Tóm tắt Luận văn Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại trường đại học sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

Tổ chức rà soát, đánh giá, hệ thống hóa văn bản theo định kỳ

Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBHC là cơ sở, là điều kiện để từng

bước hoàn thiện công tác soạn thảo và ban hành VBHC, góp phần hoàn thiện hệ

thống pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy, công tác này cần phải được thực hiện

thường xuyên, theo định kỳ và đảm bảo trình tự nhất định.

Căn cứ vào những văn bản mới, những quy định mới của cơ quan cấp trên, nhà

trường cần định kỳ rà soát, đánh giá để loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực thi

hành, phát hiện những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với

yêu cầu thực tế.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại trường đại học sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng VBHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình và chỉ ra được những ưu điểm, những hạn chế, xác định rõ nguyên nhân của từng hạn chế qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng VBHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình. Qua kết quả về tình hình nghiên cứu, có thể thấy rằng, nội dung nghiên cứu của những công trình trên đã đề cập một cách tương đối đầy đủ về công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính, nhưng hầu hết chủ yếu tập trung tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Và cho đến nay chưa có bất kỳ đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần phải thực hiện những nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính. Từ đó có những định hướng để khảo sát về thực trạng soạn thảo văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bàn hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn bản hành chính được ban hành tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, tác giả lựa chọn các văn bản hành chính được ban hành từ năm 2013 đến năm 2017 tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; - Phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp các thông tin; - Phương pháp so sánh, đối chiếu; - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về văn bản hành chính. - Về thực tiễn: + Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng và rút ra ưu điểm, hạn chế trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. + Kết quả nghiên cứu giúp công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý của nhà trường. Bên cạnh đó, những giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ giúp cho công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của nhà trường ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ cái viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính. Chương 2: Thực trạng về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm văn bản - Theo Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản” của Học viện Hành chính Quốc gia: Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định [12, tr. 8]. Với cách hiểu rộng như vậy, văn bản còn có thể gọi là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ. - Trong cuốn ‘Văn bản và công tác văn bản trong các cơ quan nhà nước” của PGS. TS Văn Tất Thu: Văn bản là kết quả phản ánh, ghi nhận thông tin về những sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực khách quan và hoạt động tư duy của con người được hình thành bởi hệ thống các ký hiệu ngôn ngữ (chữ viết) trên vật liệu bằng giấy, có giá trị pháp lý. - Trong các cơ quan, tổ chức, quan niệm về văn bản lại được hiểu một cách đơn giản như sau: Văn bản được gọi chung là các công văn, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về văn bản bởi lẽ văn bản là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Tiếp cận từ góc độ quản lý có thể hiểu: Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. 1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước Trong hoạt động QLNN, trong giao dịch giữa các CQNN với nhau, CQNN với tổ chức, công dân, với các yếu tố nước ngoài văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trong những yếu tố quan trọng, nhất thiết để kiến tạo thể chế của nền HCNN. Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản do Học viện Hành chính Quốc gia biên soạn đã đưa ra khái niệm về văn bản quản lý nhà nước như sau: Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nược hoặc giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. 1.1.3. Khái niệm văn bản hành chính Văn bản hành chính là một bộ phận của hệ thống văn bản QLNN dùng để truyền đạt thông tin trong hoạt động QLNN. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu nhóm văn bản hành chính theo cách phân loại của Thông tư số 01/VBHN-BNV ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nội vụ, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư, cụ thể văn bản hành chính gồm các loại sau: "Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công". Theo đó, văn bản hành chính bao gồm văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường. 1.2. Yêu cầu của một văn bản hành chính 1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền ban hành văn bản Một VBHC khi ban hành phải đảm bảo nằm trong khuôn khổ, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hay nói cách khác là nằm trong phạm vi đã được quy định tại văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức đó bao gồm thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình thức tức là chỉ được ban hành những văn bản mà nội dung đề cấp đến những vẫn đề liên quan thuộc phạm vi của cơ quan, tổ chức và chỉ được ban hành một số văn bản nằm trong khuôn khổ mà cơ quan, tổ chức đó được cho phép theo quy định. 1.2.2. Yêu cầu về nội dung của văn bản a. Tính mục đích b. Tính pháp lý c. Tính khoa học d. Tính đại chúng 1.2.3. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính VBHC của một cơ quan, tổ chức phải đảm bảo thể thức và kỹ thuật trình bày. Cụ thể, phải tuân thủ các quy định, yêu cầu trong Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Thể thức văn bản là toàn bộ các yếu tố thông tin cấu thành văn bản nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và sử dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động của đơn vị. Kỹ thuật trình bày tức là mỗi yếu tố cấu thành của một văn bản phải được trình bày theo một kiểu cách nhất định cả về kiểu chữ, cỡ chữ và bố cục. Việc trình bày đúng các yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình truyền đạt thông tin, quyết định quản lý. Một văn bản được trình bày đúng thể thức theo quy định của pháp luật sẽ đảm bảo được giá trị pháp lý của văn bản, tính thống nhất, khoa học trong văn bản, tao điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, tra tìm, giải quyết, xử lý và lưu trữ văn bản. 1.2.4. Yêu cầu về ngôn ngữ của văn bản Văn bản quản lý nhà nước được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ. Phong cách ngôn ngữ này có các đặc trưng cơ bản là: a. Tính chính xác b. Tính phổ thông, đại chúng c. Tính khách quan, phi cá tính d. Tính khuôn mẫu e. Tính trang trọng, lịch sự 1.2.5. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản hành chính a. Nêu sáng kiến b. Giao nhiệm vụ soạn thảo dự thảo c. Soạn thảo, lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo d. Kiểm tra dự thảo e. Xem xét, thông qua dự thảo g. Ban hành h. Gửi và lưu văn bản 1.3. Vai trò, chức năng của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội 1.3.1. Vai trò của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội a. VBHC là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý, điều hành của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. b. VBHC là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý của lãnh đạo Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội c. VBHC là phương tiện để kiểm tra, theo dõi hoạt động của lãnh đạo Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội d. VBHC là công cụ xây dựng hệ thống và thực thi pháp luật 1.3.2. Chức năng của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội a. Chức năng thông tin b. Chức năng quản lý c. Chức năng pháp lý TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả Luận văn đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận như: Khái niệm văn bản, văn bản quản lý nhà nước, văn bản hành chính; yêu cầu của một văn bản hành chính; vai trò, chức năng của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Đó chính là cơ sở để nghiên cứu tiếp chương 2 – Thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Chương 2 THỰC TRẠNG SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tổ chức hoạt động của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnhHà Nội Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo Quyết định số 372/CP ngày 17 tháng 12 năm 1980 của Thủ tướng chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 3651/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ Trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hoạt động theo quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan. 2.1.1. Vị trí chức năng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh và truyền hình có trình độ đại học, sau đại học và trình độ thấp hơn về các ngành được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép; nghiên cứu và thực nghiệm khoa học trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 2.2. Thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội 2.2.1. Số lượng văn bản ban hành Trong 5 năm (2013-2017) Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đã soạn thảo và ban hành số lượng văn bản hành chính khá lớn. Kết quả khảo sát, thống kê số lượng văn bản ban hành cụ thể theo từng năm như sau: Năm ban hành Văn bản hành chính thông thường Tổng số văn bản theo năm ban hành Quyết định Công văn và các văn bản có tên loại khác 2013 794 336 1130 2014 950 435 1385 2015 1337 494 1831 2016 1525 666 2191 2017 1527 872 2399 (Nguồn: Từ sổ đăng ký văn bản đi của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội) 2.2.2. Thẩm quyền ban hành văn bản Thẩm quyền ký văn bản của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội được quy định tại Quyết định số 529/QĐ-SKĐAHN ngày 02 tháng 6 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội về việc ban hành Quy định về hoạt động của Ban Giám hiệu và phân công nhiệm vụ trong Ban Giám hiệu, cụ thể như sau: 2.2.3. Nội dung văn bản Nội dung là thành phần chủ yếu của văn bản. Qua khảo sát 100 VBHC của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội tính từ năm 2013 đến năm 2017, nhìn chung nội dung các văn bản được ban hành đảm bảo về mục tiêu, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như đáp ứng được yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan cấp trên góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển để Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh trở thành trường trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số văn bản nội dung chưa phù hợp với quy định. Trong số 100 VBHC được khảo sát thì có 03 văn bản chưa đúng về nội dung, chiếm 3% tổng số văn bản. 2.2.4. Thể thức và kỹ thuật trình bày Công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính là một hoạt động vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của văn bản khi được ban hành góp phần quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động này còn chưa được CCVC, người lao động làm việc tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đặc biệt quan tâm chú ý. Vì vậy, qua tiến hành khảo sát 100 VBHC thì có tới 41 văn bản mắc lỗi về thể thức và kỹ thuật trình bày. Nếu đánh giá theo tỉ lệ thì lên tới 41% tổng số VBHC mà tác giả đã khảo sát, đây là một con số không nhỏ. 2.2.6. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản Quy trình soạn thảo và ban hành VBHC của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh được thực hiện tương đối tốt và đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại một số trường hợp cụ thể, quy trình soạn thảo và ban hành VBHC còn chưa đảm bảo được hoàn toàn các yêu cầu đặt ra. Vì vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những ưu điểm - Các VBHC được nhà trường ban hành đều phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. - Thẩm quyền ký và ban hành VBHC tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. - Tuy chưa có quy định chung về quy trình soạn thảo và ban hành VBHC tại các trường đại học nhưng nhìn chung VBHC của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đều được ban hành dựa trên cơ sở quy định của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Văn bản số 01/VBHN-BNV ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nội vụ hợp nhất Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư. Bao gồm các bước: Bước 1: Đề xuất việc soạn thảo văn bản Bước 2: Soạn thảo văn bản Bước 3: Duyệt bản thảo, sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt Bước 4: Đánh máy, kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành Bước 5: Ký văn bản Bước 6: Nhân bản, phát hành, lưu trữ văn bản - Hình thức của văn bản về cơ bản đáp ứng được theo yêu cầu luật định. Hầu hết các VBHC của nhà trường đều được trình bày đúng theo các yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo được quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. -Về mặt nội dung hầu hết các VBHC đều đảm bảo được yêu cầu về nội dung. -Đa số các VBHC sử dụng từ ngữ và văn phong hành chính phù hợp. Trong các văn bản gần như không còn sử dụng từ đa nghĩa, tiếng lóng, tiếng địa phương. Tóm lại, công tác ban hành VBHC của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Chất lượng văn bản ngày càng được chú trọng và nâng cao, nội dung và thể thức văn bản đảm bảo theo đúng hướng dẫn, giúp cho hoạt động đào tạo của nhà trường ngày càng ổn định và phát triển. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Về cơ bản VBHC được ban hành trong hoạt động của nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, công tác soạn thảo và ban hành VBHC vẫn có một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Cụ thể như sau: -Về quy trình soạn thảo và ban hành VBHC của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội:Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội chưa có một quy trình riêng mang tính chất đặc thù cho công tác soạn thảo và ban hành VBHC. - Về nội dung văn bản: Nhiều văn bản có nội dung sơ sài, được trình bày quá ngắn gọn, không làm sáng tỏ nội dung, không phản ánh rõ được mục tiêu hay nhiệm vụ của văn bản. - Về thể thức văn bản: Rất nhiều văn bản trình bày các yếu tố thể thức không đúng theo quy định hiện hành về tất cả các thành phần thể thức. - Về ngôn ngữ văn phong của văn bản:Còn nhiều văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu về phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ. - Về công tác kiểm tra, giám sát quá trình soạn thảo và ban hành văn bản: + Do chưa quản lý tốt, chưa kiểm soát được tình hình ban hành văn bản, thiếu sự điều phối có hiệu quả từ một kế hoạch, định hướng cơ bản, cho nên phần lớn hệ thống VBHC trong nhà trường chưa hoàn thiện. + Việc quản lý, lưu trữ văn bản còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, chưa bảo đảm tính khoa học. Công tác hệ thống hóa văn bản chưa được quan tâm chú trọng. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân khách quan + Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo đặc thù các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và tất cả các nguồn lực chủ yếu đều tập trung cho công tác chuyên môn. Bởi vậy, những vấn đề liên quan đến công tác soạn thảo và ban hành văn bản vẫn còn chưa được quan tâm, chưa được hiểu một cách đúng đắn gây nên nhiều bất cập trong công tác hành chính của nhà trường nói chung và công tác văn bản nói riêng. + Hệ thống quy định về quy trình soạn thảo và ban hành VBHC chỉ có Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Văn bản số 01/VBHN- BNV ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nội vụ hợp nhất Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư. Các quy định trong các văn bản trên chỉ khái quát, chưa được trình bày một cách cụ thể, gây khó khăn trong quá trình áp dụng vào thực tế. + Hệ thống thuật ngữ hành chính của nước ta còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nhiều thuật ngữ tiếng Việt chưa được tiêu chuẩn hóa và thống nhất trong sử dụng. - Nguyên nhân chủ quan + Một là, lãnh đạo nhà trường tập trung và dành thời gian chủ yếu cho công tác chuyên môn và cũng một phần do nhận thức của lãnh đạo chưa chú trọng đến công tác soạn thảo và ban hành văn bản. + Hai là, đội ngũ viên chức trong nhà trường chủ yếu là giảng viên, chỉ làm công tác chuyên môn đặc thù thuộc lĩnh vực nghệ thuật, hoàn toàn không quan tâm đến công tác văn bản hay nói cách khác là không có một chút kiến thức về văn bản. + Ba là, nhà trường chưa xây dựng được các quy định chuẩn mực về công tác ban hành VBHC, cụ thể là quy trình ban hành VBHC để thực hiện một cách thống nhất. + Bốn là, trình độ chuyên môn kỹ thuật soạn thảo VBHC của cán bộ soạn thảo văn bản còn yếu, không được tập huấn thường xuyên. + Năm là, sự phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân trong nhà trường còn hạn chế do chồng chéo về chức năng nhiệm vụ dẫn đến tình trạng có những việc thì các bên cùng muốn nhận những có những việc thì đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên. + Sáu là, việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ hay nội dung các văn bản mới về công tác soạn thảo, kiểm tra, quản lý và xử lý văn bản chưa được chú trọng, chưa được tiến hành thường xuyên nên chưa đạt hiệu quả cao. + Bảy là, công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá hoạt động ban hành VBHC của lãnh đạo, của cơ quan cấp trên đối với nhà trường chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và có chất lượng. + Tám là, về điều kiện thời gian, một số văn bản soạn thảo gấp do yêu cầu thực tế. Khi tiến hành soạn thảo chưa cân đối thời gian hợp lý cho việc xin ý kiến đóng góp của các đơn vị, cá nhân có liên quan nên việc góp ý cho văn bản nhiều khi rất chiếu lệ, mang tính hình thức, chất lượng không cao. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương này tác giả đã trình bày khái quát về tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội bao gồm: Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và tính đặc thù đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật. Tác giả đã điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng hệ thống văn bản đi của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh trong 5 năm (từ năm 2013 – 2017) về: Số lượng văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, nội dung văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ văn phong, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản. Luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và rút ra được nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Qua đó cho thấy, việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội Nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành VBHC của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội cần phải xác định những phương hướng cơ bản có tính nguyên tắc làm căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng các giải pháp có tính khả thi trong hoạt động của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh hiện nay. Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác soạn thảo và ban hành VBHC của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Thứ hai, đảm bảo tính pháp chế. Thứ ba, đảm bảo tính lịch sử. Thứ tư, đảm bảo tính khoa học. Từ những nguyên tắc có tính định hướng nêu trên, căn cứ vào thực trạng soạn thảo và ban hành VBHC tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Luận văn đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành VBHC tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội như sau: Một là, cần phải thay đổi và nâng cao nhận thức của lãnh đạo nhà trường cũng như đội ngũ CCVC, người lao động về vai trò việc soạn thảo và ban hành VBHC. Hai là, hiện đại hóa quy trình và phương tiện xây dựng các VBHC, về kỹ thuật cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả vào hoạt động soạn thảo và ban hành VBHC của nhà trường. Ba là, cần tập trung chỉ đạo điều hành hoạt động của các phòng chức năng nhằm triển khai thực hiện một cách có hiệu quả, bảo đảm tiến độ và thời gian quy định; đề cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo, cá nhân soạn thảo, có những chế tài đảm bảo xử lý những hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác soạn thảo và ban hành VBHC. Bốn là, tăng cường công tác tự kiểm tra, thường xuyên rà soát VBHC của các đơn vị trực thuộc. Kịp thời kiến nghị và kiên quyết xử lý văn có nội dung sai trái; tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản không còn phù hợp. 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội 3.2.1. Hoàn thiện thể chế soạn thảo và ban hành VBHC Như vậy, hoàn thiện thể chế soạn thảo và ban hành VBHC của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là việc xây dựng các quy định, quy phạm thống nhất khi xây dựng hệ thống pháp luật về công tác soạn thảo và ban hành VBHC, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nội dung các văn bản luật đi vào thực tiễn một cách chính xác, không cho phép các đơn vị, cá nhân soạn thảo hay đọc văn bản có cách nhìn khác nhau về một quy định. 3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân sự a. Nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động về tầm quan trọng của công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính Ban lãnh đạo nhà trường cần tích cực nghiên cứu, tìm hiểu để thấy rõ được chức năng, vai trò, tầm quan trọng của văn bản từ đó có kế hoạch tuyên truyền phổ bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_soan_thao_va_ban_hanh_van_ban_hanh_chinh_ta.pdf
Tài liệu liên quan