MỞ ĐẦU.9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.10
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực di sản thế giới LPB10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên. 10
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực di sản thế giới LPB . 13
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh LPB . 15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên. 15
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội. 16
1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh LPB . 19
1.2.4. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
trong giai đoạn 2011 đến 2020 . 20
1.3. Tổng quan về điều kiện khí tượng, thủy văn sông Khan . 26
1.4. Tổng quan về nguồn gây ô nhiễn nước sông Khan . 26
1.6.1. Nguồn gây ô nhiễm. 26
1.4.2. Nước thải sinh hoạt . 27
1.4.3. Nước thải từ khách sạn. 27
1.4.4. Những tác động của kách du lịch đến môi trườngError! Bookmark not defined.
1.4.5. Nước thải chăn nuôi heo . Error! Bookmark not defined.
1.4.6. Nước thải nuôi cá . Error! Bookmark not defined.
1.4.7. Đánh giá các nguồn ô nhiễm. Error! Bookmark not defined.
1.5. Các nguồn thải chính ảnh hưởng đất chất lượng nước sông KhanError! Bookmark not de
1.5.1. Tình hình và kết quả về nguồn cung cấp nước sinh hoạt ở LàoError! Bookmark not de
1.5.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn NTSHError! Bookmark not d
1.5.3. Thành phần và tính chất của NTSH. Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Ảnh hưởng của NTSH đến môi trường. Error! Bookmark not defined.
1.5.5. Nguyên lý công nghệ xử lý NTSH. Error! Bookmark not defined.
1.5.5.1. Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm. Error! Bookmark not defined.
1.5.5.2. Một số phương pháp xử lý NTSH . Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU.Error! Bookmark
not defined.
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Error! Bookmark not defined.2.2. Nội dung nghiên cứu. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Đặc điểm của hệ thống thoát nước khu di sản thế giới LPBError! Bookmark not defin
2.2.2. Đặc điểm chất lượng nước mặt của sông KhanError! Bookmark not defined.
2.2.3. Chất lượng NTSH tại khu vực di sản thế giới LPBError! Bookmark not defined.
2.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước sông Khan, khu vực
di sản thế giới LPB . Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Đánh giá mức độ khả thi của một số biện pháp xử lý NTSH khu vực di sản
thế giới LPB. Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do NTSHError! Bookmark not de
2.3. Phương pháp nghiên cứu. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các nghiên cứu liên quanError! Bookmark n
2.3.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệmError! Bookmark not defined.
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địaError! Bookmark not defined.
2.3.4. Phương pháp đánh giá nhanh. Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Xử lý số liệu, minh họa và đánh giá kết quả Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.Error! Bookmark not defined.
3.1. Đặc điểm của hệ thống thoát nước khu di sản thế giới LPBError! Bookmark not defined.
3.2. Đặc điểm chất lượng nước mặt của sông Khan. Error! Bookmark not defined.
3.3. Chất lượng NTSH tại khu vực di sản thế giới LPB Error! Bookmark not defined.
3.4. Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước sông KhanError! Bookmark n
3.5. Biện pháp xử lý nước sông Khan. Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Các biện pháp trước mắt. Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Các biện pháp lâu dài. Error! Bookmark not defined.
3.5.3 Giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm sông KhanError! Bookmark not defined.
3.5.3.1. Hệ thống xử lý . Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .Error! Bookmark not defined.
1. KẾT LUẬN . Error! Bookmark not defined.
2. KIẾN NGHỊ . Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ẢNH.Error! Bookmark not defined.
TÀILIỆU THAM KHẢO .28
30 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá ảnh hưởng một số chỉ tiêu của nước thải sinh hoạt đến chất lượng nước sông Khan, thành phố luang Prabang, Lào - Anousith Vannaphon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề dịch vụ ngày càng gia tăng như: khách sạn, nhà hàng,
khu vui chơi, đã làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực di sản thế giới LPB nói
chung và ô nhiễm chất lượng nước khu vực sông Khan do NTSH nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, việc chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh
hưởng một số chỉ tiêu của nướcthải sinh hoạtđến chất lượng nước sông Khan,thành
phố Luang Prabang,Lào ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tế.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực di sản thế giới LPB
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Khu vực di sản thế giới LPB ở 19o89' đến 37o77' vĩ Bắc và 102o13' đến 965o56'
kinh Đông, độ cao 300 m so với nước biển [34].
- Phía Bắc giáp sông Khan và làng Say Nam
- Phía Tây giáp với sông Mê Kong và Nam giáp làng Thát Luang
- Phía Đông giáp sông Khan và làng Phăn Luang
- Phía Nam giáp làng Tháp Luang [35].
Hình 1: Bản đồ khu di sản thế giới LPB
b. Địa hình
Khu di sản thế giới LPB là một thị trấn nhỏ nằm giữa những ngọn đồi bao quanh.
Có rất nhiều ngôi chùa cổ kính và những ngôi nhà độc đáo. Thị trấn nằm dọc theo sông
Mê Kong và khu vực này có rất nhiều chùa mang giá trị văn hóa tâm linh cao.Với sự độc
đáo và vẻ đẹp của LPB, chịu ảnh hưởng của thời kỳ thuộc địa. Khu vực này đã có phong
cách kiến trúc của các tòa nhà thời kỳ thuộc địa. Truyền thống đó vẫn được duy trì cho
đến ngày nay[37].
Sở dĩ LPB được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi giá trị lịch sử có
một không hai của thành phố hoàng gia này, nơi đây chứng kiến sự cai trị của 63 đời vua
(1350 - 1545). Bên cạnh đó thành phố còn là một trung tâm Phật giáo với hàng ngàn chùa
chiền. LPB cũng là nơi bảo tồn di sản về nghệ thuật và kiến trúc: với hơn 30 cung điện
tráng lệ, đa số được xây dựng từ thế kỷ 14; khoảng 40 ngôi chùa cổ được xây dựng từ
những triều đại khác nhau mà mỗi ngôi chùa là một công trình văn hóa có giá trị nghệ
thuật cao; hàng trăm ngôi nhà cổ bằng gỗ được thiết kế theo phong cách riêng rất đẹp,
được sắp xếp trật tự dọc theo các dãy phố nhỏ dài tạo nên vẻ xinh xắn và tĩnh mịch. Điều
này đã giúp LPB có rất nhiều điểm du lịch quan trọng, thu hút khách du lịch như:
- Phố cổ xinh đẹp LPB : cách tốt nhất để thăm thú các tòa nhà di sản mang kiến
trúc truyền thống của Lào là đi bộ hoặc xe đạp. Hầu hết các khách sạn, nhà hàng, quán cà
phê đều tập trung xung quanh thành phố nên bạn chẳng cần bất kỳ phương tiện di chuyển
cầu kỳ nào. Ở đây hoàn toàn không có các tòa nhà hiện đại hay bất cứ ngôi nhà nào cao
trên 2 tầng.
- Chợ đêm LPB: có 2-3 khu chợ xung quanh cố đô LPB nhưng nổi tiếng nhất là
khu chợ đêm nằm ngay con đường trung tâm. Không giống như bất kỳ chợ nào khác, chợ
đêm LPB tràn ngập các đồ lưu niệm bằng bạc, đồ truyền thống Đây cũng là địa điểm lý
tưởng để bạn có thể mua quà cho người thân và bạn bè. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm các
món quà thú vị khác ở chợ Hmong. Chợ được mở vào ban ngày và có bày bán rất nhiều
những bức tranh vẽ thành phố của các nghệ sĩ địa phương.
- Ẩm thực Lào: thực phẩm ở đây được đánh giá là vừa ngon vừa sạch và rẻ. Các
món bánh đặc sản địa phương được bán rất nhiều trong thành phố, khá ngon và mức giá
cũng phải chăng. Bên cạnh đó, cà phê Lào nổi tiếng là thức uống hảo hạng trên thế giới.
Dọc theo hai bờ sông Mekong cũng có rất nhiều nhà hàng mang phong cách kết hợp giữa
ẩm thực Lào và Pháp.
- Làng Whisky: ngôi làng nằm trên đường đi đến hang động Pak Ou, nơi các tàu
thuyền chọn làm điểm dừng khoảng 30 phút trước khi tiếp tục chuyến hành trình. Đặc sản
nổi tiếng của ngôi làng chính là rượu whisky địa phương hoặc các loại rượi ngâm từ rắn,
côn trùng được trộn với whisky và bày bán trong những chai có hình dạng độc đáo.
Những tấm lụa Lào được dệt thủ công và các loại vải khác cũng là thứ hàng hóa được bán
rất nhiều cho khách du lịch qua đây.
- Núi Phú Sĩ: núi Phú Sĩ hay còn được gọi là đồi Chomsy, bạn có thể dễ dàng leo
lên tận ngọn (khoảng hơn 300 bậc) để ngắm toàn cảnh thành phố. Trên đỉnh núi có một
ngôi đền thờ rất đẹp. Có hai cách để leo lên, một là đi từ các đường phố chính trong thành
phố, hai là đường mòn phía sau Bảo tàng Dân tộc. Thời điểm tuyệt vời nhất để leo lên núi
là buổi chiều muộn trước khi mặt trời lặn.
- Những ngôi chùa và đền thờ: có hơn 30 ngôi chùa và đền thờ nằm quanh thành
phố LPB. Nổi tiếng nhất là chùa Mai nằm trên trục đường chính của thành phố. Ở LPB
cũng có rất nhiều các trường học cho tu sĩ trẻ. Họ được học về đồ gỗ, sơn mài và cả tiếng
Anh.
- Chùa Xieng Thong: là một trong những ngôi chùa cổ và quan trọng nhất ở LPB,
Xieng Thong được xây dựng từ năm 1560. Phí để vào thăm quan là 5.000 Kip (tương
đương 0,5 USD). Sân của ngôi đền là nơi có kiến trúc rất thú vị. Ngoài ra các bức tranh
tường của Xieng Thong cũng là điểm đặc biệt thu hút du khách [37].
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực di sản thế giới LPB
Năm 2015, có370.000 khách nước ngoài đến du lịchkhu vực di sản thê giới
LPB;để đạt mục tiêu thu hút 5-7 triệu khách du lịch đến khu vực này trong giai đoạn từ
2018 – 2020, LPB sẽ tập trung phát triển 3 trụ cột: Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du
lịch; Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thuận tiện, làm cho LPBtrở thành trung
tâm trung chuyển, khách du lịch có thể đến LPB một cách dễ dàng. Đặc biệt, LPB đãxây
dựng sân bay quốc tế mới; Phát triển quảng bá để mở rộng thị trường du lịch.
Theo báo cáo gần đây, nguồn thu nhờ khách du lịch đến khu vực di sản thế giới
LPBđạt khoảng 5 triệu USD mỗi năm, trong đónguồn thu có được nhờ lượng khách đến
từ Thái Lan chiếm tỷ lệ lớn nhất với 40%, tiếp theo là khách du lịch từ Trung Quốc với
32%. Hiện tại,LPB đang có 228 điểm du lịch thiên nhiên, 111 điểm du lịch văn hóa, lịch
sử với76khách sạn, khu nghỉ dưỡng,327 nhà hàng truyền thống và 286 tàu phục vụvận tải
khách du lịch quốc tế và 75 tàu phục vụ vận tải hàng hóa [36].
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội khu vực di sản thế giới LPBgiai đoạn 2016 –
2020:Để phát triển kinh tế-xã hội khu vực LPB, Hội nghị lần thứ VIII của Sở Tài nguyên
thiên nhiên và môi trường tỉnh LPB đã được tổ chức vào ngày 21 tháng 10 năm 2015 để
đưa ra Kế hoạch công tác của ngành Tài nguyên thiên nhiên và môi trường LPB trong
giai đoạn 5 năm từ 2016 đến 2020. Hội nghị đã thảo luận về các hình thức dự thảo thu
thập số liệu, các chỉ số cơ bản của các nhiệm vụ giám sát, kiểm tra và đánh giá phát triển
kinh tế- xã hội giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 và kế hoạch hành động nhằm phát huy
nguồn lực công nghiệp và môi trường tự nhiên và lắng nghe các mục tiêu địa phương để
phát triển bền vững (SDGs) liên quan đến lĩnh vực này. Hội nghị cũng đề nghị công bố
thông báo ngày 23/2/2015 về quản lý thông tin và thống kê của việc thực hiện các lĩnh
vực của mìnhđể xác định các nguyên tắc phát triển bền vững trong đó bao gồm:
1. Quản lý việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe cho nhân dân.
2. Đảm bảo người dân có chỗ ở ổn định, lâu dài
3. Hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí
hậu.
4. Bảo quản và sử dụng tài nguyên nước cho phát triển bền vững.
5. Bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy việc sử dụng quản lý đất bền vững sinh thái, lâm
nghiệp, chống sa mạc hóa, khôi phục tài nguyên đất và ngăn chặn sự mất đa dạng sinh
học.
Hội nghị cũng đã thảo luận dự thảo về công tác theo dõi, giám sát và đánh giá và
hình thức của các chỉ số quản lý kế hoạch thực hiện, bao gồm 8 hướng nguồn lực khu vực
và môi trường tự nhiên bao gồm quản lý.
1. Quản lý hiệu quả tài nguyên đất và đảm bảo sự ổn định an ninh lương thực và
xóa đói giảm nghèo.
2. Duy trì tính chất sinh thái và môi trường khu vực.
3. Đảm bảo môi trường thành phố sạch đẹp, không bị ô nhiễm.
4. Quản lý tài nguyên nước bền vững và tích hợp giám sát chất lượng nước và
dòng chảy của nước để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
5. Phát triển nền kinh tế xanh và phát triển đô thị xanh bền vững đảm bảo tính bền
vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
6. Sẵn sàng để thích ứng với biến đổi khí hậu.
7. Quy hoạch và chuẩn bị để giảm phát thải khí nhà kính.
Qua tham khảo ý kiến phản hồi về dự thảo, Sở Tài nguyên thiên nhiên và môi
trường LPB sẽ cập nhật nhanh chóng và đầy đủ nhất có thể để đảm bảo rằng các nguồn
tài nguyên và môi trường được đưa vào kế hoạch thực hiện [18].
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh LPB
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tỉnh LPB ở 19° 53′ đến 12°44″ vĩ Bắc, 102° 7′ đến 22°91″ kinh đông, ở độ cao
300m so với nước biển có diện tích 16.875 km². Về mặt hành chính, tỉnh LPB có 01 tỉnh
lỵlà thành phố LPBvà 12 huyện gồm Chom Phet, Nam Bak, Nane, Ngoy, Pak Xeng, Pak
Ou, Phon Xay, Phou Khoune, Vieng Kham, Xieng Ngeum, Phon Thong và Phon Xay; với
784 bản, hơn 73.370 gia đình; có 10 dân tộc với dân số 434.653 người, mật độ dân số 21
người/km2; nhân dân phần lớn làm nông nghiệp.
- Tỉnh LPB có địa giới giáp tỉnh Phông Sa Lỳ về phía Bắc.
- Phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Điện Biên, Sơn La của Việt Nam .
- Phía Đông giáp hai tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng.
- Phía Tây giáp tỉnh Viêng Chăn.
- Phía Nam và giáp tỉnh U Đôm Xay[38].
Tuy là tỉnh miền núi nhưng việc giao thông đến với LPB khá thuận tiện với đường
bộ, đường thủy và đường hàng không.
- Đường bộ: đường 13 nối Vangvieng, Vientiane; đường 1 nối Muang Xay với
khoảng cách đường bộ từ LPB đến Vangvieng (275km), thủ đô Viêng Chăn (425km),
Xiêng Khoảng (600km)
- Đường thủy: Đi Pak Beng, Huay Xai (thượng nguồn gần biên giới Thái Lan).
- Đường hàng không: Sân bay quốc tế LPB nối Lào (Phongsali, Vientiane, Xieng
Khuan), Thái Lan (Bangkok, Chiang Mai), Campuchia (Siem Reap), Việt Nam (Hà Nội).
Tỉnh LPB có thành phố LPB được UNESCO công nhận di sản thế giới năm 1995,
nhờ vậy nơi đây đã trở thành một trung tâm du lịch khá lý thú với những điểm đến hấp
dẫn như Haw Kham (Cung điện hoàng gia), chùa Sẻn, chùa Sốp, chùa Si lị mung khun,
chùa Sỉ Bun Hương, chùa Xiêng Thong, chùaÀ Pai, chùa Siếng Muôn, chùa A Lam, chùa
Vị Sun, chùa Mày Sụ Văn Nạ Phôm Ma Lam, chùa Mạ Nô Lôm, chùa Vị Su Na Lạt, núi
Phú Sĩ, thác Kuang Si, hang Pak Ou, Chợ đêm, làng Whisky Thành phố LPB cũng
được xếp vào danh sách những thành phố có ẩm thực vỉa hè ngon nhất châu Á .
Tỉnh LPB là cố đô của Lào, rất phong phú về di tích văn hóa, lịch sử, danh lam
thắng cảnh, phong tục tập quán và văn hóa truyền thống của Lào nổi tiếng ở khu vực
Đông Nam Á. Đặc biệt LPB đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1995 và
trở thành địa điểm du lịch ưa thích của thế giới trong 6 năm liên tiếp (từ 2005 đến 2011).
LPB là tỉnh có diện tích rộng, đất sản xuất nông nghiệp hơn 634.300 ha, có hơn 1.305.700
ha diện tích rừng, điều kiện thuận lợi, phù hợp với việc sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; có
nhiều sông, hồ là thế mạnh trong việc xây dựng thuỷ điện; tài nguyên khoáng sản có:
vàng, đồng, sắt....
Mặc dù Tỉnh có nhiều thế mạnh, nhưng vẫn còn nhiều những khó khăn, thách
thức: mạng lưới giao thông thiếu, sản xuất công nghiệp còn ít, nông nghiệp còn dựa vào
thiên nhiên, còn 4 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo của cả nước [23].
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Kinh tế vĩ mô: Kinh tế tỉnh LPB tiếp tục tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa
và hiện đại hóa, đạt mức tăng 14,3%/năm. Năm 2014-2015, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) đạt 3.370,61 tỷ Kíp tương đương 420 triệu USD.
a. Đầu tƣ
- Đầu tư Nhà nước: có tất cả 117 dự án, tổng số vốn là 61.448,61 tỷ Kíp tương
đương 7,68 tỷ USD, trong 9 tháng đầu năm 2014 – 2015 đã có 110 dự án hoàn thành
100%, đang tiếp tục thực hiện 7 dự án.
- Đầu tư tư nhân trong nước: có 13 dự án, trị giá 23,9 triệu USD so với kế hoạch
năm thực hiện được 47,68%. Trong đó, ngành công nghiệp-thương mại có 06 dự án, trị
giá 15,6 triệu USD; ngành nông-lâm nghiệp có 02 dự án, trị giá 4,8 triệu USD và ngành
dịch vụ có 05 dự án, trị giá 3,5 triệu USD.
- Đầu tư tư nhân nước ngoài: có 29 dự án, trị giá 30,2 triệu USD. Trong đó, ngành
công nghiệp-thương mại có 13 dự án, trị giá 12,9 triệu USD, ngành dịch vụ có 10 dự án,
trị giá 9,3 triệu USD và ngành nông-lâm nghiệp có 6 dự án, trị giá 7,9 triệu USD.
- Vốn viện trợ không hoàn lại: có 99 dự án, trị giá 8,5 triệu USD [24].
b. Công nghiệp – thƣơng mại
Công nghiệp–thương mại 6 tháng đầu năm 2014 - 2015, tổng giá trị hàng hóa xuất
khẩu đạt 130 tỷ Kíp tương đương 16,5 triệu USD, so với kế hoạch năm đạt 35,76%. Nhập
khẩu đạt 7,06 tỷ kíp tương đương 882 nghìn USD, so với kế hoạch thực hiện đạt 3,8%.
Tỉnh xuất siêu 123,1 tỷ Kíp tương đương 15,8 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu phần lớn sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,
Indonesia , Nga, Triều Tiên, Belarus và Nhật Bản..., nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan,
Trung Quốc và Việt Nam...
Hiện nay toàn tỉnh có 209 nhà máy công nghiệp chế biến. Trong đó: công nghiệp
chế biến lương thực và nước uống có 29 đơn vị; vật liệu xây dựng 45 đơn vị, gỗ 110 đơn
vị, vải vóc 01 đơn vị, hóa học 05 đơn vị, đồ điện 01 đơn vị, thủ công nghiệp 05 đơn vị....
tăng 14 đơn vị so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn là 73.631 triệu Kíp và 22,74 triệu
USD [22].
c. Ngân hàng
Hoạt động ngân hàng được quan tâm, phát triển xuống các huyện, góp phần tích
cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là tập trung giải quyết khó
khăn cho nhân dân. Huy động tiền gửi đạt 1.463,03 triệu Kíp tương đương 182,9 triệu
USD và thẻ tín dụng cho khách hàng đạt trên 1.155,68 triệu Kíp tương đương 144,3 triệu
USD, trong đó thẻ lĩnh vực nông-lâm nghiệp chiếm 45,3%, lĩnh vực thương mại-dịch vụ
chiếm 32,2%, lĩnh vực khác chiếm 22,5%.
Ngoài hoạt động ngân hàng, còn có quỹ phát triển bản đã đi vào hoạt động, đến
nay có tất cả 262 quỹ phát triển với trên 4,3 tỷ Kíp tương đương 537 triệu USD[22].
d. Năng lƣợng-mỏ
Đến nay toàn tỉnh có 648 bản, 51.132 gia đình sử dụng điện, tương đương 70,42%
gia đình của toàn tỉnh, trong đó sử dụng điện lưới quốc gia có 382 bản, 44.551 gia đình,
sử dụng điện năng mặt trời có 1.003 gia đình, máy nổ 855 gia đình.
1). Đã khảo sát và nghiên cứu khả thi kinh tế - kỹ thuật các dự án thủy điện:
- Dự án thủy điện LPB, công suất 1.410 MW, do Tập đoàn dầu khí Việt Nam là
nhà đầu tư (hiện đang tạm dừng triển khai).
- Dự án thủy điện Nậm-U 1, Nậm-U 2 và Nậm-U 3 công suất 618 MW do Công
ty Xi Nô Hydro (Trung Quốc) là nhà đầu tư, hiện đang nghiên cứu và thu thập tài liệu.
- Dự án thủy điện Nậm-Xương 1 công suất lắp đặt 56 MW và Nậm-Xương 2,
công suất 220 MW, do Công ty Blu Thai của Thái Lan là nhà đầu tư, hiện nay công ty
đang chuẩn bị báo cáo việc nghiên cứu khả thi trình Chính phủ.
- Dự án thủy điện Nậm-Nga, tại bản Xỉ-mung-khun, huyện Nậm-bạc, công suất
80 MW, do Công ty Norpower là nhà đầu tư, hiện nay đang nghiên cứu khả thi về mặt
kinh tế-kỹ thuật, nghiên cứu tác động môi trường và xã hội.
- Dự án thủy điện Nậm-ngừm 5 tại huyện Phu-khun, công suất 120 MW, do
Công ty Xi Nô Hydro là nhà đầu tư, hiện nay đang tiến hành xây dựng theo kế hoạch và
đã hoàn thành khoảng 70%.
- Dự án thủy điện cỡ nhỏ Nậm-xạ-nan tại huyện Xiêng-ngơn, công suất 5 MW,
do Công ty TNHH phát triển Mung-khun là nhà đầu tư, hiện nay đã hoàn thành công tác
khảo sát; việc đo đạc kiểm tra bằng hệ thống JPS, khảo sát độ cao và bản đồ địa hình nhà
máy thủy điện.
2). Về khoáng sản: đã có nhiều công ty nước ngoài vào ký hợp đồng để tìm kiếm,
khảo sát các mỏ
- Công ty TNHH Phả-đeeng In-đắt-thi khảo sát mỏ kẽm tại huyện Nan, hiện nay
đang thực hiện khảo sát trên 200 Km2.
- Công ty TNHH phát triển Lao Ăng Ti Mon (Trung Quốc) tìm kiếm mỏ quặng
Ăngtinmon tại huyện Phôn-thoong, hiện nay đang làm giấy tờ trong việc tiếp tục tìm
kiếm và khảo sát.
- Công ty Thiên Chin Hủa Khan (Trung Quốc) tìm kiếm, khảo sát mỏ vàng Phả-
pôn, hiện nay đang tìm kiếm, khảo sát trên diện tích 152 Km2.
- Công ty Hoà Bình Xanh (Việt Nam) tìm kiếm, khảo sát mỏ quặng Ăngtinmon
tại bản Đon-ngơn, huyện Pôn-thoong, hiện nay đang tìm kiếm, khảo sát trên diện tích 24
Km2.
- Công ty TNHH Mao Minh Xử Hua (Trung Quốc) tìm kiếm, khảo sát mỏ chì-
kẽm tại huyện Nan trên diện tích 60 Km2 (chưa đi vào hoạt động vì công ty chưa có giấy
phép tìm kiếm) [25].
e. Giao thông - vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải đã có sự phát triển nhanh do được đầu tư vào việc
bảo vệ, nâng cấp đường xá và trải nhựa trên các tuyến đường trong khu vực tỉnh, kết nối
tuyến đường giữa tỉnh với các huyện, giữa huyện với huyện, bản với bản, bản đi đến vùng
trọng điểm, đường nối với các tỉnh và sang Việt Nam. Hiện nay, toàn tỉnh có tuyến đường
dài 3.393 Km, trong đó đường trải nhựa 487 Km và đường do nhân dân làm 530 Km. Đã
nâng cấp sân bay nhằm phục vụ cho máy bay Airbus 320 hạ cánh, tăng số chuyến bay
trong nước và quốc tế.
Trong một năm qua, khối lượng vận chuyển hàng hoá đường bộ ước đạt 229.206
tấn, đường thủy đạt 29.090 tấn và dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ đạt
2.616.108 lượt người, vận chuyển đường thủy đạt 1.129.296 lượt người; vận chuyển hàng
không có thể thực hiện chuyến bay trong nước đạt 2.756 chuyến, với số hành khách
128.638 lượt người và chuyến bay quốc tế đạt 4.314 chuyến, với số hành khách đạt
182.057 lượt người [26].
1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VII từ 2011 - 2015 tỉnh
LPB
a. Nội dung chính kế hoạch 5 năm
1. Tạo nền tảng vật chất - kỹ thuật nhằm phát triển tỉnh LPB có bước tiến mới; nâng cao
chất lượng cuộc sống, giảm nghèo và đạt mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) trong năm 2015,
tỉnh không còn huyện nghèo vào năm 2020.
2. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, kinh tế vĩ mô bền vững, xây dựng cấu trúc kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
3. Đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
4. Nâng cao hiệu quả việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng luật pháp; đảm bảo ổn
định chính trị và trật tự xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và khai thác tiềm
năng của mọi thành phần kinh tế.
5. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập với các tỉnh lân cận, các nước trong
khu vực và quốc tế theo đường lối đối ngoại của Đảng.
6. Xây dựng tỉnh LPB thành trung tâm kinh tế, dịch vụ, du lịch quá cảnh tiểu khu
vực; trung tâm văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ và dịch vụ y tế của các
tỉnh Bắc Lào [27].
b. Một số chỉ tiêu kế hoạch cụ thể nhƣ sau
Kinh tế vĩ mô: đưa kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đảm bảo ổn định kinh tế và tài chính: Chỉ số tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt
9,4% trở lên, tổng sản phẩm quốc nội đạt 4.341 tỷ Kíp, trong đó: nông nghiệp chiếm
39%, công nghiệp chiếm 21%, dịch vụ chiếm 40%. Về tài chính: Phấn đấu tạo nguồn thu
120,8 tỷ Kíp tương đương 15,1 triệu USD, trong đó thu nhập nội địa khoảng 56,8 tỷ Kíp
tương đương 7,1 triệu USD, nguồn thu từ vốn cân đối trung ương 64 tỷ Kíp tương đương
8 triệu USD.Về thương mại: Phấn đấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hết năm tài khóa
2014 - 2015 đạt 212 tỷ kíp tương đương 26,5 triệu USD.Về đầu tư tư nhân trong nước và
nước ngoài: Quan tâm khuyến khích doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đến
đầu tư tại tỉnh đạt chỉ tiêu kế hoạch đề[28].
1.2.4. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
trong giai đoạn 2011 đến 2020
Những năm sau giải phóng (1975), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào xây dựng,
phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phi thị trường. Tuy đạt
được một số thành tựu trong khôi phục và phát triển kinh tế, nhưng mô hình này đã bộc lộ
nhiều nhược điểm, không thể giải quyết được vấn đề phát triển, rốt cuộc sau năm 1986
Lào đã phải tiến hành cải cách, đổi mới, mở cửa để phát triển kinh tế theo hướng XHCN.
Thực chất của cải cách, đổi mới kinh tế kế hoạch hóa tập trung là chuyển sang kinh tế thị
trường và hội nhập nền kinh tế vào tiến trình phát triển hiện đại toàn cầu. Sự cải cách và
đổi mới này đã thay đổi căn bản con đường, mô hình phát triển kinh tế của Lào, nhờ đó đã
giải thoát nền kinh tế khỏi sự trì trệ và tạo ra một sự tăng trưởng khá cao, đưa nền kinh tế
tới điểm cất cánh[20].
Lào là một nước ở Đông Nam châu Á, có quan hệ gắn bó, truyền thống hữu nghị
tốt đẹp với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam từ lịch sử xa xưa đến hiện nay. Mối
quan hệ anh em đoàn kết đặc biệt, tình hữu nghị trong sáng thủy chung đó luôn được vun
đắp ngày càng bền vững và là nhân tố góp phần đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp
xây dựng và bảo về đất nước. Đồng thời, đất nước Lào có nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế trong tương lai như: lực lượng lao động cần cù, chăm chỉ trong sản xuất,
tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, điều kiện
chính trị - xã hội ổn định,... Lào cũng là nước có đường biên giới đất liền tiếp giáp với 5
nước trong đó có Trung Quốc là một thị trường lớn nhất trên thế giới .
Với những điều kiện thuận lợi trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2011)
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước
theo định hướng XHCN. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ
CHDCND Lào đã xây dựng và vạch ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 - 2020 xác định các phương hướng, mục tiêu cơ bản, lâu dài, những nhiệm vụ kinh
tế - xã hội tầm vĩ mô, dài hạn phát triển đất nước, đồng thời cũng xác định những phương
tiện, biện pháp để thực hiện thành công các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đó.
Mục đích chung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 là xây
dựng đất nước Lào trở thành một nước ổn định vững chắc về chính trị, an ninh, an toàn về
xã hội, đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh tế liên tục, nâng cao đời sống của nhân
dân gấp 3 lần so với hiện nay, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm
2020. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 tiếp tục thực hiện một
số quan điểm chiến lược giai đoạn trước (2001 - 2010), nhất là quan điểm về thực hiện
các khâu đột phá đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Đồng thời, nắm chắc
những chủ trương, đường lối, chính sách của Đại hội X của Đảng NDCM Lào, làm căn cứ
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (20015 - 2020), thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[20].
Do các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, chế độ chính trị, kinh tế văn hóa,
xã hội cũng khác nhau nên mỗi quốc gia có một chiến lược phát triển khác nhau với
những mục tiêu chính, những vấn đề cần tập trung giải quyết trước để mở đường cho sự
phát triển, cho nên mỗi quốc gia có các yếu tố cấu thành sự phát triển khác nhau. Đối với
CHDCND Lào, có 5 yếu tố cấu thành sự phát triển đó là kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị
và văn hóa, trong đó trật tự an ninh chính trị và xã hội là quan trọng nhất, còn kinh tế, kỹ
thuật và văn hóa là cơ bản.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào, nông nghiệp còn giữ vai trò
quan trọng không chỉ trong giai đoạn 2011 - 2020, mà còn trong nhiều năm sau đó, vì Lào
đi lên từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu. Do đó, nông nghiệp phải được phát
triển trước làm cơ sở nền tảng cho phát triển công nghiệp. Huy động thặng dư của nông
nghiệp để công nghiệp hóa. Phải đẩy mạnh chiến lược cách mạng xanh, đẩy mạnh sản
xuất lương thực, thúc đẩy sự phát triển. Phải giải quyết mối quan hệ cân đối giữa nông
nghiệp và công nghiệp, tạo nên sự tương trợ lẫn nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp
trong tiến trình phát triển.
Nhìn lại sự phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 của Lào có thể thấy
một số thành quả rất quan trọng. Thông qua việc thực hiện chiến lược và các kế hoạch
kinh tế - xã hội, nền kinh tế Lào phát triển liên tục và ổn định. Thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ V (2001-2005), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng
bình quân hằng năm 6,3%; thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010), GDP tăng
bình quân 7,9%. Tính chung trong 10 năm (2001 - 2010), GDP tăng bình quân hàng năm
7,1%, trong đó ngành nông nghiệp tăng 2,8%, công nghiệp 10,5%, dịch vụ 9,2%. Cơ cấu
các ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm
2000 đến năm 2010, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 46,2% xuống còn 28,9%;
công nghiệp tăng từ 17,9% lên 25,6%; dịch vụ tăng từ 30,4% lên 39,2%. Tổng sản phẩm
bình quân đầu người tăng từ 325 đôla năm 2000 lên 1.069 đôla năm 2010 và năm 2011 có
thể đạt 1.233 đôla. Do vậy, Ngân hàng thế giới đã nhận xét Lào là một trong 10 nước trên
thế giới có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và ổn định. (Xen thêm các bảng dưới đây)[20].
Bảng 1: Tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập đầu người
Chỉ tiêu
2001-2005 2006-2010 2001-
2010
Kế hoạch Đạt Kế hoạch Đạt Đạt
GDP 7 - 7,5% 6,3% 7,5 - 8% 7,9% 7,1%
Thu nhập đầu người
(USD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_anh_huong_mot_so_chi_tieu_cua_nuoc_thai_si.pdf