MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
1.Lý do chọn đề tài.6
2. Lịch sử vấn đề .7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.12
4. Phương pháp nghiên cứu.12
5. Mục đích của luận văn .13
6. Cấu trúc luận văn .13
NỘI DUNG .14
Chƣơng 1. SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ TRONG SỰ VẬN ĐỘNG
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .14
1.1.Khái quát chung về tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.14
1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết.14
1.1.2 Tiểu thuyết Việt Nam đương đại.14
1.2. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam
đƣơng đại .21
1.2.1. Con người và sự nghiệp .21
1.2.2. Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú.23
Chƣơng 2. CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN ĐÌNH TÚ .29
2.1.Những mảng sáng trong cuộc sống đời thƣờng.29
2.1.1. Vẻ đẹp tình người.30
2.1.2. Khẳng định quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người .35
2.1.3. Sex- khát vọng tình yêu mãnh liệt .41
2.1.4. Tôn giáo- điểm tựa tinh thần trong đời sống con người .50
2.1.5. Truy tìm nguyên nhân sa ngã phía sau bản án .57
2.2. Những góc khuất của cuộc sống đời thƣờng.66
2.2.1. Nền kinh tế thị trường và sự xuống cấp của giá trị đạo đức. .67
2.2.2.Thế hệ trẻ và nỗi hoang mang trong việc xác lập bảng giá trị .745
2.2.3.Sự hoành hành của thế giới tội phạm.80
2.2.4.Sự tha hóa của nhu cầu bản năng, dục vọng .88
2.2.5.Sự lụi tàn niềm tin vào cuộc sống .91
Chương 3. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
ĐÌNH TÚ.96
3.1. Nghệ thuật kết cấu .96
3.1.1.Kết cấu song song .97
3.1.2.Kết cấu đa tuyến.100
3.1.3.Kết cấu dòng ý thức .102
3.2.Các kiểu tổ chức cốt truyện.105
3.2.1.Tổ chức cốt truyện phân mảnh.106
3.2.2. Tổ chức cốt truyện: truyện lồng trong truyện .109
3.3. Điểm nhìn trần thuật .112
3.3.1. Điểm nhìn theo không- thời gian .113
3.3.2. Điểm nhìn nhân vật .115
135 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc lứa đôi bằng một đám cưới xa hoa, và cũng cô đơn tột cùng trong kiếp
góa bụa không con cái bên mình. Xét về khía cạnh là một nhân tố làm nên sức hấp
dẫn của độc giả của Phiên bản, sự khắc họa thành công thân phận của Diệu hẳn là
điều quan trọng nhất. Rõ ràng đây là câu chuyện kể về những kẻ tàn ác, bạo ngược
côn đồ nhưng ở một góc khuất nào đó, những kẻ ấy vẫn mang trong mình dòng
máu con người. Hương “ga” cũng như đàn em của thị vẫn có thể nhận được sự chia
sẻ, cảm thông từ độc giả bởi những tình cảm mà họ dành cho nhau, dành cho người
thân hay sự liều lĩnh sẵn sàng cứu giúp nhau trong cơn hoạn nạnchính là những
giá trị còn sót lại của những phần hồn đã mất.
Đọc Phiên bản của Nguyễn Đình Tú, rất nhiều người đọc liên tưởng tới Bỉ
vỏ của nhà văn Nguyên Hồng. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi không chỉ giống
nhau về đề tài, bối cảnh, nhân vật Tám Bính của nhà văn Nguyễn còn đi sâu vào
mạch truyện của Phiên bản trong những câu chuyện của người bà. Có thể thấy
rằng, Nguyễn Đình Tú đã đặt nhân vật vào đúng từ trường nghệ thuật của Bỉ vỏ để
từ đó phát triển nhân vật theo hướng của mình. Sự sa ngã của Tám Bính trong Bỉ vỏ
được lý giải là do xã hội cũ xô đẩy còn Hương “ga” của Nguyễn Đình Tú lại là
hình ảnh của một nữ quái giang hồ thời đại mới. Đây là một sự phát triển có chủ
đích của nhà văn bởi lẽ “Hải Phòng còn rất nhiều Tám Bính” (Nguyên Hồng) song
đồng thời, qua sự tiếp nối này, Nguyễn Đình Tú vẫn muốn cất lên tiếng nói bênh
vực, chiêu tuyết cho những con người lầm đường lạc lối, bị vứt ra ngoài rìa xã hội.
Đi vào ma trận thế giới Kín, lắp ghép những hồi cố loang chảy của các nhân
vật, người đọc sẽ xâu chuỗi được “ăm ắp những thân phận khổ đau, chìm nổi, bi
thương, bất hạnh” [44, tr. 139].
66
Đọc Kín người ta không khỏi giật mình xót xa cho một thế hệ trẻ hoang
hoải, cô đơn đến hoài nghi và tuyệt vọng. “Kín bật lên những nỗi người, với bao
bấp bênh bất trắc khôn lường của cõi người, những sinh phận bất định, những ước
mơ không thỏa mãn, những khát vọng còn chưa có tên gọi đòi hỏi phải vượt thoát
khỏi vòng kiềm tỏa và thao túng của ý thức duy lợi, phá bỏ mọi hợp lý, không thể
lên dự án, bất khả lập trình” [56, tr.20]Song dù là những đứa trẻ bị “ném đá
ngoài xã hội” như vậy, nhưng những nhân vật trong Kín vẫn làm bạn đọc thấy ấm
lòng bởi cách hành xử, yêu thương, đoàn kết nhau từ khi nhỏ cho tới lúc trưởng
thành, đúng như nhà văn Nguyễn Bình Phương đã từng nhận xét : “Gấp cuốn sách
lại, nhận thấy chỉ có tình thương là không bị chối từ bởi tình thương vốn rất hiếm
hoi trong thời nay” [44, tr.435].
Như vậy, vấn đề thân phận con người đã được Nguyễn Đình Tú khắc họa
khá chân thực và rõ nét ở việc bênh vực, cảm thông cho số phận của các nhân vật
của thế giới tội phạm và đi vào lý giải các nguyên nhân dẫn họ đến con đường tội
lỗi. Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú ta luôn thấy được một sự ấm lòng bởi ở
phía sau mỗi bản án đó chính là chút ánh sáng le lói của lương tri mà Nguyễn Đình
Tú đã điểm thêm vào số phận của những nhân vật đầy tăm tối. Có hiểu được điều
này, ta mới thấy hết được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả đã thể hiện
thông qua những nhân vật của mình.
2.2. Những góc khuất của cuộc sống đời thƣờng
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, chất nhân văn, tình đồng loại, tình người
vẫn luôn là nguồn mạch giàu cảm xúc mang tính ngợi ca của những người dám “vắt
kiệt sức mình” để cố tạo ra cái mới. Tuy nhiên nhà văn vốn đã nhạy cảm nay thấm
thía nỗi đau của bản thân và đồng loại, không thể dừng lại mãi ở niềm vui bất tuyệt,
họ phải nói cho được tâm trạng phổ biến và thường trực trong xã hội ở mọi thời kỳ.
“Đã gọi là kiếp người thì không chỉ có vui mà còn có buồnCó những kiếp người
một đời đau buồn, một đời thất vọng, một đời lầm lẫn, những tiếng kêu thảm thiết
của họ vẫn vang vọng tới tận hôm nay” [26, tr.39]. Điều đó buộc nhà văn cầm bút
67
để viết lên tấn bi kịch của kiếp người. Mỗi cuộc đời là một câu chuyện, không ai
giống ai nhưng lại đều hướng về những giá trị đích thực của cuộc sống, của cá nhân
mỗi con người. Cuộc đời là một hành trình dài, là những biến cố, sự kiện, niềm vui,
nỗi buồn không ngừng nghỉ. Ai cũng có một câu chuyện muốn kể, kể về người, về
mình, về những giá trị trong cuộc sống. Văn chương là nói về những câu chuyện
ấy, được hiện diện sau khi có nhiều cuộc đời được “thai nghén” trong tâm tưởng
mỗi nhà văn. Tác phẩm văn học hay còn gọi là cuộc đời đã được các nhà văn diễn
đạt, truyền tải bằng tài năng nghệ thuật của mình.
Với nhà văn Nguyễn Đình Tú, câu chuyện về kiếp người đó cũng được kể
bằng nhiều phong cách khác nhau, đa dạng uyển chuyển và thực sự cuốn hút. Sở dĩ
làm được điều này vì ngay từ khi cầm bút anh đã nhận ra rằng cuộc sống không
phải bao giờ cũng tốt đẹp, là thảm hồng trên đường đi mà cuộc sống còn có phần
chìm khuất, có ánh sáng và bóng tối, có âm và dương nên con người phải đấu tranh
để tồn tại, giành lấy phần lương thiện cho chính mình. Nhưng cũng chính trong
cuộc đấu tranh ấy, bản chất của con người lại được bộc lộ biết bao điều, tốt có, xấu
có, thiện có và ác cũng có. Trong cuộc sống đầy những lo toan bề bộn thì những
mặt trái của xã hội lại được bộc lộ một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Vì vậy, với
trách nhiệm của một nhà văn chân chính Nguyễn Đình Tú muốn đi sâu khám phá
những góc khuất với số phận tha hóa của nhiều nhân vật để từ đó gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh khiến con người tự suy ngẫm và hành động cho đúng với tiếng
gọi của lương tâm mình.
2.2.1. Nền kinh tế thị trường và sự xuống cấp của giá trị đạo đức.
"Sự thô bạo hung ác được ướp hương hoa của nền văn minh chúng ta đặt
nền tảng trên những nhận thức sai lầm về ý nghĩa cuộc sống, từ đó đã kéo theo sự
đánh giá sai lầm về những giá trị của cuộc sống” (Dostoevsky)
Với mọi thời đại, đạo đức như một sự vẫy gọi mà các nghệ sĩ luôn kiếm tìm
và thể hiện. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, đời sống xã hội
biến đổi nhanh chóng theo vòng quay hối hả của cơ chế thị trường thì tiếng gọi
68
khẩn thiết về đạo đức của con người được đặt ra bức thiết hơn lúc nào hết. Chính
những điều kiện tốt đẹp đó đưa con người ngự trên những vinh quang nhưng cũng
sẵn sàng tước đoạt đi "nhân tính" thiêng liêng. Những cơ hội, thách thức đã hòa
trong mỗi cá nhân để mở ra cả một xã hội bộn bề trong một con người thu nhỏ. Và
cũng chính từ đây, các nhà văn truy tìm những vấn đề đã làm nảy sinh tiêu cực: "Sự
xuất hiện của nền kinh tế thị trường cũng như cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai con
đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đang đẩy tới sự phân cực giữa đạo đức
và phi đạo đức, nhân cách và phi nhân cách, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối,
trung thực ngay thẳng và uốn éo, cơ hội, trí tuệ, sáng suốt và bản năng mù quáng"
[9, tr.17]. Đạo đức bị băng hoại, con người tha hóa, biến chất về mặt nhân phẩm.
Họ tách ra khỏi tập thể, chạy theo những lợi ích riêng của cá nhân, gia đình, dòng
tộc và đặc biệt là con người tham dục ở bề sâu được tái tạo sinh động. Quan hệ
giữa người với người trở nên băng giá, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe
để tồn sinh và thỏa mãn những dục vọng của mình. Sự sùng thượng vật chất và
thực dụng đã làm cho luân lý đạo đức bị đẩy lùi, cái xấu, cái ác tăng thêm. Trong
cơn suy thoái đạo đức, nhân cách đó các nhà văn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh
con người.
Nguyễn Đình Tú một nhà văn thuộc thế hệ đi sau, tiếp thu tư tưởng của các
nhà văn đi trước, cùng tấm lòng luôn trăn trở về vấn đề đạo đức của con người hôm
nay, anh đã không ngần ngại len chân tới những ngõ ngách của đời sống xã hội để
viết về những mặt tiêu cực, những mảnh đời đau khổ, những cảnh éo le, những tấn
bi hài kịch của con người, qua đó để chúng ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về những
thay đổi của các thang bậc giá trị trong thời đại mới.
Có thể nói, hầu hết các nhân vật của anh là thế hệ trẻ nhưng họ không được
sống trong gia đình hòa thuận, yên ấm. Sống trong xã hội hiện đại nhưng họ luôn
cảm thấy cô đơn, lạc loài, bị đẩy ra, hoặc tự mình vẫy vùng đào thoát khỏi gia đình
chật hẹp hoặc mê man đi theo tiếng gọi của bạn bè hoặc tình ái, với những ham
muốn bất chợt, bất thường Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Đình Tú đã dụng
69
công dựng chân dung của một thế hệ trẻ đang sống gấp gáp, nhọc nhằn, khoắc
khoải ở đô thị Việt, những đô thị châu thổ sông Hồng, được tiếp thu những giá trị
truyền thống của dân tộc nhưng họ luôn lạc bước và tự thiêu mình trong những giá
trị ảo của cái gọi là văn minh “hậu công nghiệp” rồi sa chân vào con đường tội lỗi.
Nhà văn đã từng tâm sự trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội: “Tiểu thuyết của
tôi nói về thế hệ trẻ nhưng thế hệ ấy không tự dưng mà sinh ra. Thế hệ ấy có mối
quan hệ với thế hệ trước. Đất nước hội nhập cũng có nghĩa là đất nước còn có những
“thời” khác nữa. Chiến tranh sự trở về của thế hệ trước là tiền đề bối cảnh câu chuyện và
các nhân vật thuộc thế hệ hôm nay xuất hiện trong tiểu thuyết” [43, tr.190].
Các thế hệ trước đã giải quyết xong vấn đề của thời đại mình, còn thế hệ trẻ
bây giờ lại đối mặt với những vấn đề mới, và tiểu thuyết đề cập đến một trong
những vấn đề ấy. Xã hội đổi thay và xã hội cũng xuất hiện những ẩn ức mới.
Không có nỗi đau thuộc về con người là tầm thường cả. Đôi khi văn chương chỉ
thông qua cái tủn mủn, vụn vặt để nói đến một điều khác có tính phổ quát. Mỗi
cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú từ Hồ sơ một tử tù, Bên dòng Sầu Diện,
Nháp, Phiên bản, Kín là những góc nhìn riêng của anh về cuộc đời. Có điều là
trong khi một số cây bút thường chọn viết về những cái tốt đẹp, chính diện với cái
nhìn tích cực thì hầu hết các tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Tú lại trực tiếp viết
về cái xấu, cái ác, về thế giới tội phạm và những lỗi lầm mà thế hệ trẻ thường mắc
phải trong cuộc sống hiện đại.
Trong Hồ sơ một tử tù là sự tha hóa của nhân vật Phạm Bạch Đàn ở chốn đô
thị văn minh với những cám dỗ vật chật, đặc biệt là sức hút của đồng tiền. Nếu như
trước kia tuổi thơ của Đàn là một cậu học trò thông minh học giỏi, biết nghị lực
vượt qua gian khổ với bao năm vật vã với luống cày và hòn đá quê hương, chấp
nhận ăn đói mặc rách, nằm trong ổ rơm vẫn không ngừng nghĩ về tương lai tươi
đẹp. Thì cũng chính từ môi trường đại học, Đàn đã phải bước đi những bước đầu
tiên tới đoạn đầu đài với những điều kinh khủng, đáng ngạc nhiên hơn những gì
cậu từng nhìn thấy trong suốt quãng đời niên thiếu cộng lại. Lần đầu tiên Đàn thấy
70
được nỗi đau của sự chênh lệch giàu nghèo giữa hai con người, cụ thể là giữa Đàn
và Bằng- bạn cùng phòng trong ký túc xá. Bằng luôn là hiện thân của cuộc sống
đầy đủ, vương giả mà Đàn không bao giờ có được nên để tìm thấy một tiếng nói
cảm thông với Bằng là điều không thể mà ngược lại anh ta luôn thích sát muối vào
lòng tự trọng trong Đàn. Đặc biệt, Bằng lại là người có cái “lưỡi móc câu”, lời nói
nào của Bằng buông ra cũng giật lên một vài mảnh hồn bầm tím của Đàn. Trước
đám đông Bằng biết kích động lòng tự hào nghèo đói và khéo léo ru ngủ những số
phận đói nghèo nhưng với riêng Đàn thì anh ta lại luôn chứng minh cho Đàn thấy
đói nghèo sinh ra nhục nhã, hèn kém và ngu dốt. Bằng không ưa Đàn nhưng không
chịu rời bỏ Đàn. Hình như anh ta tìm thấy niềm hứng khích trong việc kích động,
mạt sát cái thằng nhà quê trong con người Đàn. Để thỏa mãn niềm vui đó có lần
Bằng bảo Đàn: “Mày giặt hộ toàn bộ đống chăn màn này tao sẽ cho mày cái áo
Nato cũ kia hoặc tao sẽ cho mày một nửa lọ sườn muối nhưng mày phải tẩm quất
cho tao ba buổi, mỗi buổi bốn mươi phút” [40, tr.52]. Anh ta luôn đặt Đàn trước sự
lựa chọn khó khăn. Và Đàn thường chấp nhận đánh đổi một chút lòng tự ái để nhận
về mình chiếc áo Nato hay lọ sườn rang muối để rồi ấm ức mà không làm gì được.
Ngược lại, Bằng luôn muốn Đàn phải rõ ràng trong nhận thức Đàn là Đàn và anh ta
là anh ta. Mà Đàn là Đàn nghĩa là luôn theo sau gót Bằng về ý nghĩa sống. Bi kịch
chính ở chỗ Đàn luôn cố giãy giụa để không muốn rơi vào sự an bài rất mơ hồ
nhưng khắc nghiệt, u uẩn, nhục nhã nào đó. Và cuối cùng Đàn cũng đã phá vỡ sự
an bài danh phận bằng cách sẽ chứng minh cho Bằng thấy Đàn cũng có những giây
phút chớp lóe trong cuộc đời chứ chả phải như củ khoai củ sắn cứ ngậm ngùi nằm
trong bóng tối dưới gầm giường. Việc làm chớp lóe đầu tiên là tổ chức sinh nhật.
Đây cũng chính là nguyên nhân đầu tiên đẩy Đàn vào con đường tội lỗi. Một sinh
viên xuất thân từ vùng quê nghèo với nghề đẽo đá quanh năm thì làm sao có đủ tiền
để tổ chức sinh nhật, đặc biệt là trong thời kỳ cả đất nước đang gồng mình lên để
chống đỡ những ngày tháng cơ cực nhất của chế độ bao cấp thì lễ sinh nhật lúc này
thực sự là một điều xa xỉ. Nhưng Đàn vẫn hy vọng những ngọn nến lung linh sẽ
được thắp lên bởi anh Dương hay thầy Qúy. Tiếc thay, anh Dương lại là người vô
71
cảm, sống chỉ biết nghĩ cho riêng mình “hồn anh toàn đá với núi thôi, hoa không
thể mọc trên đó” [40, tr.61]. Ngược lại, thầy Qúy là một người có trái tim nhân hậu
nhưng cái nhìn của thầy không vượt qua giới hạn của những trang sách thì làm sao
thầy hiểu Đàn cần gì. Mất điểm tựa ở những người thân, không thể quay trở về để
nhìn ánh mắt khinh rẻ của thằng bạn cùng phòng, Đàn tìm kiếm trong vô vọng và
cảm thấy danh dự của mình đang bị dồn đuổi. Anh chạy đến phờ phạc cả người mà
chẳng biết chạy đi đâu, chẳng tìm nổi một chỗ bình yên khả dĩ có thể ru ngủ chút
danh dự hão huyền của mình. Cuối cùng, Đàn cũng tìm thấy chỗ trú ngụ đó là quán
rượu để rồi bung phá bằng hành động nổi loạn và cái giá phải trả là quyết định nghỉ
học, mở đầu cho hành trình tội lỗi của Đàn.
Nếu không phải là tiền bạc, sự sùng thượng vật chất thì con người đâu có
đẩy nhau đến bức đường cùng, Đàn đâu có phải đau đớn ra đi khi nhận lấy bản án
tử cho đời mình. Phải chăng khi giá trị vật chất lên ngôi cũng là lúc chuẩn mực đạo
đức ngày càng xuống cấp, con người mải miết chạy theo sức hút của đồng tiền mà
đâu có nhận ra rằng tiền bạc chỉ đáp ứng về những đam mê trước mắt chứ không
thể lấp đầy lỗ hổng về tinh thần. Vì thế, cuộc sống vẫn luôn tồn tại những bi kịch
và số phận của con người vẫn luôn còn những nỗi đau không thể nói thành lời. Ý
nghĩa của câu chuyện đã vượt ra khỏi các lớp nghĩa thông thường để đi đến một ý
nghĩa sâu sắc hơn: con người ta hãy cố gắng mà hiểu nhau hơn. Hiểu nhau thì mới
thương nhau, tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau được. Điều này không mới, bởi nhà
văn Nam Cao đã nói trong Lão Hạc lâu rồi, nhưng vấn đề con người không hiểu
nhau vẫn là một bi kịch của xã hội hiện đại. Đây là một trong những chủ đề chính
của tiểu thuyết, cho nên không phải ngẫu nhiên, cuối tác phẩm nhân vật thầy Qúy
đã nói: “Đáng tiếc nhưng đáng tiếc hơn là tất của chúng ta đều có lỗi mà không
biết” [40, tr.253]. Đáng tiếc cho Đàn là phải chết ở tư cách của kẻ tử tù còn đáng
tiếc hơn cho tất cả mọi người là không chịu hiểu Đàn, nên đã để Đàn sa ngã. Nhà
văn đã cảnh tỉnh với chúng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dac_diem_tieu_thuyet_cua_nguyen_dinh_tu.pdf