Luận văn Đánh giá chất lượng đào tạo ngành Điện trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC. iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH .viii

MỤC LỤC. ix

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu. 3

3.2. Đối tượng khảo sát. 3

3.3 Phạm vi nghiên cứu . 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 4

4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp . 4

4.2. Phương pháp thu nhập thông tin sơ cấp. 4

4.2.1. Công cụ nghiên cứu. 4

4.2.2. Kế hoạch lấy mẫu . 5

4.2.3. Phương pháp tiếp xúc . 7

4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu . 7

5. Mô hình nghiên cứu . 8

6. Hạn chế của đề tầi . 9

7. Kết cấu của đề tài . 9

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO . 10

1.1 Cơ sở lý luận . 10

1.1.1. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ của trường Cao đẳng. 10

1.1.2. Một số nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo. 12

1.1.3. Chất lượng đào tạo. 19

1.1.4. Đánh giá chất lượng đào tạo. 22

1.2 Cơ sở thực tiễn . 25

1.2.1. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam . 25

1.2.2. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật . 26

1.3. Những nghiên cứu đã thực hiện trước đây . 28

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỆN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ. 31

2.1 Tổng quan về trường Cao đẳng Công nghiệp Huế . 31

2.1.1. Giới thiệu chung . 31

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển . 32

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ. 33

2.1.4. Cơ cấu tổ chức . 34

2.1.5. Ngành nghề và trình độ đào tạo. 37

2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Huế . 38

2.2.1. Sứ mạng và mục tiêu . 38

2.2.2. Tổ chức và quản lý . 39

2.2.3. Chương trình đào tạo . 39

2.2.4. Hoạt động đào tạo. 40

2.2.5. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên . 44

2.2.6. Người học . 48

2.2.7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ . 55

2.2.8. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác. 56

2.2.9. Tài chính và quản lý tài chính . 57

2.2.10. Quan hệ giữa nhà trường và xã hội, hợp tác quốc tế. 59

2.3 Kết quả nghiên cứu . 60

2.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu . 60

2.3.2 Đánh giá chất lượng đào tạo ngành Điện tại trường Cao đẳng Công nghiệpHuế . 63

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

NGÀNH ĐIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ. 83

3.1. Định hướng của trường Cao đẳng Công Nghiệp Huế. 83

3.1.1. Định hướng phát triển nhà trường . 83

3.1.2. Những nhiệm vụ chính về công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2014-2015 . 84

3.2. Giải pháp chung . 85

3.2.2 Giải pháp về xác định nhu cầu đào tạo. 86

3.2.3. Giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy. 87

3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV . 89

3.2.5. Giải pháp cho công tác đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất. 90

3.3. Giải pháp cụ thể về các tiêu chí đánh giá. 91

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 96

3.1. Kết luận . 96

3.2. Kiến nghị. 96

3.3. Những hạn chế của đề tài . 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 99

PHỤ LỤC. 101

BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN

BẢN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN LUẬN VĂN

pdf165 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng đào tạo ngành Điện trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ SV xếp loại XS là 1,25%, loại tốt chiếm 37,81% , loại khá chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 44,99%, loại TBK chiếm 3,21%, loại TB chiếm 3,31%, loại yếu chiếm 0,5% và không được xét chiếm 15,16%. 2.2.7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nhà trường đã xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn, triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học hằng năm cụ thể, chi tiết. Các đơn vị và cá nhân căn cứ vào nhiệm vụ năm học, kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của nhà trường, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Kết quả đã có nhiều GV tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, trong đó có những sáng kiến có tính ứng dụng cao và đã có những hiệu quả nhất định trong ứng dụng thực tế. Một số GV đã có công trình nghiên cứu khoa học được xuất bản thành sách, nhiều bài nghiên cứu khoa học, bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành ... Hợp tác quốc tế và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nước là một tiêu chí quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Trường CĐCN Huế. - Trong nước: trường có quan hệ hợp tác nghiên cứu, trao đổi chuyên gia với các cơ quan chuyên ngành như trường ĐH Đà Nẵng, ĐH Kinh tế Huế, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh ... - Ngoài nước: Nhà trường có quan hệ với một số tổ chức quốc tế có uy tín như: Tổ chức KOICA của Hàn Quốc, Hiệp hội học bổng hải ngoại AOTS, Tổ chức Hỗ trợ nghề quốc tế (IWNET), Viện đào tạo nghề (IFAC), Học viện công nghệ Microsoft (MS IT Academy)... Và các trường ĐH ở một số nước như Canada, Úc, Áo, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Lào ... Thông qua các chương trình hợp tác trong nước và quốc tế, đội ngũ cán bộ GV đã được nâng cao về trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu và giảng dạy, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho các SV triển khai các đề án liên quan. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 2.2.8. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác Đất và các công trình kiến trúc Trường gồm 3 cơ sở với diện tích 9,81 ha: - Cơ sở 1: 70 Nguyễn Huệ, thành phố Huế; Diện tích 2,8 ha. - Cơ sở 2: Khu quy hoạch An Vân Dương, thành phố Huế; Diện tích 6,41 ha. Đã được Bộ Công Thương duyệt quy hoạch tổng thể và vừa mới khởi công xây dựng từ tháng 11/2011. - Cơ sở 3: Xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, được tiếp nhận từ trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thương mại Hà Tây từ tháng 06/2008; Diện tích 0,6 ha. Bảng 2.11: Diện tích đất đai và các công trình kiến trúc năm 2013 STT Nội dung Số phòng Diện tích (m2) I Diện tích đất đai 119.700 II Diện tích sàn xây dựng 28.184 1 Giảng đường 105 8.400 2 Phòng học máy tính 6 490 3 Phòng học ngoại ngữ 1 50 4 Thư viện 416 5 Phòng thí nghiệm 10 852 6 Xưởng thực tập, thực hành 77 12.000 7 Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý 56 3.172 8 Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo 277 9 Diện tích khác - Diện tích hội trường 3 685 - Diện tích nhà văn hóa 192 - Diện tích nhà thi đấu đa năng 450 - Diện tích sân vận động 1.200 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm học 2011 – 2013) Hiện tại trường đang hoạt động với 3 cơ sở tổng diện tích là 11,97 ha. Diện tích giảng đường và diện tích các xưởng thực hành chỉ chênh lệch 2,04 ha. Điều này cho thấy rằng: nhà trường rất chú trọng đến phần thực hành, rèn luyện kỹ năng tay nghề cho SV, nên có sự đầu tư rất lớn vào việc xây dựng các xưởng thực hành. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Trong năm 2011, nhà trường đã khánh thành khu Ký túc xá mới xây dựng với 56 phòng ngay tại cơ sở 1, trong khuôn viên nhà trường nên rất thuận tiện cho SV sinh hoạt và học tập. Nhìn chung cơ sở vật chất của trường khang trang, đầy đủ các công trình thiết yếu và hầu hết các tiện ích cần thiết.  Trang thiết bị phục vụ quản lý và học tập Đặc thù của trường là dạy các nghề kỹ thuật, công nghệ nên thiết bị dạy học có giá trị lớn. Ví dụ máy tiện CNC gần 1 tỷ đồng, bộ thí nghiệm thiết bị cơ điện tử 1,5 tỷ đồng, thiết bị mô phỏng từ khâu phát điện đến tiêu thụ điện trên 2 tỷ đồng... Vì vậy hằng năm nhà trường phải sử dụng nguồn kinh phí rất lớn để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại.  Hệ thống mạng máy tính: Hệ thống mạng máy tính kết nối toàn trường và hệ thống wireless cho toàn bộ cơ sở. Tuy nhiên hệ thống wireless của trường có mật khẩu, nên chỉ có GV, cán bộ nhà trường mới sử dụng được còn HSSV thì không vào được.  Thư viện: - Tổng diện tích thư viện: 416 m2. - Số chỗ ngồi: 100; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 36. - 6.500 đầu sách với 5.500 đầu sách phục vụ các môn chuyên ngành. - Phần mềm quản lý thư viện: CDS-ISIS for windows. Nhìn chung cơ sở vật chất của thư viện cơ bản đáp ứng được yêu cầu của HSSV; giáo trình, tài liệu phục vụ phù hợp với chương trình khung của các ngành. Thư viện được đặt tại cơ sở 1, nên các HSSV học ở cơ sở 2,3 thì hầu như rất khó tiếp cận. HSSV không được đọc sách trước khi mượn, mà phải tra cứu tìm mã sách, làm thủ tục mượn,nên nhiều khi không mượn được sách vừa ý, nếu làm thủ tục trả và mượn lại thì lại phức tạp, điều này làm cản trở thói quen sử dụng thư viện của SV. 2.2.9. Tài chính và quản lý tài chính Trường CĐCN Huế có các nguồn kinh phí sau: + Nguồn ngân sách Nhà nước bao gồm kinh phí thường xuyên, không thường xuyên, nghiên cứu khoa học, đào tạo lại, chương trình mục tiêu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 + Nguồn thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí. + Nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. + Các nguồn thu khác như tài trợ, viện trợ, các hoạt động dịch vụ ... Tình hình nguồn tài chính và phân bổ tài chính qua 3 năm 2011, 2012, 2013 được thể hiện ở bảng 2.12, 2.13 dưới đây: Bảng 2.12: Tài chính qua 3 năm (2011-2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010-2011 2011-2012 2012-2013 1. Ngân sách 22.581 13.870 14.200 2. Học phí, lệ phí 19.603 20.000 25.000 3. Các nguồn khác 3.186 2.300 1.000 TỔNG CỘNG 45.370 36.170 40.200 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm học 2011 – 2013) Qua bảng 2.12, có thể nhận thấy rằng Vốn xây dựng cơ bản được trích từ ngân sách chiếm một tỉ trọng lớn, bởi vì nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại khu quy hoạch An Vân Dương. Nguồn thu học phí, lệ phí qua 3 năm tăng một cách đáng kể do số lượng SV tăng. Bảng 2.13: Phân bổ tài chính trong năm 2012 – 2013 Chỉ tiêu Triệu đồng I. Các khoản thanh toán cá nhân 20.000 - Lương và PC lương, TN tăng thêm, thừa giờ 16.000 - Bảo hiểm XH, YT, TN 2.500 - Học bổng HS-SV 1.500 II. Hàng hóa, dịch vụ khác 12.000 III. Đầu tư phát triển 5.000 - Mua sắm TS và trang thiết bị học tập 3.000 - Sữa chữa thường xuyên TSCĐ 2.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm học 2011 – 2013) Qua bảng 2.13 có thể nhận thấy rằng: Trong các năm trước, nhà trường tập trung đầu tư chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Do phải xây dựng cơ sở 2, nên tốn rất nhiều chi phí trong việc giải tỏa mặt bằng và xây dựng.cho nên vào năm 2013 Nhà trường tập trung mua sắm trang thiết bị dạy học tập trung sữa chửa TSCĐ, do thời điểm này cơ sở 3 đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó nhà trường còn tăng chi học bổng nhằm khuyến khích SV học tập, tăng 55% so với năm học 2011 – 2012. 2.2.10. Quan hệ giữa nhà trường và xã hội, hợp tác quốc tế - Nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền, các cơ quan đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn hóa xã hội. + Về an ninh: Nhà trường luôn tạo dựng mối liên hệ mật thiết với công an phường Vĩnh Ninh - thành phố Huế, xã Phú Dương - huyện Phú Vang để giải quyết những vấn đề trật tự trị an liên quan tới HSSV. + Về hoạt động văn hóa xã hội: Hằng năm Công đoàn trường tổ chức giao lưu kết nghĩa với các đơn vị như Nhà hát kịch thành phố, Công an thành phố Huế, Công ty Cổ phần Kinh Đô, Học viện âm nhạc Huế, UBND phường Vĩnh Ninh, trường CĐ Sư phạm Huế,với các hoạt động như: liên hoan văn nghệ, tổ chức giải bóng đá, cầu lông. - Trường CĐCN Huế đã tích cực hợp tác với các doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng lao động nhằm tạo điều kiện cho HSSV ra trường có việc làm phù hợp chuyên môn đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội. - Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác của Úc. Tháng 5 năm 2013 trường đã ký kết hợp đồng liên kết đào tạo với TAFE NSW- Học viện Tây Sydney. -Trong năm 2013, trường đã tiếp nhận thêm 2 TNV của tổ chức KOICA làm việc tại khoa CN Hóa-Môi trường và Xây dựng. Tháng 10 năm 2012, Trường đã tiếp nhận phòng thực hành mạng máy tính do KOICA tài trợ. Tháng 4 nãm 2013, một học sinh của Trường đã nhận được học bổng từ tổ chức KOVA-Hàn Quốc. -Trường đã đón các đoàn tham quan từ một số trường Đại học, cao đẳng ở Thái Lan (Cao đẳng Nakhon Pathom, Viriyalai, Đại học Chaopraya). Thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo với Đại học Chaoppraya (Thái Lan) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 - Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác của Lào. Trong năm học vừa qua, Trường đã đón 4 sinh viên Lào đến học tập và rèn luyện. Sau chuyến công tác của đoàn cán bộ của Trường đến Khammoune trong tháng 6 năm 2013, dự kiến trong năm tới sẽ có thêm nhiều SV Lào đến học tập. - Ngày 9/11/2013, đoàn cán bộ, SV trường CĐCN Huế đã tham dự chương trình “ASEAN EXCELLENT CAMP” ( từ 9 – 11/11/2013) tại tỉnh Udonthani, Thái Lan do trường Đại học Chaopraya tổ chức và tài trợ. - Ngày 20 tháng 02 năm 2014, Ban giám hiệu trường CĐCN Huế đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Formosa Hà Tĩnh về đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. - Sáng ngày 26 tháng 02 năm 2014, Trường CĐ Công nghiệp đã có buổi gặp mặt làm việc với lãnh đạo công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam – chi nhánh đóng tại KCN Phú Bài, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Buổi làm việc xoay quanh vấn đề xây dựng mối quan hệ hợp tác và tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của Công ty Hanesbrands cũng như tạo điều kiện cho các em HSSV được thực tập trong môi trường làm việc thực tế và có cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp - Sáng ngày 27 tháng 03 năm 2014, Lãnh đạo trường CĐCN Huế đã tiếp đón và làm việc với Đoàn cán bộ, GV đến từ trường CĐ Bách khoa Si Phraya, Bangkok - Thái Lan. - Sáng ngày 16/4/2014, Đại sứ quán Úc tổ chức buổi giới thiệu học bổng Endeavour năm 2015 tại trường cđcn Huế cho toàn thể công chức, viên chức và HSSV quan tâm. 2.3 Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Ðặc ðiểm ðối týợng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin phát ra 280 bảng hỏi, sau khi thu về, làm sạch số liệu, loại những bảng hỏi thiếu thông tin còn lại 268 phiếu trả lời đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61  Giới tính Bảng 2.14: Đặc điểm giới tính của mẫu điều tra Giới tính Sinh viên Giảng viên Công ty, Tổ chức Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nam 134 98,5 28 87,5 89 89,0 Nữ 2 1,5 4 12,5 11 11,0 Tổng 136 100,0 32 100,0 100 100,0 (Nguồn: Kết quả điều tra (Thông tin cá nhân ) Theo số liệu ở bảng 2.14 cho thấy, SV được điều tra chủ yếu là nam (chiếm 98,5%). Khoa Điện trường CĐCN Huế là một ngành đào tạo kỹ thuật nên lượng SV nam chiếm rất lớn, hầu hết ở các ngành kỹ thuật không có SV nữ. Về GV đang làm việc tại khoa Điện đa phần là nam giới, chiếm tới 87,5 % ; nữ giới chỉ chiếm có 12,5%. Về CT;TC thì đặc điểm mẫu điều tra như sau nam giới 89 người chiếm 89%, nữ giới 11 người chiếm tỉ lệ 11%. Đối tượng phỏng vấn các CT;TC là những quản lý bộ phận liên quan đến kỹ thuật điện nên nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới.  Các đặc điểm khác Bảng 2.15: Đặc điểm quê quán, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc của sinh viên, giảng viên điều tra Sinh viên Giảng viên Quê quán Số lượng Tỷ lệ % Trình độ Số lượng Tỷ lệ % Nghệ An 7 5,1 Cao đẳng 1 3,1 Hà Tĩnh 13 9,6 Đại học 4 12,5 Quảng Bình 31 22,8 Thạc sĩ 27 84,4 Quảng Trị 34 25,0 Tổng 32 100,0 TT. Huế 37 27,2 Thời gian làm việc Quảng Nam 2 1,5 Dưới 2 năm 5 15,6 Thanh Hóa 8 5,9 Từ 2-5 năm 8 25,0 Khác 4 2,9 Trên 5 năm 19 59,4 Tổng 136 100,0 Tổng 32 100,0 (Nguồn: Kết quả điều tra) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Thị trường mục tiêu của trường CĐCN Huế là ở khu vực miền Trung nên đa số SV đến từ các tỉnh miền Trung, các tỉnh ở khu vực khác là rất ít. Với những đặc điểm nêu trên cho thấy, mẫu điều tra có thể đại diện cho tổng thể là các SV của các hệ đang học năm cuối tại trường CĐCN Huế. SV được điều tra có đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi. Do vậy, thông tin mà SV cung cấp là có thể sử dụng cho nghiên cứu. Qua bảng 2.14 Trong 136 mẫu điều tra thì tỉ đông nhất là các tỉnh TT Huế, Quảng Trị, Quảng Bình chiếm từ 22,8% đến 27,2%. Còn các tỉnh khác chiếm tỉ lệ như sau: Nghệ An 5,1%, Hà Tĩnh 9,6%, Quảng Nam 1,5%, Thanh Hóa 5,9%. GV đang làm việc tại khoa Điện đa phần là nam giới, chiếm tới 87,5 % còn nữ giới chỉ chiếm có 12,5%. Chủ yếu là những người có thời gian công tác tại trường trên 5 năm, những GV dưới 2 năm chỉ chiếm 15,6% và từ 2 đến 5 năm chiếm 25,0 %. Về trình độ chuyên môn, do khoa Điện chiếm đa số là những GV đã công tác trên 5 năm, cho nên trình độ chuyên môn của GV đa số đã là thạc sĩ.Trong đó trình độ thạc sĩ chiếm 84,4%, trình độ đại học chiếm 12,5% và cao đẳng chiếm 3,15%. Trình độ CĐ ở đây là SV do nhà trường đào tạo đạt kết tốt trong học tập được nhà trường giữ lại làm việc, nhà trường sẽ tiếp tục đào tạo và tạo điều kiện học lên, nâng cao trình độ để phục vụ cho giảng dạy. Hiện tại khoa Điện trường chưa có GV có trình độ tiến sĩ, và nhà trường đang khuyến khích và tạo điều kiện cho những GV có đủ điều kiện để học lên, tham gia học tập tại nước ngoài. Bên cạnh đó nhà trường còn thực hiện chiêu mộ các người có bằng tiến sĩ đang công tác ở các đơn vị khác về làm việc cho nhà trường, nhằm phấn đấu cho việc trường CĐ CN Huế thành trường ĐH CN Huế Nhà quản lý của các công ty, tổ chức sử dụng lao động tốt nghiệp từ trường Cao đẳng Công nghiệp Huế - Giới tính: với tổng thể điều tra 100 mẫu, trong đó nam chiếm 89%, nữ chiếm 11%. - Các loại hình CT;TC tác giả đã điều tra gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (13%), công ty nhà nước( 35%), công ty cổ phần ( 25%), các loại hình khác (27%). Ở các CT;TC được điều tra, số lượng lao động tốt nghiệp hệ Cao đẳng tại trường CĐCN Huế chủ yếu có 1 hoặc 2 lao động ( 90%). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 - CT;TC đều phải đào tạo lại nhân viên làm việc là SV mới tốt nghiệp, trong đó đào tạo dưới 3 tháng chiếm 68%, từ 3 đến 6 tháng chiếm 27% và trên 6 tháng chiếm 5%. - Về chức vụ: Giám đốc chiếm 3%, phó giám đốc chiếm 12%, trưởng phòng tổ chức hành chính chiếm 16%, phó phòng tổ chức hành chính chiếm 18 %, tổ trưởng, quản lý, giám sát chiếm 37 % và chủ tổ chức, nhà thầu là 14%. 2.3.2 Đánh giá chất lượng đào tạo ngành Điện tại trường Cao đẳng Công nghiệp Huế 2.3.2.1 Đánh giá của sinh viên và giảng viên  Đánh giá chất lượng đầu vào và thái độ sinh viên Chất lượng đầu vào là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Quá trình tuyển sinh rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng SV theo học và tốt nghiệp sau này của nhà trường. Do đó nhà trường hàng năm điều đầu tư lớn cho việc tuyển sinh. Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về tuyển sinh và thái độ của sinh viên Tiêu chí Giá trị kiểm định = 4 Giá trị kiểm định = 4 Sinh viên Giảng viên TB mẫu Giá trị t Mức ý nghĩa TB mẫu Giá trị t Mức ý nghĩa Quá trình tuyển sinh công khai minh bạch 3,8971 -1,482 0,141 4,1563 1,305 0,201 Trình độ đầu vào đúng theo cấp bậc đào tạo 4,1397 2,257 0,026 3,9375 -0,446 0,645 Sức khỏe phù hợp với yêu cầu 4,0662 1,154 0,251 4,0000 0,000 1,000 Lễ phếp tôn trọng giáo viên 4,1765 3,093 0,002 3,3438 -4,487 0,000 Chấp hành tốt nội quy 4,1765 2,994 0,003 3,5625 -3,699 0,001 Thân thiện với mọi người 4,2206 3,946 0,000 3,7500 -1,856 0,073 Tinh thần cầu tiến 4,1397 2,437 0,016 3,2812 -6,411 0,000 Linh hoạt 4,2426 4,281 0,000 3,6562 -2,470 0,019 Trung thực 4,1838 3,441 0,001 3,6250 -2,823 0,008 (Nguồn: Kết quả điều tra SV, GV) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Qua bảng 2.16 cho thấy: Đánh giá SV: với độ tin cậy 95% SV tự đánh giá mình là tương đối cao,chỉ tiêu chí quá trình tuyển sinh công khai minh bạch có giá trị trung bình < 4(mức đồng ý), còn các tiêu chí còn lại đều >4. Trong đó 2 tiêu chí quá trình tuyển sinh công khai minh bạch và sức khỏe đáp ứng yêu cầu học tập có Sig.> 0,05 chứng tỏ đánh giá của đối tượng này ở mức đồng ý. Còn lại các yếu tố khác đều có Sig.< 0,05 nên các nhận xét đều khác mức đồng ý, mặt khác nhìn vào giá trị trung bình> 4 có thể thấy các mức đánh giá rất cao, trên mức đồng ý. Nhìn chung các đánh giá của SV về các tiêu chí liên quan đến tuyển sinh và thái độ học tập của mình là tốt. Đánh giá GV: đối tượng GV lại có cách nhìn khắt khe hơn với sinh viên của mình. Hầu hết các tiêu chí được đánh giá đều dưới mức đồng ý, chỉ có 2 tiêu chí quá trình tuyển sinh công khai minh bạch và sức khỏe đáp ứng yêu cầu học tập là ở mức đồng ý (Sig.>0,05). Có thể nhận thấy GV đánh giá rất thấp các tiêu chí như lễ phép tôn trọng thầy cô giáo và tinh thần cầu tiến với giá trị trung bình < 4. Nguyên nhân dẫn đến những đánh giá khác nhau như vậy ở đối tượng SV và GV là vì: tự đánh giá về bản thân nên dễ dàng hơn, mặt khác trong nhận tức của họ vẫn luôn tôn trọng GV và có tinh thần cầu tiến nhưng thái độ và cách thể hiện của họ trong quá trình học tập lại không thể hiện được điều đó. Đây chính là nguyên nhân mà đánh giá của GV lại ở mức thấp như vậy. Nhìn chung SV có đánh giá cao hơn GV ở hầu hết các tiêu chí. Có thể nói rằng nhận thức của SV thường dễ dàng hơn trong các quan điểm về thái độ học tập, trong khi các GV lại có yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn đối với SV của mình.  Đánh giá trình độ, kiến thức và kỷ năng của sinh viên Mục tiêu về kiến thức, trình độ của SV được nhà trường đưa ra trong chương trình đào tạo, đề cương môn học, chuẩn đầu ra. Đây cũng là nội dung quan trọng mà các nhà tuyển dụng mong đợi ở người lao động. Kiến thức, trình độ của SV ngành Điện trường CĐCN Huế sẽ được thể hiện rõ ở bảng 2.16. Thiếu kỹ năng làm việc thông thường là điểm yếu của SV khi tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động. SV có càng nhiều kỹ năng, các kỹ năng càng tốt thì khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc ngày càng cao. Nhìn chung, các kỹ năng của SV ngành Điện trường CĐCN Huế được GV đánh giá là tương đối tốt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về kiến thức, trình độ và kỹ năng của sinh viên Tiêu chí Giá trị kiểm định = 4 Giá trị kiểm định =4 Sinh viên Giảng viên Giá trị TB T Sig. Giá trị TB T Sig. Kiến thức cơ bản tốt 4,0956 1,874 0,063 3,6875 -2,740 0,01 Kiến thức chuyên ngành tốt 4,1765 3,390 0,001 4,0000 0,000 1,000 Ngoại ngữ tốt 4,0368 0,496 0,621 3,0625 -9,396 0,000 Tin học tốt 4,7426 1,379 0,165 2,8750 -9,644 0,000 Sử dụng máy vi tính tốt 4,0000 0,000 1,000 3,0312 -7,006 0,000 Sử dụng tiếng anh tốt 3,9412 -0,711 0,478 2,7812 -9,184 0,000 Giao tiếp tốt 4,2059 3,656 0,000 3,2812 -5,268 0,000 Làm việc nhóm tốt 4,0809 1,438 0,153 3,6562 -2,775 0,009 Làm việc độc lập tốt 4,1324 2,323 0,022 3,6250 -2,547 0,016 Tổ chức, sắp xếp công việc tốt 4,1397 2,522 0,013 3,2188 -6,705 0,000 (Nguồn: Kết quả điều tra SV, GV) Đánh giá của SV: với độ tin cậy 95% các đánh giá của SV tương đối cao, chỉ có tiêu chí sử dụng tiếng anh tốt có giá trị trung bình 4. Trong đó kiến thức chuyên ngành tốt, giao tiếp tốt, làm việc độc lập tốt, tổ chức, sắp xếp công việc tốt có mức ý nghĩa sig.< 0,05 chứng tỏ các đánh giá khác mức trung bình, nhìn vào các bảng giá trị trung bình có thể nhận xét rằng các đánh giá đều trên mức đồng ý. Các tiêu chí còn lại đều có mức ý nghĩa sig.> 0,05 nên các đánh giá về các tiêu chí này đều ở mức đồng ý. Nhìn chung SV đánh giá bản thân đạt được các kiến thức, trình độ và kỹ năng liên quan đến các tiêu chí đánh giá trên đều tốt Đánh giá của GV: hầu hết các tiêu chí đánh giá của GV đều có mức ý nghĩa sig. 0,05 nên đánh giá về tiêu chí này ở mức trung bình, các tiêu chí còn lại đều có mức ý nghĩa sig.< 0,05 chứng tỏ các đánh giá khác mức trung binh, nhìn vào bảng giá trị trung ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 bình các tiêu chí đều có giá trị trung bình < 4, có thể thấy GV đánh giá các tiêu chí trên ở dưới mức đồng ý. Khác với SV, GV đánh giá các tiêu chí liên quan đến kiến thức, trình độ và kỹ năng của SV đạt được vẫn chưa cao, trong đó chỉ có tiêu chí kiến thức chuyên ngành là được đánh giá khá tốt, các tiêu chí còn lại GV vẫn chưa đánh giá cao. Nhìn chung qua kết quả điều tra cho thấy SV tự đánh giá về kiến thức, trình độ bản thân cao hơn so với sự đánh giá của GV. Tất cả các tiêu chí được nghiên cứu đưa ra đều được SV đánh giá ở mức đồng ý và trên đồng ý. Tuy nhiên GV lại có cái nhìn hoàn toàn trái ngược, nguyên nhân có sự đánh giá chênh lệch đó là do SV vẫn chưa hiểu được yêu cầu thực tế của các kiến thức, kỹ năng này nên tưởng rằng mình đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra. Trong khi các GV là những người giàu kiến thức, kinh nghiệm nên có nhận thức sâu sắc và đúng đắn hơn. Những yêu cầu mà nhà trường đưa ra chỉ mới là những yêu cầu cơ bản nhất, dễ dàng nhất so với thị trường lao động và các công ty yêu cầu. Chính vì vậy, nhà trường cần có biện pháp nâng cao nhận thức của SV trong vấn đề học tập và rèn luyện kỹ năng. Đánh giá về cơ sở vật chất, thư viện Chất lượng đào tạo chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất và thư viện cũng là một trông những yếu tố tác động mạnh mẽ. Hơn nữa, ngành Điện là nghành kỹ thuật thực hành nhiều nên yêu cầu cao về cơ sở vật chất và thực hành. Để đánh giá về cơ sở vật chất, thư viện thực hành, sân bãi thể dục, nghiên cứu đã thiết kế những câu hỏi chi tiết cho đối tượng SV đánh giá còn đối tượng GV chỉ lấy ý kiến chung. Điều này hoàn toàn hợp lý bở SV là người trực tiếp sử dụng nên sẽ có đánh giá chi tiết hơn, còn GV luôn có cái nhìn và đánh giá tổng quan về những yếu tố trên. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về cơ sở vật chất và thư viện Tiêu chí Giá trị kiểm định = 4 Giá trị kiểm định =4 Sinh viên Giảng viên Giá trị TB t Sig. Giá trị TB T Sig. Phòng học lý thuyết Phòng học phù hợp với qui mô lớp 3,6471 -4,276 0,000 3,8438 -1,222 0,231 Số lượng bàn ghế đáp ứng tốt 3,8235 -2,185 0,031 Chất lượng bàn ghế đáp ứng tốt 3,8676 -1,540 0,126 Hệ thống âm thanh đáp ứng tốt 3,9412 -0,755 0,452 Hệ thống ánh sang đáp ứng tốt 3,9412 -0,755 0,452 Công tác phục vụ nhân viên giảng đường tốt 4,0368 0,491 0,624 Về phòng thực hành máy vi tính Số lượng máy đáp ứng tốt 3,7574 -3,272 0,001 3,9688 -0,215 0,831 Hệ thống máy hoạt động tốt 3,9118 -1,190 0,236 Công tác phục vụ của nhân viên phòng máy đáp ứng tốt 3,9044 -1,248 0,214 Phòng xưởng thực hành, sân thể dục Trang thiết bị thực hành đầy đủ 3,7279 -3,783 0,000 2,9062 -6,959 -0,000 Chất lượng trang thiết bị tốt 3,9265 -0,980 0,329 Công tác phục vụ phòng thực hành tốt 3,9706 -0,491 0,624 Sân bải thể dục phục vụ tốt 3,8235 -1,954 0,053 Thư viện Phòng đọc có đầy đủ tiện nghi 3,7353 -3,070 0,003 3,5312 -3,950 0,000 Thuận tiện nghiên cứu tài liệu 3,8162 -2,591 0,011 Hệ thống internet phuc vụ tốt 3,8676 -1,938 0,055 Tài liệu, sách báo phong phú 3,9485 -0,786 0,433 Chuyên viên phục vụ thư viện tốt 3,9338 -0,988 0,325 (Nguồn: Kết quả điều tra SV, GV)) Về phòng học lý thuyết Đánh giá SV: các tiêu chí phòng học phù hợp với qui mô lớp học, số lượng bàn ghế đáp ứng tốt có mức ý nghĩa sig.< 0,05 chứng tỏ mức đánh giá các tiêu chí ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 này khác mức trung bình, nhìn vào bảng 2.18 có thể thấy giá trị trung bình của các tiêu chí trên < 4 có thể nhận xét rằng các đánh giá dưới mức đồng ý. Các tiêu chí còn lại đều có mức ý nghĩa sig.> 0,05 nên có thể kết luận rằng SV đánh giá các tiêu chí này ở mức đồng ý. Nhìn chung đánh giá của SV về các tiêu chí liên quan đến phòng học chưa cao, trong đó tiêu chí phòng học phù hợp với qui mô lớp học, số lượng bàn ghế đáp ứng tốt được SV đánh giá chưa tốt, nhà trường cần phải tìm ra hướng giả quyết để có thể nâng cao chất lượng phòng học. GV đánh giá với mức giá trị trung bình là 3,8438 với Sig.= 0,231> 0,05 có nghĩa là đánh giá của cán bộ GV ở mức đồng ý với nhận xét “ phòng học lý thuyết tốt”, như vậy GV đánh giá về tiêu chí phòng học lý thuyết là khá tốt. Về phòng máy tính Đánh giá của SV: trong 3 tiêu chí đánh giá về phòng học thực hành máy tính chỉ có tiêu chí số lượng máy đáp ứng tốt có mức ý nghĩa sig.< 0,05 có nghĩa là đánh giá của SV khác mức trung bình, với mức trung bình < 4 tiêu chí này được SV đánh giá dưới mức đồng ý. Các tiêu chí còn lại đều có mức ý nghĩa sig.> 0,05 nên đánh giá của SV về các tiêu chí còn lại đều ở mức đồng ý. Như vậy nhìn chung SV đánh giá khá tốt về các tiêu chí liên quan đến phòng máy tính của trường, chỉ có tiêu chí số lượng máy tính đáp ứng tốt là chưa cao, nhà trường cần đầu tư thêm mấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_dao_tao_nganh_dien_truong_cao_dang_cong_nghiep_hue_9676_1909196.pdf
Tài liệu liên quan