Luận văn Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (Rhodomyrtus tomentosa (aiton) hassk.) ở vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Đặt vấn đề .6

2. Mục tiêu nghiên cứu .7

3. Nội dung nghiên cứu.7

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN. 8

1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu – VQG Phú Quốc (Kiên Giang) .8

1.1.1. Vị trí địa lý .8

1.1.2. Địa hình .8

1.1.3. Khí hậu – thời tiết.11

1.1.4. Thủy văn.12

1.1.5. Hệ thực vật .13

1.2. Phân bố, sinh thái .14

1.3. Công dụng.15

1.3.1. Về dinh dưỡng.15

1.3.2. Về làm thuốc .15

1.4. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .15

1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới.15

1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .16

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 18

2.1. Địa điểm thu mẫu.18

2.2. Thời gian nghiên cứu.18

2.3. Phương pháp nghiên cứu .19

2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa.19

2.3.2. Phương pháp bảo quản mẫu .19

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá, thân non .19

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái và cấu tạo thân .20

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái hoa.20

2.3.6. Phương pháp phân loại phấn hoa .204

2.3.7. Phương pháp xác định thành phần hóa học của quả Sim.20

2.3.8. Phương pháp giám định taxa gọi là Sim .21

2.3.9. Phương pháp điều tra .21

2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu.21

2.3.11. Phương pháp lập ô.21

2.3.12. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững .22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 23

3.1. Xác định loài Sim ở VQG Phú Quốc có khả năng chế biến rượu. .23

3.1.1. Về phân loại.23

3.1.2. Mô tả hình thái .24

3.1.3. Hình thái hạt phấn hoa .35

3.1.4. Đặc điểm giải phẫu.35

3.2. Phân bố sinh thái của loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.).39

3.2.1. Mô tả hiện trạng rừng và các đặc điểm của các trạng thái rừng vùng nghiên cứu.39

3.2.2. Phân bố Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) theo mật độ.43

3.2.3. Phân bố loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) theo các sinh cảnhrừng.44

3.2.4. Hiện trạng phân bố Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) phân theo các

loại đất ở từng vùng.46

3.2.5. Sản lượng quả Sim .62

3.3. Các phương pháp sản xuất rượu Sim .64

3.3.1. Phương pháp thủ công.64

3.3.2. Phương pháp công nghiệp (Quy trình sản xuất) .64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 67

1. Kết luận.67

2. Kiến nghị.67

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 69

PHỤ LỤC . 71

pdf83 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc tính sinh học sinh thái của loài sim (Rhodomyrtus tomentosa (aiton) hassk.) ở vườn quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hoa Sim, dù màu hồng hay trắng, đều chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể [10]. - Rễ Sim vị ngọt, hơi chua, có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dung chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, trĩ, bỏng lửa [15]. 1.4. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới - Robert. W. Scherer: Cây cho người (Plants for man) (1972), Giới thiệu cây Sim làm cây ăn quả có ích. - Tài nguyên thực vật ở Đông Nam Á (Prosea 1992) (Plant resources of South-East 16 Asia Dye and Tannin producing plants), tập 3: Thực vật cho sản phẩm nhuộm và tamin, giới thiệu cây Sim và cây tiểu Sim cho chất nhuộm. - Trên thế giới, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Sản phẩm tự nhiên, Khoa Y học truyền thống, Khoa khoa học, Đại học Prince of Songkla, Hat Yai, Songkhla 90112, Thái Lan (2009) thì lá của cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) được nghiên cứu để chiết xuất tạo ra Rhodomyrtone - chất kháng và chống nhiễm trùng, vấn đề này được đề cập trong các tài liệu sau [16]: • Surasak Limsuwan, Erik N. Trip, Thijs R.H.M. Kouwen, Sjouke Piersma, Asadhawut Hiranrat, Wilawan Mahabusarakam, Supayang P. Voravuthikunchai, Jan Maarten van Dijl, Oliver Kayser:” Phytomedicine” (2009), tập 16, vấn đề 6, trang 645 - 651, giới thiệu chất Rhodomyrtone là một thuốc kháng khuẩn tự nhiên từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) (2011) • Surasak Limsuwan, Anne Hesseling-Meinders, Supayan Piyawan Voravuthikunchai, Jan Maarten van Dijl, Oliver Kayse: “Phytomedicine” (2011), tập 18, vấn đề 11, trang 934 - 940, giới thiệu tác dụng kháng sinh và chống nhiễm trùng của Rhodomyrtone từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) trên vi khuẩn Streptococcus pyogenes. • Surasak Limsuwan, Oliver Kayser, Supayang Piyawan Voravuthikunchai: “Hoạt động kháng khuẩn của Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. Chiết xuất lá đối với phân lập lâm sàng của Streptococcus pyogenes”. (2012) - Nghiên cứu của Đại học Dược Dayananda Sagar, Bangalore, Ấn Độ: “Ảnh hưởng chữa lành và chống oxi hóa của dịch chiết từ (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) trên bệnh loét dạ dày mãn tính ở chuột” (2010) cho thấy cây Sim được sử dụng chữa trị trong các rối loạn dạ dày như đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, áp xe, xuất huyết, và là một chất khử trùng rửa các vết thương [13]. - Tại Mỹ, công ty Seacoast Natural Health đã sản xuất và bán các một số chế phẩm từ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) [17]. • “Rhodomyrtus tomentosa Liver”: Tăng sản xuất mật, và được sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh gan, và viêm gan. • “Rhodomyrtus tomentosa Fruit Benefits In Skin Care”: Giúp dưỡng ẩm da, cải thiện làn da, làm sạch da và để sử dụng cho da khô, da thô, và mùi cơ thể. 1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Võ Văn Chi (1996) “Tự điển cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu kỹ cả 2 loài Sim 17 Rhodomyrtus và Rhodamnia làm thuốc, đặc biệt dùng để chế biến rượu Sim. Đỗ Tất Lợi (1999) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu cây Sim làm thuốc và chế thành rượu ngon như rượu Nho. Phạm Hoàng Hộ (2000) “Cây cỏ Việt Nam”, tập 2, giới thiệu cả họ Sim và mô tả các loài Sim, trong đó có phân tích công dụng. Võ Văn Chi (2004) “Tự điển thực vật thông dụng, tập 2” đã giới thiệu chi Rhodomyrtus và cây Sim làm thuốcvà chế biến rượu bổ. Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (2004), phần 2 giới thiệu cây Sim trong nhóm cây ăn được. Viện Dược Liệu (2006) “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2”, giới thiệu cây Sim về cách trồng, các bộ phận dung, thành phần hoá học và các bài thuốc trong đó có rượu Sim. Tạ Xuân Tề, Thái Thành Lượm (2008) “Đánh giá hiện trạng môi trường đất và đề xuất biện pháp chống suy thoái một số hệ sinh thái rừng tại VQG Phú Quốc”. Võ Tòng Xuân (2008) đã xây dựng “Mô hình bảo tồn, nghiên cứu phát triển cây Sim đảo Phú Quốc”, chủ yếu để lập ra cho được một kiểu sử dụng đất rừng Phú Quốc, vừa bảo vệ môi trường rừng, vừa tạo ra của cải phi gỗ để giúp dân xoá đói giảm nghèo, vừa sản xuất ra đặc sản Phú Quốc đem lại nguồn thu cho ngân sách”. 18 CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm thu mẫu - Đề tài được khảo sát tại các sinh cảnh phân bố Sim ở VQG Phú Quốc, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. (theo Điều tra sự phân bố của cây Sim tại VQG Phú Quốc của Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước). Hình 2.1. Bản đồ phân bố và sản lượng cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Nguồn: Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước, năm 2012 2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian khảo sát thực địa được tiến hành trong 4 đợt • Đợt 1: từ 06/03/2012 đến 14/03/2012. 19 • Đợt 2: từ 13/11/2012 đến 17/11/2012. • Đợt 3: 21/ 01/2013 đến 26/01/2013. • Đợt 4: từ 10/03/2013 đến 16/03/2013 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa - Tuyến điều tra được thiết kế qua các kiểu trạng thái rừng và qua các đơn vị đất đai khác nhau để phát hiện thành phần các loài Sim. - Tuyến điều tra được thiết lập để điều tra phát hiện thành phần thực vật rừng, tuyến có thể sử dụng đường mòn, đường xe hoặc sông, suối đi qua nhiều trạng thái rừng hoặc đến các điểm có hệ sinh thái thực vật phân bố khác nhau. - Thu thập mẫu: Ghi chép và đánh dấu các cá thể, các loài bắt gặp, thu mẫu những loài mới trên tuyến điều tra trong phạm vi 2 m của 2 bên đường tuyến. - Nguyên tắc thu mẫu: Mỗi mẫu phải lấy đầy đủ các bộ phận gồm cành, lá và hoa quả của cây Sim. Mỗi cây thu từ 2 - 3 mẫu. Khi thu mẫu phải ghi chép đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ, kích thước cây, màu sắc hoa, quả 2.3.2. Phương pháp bảo quản mẫu - Đối với mẫu cành mang lá: Mẫu thu được đặt gọn trong 1 tờ báo gập 4, vuốt ngay ngắn (chú ý trên mẫu phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả hai mặt của lá mà không phải lật mẫu). Sau đó xếp nhiều mẫu thành chồng và dùng đôi cặp mắt cáo để bó chặt và ép mẫu. 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá, thân non - Đối với lá: Quan sát hình thái lá bánh tẻ (lá thứ 7 tính từ ngọn của cành cấp 2) - Đối với thân: Chọn các mẫu thân sơ cấp tiến hành nghiên cứu hình thái, cấu tạo giải phẫu - Để nghiên cứu cấu tạo giải phẫu, ta tiến hành cắt mỏng mẫu vật bằng dao lam và tiến hành nhuộm kép phòng thí nghiệm Thực vật - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh • Cắt mẫu thành từng lát mỏng. • Cho lát cắt vào đĩa đồng hồ chứa javen ngâm trong 15’. • Rửa sạch mẫu bằng nước cất, dung ống nhỏ giọt hút hết javen ra sau đó cho nước cất 20 vào, lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi mẫu sạch. • Cho acid acetic ngâm trong 5’ để rửa hết javen, sau đó rửa sạch bằng nước cất • Cho dung dịch carmin – phèn chua vào mẫu ngâm trong 15’, sau đó rửa sạch bằng nước cất • Nhuộm xanh methylen trong 1’, sau đó rửa sạch bằng nước cất và ngâm trong nước cất để mẫu khỏi bị khô • Quan sát mẫu dưới kính hiển vi và chụp ảnh.[4] 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu hình thái và cấu tạo thân - Mô tả: Dạng thân, màu sắc thân • Giải phẫu cấu trúc thân non (cách ngọn 1 cm) bằng phương pháp cắt mỏng bằng dao lam và mẫu được nhuộm kép với xanh methylen và đỏ carmin 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu hình thái hoa - Quan sát và mô tả: cụm hoa, hình dạng, kích thước các thành phần cấu tạo hoa (dùng thước kẹp để đo kích thước) 2.3.6. Phương pháp phân loại phấn hoa - Được tiến hành tại phòng thí nghiệm viện Sinh học Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh • Lấy mẫu nghiên cứu: lấy mẫu hạt phấn hoa đã trưởng thành của các mẫu của các mẫu cho vào một túi nhỏ và ghi rõ tên khoa học của tiêu bản, số hiệu và nơi lưu giữ. • Xử lý mẫu: bằng phương pháp axêtolyza • Làm tiêu bản hiển vi hạt phấn: hút mẫu bằng pipet, nhỏ một ít dịch mẫu lên lam kính để soi, quan sát (chụp ảnh, mô tả, đo kích thước trên các tiêu bản tạm thời với kính hiển vi quang học). • Phương pháp đo hiển vi: để đo kích thước hạt phấngồm đo cực xích đạo và trục cực của hạt phấn dùng thước đo vật kính và thước đo thị kính. • Phương pháp mô tả hình thái: mô tả hình dạng, cấu trúc hạt phấn ở hai vị trí cực và xích đạo • Phương pháp chụp ảnh hiển vi: chụp ảnh nhằm minh họa cho phần mô tả hình thái hạt phấn [8]. 2.3.7. Phương pháp xác định thành phần hóa học của quả Sim - Được thực hiện tại phòng phân tích sắc kí của Trung tâm dịch vụ phân tích thí 21 nghiệm TP.HCM - Thành phần hoá học được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC- MS, thực hiện trên máy Agilent Technologies 6890N (USA), cột HP5-MS (dài 30 m; đường kính trong 0,25 mm; lớp phim dày 0,25 mm) liên hợp với máy khối phổ Agilent Technologies 5973 inert (USA), khí mang Heli (0,9 ml/phút). - Chương trình nhiệt độ: 40 °C (giữ 2 phút), tăng 3°C/phút cho đến 200oC (giữ 2 phút), tăng 20°C/phút đến 250°C (giữ 10 phút). Nhiệt độ inlet: 250oC, nhiệt độ MSD: 350oC. Thư viện phổ NIST-MS search 2.0a -2002. 2.3.8. Phương pháp giám định taxa gọi là Sim - Sử dụng phương pháp hình thái so sánh bảng khóa tra trên cơ sở các tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước, đồng thời có đối chiếu so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Quốc gia được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật Viện Sinh học Nhiệt đới. (mẫu số 14651) 2.3.9. Phương pháp điều tra - Điều tra sinh cảnh Sim theo phụ lục 1 - Điều tra đánh giá sản lượng Sim theo phụ lục 2 - Điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 40 người dân tại bốn vùng khảo sát có phân bố Sim về tình hình khai thác, sản lượng, cách thu hái chế biến sử dụng và tiêu thụ quả Sim theo phụ lục 3 2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm Excel, Word, Statgraphics để lưu trữ, thống kê những thông tin thu thập được. 2.3.11. Phương pháp lập ô - Quy cách ô: + Rừng Tràm (4 trạng thái): 1.000 m2 (40 x 25m): + Trạng thái rừng IA, IB, IC: 500 m2 (25 x 20m). Hướng Bắc - Nam: 40m; hướng Đông - Tây: 25m. - Địa hình tại nơi lập ô: Địa hình lập ô định vị và ô đo đếm tương đối bằng phẳng, có độ dốc chênh lệch không quá 10 độ. 22 2.3.12. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững - Trên cơ sở các tài liệu điều tra của các chuyên đề, đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để đề xuất các giải pháp bảo tồn phù hợp với Luật đa dạng sinh học; Nghị định 117 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. 23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xác định loài Sim ở VQG Phú Quốc có khả năng chế biến rượu. 3.1.1. Về phân loại Ngành: Mộc lan - Magnoliophyta Lớp: Mộc lan - Magnoliopsida Phân lớp: Hoa hồng – Rosidae (Brongniart, 1893) Bộ: Sim - Myrtales Họ: Sim – Myrtaceae (Juss, 1789) Chi: Sim - Rhodomyrtus Loài: Rhodomyrtus tomentosa Wight (Ph.h. Hộ: Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Wight Spicil. Neilgh.I, p. 60, tab. 71; Miq. Fl. Indiae Bat., I, I,p.477; Benth. Fl. Hongk., p. 121; Duthie in Fl. Brit. India, II, p. 469: Trimen Handb. Ceylon, II, p. 166; Myrtus tomentosa Ait; DC. Prodr., III, p. 240; Wight Illustr., II, p. 12, tab. 97; Icones, tab. 522; M. canescens Lour., Fl. Cochinchin., I, p. 311; Phạm Hoàng Hộ (2003), An Illustrated Flora of Vietnam, ep 2, p.43. Tên đồng nghĩa: Myrtus tomentosa Ait., M. canescens Lour Tên địa phương: Sim, Đào kim phượng, Dương lê, Co nim (Thái), Mác nim (Tày), Piểu ním (Dao), Trợ quân lương. Số hiệu các mẫu vật thu hái tại Phú Quốc năm 2012 Vùng I: Rạch Tràm: PQ01, PQ02, Suối Tiên: PQ03, PQ04, Bãi Thơm: PQ05, PQ06 Vùng II: Gành Dầu: PQ 11, PQ12 Vùng III: Mũi Đá Chồng: PQ07, PQ08 Bãi Bổn: PQ09, PQ10 Vùng IV: Ấp Búng Gội – xã Cửa Dương: PQ13, PQ14 Rạch Cá – xã Hàm Ninh: PQ 15, PQ16 24 3.1.2. Mô tả hình thái • Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.). Cây bụi cao 1-2 m, thân non màu vàng nâu, có nhiều lông mịn; thân già màu nâu đen có các đường nứt chạy dài, tiết diện tròn, vỏ thân nhăn nheo. Cành non 4 cạnh, không lông, sau tròn, nhẵn Hình 3.1. Cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Hình 3.2. Thân cây Sim Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Lá đơn, mọc đối. Phiến lá hình xoan ngược hay bầu dục tù, thuôn ở gốc, có mũi ở đỉnh, dài 4 - 7cm, rộng 2- 4cm, phủ lông ngắn, sau nhẵn ở mặt trên, có lông nhung mầu trắng ở mặt dưới, dầy, mép răn reo bìa phiến nguyên hơi cong xuống phía dưới; lá già mặt 25 trên màu xanh lục đậm, nhẵn bóng, mặt dưới màu vàng xanh có rất nhiều lông mịn; lá non có lông ở cả 2 mặt. Gân lá hình lông chim nổi rõ mặt dưới . Gân chính từ gốc 3, 2 gân bên ở sát mép lá, cong lại hơi mảnh khá rõ. Gân bên 7-8 đôi, nổi rõ cả 2 mặt lá, gân nhỏ mảnh, làm thành mạng lưới dầy.nổi rõ ở mặt trên; cặp gân bên thứ nhất rất mờ xuất phát từ gốc chạy dọc sát theo bìa phiến tới ngọn; cặp thứ 2 to xuất phát cách đáy phiến 0,7-1 cm chạy song song theo mép lá cách bìa phiến 0,3-0,5 mm và nối với các cặp gân phụ còn lại. Cuống lá hình trụ, màu vàng nâu, dài 0,4 - 0,7cm có lông mềm. Không có lá kèm. Hình 3.3. Lá trên cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Hoa mọc đơn độc, hay 3 hoa ở nách lá. Hoa màu hồng, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Trong điều tra nhận thấy có cây hoa Sim màu trắng, nhưng có cây cho cả 2 màu hoa tím, trắng lẫn lộn trên cùng gốc, nên có người cho rằng có thêm loài hoa Sim trắng. Nhưng qua kết quả khảo sát, xác định rằng chỉ có một loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) 26 Hình 3.4. Cành mang hoa trên cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Hình 3.5. Hoa trên cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Hoa thức và Hoa đồ: 27 Cuống hoa hình trụ, màu vàng nâu, có nhiều lông mềm mịn, dài 1,5-2cm. Hình 3.6. Cuống hoa trên cây Sim (()Rhodomyrtus tomentosa Lá bắc dạng quả xoan, mọc đối,có lông mềm, đính ở gốc của đài, cuống hình trụ dài 0,5-0,6 cm; phiến màu xanh, hình bầu dục, nhiều lông mịn, có 3 gân chính màu vàng nâu nổi rõ ở mặt dưới, dài 0,5-1 cm. 28 Hình 3.7. Lá bắc trên cây Sim Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Lá bắc con 2 lá, dạng vẩy hình bầu dục, có một gân ở giữa lồi ở mặt ngoài, ôm sát đáy bầu, dài 0,2-0,3 cm. Đế hoa lõm hình chén, mặt ngoài màu vàng nâu, có nhiều lông mịn, dài 0,5-0,7 cm. Hình 3.8. Lá bắc con trên cây Sim ()Rhodomyrtus tomentos Cánh đài thành ống dính vào bầu, màu xanh, có lông mềm, có 3-5 cạnh, trên chia 5 thùy, tiền khai năm điểm, gần hình tròn hay bầu dục, dài 0,3-0,4cm, rộng 0,4-0,6cm, tồn tại ở quả. 29 Hình 3.9. Đài hoa trên cây Sim () Hình 3.10. Cánh đài tồn tại ở quả trên cây Sim (() Cánh tràng 5, gần đều, rời, màu hồng tím mặt trên đậm hơn mặt dưới, lúc non lõm, sau phẳng và mềm, có lông ở mặt ngoài, dạng quả xoan ngược.có 4-5 gân nổi rõ ở mặt dưới và rất nhiều lông mịn ở 2 mặt và bìa cánh hoa; phiến rộng hình bầu dục dài , dài 1,5-2cm, rộng 0,8-1,2 cm, cán hẹp dài 0,15-0,2 cm, rộng 0,2-0,25 cm; tiền khai năm điểm. 30 Hình 3.11. Cánh hoa Sim () A. Mặt dưới B. Mặt trên Nhị rất nhiều, gồm nhiều nhị, rời, không đều, đính thành vòng trên đế gốc phẳng và có lông; chỉ nhị dạng sợi màu hồng tím, nhẵn, đều nhau, dài 0,6 cm. Hình 3.12. Bộ nhị của hoa Sim () Bao phấn hình tròn có ô phấn cách nhau đính lưng, mở bằng khe bên, 2 ô, màu vàng, hình bầu dục, dài 0,5 - 0,6 mm, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. A B 31 Hình 3.13. Bao phấn của hoa Sim () Hạt phấn hình tam giác, màu vàng nâu, có 3 lỗ, đường kính 25µm. Hình 3.14. Hạt phấn của hoa Sim () Nhụy: có bầu hạ, 3 ô, chia theo chiều ngang, mỗi ô nhỏ có 1 noãn. Noãn nhiều, dính vào góc trong của ô, noãn cong. Lá noãn 3 dính tạo bầu dưới 3 ô, có 3 vách giả chia thành 6 ô , mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy dài bằng nhị, hình trụ, có lông mềm ở gốc, ở ½ bên dưới màu trắng, ở ½ bên trên màu hồng, dài 1-1,5 cm; đầu nhụy hình đầu, to hơn vòi nhụy dạng dĩa hơi chia thành 3 thùy, màu hồng đậm, đường kính 0,1-0,2 mm; bầu hình chuông, dài 0,5-0,8 cm, rộng 0,3- 0,4 cm, màu xanh, có nhiều lông mịn. 25µm 32 Hình 3.15. Nhụy của hoa Sim (). Quả mọng hình trứng ngược lớn bằng quả sơ ri, mang đài tồn tại ở đỉnh, màu xanh sát cuống, phía trên màu đỏ nâu, mầu tím đậm, nạc, nhiều lông mịn, mùi thơm dịu, đường kính 1,2-1,5 cm, dài 1,5-2 cm, chứa rất nhiều hạt. Hạt hình thang, màu nâu, xếp 2 hàng trong mỗi ô, khá nhiều, dạng móng ngựa. Phôi rất cong Hình 3.16. Quả cây Sim () A. Vòi nhụy B. Đầu nhụy A B 33 Hình 3.17. Quả cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Bằng các phương pháp chiết xuất đã phân tích được thành phần hóa học của quả Sim theo bảng 3.1 sau: Bảng 3.1. Bảng thành phần hóa học của quả Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Thành phần Giá trị trên 100g phần ăn được Nước (g) 71,4 ± 1,28 Đường tổng số (g) 7,36 ± 0,17 Acid (citric) (g) 0,24 ± 0,08 Tannin (g) 1,63± 0,25 Pectin (g) 0,63 ± 0,02 Vitamin C (mg) 13,5 ± 2,59 Kết quả phân tích cho hàm lượng nước trong quả Sim chiếm tỉ lệ lớn, kế đến là chất khô hòa ta với lượng tương đối cao so với các thành phần khác (chủ yếu là đường và acid). Hàm lượng pectin trong quả Sim tương đương với các dạng quả khác (trong quả nho: 0,2 – 1%, quả táo: 0,5 – 1,6%), hàm lượng đường tương đối cao làm cho quả Sim có vị ngọt. Quả Sim còn có vị chua và chát là do sự hiện diện của acid và tannin. Ngoài ra trong quả Sim còn có vitamin C với hàm lượng khoảng 13,5/100g, hàm lượng pectin khoảng 0,633% làm cho dịch quả có độ nhớt cao. Quả Sim được thu hái tại rừng Sim ở Phú Quốc, được xử lý sơ bộ và phân loại theo kích thước (đường kính, chiều dài), độ chín. Kết quả phân loại quả Sim được thể hiện ở A. Bổ dọc B. Bổ ngang A B 34 hình 3.19. Quả Sim rừng được phân thành 5 loại, bao gồm: ₋ Loại 1: quả Sim chín đen có kích thước lớn , cây cho quả hình tròn, cụt: Nhóm cây có cuống quả xòe, quả nhiều, dày, có nhiều hạt, quả chín, thịt khô, có phẩm chất quả ngọt. Cây cho năng suất khá cao 5kg/cây/năm. ₋ Loại 2: quả Sim chín đỏ có kích thước lớn, cuống quả túm, quả thưa, ít hạt, quả khi chín thịt ướt, phẩm chất quả hơi ngọt, năng suất thấp hơn 3 – 4kg/cây/năm. ₋ Loại 3: quả Sim chín đen có kích thước nhỏ, cuống quả dài, đáy nhọn, quả dày, quả ít hạt, khi chín thịt quả ướt, cơm dày, có vị ngọt thanh, năng suất cao 5kg/cây/năm. ₋ Loại 4: quả Sim chín đỏ có kích thước nhỏ, cuống quả túm, lượng quả trung bình, quả cơm dày, hạt ít, khi quả ngọt, quả ướt, có nhiều nước, năng suất quả tương đối khá 4 – 5 kg/cây/năm. ₋ Loại 5: quả Sim chín đen có kích thước lớn, quả có đáy dài, cuống quả xòe, quả cơm ít, ít hạt, khi chín nhiều nước ngọt, năng suất quả cao nhất 5 – 6kg/cây/năm [5]. Hình 3.18. Các loại quả Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) A. Loại 1 B. Loại 2 C. Loại 3 D. Loại 4 E. Loại 5 Nhận xét: Ở 4 vùng thu hoạch thì nhận thấy tại vùng VI (Rạch Cá - Hàm Ninh) là nơi cho dạng quả có năng suất cao so với các vùng khác. (chủ yếu quả dạng 1,dạng 3, dạng 5) A B C D E 35 3.1.3. Hình thái hạt phấn hoa 1 2 3 4 5 6 Hình 3.19: Giải phẫu hạt phấn hoa Sim () 1,2,3: Vị trí xích đạo 4,5,6: Vị trí cực Hạt phấn đơn hạt, đẳng cực, đối xứng tia, kiểu 3 rãnh- ora, có dạng hơi dẹt ở vị trí xích đạo (Hình: 1, 2, 3) và dạng tam giác đến hơi tròn ở vị trí cực (Hình: 4,5,6). o Kích thước: P = 16,03 ( 12,20-19,52) µm; E = 21,25 (19,52-24,40) µm; P/E= 0,76 (0,63-0,81). o Cửa : Cửa có rãnh hình đường dài, đôi khi kéo dài đến cực (Hình: 4,5). Ora hình bầu dục thẳng góc với trục cực (Hình: 1, 2), kich thước : 3,6 x 4,8-6,10 (µm). o Vỏ hạt phấn dày khoảng 2µm, có tầng phủ, dạng lưới- hạt. Sexine/Nexine<1. 3.1.4. Đặc điểm giải phẫu 3.1.4.1. Thân 3.1.4.1. Biểu bì uốn lượn, 1 lớp tế bào hình tam giác kích thước không đều, lớp cutin dày, dày có lông che chở đơn bào uốn lượn. Mô mềm: có 6 – 7 lớp tế bào hình bầu dục kích thước không đều, càng vào trong tế 36 bào càng to. Trụ bì: có 1 - 5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, hóa sợi Lục bì: gồm 1-2 lớp tế bào vách cellulose. Libe 1: có 1 – 2 lớp tế bào hình bầu dục, dẹp thành cụm. Libe 2: có 5 -6 lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm. Gỗ 1: khó nhìn thấy, mỗi bó 1-2 mạch xếp thành cụm, mỗi cụm gồm 1 - 3 bó. Gỗ 2: có các tế bào mạch gỗ hình đa giác kích thước to và không đều, phân bố trong mô mềm gỗ Mô mềm gỗ: các tế bào hình đa giác nhỏ, vách tẩm cellulose dày. A B C D E F 37 Hình 3.20. Giải phẫu ngang thân non cây Sim () Lá Gân chính: lồi ít ở mặt trên, lồi nhiều ở mặt dưới, gợn sóng Biểu bì trên: 1 lớp tế bào hình tam giác đỉnh bầu hay nhọn, kích thước không đều; có lớp cutin dày, uốn lượn nhiều; có lông ở biểu bì dưới. Libe và gỗ xếp thành hình cung, gỗ ở trên libe ở dưới. Mô mềm gỗ: các tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách tẩm chất gỗ. Libe: Có 5 - 6 lớp tế bào hình đa giác rất nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Mô cứng, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách dày, xếp vòng liên tục bao quanh libe gỗ. A.B. C. Các mô D. Tầng bì sinh E. Gỗ 2 F. Gỗ 1 G,H Libe trong G H C D A B 38 Hình 3.21. Giải phẫu căt ngang lá cây Sim () Phiến lá : Biểu bì trên tế bào hình tam giác khá đều, lớp cutin rất dày và phẳng; Biểu bì dưới tế bào hình tam giác hay chữ nhật kích thước không đều, cutin dày, rất nhiều lông và lỗ khí. Mô giậu 2 lớp tế bào hình chữ nhật, dưới 1 tế bào biểu bì thường có 1-2 tế bào mô mềm giậu, Mô mềm khuyết tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau, hình đa giác, bầu dục hoặc tròn. Hình 3.23. Cấu tạo giải phẫu cuống lá Sim () Rhodomyrtus tomentosa A. Cuống lá cắt ngang B. Bó dẫn A. Gân chính cắt ngang B. Biểu bì dưới C. Biểu bì trên D. Libe và gỗ 0.2mm A B A B 39 3.2. Phân bố sinh thái của loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.). 3.2.1. Mô tả hiện trạng rừng và các đặc điểm của các trạng thái rừng vùng nghiên cứu. - Dựa vào bản đồ thảm thực vật của VQG Phú Quốc tỉ lệ 1/25.000, và đánh dấu 4 vùng có sự hiện diện của cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) Vùng I: ở từ vùng xã Đồng Bà - Rạch Tràm đến xã Bãi Thơm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt I của VQG Phú Quốc. Vùng II: Phân bố ở Rạch Vẹm – xã Gành Dầu đến xã Cửa Cạn nằm trong phân khu phục hồi sinh thái I của VQG Phú Quốc. Vùng III: Phân bố ở mũi Đá Chồng đến Bãi Bổn. Vùng IV: Phân bố ở ấp Búng Gội – xã Cửa Dương, Rạch Cá – xã Hàm Ninh. Hình 3.24. Bản đồ phân bố và sản lượng cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) 40 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước, năm 2012 - Theo kết quả điều tra của Sub-FiPi (năm 2009), VQG Phú Quốc có 5 sinh cảnh rừng thuộc kiểu rừng thứ sinh: (1) Sinh cảnh rừng thứ sinh sau khai thác chọn; (2) Sinh cảnh rừng thứ sinh sau khai thác kiệt; (3) Sinh cảnh rừng thứ sinh sau nương rẫy cũ; (4) Sinh cảnh rừng cây bụi; (5) Sinh cảnh rừng trên đất cát ven biển; Và 2 sinh cảnh rừng thuộc hệ sinh thái rừng úng phèn: Sinh cảnh rừng tràm và sinh cảnh truông nhum. Trong đó có mô tả các loài Sim xuất hiện ở 3 sinh cảnh: Sinh cảnh rừng cây bụi thuộc kiểu rừng thứ sinh và sinh cảnh rừng trên đất cát ven biển, sinh cảnh rừng tràm thuộc thuộc hệ sinh thái rừng úng phèn. - Ngoài ra theo các kết quả điều tra kiểm chứng hiện trạng rừng VQG Phú Quốc thuộc dự án Quy hoạch đầu tư phát triển VQG Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2020 của Sub-Fipi và kết quả điều tra, đánh giá kiểm kê hiện trạng rừng cho các dự án phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phú Quốc do Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước thực hiện năm 2011, 2012. - Sau đó học viên phối hợp với nhân viên VQG, Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước tiến hành khảo sát thực địa, đặt các ô tiêu chuẩn để khảo sát các đặc điểm các vùng từ đó tách ra vị trí những kiểu rừng ở từng vùng có hiện diện loài Sim. Nhận thấy rằng cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.) chỉ xuất hiện ở các trạng thái đất chưa thành rừng: IA, IB, IC, rừng tràm và vùng ven trạng thái rừng phục hồi IIA. 3.2.1.1. Rừng phục hồi IIA - Diện tích 143,5 ha chiếm 5,3% diện tích vùng nghiên cứu. Phân bố ở các tiểu khu 56, 58, 61, 71, 72, 73 thuộc phân khu phục hồi sinh thái. - Rừng đang phục hồi và phát triển nhờ những cây tiên phong định vị và bán định vị. Do đó, rừng có kết cấu đơn giản, có thể xem như một tầng rừng đồng nhất. Các loài cây ưu thế chiếm tới 46,9%, bao gồm các loài: Sổ (Dilenia ovata Wall. ex. Hook. f. & Th.), Dẻ (Lithocarpus annamensis (Hick.&Cam.)), Cám (Parinarium aunamensis Hance), Tràm (Melaleuca cajuputi Powel.), Giền trắng (Xylopia pierrei Hance.), Chò sót (Schima crenata Korth.).- Tầng cây bụi: Cao 2 – 4m, , gồm các loài: Cọc rào (Jatropha curcas L.), Tam lang (Barringtonia macrostachya (Jack) Kurz.), Tai nghé (Aporosa serrata Gagnep.), Sầm (Memecylon harmandii Guillaumin.)... - Tầng thảm tươi: Cao 0,5 -1 m, với các loại như: Dong riềng (Canna indica L.), Sâm nam (Boerhavia diffusa L.)..., xen lẫn một số loại dây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_11_0330689306_9956_1871544.pdf
Tài liệu liên quan