Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Quang Lập

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

MỞ ĐẦU. 4

1. Lý do chọn đề tài.4

2. Lịch sử vấn đề .4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .9

4. Phương pháp nghiên cứu .10

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.10

6. Cấu trúc của luận văn .11

CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA

NGUYỄN QUANG LẬP. 13

1.1. Văn xuôi nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới của văn học Việt Nam giai đoạn sau1975 .13

1.1.1. Văn xuôi nghệ thuật .13

1.1.2. Văn xuôi nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 .14

1.2. Nhà văn Nguyễn Quang Lập và vị trí văn xuôi trong sự nghiệp sáng tác của ông.21

1.2.1. Nhà văn Nguyễn Quang Lập và quá trình sáng tác.21

1.2.2. Văn xuôi nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Quang Lập.26

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN QUANG LẬP – NHÌN TỪ

PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, CẢM HỨNG. 32

2.1. Hiện thực chiến tranh và số phận con người .32

2.1.1. Một góc nhìn về hiện thực chiến tranh.32

2.1.2. Số phận con người trong suy cảm của nhà văn.39

2.2. Sự ngộ nhận về lý tưởng và những bi kịch cá nhân .44

2.2.1. Bi kịch ngộ nhận về lý tưởng của con người và thời đại .44

2.2.2. Bi kịch cá nhân: con người bị sai lệch nhân cách .46

2.3. Chuyện “hàng ngày” viết lại từ ký ức.53

2.3.1. Chân dung con người – “những mảnh đời đen trắng” .54

2.3.2. Chân dung bạn văn.57

2.3.3. Chân dung tự họa .63

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGUYỄN QUANG LẬP – NHÌN TỪ

PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI, NGÔN TỪ . 663

3.1. Một lối tự sự đa giọng điệu .66

3.1.1. Giọng trữ tình tha thiết .66

3.1.2. Giọng xót xa, thương cảm.68

3.1.3. Giọng hài hước, hóm hỉnh.71

3.2. Cách xây dựng đoạn kết gợi nhiều suy cảm.74

3.2.1. Các kiểu đoạn kết .75

3.2.2. Tính chất “khoảng lặng” của đoạn kết .79

3.3. Cách tạo lập diễn ngôn trần thuật mang đậm cá tính sáng tạo.81

3.3.1. Diễn ngôn trần thuật và diễn ngôn trần thuật trong văn xuôi hiện đại.81

3.3.2. Sự vận dụng và điều phối linh hoạt các thành phần diễn ngôn trần thuật trong

sáng tác của Nguyễn Quang Lập.82

3.3.3. Tạo diễn ngôn trần thuật đậm chất “khẩu văn” – một hiện tượng độc đáo trong

sáng tác của Nguyễn Quang Lập.89

KẾT LUẬN . 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104

PHỤ LỤC . 111

pdf126 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Quang Lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trách nhiệm của mình mà ông không bao giờ khước từ nó. Chủ tịch thị trấn Lê Đức Huy cuối cùng cũng không thể giấu được thân phận, bản chất của một bần cố nông ngoi lên nhờ gặp thời, để lộ ra bộ mặt hèn nhát một cách xấu hổ, mất tăm biệt tích trong sự khinh rẻ của người đời. Còn những người có kiến thức, hiểu biết, sẵn sàng sống chết hiến thân vì Chủ nghĩa Xã hội như Họa sĩ Tư, như Bí thư huyện ủy Thanh lại trở nên bẽ bàng, đau đớn trong sự bất lực với thời cuộc. Và cả cái chết của thím Hoa, với tội án trốn nhà để chạy theo người yêu và bị gán cho thân phận “Việt gian bán nước”, cuối cùng thím đã chết trong sự miệt thị, rẻ khinh của người đời. Một cái chết tất yếu của những người dám 53 chết để được sống. Thế hệ trẻ lớn lên trong lòng xã hội cũng trở thành nạn nhân của những điều tréo ngoeo, bi kịch. Đó là những hậu quả khủng khiếp và đau lòng của một thời đại xã hội. Với khuynh hướng nhận thức lại hiện thực về một thời đại đã qua, và một cốt truyện hoàn toàn được hư cấu, nhà văn đòi hỏi một sự nhận thức lại về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng từ góc độ nhân bản, đặt ra vấn đề về quyền cá nhân của con người, về bản chất của tự do. Đồng thời tác phẩm cũng có ý nghĩa cảnh báo về những hậu quả mà con người phải trả giá nếu đi ngược lại quyền tự do, quyền cá nhân chính đáng của con người. Trước Những mảnh đời đen trắng, tiểu thuyết Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu cũng đã nói lên sự trăn trở về quyền cá nhân và nhân cách tự do của nó. Cuộc đời nhân vật Giang Minh Sài là tấn bi kịch chua xót của một con người không được là mình, không dám là mình: “Nửa đời người phải yêu cái người khác yêu” [54;331]. Có thể tìm thấy nét tương đồng với bi kịch của nhân vật họa sĩ Tư trong Những mảnh đời đen trắng: “Họ bắt anh nếu đã yêu (Chủ nghĩa Xã hội) thì phải yêu đúng như họ đang yêu. Họ yêu làm sao thì anh phải yêu làm vậy.” [47;129]. Nhưng điểm khác nhau là ở chỗ nhân vật Sài đã ngoan ngoãn yên phận nuông theo ý muốn của thời đại, còn họa sĩ Tư thì vẫn giữ cho mình lối sống ngang ngạnh chống đối, hoặc như thím Hoa, như Thùy Linh đã chọn cách hành động theo quyền tự do của riêng mình. Và dù là cách phản ứng nào, thì tất cả họ đều nhận lấy bi kịch như một lẽ tất yếu khi mà con người chưa thể tạo được sự hài hòa tuyệt đẹp giữa cá nhân và cộng đồng, quyền tự do của con người chưa được quan tâm một cách sâu sắc, thỏa đáng ở một thời đại của xã hội. Cũng như chính tác giả đã khẳng định: “Quyền làm người và khát vọng sống tự do là cảm hứng chung của cuốn sách này” (trao đổi với tác giả luận văn). 2.3. Chuyện “hàng ngày” viết lại từ ký ức Sau hai mươi nắm vắng bóng, Nguyễn Quang Lập trở lại văn đàn cùng với một phong cách hoàn toàn mới lạ: phong cách “khẩu văn”, được thể hiện qua ba cuốn tản văn Kí ức vụn, Chuyện đời vớ vẩn và Bạn văn. Nếu như trước đây, tản văn chỉ dừng lại ở việc thể hiện những cảm xúc của người viết về một hiện thực nào đó thì trong những năm gần đây, tản văn ngày càng có xu hướng thể hiện những mẫu chuyện nhỏ, hoặc những chi tiết có ý nghĩa biểu tượng, nhằm khắc họa một chân dung hay một chuyện đời. Theo đó, ranh giới giữa hiện thực và hư cấu gần như bị xóa mờ. 54 Và trong tản văn Nguyễn Quang Lập, nội dung chủ yếu xoay quanh những câu chuyện đời thường, những chuyện có thật hoàn toàn, và cả những chuyện được hư cấu. Đó là những chuyện hàng ngày, chuyện đời thường được nhà văn “nhặt” lại từ kí ức của mình. Dường như, biến cố cuộc đời vô tình trở thành sự khơi nguồn cho nhà văn nhớ lại mọi chuyện trong kí ức, như một mạch sóng ngầm không bao giờ dứt, khiến nhà văn luôn đau đáu một nỗi niềm về cuộc đời, về con người, khiến ông luôn cảm thấy mình cần viết và phải viết. Tản văn Nguyễn Quang Lập như một hình thức tái cấu trúc kí ức. Nhà văn viết bất cứ khi nào chợt nhớ, chợt thấy, chợt ngẫm ra. Hiện lên trong các trang tản văn của Nguyễn Quang Lập là những hình ảnh người thân, bạn bè và quê hương. Có những bạn hữu thâm tình, có những người quen sơ, và cả những người mà nhà văn chẳng nhớ nổi cái tên, tất cả đều được kể lại trong một câu chuyện ngắn gọn bằng một giọng văn hóm hỉnh, tếu táo. Những con người ấy hiện lên trong trang văn của Nguyễn Quang Lập một cách công bằng qua những cái dung dị, đời thường và “hàng ngày” nhất ở họ, có những thói hư, tật xấu và sự đáng yêu cũng như kính trọng mà không phân biệt chỗ đứng trong cuộc sống. Tất cả đã trở thành những ấn tượng sâu sắc, có sức ám ảnh và day dứt trong kí ức của nhà văn mà ông muốn chia sẻ, cũng như lời tâm niệm của ông : “Tôi nghĩ viết văn là để chia sẻ với mọi người về một điều gì đó, “day dứt, suy nghĩ và đau xót” là những gì tôi muốn chia sẻ với mọi người. Càng già, càng từng trải người ta càng muốn chia sẻ” [101]. Song, ẩn chứa đằng sau đó là sự trải nghiệm và tình yêu thương sâu sắc của nhà đối với cuộc đời và con người, đặc biệt là những con người có số phận. 2.3.1. Chân dung con người – “những mảnh đời đen trắng” Bằng tình yêu sâu sắc đối với quê hương Quảng Bình, Nguyễn Quang Lập đã trân trọng dành những trang viết kể về những người từng gặp khi nhà văn còn sống ở làng Đông, ở thị trấn Ba Đồn của vùng quê Quảng Bình. Đó là những người bạn, những người hàng xóm, là những con người đời thường với những câu chuyện đời thường, thậm chí là vặt vãnh, nhưng lại là những mảnh đời xót xa, cay đắng, mà nhà văn còn lưu lại trong kí ức của mình. Mỗi câu chuyện đều có sức ám ảnh, gợi lên một vấn đề nhức nhối trong cuộc sống về thân phận và tình người. 55 Lật giở lại những trang “kí ức vụn” với những “chuyện đời vớ vẩn”, nhà văn kể về những “thằng Á”, “chị Du”, “thằng Thanh”, “thằng Tụy”, “thằng sứt môi”, “thằng hai đầu gối”, “con ăn ruồi” hay những “anh cu Cá”, “cu Luật”, “cu Đô”, “ông cu Hoi”, “thằng cu Hó” bằng một cái nhìn gần gũi, thậm chí là nhìn xuống để cảm và hiểu về những chuyện đời, chuyện người. Trong họ có những đức tính tốt, nhưng cũng có những thói hư tật xấu. Có những người hám danh, hám lợi, những con người cơ hội, xảo trá, nhưng cũng có người lành hiền, thật thà tất cả đã tạo nên một đời sống xã hội đa dạng, đa chiều, đồng thời làm sống lại một thời ký ức chiến tranh trên vùng đất lửa Quảng Bình, quê hương của nhà văn. Trên vùng đất ấy đã có những mảnh đời, những phận người khác nhau. Có người để lại tấm tình sâu sắc, có người “đi như hạt bụi giữa không trung”. Trong Thằng hai đầu gối là câu chuyện về “thằng Dư” bị dị dạng từ khi mới lọt lòng mẹ, mỗi bước đi đều khụy xuống hai lần, mi mắt phải là một khối thịt lớn trùm xuống đến tận cằm. Nó sống lầm lũi, lúc nào cũng cõng đứa em gái trên lưng, ai giúp cũng không cho. Đến khi em gái chết, nó vẫn cứ khuân khư khư trên lưng, “mình nói em mày chết rồi. Nó nói không, lầm lì kéo em đi, vừa đi vừa khóc, mắt trái dầm dề nước mắt, mắt phải dầm dề máu” [46;17]. Trong Thằng sứt môi lại là cảnh ngộ đau lòng của thằng Hoàn, mỗi lần nhớ mẹ lại đem sáo ra thổi trước hang rắn để gọi rắn ra chỉ vì “ba tao nói mạ tao là con rắn độc” [46;22]. Hay như câu chuyện về “con L.” trong Chẳng biết vui hay buồn, lấy chồng ba bốn năm vẫn chưa thể sinh con, bị gia đình chồng mắng nhiếc, chửi bới đuổi về. Bế tắc, L đành xin người đàn ông khác cho mình đứa con. Tưởng là êm xuôi, nhưng chẳng ngờ người chồng biết được, L. bị đuổi ra khỏi nhà, đứa con ba chục tuổi đầu lại vào tù ra tù 11 lần. Hóa ra, cái điều mà L từng mong mỏi và đã thành ước nguyện lại trở nên ngang trái, bi kịch cho chị. Xúc động hơn cả là câu chuyện về “con Hà” trong Kí ức năm hào, bị chết bom trên đường ra chợ, trong tay vẫn còn nắm chặt khư năm hào, những đồng tiền được coi là to lớn đối với một đứa trẻ. Đó là những con người với số phận không lành lặn, bi kịch và nỗi đau của họ là những câu chuyện của quá khứ, nhưng khi được kể lại qua sự hoài niệm về kí ức lại trở thành những cảm xúc day dứt và đau đáu của nhà văn trong hiện tại. Cuộc sống có thể thay đổi nhưng có những bi kịch phủ lên phận người cứ như tuần hoàn, do vậy mà những câu chuyện ấy có khả năng vượt qua rào cản của thời gian, trở thành sự ám ảnh đối với nhà văn trong cuộc sống hiện tại. 56 Nếu không kể về những nỗi đau, những số phận nghiệt ngã thì Nguyễn Quang Lập cũng chỉ để tâm đến những người bình dân, với những câu chuyện đời thường về họ. Từ những người bạn học, người hàng xóm cùng lứa với mình như thằng Á có sở thích đi rờ con gái lúc đang ngủ, thằng Thanh từ nhỏ đã sớm biết trò người lớn, rồi lớn lên lại làm chuyện đồi bại với vợ người ta; chị Thuận có tật ăn ruồi đến kinh tởm; anh cu Đô tối nào cứ đến ba, bốn giờ sáng lại mặc cái áo bộ đội dài đến đầu gối không thèm mặc quần, đi hết nhà này đến kia trong hàng trăm nóc nhà của những người phụ nữ hoặc là chồng đi công tác xa, hoặc là chồng chết bom chết bệnh; anh cu Cá làm nghề liệm xác, say xỉn tối này, ra ngoài chửi bới om sòm nhưng về nhà lúc nào cũng khúm núm, sợ sệt thằng con trai; anh cu Luật hay cãi lý sự cùn một cách vô cớ; đến cả những bậc tiền bối như ông cu Hoi có tài đặt vè về bất cứ chuyện gì xảy ra trong thị trấn; ông Trần Chu ở xóm bảy vợ với tình cảnh nhiều vợ, đông con nhưng lại có thể sắp xếp cho mọi chuyện êm thắm là vì “trăm sự nhờ vào cu tui”; bà Thiêm bán hàng nước nhưng lại biết rõ không ít chuyện của giới văn nghệ sĩ; hoặc đó chỉ là những hoài niệm về một con chó Giôn đầy nghĩa tình gắn bó với một thời tuổi thơ của tác giả. Dường như Nguyễn Quang Lập kể rất dễ, bởi đó chỉ là những câu chuyện tầm phơ, tầm phào, không hề có những dụng công sáng tạo, hư cấu, cũng chẳng có những ý đồ nghệ thuật, không chứa đựng những tư tưởng, quan điểm với sự đa tầng về ý nghĩa, mà đơn giản chỉ là sự tái lập kí ức bằng con chữ, nhưng có khả năng tạo nên một thế giới đa dạng, nhiều chiều về những con người đời thường. Nguyễn Quang Lập, cũng như thế hệ những người cầm bút thuộc giai đoạn văn học sau 1975 đều có ý thức hướng đến cái đời thường của những con người bình thường, phản ánh nó một cách chân thực, sống động vào những trang viết để làm hiện lên chân dung cuộc sống đa dạng, muôn vẻ. Đi qua thời chiến, với những hình ảnh hoành tráng, những con người và sự kiện được phủ lên bởi những lớp sơn hào nhoáng, đã đến lúc văn học cần trở về với cái dung dị đời thường, thậm chí là tầm thường trong cuộc sống. Xoay quanh những câu chuyện về những người từng gặp nổi bật lên những tính cách. Viết về những người bạn đời thường, nhà văn đã tái hiện một cách sinh động về những tính cách trẻ thơ hồn nhiên, vô tư với những trò chơi nghịch ngợm, những kỷ niệm đẹp đẽ ở làng Đông, hay ở thị trấn Ba Đồn. Kí ức năm hào và Tết miền thơ ấu là câu chuyện kể về tình bạn đáng yêu giữa “mình” với “con Hà”. “Mình ngồi trong chậu tắm, con Hà chạy vòng quanh lêu lêu, nói ê ê lớn rồi mà ở lỗ (cởi truồng) xấu quá xấu quá. Đến lượt nó tắm, mình 57 chạy vòng quanh lêu lêu, nói ê ê điệu điệu, giả đò tắm cả quần, con nít tắm cả quần, điệu điệu” [46;169]. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhà văn cũng không né tránh những câu chuyện dung tục, những thói đạo đức giả, những người chỉ thích sống bằng vẻ bề ngoài như “thằng Thanh”, “thằng Tụy”, “thằng cu Hó”, “Thằng Thanh” được chú D khen là văn minh lịch sự nhất xóm, nhưng chẳng ngờ một lần đi công việc trở về nhà chú lại bắt gặp “thằng Thanh” đang “giở trò” với vợ mình, hay như thằng Tụy bỏ tiền ra mua lấy tiếng tăm cho mình, trở thành ông nhạc sĩ nổi tiếng trong khi một nốt nhạc bẻ đôi cũng không biết, còn thằng cu Hó thì cố gắng làm đủ trò để che giấu cái bản chất quê mùa và phủ lên mình lớp áo thành thị Thái độ khách quan của nhà văn về mặt trái ở con người thể hiện cái tâm của một người cầm bút, hiểu rõ về trách nhiệm của mình với tính chân thực trong văn học. Song, dù viết ở góc cạnh nào, con người nào, nhà văn cũng dành cho họ sự thân tình, gần gũi. Bằng cách gọi “con”, “thằng”, “cu”, “anh”, “chị”, “ông”, Nguyễn Quang Lập đã tạo nên một điểm nhìn rất gần với các nhân vật để từ đó làm “hiện thực hóa” những cái đời thường của con người, của cuộc sống. Tất cả họ, dù tốt dù xấu, đều chân thực, đều hiện hữu xung quanh cuộc sống chúng ta. Mỗi con người, mỗi cuộc đời đều xứng đáng được đi vào văn học hay cả điện ảnh như chính tác giả đã chia sẻ, nhiều lần ông muốn làm phim khi nói về các nhân vật đi qua hồi ức của ông. 2.3.2. Chân dung bạn văn Ở thể loại tản văn, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã dành riêng một mảng viết về những người bạn văn. Nếu hình tượng về những người bình dân, những người bạn trong xóm, trong làng, những người bạn học được Nguyễn Quang Lập “tiếp xúc” trong một phạm vi cá nhân nhỏ hẹp, thì thế giới bạn văn lại mở ra một không khí đời sống văn nghệ đầy sôi động qua 74 bài tản văn. Trong đó hiện lên chân dung cụ thể của hơn 50 văn nghệ sĩ (chưa kể những người chỉ được nhắc đến) là những nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, diễn viên, đạo diễn, Họ là những con người có thật nhưng Nguyễn Quang Lập đã biến họ thành những nhân vật văn học với những điều có thật và những “cảnh” được chính tác giả bỏ công “dàn dựng” nhưng người đọc khó có thể nhận ra những chi tiết “hư cấu”, một điều tối kị trong thể hồi kí/tự truyện. Trong sinh hoạt văn học Việt Nam, trường hợp tản văn Nguyễn Quang Lập nói riêng và trường hợp những hồi kí/chân dung/tự truyện có mục đích tiếp cận và giải cấu đối tượng theo lối phơi bày một sự thực đáng tin trong dáng dấp đáng ngờ nhất nói chung, là không 58 nhiều. Trước Bạn văn của Nguyễn Quang Lập có thể kể đến các tập hồi kí Cát bụi chân ai (1992) của Tô Hoài, Chân dung và đối thoại (1998) của Trần Đăng Khoa. Cả hai tập hồi kí này, cũng như các tập tản văn của Nguyễn Quang Lập, đều có điểm chung là phá bỏ ranh giới truyền thống khi viết về chân dung nhà văn. Không chỉ có tài năng của của văn nghệ sĩ được trân trọng mà cái phần đời thường trong cuộc sống sinh hoạt của họ cũng được quan tâm, thể hiện bằng một niềm yêu mến sâu sắc. Qua các tác phẩm này, người đọc ông hoàng thơ tình Xuân Diệu với những triệu chứng của bệnh đồng tính, cách ăn phở của Lê Lựu, hay những tâm sự đời người của Hoàng Phủ Ngọc Tường Chân dung các nhà văn nổi tiếng cũng từng được Trần Đăng Khoa tạc nên một cách chân thực, sinh động. Chẳng hạn như khi nói về Lê Lựu: “nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như một gã thợ cày vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên. Gương mặt, đầu tóc, quần áo và toàn bộ con người anh như đang toả ra mùi bùn đất, mùi nắng gió, bụi bặm của một vùng đồng bãi châu thổ sông Hồng” [36;76]. Có thể nhận thấy trong đời sống văn học hiện nay, người đọc ngày càng có nhu cầu và thích thú được biết về sự “ló dạng” con người đời tư/đời thường của những người nổi tiếng hơn là sự bày biện, phô trương hình ảnh con người nghệ sĩ, cái mà thông thường dễ bị đông cứng trong khuôn mẫu đạo đức xã hội rằng, người nghệ sĩ ấy phải hoàn hảo về mặt nhân cách và lí tưởng về mặt thẩm mĩ. Ở các bài tản văn, ngòi bút của Nguyễn Quang Lập như một ống kính quay gần, quan sát hết sức tinh tế và khôn khéo để bắt lấy cái phần đáng nói của những người bạn văn, rồi phác họa lại theo cách riêng của mình. Ở mỗi chân dung bạn văn, qua sự cảm nhận của mình, nhà văn chỉ điểm lấy một nét riêng độc đáo, hoặc một lát cắt về họ. Nhà văn quan niệm: “mình viết chân dung cũng như vẽ, phải cố gắng tìm cho ra nét đặc trưng của người ta, chọn lọc tất cả những gì về người đó rồi viết ra” [102]. Với chân dung Nguyễn Khải, điểm nổi bật là cái vỗ vai khen ngợi như nhau dành cho những người đáng khen lẫn không đáng khen và lòng nhiệt thành, tình cảm dành cho những ai đáng tin lẫn không đáng tin (Nhớ Nguyễn Khải). Với Trần Đăng Khoa là tài nói chuyện đáng nể trước những đám đông khác nhau như học sinh-sinh viên, cán bộ Đoàn, hội người mù, trại thương binh, (Trần Đăng Khoa). Với Phùng Quán là sức hấp dẫn trong lối đọc thơ và chuyện nợ rượu “dài tập” (Nhớ Phùng Quán). Với Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự cẩn thận, trau chuốt trong từng câu chữ; hay cái lơ ngơ duyên dáng của một Tuyết Nga xinh đẹp và tài năng (Tuyết Nga); con người điên điên khùng khùng của một Bùi Giáng gàn dở 59 (Nhớ Bùi Giáng); cái tật “tau hí” của một Hải Bằng nhớ nhớ quên quên, luôn coi thơ mình là số một (Nhớ anh Hải Bằng);... Tả Xuân Diệu trong một phiên chợ sau khi chứng kiến chuyện bất bình, Nguyễn Quang Lập đã không ngần ngại cởi bỏ lớp áo thi sĩ “mơ theo trăng và vớ vẩn cùng mây” của nhà thơ này để trở về với hình ảnh một con người đời thường đúng nghĩa: “Xuân Diệu gầm lên một tiếng cha mày, chực lao vào đánh chị. Mọi người lao vào cản ông, mình cũng ôm ông ngăn lại. Xuân Diệu rời đám đông hầm hầm bỏ đi, quên cả bịch thịt chó” [44;114]. Rất nhiều câu chuyện trong thế giới bạn văn kể về những khoảng lặng, những tình cảm chân thành, xúc động trong đời sống văn nghệ vốn sôi động. Đó là lúc Hoàng Phủ Ngọc Tường đang “dầm dề nước mắt” trong tình bạn với Trịnh Công Sơn (Chuyện nhỏ hai người bạn), cũng như tình bạn thân thiết như chị em ruột thịt giữa Hồng Ánh và Mai Hoa (Hồng Ánh), hay một Trần Dần đầy suy tư trong từng giây từng phút, có khi ngồi lặng im đối diện với bức tường in bóng mình, có khi “rung rung như sợ hãi như giận dữ, vừa ho vừa chỉ lên trời, nói tôi muốn nuốt Hà Nội vào lòng, trớ ra đô thành rởm” [44;196], lại có khi “ngồi im như pho tượng gỗ xù xì, móc méo” [46;197] bên hồ Ba Mẫu (Nhớ Trần Dần). Đó cũng là cái lặng lẽ của Bảo Ninh, của Trần Vàng Sao, của Phùng Quán luôn muốn chạy trốn cái ồn ào của sự nổi tiếng trước công chúng, Có thể nói, từ chân dung của những bạn văn, Nguyễn Quang Lập đã làm hiện lên không khí đời sống văn nghệ một thời, có ngọt bùi, có đắng cay, có hạnh phúc, có khổ đau là điều tất yếu trong đời sống của người nghệ sĩ “đã mang lấy nghiệp vào thân” (Nguyễn Du). Giới văn nghệ sĩ vốn là những người thành danh, nổi tiếng và là thần tượng của người khác. Tuy nhiên, qua cảm nhận độc đáo và cái nhìn rất riêng của Nguyễn Quang Lập, bằng sự tếu táo và hài hước của mình, nhà văn đã dựng lại chân dung của những người bạn văn không chỉ có tài năng, cái đáng nể, đáng trọng mà còn mang lấy cái bộ dạng nhếch nhác, sự bê tha, lố bịch hay những thói hư tật xấu là những đặc điểm, tính cách của con người đời thường, hàng ngày của họ. Tất cả đều được phô bày ra một cách tự nhiên, chân thực. Rất nhiều văn nghệ sĩ có tật nghiện rượu và lười tắm. “Anh Quán vẫn hay trêu anh Tạo, anh Sơn, anh Tường, nói ai cũng như mấy ông thì khỏi lo sông Hương hết nước. Anh có câu trêu anh Tường: Nếu không tát cạn biển Đông/ Thì cha Hoàng Phủ đừng hòng tắm cho. Lại có câu trêu anh Sơn: Bao giờ sông cạn đá mòn/ Công Sơn mới rửa hai hòn cho em.” (Nguyễn Trọng Tạo) [46;233]. Còn Phạm Ngọc Tiến thì có lần tắm xong quên mặc 60 quần áo, cứ thế mà đi ra tiếp bạn của vợ (Phạm Ngọc Tiến). Ở nhiều câu chuyện viết về bạn văn là những chuyện hài hước, tưng tửng, thậm chí là tục tĩu. Từ chuyện Phạm Ngọc Tiến ngâm “bộ phận sinh sản” vào nước nóng để chọn giờ lành đẻ con trai (Nhà văn mê con trai); chuyện khôi hài về một liệu pháp chữa bệnh phản khoa học bằng nước tiểu (Niệu liệu pháp), đến cả chuyện anh em văn nghệ sĩ hay có tật “sờ chim” nhau mỗi lần ngủ chung (Chuyện ma) Mỗi người một “tật”. Những chuyện tưng tửng, hài hước ấy khiến những chân dung bạn văn đôi khi mang dáng dấp của một bức biếm họa, hí họa. Nhưng tuyệt nhiên ở đó không hề có bóng dáng của sự chế nhạo hay giễu cợt, mà trái lại, còn có ý nghĩa gợi lên cái không khí tươi vui, nhộn nhịp, rôm rả những câu nói tiếng cười, đầy ắp sự thân tình, gần gũi trong đời sống văn nghệ. Đó là những ấn tượng sâu sắc, khó phai trong hồi ức của nhà văn. Cũng có thể tìm thấy những chân dung “phản diện”, những câu chuyện “đáng buồn” hay là những “mặt trái” trong giới văn nghệ sĩ. Một ca sĩ có Cái miệng hình số tám nào đó đã được tác giả giấu tên là một người đàn bà nạ dòng 65, 67 tuổi cặp kè với “thằng cu chưa đầy 25 tuổi”, lúc nào cũng uốn éo, nũng nịu. Chị nhờ đứa em (Nguyễn Quang Lập) tổ chức giùm chị chương trình ca nhạc nhưng vẫn vô tư không thèm “đá động” gì đến việc thanh toán các chi phí của buổi diễn. Câu chuyện Nhớ Nguyễn Minh Châu đã để lại một khoảng lặng, một dấu hỏi lớn về tình người, tình đời. Nguyễn Minh Châu sống chân thành và gẫn gũi như thế, vậy mà khi nghe tin anh mất, Trung Trung Đỉnh chạy ào xuống chỗ mấy nhà văn đang xem phim trên tivi, nói “anh Châu mất rồi”. Nhưng “Không một cái đầu nào ngẩng lên. Anh Đỉnh tưởng người ta không nghe, lại nói anh Châu mất rồi. Vẫn không ai ngẩng đầu lên, phim đang đến đoạn hay. Anh Đỉnh nói to hơn, gay gắt hơn, nói ơ kìa anh Châu mất rồi mọi người không nghe à. Có người nhăn mặt cái kỉnh, nói biết rồi, và lại dán mắt vào ti vi” [44;169]. Trong bài Nhà văn nhà veo, tác giả tỏ ra khá bất mãn với sự biến chất, sai lệch giá trị ở một đại hội Nhà văn: “Đại hội văn chương chẳng thấy bàn văn chương, chỉ toàn tranh cãi ông này tham ông kia hèn, ông này bất tài ông kia cơ hội” [45;79], “nhà văn lại đi cãi nhau ỏm tỏi ba chuyện phi văn chương” [45;80], ông thấy chán ngán về tình trạng đố kị nhau giữa các thế hệ nhà văn đi trước và lớp trẻ đi sau, giữa những người thành danh và những người chưa có chút tiếng tăm. “Có thể nói chưa ở đâu đố kị, hẹp hòi lại nặng nề như ở giới văn nghệ” [45;236]. Chuyện Người đẹp lại phơi bày một góc khuất trong thực trạng về đời sống văn nghệ. Trong những lần đi biểu diễn, nữ nghệ sĩ MYZ thường bị tấn công bởi sự gạ gẫm trơ tráo của những ông đạo diễn, những vị giám khảo. 61 Một người trong số họ từng nhắn tin cho chị “em nen co them mot huy chuong vang nua de duoc nghe si uu tu. Anh o phong 216, chieu nay len voi anh nhe” [44;262]. Không cần biết ông đạo diễn hay vị giám khảo kia, cũng như nữ nghệ sĩ MYZ là ai, và câu chuyện ấy có bao nhiêu phần trăm là sự thật thì trước thực tế về đời sống văn nghệ từng được biết đến, người đọc vẫn cảm thấy đó là sự thường tình, không hề có yếu tố “bịa” hay “dựng”. Cái dạn dĩ của Nguyễn Quang Lập khi viết về bạn văn là đã dám nói to lên những cái xấu, cái sai của họ, dám vi phạm “vùng cấm” về nhân vật trí thức tài năng, phá vỡ hình tượng toàn bích của giới văn nghệ sỹ bằng cách dựng lên những chân dung văn học rất bạo, rất nghịch, nhưng cũng rất “người”. Với cách viết phóng túng, tếu táo, thô và nghịch, nhà văn đã phơi bày trần trụi chuyện riêng tư của mình, của anh em văn nghệ sỹ, không nề hà cả chuyện giường chiếu – một vấn đề tế nhị khó nói rất dễ chạm đến lòng tự ái của nhiều nhà văn đương thời được “chỉ tên điểm tật” một cách rõ ràng, cụ thể. Nói như tác giả Lê Ngọc, văn chương, xét tới cùng là cuộc chơi của mỗi cá tính. Trong “cuộc chơi liều” ấy, tự do là một “thiết chế” của sáng tạo. Chỉ có tự do sáng tạo mới đem lại quyền dân chủ cho người sáng tác và người tiếp nhận, phát huy tối cao quyền tự do cá nhân. Có những điều lớn lao không bao giờ nói được một điều bé nhỏ. Ngược lại, có những cái tưởng chừng rất tầm thường, vụn vặt nhưng nhiều khi, lại làm nên chuyện. Cũng theo quan điểm của tác giả này, điều quan trọng và thiết yếu đối với mỗi người nghệ sĩ là hãy luôn khảo cứu ngay chính bản thân mình để hiểu mình rõ hơn, biết cách nói ra những điều mình muốn nói, để có tác phẩm đạt đến tính Chân. Khi nhà văn trình diện hết các phương diện tinh thần của mình, từ đó mà có được sự đồng cảm từ người đọc, góp phần làm phong phú đời sống, để đạt tới tính Mĩ. Cái tâm sáng cùng với cái tài cao của người nghệ sĩ sẽ đưa tác phẩm vượt qua mọi rào cản để đạt được tính Thiện. Đó là giá trị của văn học hôm nay. Với cái nhìn trực tiếp, cái nhìn của người trong cuộc, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã khơi lên những “sự thật” ở bề sâu, bề sau, ở những góc khuất trong cuộc sống đời thường của giới văn nghệ sĩ, thường bị che đi hoặc ít được nói đến trước công chúng. Không thể vẽ chân dung những người nổi tiếng chỉ bằng những nét vẽ ca ngợi, nét vẽ trang trọng, nét vẽ thần tượng. Đó là cái độc đáo và mới mẻ của những tác phẩm chân dung. Và đối với Nguyễn Quang Lập, ông “rất ghét chân dung tạo ra nhằm tâng bốc, khen nhau thì đó không phải là chân dung, đó là báo cáo thành tích” [102]. Vì thế, nhà văn đã chọn những chi tiết đời thường rất đắt, rất độc đáo, rất hài, ít người biết như là một điểm nhấn về đối tượng. 62 So với hai cuốn hồi kí của Tô Hoài và Trần Đăng Khoa, các tập tản văn của Nguyễn Quang Lập đậm đặc chi tiết đời tư hơn nhiều và do đó, những yếu tố của một đời tư như lời ăn tiếng nói, thói quen ứng xử, sinh hoạt và cả những ham muốn dung tục, cũng được trưng dụng hữu ích nhằm làm cho đối tượng trở nên cực thực và nhất làcó khả năng tạo ra những nhận thức mới về đối tượng. Xét cho cùng “con người diễn nôm na ra ai chẳng lằng nhằng!” [82]. Tuy rất khó giải thích rõ ràng nhưng phải thừa nhận rằng, cái sự lằng nhằng ấy được hiểu một cách chung chung chính là tính chất, bản chất của con người nhất. Nói cách khác, đã là con người ai cũng lằng nhằng. Một đời sốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_02_4995435988_4669_1871518.pdf
Tài liệu liên quan