Luận văn Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT

NAM VỀ TỘI ĐÁNH BẠC .9

1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc .9

1.2. Phân biệt tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam với một số tội phạm

khác.16

1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc từ năm 1945 đến

nay.17

1.4. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội đánh bạc.26

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH

BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.31

2.1. Khái quát tình hình xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong

những năm gần đây.31

2.2. Định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.35

2.3. Định khung hình phạt tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.43

2.4. Quyết định hình phạt đối với tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .46

2.5. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội đánh bạc trên địa

bàn tỉnh Đồng Nai.54

Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC .57

3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội đánh bạc.57

3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội đánh bạc: .61

KẾT LUẬN .68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf81 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và dạng hành vi chơi đánh bạc làm nghề nghiệp đều được quy định chung trong cùng một điều luật và không có sự phân hoá TNHS đối với những dạng hành vi này, trong khi ở Việt Nam tội Tổ chức đánh bạc hoặc Gá bạc và mức hình phạt được quy định ở một Điều luật riêng. Thứ ba, Điều luật trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không quy định mức định lượng cấu thành tội phạm cơ bản, các tình tiết định khung tăng nặng, và mức chế tài tối đa đối với người phạm tội đánh bạc trong luật hình sự Trung Quốc chỉ đến 3 năm tù. Nhìn chung, so với quy định về tội đánh bạc trong BLHS của Việt Nam, thì quy định về tội đánh bạc trong BLHS Trung Quốc là khá ngắn gọn. Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới đều coi đánh bạc nói riêng và hành vi cờ bạc nói chung là bất hợp pháp, tuy nhiên có một điểm chung chúng ta cần lưu ý đó là các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Úc đều xem đánh bạc là hành vi hợp pháp luôn có những chính sách hình sự phù hợp để quản lý hoạt động cờ bạc. Tuy nhiên, trải qua ba lần pháp điển hoá BLHS năm 2015 quy định về tội đánh bạc tại Điều 321 về cơ bản bảo đảm tính chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, quy định chi tiết về cấu thành tội phạm và các chế tài đối với người thực hiện hành vi đánh bạc; thể hiện rõ nét chính sách hình sự của nước ta về tội phạm đánh bạc trái phép. Tóm lại, việc nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự về tội đánh 29 bạc một số nước nêu trên giúp chúng ta có cơ sở khoa học để góp phần hoàn thiện hơn quy định của BLHS Việt Nam về tội đánh bạc. 30 Tiểu kết chương 1 Chương 1 của Luận văn, tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc, qua đó đã đạt được một số kết quả như: 1. Đã nghiên cứu các tài liệu liên quan, tổng hợp các quan điểm của các tác giả đi đến xây dựng được khái niệm tội đánh bạc như sau: Tội đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tham gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá hay các dấu hiệu khác theo quy định của BLHS, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến trật tự công cộng. 2. Đi sâu vào phân tích một cách chi tiết các dấu hiệu chung và dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc, từ đó làm cơ sở phân biệt với tội Tổ chức đánh bạc và gá bạc. 3. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội đánh bạc qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến nay, qua đó chỉ rõ sự kế thừa và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn quy định về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam cho đến nay. 4. So sánh những điểm giống và khác nhau về tội đánh bạc trong BLHS Việt Nam với với một số nước như: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học, góp phần bổ sung lý luận về tội đánh bạc, là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật tại Chương 2 và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội đánh bạc trong Chương 3. 31 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Khái quát tình hình xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây Trong những năm qua, tình hình tội phạm về đánh bạc trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng mặc dù có chiều hướng giảm nhẹ nhưng có diễn biến phức tạp; quy mô, mức độ ngày càng lớn, tính chất, thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi. Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tố tụng đối với tội phạm đánh bạc cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó đã xử lý nghiêm minh, kịp thời các đối tượng phạm tội, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho đầu tư phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên sự biến đổi khôn lường của các quan hệ xã hội, sự nghiêm trọng của tội phạm làm cho quy phạm pháp luật không thể bao quát hết tất cả những hành vi phạm tội dẫn tới những quy định đó không phù hợp với sự vận động của xã hội. Tội đánh bạc qua thực tiễn xét xử vẫn còn xảy ra những vướng mắc và khó khăn về quan điểm giữa các cơ quan tư pháp không thống nhất khi xử lý tội phạm. Trong thời gian 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017, mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nhưng nhìn chung số vụ việc tội phạm xảy ra vẫn còn ở mức cao. Tòa án nhân dân các huyện thị (11 huyện thị) và Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã xét xử nhiều vụ đánh bạc với rất nhiều bị cáo. Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 mà Luận văn tổng hợp giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về tình hình tội đánh bạc trong thời gian gần đây: 32 Bảng 2.1. Số lượng số vụ và bị cáo phạm tội đánh bạc bị đưa ra xét xử trong nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 Loại tội phạm 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo đánh bạc 259 856 278 1160 242 919 177 669 139 566 Nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội 881 1278 841 1340 725 1115 766 1160 675 814 Tổng số 1140 2134 1119 2500 967 2034 943 1829 814 1380 Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai Bảng 2.2. Tỷ lệ tội đánh bạc trong nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 Loại tội phạm 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo đánh bạc 22.7% 40.1 % 24.8 % 46.4 % 25% 45.1 % 18.7 % 36.5 % 17% 41% Nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội 77.3% 59.9 % 75.2 % 53.6 % 75% 54.9 % 81.3 % 63.5 % 83% 59% Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai 33 Bảng 2.3. Tỷ lệ nhóm tội phạm đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 S T T Nhóm tội phạm 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo 1 Trật tự xã hội 44.2 % 49.8 % 41.3 % 51.5 % 40.3 % 50.6 % 41.1 % 53.7 % 40.0 % 49.2 % 2 Xâm phạm sở hữu 42.7 % 38.7 % 46.1 % 38.4 % 47.3 % 38.7 % 44.0 % 33.7 % 45.5 % 37.6 % 3 Ma tuý 11.2 % 9.7% 11.4 % 8.8% 10.9 % 9.1% 12.6 % 10.9 % 13.2 % 11.7 % 4 Khác 1.9% 1.7% 1.2% 1.3% 1.5% 1.6% 2.3% 1.7% 1.3% 1.5% Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai Bảng 2.4. Tỷ lệ tội phạm đánh bạc đã bị xét xử theo khung hình phạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 Tội phạm đánh bạc 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo Số vụ bị cáo Khoản 1 72.9 % 86.3 % 73% 87.4 % 73.9 % 87.2 % 79% 88.1 % 77.6 % 90.6 % Khoản 2 27.1 % 13.7 % 27% 12.6 % 26.1 % 12.8 % 21% 11.9 % 22.4 % 9.4% Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai Qua nghiên cứu số liệu về tình hình xử lý hình sự về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, tuy tình hình tội phạm trong nhóm tội xâm phạm trật tự xã 34 hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang có chiều hướng giảm cả về số vụ lẫn số bị cáo [Bảng 2.1], nhưng về tỷ lệ nhóm tội trong cơ cấu các nhóm tội phạm thì các tội xâm phạm trật tự xã hội chiếm tỷ lệ gần như tương đồng với nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu [Bảng 2.3]. Trong đó, tội đánh bạc chiếm tỷ lệ dao động từ 17% đến 24.8% về số vụ trong nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng [Bảng 2.2], nhưng lại nổi bật về số bị cáo tội đánh bạc luôn chiếm tỷ lệ khá cao từ 36.5% đến 46.4% [Bảng 2.2] so với bị cáo trong nhóm tội nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Mặc dù, có sự tương đồng, thậm chí thấp hơn về số vụ so với nhóm tội xâm phạm sở hữu nhưng số bị cáo ở nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng vẫn luôn ở mức cao hơn. Những điều này, cho thấy tình hình tỷ lệ số lượng bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang và vẫn tiếp tục giữ mức độ cao. Cho thấy, công tác đấu tranh phòng chống tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây còn chưa thật sự hiệu quả, đòi hỏi phải có sự thay đổi về quy định của pháp luật và có các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng đúng các quy định của BLHS về tội đánh bạc. Thứ hai, tỷ lệ số vụ đánh bạc bị đưa ra xét xử theo khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999 dao động từ 72.9% đến 79% và số bị cáo dao động trong khoảng từ 86.3% đến 90.6%, cho thấy các vụ án đã xét xử chủ yếu tập trung vào khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999, tuy nhiên số còn lại bị xét xử theo khoản 2 Điều 248 với các tình tiết định khung: “Có tính chất chuyên nghiệp”,“Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên”,”Tái phạm nguy hiểm” vẫn đang chiếm tỷ lệ ổn định. Do số bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng và do đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm. Do đó, hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội đánh bạc có ý nghĩa 35 thực tiễn quan trọng, nhằm kéo giảm tỷ lệ bị cáo bị xét xử về tội phạm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2.2. Định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2.2.1. Khái quát lý luận định tội danh tội đánh bạc Việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự (QPPLHS) diễn ra trong thực tiễn khá phức tạp, thể hiện ở 3 giai đoạn: định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt (bao gồm cả quyết định các biện pháp xử lý khoan hồng khác). Trong đó, định tội danh là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Bởi lẽ, định tội danh được thực hiện bởi tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình tố tụng hình sự. Theo GS.TS Võ Khánh Vinh thì: “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự” [62, tr.9-10]. Do đó, để có thể đưa ra khái niệm ngắn gọn và đầy đủ về định tội danh tội đánh bạc, chúng ta cần phải kế thừa kết quả nghiên cứu của khoa học luật hình sự về khái niệm định tội danh của GS.TS Võ Khánh Vinh nêu trên. Điều 321 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội phạm có tên tội danh là: “Tội đánh bạc”. Như vậy, khái niệm định tội danh tội đánh bạc như sau: Định tội danh tội đánh bạc là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 321 BLHS. Tương ứng với những căn cứ phân loại khác nhau, việc định tội danh tội đánh bạc cũng được phân chia thành những trường hợp khác nhau: 36 Thứ nhất, căn cứ vào cấu thành tội phạm cơ bản, tức là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội. Do tính chất đặc thù của tội đánh bạc, định tội danh tội đánh bạc theo dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm. Định tội danh tội đánh bạc theo mặt khách quan của tội phạm là định tội danh theo các dấu hiệu hành vi khách quan được quy định tại Điều 321 BLHS năm 2015. Căn cứ vào hình thức phạm tội, định tội danh đánh bạc được chia thành định tội danh trong trường hợp đánh bạc đơn lẻ và định tội danh đánh bạc trong trường hợp đồng phạm, trong trường hợp nhiều (đa) tội phạm. Định tội danh tội đánh bạc trong trường hợp đồng phạm là trường hợp định tội danh trong trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm. Định tội danh tội đánh bạc trong trường hợp có nhiều tội phạm là trường hợp định tội danh trong trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội nhưng trong đó có hành vi đánh bạc. 2.2.2. Thực tiễn định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2.2.2.1. Thực tiễn định tội danh tội đánh bạc theo cấu thành tội phạm cơ bản Cấu thành cơ bản của tội đánh bạc được quy định tại khoản 1 Điều 321 BLHS. Thực tiễn định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian vừa qua cho thấy các TAND đều định tội danh đúng theo các yếu tố cấu thành tội phạm. Điển hình như Bản án số: 55/2017/HSST của TAND huyện Tân Phú ngày 01/8/2017: Vào khoảng 21 giờ 30, ngày 04 /02/2017 tại nhà Phạm Văn D ở ấp 5, P, huyện T, tỉnh Đồng Nai, Phạm Văn D, Đinh Văn Đ, Trần Đăng T2, Phạm Thanh T3, Nguyễn Quốc C, Trần Thanh S, Trần Văn B, Phan Minh T6, Trần Văn H sau khi uống rượu xong rủ nhau đánh bài ăn tiền, tất cả đồng ý. Phạm 37 Văn D chuẩn bị 01 chăn màu xanh lá cây trải trên nền nhà, 01 dĩa sứ màu trắng và bộ bài tây 52 lá. Hình thức đánh bài là bài kéo xì dzách. Các đối tượng ngồi vào 7 tụ bài. Mỗi tụ làm cái 3 ván bài, sau đó chuyển qua tụ ngồi kế bên làm cái. Cứ như vậy làm cái xoay vòng cho các tụ bài. Theo quy định mỗi tụ bài đặt với tụ bài làm cái mỗi ván bài từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Trong lúc chơi đánh bạc thì thi thoảng người chơi bỏ vào ca nhựa một số tiền để mua thuốc, nước, đồ ăn. Đến khoảng 1 giờ 30, ngày 05/2/2017, thì bị lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, kinh tế ma túy công an huyện T phát hiện và bắt quả tang cùng tang vật. Thu giữ: trên người các đối tượng: Phạm Văn D: 5.000.000 đồng, Đinh Văn Đ: 80.000 đồng, Trần Đăng T2: 6.100.000 đồng, Nguyễn Quốc C: 1.730.000 đồng, Trần Thanh S: 500.000 đồng, Trần Văn B: 16.600.000 đồng, Trần Văn H 60.000 đồng. Thu giữ: 02 bộ bài tây 52 lá đã qua sử dụng, 01 dĩa sứ màu trắng, 01 chăn màu xanh lá cây, 03 xe mô tô, 9 điện thoại di động các loại. Tang vật thu giữ: Số tiền thu trên người các bị cáo đã và sẽ dùng vào việc đánh bạc là 30.070.000 đồng. Thu giữ: 02 bộ bài tây 52 lá đã qua sử dụng, 01 dĩa sứ màu trắng, 01 chăn màu xanh lá cây, 03 xe mô tô, 9 điện thoại di động các loại. Như vậy, trong vụ án này, Tòa án đã định tội danh là tội đánh bạc theo mặt khách quan của tội phạm. Hành vi đánh bạc bằng hình thức “xì zách” làm cái xoay tua tất cả người chơi chính là hình thức nhiều người đánh bạc với nhau. Mặc dù, Nghị quyết số 01/2010/ NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân nhân tối cao chỉ hướng dẫn cách xác định “tiền và hiện vật dùng để đánh bạc” và nêu ví dụ cách tính tiền đánh bạc đối với các trường hợp đánh bạc bằng hình thức đánh đề, đua ngựa, cá độ bóng đá, nhưng trong trường hợp này do đánh bạc “làm cái xoay tua” nên số tiền dùng 38 vào việc đánh bạc của Phạm Văn D, Đinh Văn Đ, Trần Đăng T2, Phạm Thanh T3, Nguyễn Quốc C, Trần Thanh S, Trần Văn B, Phan Minh T6, Trần Văn H là tổng số tiền thu trên người của Phạm Văn D, Đinh Văn Đ, Trần Đăng T2, Phạm Thanh T3, Nguyễn Quốc C, Trần Thanh S, Trần Văn B, Phan Minh T6, Trần Văn H đã và sẽ dùng vào việc đánh bạc là 33.920.000 đồng. Do đó, quan điểm của tác giả nghiên cứu nhận thấy TAND đã định tội danh tội đánh bạc và xác định số tiền dùng để đánh bạc trong trường hợp này là đúng quy định pháp luật. 2.2.2.2.Thực tiễn định tội danh tội đánh bạc trong trường hợp đồng phạm, đa tội phạm. Thực tiễn định tội danh tội đánh bạc cho thấy đa số TAND đã thực hiện đúng các quy định của BLHS về đồng phạm, nhiều tội phạm. Có thể nêu một số ví dụ về định tội danh tội đánh bạc trong các trường hợp này như sau: * Định tội danh tội đánh bạc trong trường hợp đồng phạm: Phần lớn các vụ án các đánh bạc có đồng phạm đều xuất hiện dưới dạng đồng phạm giản đơn với vai trò giúp sức tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Bản án số: 119/2018/HSST ngày 31/10/2018 của TAND thị xã Long Khánh có nội dung: Trần Thanh Nam, Mã Thành Danh, Nguyễn Thanh Toàn, Dương Tấn Đạt, Dương Trường Xuân, Phạm Văn Tài, Kim Văn Long, Phan Thế Lực và Dương Thị Nhân có mối quan hệ quen biết với nhau từ trước. Với mục đích thu tiền xâu, từ khoảng đầu tháng 04/2018 đến ngày 19/04/2018, vợ chồng Danh, Nhân đã cho phép các đối tượng trên tham gia đánh bạc bằng hình thức xóc dĩa tại nhà của mình được khoảng 10 lần. Danh và Nhân quy định mỗi người khi vào tham gia đánh bạc phải đưa cho vợ chồng Danh, Nhân số tiền là 50.000 đồng (gọi là tiền xâu). Số tiền này, Nhân sử dụng một ít mua 39 nước, thuốc lá, mì gói cho các con bạc sử dụng, số còn lại hưởng, sử dụng chi tiêu trong gia đình. Ngoài ra, trong quá trình các đối tượng đánh bạc thì Danh, Nhân có sử dụng một cái vỏ lon sữa bò để ở nơi đánh bạc, khi ai ăn liên tiếp nhiều ván hoặc thắng lớn hoặc cuối buổi ăn nhiều thì cho thêm tiền xâu vào lon. Tổng số tiền hưởng lợi của vợ chồng Danh, Nhân là khoảng 3 triệu đồng. Trước khi tham gia đánh bạc thì Nam có chuẩn bị và mang theo một bộ thiết bị điện tử được Nam đặt mua trên mạng internet trước đó để chơi gian lận nhằm ăn tiền của các con bạc khác. Việc này, được Nam bàn bạc với Danh vào ngày 18/04/2018 và Danh đồng ý cho Nam đưa thiết bị này vào chơi gian lận với điều kiện khi ăn sẽ chia tiền cho Danh. Khoảng 12 giờ ngày 19/04/2018, các bị can Nam, Danh, Toàn, Lực, Tài, Xuân, Long, Đạt cùng nhau chơi đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa ăn tiền do Nam làm cái tại gian nhà bếp của nhà Danh. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày thì bị Công an thị xã Long Khánh bắt quả tang 6 bị can Nam, Toàn, Lực, Tài, Xuân, Đạt. Riêng Danh và Long chạy thoát, lần lượt các ngày 19/4/2018 và ngày 11/7/2018, lên cơ quan công an đầu thú. Khi bắt quả tang thu giữ tiền trên chiếu bạc số tiền 5.100.000 đồng, một bộ thiết bị điện tử để chơi gian lận, một chén, một đĩa, 04 con “vị” và một bộ bài tây 52 lá. Ngoài ra, thu giữ tiền dùng vào việc đánh bạc trên người các con bạc, cụ thể: Nam mang theo 7.000.000 đồng dùng đánh bạc, ăn được khoảng 2.000.000 đồng, lúc bị bắt thu giữ trên người Nam là 7.750.000 đồng. Xuân mang theo 2.900.000 đồng dùng đánh bạc, chơi huề vốn và bị thu giữ trên người là 2.900.000 đồng. Đạt mang theo 1.000.000 đồng dùng đánh bạc, thua còn 140.000 đồng bị thu giữ trên người. Lực mang theo 830.000 đồng dùng đánh bạc thua còn 30.000 đồng bị thu giữ trên người. Tài mang theo 800.000 40 đồng dùng đánh bạc và thua còn 30.000 đồng bị thu giữ trên người. Toàn mang theo 350.000 đồng dùng đánh bạc thua hết thì bị bắt. Long mang theo 1.000.000đ dùng đánh bạc, lúc bị bắt còn 450.000 đồng cầm trên tay chạy thoát. Danh có 300.000 đồng dùng đánh bạc thua hết. Tổng số tiền các bị can dùng để đánh bạc với nhau là 11.300.000 đồng. Số tiền “xâu” bảy đối tượng Nam, Toàn, Lực, Tài, Xuân, Long, Đạt đã đưa cho Nhân là 350.000 đồng. Tại bản án này, Tòa án đã định tội danh tội đánh bạc trong trường hợp đồng phạm đối với các bị cáo Trần Thanh Nam, Mã Thành Danh, Dương Trường Xuân, Dương Tấn Đạt, Kim Văn Long, Phan Thế Lực, Phạm Văn Tài, Nguyễn Thanh Toàn với số tiền dùng đánh bạc là 16.400.000 đồng với nhận định “Đây là vụ án đồng phạm giản giản đơn, các bị cáo đều tham gia với vai trò là người thực hành”. Riêng đối với bị cáo Dương Thị Nhân, Toà án dựa trên các quy định của pháp luật hình sự đã định tội danh tội đánh bạc trong trường hợp đồng phạm với nhận định “bị cáo Nhân là người đứng ra thu tiền xâu hưởng lợi, không trực tiếp tham gia đánh bạc nhưng có hành vi sử dụng nhà của mình chứa chấp các con bạc để thu tiền xâu, hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, nhưng đã đồng phạm về tội đánh bạc”. Việc định tội danh đánh bạc trong trường hợp đồng phạm trong vụ án này là đúng quy định pháp luật. * Định tội danh tội đánh bạc trong trường hợp nhiều tội phạm: Nghiên cứu Bản án số: 57/2017/HSST ngày 01/5/2017 của TAND thị xã Long Khánh: Khoảng 09 giờ ngày 28/5/2017, khi bị can Lưu Trung Tín cho các bị can Võ Đình Tâm, Lại Tấn Phúc, Hà Văn Huy, Lê Vinh Hiển đánh bạc có thu tiền tại nhà bị can Tín thuộc khu phố 2, phường Xuân Trung, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Long Khánh bắt quả tang. Tổng số tiền các bị can dùng để đánh bạc là 26.012.000 41 đồng. Ngoài ra, trong thời gian từ ngày 30/4/2017 đến ngày 27/5/2017, Tâm và Phúc đánh bạc với nhau bằng hình thức cá độ bóng đá 13 lần, trong đó có 02 trận bóng đá với số tiền là 6.000.000 đồng và 11.550.000 đồng; 11 trận còn lại cá độ với số tiền dưới 5.000.000 đồng. Trong bản án này, TAND đã định tội danh đánh bạc trong trường hợp đồng phạm với nhận định “Đây là vụ án đồng phạm giản đơn, trong đó bị cáo Tâm giữ vai trò là người rủ rê các bị cáo khác đánh bạc; các bị can Phúc, Huy, Hiển trực tiếp tham gia đánh bạc”. Ngoài ra, TAND còn định tội danh theo CTTP cơ bản về tội Gá bạc với nhận định “Đối với hành vi của bị cáo Lưu Trung Tín cho các bị cáo khác mượn nhà của mình quản lý để đánh bạc có thu tiền. Do tổng số tiền các bị can Tâm, Phúc, Huy, Hiển dùng để đánh bạc trong cùng một lần là 26.012.000 đồng nên hành vi của bị can Tín đã cấu thành tội gá bạc”. Trong vụ án này, ngoài lần bắt quả tang, các bị cáo Tâm, Phúc còn nhiều lần đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá với nhau nên các bị cáo này bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội nhiều lần, được quy định tại điểm g khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự. Việc định tội danh đánh bạc trong trường hợp phạm tội nhiều lần như trên của TAND là đúng quy định pháp luật. 2.2.2.3. Vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội đánh bạc Thực tiễn định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây cho thấy có một số vướng mắc nảy sinh cần giải quyết, nhất là đối với hành vi đánh bạc trái phép đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp. Chẳng hạn qua một vụ án hình sự cụ thể về định tội danh đối với hành vi “thư ký đề” trong tội đánh bạc bằng hình thức đánh đề: 42 Để có tiền phục vụ cho mục đích cá nhân, bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Lan đã nhiều lần tổ chức ghi đề cho các con bạc tại nhà, sau đó giao phơi đề và tiền ghi đề lại cho cho 01 người đàn ông tên Sang (chưa rõ họ tên, địa chỉ) để hưởng hoa hồng là 5% trên tổng số tiền ghi đề trong ngày. Tổng cộng, bị cáo đã tổ chức ghi đề được 07 ngày với số tiền hưởng lợi là 455.000 đồng, số tiền cá cược đánh bạc trong 45 phơi đề cơ quan công an thu giữ vào ngày 24/11/2013 là 32.498.000 đồng nên Tòa án đã xét xử bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Lan phạm tội “Tổ chức đánh bạc” theo khoản 1 Điều 249 BLHS. Nghiên cứu vụ án thứ hai: Lúc 15 giờ 15 phút ngày 18/7/2013, La Kim Phượng đang ghi số đề hai con số 80 và 77 với số tiền 25.000 đồng cho Nguyễn Văn Nam (hiện không rõ địa chỉ) tại khu vực thuộc khu phố 1, phường Xuân Bình, thị xã Long Khánh thì bị công an thị xã Long Khánh bắt quả tang thu giữ 14 phơi đề của ngày 18/7/2013 với tổng số tiền trong phơi là 3.628.000 đồng, 01 sổ ghi kết quả sổ xố cùng 2.360.000 đồng tiền mặt. Qua điều tra, Phượng khai nhận đã tổ chức ghi đề được 03 ngày cho một người phụ nữ (chưa rõ họ tên, địa chỉ) để hưởng hoa hồng 2,5%. Hàng ngày Phượng đi bán vé xố dạo trên địa bàn thị xã Long Khánh, nếu ai có nhu cầu đánh đề thì Phượng ghi số vào 01 tờ giấy gọi là phơi đề, giao cho người chơi 01 tờ còn Phượng giữ 01 tờ để theo dõi. Đến khoảng 16 h00 cùng ngày Phượng giao toàn bộ số phơi đề đã ghi cho người phụ nữ tại nơi mà 02 bên đã hẹn, còn tiền Phượng giữ lại để trả cho khách trúng đề, sau đó Phượng lấy tiền hoa hồng rồi mới giao lại cho người phụ nữ đó. Do Phượng mới ghi đề được 03 ngày thì bị bắt quả tang nên lượng khách còn ít và Phượng cũng chưa hưởng lợi được gì, riêng ngày 18/7/2013 sau khi tính tiền khuyến mãi cho khách thì số tiền thực nhận có được trong 14 phơi đề là 2.833.500 đồng. Với hành vi phạm tội như trên, La Kim Phượng bị Tòa án tuyên phạm tội “đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999. 43 Như vậy, ở đây chúng ta thấy cùng một hành vi làm trung gian ghi số đề (hay còn gọi là thư ký đề) mà Tòa án đã định tội danh khác nhau. Điều này cho thấy vấn đề đánh giá cũng như định tội danh đối với người trung gian ghi số đề đang còn bất cập cần được hướng dẫn cụ thể. 2.3. Định khung hình phạt tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2.3.1. Thực tiễn định khung hình phạt tội đánh bạc Như đã thống kê tại bảng 2.4, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phần lớn các vụ án bị xét xử theo khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp xét xử theo khoản 2 Điều 248 BLHS. Trong đó, đa phần là tình tiết định khung “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên”, điều này cũng cho thấy tính chất của tội phạm đánh bạc là nghiêm trọng, tội phạm đánh bạc trong một số trường hợp không còn tính nhỏ, lẻ mà đã chuyển sang tính ăn thua với số tiền khá lớn, các bị cáo đánh bạc chỉ cần liên lạc với nhau thông qua nhiều phương tiện hiện đại như điện thoại di động, mạng xã hội mà không cần t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_toi_danh_bac_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam_tu_thu.pdf
Tài liệu liên quan