Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại nhân dân từ năm 1991 đến năm 2010

MỞ ĐẦU. 7

1. Lý do lựa chọn đề tài . 7

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 9

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 9

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . 11

5. Đóng góp khoa học của luận án . 12

6. Kết cấu của luận án. 13

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 16

1.1. NHÓM CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN VIỆT

NAM. 16

1.2. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN . 25

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU. 28

Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1991-2001.

2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI

NGOẠI NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2001

2.1.1. Đối ngoại nhân dân trước năm 1991 .

pdf55 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại nhân dân từ năm 1991 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam khẳng định hợp tác với các TCPCPNN là một trong những lĩnh vực quan trọng của ĐNND. Cuốn sách không đi sâu vào trình bày cụ thể về hoạt động ĐNND nói chung cũng như sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với hoạt động ĐNND. Các công trình trên đề cập đến ĐNND nói chung, trình bày khái quát nhất những nội dung như khái niệm, chủ thể, đối tượng, hoặc giới thiệu ĐNND trong mối quan hệ tổng thể với ngoại giao nhà nước nói chung. Bên cạnh các công trình là sách, viết về ĐNND Việt Nam còn được thể hiện trong các bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học đề cập đến nội dung, vị trí, vai trò và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐNND. Các bài báo, bài tạp chí chiếm số lượng chủ yếu trong số các công trình viết về ĐNND. Bài viết Ngoại giao nhân dân với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới của tác giả Nguyễn Văn Du đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 1/2011 [27], trình bày khái quát về ĐNND của Việt Nam trong 22 tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, từ thời phong kiến đến thời kỳ chiến tranh cách mạng, từ kháng chiến chống Mỹ đến thời kỳ đổi mới và khẳng định vai trò quan trọng của ĐNND trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tác giả cũng đã điểm qua những văn kiện của Đảng có liên quan đến ĐNND từ sau Đại hội đổi mới đến nay. Tác giả nhấn mạnh: “Có thể hiểu đối ngoại nhân dân cũng là công tác dân vận, là mặt trận nhằm vận động các đối tượng là nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình của các nước trên thế giới để thực hiện chủ trương, chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác của nước ta đối với nước ngoài” [27: tr.73-74]. Bài viết thể hiện một cách tiếp cận mới về ĐNND, khẳng định tầm quan trọng của ĐNND trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, ĐNND không phải là công tác dân vận, hai lĩnh vực khác nhau về đối tượng, chủ thể, mục đích và nội dung. Bài viết Phát huy mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo trong thực hiện đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng, Nhà nước Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Long đăng trên tạp chí Công tác tôn giáo số 8 năm 2012 [123]. Tác giả khẳng định tính đặc thù, phức tạp, nhạy cảm của tôn giáo và hoạt động đối ngoại tôn giáo, trên cơ sở đó đưa ra những trọng tâm của công tác đối ngoại tôn giáo trong thời gian tới. Bài viết cho thấy một lĩnh vực quan trọng của hoạt động ĐNND đó là đối ngoại tôn giáo, qua đó khẳng định tầm quan trọng của ĐNND và góp phần xây dựng “mặt trận” ĐNND toàn diện, đem lại những thành tựu đối ngoại quan trọng, nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Các công trình viết về hoạt động ĐNND của các tổ chức chính trị - xã hội Đối ngoại, hợp tác quốc tế được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là từ sau Đại hội lần thứ IX của Đảng1. Với 1 Nhiệm vụ trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ( cập nhật ngày 27/9/2004) 1. Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 2. Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; 23 lợi thế riêng của mình, mỗi tổ chức chính trị - xã hội lại thực hiện hoạt động ĐNND với những đặc trưng riêng. Trước hết, hoạt động ĐNND của các tổ chức chính trị - xã hội được trình bày khái quát trong tổng thể các hoạt động của từng tổ chức, trong các cuốn giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển hoặc kỷ yếu, văn kiện các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của các tổ chức chính trị - xã hội. Công đoàn Việt Nam từ Đại hội I đến Đại hội X [178], Văn kiện đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X; Một số vấn đề lý luận về thực tiễn công tác mặt trận do ông Vũ Trọng Kim (chủ biên) [200]. Cuốn sách Một số vấn đề lý luận về thực tiễn công tác mặt trận do ông Vũ Trọng Kim chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2009, dành một chuyên đề viết về hoạt động ĐNND của MTTQVN. Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về ĐNND, chuyên đề trình bày những kết quả đạt được trong hoạt động ĐNND của MTTQVN thời gian qua, chỉ rõ những hạn chế, đồng thời đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp nhằm tăng cường công tác ĐNND của Mặt trận trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Thêm vào đó, hoạt động ĐNND của các tổ chức chính trị - xã hội còn được trình bày trong các bài viết được đăng trên các tạp chí như bài Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân tham gia hội nhập quốc tế của tác giả Hà Văn Núi (2009) [141]; bài viết Hai mươi năm Hội Cựu chiến binh Việt Nam và sự phát triển hoạt động đối ngoại nhân dân của Hội của tác giả Trần Hanh (2009) [58]... 3. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em; 4. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; 5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình. 24 Bên cạnh đó, nghiên cứu về hoạt động ĐNND của các tổ chức chính trị - xã hội còn là đề tài cho nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ như: Đảng với hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010 của học viên cao học Hồ Thị Liên Hương (khóa 2010-X) [107], Hoạt động đối ngoại của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1996-2012 của sinh viên Lại Thị Thu Thủy (khóa 2009-X) [160], Hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2012 của sinh viên Phí Thị Loan (khóa 2009-X) [121], ngành Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Các công trình nghiên cứu về hoạt động ĐNND của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội đã nhấn mạnh một trong những chủ thể thực hiện hoạt động ĐNND là các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, không phải tổ chức chính trị - xã hội nào cũng phát huy được thế mạnh để hoạt động ĐNND thực sự đạt hiệu quả cao. Qua những nghiên cứu tổng quan cho thấy trong hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay, một số tổ chức có thế mạnh về hoạt động ĐNND tiêu biểu là Hội LHPNVN, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam. Các tổ chức này là lực lượng chủ đạo thực hiện hoạt động ĐNND dưới sự chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Các công trình nghiên cứu về ĐNND Việt Nam trong mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước Bài viết của tác giả Lê Văn Phong với nhan đề Ngoại giao nhân dân nhân tố quan trọng trong mối quan hệ Việt - Mỹ đăng trên Tạp chí Đối ngoại (8) năm 2011 [143] đã khẳng định ĐNND là nhân tố quan trọng hàng đầu trong tiến trình phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ. Trong bài viết của mình, tác giả tái hiện lịch sử quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ qua các hoạt động ĐNND từ những ngày đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945) cho tới khi nhân dân Mỹ sát cánh, ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước tiếp tục được vun đắp trong thời kỳ 25 Việt Nam chuyển mình đổi mới và hội nhập quốc tế với những thành tựu quan trọng. Có thể nói, ĐNND là kênh hoạt động có ý nghĩa lịch sử đặc biệt trong quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ. Luận văn thạc sĩ của Somxayphone Thipphavong với đề tài Vai trò của đối ngoại nhân dân với quan hệ Lào - Việt Nam [159]. Tác giả đã trình bày có tính hệ thống về ĐNND của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Xuất phát từ mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, trong bối cảnh quốc tế mới, luận văn đã đề cập tới những quan niệm chung về ĐNND, đặc điểm của ĐNND Lào, từ đó đặt ra những nhiệm vụ của ĐNND trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, luận văn đi sâu nghiên cứu quan hệ Lào - Việt qua các hoạt động ĐNND, đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác ĐNND của Lào trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhân dân hai nước. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác ĐNND trong quan hệ Lào - Việt. Như vậy, nhận thấy rõ tầm quan trọng của kênh ĐNND trong các hoạt động đối ngoại nói chung, các nhà nghiên cứu cũng đã bước đầu khai thác, tìm hiểu ĐNND trong những mối quan hệ song phương nhất định. Lĩnh vực này cần tiếp tục được nghiên cứu, nhằm cung cấp nhiều đóng góp khoa học, cơ sở để Đảng hoàn thiện chủ trương về ĐNND trong thời gian tới. 1.2. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN Hoạt động ĐNND của Việt Nam được thực hiện từ rất sớm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNND phát huy lợi thế và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung và mặt trận đối ngoại nói riêng. Do đó, một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ĐNND qua từng thời kỳ cách mạng. Đề tài này được thể hiện trong một số bài viết đăng trên các tạp chí và một luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN được bảo vệ tại Hội đồng khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các bài viết đăng trên các tạp chí 26 Ông Vũ Xuân Hồng với cương vị là Chủ tịch của VUFO - đơn vị đầu mối về ĐNND đã công bố nhiều bài viết về ĐNND như: Thông tin đối ngoại qua hoạt động đối ngoại nhân dân năm đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại (2) năm 2007 [95], Đảng lãnh đạo công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới và quan hệ đối ngoại nhân dân với Lào đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại (8) năm 2007 [96], Gắn kết công tác đối ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước đăng trên Tạp chí Thông tin Đối ngoại (1) năm 2009 [97], Những đóng góp của hoạt động đối ngoại nhân dân trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước đăng trên Tạp chí Thông tin Đối ngoại (2) năm 2010 [98], Bài viết Đảng lãnh đạo công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới và quan hệ đối ngoại nhân dân với Lào của tác giả Vũ Xuân Hồng được đăng trên tạp chí Thông tin đối ngoại số 8 năm 2007 [96]. Bài viết gồm 3 nội dung lớn: vai trò, mục tiêu của công tác ĐNND; sự lãnh đạo của Đảng về công tác ĐNND và quan hệ ĐNND giữa Việt Nam và Lào. Trong phần thứ ba, tác giả trình bày các hoạt động ĐNND trong quan hệ Việt - Lào tập trung chủ yếu vào 30 năm hoạt động của Hội Hữu nghị Việt - Lào và Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Các nghiên cứu đề cập tới các nội dung liên quan đến ĐNND từ tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐNND đến các khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ĐNND đồng thời tác giả cũng đề cập đến quá trình hình thành, nội dung chủ trương ĐNND của Đảng, đề cập tới các tổ chức đầu mối thực hiện công tác ĐNND. Tuy nhiên trong phạm vi một bài tạp chí khoa học, các nội dung được tác giả thể hiện một cách khái quát nhất về ĐNND cũng như sự lãnh đạo của Đảng đối với ĐNND. Bên cạnh đó còn có bài viết Hoạt động đối ngoại nhân dân những năm đầu thế kỷ XXI của tác giả Lê Thị Tình đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng Tạp chí Lịch sử Đảng số 7 năm 2009 [163]. Tác giả tập trung nêu khái quát sự lãnh đạo của Đảng về ĐNND trong những năm đầu thế kỷ XXI bằng việc trình bày chủ trương của Đảng về ĐNND 27 qua các kỳ đại hội IX, X và XI. Qua đó, tác giả cũng đã đánh giá những thành tựu, hạn chế của sự lãnh đạo của Đảng về ĐNND. Luận án Nghiên cứu về sự lãnh đạo của ĐCSVN với ĐNND có luận án tiến sĩ ĐCSVN lãnh đạo hoạt động đối ngoại nhân dân từ năm 1986 đến 2006 của nghiên cứu sinh Lê Thị Tình (2010) [164]. Trong lời mở đầu của luận án, tác giả đưa ra định nghĩa “Đối ngoại nhân dân” hay “ngoại giao nhân dân” (People to People Diplomacy) là khái niệm chỉ các hoạt động đối ngoại do các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp hoặc các cá nhân thuộc các tầng lớp nhân dân thực hiện không với danh nghĩa đại diện cho nhà nước. Đối tác chủ yếu của ĐNND là các tổ chức nhân dân ở các quốc gia, khu vực; các tổ chức phi chính phủ; các tổ chức quốc tế; các cá nhân, đặc biệt là những người có vai trò ảnh hưởng xã hội ở các nước; bạn bè, nhân sĩ, trí thức có thiện cảm với Việt Nam; cộng đồng NVNONN, v.v” [164: tr.1]. Đồng thời, luận án nêu bật bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến việc hoạch định đường lối ĐNND của Đảng từ năm 1986 đến năm 2006. Nội dung chính của luận án tập trung trình bày chủ trương, đường lối đối ngoại chung của Đảng lồng ghép với chủ trương về ĐNND, quá trình chỉ đạo thực hiện hoạt động ĐNND của Đảng trong những năm 1986-2006 và kết quả đạt được trên một số lĩnh vực tiêu biểu. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nêu một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác ĐNND những năm 1986-2006 của Đảng. Tuy nhiên, luận án còn để lại một số khoảng trống như chưa khai thác được nguồn tài liệu nghiên cứu về ĐNND của nước ngoài làm tư liệu đối sánh (từ góc độ lý thuyết của ĐNND), chỉ dừng lại đề cập cách hiểu khái quát nhất về ĐNND ngay ở phần đầu của luận án. Tài liệu tham khảo phục vụ quá trình nghiên cứu đã tiếp cận nguồn lưu trữ tại Cục lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng, VUFO, chưa khảo cứu các nguồn tư liệu được lưu trữ ngay tại các đơn vị là chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động ĐNND (MTTQVN, Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM, Hội nông dân Việt 28 Nam). Hoạt động ĐNND được nghiên cứu và trình bày chủ yếu là về hoạt động của VUFO và các tổ chức thành viên, thực chất chủ thể hoạt động ĐNND đa dạng hơn thế rất nhiều. Nhìn chung nhóm công trình viết về sự lãnh đạo của Đảng về ĐNND đã thể hiện các mốc xuất hiện của các văn bản chỉ đạo của Đảng có liên quan tới ĐNND, đánh giá thực trạng hoạt động đối ngoại của đơn vị như MTTQVN hay VUFO. Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng về ĐNND nhưng dường như chỉ trình bày đường lối đối ngoại nói chung và nặng về các hoạt động ĐNND mà chưa nghiên cứu hệ thống về chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng đối với từng lĩnh vực cụ thể của hoạt động ĐNND nói riêng và ĐNND nói chung. Mặt khác, các công trình chưa mở rộng tìm hiểu về các chủ thể thực hiện hoạt động ĐNND mà chỉ dừng lại ở tổ chức đầu mối là VUFO. Tuy nhiên các công trình này là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc thực hiện luận án, tránh trùng lắp qua góc độ tiếp cận và hướng nghiên cứu. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Từ tổng quan tình hình nghiên cứu về ĐNND trong nước và ngoài nước cho phép rút ra những nhận xét cơ bản sau: Thứ nhất, về mặt thuật ngữ, khi bàn về ĐNND cần phân biệt “đối ngoại nhân dân”, “ngoại giao nhân dân”, “ngoại giao công chúng”. Đối ngoại nhân dân ở Việt Nam được quan niệm là một kênh trong ba kênh hoạt động đối ngoại gồm: Ngoại giao Nhà nước, Đối ngoại Đảng và Đối ngoại nhân dân. Như vậy có hàm ý nhiều hơn về chính sách, chủ trương nhằm phát triển quan hệ nhân dân theo hướng mà Đảng và Nhà nước mong muốn và chỉ đạo. 29 Ngoại giao công chúng (public diplomacy) thường gặp ở Mỹ, các nước phương Tây hàm ý chỉ các chính sách của chính phủ các nước thúc đẩy nhận TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Hồng Anh (2012), “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, Tạp chí Đối ngoại (29), tr. 3-6. 2. Nguyễn Trần Nhật Anh (2006), “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân”, Tạp chí Hữu nghị (8), tr. 8-9. 3. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 23-3-1995 Về triển khai thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về chính sách và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, Hồ sơ văn kiện năm 1995, Ủy ban về NVNONN. 4. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Nghị quyết số 36-NQ/CT, ngày 26 tháng 3 năm 2004 về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Hồ sơ Ban Quốc tế năm 2004, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 5. Ban điều phối viện trợ nhân dân (2003), “Nhìn lại hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam trong năm năm qua”, Tạp chí Hữu nghị (1), tr. 10-14. 6. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1990), Báo cáo tình hình và nhiệm vụ đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân, ngày 30/5/1990, phông số 82, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 3820, Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 7. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1990), Đề án chính sách và các biện pháp phá thế bao vây về chính trị và kinh tế, dự đoán các khả năng sắp tới, phông số 82, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 3820, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 8. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1993), Báo cáo về tình hình thế giới và công tác đối ngoại năm 1992 và phương hướng công tác năm 1993, phông 30 số 82, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 3820, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 9. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1993), Báo cáo tình hình và công tác đối ngoại năm 1993 phương hướng công tác năm 1994, phông số 82, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 3820, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 10. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1995), Báo cáo tình hình và công tác đối ngoại năm 1994 phương hướng công tác năm 1995, phông số 82, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 3820, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 11. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1995), Báo cáo tổng kết công tác năm 1995 và phương hướng công tác năm 1996, phông số 82, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 3820, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 12. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1996), Báo cáo tình hình và công tác đối ngoại 1996, phương hướng công tác năm 1997, phông số 11, mục lục số 08, đơn vị bảo quản số 1754, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 13. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1997), Báo cáo về tình hình thế giới và công tác đối ngoại, phông số 11, mục lục số 08, đơn vị bảo quản số 1754, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 14. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1998), Báo cáo công tác năm 1997 và chương trình công tác năm 1998, phông số 11, mục lục số 08, đơn vị bảo quản số 1754, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 15. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1999), Báo cáo tình hình thế giới và khu vực, công tác đối ngoại năm 1998, phương hướng và nhiệm vụ công tác năm 1999, phông số 11, mục lục số 08, đơn vị bảo quản số 1754, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 16. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (2000), Báo cáo về tình hình thế giới và công tác đối ngoại năm 1999, phương hướng công tác đối ngoại năm 2000, 31 phông số 11, mục lục số 08, đơn vị bảo quản số 1754, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 17. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (2001), Báo cáo công tác năm 2000 và chương trình công tác năm 2001 của Ban Đối ngoại Trung ương, phông số 11, mục lục số 08, đơn vị bảo quản số 1754, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 18. Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (2001), Báo cáo tình hình thế giới và khu vực, công tác đối ngoại năm 2000 và phương hướng công tác năm 2001, phông số 11, mục lục số 08, đơn vị bảo quản số 1754, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 19. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu học tập Nghị quyết 36- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Vụ tuyên truyền và hợp tác quốc tế (2005), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Đình Bin (chủ biên) (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Bộ Ngoại giao (2012), Hỏi - đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Phạm Văn Chương (2009), “Đối ngoại nhân dân một nhịp cầu”, Tạp chí Đối ngoại (31), tr. 27-30. 32 25. Vũ Đình Công (1997), Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-1995), Luận án Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 26. Phạm Kiên Cường, Hoàng Văn Chức, Đinh Thị Minh Tuyết (2002), Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Du (2011), “Ngoại giao nhân dân với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng (1), tr. 71-76. 28. Hồ Anh Dũng (2004), “Hoạt động đối ngoại nhân dân với công tác thông tin đối ngoại”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (7), tr. 39-43. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Nghị quyết số 32 của Bộ Chính trị Về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, ký hiệu II 3B/2/105.7, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI), NXB Sự thật, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Chỉ thị số 60-CT/TW ngày 5-10-1995 của Ban Bí thư Về quản lý người Việt Nam làm việc cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, T.54, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 381-383. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 06-10- 1998 Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động 33 của các hội quần chúng, phông số 11, mục lục số 08, đơn vị bảo quản số 1754, Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 -1999, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 58- NQ/TW, ngày 27 tháng 9 năm 1962 của Ban Bí thư Về việc thành lập Ban Công tác quốc tế nhân dân, Văn kiện Đảng Toàn tập, T.23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 744 - 745. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 27-7-1993 của Ban Bí thư Về nhiệm vụ và tổ chức của Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, T.53, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 24-28. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) số 08A NQ/HNTW về Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta, Văn kiện Đảng toàn tập, T.50, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 58-80. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng thời kỳ đổi mới, phần I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng thời kỳ đổi mới, phần II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thư ngày 4/7/2011 về Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, hoi/Chi-thi-04-CT-TW-tiep-tuc-doi-moi-va-nang-cao-hieu-qua-cong-tac- doi-ngoai-128064.aspx, ngày 14/12/2011. 34 42. Phạm Hoàng Điệp (2011), Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người mở đường cho Ngoại giao nhân dân Việt Nam, Tạp chí Đối ngoại (5), tr. 39-42. 43. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1998), Báo cáo Kết quả thực hiện chỉ thị 11- CT/TW, số 15BC/TWĐTN, ngày 28/4/1998, Hồ sơ Ban Quốc tế năm 1998, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 44. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1999), Báo cáo công tác quốc tế năm 1998 và phương hướng năm 1999, ngày 1/2/1999, Hồ sơ Ban Quốc tế năm 1999, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 45. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2003), Báo cáo kết quả công tác quốc tế thanh niên năm 2003 và chương trình công tác 2004, số 71 BC/TW ĐTN, ngày 29/12/2003, Hồ sơ Ban Quốc tế năm 2003, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 46. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2004), Báo cáo công tác thông tin đối ngoại 2001-2003 và phương hướng 2004-2005, số 75 BC/TWĐTN, ngày 3/3/2004, Hồ sơ Ban Quốc tế năm 2004, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 47. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo tình hình 10 năm tham gia hoạt động ASEAN của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, số 138 BC/TWĐTN, ngày 16/5/2005, Hồ sơ Ban Quốc tế năm 2005, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 48. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo tình hình công tác thông tin đối ngoại của Đoàn (Theo chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư khóa VII ngày 13/6/1992), ngày 20/6/2005, Hồ sơ Ban Quốc tế năm 2005, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 49. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo công tác thông tin đối ngoại của Đoàn (Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư (khóa 35 VII)), số 315 BC/TW

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004408_6759_2006724.pdf
Tài liệu liên quan