Công việc của hợp tác xã cũng lắm lúc gặp những vướng mắc nhỏ. Vận động bà con vào
hợp tác xã là một công việc khó khăn, thế mà có người mới vào đã muốn xin ra. Ngay cả trong
tổ anh Nhương, có xã viên nhân thấy vài việc thất bại của hợp tác đã dao động. Anh Nhương _
tổ trưởng hợp tác, tỏ ra rất hiểu tâm lý hoang mang ấy của xã viên. Anh lên tiếng khẳng định
niềm tin của mình.
“ _ Ừ thì cũng phải có kẻ ra người vào chứ Mới đầu xây dựng thế nào chẳng có khó khăn
vấp váp, người ta chưa hiểu, chưa tin thì người ta ra
Và tuy nói thế, nhưng trong giọng nói thoáng một vẻ tin chắc: rồi mà xem hợp tác xã vẫn
vững như kiềng mọi người rồi sẽ vào hợp tác tất”[54, tr.377].
Mặc khác, do hạn chế về tầm hiểu biết, người nông dân chỉ thực sự tin tưởng khi mọi việc
đã có kết quả rõ ràng. Chính vì thế, công việc hợp tác xã đòi hỏi phải có những người đi tiên
phong. Hiểu rõ điều đó, cô đội phó – Lan quyết định gánh vác phần việc này, có điều chỉ bằng
sự nhiệt tình không chưa đủ, cô cần có sự hỗ trợ về phía kỹ thuật. Lan đang thuyết phục anh
Bình giúp đỡ: “Nông dân mình, vận động cái gì cũng phải thấy tận mắt họ mới tin. Anh gắng giúp
tụi em làm một vụ cho thật tốt, anh Bình nghe !”[54, tr.401].
111 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùch sống lúc này phải khác, phải có tiện nghi
tối thiểu”[58, tr.226]. Từ việc làm của đứa con trai, ông Nghiễm cảm thấy lớp trẻ bây giờ có
cách nghĩ, cách làm khác thế hệ của ông. Theo ông, họ là những người dám nghĩ, dám làm
“Thanh niên bây giờ chúng nó giao thiệp rộng, linh hoạt năng động, biết lo làm thêm kiếm tiền,
chứ không lì sì như mình ngày xưa ngồi tám tiếng ở cơ quan, ăn uống tùng tiệm, ba cọc ba đồng
”[58, tr.227].
Truyện ngắn của Bùi Hiển cũng phản ánh lối sống vị kỷ, nhỏ nhen, tính toán của một số cá
nhân. Cuộc sống mới đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của con người. Một số người
còn so đo, tính toán thiệt hơn ngay cả trong tình cảm vợ chồng. Thậm chí, có những người chồng
đã đối xử tàn tệ với vợ. Cũng bàn về khía cạnh này, nhà văn Nguyễn Kiên (Truyện Giấc mơ
thăng tiến) đã đưa ra cái nhìn khá sắc bén. Nhưng cách kể chuyện của Nguyễn Kiên không được
khách quan“...Phải tỏ ra mình là chủ chứ. Mình là người chủ chốt của gia đình, là cây cột cái.
Mình còn lo những việc lớn: công tác, sự nghiệp. Cô ấy đánh máy, già đời cũng không quá cái
lương tối đa dăm sáu chục. Nhưng mình sẽ đảm bảo cho cô ấy một đời sống an nhàn, sung túc.
Một sự đảm bảo có điều kiện, tất nhiên. Cô ấy phải có nhiệm vụ toàn tâm toàn ý phục vụ con
người và sự nghiệp của chồng. Coi như một thứ họp đồng giữa hai bên, hợp lý và sòng phẳng.
Phải kín đáo làm cho cô ấy nhận ra điều đó”( Truyện Hào hiệp – Bùi Hiển )[58, tr.188].
Nhìn chung, cách viết của Bùi Hiển độc đáo hơn, bởi nhà văn vừa đóng vai trò người kể
chuyện vừa hóa thân vào nhân vật.
Bên cạnh những con người luôn bị tác động sâu sắc của lợi ích vật chất, cũng còn đó rất
nhiều những con người luôn sống cởi mở, quan tâm đến người khác. Đó là trường hợp của mẹ
con anh Quảng – hàng xóm tốt bụng của ông Nghiễm “ Một hiện tượng quá ư đặc biệt giữa
thời buổi này. Cứ như thể những chuyện rối ren lộn xộn ngoài đời đã bị ánh sáng cặp mắt to màu
hạt dẻ với lòng trắng xanh bóng lên sàng lọc, không để lại chút vướng bận gì trong trí não anh
chàng. Quảng lễ tránh đường cho mọi người khi giáp mặt ở cầu thang. Thỉnh thoảng đi học về
ghé xe đạp vào chợ mang về cho ông bó rau, miếng thịt : “Mẹ cháu bận bán hàng, bảo cháu mang
về trước bác nấu nướng cho tươi”[58, tr.219].
Không chỉ đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa cá nhân, gia đình nhà văn Bùi Hiển còn
đưa ra vấn đề có tầm khái quát về dân tộc, Tổ quốc.
Trước đây khi đất nước có chiến tranh chính sức mạnh đoàn kết, ý chí, lòng tự hào dân tộc
đã giúp con người Việt Nam chiến thắng kẻ thù xâm lược. Giờ đây khi đất nước đã hoà bình,
con người Việt Nam được tiếp cận với khoa học kỹ thuật và đã sáng chế ra những công trình
khoa học có giá trị. Dù đất nước ta còn nghèo, nhưng vẫn có những nhà bác học sống và làm
việc với lương tâm và trách nhiệm. Họ sống và làm việc vì tương lai của đất nước. Trước sau họ
vẫn là những người tài năng và đức độ. Lời nói của bác học vật lý Nguyễn Thiện Việt Hùng đã
chứng minh rõ điều đó: “Tôi đã nói với ngài rằng cái máy này chỉ là một trò chơi giải trí. Máy
cũng chỉ nhằm phục vụ cho đồng bào tôi thôi ” [58, tr.290].
Nhà văn còn có lòng tin tuyệt đối về phẩm chất của con người Việt Nam. Theo ông dù
trong xã hội còn tồn tại biết bao cái ác, cái xấu xa, đen tối nhưng vẫn còn đó những tấm lòng
cao cả luôn phấn đấu, cống hiến tài năng, trí tuệ cho đất nước, tổ quốc. Họ không vì những cám
dỗ vật chất mà bán rẻ: danh dự, lòng tự trọng của một người dân Việt Nam. Truyện ngắn Cỗ
máy thiên niên kỷ của Bùi Hiển đã đề cập đến những công trình khoa học được nhà bác học vật
lý Nguyễn Thiện Việt Hùng phát minh. Đặc biệt là cỗ máy mang ký hiệu ST – CL/ III được
nhân vật Frank Ostwald quan tâm và tìm mọi cách mua cho bằng được bằng sáng chế ấy. Theo
nhà bác học Việt Hùng, ông sáng chế ra máy chỉ với mục đích thật giản đơn: “Giúp người ta tự
biết mình và tự sửa mình”[58, tr.292]. Bất chấp những lời ngon ngọt, tâng bốc, ngã giá cao, rồi
tìm mưu mẹo để chê bai, hạ thấp giá trị của máy, nhà bác học Việt Hùng vẫn bình tĩnh, khiêm
tốn nêu rõ quan điểm kiên định của mình “Tôi không hề có tham vọng sáng chế của tôi sẽ còn
công dụng đến một nghìn năm. Tôi chỉ ước mong, vào cái năm đáng ghi nhớ mở đầu thế kỷ và
thiên niên kỷ này, đồng bào tôi có ý thức tự nhắc nhở mình sống tốt hơn Tôi cũng nói lời cuối
cùng : chiếc máy sẽ mãi mãi thuộc quyền sở hữu của riêng tôi ”[58, tr.296 –297].
Truyện ngắn của Bùi Hiển còn đề cập đến tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân. Theo
ông ý thức bảo vệ, gìn giữ, tiết kiệm của công cần được truyên truyền giáo dục sâu rộng trong
mọi người. Bởi chỉ có sự tự giác ở mỗi cá nhân mới góp phần bảo vệ tài sản chung của cộng
đồng, nhà nước. Câu chuyện kể trong truyện ngắn Cái bóng cọc của Bùi Hiển rất thật, phản ánh
đúng tâm tư, tình cảm của những con người sống có ý thức trách nhiệm cao. Đó là bài học quý
giá về tiết kiệm, tránh lãng phí của công. “Chỉ cái tiếng nước róc rách ấy mà suốt đêm anh
không sao nhắm mắt được. “Người mình tằn tiện quen, cứ cảm thấy làm thế nó phao phí, ruột cứ
bồn chồn xốn xang”[58, tr.61].
Như vậy, trong hoàn cảnh đất nước hòa bình con người luôn phải đối diện với các vấn đề:
tình cảm riêng tư, đạo đức, quan hệ, ý thức, trách nhiệm, nhân cách con ngườiChính qua những
cách ứng xử, giải quyết những vấn đề ấy trong truyện ngắn Bùi Hiển giúp ta hiểu hơn những
trăn trở, suy tư của một nhà văn có tâm huyết với con người, xã hội, đất nước.
Nói tóm lại, truyện ngắn của Bùi Hiển là kết quả của quá trình tìm tòi, sáng tạo của nhà
văn. Những vấn đề mà tác giả đưa vào truyện ngắn đều ý nghĩa xã hội to lớn. Trước Cách mạng
tháng Tám, nhà văn đã đề cập đến các vấn đề: cuộc vật lộn gay go, quyết liệt của những ngư
dân trước biển cả và cuộc sống tẻ nhạt, nhẫn nhục, mòn mỏi của viên chức và dân nghèo thành
thị Sau Cách mạng tháng Tám, vấn đề mà nhà văn quan tâm đó là: phong trào xây dựng hợp
tác xã trên quê hương Nghệ An và ý thức, trách nhiệm, nhân cách của con người trong thời đại
mới
Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Bùi Hiển cho rằng việc xây dựng nhân vật là một trong những vấn đề chính của việc viết
truyện ngắn ( bên cạnh việc: xây dựng cốt truyện và bố cục).
Nhà văn Tô Hoài lại cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết
thảy trong một sáng tác”[34, tr.127]. Và ông đã nói về kinh nghiệm của mình như sau: “Riêng
tôi, tôi thấy: mỗi ý muốn sáng tác tới, có khi một ý chung tới trước, có khi hình ảnh một vài nhân
vật tới trước, điều đó không nhất định thành luật lệ”. Đối với Bùi Hiển, cảm hứng viết truyện
ngắn có thể hình thành từ một vài đặc điểm của nhân vật tình cờ bắt gặp: “ ta gặp trong cuộc
sống một con người có những nét riêng biệt nào đó, ta thấy cái tính cách người đó có mang một ý
nghĩa gì có thể viết ra, thế là ta cũng có thể sáng tạo ra một câu chuyện, lấy người ấy làm nhân
vật hoạt động trong chuyện để làm nổi bật tính cách người ấy lên và làm nổi rõ ý nghĩa câu
chuyện”[22, tr.25]. Như vậy chúng ta thấy giữa việc xây dựng cốt truyện và xây dựng nhân vật
có liên quan chặt chẽ với nhau. Đúng như lời nhà văn Bùi Hiển từng nói “Truyện ngắn lấy một
khoảnh khắc cuộc đời một con người mà dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn
khoăn suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống và làm việc bình thường, trong
đó nhân vật biểu lộ ý chí, tình cảm của mình. Có khi có những hành động mãnh liệt, những tình
tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi buồn vui, một ý tình chớm nở. Nhưng phải chọn
khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất (trong khía cạnh cần thể hiện)”[50, tr.19].
Cuộc sống thực tế vốn dĩ phong phú, đa dạng và mỗi con người có hoàn cảnh sống khác
nhau. Cho nên nhà văn khi xây dựng nhân vật phải chọn lọc những đặc điểm cho phù hợp. Đặc
điểm của mỗi nhân vật có thể được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau: thành phần giai cấp,
hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội, mối quan hệ bạn bè, nghề nghiệp, lứa tuổi, tâm sinh lí
Nhưng phần lớn cái nét khác nhau của các nhân bộc lộ ở vị trí, vai trò mà nhân vật đóng trong
truyện quyết định. Và nhân vật chỉ bộc lộ rõ tính cách thông qua hoàn cảnh và hành động. Có
nhân vật chỉ được nhà văn phác hoạ vài nét đơn giản, nhưng lại giúp chúng ta biết được cuộc
đời nhân vật, số phận nhân vật.
Nhà văn là người hiểu biết nhân vật một cách sâu sắc, chi tiết. Và qua việc xây dựng nhân
vật: cụ thể là qua tính cách và hành động của các nhân vật, nhà văn muốn kí thác một nội dung
tư tưởng nào đó. Đồng thời nhà văn cũng muốn bộc lộ thái độ biểu dương hay phê phán về nhân
vật. Nhưng để vấn đề đưa ra bớt đơn điệu, khô khan, gò bó thì nhà văn phải xây dựng cho được
những nhân vật sống động, tự nhiên, gần gũi mà mang một ý nghĩa giáo dục nhất định.
Bùi Hiển đã xây dựng những mẫu nhân vật cho riêng mình: “những nhân vật chủ yếu của
tôi đều có nguyên mẫu trong đời sống. Đó là những con người mà tôi quen biết, tôi hiểu họ đến
một mức nào đó khiến có thể dựng, không những các nét bề ngoài mà cái tâm lý cốt yếu bên
trong, và khi đặt họ vào một tình huống mới do mình tưởng tượng, thì tôi có thể đoán biết họ sẽ
ăn nói, xử sự ra sao” [50, tr.20]. Hầu hết các nhân vật trong các truyện ngắn của nhà văn đều
là những con người hiện thực đang sống, sinh hoạt, lao động, chiến đấu hàng ngày xung quanh
mà nhà văn đã từng gặp, từng hiểu biết về họ. Nhà văn đã xây dựng được nhân vật một cách cụ
thể, sinh động bởi: “Nhân vật của tôi trong hàng loạt truyện ngắn là những con người có thật
trong cuộc sống quanh tôi. Đó là kết quả của sự quan sát chân thật và tự nhiên”[11, tr.226].
Những truyện ngắn trong tập Nằm vạ của nhà văn Bùi Hiển đều xuất phát từ vốn sống thực tế,
từ những chuyện trong làng quê ông, từ những người thân thuộc quanh ông. Theo lời nhà văn thì
“Hầu hết là chuyện của làng tôi và cũng có nhiều nhân vật là người họ hàng. Nhân vật ông lão
chài trong Chiều sương có nguyên mẫu là ông dượng tôi. Nhân vật chị Đỏ trong Nằm vạ là con
ông bác Và nhiều câu chuyện và nhân vật đều có thật như các truyện Kẻ hô hoán, Ma đậu,
Thằng Xin Và tất nhiên là tôi cũng hư cấu, xây dựng thêm”[11, tr.141-142]. Và nhà văn còn
thừa nhận: “Nói đến sáng tạo văn học là nói đến hư cấu và dàn dựng. Các thực tế chỉ đóng góp
chi tiết cho tác phẩm”[11, tr.225]. Đánh giá cao vai trò của văn học trong việc bồi dưỡng tâm
hồn nhân cách con người, Bùi Hiển đã vận dụng trong việc tái tạo những nguyên mẫu từ đời
sống thực tế xung quanh thành những hình tượng nhân vật mang nội dung tư tưởng cao. Mỗi
nhân vật trong truyện ngắn của Bùi Hiển ít nhiều biểu đạt một số vấn đề bức xúc của nhà văn
trong cuộc đời, trong xã hội. Bùi Hiển có cách chọn lựa nhân vật riêng. Mỗi nhân vật của Bùi
Hiển “là một cái gì thống nhất, nhưng đồng thời cũng là một cái gì phức tạp, vì có nhiều mâu
thuẫn bên trong”[22, tr.33].
2.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua thái độ và hành động
Nhân vật của Bùi Hiển hiện lên thật gần gũi, giản dị, khoẻ mạnh có phần gồ ghề, gân
guốc. Mỗi nhân vật của Bùi Hiển có những đặc điểm ngoại hình riêng, cá tính, phẩm chất riêng
không bị lẫn lộn. Bùi Hiển có nhiều truyện ngắn viết về làng, về những “con người lớn lên cùng
sóng gió, nắng cát điều kiện tự nhiên và sinh hoạt vất vả. Đó là điều kiện để tôi viết Ông Ba
Bị dân chài”[11, tr.226]. Bùi Hiển đã diễn giải về cách xây dựng nhân vật này như sau: từ câu
chuyện đùa tếu, người vợ sợ hãi từ chối anh chồng nửa đêm mò vào buồng vợ, chị ta giả đò kêu
cướp mọi người đổ xô chạy đến chỉ thấy vẻ mặt ngơ ngác xen lẫn ngại ngùng của anh chồng.
Và “Từ nguyên mẫu một anh hàng xóm dị tướng tôi lách ra thành hai nhân vật. Nhân vật đầu là
tiếng nói đời sống, tiếng cười quê mùa, nhân vật Ba Bị. Còn để diễn tả vẻ hiền lành, chân thật
nhằm an ủi số phận những người xấu xí, phần lớn tôi dựng truyện bằng cách râu ông nọ cắm cằm
bà kia sao cho hợp lí . Đó chính là cách thức tôi thường xử lí trong sáng tạo nhân vật và nguyên
mẫu”[11, tr.226]. Đối với người dân chài, thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến dáng vẻ và tính
tình của họ. Biển cả dữ dằn và phóng khoáng đã tạo cho dân biển khí chất quật cường, quyết
liệt và một nhân sinh quan khỏe khoắn. Chính vì thế nhiều người cho rằng cách miêu tả của Bùi
Hiển có đường nét tạo hình và cách giải quyết đôi khi dữ dội. Có thể kể đến các truyện như :
Bạc, Thằng Xin, Anh Ba Bị dân chài
Ở truyện ngắn Bạc, nhân vật bác Xã và ông Phó được tập trung miêu tả qua hành động.
Đặc biệt nhà văn đã tái hiện lại sinh động cuộc đánh nhau giữa hai nhân vật. “Thốt nhiên ông
Phó đứng dậy, nắm cái cút lia mạnh vào mặt kẻ địch. Bác Xã nghiêng mình tránh kịp. Cái cút đập
vào cột tre, vỡ toang
Bác Xã vụt hất tung cái bàn: ông Phó bị bàn thúc tới ngã ngửa ra, cái chõng theo đà trượt
về sau. Ông gượng dậy rất nhanh. Hai người bíu lấy nhau. Bác Xã nắm được cổ ông Phó vít
xuống ghì chặt giữa hai bắp đùi, nắm tay lại tha hồ đấm : bác đấm như mưa vào hông, vào bụng,
vào chân đối thủ; ông Phó hục hặc đầu rất mạnh cố gỡ.
Bác Xã vẫn thắng thế, giáng nắm túi bụi lên mình ông Phó.
Ông này gỡ được đầu ra, vừa định đứng thẳng người dậy, thì lại bị một quả đấm vào hông,
chỗ mạng mỡ. Ông “ực” một tiếng, lảo đảo, hơi há miệng. Mắt ông mờ đi, rồi mềm như bún, ông
sụp đổ xuống đất, nằm quị im lặng.
Bác Xã dừng lại, hai bàn tay còn nắm. Bác đá hất mình ông Phó cho bật ngửa ra, thân hình
ông này giật nẩy rồi từ từ đổ xuống
Bác Xã hất tay mụ, khiến áo bác rách tọac một đường dài, đọan bác bỏ đi ”[58, tr.9-10-
11].
Đọan văn sử dụng nhiều động từ mạnh, diễn tả những hành động dứt khóat, quyết liệt giữa
các nhân vật. Cuộc ẩu đả ngày một gay cấn, chỉ khi một trong hai người mất khả năng chống đỡ
thì sự việc mới chấm dứt. Như vậy, với việc chú trọng miêu tả hành động của nhân vật, nhà văn
đã góp phần xây dựng nên tính cách của nhân vật. Qua việc tái hiện lại những động tác đánh
nhau dữ dội ấy, nhà văn muốn cảnh báo: con người khi không làm chủ được bản thân, có thể
làm bất cứ việc gì kể cả đánh chết kẻ có hiềm khích với mình, dù đó là sự việc đã xảy ra trước
đây.
Nhà văn Bùi Hiển khi xây dựng nhân vật ít quan tâm đến việc miêu tả ngọai hình, trang
phục của nhân vật. Mỗi nhân vật chỉ được phác họa vài nét tiêu biểu, nhằm hỗ trợ cho việc xây
dựng tính cách nhân vật. Điều này cũng khiến chúng ta phân biệt được nhân vật trong truyện
ngắn của Bùi Hiển với nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài. Cả hai nhà văn trên đều viết về
nhân vật đi làm thuê, nhưng nhân vật của Tô Hoài (Truyện Khách nợ - Tô Hoài) được chú trọng
miêu tả hình dáng và trang phục, còn nhân vật của Bùi Hiển lại được giới thiệu chủ yếu từ đặc
điểm tính cách. Từ cách giới thiệu đó, nhân vật lão Năm Xười của Bùi Hiển gây được sự chú ý
của người đọc hơn bởi cái nét tính cách rất riêng thể hiện qua: giọng nói, tiếng cười, cả cái tài
vặt khó trộn lẫn. “ chị nghe tiếng lão Năm Xười từ nhà trên đưa xuống. Lão nói to lạ thường,
giọng ồm ồm, thỉnh thoảng lại cười ha hả rất dài.
Lão có tài đổi giọng đặc biệt. Có lần vào nhà lão chị đã bị một bữa hết hồn khi nghe tiếng
chó sũa gâu gâu; mãi sau nó mới ló mặt ra, một cái mặt người rỗ chằng”(Truyện Ma đậu -
Bùi Hiển)
Nhà văn Bùi Hiển rất ít khi tập trung miêu tả về ngoại hình của nhân vật. Chỉ khi nào
muốn lý giải những hành động, tính cách của nhân vật, nhà văn mới phác họa vài đặc điểm nổi
bật về ngoại hình của nhân vật.
Khi miêu tả anh Đỏ trong truyện Nằm vạ, nhà văn chỉ chú ý đến “lần da đen” và “thân
hình vạm vỡ”. Người anh chài đang bó trong cái áo có “Ống áo chịt vào hai cổ tay đen, và tà
ngắn đập cũn cỡn trên đầu gối”. Anh xuất hiện trước đám đông với “ mớ tóc rối trên trán” và
“cử chỉ ngây ngô”. Khi trông thấy anh Đỏ trong bộ dạng như thế, chị Đỏ không nhịn được cười
khiến anh thêm ngượng nghịu “ thủ hai bàn tay dưới áo, rồi chắp lại, rồi gãi đầu, rồi mân mê
khuy áo”[54, tr.58]
Còn miêu tả ông Lý nhà văn chỉ cần hai câu văn nhưng vẫn gây được sự chú ý của người
đọc: “Ông Lý bước vào, xúng xính trong áo lương rộng và lẹp kẹp đôi giày da. Khuôn mặt phì nộn
tươi nở như một cái hoa, mà nhụy là cái mũi đỏ chóe, to lạ lùng và đâm lỗ chỗ như da trái
bưởi”[54, tr.55-56]
Khi xây dựng nhân vật, Bùi Hiển thường thiên về miêu tả hành động. Có lẽ vì thế tính
cách của nhân vật có điều kiện bộc lộ rõ nét nhất. Đây là điều khiến nhân vật của Bùi Hiển
khác với nhân vật của Tô Hòai, Kim Lân. Các nhà văn này lại chú trọng về hình thức đối thọai
hay nói cách khác là cho nhân vật bộc lộ tính cách qua lời nói. Ở truyện Nằm vạ, anh Đỏ vốn là
một anh chài khỏe mạnh, bản tính thật thà nhưng lầm lì, ít nói. Anh vụng về trong giao tiếp, khi
nóng giận đối xử với vợ thật thô lỗ khiến chị Đỏ buồn lòng. Tính cách nhân vật được nhà văn
khắc họa chủ yếu qua các hành động. Anh Đỏ không nén được sự giận dữ đã túm lấy chị Đỏ
ném xuống đất và còn đạp cho mấy cái “Anh Đỏ chẳng nói chẳng rằng, vứt mảng lưới anh đang
vá, xông tới túm lấy vợ trong hai bàn tay sắt, lôi xềnh xệch vào buồng; đọan anh ném vợ xuống
đất, như ném một đống giẻ rách Anh đạp vào mông vợ mấy cái, đọan bỏ ra”( Truyện Nằm vạ –
Bùi Hiển ). Tính cách của nhân vật của Tô Hoài (Truyện Nhà nghèo – Tô Hòai) chủ yếu bộc lộ
qua lời nói. Trong cơn nóng giận, anh chồng dùng lời xấu xa nhất để mắng vợ, dọa vợ. Cách
miêu tả của nhà văn thật sắc sảo. Nhà văn Kim Lân ( Truyện Cơm con- Kim Lân) khi xây dựng
tính cách nhân vật thường để nhân vật bộc lộ qua lời nói. Cách viết có phần đơn giản, nhà văn
cho nhân vật chính thể hiện tính cách qua đối thoại.
Sau Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn của Bùi Hiển càng được đánh giá cao. Ngòi bút
của ông đã đáp ứng được yêu cầu về đặc trưng thẩm mỹ của văn xuôi nghệ thuật giai đọan này.
Tác giả đã đi sâu vào phân tích và miêu tả tinh tế, chi li các đối tượng và các phương diện của
nghệ thuật. Khi xây dựng hình tượng, nhà văn không chỉ dùng lối kể chuyện hoặc tường thuật
hành động và sự việc xảy ra một cách đơn giản, mà cố gắng khắc họa đến từng chi tiết mọi biểu
hiện chiều sâu của nó. Hãy xem cách diễn tả động tác của bà cụ đong bán dầu dừa và phong
thái của o Nết mua dầu, chải tóc ngay giữa chợ được nhà văn Bùi Hiển vẽ lại bằng những đường
nét thật tỉ mỉ, sinh động gây được ấn tượng mạnh mẽ nơi người đọc. “Bà cụ cầm cái gáo nhỏ xíu
làm bằng hột quả vải khóet rỗng, thong thả khuấy tròn trong liễn dầu đặc sánh, múc một gáo rót
vào trong chén. Màu dầu dừa xanh ngọc thạch óng lên trong chiếc chén hạt mít men trắng tinh.
Bà nhà hàng cầm gáo khẽ chao lên mặt liễn dầu, rồi giơ hơi cao cái gáo, để cho một dòng
nhỏ li ti, như một sợi dây xanh óng ả, lất phất tuôn vào chén
Bỗng dưng, rất là bất ngờ, chị giơ hai tay khỏanh ra sau đầu, xổ cái búi tóc tròn nặng. Mớ
tóc đen dày sổ bật ra, trải xòa gần khắp tấm lưng béo lẳn và buông chấm đất. Chị lấy ngón tay
trỏ chấm vào chén dầu, thoa lên tóc rồi móc túi lấy một cái lược nhựa vàng, khẽ nghiêng đầu
chải. Chị chải thong thả, mắt nghé nhìn cảnh mua bán chung quanh. Mớ tóc dưới nhát lược dần
dần mượt óng lên, từ đọan sau gáy trở xuống gợn từng đợt sóng ánh màu nâu biếc. Rồi cũng rất
nhẹn như khi xổ tóc, mấy ngón tay chị ngút ngoắt như múa vén mớ tóc lên búi lại. Tay chị nắn đi
nắn lại búi tóc cho tròn và cân, rồi chị găm luôn chiếc lược nhựa vàng lên gốc búi”[54, tr,340-
41].
Qua đọan văn người đọc như đang được đối diện với các nhân vật, được quan sát từng động
tác của nhân vật. Phải là người có tài quan sát và miêu tả, nhà văn mới có thể ghi lại được
những câu văn gợi hình, gợi cảm như thế. Hay nói cách khác nhân vật nhân vật của Bùi Hiển
được khám phá ở góc độ động, luôn thay đổi cử chỉ, hành động.
Mỗi nhân vật của Bùi Hiển đều có những nét đặc điểm ngoại hình riêng. Nhưng nhà văn
chỉ chú trọng tìm ra cái cử chỉ, điệu bộ riêng biệt nhất. Nhớ về o Nết người con gái mới quen
nhưng đã để lại trong Sảng một sự quý mến, Sảng nhớ nhất: “Hai bàn tay tròn lẳn nâng bát nước
chè một cặp mắt ngước nhìn lên như muốn nói: “Anh Sảng, tôi biết rõ tên anh rồi nờ Cái ngón
tay út chìa ra cong cong ”[54, tr.278].
Nói về người vợ đã mất của Sảng, tác giả thích nhất vẻ dịu dàng, kín đáo của người con
gái Thừa Thiên: “ Ngón tay út chìa ra cong cong, hai bàn tay nhỏ sẽ sàng nâng chén đậu hũ đặt
lên mặt bàn chất cao một đống vở học trò. Một cặp mắt ngước nhìn âu yếm Tà áo dài đen uyển
chuyển, chiếc đòn gánh dẻo mềm khẽ đu đưa trên vai. Tiếng guốc lanh canh của người vợ xa dần,
xa dần, ”[54, tr.347-348].
Đôi khi nhân việc giải thích một vấn đề có liên quan đến hồn cảnh, số phận, tính cách của
nhân vật, nhà văn đưa vào những lời miêu tả về ngọai hình. Đó là trường hợp truyện ngắn Đợi,
Chiếc lá, Ác cảm
Khi miêu tả một người con gái tật nguyền tên Đợi, nhà văn chỉ phác họa vài nét khái quát:
“chị phụ nữ khô khẳng” và “cách nói già dặn, tương phản với dáng người bé choắt như của đứa
trẻ khỏang mười một mười hai”[54, tr.394-396]
Hoặc miêu tả mấy đứa con chị Mịnh tác giả chỉ cần dùng vài từ “ đứa nào đứa nấy tròn
như hạt mít”[54, tr.394] .
Khi cần nhấn mạnh đặc điểm ngoại hình của một người, Bùi Hiển chỉ cần dùng một câu
văn. Chẳng hạn như trường hợp nhà văn miêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_3678905405_8096_1872646.pdf