Luận văn Đặc điểm thơ Yến Lan

Sau ngày đất nước thống nhất. Những nhà thơthuộc thếhệYến Lan bắt đầu bước

vào lứa tuổi "tri thiên mệnh". Có nhiều người đã từng lừng vang trên thi đàn trước cách

mạng, trong kháng chiến, nhưng đến giai đoạn này hầu nhưchẳng còn thấy tăm hơi, họ

dừng lại cảtrên thi đàn lẫn cuộc đời mà nói nhưChếLan Viên " Dữdội lắm, Xuân

Diệu gắng thếcũng chỉ69 thôi" hoặc giảhọcó cốgắng thì chỉcòn lại là những bài văn

vần chứhoàntoàn chẳng thấy hồn thơ. Còn Yến Lan thì sao? Thơông liệu còn níu

được hồn người không? Tập thơ“ Cầm chân hoa” – giải thưởng văn học nghệthuật

Xuân Diệu – Đào Tấn năm 1997 của tỉnh Bình Định là kết quảcủa những tháng ngày

ông tìmlại với thếmạnh của ông, thơtứtuyệt và một giọng tâm tình thủthỉvềmột

việc nào đó trong đời thường, một hình ảnh gây xúc động hay một tâm sựriêng tư.

“Sau 1975 thơca quay vềvới cái tôi trong muôn mặt đời thường, thơtrởvềvới tưduy

“hướng nội”, các nhà thơcó ý thức đào sâu hơn vào bản thểtâmhồn” [25, tr889].

Yến Lan cũng vậy, sau khi hoàn thành trách nhiệm của một công dân đối với đất nước,

trởlại với cuộc sống đời thường ta lại bắt gặp một Yến Lan với cái tôi trữtình đời tư

đằm thắm.

pdf130 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ Yến Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thôn, làng, xóm, bãi. Thiên nhiên trong thơ Yến Lan mở rộng ra mọi vùng đất nước trải dài theo bước chân của người thi sĩ – công dân đến với đèo cao, suối sâu. Đến với cuộc sống của các dân tộc anh em vùng cao, cảm nhận sự đổi thay từng giờ từng phút, đến từng ngóc ngách sâu xa. Núi non tươi sắc, suối rừng róc rách hòa cùng tiếng khèn ai vắt vẻo vượt qua đồi qua núi đến với người thương, đến với bản với nương, đến với người quen, người lạ, níu từng bước chân đang bỡ ngỡ: Đỉnh nối đỉnh dập dồn Sẫm dần theo nắng rớt Cả dãy Hoàng Liên Sơn Núi thay màu từng phút. Gác nhà giao tế cao Dõi chừng về các rẻo Lòng suối rừng xôn xao Tiếng khèn lên vắt vẻo (Sắc màu phong thổ) 2.2.3 Những năm tháng bình yên khi tiếng súng đã im, khi quân thù sạch bóng, Yến Lan trở lại với cuộc sống đời thường và thi nhân lại trải lòng mình ra cùng với người bạn thiên nhiên tri kỷ. Đó là khoảnh khắc trân trọng chờ hoa nở. Sự sung sướng trong tâm hồn khi đón đợi đài hoa từ từ khoe sắc, cảm nhận cái thanh tân, tinh khiết của đóa hoa đang hòa quyện vào cái ban mai trong lành của vũ trụ: Chùm hoa chưa nở ý chờ ai Ong bướm vờn quanh rủ rỉ hoài Hương phấn còn phong đài nhụy kín Màu trinh hòa lạnh cả ban mai (Màu trinh) Là sự gắn bó vẹn tròn với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá thế nên những khoảnh sân, những góc tường tác giả đều dành sự ưu ái của mình cho những khóm hoa, những thân cây cho dù chỉ là mong manh thời khắc hay mùa tiếp mùa trổ bông: Ngấp nghé hiên tây mấy khóm hồng Nhài đơn giậu bắc, lựu tường đông Yêu hoa há để thềm nam trống Đêm mộng mai vàng đến trổ bông (Thềm nhà phía nam) Là người bạn tri âm tri kỷ, là chỗ “tâm tình lúc khó khăn”. Với Yến Lan thiên nhiên là chỗ giao tiếp thân tình, mà nói như Mang Viên Long là: “Yến Lan là một nhà thơ đã đến với thiên nhiên bằng tấm lòng trân trọng, chí thành và hồn nhiên” Thức suốt đêm thu bóng nguyệt tà Bài thơ viết tặng nghĩ không ra Dầu vơi bấc lụn, đèn hiu hắt Gác bút ra vườn hỏi ý hoa (Hỏi ý) 2.3. Hình tượng đất nước Mỗi con người đều mang trong tim hình bóng đất nước của mình. Những tình cảm ấy nó như vô thức ăn sâu trong máu thịt không ai có thể cài đặt hay dứt bỏ. Bình thường người ta có thể không biết đến sự tồn tại của nó, nhưng khi hữu sự mới hay rằng trong tim mình ăm ắp tình đất nước. Với các thi nhân, đất nước có khi trở thành một niềm đam mê, một cảm xúc bất tận khiến họ có thể sáng tác thành những tập thơ lớn lừng danh . Có khi nó chỉ ẩn hiện đâu đó bằng những đường nét phác họa về một con đường, một cánh đồng, một dòng sông, hay một mái chùa rêu phong cổ kính nhưng chất chứa tình cảm của thi nhân với đất nước. Tác giả Hà Minh Đức đã nói rằng: “ Mỗi nhà Thơ mới dường như đều có một quê hương để ca ngợi trong thơ và nhiều người lại có một làng quê cụ thể với nhiều gắn bó yêu thương.” [21, tr.95]. Yến Lan cũng vậy, đất nước cũng là một phần không thiếu trong thơ ông. Tuy nhiên lịch sử dân tộc có những biến cố lớn lao thì trong thơ ông hình tượng về đất nước cũng có sự biến chuyển thú vị. 2.3.1. Từ những tình cảm về Bình Định - về quê hương xứ sở với một thứ tình cảm vô thức của con người với nơi chôn nhau cắt rốn, hay mở rộng hơn chỉ là những cảm xúc về quê hương của bạn bè, nơi mà tác giả có dịp viếng thăm. 2.3.1.1. Trước hết đó chính là những hình ảnh về một vùng quê Bình Định , như bao vùng quê khác của Việt Nam giai đoạn trước cách mạng bởi cái không khí vắng vẻ đìu hiu khiến người đi xa không thể quên: một con đường làng dài thăm thẳm, không một bóng người qua, chỉ có mình với bóng mình song hành cùng nhau, khiến người ta có cái cảm giác cheo leo trống trải và cô độc: Con đàng thì ngút cheo leo Mình đi chỉ bóng cùng theo với mình (Đi trong nắng mới) Một mái chùa ẩn hiện bên bờ sông, tiếng chuông ngân đan cài trong bờ lau, cát trắng, một không gian thoáng rộng nhưng cũng rất cô tịch Chùa bên vẳng lại tiếng chuông ngân Ẩn hiện bờ lau cát trắng ngần (Chơi xuân) Thế nhưng cái để níu lòng người lại với Bình Định qua thơ Yến Lan không chỉ có vậy. Mà một “Bình Định 1935” mới thật sự gây ấn tượng. Năm 1935, hai năm sau cuộc đại khủng hoảng ở các nước tư bản, “tàn phá nền kinh tế ở các nước này, đẩy lùi sản xuất về mức cuối thế kỷ XIX” [36, tr 49], nó tác động nặng nề đến nước Pháp – “ mẫu quốc” của Việt Nam thời ấy. Pháp đã trút gánh nặng ấy xuống các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Hậu quả nặng nề là một nền kinh tế bị vơ vét đến kiệt quệ để bù đắp cho những tổn thất của “mẫu quốc”. Toàn cõi Việt Nam “ nạn đói diễn ra trầm trọng, hàng vạn người phải rời bỏ làng xã. Thợ thủ công phá sản, nhà buôn nhỏ đóng cửa” [36, tr.50] và Bình Định là một trong những vùng như thế. Một Bình Định mà cơ sở công nghiệp không có, việc mua bán bị đình trệ, nông dân không có gạo ăn, mọi sinh hoạt đều nương cậy vào sự giao lưu, tiếp tế của các vùng khác. Thế mà bằng tài năng trác tuyệt của mình Yến Lan đã biến những điều khô khan ấy thành những câu thơ tài hoa: Đây là chốn nương mây và cậy nguyệt. Đàng chờ xe, sông nước ước mong thuyền. (Bình Định 1935) Đời sống kinh tế là sự nương cậy, chờ, mong, cầu ước như thế và vì vậy nên điều tất yếu là đời sống tinh thần cũng trở nên khô kiệt đến nỗi: Tịch dương liễu không biết mình đang biếc. Tương tư trời tương tư, nhạc triền miên. (Bình Định 1935) Thế nên nhìn đi đâu cũng thấy không khí nặng nề bao phủ khắp thành Bình Định với những hình ảnh nhà cửa, thành quách, phố xá ngơ ngẩn, keo kiết, u sầu, cô quạnh, xa xăm…mà mỗi khi nhắc về Bình Định ngày ấy bạn thơ không thể quên được những câu thơ Nhà ngơ ngẩn, những tường vôi keo kiết. Nam - quách sầu, Đông - phố quạnh. Tây - môn xa. (Bình Định 1935) 2.3.1.2. Vượt ra khỏi Bình Định thì quê hương ngày ấy trong thơ Yến Lan cũng chỉ là những vùng quê của bạn bè mà ông có dịp ghé thăm. Đến Nha Trang với Quách Tấn, ngắm những cánh buồm cô đơn “muốn tìm về chân đảo xa, nơi có nhịp sóng dịu êm, mong vợi đi nỗi “sầu của kiếp người” [6, tr.11] mà ông đã gọi thành một cái tên khiến người nghe gật đầu thú vị: Sầu tam giác buồm cô về lặng nghỉ Nhịp hoãn hòa đến vỗ đảo xa khơi (Xa xanh) Đây Thanh Hóa với hòn Trống Mái, người ta có thể xuất thần những vần thơ mà chạm khắc vào đá; “tả nắng chiều trải ra như cánh chim trên khắp các trang viên” [110, tr.6] mà như những cánh chim câu khép lại sau một ngày bay lượn, về lại trang viên, về lại tổ ấm của mình khiến tâm hồn người xa quê có một chút gì đó ấm áp, quên đi bản thân mình Trống xa Mái ngẩn ngơ thơ đá chạm Chiều bồ câu cánh ủ khắp viên trang. (Xa xanh) Nguyễn Bao đã thốt lên rằng “ đó có lẽ là những câu thơ hay nhất và sớm nhất về hòn Trống Mái của Sầm Sơn quê tôi” [6, tr.10]. Những từ ngữ “chiều bồ câu”, “thơ đá chạm”, “ sầu tam giác” là những tìm tòi táo bạo của Yến Lan, là những khóm từ giàu hình tượng mà khó ai có thể nghĩ rằng nó đã ra đời từ hơn sáu mươi năm về trước. Chính từ những từ ngữ, “những câu thơ điêu luyện, tài hoa, những câu thơ có thể xếp vào loại đặc sắc” ấy mà Nguyễn Bao đã khẳng định rằng Yến Lan đã “ góp phần khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới trong buổi đầu” [6, tr.10]. Đến Hà Tiên với Đông Hồ - Mộng Tuyết, ông ngắm biển, trời Hà Tiên một màu xanh thẳm nối liền nhau như một tấm gương, trên đỉnh Tô Châu vầng trăng chênh chếch, soi chiếu vào những hang sâu ẩn hiện ông thốt lên rằng mê cung: Hà Tiên thẳm, mặt gương liền nước thủy Nhòa mê cung trăng chếch đỉnh Tô Châu (Xa xanh) Và còn nữa đó là những Phan Thiết, Sông Cầu, Lăng Cô, Đà Nẵng…những nơi mà ông đã từng ghé chân qua, nhưng sự xa cách bởi “cơm, áo nợ riêng tây”, bởi những khó khăn của cuộc sống mà dù một lần ghé thăm ông cũng không quên được, chỉ lưu lại trong kí ức những hình ảnh thân thương. Xa xanh quá, chẳng đèo cao núi thẳm Phải chăng vì cơm, áo nợ riêng tây Ơi Phan Thiết, Sông Cầu, Lăng Cô, Đà Nẵng Đến một lần chi để mãi không khuây. (Xa xanh) 2.3.2. Vượt qua khỏi những tháng ngày xưa cũ bế tắc, ngột ngạt. Yến Lan đến với mọi miền của Tổ quốc và đất nước trong thơ ông đã thay đổi. Đó không còn là những hình ảnh u ám, buồn bã của Bình Định, cũng không chỉ là những kí ức về những miền quê của bạn bè mà đất nước là tất cả những biến cố thăng trầm, những đau thương mất mát, hay là những chiến thắng oai hùng trên khắp bờ cõi Việt Nam với những tình cảm, ý thức trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh của dân tộc. Bom phạt bừa Uy Nỗ Bom đào càn Cổ Loa Bom cày đường chợ Tó Bom vặt sắt sân ga ……….. Bom chui và bom nhảy Bom cháy, bom phát quang Hơi ép, tre bùng cháy Mảnh chém rụi vườn xoan Với tiếng vợ khóc chồng Tay già ôm xác trẻ (Pháo đài bay vào thành ốc) Đế quốc Mĩ điên cuồng đánh phá miền Bắc. Chúng quyết tâm biến Hà Nội trở lại thời đồ đá. Chúng quyết tàn phá, ngăn chặn hậu phương lớn của chiến trường miền Nam, thế nên chỉ trong mười hai ngày đêm cuối tháng 12 – 1972 chúng đã thả xuống Hà Nội và các thành phố lân cận “một khối lượng bom có sức công phá bằng năm quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Nhật Bản hồi tháng 8 – 1945” [36,tr.286] Đau thương tang tóc diễn ra khắp mọi vùng của Tổ quốc. Mẹ khóc con, vợ khóc chồng. Nhà tan cửa nát. Thế nhưng, đau thương càng chồng chất thì ý chí căm hận càng biến thành sức mạnh chiến đấu. Nhà mất thì ở ngoài đồng, giường gãy kê tạm vào bờ, bát lành không còn thì dùng bát mẻ, con người vẫn tồn tại, vẫn vững vàng ý chí: Giường gãy kê bờ đồng Cơm đơm vào bát mẻ …… Mẹ nằm cùng với con Chết như ngày còn sống Xin nhường bớt ván hòm Cho cửa lều đang dựng (Pháo đài bay vào thành ốc) Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”, Chế Lan Viên làm xúc động lòng người khi dựng lại hình ảnh của “người anh du kích” bằng những câu: Con nhớ anh con người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên ) Biết rằng ra đi là chấp nhận hi sinh, thế nên cái gì tốt nhường lại cho người còn sống. Anh du kích đã nhường lại cho đồng đội của mình tấm áo, cho dù tấm áo ấy đã vá víu nhiều nhưng chắc chắn rằng vẫn hữu ích trong lúc khó khăn chung của đất nước trong cuộc chiến chống quân xâm lược. Cũng vậy, người lính Tây Tiến của Quang Dũng hi sinh, anh “về” với “đất” bằng chính tấm áo xung trận hàng ngày, tấm áo ấy - nói như Chính Hữu là “áo anh rách vai”, nhưng Quang Dũng đã sang trọng hóa bằng cách khoác lên các anh bằng chiếc “ áo bào”, tấm chiến bào của vua chúa ngày xưa xung trận – tấm áo thay cho manh chiếu, bởi chiếc chiếu dành lại cho đồng đội đang còn tiếp tục sương gió xông pha nơi chiến trận: “ Áo bào thay chiếu, anh về đất” . Ở đây, Yến Lan cũng đã đẩy những đau thương lên thành niềm tự hào không nguôi của dân tộc. Mẹ và con đều đã chết bởi bom đạn của kẻ thù. Vậy hãy để mẹ con chúng tôi nằm chung với nhau như ngày còn sống, ván còn lại này hãy để dành cho những túp lều còn đang dựng dang dở. Có dân tộc nào mà nghĩa cử cao thượng như dân tộc ta không ? Có đất nước nào để ta tự hào hơn chăng ? Thế nên những đau thương biến thành khẩu hiệu hành động, đất nước từng ngày biến mất mát thành những chiến công: Tháng bảy này không có cuộc giao ca Một tiếng còi tầm chung cho cả nước Đồng năm tấn đã dàn hàng rập bước Chiếc thứ ba nghìn lộn cổ xuống khu Tư (Tháng bảy này) Cuộc sống chiến đấu từng thể hiện trong bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: “Khói nhà máy cuộn trong sương núi, Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng”. Thì ở đây công nhân, nông dân, chiến sĩ cũng đang thi đua trên từng “trận địa” để góp vào chiến công chung cho Tổ Quốc. Từ quê hương Năm tấn của đồng bằng Bắc Bộ, đến khu bốn, khu năm của miền Trung, và tận Sài Gòn nơi nào cũng tới tấp những tin chiến thắng. Ở nơi này công nhân hối hả vào ca, ở ngoài kia nông dân đã sẵn sàng vào vụ, mặc bom đạn kẻ thù, họ vẫn tay súng tay liềm, tay búa tay đạn vừa sản xuất vừa chiến đấu để hưởng trọn niềm vui khi tin chiếc máy bay thứ ba nghìn của kẻ địch đã lộn cổ xuống khu Bốn. Đây Khe Sanh đã thành mồ chôn giặc Mĩ, kia Sài Gòn đang từng bước bầu lại chính quyền cho vùng giải phóng, đất nước đang tròn vẹn từng ngày: Tin bay về từng phút, những chiến công Cứ điểm Khe Sanh thành mồ giặc Mỹ Ta đang sống những ngày bằng thế kỷ Rạng khắp chân trời, tháng bảy Việt Nam . ……………….. Tháng bảy hành quân sâu khắp trong kia Bà má Sài Gòn gặp con giải phóng Tràng pháo tết nối liền theo tiếng súng Vùng đất tự do bầu lại chính quyền (Tháng bảy này) Huế ơi, cách mạng đã về đây, những đau thương mất mát sẽ không còn nữa. Huế không phải thâm trầm chịu đựng sự dày xéo của kẻ thù lên dấu tích cha ông nữa khi mà thành cổ kia thành trụ súng chiến đấu, từng đồn địch bị xóa sổ khi cách mạng chấp cánh để “Huế bay lên” Gọi vỗ tay reo ngực nở tràn Huế êm đềm, Huế tết Mậu Thân Bỗng lên thành cổ kê nòng súng Hăm tám ngày đêm nổ pháo xuân …………….. Tôi gọi vang lừng mấy tối nay Huế vùng lên, mọc cánh Huế bay Lấp quân thù giữa bùn Mang Cá Đạp quân thù lăn xuống Đèo Mây (Gọi về Huế) Trên hết là những đổi thay trên quê hương Bình Định. Không còn nữa những tháng ngày buồn hiu hắt của cuộc sống tẻ nhạt trước cách mạng. Bình Định của những ngày tháng gian khổ trong kháng chiến. Ruột quặn đau vì sự độc ác của kẻ thù, sự dã man của cuộc chiến đã thúc đẩy Bình Định hành động để giành lấy chiến thắng, giành lấy sự sống cho dù cái giá phải trả không phải là ít: Ruột quặn đau vì thuốc độc Vĩnh Quang Máu rỉ trán vì sân bay Gò Quánh ……………………. Trời Bình Định hồng lên sắc trẻ Xác quân thù, sắt vụn đã vùi chôn Gian khổ nào chỉ riêng chúng con Chiến thắng nào không có phần của mẹ. (Chiến thắng này không riêng chúng con) Biến cố thăng trầm của đất nước được Yến Lan ghi nhận bằng sự rung cảm của trái tim người nghệ sĩ. Đuy Belay đã từng nói rằng: “ Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” thì ở đây, với Yến Lan trong bài phát biểu của mình khi tham gia hội thảo thơ miền Trung [47] ông đã tâm sự với các nhà thơ rằng “ Thơ là người thư kí trung thành của trái tim rung cảm trước thời đại”, thế nên trái tim nghệ sĩ của ông đã rung cảm mãnh liệt theo những dòng sự kiện của đất nước, để quê hương đất nước trong thơ ông khoác lên mình tấm áo mới theo từng thời khắc đổi thay. 2.3.3. Cuộc sống yên bình sau những năm tháng chiến tranh, đất nước trong thơ ông lại trở về với xứ sở, với Bình Định nhỏ bé thân yêu, đó là “sự trở về với ngọn nguồn, ở đấy có thể tiếp sức cho ta về tinh thần và cũng ở đấy có thể chia xẻ với biết bao vui buồn cùng làng quê” [21,tr.95] mà nói như tác giả Lê Văn Phú khi nhận xét về thơ Yến Lan thì đó là “khắc khoải với quê hương, yêu quê hương đến đỗi, đến nỗi cuối đời lại trở về với quê cũ”. [75, tr. 358]. Đó là quê mẹ sau hơn hai mươi năm cách biệt. Chiến tranh đã mang đi gần như tất cả những gì thân thiết. Chồi lim, gốc mít lẫn cùng mái tranh, tất cả đều bị thiêu đốt bởi lửa đạn kẻ thù, chỉ còn đây là những đám tàn tro. Người con xa quê ấy lần bước đi giữa cảnh đổ vỡ, thế mà còn như cảm nhận được phảng phất đâu đây làn hương thời trẻ, thực tại chăng, hay là ký ức đang trỗi dậy thổn thức? Khó trụ vườn xưa để đợi mình Chồi lim, gốc mít lẫn gio tranh Chỉ riêng phảng phất hương thời trẻ Theo bước đè lên đám miểng sành (Về quê mẹ sau giải phóng) Đó là Bến My Lăng ngày cũ. Tiếng gọi đò thảng thốt ngày xưa tưởng như đang còn ngân vọng, tiếng gọi của sự khắc khoải lo lắng, oán trách. Cũng may tiếng mái chèo khua nước đã đánh thức thực tại rằng mình không phải đang cô độc giữa đêm trăng: Thăm quê về lại bến trăng xưa Còn tưởng đêm nay đứng gọi đò Chưa kịp nhớ ra lòng có hẹn Chèo ai cặp bến đã khua vang (Nhớ bến My Lăng ) Và đây, hương vị quê hương nồng đượm, tình quê hương cháy bỏng khiến trọn đời tác giả không muốn rời xa. Than Cù Lâm ấy, cá sông Côn này sự hòa quyện trong món ăn dân dã khiến mùi thơm dậy bến Trường Thi, thế nhưng đó không phải là tất cả. Cái thôi thúc trong lòng tác giả chính là hình bóng người mẹ thân yêu. Người mẹ tảo tần hôm sớm, người mẹ suốt một đời dành tất cả cho con, người mẹ ra đi khi tác giả còn thơ ấu, để bây giờ hình bóng ấy chỉ còn trong ký ức và chẳng ngạc nhiên khi với Yến Lan mẹ và quê hương là một. Than Cù Lâm nướng cá sông Côn Mịt bến Trường Thi vị khói thơm Xưa mẹ nuôi con từng miếng nạc Phần mình xương xẩu cũng khen ngon (Mùi cá nướng) 2.4. Hình tượng con người 2.4.1. Là ông lái đò, là chàng kị mã những con người như bước ra từ huyền thoại. Là chàng và nàng, là em và anh (tôi) với những rung động đầu đời và khổ đau vì tình yêu tan vỡ. Là những con người mờ ảo, nhợt nhạt trong cuộc sống đìu hiu trước cách mạng. Cũng như bao nhà thơ mới thời ấy, Yến Lan cũng viết về đề tài tình yêu. Mà điều đặc biệt là những mối tình dang dở, yêu đơn phương hoặc không môn đăng hộ đối. Xuất hiện trong thơ Yến Lan có thể là hình ảnh của chàng hoặc nàng nào đó trong một câu chuyện tình yêu của buổi đầu rung động. Nàng từ tuổi sánh hoa, Không hay chồng đã hỏi. Chàng liền bữa đi qua, Yêu mà không dám nói. (Đường xưa ) Tuổi yêu đương cũng như bao con tim khác có lẽ nàng cũng yêu, cũng thầm thương trộm nhớ bóng hình chàng mà không hay biết rằng cuộc nhân duyên của đời mình đã được cha mẹ định đoạt, còn chàng thì “yêu mà không dám nói”, vì ngại ngùng chưa dám ngỏ chăng hay vì sự chênh lệch gia thế? Để rồi khi người đến đưa nàng đi thì ngọn cỏ cũng nghẹn sầu vì chàng gọi cố nhân. Cái cổng làng kia như cũng quen mặt khi chàng dừng ngựa trong những lần đi tìm người xưa. Từ nàng xa bãi sậy. Cỏ nghẹn sầu cố nhân. Cổng làng mà quạnh ấy, Ngựa chàng đến mấy lần. (Đường xưa) Có khi con người được nhắc đến trong thơ Yến Lan là một hình ảnh nào đó thật chung chung của một trái tim thiếu nữ đang thổn thức mơ mộng chuyện yêu đương, đang vẽ cho mình một mẫu hình lí tưởng . Đó là một người vừa gặp ban mai, người mà mỗi khi đọc sách nàng thường mơ tưởng, mà người ấy tất phải “ có nhiều duyên” và “có tài”. Chàng, chẳng chàng thì mới phải ai? Là người, rồi gặp một ban mai ; Là người, đọc sách, nàng mơ tưởng Có, có nhiều duyên - có, có tài. (Đọc sách) Nếu không phải vì chuyện yêu đương của chàng và nàng thì con người lại xuất hiện trong tâm sự về tình yêu của một kẻ “làm vườn”, chăm bẵm cho đóa hoa của mình khoe hương sắc để rồi khi người có du khách ghé qua, mang theo hương nhụy đóa hoa quý, kẻ làm vườn chỉ còn lại cánh hoa tàn cho ong bướm lả lơi. Người sẽ về đâu, du khách ơi Mang theo hương thấm của hoa rồi. Để phần cho kẻ trong vườn cũ Những đóa hoa tàn bướm lả lơi. (Vô đề ) Bước ra khỏi những câu chuyện tình yêu, ta lại thấy thấp thoáng con người xuất hiện trong thơ Yến Lan chính là nỗi cảm thương của tác giả đối với một dân tộc –dân tộc Chàm- mà cuộc chiến tranh tang thương đã xóa sổ tất cả: Vì lúc ấy, em ơi, Chinh chiến cướp một người, Chiều nay chim bạch câu Về đậu ở bên lầu. Một ngọn đèn cô quạnh. Hai mái đầu trắng phau. Không lẽ trời thu lạnh. Mà vắng vẻ trước sau! (Vắng vẻ) Không chỉ hình ảnh hai mái đầu bạc cô quạnh bên nhau mà hình ảnh đầu bạc, tiễn đầu xanh cứ lẩn khuất xuất hiện trong thơ Yến Lan, một niềm đau, một niềm thương cảm của thi nhân dành cho những kiếp người xưa cũ: Những người tóc bạc nhìn hương cháy Bên cỗ quan tài sắp trẩy đi. (Những người qua cửa) Trên hết, nhắc đến con người trong thơ Yến Lan, bạn đọc khó có thể quên được hình ảnh của những con người như bước ra từ thế giới huyền thoại, từ trong mộng ảo Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã, Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly. Chàng gọi đò, gọi đò, như hồi hả. Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi. (Bến My Lăng ) Chàng kỵ mã của ngày xưa còn sót lại chăng, hay người của ngày xưa đi lại chốn cũ. Người và trăng như hòa làm một hối hả trên con đường vắng lặng, ta như có thể nghe được tiếng vó ngựa dồn dập của chàng và tiếng gọi đò vang vọng khắp mặt sông. Phải chăng chàng chỉ đi được ở những nơi mà ánh trăng vàng soi rọi, chàng đi trên trăng, đi cùng trăng và khi trăng khuất, chàng cũng sẽ phải biến mất thế nên tiếng gọi đò càng thống thiết hơn bao giờ, hơn bất cứ ai. Tựa như trong truyện cổ tích, cô bé lọ lem chỉ trở thành nàng công chúa xinh đẹp khi chuông đồng hồ chưa điểm mười hai tiếng, vì thế nàng lúc nào cũng hối hả, vội vã, sợ phép màu không còn nữa. Chàng kỵ mã cũng từ thế giới ấy bước ra chăng? Trong thơ Yến Lan không chỉ có hình ảnh chàng kỵ mã như bước ra từ huyền thoại ấy, mà còn có những con người dường như thoát tục, dường như họ là những thiền sư của đời Lí, đời Trần ngày xưa còn sót lại. Gió đẩy bờ lau chạy với lau Níu chàm thu hẹp núp trong sâu Bên cầu trúc đỏ phơi đầu bạc Ông lão quên về, đứng thả câu. (Khi hoa đào nở) Nếu như trong bài Ngư nhàn của Không Lộ thiền sư hai câu thơ: Ngư ông thụy trước vô nhân hoán Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền Dịch thơ: (Ông chài ngủ tít không người gọi Tỉnh dậy thuyền trưa ngập tuyết rơi Theo bản dịch của Tạ Ngọc Liễn ) Ngoại trừ sự vay mượn - tuyết – vốn không phải là có thực phổ biến ở nước ta, còn lại thì cũng vẫn ông chài (trong hệ thống ngư tiều, canh, mục) và tuyết (trong hệ thống phong, hoa, tuyết, nguyệt) vốn là những thi liệu ước lệ trong thơ cũ. Ông chài trong thơ của Không Lộ thiền sư đã quên cái công việc độ nhật sinh nhai (đánh cá), ông “như đang diễn ra một sự thoát xác để tâm linh hòa nhập vào màu xanh vô tận, vô cùng”.[8, tr.67]. Còn trong bài thơ trên của Yến Lan thì ông lão (ông chài ) ở đây như cũng đang rơi vào trạng thái “quên” của các thiền sư ngày ấy. Nghĩa là trong trạng thái quên ấy có “ cùng tồn tại hai dòng thời gian, cái tĩnh tại hằng thường xuất hiện trong cái không ngừng trôi đi” [107, tr.21]. Thật vậy, nếu như tiếng gió xô đẩy bờ lau xào xạc cuốn đi nhắc nhở mọi người về sự hiện diện của thời gian hiện thực đang không ngừng trôi đi, thì sự việc bên cầu trúc đỏ, phơi ra một mái đầu bạc bất động của “ông lão quên về, đứng thả câu”, điều đó cho thấy một sự hòa nhập trọn vẹn giữa tâm hồn ông lão với làn gió, với ngọn lau, cho ta thấy rằng có một thời gian thường tại, không trôi đi, một khoảnh khắc cũng là mãi mãi. Người đọc như thấy ông lão có lẽ không chỉ “quên về” mà dường như ông cũng quên luôn rằng mình đang thả câu, một kiểu câu cá mà chẳng cần được cá, nó cũng thật giống cái tâm thế của Tam Nguyên Yên Đổ ngày xưa ngồi câu cá : “ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, sự buông thả tâm hồn để hòa nhập vào một thế giới hư không, không ai chạm vào được. Cũng như thế, ta lại bắt gặp trạng thái quên của một ông lão trong thi phẩm Bến My Lăng Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách, Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu. Trăng thì đầy, rơi vàng trên mặt sách, Ông lái buồn để gió lén mơn râu. (Bến My Lăng ) Sự buông thả thả tâm hồn trên con thuyền không neo đậu ấy đã dẫn đến phút hóa thân, con người vốn dĩ ham hoạt động (câu cá, chở đò) mà ngay từ những câu thơ đầu tiên này đã trở nên bất động. Giây phút hằng thường ấy, ông lão đã hóa thân hòa nhập cùng vũ trụ. Sự lưu chuyển của thời gian hiện thực dường như trở nên không có thực nữa mà chỉ cái khoảnh khắc hằng thường kia mới là thực tại đích thực. Thế nên, mặc tiếng gọi đò hối hả, như oán như trách, ông lão đã thoát tục, để hồn mình phiêu diêu vào cõi vô định cùng ánh trăng: Mà ông lão say trăng đầu gối sách Để thuyền hồn bơi khỏi Bến My Lăng (Bến My Lăng ) 2.4.2. Là những con người khỏe khoắn, mạnh mẽ trên khắp mọi vùng quê, chiến đấu, lao động trên mọi lĩnh vực góp phần dựng xây đất nước. Trước hết là những anh hùng của dân tộc, từ nhỏ đến lớn, bất kể gái trai, họ đã làm rạng danh đất Việt, họ đi vào trang thơ của Yến Lan nhẹ nhàng, tự nhiên như hơi thở, thay thế cho những con người mờ mờ ảo ảo của những ngày xưa: Khi em Tám biết xả thân làm ngọn đuốc Khi giữa pháp trường cỏ đá cũng trào sôi Anh Trỗi hô : “Hãy nhớ lấy lời tôi” Khi anh Trọng còn hiện hình trong mỗi tràng súng ngắn Khi còn mãi sinh sôi những nụ cười chị Thắng (Sài Gòn của chúng ta) Nhưng anh hùng phải đâu chỉ có vậy bởi: Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra đất nước (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm ) Thế nên, ta bắt gặp hình ảnh cô kỹ sư chăn nuôi, bâng khuâng, quyến luyến trước đàn bò thân thiết khi cô đang trên đường đi nghỉ phép. Đặc điểm ngộ nghĩnh của từng con vật mà ngày ngày cô gắn bó chăm sóc đã choán hết tâm tư, khiến cô dường như quên luôn những gì định làm trong những ngày nghỉ phép, chỉ só sự nôn nao được trở lại công việc thường ngày: Buổi chiều về gặp mặt người thương Cô cố quên câu chuyện trên đường Nhưng với vẻ bâng khuâng không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN026.pdf