bri, Chi Brit, người anh hùng còn lập nên chiến công là vượt thử thách cứu người. Chi Brit đi tìm được thuốc chữa chân cho bà của nàng Mơ Li, Chi Brit tìm được thuốc cứu Hbia Mơ Rum bị dài mũi. Đây cũng là những chiến công mà người anh hùng thực hiện có môtip khá giống như trong truyện cổ tích. Tuy không trực tiếp chiến đấu với những thế lực gây hại, nhưng người anh hùng cũng phải trải qua những khó khăn mà chỉ có người dũng sĩ mới thực hiện được. Chi Brit phải vượt qua trở ngại: hổ, trăn, ác quỷ cản đường thì mới tìm được thuốc đem về. Quy mô của những trận chiến với đối thủ là con người trong sử thi Chăm - Phú Yên không lớn và dài ngày như những sử thi Tây Nguyên khác. Những trận chiến diễn ra nhanh chóng nhưng gay go. Có khi địa bàn kéo dài từ vùng đất này sang vùng đất khác. Những cuộc chiến đấu thường diễn ra ở lãnh thổ của địch. Xing Chi Ngã tìm đến lãnh thổ của Chi Lơ Bú, Chi Blơng đến làng vua Yàng Lửa tìm diệt Vua Yàng Lửa trả thù cho cha, cứu dân làng. Chi Bri đi đánh giặc ở vùng xa, Ka Ta Li đến vùng của vua Đại Bàng cứu cha bị bắt. Những cuộc tấn công của địch đối với cộng đồng xảy ra ở đoạn mở đầu tác phẩm, khi lực lượng kẻ đối địch bất ngờ tấn công buôn làng, tạo nên mâu thuẫn giết, bắt cha hoặc mẹ, bắt dân làng. Lúc bấy giờ thì vai trò của nhân vật anh hùng chưa được phát huy. Những cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù là con người thường được miêu tả như sau: Nhân vật anh hùng tiến đến vùng lãnh thổ của kẻ đối địch → giải phóng cho cha hoặc mẹ cùng dân làng bị bắt → tìm gặp kẻ đối địch → thuyết phục kẻ đối địch không nên đánh nhau mà trở về với cuộc sống bình thường, không hại người nữa → kẻ đối địch tấn công, không nghe theo lời thuyết phục của người anh hùng → người anh hùng cùng cộng đồng chiến đấu chống lại kẻ đối địch và tay chân của kẻ đối địch → chiến thắng kẻ đối địch. Đây là cấu tạo của những trận chiến đấu: Xing Chi Ngã và Chi Lơ Bú, Chi Blơng và Vua Yàng Lửa, Ka Ta Li và Vua Đại bàng. Riêng cuộc chiến đấu của Ma Chi Liêu, Chi Liêu với Quan Ây Khốt diễn ra trên vùng đất của Ptao Ka Long khi Quan Ây Khốt tấn công buôn làng này. Quy mô khá lớn, được mô tả chi tiết là đặc điểm những cuộc chiến đấu này. Còn lại là những cuộc chiến không được mô tả kĩ càng mà chỉ kể một cách khái quát về diễn biến, kết quả qua lời kể khái quát hoặc lời đối thoại của nhân vật. Đó là những cuộc chiến đấu của Chi Bri với Ptao Kreng Kret, Ma Chi Liêu với Quan Ây Khốt (lần 1), Chi Blơng, Chi Tơm với Kjăm Jông. Bên cạnh đó, có những cuộc chiến mà người anh hùng thuyết phục được kẻ đối địch, làm rõ hiểu lầm do vậy cũng không xảy ra giao tranh. Sự thuyết phục của Chi Bri với Ma Mơ Tlông đã khiến Ma Mơ Tlông hiểu ra và từ bỏ dã tâm, Chi Blơng đã làm rõ hiểu lầm với Vua Yàng Nước về việc bắt giữ Hbia Tà Lúi, Chi Lơ Kok giảng hoà Ptao Yàng Ác với dân làng Ptao Êa. Đối tượng ác quỷ trong sử thi Chăm - Phú Yên thường là những con vật hung dữ mà cộng đồng sợ hãi trong cuộc sống như trăn, rắn, cọp, và con vật tưởng tượng như thuồng luồng, ác quỷ. Những con vật này được cộng đồng nhìn nhận như là những Yàng ác. Chính vì vậy, họ gọi chúng là Trăn Yàng, Rắn Yàng, Cọp Yàng, Đại bàng Yàng ác. Có thể thấy rừng đại ngàn đầy rẫy nguy hiểm cũng là một thế lực làm cho cuộc sống con người luôn trong tình trạng bất trắc. Trí tưởng tượng thơ ngây và niềm tin “vạn vật hữu linh” đã tác động và làm cộng đồng nhìn nhận thiên nhiên có những kẻ thù mang sức mạnh không thể chế ngự. Đây là đặc điểm của sử thi cổ sơ, mà Mêlêtinxky đã định nghĩa là: “Những kẻ thù của sử thi cổ sơ thông thường là bọn ác quỷ, lũ khổng lồ, lũ quái vật thần thoại mà trong hình ảnh phônclor nguyên thuỷ, đã phản ánh tính hỗn hợp khái niệm về sức mạnh thiên nhiên và về những kẻ thù lịch sử của bộ tộc”. [65, tr.112-125]. Những cuộc chiến đấu chống kẻ thù là ác quỷ được thể hiện trong cấu tạo cốt truyện như sau: Người anh hùng nghe tin về ác quỷ làm hại người dân, hoặc trên đường đi tình cờ nghe tin về ác quỷ→ đến làng bị ác quỷ nhũng nhiễu hoặc lên đường đi tìm diệt ác quỷ → diễn biến trận chiến: ác quỷ sử dụng phép thần kì, người anh hùng dùng sức mạnh, sự khéo léo hoặc phép thần kì đánh trả → tiêu diệt ác quỷ, cứu được người bị hại. Trong những cuộc chiến lớn với quy mô huy động cộng đồng để chiến đấu với ác quỷ hoặc kẻ thù đã đánh phá, cướp làng, bắt người làng làm nô lệ, người anh hùng luôn chứng tỏ phẩm chất gan dạ, dũng cảm, không sợ nguy hiểm, sẵn sàng chiến đấu cho cộng đồng. Những kẻ thù như Vua Đại bàng, Chi Lơ Bú, Quan Ây Khốt tuy là những kẻ đã được miêu tả với lực lượng hùng mạnh, quyền lực lớn trên lưng đất, đã cướp bóc, bắt người, làm mất đi cuộc sống bình yên của bản làng, nhưng tất cả đều phải khiếp sợ trước bản lĩnh của người anh hùng. Quan Ây Khốt là kẻ mưu mô là vậy, cũng phải ăn không ngon, ngủ không yên, trước uy lực của người anh hùng Chi Liêu: Mới ba bốn ngày nay Bỗng lăn đùng ra ốm đau Không làm sao gượng dậy được Có một thằng Yàng ác quỷ Từ đâu không biết thấy lù lù đứng giữa nhà ngay trước mặt mình Cả nhà hốt hoảng im lặng không ai dám nhúc nhích Nó giơ tay dí ngón vào mắt ta dõng dạc nói: “Ông làm hại cha mẹ ta làm hại Ptao Ka Long Tội ông đáng chết, nhưng thôi” [51, tr.334] Sự thẳng thắn, kiên quyết của người anh hùng đã làm cho kẻ địch phải chùn bước và e ngại. Người anh hùng trước khi giao tranh luôn là người thuyết phục kẻ thù bỏ đánh nhau, phân tích cho kẻ thù biết những sai lầm và hành động ngược ngạo của mình. Xing Chi Ngã đã thuyết phục Chi Lơ Bú về tình cảm kết nghĩa của Chi Lơ Bú với cha mình, thuyết phục để kẻ thù nhận sai và trả lại những gì đã cướp bóc: Ơ bác Chi Lơ Bú Bác đã từng là bạn thân của cha cháu Đã từng đập bò uống rượu Cùng ăn thề làm anh em Nay bác quên hết rồi ……………. Cháu chỉ muốn bác cho cháu dẫn mẹ về Trả lại người làng Bị bắt làm đầy tớ bao nhiêu năm nay Trả lại cồng, chiêng, ché túc, ché tang Trả lại trâu bò, heo gà Mà bác đã mang về đây Làm giàu cho nhà bác và làng bác Ta nói với nhau bằng miệng Ta bàn nhau bằng lời Ta là người có cái lưỡi biết nói Có cái đầu biết nghĩ ra câu hay ý đẹp Để nói với nhau những điều hay lẽ phải [54, tr.412] Nhờ vào những lời thuyết phục đầy tình nghĩa của Chi Bri về việc anh cùng dân làng “không muốn cầm kiếm cầm ná bắn nhau chém nhau”, “làm cho người hiền người khổ chết oan”, “không còn nghe tiếng khóc la của đàn bà con gái bị mất chồng mất cha”, Ma Mơ Tlông đã hàng phục và hiểu ra lẽ phải: Chính bàn tay ông Chi Bri Đánh thức ta bừng sáng mắt Để nhìn thấu tâm can mình Trên lưng đất này Còn có nhiều người tài giỏi hơn Từ nay ta xếp ná xếp tên xin ở lại đất này Cầm cuốc cầm rựa Cuốc đất trỉa lúa Dọn cỏ trồng bắp Để thu dồn máu nóng trong người Mà tưới cho trái tim mềm lại Mà sống với vợ, với con [120, tr.876] Từ mong muốn của Chi Bri : Trả lại cho họ cái con người Có trái tim biết yêu Có cái bụng biết thương [120, tr.875] Tướng giặc đi cướp đất của người Gia Rai đã hiểu ra và chấm dứt cuộc chiến, kết nghĩa anh em. Đây là điều khác biệt trong sử thi Chăm - Phú Yên so với sử thi Tây Nguyên, khi người anh hùng luôn hướng đến việc giảng hoà, để tránh cho buôn làng của cả kẻ địch và của mình không tổn thất, không còn những tiếng khóc than, chỉ còn tiếng hát hơmon hơ ươi khắp buôn. Như vậy, đối với người anh hùng, điều quan trọng nhất trong những cuộc chiến đấu không phải là mang lại uy danh cho bản thân mà là đem lại sự đùm bọc, yêu thương nhau, cùng nhau sống vui vẻ. Điều này là đặc điểm làm cho người anh hùng trong sử thi Chăm - Phú Yên có nét đặc biệt riêng. Trong trận chiến, phẩm chất gan dạ, dũng cảm của người anh hùng luôn bộc lộ rõ. Chỉ với phẩm chất gan dạ, dũng cảm, người anh hùng mới có thể đương đầu với những thế lực mà bấy lâu nay tất cả mọi người dân đều phải cúi đầu tuân phục, sợ hãi, không còn phân biệt được lý lẽ đúng sai. Trước sức mạnh của bọn Vua Đại bàng có quyền phép sai phái được Rắn có phép thuật lớn, trước bọn Trăn Yàng, Cọp Yàng, Thuồng luồng đầy phép thuật, sự gan dạ, dũng cảm ấy là một sức mạnh tinh thần lớn để chiến đấu và chiến thắng. Chi Blơng đã yêu cầu Vua Yàng lửa trả lại những vật đã cướp bóc, trả lại dân làng, và thách thức kẻ địch: Ơ Vua Yàng Lửa! Ông cưỡi ngựa bốn đầu Thả trâu tám sừng mỡ rừng nuôi con Rắn hổ mang chín đầu chín đuôi Tám cánh ra đánh nhau với ta đi [52, tr.175] Trong khi người làng mang nỗi sợ hãi trước sức mạnh của đại bàng ác : Người làng dựng hết tóc như lông nhím Người lạnh như nằm trong nước tháng mười [53, tr.100] Ka Li Pu đã cho mọi người thấy bản lĩnh của mình: không sợ kẻ thù, kẻ mà “lũ làng mình sợ lắm”, “buôn mình đã đập bò đập heo cúng”: Ta không phải người Yàng đâu Ta là người như lũ làng mình thôi Ta thương lũ làng nên ta không sợ chết Quyết giúp lũ làng diệt trừ loài ác quỷ Đem lại yên vui cho lũ làng [53, tr.100] Và nhờ sự dũng cảm, kiên quyết tiêu diệt kẻ thù đó, người anh hùng mới có thể xua tan đi sự sợ hãi cố hữu tồn tại trong cộng đồng để đứng lên tạo nên sức mạnh đoàn kết, chống và giết được kẻ thù. Ka Li Pu đã tập hợp sức mạnh của dân làng để đưa họ ra khỏi nỗi sợ hãi với bọn ác quỷ của Vua Đại bàng và chỉ huy họ chung sức diệt ác quỷ. Nhờ tài thủ lĩnh và sức mạnh Ka Li Pu, dân làng đã vượt qua nỗi sợ hãi về kẻ thù mà họ tin là không thể tiêu diệt được để đoàn kết, đồng lòng. Bên cạnh gan dạ, dũng cảm; sức mạnh cùng sự khéo léo, nhanh nhẹn mà người anh hùng đã thể hiện trong những việc như bắt thú dữ, làm lụng đã là một đặc điểm giúp người anh hùng xử lý tình huống trong lúc quyết định nhất: Chi Liêu dộng cán kiếm vào đá Tay trái rung khiên chân giậm mạnh Vút lao lên chín tầng mây Tay trái phất mạnh khiên Ùm ùm lũ quân Yàng trằn tinh Nối nhau rớt xuống biển [51, tr.380] Trong chiến đấu, vẻ đẹp về sức mạnh của người anh hùng toả sáng. Người anh hùng đã bộc lộ phẩm chất khác người trong những tình huống chiến đấu. Đó là những hành động thần kì và sức mạnh của những vị dũng sĩ trong truyện cổ tích. Nghệ nhân dân gian đã xây dựng người anh hùng theo lý tưởng: cho dù được sinh hạ thần kì hay không thì khi trưởng thành, phần đông họ đều có quyền năng siêu nhiên. Quyền năng ấy khiến cho hành động của họ trở nên đầy uy lực, và họ xứng đáng là người anh hùng trong mắt cộng đồng: Ka Li Pu nhanh hơn sấm chớp Tay phải biến thành cái ná bằng sắt to ………… Ka Li Pu giương cung lẫy cò: phực Mũi tên xé màn đêm lao thẳng phía con đại bàng [53, tr. 103] Chi Bri vươn mình bỗng người cao to Lừng lững như một con thuyền Cưỡi lên đầu sóng con sông to Anh huơ tay phải lên không Có một cái kiếm sáng quắc trong tay Như lửa đốt rẫy tháng năm [120,tr.712] Tuy nhiên, không phải ưu thế lúc nào cũng nghiêng về phía người anh hùng. Kẻ thù là những kẻ luôn có đầy sức mạnh và những người hoặc vật đầy quyền phép hỗ trợ ngang tài ngang sức với người anh hùng. Những kẻ đối địch có nhiều tài phép làm cho cuộc chiến lúc nào cũng quyết liệt. Chiến trận trở nên gay go hơn bao giờ hết. Hầu như một mình người anh hùng phải xoay xở chiến đấu với những kẻ thù đầy phép thuật với những con vật phụ trợ đầy nguy hiểm: Vua Yàng Lửa lao ra Con ngựa vươn bốn cổ dài ngoẵng Như bốn con rắn to Ngựa hí vang núi vang rừng Hai miệng phun lửa sáng rực Như Yàng mặt trời nằm chình ình Trên đỉnh núi phía Tây ném lại Ngọn lửa nóng gắt cuối ngày Chi Blơng dộng cán gươm xuống đất Xoay khiên sang phải tung mình Bay vút lên chín tầng mây Lao mình thẳng vào con ngựa lia gươm chém Đứt hai đầu con ngựa ………….. Vua Yàng Lửa nhảy vút lên cao Đánh nhau với Chi Blơng Khiên đao chạm nhau ầm ầm Như mưa to thác đổ Gươm chém vào nhau chan chat Như người Chil đập sắt rèn dao [52, tr.176] Chiến trận diễn ra đầy quyết liệt giữa Chi Lơ Bú và Xing Chi Ngã: Khiên chạm khiên Dao đụng dao Ầm ầm ào ào Rầm rầm rập rập suốt ngày Suốt đêm làm cho các làng Sôi lên sùng sục Như sấm như sét Như bão to mưa lớn [54,tr.442] Và người anh hùng không phải lúc nào cũng dễ dàng chiến thắng kẻ thù. Họ phải vượt qua những giây phút đầy khó khăn. Chẳng hạn như người anh hùng Xing Chi Ngã trong chiến trận đã bị đánh đuổi bởi anh em Chi Lơ Bú. Điều đó khiến cho cuộc chiến giữa Xing Chi Ngã và Chi Lơ Bú đã diễn ra trên một địa bàn rộng lớn: Hai anh em Chi Lơ Bú quay đánh Xing Chi Ngã từ đất người Chăm Bay sang đất người Ko Ho người Chil, từ đất người Mạ Qua đất người Stiêng người Tring Họ đuổi Xing Chi Ngã quay ra phía Đất người Ka Dong vòng lên đất Người Sđăng từ đất người Mơ Nâm Chạy đến đất người Hrê. Rồi qua Đất người Ktu người Tà Oi Xing Chi Ngã chạy qua Đất Lao và đất Kul Quay về đất Mnông Chạy sang đất Êđê, qua đất người Ba Na [54, tr.421] Người anh hùng cũng sử dụng tài trí bên cạnh sức mạnh và lòng dũng cảm để chiến thắng kẻ thù: Xing Chi Ngã thấy Chi Lơ Bú Cùng Prong Mưng đã thấm mệt Xing Chi Ngã quay lại đuổi Anh em Chi Lơ Bú Xing Chi Ngã đuổi qua đất người Ba Na [54,tr.442] Những cuộc chiến đầy nguy hiểm, vô cùng cam go được miêu tả với những hành động dồn dập đã làm người anh hùng thể hiện tất cả vẻ đẹp toàn diện mà cộng đồng ao ước. Họ vừa tài năng, khoẻ mạnh, dũng cảm, mưu trí vừa biết yêu thương đồng loại, biết đoàn kết sức mạnh cộng đồng, lại biết lúc nào nên trừng phạt hay tha thứ cho kẻ thù. Và kết quả của chiến trận là người anh hùng luôn đánh bại được kẻ đối địch, giành phần thắng. Người anh hùng là người của chiến công, hình tượng nhân vật anh hùng là đại diện cho lý tưởng cộng đồng, luôn hành động vì lợi ích của cộng đồng. Do đó, trong mọi hành động chiến trận, họ luôn chiến thắng. Bên cạnh những cuộc chiến đấu phải sử dụng sức mạnh thể chất, người anh hùng còn dùng sức mạnh lý lẽ để đấu tranh chống lại những hủ tục như đấu tranh chống quan niệm về Ma lai, bệnh hủi, đấu tranh chống sự bất công đã manh mún xuất hiện trong cộng đồng. Nhân vật anh hùng một mình dùng lý lẽ bảo vệ dân làng và kiên quyết chống lại với những kẻ lạm quyền, những quan niệm cũ kĩ làm nhiều người chết oan. Cấu tạo những cuộc chiến này như sau: Người anh hùng trên đường đi ngang các làng → gặp cảnh tượng người làng bị ức hiếp bởi sự nghi kị về hủ tục cũ hoặc quan niệm cũ từ xưa → dùng lý lẽ thuyết phục dân làng, bảo vệ người bị hại, phân chia lại trật tự. Trong sử thi Chăm - Phú Yên, đó là những cuộc đấu tranh giữa Chi Liêu và Ma Mơ Mu trong việc Ma Mơ Mu đã cho Ma Chi Choi mượn một con bò rồi đòi lại một đàn bò 10 con, Chi Liêu với Ma Ka Nuôn khi Ma Ka Nuôn đòi giết nhiều người làng vì nghi kị họ là Ma lai. Trong cuộc chiến chống lại người chủ làng Ma Ka Nuôn, Chi Liêu đã dùng lý lẽ để vạch ra những thủ đoạn của Ma Ka Nuôn, thuyết phục dân làng không nghe theo lời Ma Ka Nuôn là giết người bị nghi là Ma lai, và đưa một người có đủ tài và yêu thương dân làng lên làm trưởng làng: Ông làm người đứng đầu trông coi người làng Không dạy người làm thầy thuốc chữa bệnh Để nhiều người làm nghề gang tay bóp trứng gà tìm Yàng Bắt người nghèo khổ Làm rẫy làm nương cho mình đem giết hết những người dơ dáy xấu xí nghèo khổ nói là Ma lai Nó làm người đứng đầu Không dạy lũ làng Thương yêu giúp đỡ nhau Giết Ma lai nhiều quá [51, tr.258] Với những lý lẽ sắc bén, thuận tình, người già cũng như toàn bộ cộng đồng đã nghe theo lời Chi Liêu, truất bỏ người trưởng làng chỉ biết lợi dụng dân làng, sử dụng quyền lợi cho riêng bản thân để lập nên một trưởng làng mới “biết yêu thương người nghèo khổ”, “cái đầu biết nghĩ sâu”. Sau chiến trận, người anh hùng cũng không màng tới của cải, buôn làng của kẻ đối địch. Họ sẵn sàng nhường cho người khác có tài năng, phẩm chất để làm trưởng làng ấy. Người anh hùng chủ yếu giải thoát cho dân làng bị bắt, thu hồi những của cải mà kẻ địch đã chiếm giữ. Chi Blơng sau trận chiến đầy gay go, quyết liệt với vua Yàng Lửa đã cho biết về hành động sắp tới của mình là đi thăm các nơi và giải thoát cho quân lính Vua Yàng Lửa: Anh phải đưa Hbia Kơ Choa về Đi thăm các làng mà anh đã đi qua Các em cũng cần phải về Làng mình còn giữ hàng trăm ngàn quân tay chân của Vua Yàng Lửa [52, tr. 198] Xing Chi Ngã sau khi tiêu diệt được kẻ đối địch, đã thả dân làng và lập trưởng làng mới cho làng Chi Lơ Bú, đồng thời chia tài sản cho người nghèo khổ: Ta giao cho bà Chơ Boai Mơ Reă Thay ông Chi Lơ Bú làm trưởng làng ………… Xing Chi Ngã lấy lúa bắp Heo, gà, trâu, bò nhà Chi Lơ Bú Chia cho người nghèo người khổ [54, tr. 425,426] Từ những đặc điểm của nhân vật anh hùng, có thể nhận thấy nhân vật anh hùng trong sử thi Chăm - Phú Yên có những nét độc đáo riêng so với nhân vật anh hùng của sử thi Tây Nguyên. Nhìn chung, họ đều là những con người thể hiện khao khát của cộng đồng với tính gan dạ, dũng cảm, tài năng đặc biệt trong vẻ đẹp hình thể đầy khoẻ mạnh. Khác với nhân vật anh hùng sử thi Tây Nguyên, nhân vật anh hùng trong sử thi Chăm - Phú Yên không gây ấn tượng từ lai lịch, xuất thân thần kì, cao quý mà từ những hành động lao động, làm lụng, cứu người, xả thân vì cộng đồng. Mục đích hành động chiến đấu của người anh hùng không phải để làm giàu cho bản thân, tạo uy danh cho buôn làng mà hoàn toàn vì cuộc sống bình yên của cộng đồng. Những nét tâm lý, tính cách được miêu tả cũng cho thấy hình ảnh người anh hùng đầy chiều sâu nội tâm với những khao khát, trăn trở, chiêm nghiệm về tính hướng thiện, ý nghĩa cuộc sống, sự tồn tại con người. Điều đó cho thấy, có lẽ nhân vật anh hùng trong sử thi Chăm - Phú Yên đã có vài đặc điểm vượt qua thời đại sử thi, mang màu sắc của con người anh hùng thời phong kiến. Như vậy, qua hình tượng người anh hùng, nghệ nhân dân gian đã thể hiện một quan niệm nghệ thuật về con người trong thời kì thiết lập trật tự xã hội. Sử thi Chăm - Phú Yên đã xây dựng hình ảnh người anh hùng theo chiều kích lịch sử ấy. Người anh hùng đã mang ước mơ của những con người ở một thời đại cần những phẩm chất anh hùng. Có thể nói nhân vật anh hùng là sản phẩm của một “Cảm hứng anh hùng biểu hiện xu hướng của nghệ sĩ muốn thể hiện cái cao cả của con người làm nên chiến công vì sự nghiệp chung, muốn khẳng định tính cách của con người đó trong ý thức xã hội, khẳng định cái đạo đức sẵn sàng lập chiến công” [99, tr.89] 3.2. Các nhân vật khác: 3.2.1. Nhóm nhân vật đối địch: Nhóm sử thi Chăm - Phú Yên hướng đến việc bảo vệ cộng đồng của người anh hùng. Nhân vật đối địch của người anh hùng hầu hết là những người xâm hại đến cộng đồng, tiêu diệt sự sống của cộng đồng. Họ là những nhân vật phản diện, đối lập lại những gì tiến bộ, tốt đẹp. Nhân vật phản diện luôn đi chiếm đóng, cướp bóc, tàn phá những cộng đồng khác. Những hành động đó của họ đã làm nảy sinh những mâu thuẫn đối với nhân vật anh hùng và cộng đồng của nhân vật anh hùng, là nguyên nhân dẫn đến chiến trận. Nhân vật đối địch được miêu tả tương phản với nhân vật anh hùng về phẩm chất. Họ được miêu tả kĩ lưỡng ở những hành động xấu xa, và qua những lời nhận xét, nỗi sợ hãi của dân làng. Họ tượng trưng cho sự tham lam, ích kỉ, thủ đoạn. Nhóm nhân vật này được xác định ngay từ đầu trong tác phẩm là những người có đầy đủ của cải, đứng đầu một cộng đồng, sức mạnh của họ rất lớn và họ là những người chuyên đi chiếm đất, bắt người, ức hiếp người dân. Vẻ bề ngoài của Chi Lơ Bú được miêu tả có nét khoẻ mạnh của một Ptao hùng dũng nhưng cũng chứa sự xấu xí và hung tợn: Chi Lơ Bú to như bò rừng Chơ Ju Mập như gấu ngựa Chơ Brêng Đầu voi mắt cú mũi bò Môi nhọn như mỏ diều hâu Ngực đỏ như cổ kên kên Mặt phì như mặt heo thiến Tóc dày như lông heo rừng Cứng như lông nhím Dựng đứng như gai trim Rùng rùng đàn ong thế đậu trên tóc Đàn ong bộng đậu lỗ tai, đàn ong ruồi đậu lông mày Hai cánh mũi có bốn con ong vò vẽ [54, tr.125] Hành động của Chi Lơ Bú thể hiện sự thống lĩnh ngang tàng và vô lý: Chi Lơ Bú không cho người các làng Vào rừng săn bắt chim thú Xuống sông bắt cá bắt cua [54, tr.132] Sự tham lam của Chi Lơ Bú cũng được miêu tả qua lời nói của chính Chi Lơ Bú: Ta giàu nhất lưng đất này Ta không để làng nó hơn làng ta Không cho nhà nào giàu hơn ta [54, tr.257] Vẻ bề ngoài của vua Yàng Lửa cũng được miêu tả cùng một cách như vậy. Sự ác độc, dữ tợn được thể hiện qua vẻ bề ngoài với “Trợn mắt đỏ ngầu, Như máu bò đựng trong thau bát”, “Cổ chảy như nây heo thiến, Mặt phì như bị ong đốt, Bụng xệ như bụng heo nái”. Tội ác của những nhân vật phản diện đối với dân làng là rất lớn. Bởi vì họ đã cướp nhà cửa, giết người, bắt người, làm cho cuộc sống của một buôn làng đang yên ấm bỗng nhiên tan nát. Tội ác của Vua Yàng Lửa đã được Ma Chi Blơng vạch rõ: Ơ ông vua miệng rắn độc Bụng cọp dữ Ông giết vợ ta Đốt nhà cướp của Bắt ta làm nô lệ Ngày đeo gông Đêm mang cùm Ông coi ta là thù Nay ông nói gả em gái cho ta Ông đốt làng giết hết người già người trẻ Bắt người khoẻ làm nô lệ [52, tr.38, 39] Bên cạnh đó, thế lực đối địch là những ác quỷ với sức mạnh và tài phép làm người dân phải khiếp sợ, tuân phục. Vua đại bàng là kẻ độc ác: đã gây ra bao nhiêu thảm cảnh cho cuộc sống người dân: điều khiển đội quân ác quỷ khắp nơi để bắt người đẹp, người làm việc để làm nhà mồ cho con vua Đại bàng, xây thành, xây tháp… Những tay sai của Vua Đại bàng đã gây rất nhiều điều ác cho dân làng: thường xuyên xuống bắt dân làng, ăn thịt những cô gái đẹp. Trăn Yàng, Cọp Yàng, Thuồng luồng… là những ác quỷ ăn thịt người, bắt hiến người gây cho cuộc sống người dân bao nhiêu nỗi cơ cực, sống trong nơm nớp lo âu. Bọn ác quỷ này được miêu tả với vẻ bề ngoài đáng sợ, gây ra bao nhiêu nỗi kinh khiếp cho dân làng. Ông Yàng trăn tinh ấy to lắm To hơn con trâu đực người Gia Rai Dài chắc có hai sải tay Có mào to như tai voi Mắt nhỏ như mắt heo thiến Cái miệng rộng như miệng gùi Răng nhọn như răng cá sấu Đầu to hơn ché tang Móp như đầu voi cái Khoẻ như con trâu rừng Đi chậm như rùa núi Ăn nhiều như gùi lủng đít Nó ăn một người con gái Như vảy cá dính răng cá sấu [51, tr.395] Người dân khi nhắc đến ác quỷ, thú dữ là nghĩ ngay đến những thế lực thần bí, với sức mạnh thần kì không thể đánh trả, chỉ còn cách quy phục những đòi hỏi xâm phạm đến cuộc sống của họ. Nỗi sợ hãi tự nhiên đã làm người dân thần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN060.pdf