Luận văn Đặc điểm tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan

LỜI CẢM ƠN . 1

LỜI CAM ĐOAN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lí do lựa chọn đề tài .5

2. Lịch sử vấn đề .5

3. Đối tượng nghiên cứu .7

4. Mục đích nghiên cứu .7

5. Phương pháp nghiên cứu .7

6. Phạm vi nghiên cứu .8

7. Bố cục luận văn .8

8. Đóng góp của luận văn .9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TIỂU PHẨM VÀ TIỂU PHẨM LÊ

THỊ LIÊN HOAN. 10

1.1. Thể loại tiểu phẩm .10

1.1.1. Một số quan niệm về tiểu phẩm.10

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu phẩm trên thế giới .13

1.1.3. Một số dạng thức cơ bản của tiểu phẩm .15

1.2. Thể loại tiểu phẩm trong nền văn học Việt Nam hiện đại .16

1.2.1. Nguyên nhân ra đời thể loại tiểu phẩm ở Việt Nam.16

1.2.2. Những giai đoạn phát triển của tiểu phẩm Việt Nam .18

1.2.3. Vai trò của tiểu phẩm trong nền văn học và báo chí Việt Nam hiện đại.21

1.3. Tác giả Lê Thị Liên Hoan và tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan .23

1.3.1. Vài nét về tác giả Lê Thị Liên Hoan.23

1.3.2. Tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan trên các báo và tạp chí.25

1.3.3. Một số cách phân loại tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan .27

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG

ĐẠI TRONG TIỂU PHẨM LÊ THỊ LIÊN HOAN . 31

2.1. Đề tài “Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình”.31

2.1.1. Đề tài tình yêu.31

2.1.2. Đề tài hôn nhân .33

2.1.3. Đề tài gia đình.37

2.2. Đề tài kinh tế thị trường và mặt trái của kinh tế thị trường .40

pdf123 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó xuất phát từ tâm lí muốn đổi mới thật nhanh, đi tắt đón đầu một cách tự phát. Trong khi đó, nếu muốn có được một nền văn hóa đặc sắc, điều kiện đầu tiên là không bao giờ để mất đi bản sắc của dân tộc mình, như nhà nghiên cứu I.Kururadi đã cho rằng: Để tìm ra cái ý nghĩa có thể có của “văn hoá” này là so sánh cái đặc thù làm nên văn hoá lịch sử của nền văn hoá này với nền văn hoá khác, chẳng hạn văn hoá Hy Lạp, văn hoá Muslim, văn hoá châu Âu, văn hoá Nhật Bản, v.v.. Khi làm được bước này thì có thể nói “văn hoá” như là “quan niệm của con người và các quan niệm liên quan tới cái có giá trị, thịnh hành trong một thời gian dài hoặc ngắn trong một nhóm người, mà giới hạn của họ có thể được phác hoạ rõ ràng qua quan điểm của họ, và quan điểm đó quy định lối sống của nhóm người này các cách thể hiện lối sống đó. [27; trang 457 – 460] Trong rất tiểu phẩm ở dạng này, Lê Thị Liên Hoan nhấn mạnh đến những giá trị nền tảng của dân tộc ta như tấm lòng hiếu thảo, sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình (tiểu phẩm Bố tôi, Thế là con bước vào nghệ thuật), sự thủy chung (Phỏng vấn hòn Vọng Phu)Đây chính là những giá trị cần gìn giữ dù nền kinh tế thị trường có phát triển đến đâu và tác động đến con người dưới dạng thức nào. Quá đề cao cái mới hay chỉ biết đến những truyền thống xa xưa đều là thái độ cực đoan không nên có. Tác giả mong 49 muốn người đọc tìm được sự dung hòa phù hợp nhất. Nói rộng ra, đó là công việc của rất nhiều người, nhiều thế hệ mới có thể hoàn thành. Tóm lại, ở đề tài hội nhập quốc tế và gìn giữ bản sắc dân tộc, Lê Thị Liên Hoan cũng có nhiều trang viết gây được chú ý. Tuy vậy, tác giả nên tìm tòi những cách thức thể hiện mới mẻ hơn, giảm bớt những câu nghị luận nặng nề, thay vào đó là sự hài hước châm biếm mang tính ẩn dụ để người đọc có thể suy ngẫm sâu xa hơn về những tầng ý nghĩa xuất hiện trong tác phẩm. Có thể xem đó là một hướng đi khả quan, vẫn đảm bảo được đặc điểm và chức năng của tiểu phẩm. Kinh tế thị trường đã mang lại cho Việt Nam một sự thay đổi rõ rệt kể từ sau năm 1986. Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất hàng hóa theo công nghệ dây chuyền, những sản phẩm nước ngoài mang tính toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống hiện nay. Tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan bám khá sát đề tài này đồng thời lột tả được tâm lí của người Việt Nam trước sức mạnh của kinh tế và văn hóa hội nhập. Điều đáng quý là tác giả tiếp cận đề tài này với thái độ khá bình tĩnh, không cường điệu vấn đề cũng không tô hồng thực tế. Đụng chạm đến một vấn đề khá nhạy cảm, tác giả viết tiểu phẩm theo lối viết châm biếm có chọn lọc, chỉ châm biếm vào những vấn đề đáng để viết. Bản chất của kinh tế thị trường là một nền sản xuất hàng hóa với lợi nhuận cao, có cạnh tranh. Tuy đã mở cửa để giao lưu kinh tế - văn hóa với nhiều nước trên thế giới nhưng về cơ bản, tư duy của người Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề cần cần xem xét và sửa đổi. Việc Lê Thị Liên Hoan châm biếm những thói hư tật xấu của con người ngày nay phần nào giúp chúng ta tự cảnh tỉnh chính bản thân mình, bởi khó ai có thể không mắc sai lầm. Những sai lầm ấy được phản ánh vào văn học với cái nhìn đa chiều của tác giả đã phản ánh được nỗ lực của chính bản thân người cầm bút. Sự thật viết ra không phải ai cũng chấp nhận, Lê Thị Liên Hoan thậm chí còn trông đợi những phản hồi trái chiều, bởi chính nó mới tạo được dư luận của sự phản biện. Trong mĩ học, các nhà mĩ học cổ đại rất đề cao sự hài hòa, mềm mại, cân xứng. Nhưng ngày nay, ngoài yêu cái đẹp chuẩn mực, chúng ta cần phải biết tiếp nhận cả những cái xấu của sự nực cười, dị dạng. Bởi khi biết cười vào những hiện tượng nực cười, quái gở đó, con người sẽ hướng đến chân – thiện – mĩ một cách tự giác và hiệu quả nhất. 50 2.3. Đề tài văn hóa – nghệ thuật Hoạt động trong ngành điện ảnh và sân khấu kịch là một lợi thế của Lê Thị Liên Hoan. Mọi biểu hiện về mặt văn hóa đều được Lê Thị Liên Hoan nắm rất rõ, nắm kĩ. Văn hóa – Nghệ thuật cũng chuyển dịch theo nền văn hóa thị trường, nhiều điều phản cảm xảy ra hàng ngày. Với lương tâm một người trong nghề, Lê Thị Liên Hoan đã dám nói thẳng, viết thẳng. 2.3.1. Những giá trị ảo trong nền nghệ thuật Việt Nam hiện nay Có thể nói, trước hết, Lê Thị Liên Hoan nhìn ra nhiều “giá trị ảo” trong những cái người ta tự cho là “nghệ thuật”. Những giá trị này vốn không hề tồn tại, hoặc nếu có, cũng chỉ là một kiểu bắt chước không đầu không cuối, dị hình dị dạng. Tuy vậy, nhiều người đã nhầm tưởng và tâng bốc những thứ phi văn hóa trở thành điểm sáng nghệ thuật. Tất cả mọi lĩnh vực từ âm nhạc, hội họa, điện ảnhđều được đem ra ánh sáng để mọi người cùng được chiêm ngưỡng, thấu hiểu. Là một đạo diễn, một nhà biên kịch, Lê Thị Liên Hoan trước hết quan tâm đến điện ảnh. Ông có khá nhiều tiểu phẩm liên quan đến vấn đề này. Ông phản đối việc làm phim “nghệ thuật vị nghệ thuật” với những triết lí khó hiểu, đánh đố người xem. Ông đưa ra nhận định trong tiểu phẩm Phỏng vấn đạo diễn (phần II): “Điện ảnh phải có người xem. Đó là một chân lí không sao cưỡng nổi” [20; trang 116]. Ở một khía cạnh khác, tác giả lại bàn nhiều đến vấn đề phim lịch sử Việt Nam bắt chước hầu như toàn bộ phim cổ trang Trung Quốc. Khái niệm “phim thuần Việt” được Lê Thị Liên Hoan trăn trở, suy nghĩ. Loạt bài Phỏng vấn con bò (gồm bảy tiểu phẩm) là minh chứng rõ nét cho những suy nghĩ đó: PV: Anh không nên quá khắt khe anh bò ạ! Chắc anh cũng hiểu thế giới hiện nay đang toàn cầu hóa nên sự giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau trong nghệ thuật là điều rất dễ xảy ra. Bò: Chẳng những dễ xảy ra mà tôi nghĩ còn nên khuyến khích nữa là khác. Nhưng có một khoảng cách rất rõ giữa hội nhập và thao túng, cũng như có khoảng cách rất khác biệt giữa tính hiện đại và tính bị lệ thuộc. Ngay cả khi văn hóa nước ngoài có những phẩm chất tốt (và chắc chắn như vậy) thì người nghệ sĩ chân chính vẫn phải tìm ra và xây dựng những giá trị riêng của dân tộc mình chứ không phải chạy theo họ. Tôi hoàn toàn tin chắc về điều này. [20; Phỏng vấn con bò – Kì V; trang 59 – 60] 51 Những giá trị ảo của điện ảnh chưa dừng lại ở đó. Tác giả không đồng tình với những đạo diễn làm phim với mục đích duy nhất là đưa phim đi tham dự liên hoan phim quốc tế: Tôi không tin một nhà sản xuất phim Mỹ, phim Pháp, phim Hàn Quốc, lúc bỏ tiền ra làm phim lại nghĩ đến khán giảViệt Nam. Do đó, các đạo diễn Việt Nam cũng hãy nghĩ ngay đến bà con trong nước, chứ đừng mang ông Tây, ông Mỹ ra lòe thiên hạ. [20; Cuộc trò chuyện giữa một kiến trúc sư và một đạo diễn; trang 171] Lê Thị Liên Hoan cũng tỏ rõ lập trường đứng về phía người xem trong những cuộc tranh luận: Nghệ sĩ đúng hay người xem đúng?: “Tôi rất tiếc, nếu phải chọn giữa nghệ sĩ và người xem, tôi đành chọn người xem, nếu như quyền lợi của họ bị xâm hại, dù sự xâm hại đó nấp sau bất kì danh từ hoa mĩ nào” [20; Cuộc trò chuyện giữa một một luật sư và một đạo diễn; trang 173]. Chính vì có quan niệm không đúng đắn mà nhiều đạo diễn, diễn viên sẵn sàng sống trong cái ảo, mà không biết rằng, chính điều đó càng làm khán giả xa rời của họ. Song song với điện ảnh, nhiều ngành nghệ thuật cũng được tác giả quan tâm. Âm nhạc là một ví dụ điển hình. Tác giả vừa giận vừa thương những ca sĩ trẻ, chỉ vì mục đích mưu sinh mà làm hỏng cả âm nhạc, hát những bài đến chính bản thân ca sĩ cũng không hiểu được. Văn học, trong giai đoạn suy thoái kinh tế như hiện nay cũng đang dần chuyển sang một hình thức mới của sự phát triển. Ngay cả khi hình thức đó tạo ra một khoảng cách không nhỏ đối với người đọc. Để nói về thị trường thơ đương đại, tác giả phác họa bằng một vài miêu tả: Khách tham quan bắt đầu túa ra các ngăn thơ quanh công viên. Nhiều hoạt động vô cùng phong phú, rẻ và lạ mắt. Có ngăn biểu diễn tiết mục xiên thơ, nghĩa là dùng thơ cắm vào các miếng thịt bò rồi nướng xèo xèo trên bếp lửa. Có ngăn trình bày cảnh nấu thơ, nghĩa là bỏ thơ vào nồi đun nhỏ lửa, sau đó bắc ra để nguội gọi là trường ca. Có ngăn lại trưng bày cách chẻ thơ. Một bài thơ ở đây có thể chẻ thành tám bài, đăng trên tám tờ tạp chí khác nhau mà không ai nhận ra. [19; Ngày thơ ở Mỹ; trang 245] Đó là thực trạng của văn học hiện nay, khi sự vụ lợi đang dần chiếm chỗ của niềm đam mê văn học thật sự. Đánh giá những mặt tiêu cực của nghệ thuật đương đại không phải là điều đơn giản. Ngay cả những người lâu năm trong lĩnh vực này vẫn muốn né tránh những vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp này. Bản thân nghệ thuật chân chính không hề có giá trị 52 ảo. Vấn đề nằm ở người nghệ sĩ. Họ đã tạo nên những giá trị không thật, khiến người đọc bị nhầm lẫn giữa nghệ thuật và cái phi nghệ thuật (thậm chí là cái phản nghệ thuật). Những nét “ảo” của nền nghệ thuật hiện nay được Lê Thị Liên Hoan đề cập có thể được tổng kết trong một vài dạng thức sau đây: Người nghệ sĩ quá đề cao nghệ thuật ở khía cạnh vị nghệ thuật, dẫn đến việc sáng tác những tác phẩm khó hiểu, kì bí, đánh đố người xem. Nhiều cuộc thử nghiệm nghệ thuật không thành công vẫn được nhiều người tán dương. Dư luận chưa biết cách sàng lọc thông tin, khả năng tiếp nhận nghệ thuật vẫn còn nhiều hạn chế. Chính điều này làm cho những sáng tác kém chất lượng vẫn có chỗ đứng. 2.3.2. Sự bùng nổ của các cuộc thi và những đợt bình chọn Trong nghệ thuật, không giá trị nào là bất biến. Trải qua hàng trăm năm, những quan niệm về văn hóa, nghệ thuật cũng thay đổi để kịp thích ứng với thời đại, đồng thời, có thể kiến tạo ra những giá trị mới tương ứng với những quá trình phát triển ấy. Trong quá trình hội nhập và phát triển, những giá trị nghệ thuật mới, đứng dưới góc độ mĩ học, nghệ thuật học là một điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, để xây dựng được cái mới trong nghệ thuật là một quá trình không hề đơn giản. Vấn đề cái mới trong nghệ thuật xuất hiện ở tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan tạo được tiếng nói riêng, có tính mục đích và tính xây dựng. Đối với âm nhạc, Lê Thị Liên Hoan nêu lên nhiều hiện tượng không hay trên những sân khấu ca nhạc hiện nay. Chẳng hạn, cô ca sĩ nông thôn được phát hiện từ một cuộc thi đã được làm mới bằng công nghệ đào tạo ca sĩ nửa vời, chạy theo lợi nhuận, phục vụ thị hiếu âm nhạc của một bộ phận những người rất kém về thẩm mĩ nghe nhìn: “Và thế là con bước hẳn vào nghệ thuật. Nếu má và các em có lên Sài Gòn thì cứ tìm chỗ nào buổi tối kẹt xe, có tiếng thình thình và xoảng xoảng là con đang đứng sau cánh gà ở đó”. [19; Thế là con bước vào nghệ thuật; trang 4]. Cũng không thể phủ nhận có những cuộc thi tiếng hát truyền hình quy mô lớn, tuy nhiên hiệu quả mà những chương trình này mang lại không được đánh giá cao: “Quan trọng là ai thi cứ thi, ai chấm cứ chấm, ai xem cứ không tin nổi vào mắt và tai mình. Đấy là thành công lớn lao nhất, là hậu quả không nên phủ nhận và thành tựu không dễ lu mờ” [21; Cuộc thi tiếng hát tàng hình; trang 55]. 53 Tác giả đứng trên góc độ một người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật để nhìn nhận nền âm nhạc nước nhà. Từ nhạc thị trường đến nhạc hàn lâm đều có vần đề cần xem xét, không chỉ trên bề nổi mà ngay cả những vấn đề được phủ lấp bên trong. Âm nhạc, từ xưa đã có một vị thế lớn lao trong quá trình phát triển của văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, với mỗi đất nước, trong mỗi giai đoạn, nền âm nhạc ấy lại biểu hiện những vấn đề không giống nhau, thậm chí gây tranh cãi. Các giải thưởng âm nhạc cũng dần dần được chú ý hơn trước. Tuy vậy, không phải giải thưởng nào cũng phản ánh đúng thực lực của người nghệ sĩ. Lê Thị Liên Hoan đã hài hước hóa những danh mục giải thưởng: Album kim cương được giới in lậu in nhiều nhất [] Album kim cương có thời gian xin giấy phép lâu nhất [] Album kim cương có ban nhạc chơi nhầm nhiều nhất [] Album kim cương có nhiều bài hát giống nhau nhất []” Cứ như thế MC đọc tên hai trăm mười bốn giải thưởng, đến mức có nhiều ca sĩ phải lên sân khấu đến ba lần, có người kiệt sức phải ủy quyền hoặc thuê kẻ khác lên nhận. [21; Album kim cương; trang 97 – 98] Giải thưởng không còn là nơi vinh danh mà trở thành nơi quảng cáo, nơi phô trương là chủ yếu. Người xem không định hình được ban tổ chức dựa trên tiêu chí nào để trao giải hay đó chỉ là sự sắp xếp ngẫu nhiên, nực cười. Tiếng cười bật ra từ tên gọi các giải thưởng, tên ca sĩ, sự trớ trêu của những tình huống dở khóc dở cười mà họ gặp phải. Lê Thị Liên Hoan, trong những tiểu phẩm dạng này, ngoài tiếng cười châm biếm, còn có tiếng cười xót xa, khi nghệ thuật bị lợi dụng cho những mục đích phi nghệ thuật. Đây là một trong những vấn đề nóng được nhiều phương tiện truyền thông phản ánh. Bằng sức mạnh của tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan đưa ra những cách lí giải của riêng mình về sự náo loạn trong thị trường âm nhạc hiện nay. Bên cạnh âm nhạc, những cuộc thi hoa hậu cũng được tác giả nhấn mạnh. Từng được làm giám khảo trong một vài cuộc thi của những người đẹp, Lê Thị Liên Hoan có được cái nhìn của người trong cuộc, khi ông nhận thấy rằng không ít cuộc thi được tổ chức với mục đích trục lợi cá nhân, và không ít hoa hậu, hoa khôi, người đẹp không có đủ phẩm chất cần thiết với danh hiệu mà họ đang nhận. Việc bùng nổ các cuộc thi hoa hậu được nhìn dưới con mắt hài hước, đặc biệt là cách đặt tên cho cuộc thi: 54 Phong trào được nhân rộng ầm ầm, phát triển từ nông thôn ra thành thị. [] Sau “Hoa hậu sinh viên” lập tức có “Hoa hậu hưu trí”, “Hoa hậu giám thị”, “Hoa hậu sắp ra trường chưa có việc làm”. [] Sau “Hoa hậu đồng bằng” là “Hoa hậu vùng nước mặn”, “Hoa hậu đầm lầy”, “Hoa hậu vùng rừng chưa khai phá” []. Tiếp theo “Hoa hậu thành phố” rõ ràng “Hoa hậu vùng đang quy hoạch”, “Hoa hậu vùng sắp đền bù”, “Hoa hậu kẹt xe” cũng rất nên tổ chức [21; Bùng nổ hoa hậu; trang 63 – 64] Nhiều cuộc thi hoa hậu xuất hiện những biểu hiện sai lệch so với những gì khán giả kì vọng. Chủ yếu, Lê Thị Liên Hoan tiếp cận vấn đề này trên quan điểm không ủng hộ. Hoa hậu là đỉnh cao về cái đẹp của người phụ nữ. Khi cái đẹp gặp phải những rào cản, thậm chí, là những dàn xếp, tất yếu sẽ dẫn đến sự phản ứng từ chính dư luận xã hội, mà cụ thể ở đây là trong các tiểu phẩm. Tương tự như vậy, bình chọn vốn là một hành động biểu hiện sự dân chủ trong cách đánh giá. Tuy nhiên, lợi dụng những cuộc bình chọn vô thưởng vô phạt để trục lợi là một trong những mặt trái vẫn đang tồn tại trong nền nghệ thuật nước nhà. Cũng từ những tiểu phẩm lên án nạn thi sắc đẹp tàn lan này mà tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan nhận được nhiều sự đồng cảm từ độc giả. Tâm lí chạy theo số đông vẫn là một kiểu tâm lí nặng nề ở Việt Nam. Ngay cả những cuộc thi, những lần bình chọn mà ý kiến cá nhân được cho phép thể hiện, người ta vẫn quyết định theo đại đa số, mặc dù số đông không phải lúc nào cũng đúng. Chính lối suy nghĩ này đã kéo theo nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, trong đó, những thứ giả hiệu được tôn vinh trong khi những giá trị chân chính lại không có chỗ đứng. Câu chuyện về những cuộc thi vẫn đang được báo chí cập nhật hàng ngày, nhưng với Lê Thị Liên Hoan, ông nhận ra đâu là những cuộc tranh tài thực sự, đâu là trò mua vui đánh lừa thị hiếu khán giả. Sự nhạy cảm nghề nghiệp cộng thêm khả năng sáng tác tiểu phẩm thành thạo đã giúp tác giả phản ánh được thực trạng đáng buồn này qua những trang tiểu phẩm của mình. 2.3.3. Vai trò của người thưởng thức đối với văn hóa – nghệ thuật Khán giả, độc giả là yếu tố không thể thiếu trong quá trình người nghệ sĩ sáng tạo nên các tác phẩm văn hóa – nghệ thuật. Khán giả, độc giả (hay nói chung là người thưởng thức) có những tiêu chí riêng để đánh giá tác phẩm. Họ tạo lập nên những cộng đồng diễn giải, có thể ủng hộ hoặc không ủng hộ một tác giả, một tác phẩm, một trào lưu nào đódựa trên thị 55 hiếu của bản thân mình. Có hai lực lượng thưởng thức nghệ thuật, một là khán giả phổ thông, hai là các nhà phê bình. Trước hết, trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan xuất hiện nhiều tiểu phẩm về lớp khán giả phổ thông. Khán giả chiếm một vai trò khá đặc biệt, nếu không muốn nói là quyết định đến sự thành bại của tác phẩm nghệ thuật nào đó. Nhận thức được tầm quan trọng của khán giả, Lê Thị Liên Hoan đã ngầm nhắc nhở người nghệ sĩ hãy biết hướng đến người xem, đừng cố gắng tạo nên những giá trị xa rời quần chúng. Nhưng một thực trạng đáng buồn là nhiều khán giả đã bị thứ nghệ thuật giả hiệu lừa dối: Muốn tóm được khán giả không nên dùng bẫy chuột, dùng lưới, dùng cách đổ nước mà tốt nhất nên dùng bả, hay nói cách khác là mồi nhử, vì bản chất của họ rất nhẹ dạ cả tin, ham mồi và dễ chết cả dây. Mồi có thể được chế biến bằng nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là cách đặt tên. Chúng ta có thể gọi mồi là: Đại nhạc hội Gầm gừ 98 Một loáng Sài Thành Giai điệu thu Gà rù trong thổn thức” [17; Khéo tay hay làm – Kì I: Thịt khán giả; trang 33] Đặc biệt, ở nhiều sân khấu hài kịch, khán giả không hề biết đó là chương trình kém chất lượng, chỉ nhằm lấy tiền của người xem: Ta đặt bẫy ở các khu vui chơi, các nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp, hội chợ, bên ngoài rắc những thuốc gây mê thông dụng hiệu “tuyển chọn”, “tổng hợp”, “đặc biệt” hoặc “lần đầu tiên và duy nhất”. Khi khán giả đã đông đủ, ta nhẹ nhàng giương bẫy lên, chờ họ vừa nhe răng là nhổ một loạt. [19; Khéo tay hay làm – Kì II: Răng xào hành; trang 269] Trong khi đó, một lớp khán giả khác với nhiệm vụ định hướng thẩm mĩ cho công chúng (đội ngũ các nhà phê bình) lại không chuyên nghiệp như mọi người vẫn nghĩ. Trước hết, họ phê bình nhưng thiếu chính kiến, thiếu chuyên nghiệp, phê bình nửa vời. Để ẩn dụ cho vấn đề này, Lê Thị Liên Hoan đã đưa ra một trận bóng đã giữa đội phê bình và đội sáng tác. Cũng có ý kiến là tuyển chọn cầu thủ theo phong cách viết, nhưng xem ra điều ấy còn phức tạp hơn. Nhiều nhà phê bình viết bài theo phong cách cách đây một trăm năm, nhưng cũng có dăm ba người hành văn trừu tượng như nói về văn hóa trên sao Hỏa, 56 nên cuối cùng, ban huấn luyện đành đưa các cầu thủ viết chung chung vào, cũng coi như đạt yêu cầu. [19; Đội tuyển của các nhà phê bình; trang 251] Một lối phê bình chung chung chính là biểu hiện của việc nhà phê bình không làm tròn trách nhiệm và công việc của mình. Một nền nghệ thuật chỉ có thể thực sự phát triển nếu nó có được những cây bút phê bình sắc bén, có cá tính. Nhìn lại lịch sử phê bình nghệ thuật ở Việt Nam, những nhà phê bình như Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hà Văn Cầu, Trần Văn Khêlà những người để lại dấu ấn sâu đậm đối với nền nghệ thuật dân tộc. Tuy vậy, ngày nay, có không ít những kẻ phê bình giả hiệu, mượn phê bình để che lấp sự phản ứng mang tính cá nhân, hoặc cố tình đưa người đọc vào những vấn đề hàn lâm, khó hiểu. Hai kiểu khán giả trên đây, một bị lợi dụng, một chưa làm đúng với chức năng của mình đã dẫn đến việc nền nghệ thuật Việt Nam hiện nay tuy đã hội nhập với quốc tế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề làm chính những người trong nghề bức xúc. Bên cạnh kiểu phê bình bàng quan còn có cả kiểu phê bình trục lợi. Không cần quan tâm đối tượng được phê bình có những ưu – nhược điểm như thế nào, các nhà phê bình vẫn hết lời ca ngợi và khen tặng tác phẩm. Đỉnh cao của mâu thuẫn trong tam giác tác giả – tác phẩm – độc giả chính là phiên tòa đòi xử tội khán giả do các nhà sáng tác lập ra. Họ kết tội khán giả như sau: “Thích màu sắc, xa lạ với tuyên ngôn, dửng dưng với những lời răn dạy đã trở thành tội lỗi của khán giả một cách có hệ thống”. [19; Phiên tòa xử tội khán giả; trang 232]. Nhưng sau đó, cũng chính họ nhận ra mình không thể sống thiếu khán giả và nghệ thuật sinh ra nhất định cần đến khán giả. Vấn đề người tiếp nhận không phải là vấn đề mới trong nghệ thuật, nó xuất hiện và tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Tuy vậy, chưa bao giờ nghệ thuật đứng trước một nguy cơ lớn như hiện nay. Nguy cơ ấy được tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan cảnh báo. Đó chính là sự khủng hoảng trong tiếp nhận. Khán giả hoang mang với chính bản thân mình. Họ thiếu những trải nghiệm cần có của một khán giả thực thụ. Tiếng cười bật ra một phần cảnh tỉnh khán giả, nhắc nhở họ đừng nên quá dễ dãi với những gì mình nghe – xem - thấy; bởi sự dễ dãi đó sẽ tiếp tay cho những kẻ cơ hội làm lợi trên nghệ thuật phi nhân văn. Đồng thời, những tiểu phẩm trên cũng khuyên các nhà phê bình hãy làm đúng với những gì xã hội đã phân công, không nên góp phần làm trì trệ nền nghệ thuật nước nhà. 57 Đây là những vấn đề không hề nhỏ. Cho nên, sự nhắc nhở đôi khi cần kiên quyết hơn, trực diện hơn. Đứng trên bình diện nào đi chăng nữa, tác giả cũng ý thức được vai trò của mỗi khán giả đối với nghệ thuật. Đó là phẩm chất đáng quý mà không phải người cầm bút nào cũng ý thức được. Văn hóa nghệ thuật là mảng đề tài sở trường của Lê Thị Liên Hoan. Với kinh nghiệm và cách nhìn nhận của một người trong nghề, tác giả đã xoáy sâu vào nhiều hiện tượng có thật và gây bức xúc hiện nay. Bằng tiếng cười của tiểu phẩm, nhiều câu chuyện, nhiều lát cắt trong nghệ thuật được kể lại với hiệu ứng thẩm mĩ cao, tạo được sự đồng cảm với người đọc. Với loạt tiểu phẩm này, trước hết tác giả bày tỏ thái độ của bản thân với chính nghề nghiệp và môi trường làm việc của mình. Sự châm biếm đó có thể xem là một kiểu tự trào với giọng điệu chua chát, cay đắng, có phần mỉa mai. Đây có thể xem là sự dũng cảm của người cầm bút khi dám nhìn thẳng và nói thật, không né tránh. Tiếng cười bật ra từ những tiểu phẩm trong đề tài văn hóa – nghệ thuật thường là tiếng cười mang tính chiêm nghiệm, đúc kết. Không chỉ dựa trên những tình huống đơn lẻ, nhất thời; Lê Thị Liên Hoan đã nhận ra quy luật phát triển của văn hóa nghệ thuật và nhấn mạnh tính sáng tạo, tính dân tộc, tính trung thực vẫn là một trong những yếu tố quyết định mang lại sự thành công cho tác giả cũng như tác phẩm. Tuy vậy, mảng đề tài này cũng để lộ một nhược điểm của Lê Thị Liên Hoan, đó chính là những nhận xét quá gay gắt và mang nặng tính chủ quan trong các tiểu phẩm thuộc loạt bài Phỏng vấn con bò. Sự lặp lại cứng nhắc về cách thức thể hiện và vấn đề được trình bày đã phần nào làm giảm đi giá trị của câu chuyện được phản ánh. Sự quan tâm đặc biệt của Lê Thị Liên Hoan dành cho điện ảnh là điều dễ hiểu khi ông là một đạo diễn, một nhà biên kịch. Nhưng chùm tiểu phẩm dài hơi dủng bảy tiểu phẩm để bàn cùng một vấn đề tương tự nhau sẽ gây cảm giác nhàm chán cho người đọc. Với hơn năm mươi tiểu phẩm về văn hóa nghệ thuật, chiếm một phần chín số lượng tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan tính đến thời điểm hiện nay, văn hóa – nghệ thuật chắc chắn sẽ còn là đề tài được tác giả tiếp tục khai thác trên những bình diện mới mẻ hơn, sinh động hơn. Thời kì mở cửa chứng kiến bước phát triển mạnh mẽ của đất nước trên nhiều lĩnh vực, nhưng cũng không thể phủ nhận những hệ lụy mà nó mang lại, đặc biệt là trong mảng văn hóa – nghệ thuật. Sự phát triển của văn hóa – nghệ thuật, xét đến cùng, không thể thiếu được đội ngũ những nhà phê bình cũng như những người nhận ra điểm chưa khả thủ của nó. 58 Tiếng nói của tiểu phẩm là tiếng nói cần thiết và kịp thời góp phần đưa văn hóa nghệ thuật trở về đúng với tinh thần chân – thiện – mỹ vốn là chức năng cơ bản của nghệ thuật chân chính từ trước đến nay. Lê Thị Liên Hoan đã ít nhiều góp được tiếng nói của mình vào quá trình ấy. Tóm lại, qua phần tìm hiểu trên, chúng ta có thể hình dung ra được nhiều đề tài phong phú trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan. Muôn mặt của đời sống hiện đại được phản ánh thông qua những câu chuyện hài hước, trào phúng. Từ chuyện giá cả hàng ngày, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, nạn dạy thêm học thêm tràn lan đến những vấn đề như chảy máu chất xám, tệ quan liêu tham nhũng, chạy đua bằng cấpđều trở nên sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Đi sâu vào những tình huống thường nhật của con người hiện đại với nhiều trăn trở, nghĩ suy; Lê Thị Liên Hoan mang đến cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Ở đó, người đọc có thể đồng cảm với những con người cần nhiều sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng (như trong các tiểu phẩm Phỏng vấn một cô con riêng, Cô bé bán diêm, Phỏng vấn một anh hề) vừa lên án những cá nhân làm tổn hại đến sự phát triển chung của xã hội (như trong các tiểu phẩm Những danh xưng vĩ đại, Kẻ hi sinh, Vụ án CG). Tất cả đều nhằm mục đích đưa đời sống vào trang viết, và ngược lại, đưa những trang viết ấy quay lại soi chiếu vào cuộc sống. Những chủ đề Lê Thị Liên Hoan quan tâm đồng thời cũng nhận được sự phản hồi tích cực từ độc giả. Câu chuyện gần mà xa, quen mà lạ, có thể bắt gặp đâu đó ngoài đời thường cũng có thể chỉ có trong tưởng tượng; nhưng chính sự phong phú về mặt nội dung của những câu chuyện ấy mang lại những tiểu phẩm thiết thực với nhiều người đọc. Cái duyên mà ngòi bút Lê Thị Liên Hoan có được là việc biết làm mới những chủ đề vốn đã quen thuộc thông qua cách xây dựng tình huống, ngôn ngữ v.v.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_29_1395140531_8905_1871487.pdf
Tài liệu liên quan