Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam

MỤC LỤC

MỤC LỤC .3

DẪN LUẬN .5

1. Mục đích và ý nghĩa của luận văn .5

2. Lịch sử vấn đề .6

3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu.11

4. Phương pháp nghiên cứu.11

5. Đóng góp của luận văn.12

6. Câu trúc của luận văn .12

Chương 1: CẢM HỨNG VỀ THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN

NGAN SƠN NAM.14

1.1. Cảm hứng về thiên nhiên .14

1.1.1. Thiên nhiên đầy cam go, bất trắc.14

1.1.2. Thiên nhiên trù phú, ưu đãi con người .18

1.2. Cảm hứng về con người .24

1.2.1. Con người nghĩa khí, hào hiệp .26

1.2.2. Con người yêu quê hương, đất nước .29

Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TRUYỆN NGAN SƠN NAM.35

2.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam .35

2.1.1. Không gian sông rạch Nam Bộ .35

2.1.2. Không gian chợ búa.40

2.1.3. Không gian tâm tưởng.43

2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam.46

pdf96 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam là một người rất ý thức với thân phận của người dân mất nước nên trong hầu hết truyện ngắn của ông, cảm hứng yêu nước cũng luôn hiện diện với nhiều dạng thức khác nhau. Có khi là một nỗi đau ngậm ngùi, có khi là một nỗi buồn man mác, có lúc cũng sục sôi căm hờn. Hầu hết các truyện ngắn của ông dù viết về đề tài gì, dù diễn ra ở đâu cũng ẩn chứa một tấm lòng yêu nước dạt dào. Mặc dù đôi lúc ông cố tình giấu nó đi, để tránh sự kiểm duyệt của kẻ thù, nhưng người đọc vẫn nhận ra và từ đó mà có sự đồng cảm với ông. Nhưng đôi khi quá bức xúc ông cũng không ngại ngần gì mà không bộc lộ nỗi lòng mình: "Vào cuối năm 44 1945, thực dân Pháp đem bỉnh ròng tướng mạnh qua xứ "Nam kỳ thuộc địa" để tái lập trật tự an ninh. Đầu năm 1946, dân chúng ở rạch Cái Càu ăn một cái tết không ra tết vì các tỉnh lỵ miền Hậu Giang đã lọt vào tay quân Pháp cả rồi" [34,9]. Trong truyện ngắn Hai ông già cũng vậy, Sơn Nam miêu tả sự trăn trở của thầy giáo Trích khi được giới thiệu làm thông ngôn cho Pháp. Vì sinh kế nên ông phải nhận lời. Nhiứig nhận lời rồi ông lại bâng khuâng, vì ông cho rằng làm thông ngôn cho Tây thì cũng chính là đã theo Tây, nhưng theo Tây một cách "sạch sẽ". Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, sự đấu tranh tư tưởng ở thầy giáo Trích đã diễn ra. Cuối cùng ông đã nhận lời, dù đó chỉ là sự miễn cưỡng: "Trên đường đi ra chợ T.B, trong một thoáng, thầy ta hơi chạnh lòng, làm sao lừa dối lương tâm được. Như vậy là... theo Tây rồi! Một kiểu theo Tây hơi sạch sẽ" [34,105]. Mặc dù là người không trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu, nhưng Sơn Nam theo dõi rất sát tình hình của đất nước, nhất là đối với vùng đất Nam Bộ. Những diễn biến về chính trị, quân sự, những đổi thay về văn hoa đều được ông theo dõi một cách sát sao. Chính vì lẽ đó mà ông thấy được sự đổi thay của đất nước, có niềm tin tất thắng vào cách mạng. Cho nên trong các truyện ngắn của ông đâu chỉ có những ngậm ngùi khi đất nước tang thương, đâu chỉ có những đắng cay của người dân nô lệ, mà nó còn có cả một niềm tự hào về lịch sử, truyền thống văn hoa dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự đổi thay của đất nước, tin rằng quê hương sẽ sớm sạch bóng quân thù, tương lai đất nước ngày càng xán lạn. Ở truyện ngắn Miếu Bà Chúa Xứ, Sơn Nam cho ta thấy được tội ác man rợ của những tên thực dân xâm lược và niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước. Sơn Nam để cho nhân vật ông Tư Đạt trở về hồi ức của mình để kể lại tội ác dã man của kẻ thù. Lúc ấy, ông Tư Đạt là một đứa bé chăn trâu đã chứng kiến cảnh những tên xâm lược đến xóm Đìa Gừa, Gò Mã Lạn giết chết hết cả xóm. Đến nỗi, người chết nhiều hơn người sống nên chôn không xuể, khiêng không nổi, phải để võng khiêng một lần hai người. Ông Tư Đạt vô cùng ngậm ngùi và hờn căm, cảm thấy bất lực trước tội ác của kẻ thù, nhiữig ông còn có một niềm tin mãnh kiệt vào truyền thống văn hoa, lịch sử của dân tộc và ông tin rằng vận nước sẽ đổi thay: "Hay là họ buồn rầu khi nhìn cậu bé chăn trâu còn sống sót thuở nọ giờ đây sống hẩm hiu. Từng vệt sao rơi, phải chăng đó là những niềm tin tưởng soi bóng quyển sử trường cửu của đất nước, một quyển sử không có số trương mà mỗi luống cày là một tở giấy bao la, mõi bụi lúa là một nét chữ khống nhòa, muôn năm linh động?" [26,99]. Cùng một niềm tin vào sự đổi thay của đất nước ngày càng tốt hơn, lục cụ Tăng Liên mượn nụ cười của đức Quan Âm để trải lòng mình. Vì là nhà sư nên lục cụ 45 tin vào kiếp luân hồi, tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Ông đã lấy chuyện đạo để nói chuyện đời, lấy chuyện cõi phật để soi vào chốn trần thế, mượn nụ cười của đức Quan Âm để nhắn nhủ mọi người: hãy lạc quan yêu đời và hãy tin vào vận hội mới của đất nước, vì đất nước chắc chắn sẽ đổi thay: "Vạn vật đều biến đổi. Duy có nụ cười của đức Quan Ẩm bốn mặt...Bốn mặt của Ngài nhìn bốn phía để cứu khổ chúng sinh, khuyên ai nấy trầm tĩnh vì sự đời mãi đổi thay, thay đổi" [26,83]. Trong truyện ngắn Sơn Nam còn xuất hiện một dạng không gian khác nữa, mà chúng tôi tạm gọi là không gian huyền sử. Đây là dạng không gian do tác giả tưởng tượng ra, nhằm biểu đạt những ý tưởng mà không gian cụ thể không thể dung chứa: biểu đạt tình cảm, tư tưởng, tinh thần của con người. Trong truyện ngắn cửa Sơn Nam, không gian này giúp tác giả thể hiện tư tưởng của mình về phương diện văn hóa, lịch sử của vùng đất Nam Bộ, gắn liền với những huyền sử thời Nam Bộ khẩn hoang, gắn liền với việc tìm kiếm các di tích lịch sử, các dấu tích về những ngôi mộ cổ xưa. Trong Giấc mơ ngoài bãi tha ma, Sơn Nam xây dựng lên nhân vật Năm Kiểu bị ma giàu để cuối cùng Năm Kiểu phát giác đầu đuôi về cái chết của bà phủ ngọc. Và dân làng trong xóm cũng xác nhận "bà phủ ấy ở làng bên cạnh chết vào năm 1946". Năm Kiểu sung sướng khi được ôm gói vàng và nằm cạnh người đẹp. Nào ngờ khi tình dậy thì thấy mình đang nằm ở bãi tha ma, miệng thì đầy đất sét: "Bấy giờ anh ta mới hiểu rằng mình đã bị "ma bắt". Quả thật vậy! Chung quanh anh toàn là những gò mả, mới có, cũ có. Miệng anh bị nhét đầy nào cỏ, nào đất sét. Tay anh cầm một khúc mía lau. Trong túi anh, nào đá sỏi, nào vỏ chai dầu gió, nào vỏ chuối" [34,292]. Hay ở truyện Hai con cá, tác giả đã dựng lên một không gian huyền sử trong khung cảnh hang động vào đêm tối. Tác giả để cho nhân vật xưng tôi nửa mê nửa tỉnh, những sự việc xảy ra không biết là thực hay mơ khi mà ông già Từ Thông câu được hai con cá mà nhân vật xưng tôi lại thấy là một thiếu nữ và một kép hát bội nam. Rồi đêm khuya có ông già đẩy cửa vào nói chuyện với mọi người, hai con cá đang nướng trên lửa mà mắt cứ mở, mình vẫn giãy đành đạch. Khung cảnh diễn ra vừa thực vừa ảo, vừa huyễn hoặc. Và hiện tượng đó được ông già Từ Thông giải thích là do ông đi câu ở vùng thiêng liêng của ông hoàng tử Cảnh. Hai con cá và ông già đó là linh tướng, là gia nhân của ông hoàng. Những sự kiện đó nhằm tồn vinh thêm sự yêu mến của người dân đối với ngôi mộ của hoàng tử Cảnh ở Phú Quốc: "Mả ông hoàng tử Cảnh hiện giờ ở ngoài Phú Quốc, dì tích hãy còn, gọi là cây Da Quét Mộ. Trên nền mộ, có cây da buông nhành xuống. Gió thổi khiến nhánh da quét qua 46 quét lại, tư niên mãn mùa, trên nấm mộ chẳng thấy lá da nào hết, thiệt là... trời quét mộ cho hoàng tử... Bao nhiêu cá tôm ở gần Hòn Tre là bấy nhiêu quân sĩ của ổng..." [34,279]. Tâm trạng của nhân vật ở đây cũng chính là tâm trạng của tác giả, thể hiện sự yêu kính của mình đối với tổ tiên trong thời khai hoang mở cõi: "Và tôi bắt đầu tin rằng ở đầu gánh cuối bãi... có thể có ma nhát! Nhưng loại ma đó hiền hậu, nên thơ lắm. Đồng bào địa phương giữ mãi dấu ấn xưa, mơ màng vì nó gắn bó với việc mở nước đầy gian lao" [34,280]. Mặc dù không gian huyền sử không xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của Sơn Nam nhưng nó cũng góp phần cùng các loại hình không gian khác thể hiện được tư tưởng, tình cảm của ông đối với mảnh đất Nam Bộ. Đặc biệt là ở dạng không huyền sử, nó cho phép tác giả góp phần lí giải các hiện tượng tự nhiên, thể hiện được tình cảm của mình đối với cha ông thời mở đất, tìm về cội nguồn xưa. Điều này cũng góp phần khẳng định thêm cảm hứng yêu nước trong truyện ngắn của Sơn Nam là một trong những nguồn cảm hứng chính. Nhìn chung, phần lớn không gian trong truyện ngắn Sơn Nam là không gian sông rạch, không gian chợ búa của vùng đất Nam Bộ. Do đó, không gian thiên nhiên xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của ông. Chính cái không gian bao la rộng lớn này đã tạo cho con người ở đây có những tính cách đặc trưng, đó là trọng nghĩa khinh tài, nghĩa khí hào hiệp, yêu quê hương đất nước. Ngoài ra, trong truyện ngắn Sơn Nam ta còn thấy không gian huyền sử, không gian hồi ức giúp ông bộc lộ được nỗi lòng mình đối những giá trị truyền thống của dân tộc, đối với tổ tiên đã dày công mở mang bờ cõi, từ đó giúp ông cảm thấy yêu mảnh đất mình đang sống, yêu quê hương làng xóm, yêu đất nước mình hơn. Chọn các hình tượng không gian này để thể hiện cho hết nỗi lòng mình đối với mảnh đất mình yêu mình quý cũng là một trong những nét đặc sắc ương truyện ngắn của Sơn Nam, và đó cũng là một trong những đặc trưng riêng của ông. 2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam Trong truyện ngắn Sơn Nam, thời gian được tác giả lựa chọn và biểu thị luôn gắn với điểm nhìn trần thuật của ông. Cho nên thời gian được vận hành theo suy nghĩ, cảm xúc và tư tưởng chủ quan của ông về con người và xã hội. Do đó, nó giúp cho người đọc thấy được những tâm trạng, những nghĩ suy cùng bao điều trăn trở mà ông thể hiện trong tác phẩm của mình. 47 2.2.1. Thời gian lịch sử Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Sơn Nam thường là thời gian lịch sử, gắn với sự sinh hoạt của con người ở vùng đất Nam Bộ. Sơn Nam thường đặt nhân vật của mình vào một bối cảnh chung của dòng chảy lịch sử, gắn liền với các sự kiện ở vùng đất Nam Bộ. Có khi ông dùng một mốc thời gian lịch sử cụ thể, như: vào cuối năm 1945, vào năm 1948...; hoặc một giai đoạn thời gian lịch sử, như: thời Pháp thuộc, năm đó... để nhân vật triển khai và hành động theo tính cách. Là một người nặng tình với đất và người Nam Bộ cho nên hầu hết các truyện ngắn của Sơn Nam đều miêu tả về vùng đất ở đây. Do đó, việc biểu thị thời gian nghệ thuật cũng được ông tập trung thể hiện rõ về vấn đề này. Đặc biệt trong cảm quan sáng tác của mình, Sơn Nam ít chú ý đến con người của thời hiện tại, mà ông thường hướng các nhân vật của mình, câu chuyện kể của mình trở về thời quá khứ. Thời của cha ông khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ, con người phải đoàn kết lại với nhau, cưu mang nhau để chống lại thiên tai địch họa. Quá khứ đối với Sơn Nam là một nét đẹp- đẹp từ cảnh vật đến tình cảm của con người. Trong cái đẹp đó, có sự hùng vĩ của thiên nhiên Nam Bộ; có sự oai hùng của con người trong việc đánh đuổi thú dữ, chống lại kẻ thù để cuộc sống được bình yên. Những nét đẹp đó đối với thời hiện tại nó đã trở thành quá vãng nên Sơn Nam rất nâng niu, tiếc nuối và tìm cách giữ gìn nó bằng cách tái hiện lại trong các truyện ngắn của mình. Vì vậy, khi đọc Sơn Nam, ta không khó khăn lắm trong việc chỉ ra các từ chỉ về thời gian quá khứ, như: năm đó, hồi mới xuống rạch Thuồng Luồng này, năm mươi năm trước, hồi xưa kia, bấy giờ, năm xưa, mấy chục năm rồi, 80 năm qua... Đặc biệt, khảo sát trong bốn tập truyện ngắn kể trên, Sơn Nam dùng các từ chỉ quá khứ như: hồi đó, hồi xưa, xưa kia... đến 100 lần, thì các từ ngữ chỉ thời gian hiện tại như: bây giờ, hôm nay, tối nay... chỉ có 28 lần. Qua đó cho ta thấy, cảm hứng chính của Sơn Nam trong việc biểu thị thời gian nghệ thuật là vùng đất và con người Nam Bộ thời khẩn hoang- ở cái thời sơ khai ấy, thiên nhiên sao hùng vĩ quá, con người sao cao đẹp quá! Sơn Nam đi tìm cái đẹp xưa cũng chính là đi tìm những nét sinh hoạt xưa của con người Nam Bộ, gắn với truyền thống văn hóa cao đẹp, gắn với sinh hoạt của con người ở một vùng đất. Trong đó có thiên nhiên ưu đãi con người. Con người còn thưa thớt, sự ưu đãi của thiên nhiên thì phong phú nên con người vừa làm vừa chơi cũng có ăn: "Thời Pháp thuộc, làng Bình An, tỉnh Rạch Giá được nổi danh là sung túc. Ruộng đất quá phì nhiêu, chẳng 48 cần bổn phân, mỗi công đất (1000 thước vuông) thâu hoạch hơn 20 giạ. Qua tháng Mười một, mãn mùa gặt, dân chúng còn hưởng thêm mùa dưa hấu trồng ngay trên ruộng. Nếu trứng mùa dưa thì rõ ràng là vốn một lời mười. Họ tha hồ ăn xài suốt tháng Giêng cờ bạc, đơn ca vọng cổ lai rai đến lúc tháng Ba, sa mưa" [27,150-151]. Đôi lúc Sơn Nam cũng chuyển điểm nhìn của mình sang nhân vật, để nhân vật hồi tưởng lại, kể lại chuyện xưa mà mình biết. Trong Cao khỉ U Minh, Sơn Nam dựng lên nhân vật Hai Khi là người chuyên nấu cao khỉ, hiểu biết nhiều về chuyện đời xưa, kể lại sơ lược về diện mạo của một vùng đất Nam Bộ xưa. Trong đó, ông có nhắc đến dòng dõi Mạc Cửu có công khai phá miền Nam, rồi biết bao về nguồn lợi thiên nhiên: “Xưa kia, thời ông Mạc Thiên Tứ- con của Mạc Cửu, một người Trung Hoa sang tị nạn ở Việt Nam vùng chợ Hà Tiên- thì sung túc nhưng rừng U Minh còn sầm uất, khỉ sống từng bầy đôi ba chục con. Người Việt Nam đến rừng U Minh tìm huê lợi thiên nhiên. Họ chê cá tôm vì cá tôm bán rẻ giá hem cọp và khỉ. Bấy giờ, cọp, khỉ và rừng rậm nuôi dưỡng cho nhau. Khi ăn trái rừng, lớn lên khỉ làm mồi cho cọp: cây sanh trái làm thức ăn cho khỉ” [27,145]. Hoài niệm về quá khứ không chỉ là hoài niệm về những hào quang của thuở xưa mà vùng đất Nam Bộ ban tặng cho con người những sản vật địa phương, mà hoài niệm về quá khứ còn là để tri ân những bậc tiền bối đã dày công khai phá mảnh đất hoang Nam Bộ này. Để cuộc sống của con người hiện tại được sung túc, bình an lớp lớp cha anh, những bậc tiền hiền đã đánh đổi bằng máu và nước mắt của mình trong việc chống chọi lại vùng đất lúc đầu còn hoang sơ, khắc nghiệt. Cho nên hoài niệm về quá khứ, Sơn Nam cũng muốn bày tỏ lòng tri ân của mình đối với những người mở đất đã gian khổ hy sinh cho "dân mạnh nước còn"- ( chữ dùng của Sơn Nam). Trong Hai cõi U Minh, Sơn Nam cho ta thấy người dân ở làng Đông Thái đã bày tỏ lòng tri ân của mình đối với cai Thoại vì ông có công thu phục cọp dữ để đảm bảo cuộc sống yên lành cho người dân trong xóm: "Vài chục năm sau, tin rằng ông cai đã chết, mây ống kỳ lão trong xóm bàn bạc, muốn hùn tiền cất ngôi miếu nhỏ thờ ông. Nhưng vừa hùn tiền xong lại nghe tin ông cai Thoại còn sống nhăn. Bằng cớ là đêm đêm, người đì bắt trăn giữa rừng đã gặp ông thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con cọp bạch quỳ xuống chầu chực. Lời đồn đại còn kèm theo chi tiết: ông cai ngồi, uống rượu, thỉnh thoảng vỗ vai cọp, nói tiếng gì, không ai nghe được, nhưng cọp gật đầu" [33,16]. Thể hiện thời gian lịch sử, Sơn Nam thường quay về thời quá khứ không chỉ để tôn vinh vẻ đẹp của con người và vùng đất Nam Bộ, mà Sơn Nam còn nhằm muốn tìm hiểu cội nguồn 49 dân tộc, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất. Như đã trình bày, Sơn Nam yêu mãnh liệt vùng đất này nên mọi thứ ở đây đều được ông tìm hiểu một cách cặn kẽ, nhằm lí giải về các địa giới hành chánh, các phong tục tập quán. Ông lúc nào cũng bâng khuâng là tại sao cha ông ta sống được trong điều kiện hoang sơ như thế. Con người có những mưu trí gì để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên: "Non một trăm năm về trước, làn sóng người Việt Nam từ cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trờ ngại thiên nhiên nào? Tài trí, sự dũng cảm của họ ra sao? Lòng chúng ta không khỏi phập phồng âu lo khi ngày nay đọc lại quyển Truyện đời xưa của cụ Trương Vĩnh Ký" [27,13]. Trong Hết thời oanh liệt, Sơn Nam cho ta thấy được vùng đất Rạch Giá, Cà Mau thời Pháp xâm lược còn hoang vu, với sự cộng cư của các dân tộc Hoa, Khơ-me thể hiện được đặc điểm chung của vùng đất Nam Bộ: "Hồi Tây đánh nước mình, miệt Rạch Giá, Cà Mau còn hoang vu. Ngoài biển, có ghe đánh lưới của người Hải Nam. Còn trong đất liền chỉ có mấy nhóm người Triều Châu, Phước Kiến qua đây từ đời ông Mạc Cửu. Họ ở gần chợ Rạch Giá, chợ Bạc Liêu bây giờ. Kỳ dư, có vài sóc người Miên ở giữa đồng. Thưa thớt lắm. Sông Cái Lớn, Gò Quào này nhiều khi chèo ghe suốt ngày mà không gặp một nhà nào" [27,14]. Sơn Nam ít nói đến hiện tại, lại càng ít nói đến tương lai, bởi cảm hứng chủ đạo của ông là đi tìm những nét văn hóa xưa của vùng đất Nam Bộ. Lại nữa, sống dưới sự kìm kẹp của kẻ thù, Sơn Nam không tin rằng: mình, làng xóm mình, quê hương mình có được một tương lai tươi sáng, mà trái lại còn ảm đạm nữa là khác. Vì những lẽ đó mà thời tương lai ít được Sơn Nam đề cập đến trong truyện ngắn của mình. Nếu có cũng chỉ là tương lai gần như: sáng mai, lát sau... mà chủ yếu cũng là tương lai của diễn biến các sự việc mà thôi. Cơ sở cho việc không tin vào tương lai là thực tại. Thực tại cuộc sống khắc nghiệt, tù túng dưới sự xâm lược của kẻ thù đã làm cho Sơn Nam gần như chối bỏ hiện tại và không tin vào tương lai. Từ khi có bước chân xâm lược của những tên thực dân trên mảnh đất Nam Bộ này mà các giá trị văn hóa cổ truyền dần dần bị mai một, một số giá trị đạo đức bị đảo lộn. Vì vậy, Sơn Nam quay về quá khứ để sống lại những phút oai hùng của cha ông thời mở đất và cũng là để vẽ lại "nửa bức dư đồ" về văn hoa, lịch sử, địa lí... có nguy cơ bị mai một và lãng quên. Đặc biệt, Sơn Nam rất chú ý đến những đổi thay của vùng đất Nam Bộ khi thực dân Pháp đến cai trị. Các cụm từ: hồi còn Tây cai trị, thời Pháp thuộc, thời thực dân... được Sơn Nam sử dụng rất nhiều lần. Điều này cho thấy sự quan tâm rất nhiệt thành của ông đối với mảnh đất Nam Bộ thời Tây cai trị. Sơn Nam 50 hết sức chú ý đến cuộc sống của con người Nam Bộ thời Pháp cai tri, đó là nhân tâm đảo lộn, cuộc sống của người dân điêu đứng, ăn một cái tết cũng không ra tết, vì Pháp đã đem "binh ròng tướng mạnh" để lập "trị an ở xứ Nam Kỳ": "Vào cuối năm 1945, thực dân Pháp đem bỉnh ròng tướng mạnh qua xứ "Nam Kỳ thuộc địa" để tái lập trật tự an ninh. Đầu năm ỉ946, dân chúng ở rạch Cái Càu ăn một cái tết không ra tết vì các tỉnh lỵ miền Hậu Giang đã lọt vào tay quân Pháp cả rồi. Những người khôn lanh đã chọn một trong ba đường: rút xuống phía rừng sình lầy U Minh , mướn ghe vượt biển ra các hòn đảo vịnh Xiêm La rồi qua Xiêm quốc, hoặc tản cư ngược ra khu vực Pháp chiếm đóng!" [34,9]. Ý thức được cuộc sống cơ cực dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, con người Nam Bộ cũng đã đoàn kết lại, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước mình. Đối với những biến cố lớn của thời cuộc, mang tính chất lịch sử cụ thể, Sơn Nam cũng chọn một mốc thời gian cụ thể để diễn tả các sự kiện, hành động của nhân vật, tính cách của nhân vật. Trong Đảng cánh buồm đen, Sơn Nam tái hiện lại một thời gian lịch sử cụ thể, là vào năm 1946, dân chúng sục sôi căm hờn, quyết tâm đoàn kết lại, hăng hái tham gia bắt sống kẻ thù khi hay tín chúng trở lại xâm lược: "Tháng hai năm 1946, có tin: Tây trở lại chiếm gần tới Rạch Giá, chúng đã nhảy dù xuống biên giới Việt Miên gần núi Sam, Châu Đốc. Dân chúng sục sôi căm hờn tập trung tại ngọn cái Bác để bày mưu kế. Có đến trên ba mươi thanh niên tình nguyện đi bắt sống bọn Tây nhảy dù ở cách xa quê nhà hằng hai trăm cây số. Họ thiết lập một bàn thờ Tổ quốc giữa rừng, lấy củi tràm đốt thế cho trầm hương và mượn mặt đất để làm đỉnh đồng. Y phục cửa họ khác nhau, nhưng giống nhau ở chất vải màu luốc luốc, chứa chấp bao nhiêu rận" [26,60]. Mặc dù kẻ thù có "binh ròng tướng mạnh" nhưng với tấm lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc của mình, con người Nam Bộ đã đoàn kết lại với nhau để chiến đấu với kẻ thù không cân sức. Nhưng đôi lúc họ cũng làm cho kẻ thù kinh hồn bạt vía: "Năm đó, Tây kéo tàu binh tới bến Long Hồ. Tụi nó bắn súng lên. Bên này, binh cửa An Nam mình lập tức nã đại bác Thần Công xuống. Hai bên kịch chiến khá lâu. Lính Tây chết nhiều quá. Quan đề đốc của Tây ra lịnh kéo neo rút lui về Mỹ Tho" [27,31]. Nhìn chung, thời gian lịch sử, trong truyện ngắn của Sơn Nam thường ở dạng hồi ức về quá khứ. Sơn Nam ít nói tới tương lai và hiện tại, mà thường từ hiện tại quay về quá khứ. Ông thường đặt nhân vật của mình ở dạng hồi ức về quá khứ để kể lại câu chuyện quá khứ cho người hiện tại. Do đó, nó thường gợi lên cho người đọc bao sự tự hào về truyền thống văn hóa, 51 lịch sử, tính cách con người Nam Bộ cùng với bao điều trăn trở khi quê hương rơi vào tay thực dân Pháp. Từ đó mà có sự chia sẻ và đồng cảm với ông. 2.2.2. Thời gian tâm lý Đan xen giữa thời gian lịch sử, là thời gian tâm lý. Có thể nói, thời gian tâm lý trải dài ương các truyện ngắn của Sơn Nam. Nó thể hiện được tâm trạng, nỗi niềm của ông và nhân vật trong truyện mà ông gởi gắm về cuộc sống và con người. Vì là người con của vùng đất Nam Bộ, yếu thương, gắn bó máu thịt với vùng đất ấy nên thời gian tâm lý trong truyện ngắn của Sơn Nam cũng là để thể hiện nỗi lòng của ông với bao sự đổi thay từng ngày của vùng đất Nam Bộ. Có khi thời gian ngưng đọng lại, ông lắng lòng mình, nghe nhịp tim mình mà bồi hồi nghĩ đến chuyện xưa. Trong Cô út về rừng, Sơn Nam để cho nhân vật ồng cả suy tư, trăn trở khi gả đi đứa con gái duy nhất của mình. Ông lo lắng khi gả con đi xa, với địa hình trắc trở lúc bấy giờ, liệu trăm tuổi già ông có gặp lại con không, rồi khi tuổi xế chiều, ai là người chăm sóc cho ông: "Ông Cả im lặng, nghĩ đến cái ngày gần đất xa trời của mình. Nó không còn bao xa nữa. Ngày đó, ai phò giá triệu, ai rinh quan tài? Nhìn bụi tre già dưới bến mà ống tủi thân: măng non mọc kề bên gốc. Phận ông có khác; con gái, con rể và đám cháu ngoại ờ chốn xa xôi kia làm sao được gần gũi để ông thây mặt lần đầu- và cũng là lần chót- khi ông tàn hơi. Nước mắt ông tươm ra, ông cố dằn lại. Ông hiểu đời ông chưa tới mức đen tôi, còn chút ánh sáng lập hè trong tương lai vô biên vô tận" [26,91]. Lồng vào tâm trạng của nhân vật ông Cả, Sơn Nam cũng đưa tâm trạng mình vào truyện bằng một đoạn trữ tình ngoại đề, thể hiện được quan niệm của ông cũng như cách đánh giá của ông đối với đất và người Nam Bộ. Cụ thể trong truyện vừa dẫn trên, Sơn Nam đã bày tỏ lòng tri ân của mình đối với những bậc tiền nhân như ông Cả, đã hi sinh tình cảm cá nhân mình để cho "nước mạnh, dân còn": "Phật trời thiêng liêng xin phò hộ, chứng giám! Từ bao nhiêu thế kỷ rồi, trên đất nước mình lắm người luống chịu cảnh sanh ly như ông cả, như cô út. Để cho nước mạnh, dân còn" [26,92]. Cũng bắt nguồn từ tâm trạng tri ân đối với các bậc tiền bối ương việc khai hoang mở cõi mà Sơn Nam bày tỏ lòng biết ơn đối với tiền nhân- những người đã phải chịu bao gian lao vất vả, thậm chí hi sinh cả tính mệnh của mình để cho cuộc sống của hậu thế được bình yên. Cho nên thời gian tâm lí trong truyện ngắn của Sơn Nam phần lớn là để thể hiện tâm trạng của nhân vật. Tâm trạng các nhân vật trong truyện ngắn Sơm Nam thường là một sự băn khoăn, trăn trở khi đất nước bị kẻ thù xâm lược và là một nỗi buồn man mác khi chạnh lòng nhớ đến tổ tiên. Ở Bắt sấu rừng U Minh hạ, Sơn 52 Nam thể hiện được nỗi lòng của bà con ở rạch Cái Tàu chạnh nhớ về tổ tiên khi đàn sấu bị ông năm Hên bắt sạch. Giờ đây, cuộc sống của họ đã được bình yên, không còn lo sợ chuyện về sấu nữa. Trong phút giây vui sướng của cuộc đời, họ bồi hồi nhớ về tổ tiên, biết bao người đã bị sấu ăn thịt để tạo dựng được cuộc sống bình yên cho họ như ngày nay. Thắp vài nén nhang để tưởng nhớ vong linh những người đã chết, để tri ân, để sưởi ấm vong hồn họ nơi chín suối, không biết họ có nhận được không?: "Nhưng có tiếng sụt sùi đâu đây. Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ tiên, đến bạn bè của mình, biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân nhân của họ đã bỏ thân vì đàn sấu này. Bó nhang đang cháy kia có giải oan được cái chết của họ không chớ?" [26,173]. Nỗi niềm băn khoăn ương các nhân vật của Sơn Nam ngoài việc nhớ về tổ tiên, nhớ về những vẻ đẹp xưa, mang ơn những người mở đất, bên cạnh đó còn là một nỗi niềm đau đáu, lo lắng không yên khi đất nước rơi vào tay giặc. Mặc dù ông Từ Thông chưa vô tới đất liền nhưng những đổi thay của đất nước đã làm cho ông dự cảm được mọi điều chẳng lành: "Năm ấy, ngày ấy, tháng ấy...ông Từ Thông bỗng nghe chút gì băn khoăn, rạo rực trong lòng và ở ngoài đời. Từng đàn chim sáo đen ngòm như bầy quạ bay lượn quanh hòn cổ Tron, rú lên, rít lên, lắm lúc như toan đáp xuống, đột nhiên đảo ngược, đi thẳng một mạch khuất trong mây khói" [26,13]. Và sự thật như ông dự cảm, khi vô tới đất liền rồi, ông Từ Thông mới cám cảnh cho thân phận người nô lệ. Nhìn thấy Tây cai trị xứ mình mà ông không khỏi chạnh lòng, từ chỗ là người tự do trở thành kẻ mất tự do. Thấm thìa được nỗi đau của người dân mất nước ông Từ Thông cũng muốn làm một điều gì đó cho đất nước, cho quê hương. Nhưng vì tuổi già sức yếu nên ông đành ngậm ngùi nhìn đất nước tang thương mà không khỏi đau buồn. Ông tự ví mình không "bằng con đỗ quyên kêu đêm hè khắc khoải" vì nhớ nước, nhớ quê: "Một mối buồn len vào tâm não ông Từ Thông, ông nghé gió thổi bốn bề, lạnh lùng. Lương tri như rực sáng nhắc nhở ông món nợ gì đối với đồng bào, giang sơn... Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Cá có hang. Đôi mắt già của ông Từ Thông ngẩn ngơ nhìn muôn lớp sóng cồn. Chân trời u ám, mấy đám mây tang bay thấp là đà... ông hổ thẹn, tủi bấy phận mình không bằng con đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải" [26,15]. Thời gian tâm lí không chỉ được Sơm Nam hướng tới các nhân vật của mình là người con Nam Bộ đau buồn khi đất nước, quê hương bị đặt dưới sự xâm lược của kẻ thù, mà nó còn được ông hướng đến nhân vật là những tên thực dân xâm lược. Lúc đầu họ tỏ ra miệt thị người Việt Nam, nhiửig trong quá trình chung sống và cai trị, người Việt Nam bằng tất cả bản lĩnh, sự khôn ngoan và tài xú 53 của mình đã làm cho những tên thực dân xâm lược kia dần dần hiểu được bản chất tốt đẹp của người Việt Nam. Và từ chỗ miệt thị, khinh thường họ tỏ ra yêu quý và mến phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_23_8613243282_3907_1869319.pdf
Tài liệu liên quan