MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG.v
DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi
MỤC LỤC. vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.7
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SIÊU THỊ .7
1.1.1. Khái niệm siêu thị .7
1.1.2. Vai trò và chức năng của siêu thị .10
1.2. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ .14
1.2.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ .14
1.2.2. Khái niệm dịch vụ .15
1.2.3. Các thuộc tính của chất lượng.16
1.2.4. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ.17
1.2.5. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ .19
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH DOANH SIÊU THỊ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM.25
1.3.1. Tình hình phát triển siêu thị của một số nước trên thế giới .25
Trường Đại học Kinh tế Huếviii
1.3.2. Quá trình hình thành và tình hình phát triển siêu thị ở Việt Nam.26
1.3.3. Những áp lực cạnh tranh đối với kinh doanh siêu thị tại Việt Nam .31
1.3.4. Một số bài học rút ra từ phát triển kinh doanh siêu thị ở trên thế giới và
Việt Nam .35
Chương 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SIÊU THỊ
COOPMART HUẾ .39
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA SIÊU THỊ COOPMART HUẾ .39
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của siêu thị Coopmart Huế.39
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.41
2.1.3. Tình hình tài chính của siêu thị Coopmart Huế .42
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Coopmart Huế .44
2.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SIÊU THỊ COOPMART HUẾ .46
2.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.46
2.2.2. Thống kê mô tả chất lượng dịch vụ của siêu thị .48
2.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.51
2.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA.53
2.2.5. Kiểm định mối quan hệ giữa đặc điểm của khách hàng đối với chất lượng
dịch vụ siêu thị .56
2.2.6. Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ siêu thị và sự hài lòng của
khách hàng .64
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ CỦA SIÊU THỊ COOPMART HUẾ.68
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị
tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 .68
3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị tại tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2020.68
3.1.2. Mục tiêu phát triển hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị tại tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2020 .69
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của siêu thị
Coopmart Huế .70
Trên đây là những cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ tại siêu thị Coopmart Huế. .71
3.2.1. Giải pháp nâng cao về sự đáp ứng .71
3.2.2. Giải pháp nâng cao về phục vụ .72
3.2.3. Giải pháp nâng cao về đồng cảm .72
3.2.4. Các giải pháp khác .73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.80
1. Kết luận .80
2. Kiến nghị.81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.83
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
122 trang |
Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng dịch vụ của siêu thị Coopmart Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối
hiệu quả trong việc hạn chế sự phát triển của các siêu thị đó là xây dựng quy chế
liên doanh liên kết bắt buộc nếu các doanh nghiệp bán lẻ muốn mở thêm siêu thị tại
Trư
ờ g
Đạ
i ọ
c K
in
tế H
uế
38
Thái Lan. Hình thức này đã hạn chế tốc độ phát triển của các siêu thị nước ngoài.
Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp quản lý tạm thời mang tính chất tình thế, về lâu về
dài cần phải tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp hơn.
- Thực hiện chính sách ưu tiên phát triển siêu thị tại các tỉnh, thành phố nhỏ
và hạn chế phát triển tại các thành phố nơi hoạt động kinh doanh siêu thị đã bão
hòa. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy trong giai đoạn đầu phát triển hầu như
tất cả các siêu thị đều phát triển ở các thành phố lớn đến mức bão hòa, trong khi tại
các tỉnh và thành phố nhỏ chưa có một siêu thị nào. Thực tế này cho thấy nhà nước
cần có chính sách ưu tiên phát triển siêu thị tại các thành phố nhỏ nhằm xây dựng hệ
thống bán lẻ hiện đại trên cả nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về siêu thị, vai trò và chức năng của siêu
thị, đặc biệt đã nêu ra được khái niệm về dịch vụ siêu thị, về chất lượng dịch vụ siêu
thị, nêu được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
của siêu thị. Bên cạnh đó còn liệt kê được kinh nghiệm kinh doanh siêu thị ở các
nước trên thế giới và Việt Nam, những áp lực cạnh tranh đối với kinh doanh siêu thị
tại Việt Nam và một số kinh nghiệm được rút ra từ các nghiên cứu về tình hình phát
triển các hoạt động kinh doanh siêu thị trên thế giới và Việt nam. Đây chính là cơ sở
cho nội dung nghiên cứu của đề tài cho các chương tiếp theo.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
39
Chương 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SIÊU
THỊ COOPMART HUẾ
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA SIÊU THỊ COOPMART HUẾ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của siêu thị Coopmart Huế
Hệ thống siêu thị Coopmart đã trải qua 3 giai đoạn chính kể từ khi thành lập
đến nay:
- Giai đoạn “khởi nghiệp” từ năm 1989 đến năm 1991: Trong bối cảnh nền
kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN thì mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế
khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Ngày 12/05/1989, UBND TP.HCM đã chủ
trương chuyển đổi “Ban quản lý HTX mua bán thành phố” thành “Liên hiệp HTX
mua bán TP.HCM – Saigon Co.op” với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức
vận động phong trào HTX. Kể từ đó, tên gọi Saigon Co.op đã xuất hiện.
- Giai đoạn “nắm bắt cơ hội phát triển” từ năm 1992 đến năm 1997: Là
thời kỳ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất nhiều, Saigon Co.op
đã năng động và sáng tạo để nắm bắt cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm
quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã liên doanh liên kết với các
công ty nước ngoài để gia tăng nguồn lực, hoạt động xuất nhập khẩu mạnh mẽ
đem lại hiệu quả cao góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị
trường trong và ngoài nước. Điều này đã tạo nền tảng vững chắc cho quá trình
phát triển sau này của Saigon Co.op.
- Giai đoạn “khẳng định và phát triển” từ năm 1998 đến năm 2007: Nhận
thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo
Saigon Co.op đã dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống
siêu thị KF (Thụy điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo
một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TP.HCM và
Việt Nam. Vì vậy, Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung
mọi nguồn lực để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ và các siêu thị Co.opmart lần
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
40
lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng là hình thành chuỗi siêu
thị mang thương hiệu Co.opMart. Những thành quả đạt được như danh hiệu Anh
hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động hạng Nhất do nhà
nước trao tặng; nhận chứng chỉ ISO 9001-2000; liên tục được bình chọn là nhà
bán lẻ hàng đầu Việt Nam, top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á Thái
Bình Dương đã chứng minh cho những bước đi trên con đường đã lựa chọn
của lãnh đạo Saigon Co.op là đúng và ngày càng khẳng định sự vững mạnh của
thương hiệu Co.opMart.
Sự ra đời của hệ thống chuỗi siêu thị Co.opMart bắt đầu từ siêu thị
Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996 với sự giúp đỡ của các phong trào
HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Đến năm 2003 đã lần đầu tiên
mở rộng ra khỏi phạm vi TP.HCM, Co.opMart tỉnh Quy Nhơn xuất hiện đánh dấu
sự lớn mạnh của Saigon Co.op trong việc phát triển chuỗi siêu thị mang thương
hiệu Co.opMart. Hiện nay, Saigon Co.op đã có hơn 50 siêu thị tại TP.HCM và các
tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ và trong thời gian tới sẽ phát triển hơn nữa để có
thể đến mọi miền của đất nước Việt Nam.
Siêu thị CoopMart Huế là một trong những siêu thị thuộc hệ thống Co.op
Mart, CoopMart Huế có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng,
mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. CoopMart Huế
là siêu thị nằm trong khu phức hợp Trung tâm Thương mại Trường Tiền Plaza số
06 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, được đầu tư xây dựng
với sự hợp tác giữa Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op (SCID) và
Công ty Cổ Phần Đầu tư Bắc Trường Tiền.Với tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng,
CoopMart Huế có diện tích tổng thể 6.460m2 với 2 tầng lầu gồm các khu chức
năng như: siêu thị tự chọn, kho hàng, các gian hàng chuyên doanh, nhà sách, khu
điện máy, khu ẩm thực, bãi giữ xe cùng nhiều dịch vụ và trang thiết bị hiện đại
đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu của người dân địa phương và du khách đến với
Cố Đô Huế.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của siêu thị Coopmart Huế
* Giám đốc chi nhánh: Là người điều hành và quyết định về tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc chi nhánh
là người đại diện theo pháp luật.
* Phó giám đốc chi nhánh: Hỗ trợ công việc cho giám đốc chi nhánh và chịu
trách nhiệm về phần việc của mình trước Giám đốc chi nhánh.
* Phòng kế hoạch – chiến lược: Thực hiện việc kiểm soát các nguồn đầu vào
của siêu thị (cả về nguyên liệu, máy móc thiết bị), thu thập thông tin về các nhà
cung cấp để tìm kiếm các nhà cung cấp tốt nhất, tiến hành nghiên cứu thị trường, dự
báo khả năng tiêu thụ và diễn biến của thị trường để nắm bắt nhu cầu thị hiếu của
khách hàng nhằm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của
siêu thị, giải quyết mọi thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.
* Phòng marketing: Hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản
phẩm và nhóm sản phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến
mãi Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển
thương hiệu, phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản
Giám đốc chi nhánh
Các phó giám đốc
chi nhánh
Phòng kế
hoạch
chiến lược
Phòng
marketing
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
kiểm soát
giám sát
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
42
phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường, thực hiện thu thập thông tin, nghiên
cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
* Phòng tổ chức hành chính: Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính
và nhân sự của chi nhánh; xây dựng các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn
nhân lực; xây dựng nội quy, chính sách cho toàn chi nhánh; tổ chức thực hiện và
giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách; tư vấn cho người lao động về các
vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ; quản lý, điều động đội bảo vệ
đảm bảo an ninh cho đơn vị; quản lý cơ sở vật chất và tài sản của toàn siêu thị.
* Phòng tài chính kế toán: Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính
kế toán; tư vấn cho ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài
chính; lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; lập dự toán
ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
của chi nhánh; dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế
toán; quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu
tư của chi nhánh có hiệu quả.
* Phòng kiểm soát, giám sát: Kiểm soát tài chính, kế toán thông qua việc
kiểm tra, so sánh, đối chiếu, phân tích chứng từ, số liệu; xem xét, kiểm tra việc tuân
thủ các quy trình, quy định, chính sách do công ty ban hành trong hoạt động của các
phòng ban; kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, việc thu, chi, nhập, xuất
tài sản công ty; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phòng chống tiêu
cực, lãng phí; phát hiện và đánh giá những rủi ro.
2.1.3. Tình hình tài chính của siêu thị Coopmart Huế
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, tổng số tài sản của siêu thị Coopmart Huế
năm 2011 tăng 7.785 triệu đồng (tương ứng tăng 23,4%) so với năm 2010.
Riêng năm 2012, do thế giới bị khủng hoảng về kinh tế nên ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và siêu thị Coopmart Huế nói riêng.
Tổng tài sản của siêu thị năm 2012 giảm 11.177 triệu đồng (tương ứng giảm
27,23%) so với năm 2011.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
Bảng 2.1: Tình hình tài chính của siêu thị Coopmart Huế từ năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010 2012/2011
+/- (tr.đ) +/- (%) +/- (tr.đ) +/- (%)
TỔNG TÀI SẢN 33.268 41.053 29.876 7.785 23,40 -11.177 -27,23
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 23.012 27.407 17.576 4.395 19,10 -9.831 -35,87
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.430 1.733 3.046 303 21,25 1.313 75,75
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.107 3.345 963 -2.762 -45,22 -2.382 -71,23
III. Hàng tồn kho 15.021 21.693 13.545 6.672 44,42 -8.148 -37,56
IV. Tài sản ngắn hạn khác 455 634 22 179 39,48 -612 -96,57
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 10.256 13.646 12.300 3.390 33,06 -1.346 -9,87
I. Tài sản cố định 5.710 7.423 7.221 1.713 30,00 -202 -2,73
II. Tài sản dài hạn khác 4.546 6.223 5.079 1.677 36,90 -1.144 -18,38
TỔNG NGUỒN VỐN 33.268 41.053 29.876 7.785 23,40 -11.177 -27,23
A. NỢ PHẢI TRẢ 34.969 32.941 23.361 -2.028 -5,80 -9.580 -29,08
I. Nợ ngắn hạn 34.755 32.592 22.840 -2.163 -6,22 -9.752 -29,92
II. Nợ dài hạn 214 349 521 135 62,84 172 49,31
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU -1.701 8.112 6.515 9.813 -476,85 -1.597 -19,69
I. Vốn chủ sở hữu -1.701 8.112 6.515 9.813 -476,85 -1.597 -19,69
( Nguồn: Phòng kế toán siêu thị Coopmart Huế)Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta cần phân tích cơ cấu nguồn
vốn nhằm biết được tự tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ độc
lập, tự chủ trong kinh doanh và những khó khăn mà công ty phải đương đầu.
Tương tự ta có tổng nguồn vốn của siêu thị Coopmart Huế năm 2011 tăng
7.785 triệu đồng (tương ứng tăng 23,4%) so với năm 2010 và năm 2012 giảm
11.177 triệu đồng (tương ứng giảm 27,23%) so với năm 2011.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Coopmart Huế
2.1.4.1. Tình hình thực hiện doanh thu
Doanh thu của công ty được hình thành từ doanh thu hoạt động kinh doanh và
doanh thu từ hoạt động khác. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy doanh thu bán hàng năm
2011 tăng 15.929 triệu đồng (tương ứng tăng 13,16%) so với năm 2010. Trong khi
đó doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 12 triệu đồng tức tăng 46,09% so với năm
2010. Năm 2012, doanh thu bán hàng tiếp tục tăng với mức tăng là 12.446 triệu
đồng tức tăng 9,08% so với năm 2011. Về doanh thu từ hoạt động tài chính trong
năm 2012 cũng tăng so với năm 2011, tăng 58 triệu đồng tương ứng tăng 150,42%.
2.1.4.2. Về lợi nhuận sau thuế
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy: Do lợi nhuận trước thuế của công ty liên tục giảm
nên lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty bị
lỗ với mức giảm là -2.483 triệu đồng tương ứng giảm 45,30% so với năm 2010.
Sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế tiếp tục lỗ với mức giảm là -900 triệu đồng
tương ứng giảm 11,30% so với năm 2011.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có sự gia giảm, lợi
nhuận sau thuế giảm liên tục qua các năm phân tích. Bởi vì trong 3 năm qua, do sự
khủng hoảng về kinh tế của toàn cầu nên có rất nhiều nước trên thế giới rơi vào tình
trạng bị nợ công. Đứng trước tình hình biến động của thế giới, nền kinh tế của Việt
Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn không kém gì với các nước khác. Mặc dù siêu thị
Coopmart Huế gặp rất nhiều muôn vàn khó khăn nhưng với sự nổ lực của ban lãnh
đạo và đội ngũ nhân viên vẫn cố gắng duy trì tình hình kinh doanh ở mức độ ổn
định, giảm bớt việc lợi nhuận bị lỗ.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
45
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của siêu thị Coopmart Huế từ năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010 2012/2011
+/- (ngh.đ) +/- (%) +/- (ngh.đ) +/- (%)
1. Doanh thu bán hàng 121.075 137.004 149.450 15.929 13,16 12.446 9,08
2. Doanh thu hoạt động tài chính 27 39 98 12 46,09 59 150,42
3. Giá vốn hàng bán 100.239 113.490 126.327 13.251 13,22 12.837 11,31
4. Chi phí tài chính 829 961 73 132 15,86 -888 -92,39
- Trong đó: Chi phí lãi vay 961 73 961 0,00 -888 -92,39
5. Chi phí bán hàng 28.001 31.071 29.799 3.070 10,96 -1.272 -4,09
6. chi phí quản lý doanh nghiệp 1.193 1.237 2.744 44 3,70 1.507 121,89
7. Chi phí khác 253 361 406 108 42,56 45 12,53
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -9.160 -9.715 -9.395 -555 6,05 320 -3,29
9. Lợi nhuận khác 3.678 1.749 530 -1.929 -52,44 -1.219 -69,72
10. Lợi nhuận trước thuế -5.483 -7.966 -8.866 -2.483 45,30 -900 11,30
11. Lợi nhuận sau thuế TNDN -5.483 -7.966 -8.866 -2.483 45,30 -900 11,30
(Nguồn: Phòng kế toán siêu thị Coopmart Huế)Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
2.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA SIÊU THỊ COOPMART HUẾ
2.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Quá trình điều tra được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2013 tại siêu
thị Coopmart Huế. Trong tổng số 250 phiếu được gửi đến khách hàng, kết quả thu
được 200 phiếu hợp lệ. Thống kê mô tả khách hàng tham gia phỏng vấn như sau:
Bảng 2.3: Thống kê mô tả khách hàng tham gia phỏng vấn (Xem phụ lục 2)
TT Tổng số mẫu
Tần suất Phần trăm
200 100 %
1 Tuổi
< 30 13 6,5
31 – 40 28 14
41 – 50 94 47
> 50 65 32,5
2 Giới tính
Nam 88 44
Nữ 112 56
3 Nghề nghiệp
Nghỉ hưu, nội trợ, buôn bán 96 48
Cán bộ - CNV 69 34,5
Học sinh, sinh viên 35 17,5
4 Thu nhập
< 2 triệu 35 17,5
Từ 2 – 4 triệu 97 48,5
Từ 4 – 6 triệu 40 20
> 6 triệu 28 14
5 Trình độ học vấn
Trung học 56 28
Đại học 127 63,5
Trên Đại học 17 8,5
6 Nơi ở
Thành phố Huế 147 73,5
Thành phố khác 53 26,5
* Về độ tuổi
Kết quả thu được từ 200 phiếu khảo sát khách hàng, ta thấy độ tuổi của
khách hàng tham gia phỏng vấn từ 41 đến 50 tuổi là cao nhất chiếm 47%, trên 50
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
47
tuổi chiếm 32,5%, từ 31 đến 40 tuổi chiếm 14% và thấp nhất là dưới 30 tuổi chỉ
chiếm 6,5%. Do cuộc sống của người dân xứ Huế ngày càng được nâng cao nên xu
hướng của họ bây giờ là ăn sung mặc đẹp và đặc biệt họ rất chú trọng về chất lượng.
Nhìn vào bảng ta thấy số lượng khách hàng đến siêu thị Coopmart Huế chiếm tỷ lệ
cao nhất là độ tuổi từ 41 đến 50. Bởi vì đây là độ tuổi trung niên nên họ có sự cân
nhắc rất kỹ càng trong việc lựa chọn các sản phẩm.
* Về giới tính
Trong tổng số 200 khách hàng được phỏng vấn, có 112 người được phỏng
vấn là nữ chiếm 56%, số còn lại là nam chiếm 44%. Xét diện rộng tất cả các siêu thị
trên địa bàn thành phố Huế nói chung và siêu thị Coopmart Huế nói riêng thì đại đa
số khách hàng đến mua sắm tại siêu thị chủ yếu là nữ bởi vì phụ nữ rất thích đi mua
sắm và họ là những người rất có kinh nghiệm trong việc mua sắm.
* Về nghề nghiệp
Trong 200 mẫu điều tra, ta thấy có 96 người là nghỉ hưu, nội trợ, buôn bán,
tỷ lệ này chiếm 48% là cao nhất. Tiếp đến có 69 người là Cán bộ - CNV chiếm
34,5%. Cuối cùng có 35 người là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất là 17,5%.
Sỡ dĩ có kết quả như vậy là vì đối tượng nghỉ hưu, nội trợ, buôn bán là những người
có thời gian rãnh nhiều nhất nên họ rất chú trọng đến chất lượng cuộc sống gia đình
họ. Phần lớn họ dành nhiều thời gian trong việc mua sắm ở siêu thị hơn là ở chợ vì
họ rất yên tâm khi mua sắm ở đây, các sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ và giá
cả rất hợp lý với túi tiền của họ.
* Về thu nhập
Nhìn vào bảng thống kê mô tả về ta thấy có 97 người có thu nhập từ 2 đến 4
triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,5%, 40 người có thu nhập từ 4 đến 6 triệu chiếm
20%, 35 người có thu nhập dưới 2 triệu chiếm 17,5% và thấp nhất là 28 người có
thu nhập trên 6 triệu chiếm 14%. Nhìn chung mức sống của người dân Huế so với
các tỉnh khác thì tương đối ổn định, so với các thành phố lớn thì còn thấp cho nên
đa số người dân Huế có thu nhập trung bình từ 2 – 4 triệu đồng/người.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
48
* Về trình độ học vấn
Từ kết quả ta thấy có 127 người có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là
63,5%, 56 người có trình độ trung học chiếm 28% và thấp nhất là có 17 người trên
đại học chiếm 8,5%. Ngày nay, với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như vũ
bảo đòi hỏi con người không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ bản thân để không
bị lạc hậu. Chính vì thế, người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Huế nói
riêng đã phấn đấu rất nhiều trong vấn đề học vấn. Hiện nay, trình độ dân trí của
người dân rất cao, trong đó chiếm ưu thế là trình độ Đại học.
* Về nơi ở
Siêu thị Coopmat Huế nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Huế nên khách
hàng chủ yếu của siêu thị là người dân sinh sống ở thành phố Huế. Bên cạnh đó,
Huế là một thành phố du lịch nên có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến
thăm. Do đó, khách hàng của siêu thị không chỉ có người dân ở Huế mà còn có du
khách đến từ trong và ngoài nước. Chính vì điều này đã tạo nên sự chênh lệch trong
kết quả phân tích, có 147 người sinh sống ở thành phố huế chiếm tỷ lệ 73,5%, có 53
người sinh sống ở thành phố khác chiếm 26,5%.
2.2.2. Thống kê mô tả chất lượng dịch vụ của siêu thị
2.2.2.1. Thống kê mô tả về nhân tố“đáp ứng”
Bảng 2.4: Thống kê mô tả về nhân tố ĐÁP ỨNG (Xem phụ lục 3.1)
Các nhân tố
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng ý Không cóý kiến
Không
đồng ý
Hoàn toàn
không đồng
ý
Cộng
(%)
Nhân viên luôn có
mặt kịp thời khi
khách hàng cần
16 51,5 29,5 2 1 100
Nhân viên rất thân
thiện, lịch sự
15 48 30,5 5,5 1 100
Nhân viên có hiểu
biết, kiến thức về
sản phẩm, hàng hóa
của siêu thị
13 48 34 4,5 0,5 100
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
Nhân viên luôn sẵn
sàng phục vụ khách
hàng
35 40 22 1,5 1,5 100
Nhân viên giải đáp
tận tình những thắc
mắc của khách hàng
18 61 19,5 1 0,5 100
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy nhân tố “đáp ứng” có năm nhân tố. Trong đó,
nhân tố “Nhân viên giải đáp tận tình những thắc mắc của khách hàng” được
khách hàng đánh giá cao nhất và nhiều nhất, chiếm 61%. Còn nhân tố “Nhân
viên có hiểu biết, kiến thức về sản phẩm, hàng hóa của siêu thị” được khách
hàng đánh giá thấp nhất và hoàn toàn không đồng ý, chiếm 0,5%. Điều này
chứng tỏ khách hàng rất quan tâm đến yếu tố đáp ứng của siêu thị. Do đó, siêu
thị cần phải có chính sách như thế nào để có thể đáp ứng kịp thời sự mong mỏi
của khách hàng
2.2.2.2. Thống kê mô tả về nhân tố“phục vụ”
Bảng 2.5: Thống kê mô tả về nhân tố PHỤC VỤ (Xem phụ lục 3.2)
Các nhân tố
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng
ý
Không
có ý kiến
Không
đồng ý
Hoàn toàn
không
đồng ý
Cộng
(%)
Giá cả hàng hóa ở
siêu thị hợp lý 17,5 61 20 1 0,5 100
Hàng hóa được cập
nhật mới, liên tục 13,5 55 28 3 0,5 100
Hàng hóa đa dạng,
phong phú 10,5 54,5 30,5 4,5 0 100
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, nhân tố “phục vụ” gồm có ba nhân tố. Trong đó,
nhân tố “Giá cả hàng hóa ở siêu thị hợp lý” được khách hàng đồng tình và đánh giá
cao nhât, chiếm 61%. Tiếp đến là các nhân tố “Hàng hóa được cập nhật mới, liên
tục” và “Hàng hóa đa dạng, phong phú”. Vì thế, yếu tố giá cả cũng rất được nhiều
khách hàng quan tâm. Do đó, siêu thị cần phải đưa ra các biện pháp thích hợp để
khách hàng luôn cảm nhận được sự phục vụ của siêu thị rất tốt.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
50
2.2.2.3. Thống kê mô tả về nhân tố“hữu hình”
Bảng 2.6: Thống kê mô tả về nhân tố HỮU HÌNH (Xem phụ lục 3.3)
Các nhân tố
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng ý
Không có
ý kiến
Không
đồng ý
Hoàn toàn
không đồng
ý
Cộng
(%)
Hàng hóa trưng bày
dễ tìm, bảng chỉ dẫn
rõ ràng
19 62,5 18,5 0 0 100
Không gian bên trong
siêu thị thoáng mát
28,5 55,5 16 0 0 100
Mặt bằng rộng rãi 28,5 54,5 16 1 0 100
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, nhân tố “Hàng hóa trưng bày dễ tìm, bảng chỉ dẫn
rõ ràng” được khách hàng đồng ý nhiều nhất, chiếm 62,5%. Tiếp đến là các nhân tố
“Không gian bên trong siêu thị thoáng mát” và “Mặt bằng rộng rãi”. Điều này
chứng tỏ, hàng hóa được sắp xếp ngăn nắp được nhiều khách hàng ủng hộ. Yếu tố
hữu hình cũng rất quan trọng đối với siêu thị. Do đó, siêu thị cần phải đưa ra chính
sách hợp lý nâng cao yếu tố hữu hình của siêu thị.
2.2.2.4. Thống kê mô tả về nhân tố“đồng cảm”
Bảng 2.7: Thống kê mô tả về nhân tố ĐỒNG CẢM (Xem phụ lục 3.4)
Các nhân tố
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng
ý
Không có
ý kiến
Không
đồng ý
Hoàn toàn
không
đồng ý
Cộng
(%)
Có sự chăm sóc đối với từng
cá nhân (có ưu đãi nếu là
khách hàng thân thiết, chúc
mừng sinh nhật)
15 48 27,5 6,5 3 100
Hệ thống chăm sóc khách
hàng tốt
12,5 51,5 29 6 1 100
Có nhiều chương trình
khuyến mãi giúp khách hàng
lựa chọn trong các dịp lễ,
tết
13,5 52 28,5 6 0 100
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy, nhân tố “Có nhiều chương trình khuyến mãi giúp
khách hàng lựa chọn trong các dịp lễ, tết” được khách hàng đánh giá cao nhất.
Tiếp đến là các nhân tố “Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt” và “Có sự chăm sóc
đối với từng cá nhân (có ưu đãi nếu là khách hàng thân thiết, chúc mừng sinh
nhật)” .
2.2.2.5. Thống kê mô tả về nhân tố“tin cậy”
Bảng 2.8: Thống kê mô tả về nhân tố TIN CẬY (Xem phụ lục 3.5)
Các nhân tố
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng ý Không cóý kiến
Không
đồng ý
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Cộng
(%)
Lối thoát hiểm rõ ràng 9 57 30 4 0 100
Chất lượng của hàng
hóa đáng tin cậy
10 51,5 35 3,5 0 100
Lối đi giữa các kệ hàng
thoải mái
15,5 55 26 3 0,5 100
Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy, nhân tố“Lối thoát hiểm rõ ràng” được khách hàng
đồng ý nhiều nhất”. Tiếp đến là các nhân tố “Lối đi giữa các kệ hàng thoải mái” và
“Chất lượng của hàng hóa đáng tin cậy”. Do đó, siêu thị cần phải nâng cao lòng tin
cậy của khách hàng đối với siêu thị bằng cách đưa ra các chiến lược thích hợp sao
cho khách hàng cảm thấy yên tâm về siêu thị.
2.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy thang đo được định nghĩa là mức độ mà nhờ đó sự đo lường của
các biến điều tra không gặp phải các sai số và kết quả phỏng vấn khách hàng là
chính xác và đúng với thực tế. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu này
sử dụng hệ số đo lường Cronbach’s alpha để đánh giá cho mỗi khái niệm nghiên
cứu. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Item – total Correlation) nhỏ hơn
0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng
được (Nunnally & Bernstein, 1994). Thông thường, thang đo có Cronbach’s Alpha
từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ
tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
Trư
ờng
Đạ
học
Kin
h tế
Hu
ế
52
Bảng 2.9: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha (Xem phụ lục 4)
BIẾN
TB
thang
đo nếu
loại biến
Phương
sai thang
đo nếu
loại biến
Tương
quan
biến
tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
Mặt bằng rộng rãi 41.2300 50.178 .524 .838
Không gian bên trong siêu thị
thoáng mát 41.2500 51.264 .434 .841
Hàng hóa trưng bày dễ tìm, bảng chỉ
dẫn rõ ràng 41.1300 51.119 .488 .840
Lối đi giữa các kệ hàng thoải mái 40.9450 50.937 .405 .842
Lối thoát hiểm rõ ràng 40.8350 51.787 .358 .844
Chất lượng của hàng hóa đáng tin cậy 40.9100 50.635 .411 .842
Nhân viên giải đáp tận tình những
thắc mắc của khách hàng 41.1700 49.408 .521 .837
Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ
khách hàng 41.1800 49.435 .453 .841
Nhân viên rất thân thiện, lịch sự 40.8300 48.996 .528 .837
Nhân viên có hiểu biết, kiến thức về
sản phẩm, hàng hóa của siêu thị 40.8100 49.049 .566 .835
Nhân viên luôn có mặt kịp thời khi
khách hàng cần 40.9200 49.391 .539 .836
Bãi giữ xe rộng rãi, an toàn 41.0750 52.643 .272 .847
Nơi giữ tư trang khách hàng rất tốt 41.0650 52.443 .293 .847
Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt 40.8100 51.441 .319 .847
Có sự chăm sóc đối với từng cá nhân
(có ưu đãi nếu là khách hàng thân
thiết, chúc mừng sinh nhật)
40.7800 50.544 .337 .847
Có nhiều chương trình khuyến mãi
giúp khách hàng lựa chọn trong các
dịp lễ, tết
40.8550 50.798 .401 .843
Hàng hóa đa dạng, phong phú 40.8350 51.113 .408 .842
Giá cả hàng hóa ở siêu thị hợp lý 40.8050 51.344 .393 .8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chat_luong_dich_vu_cua_sieu_thi_coopmart_hue_2991_1909200.pdf