Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị

Quản lý nhà nước đối với ĐNGV tại các trường tiểu học có ý

nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT

nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng.

Đề tài đã làm sáng tỏ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động

QLNN đối với ĐNGV tại các trường tiểu học. Thông qua việc hệ

thống hoá những khái niệm cơ bản có liên quan đến nội dung nghiên

cứu, như khái niệm về: ĐNGV, GVTH, QLNN đối với ĐNGV tiểu

học, sự cần thiết QLNN đối với ĐNGV và các yếu tố tác động đến

hoạt động này.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu thực tiễn + Phương pháp khảo cứu tài liệu (đọc tài liệu là sách, bài báo, văn bản pháp luật, báo cáo .); + Phương pháp thống kê: các số liệu thực trạng ĐNGV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; 4 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương; + Phương pháp xử lý thông tin và xử lý số liệu. + Tác giả tiến hành khảo sát trên 150 người (trong đó bao gồm 50 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên phòng Nội vụ, lãnh đạo UBND huyện, cán bộ quản lý ở các trường tiểu học và 100 GVTH trên địa bàn huyện. 6. Đóng góp khoa học của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: luận văn nghiên cứu hệ thống lý luận cơ bản để làm rõ QLNN đối với ĐNGV tiểu học. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: + Luận văn đã phân tích và đánh giá để từ đó xác định những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trọng QLNN đối với ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. + Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. + Kết quả nghiên cứu luận văn có thể được sử dụng phục vụ các nhà quản lý của địa phương và ngành giáo dục 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khoa học về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên tại trường tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Trường tiểu học Trường tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học vừa là một thiết chế xã hội trong quản lý quá trình đào tạo trung tâm,vừa là một bộ phận của cộng đồng trong guồng máy giáo dục quốc dân. Hoạt động quản lý của trường tiểu học thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật và nghệ thuật cao. Chủ thể quản lý của trường tiểu học chính là bộ máy quản lý giáo dục trường học (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng). 1.1.2. Đội ngũ giáo viên tiểu học 1.1.2.1. Giáo viên tiểu học Theo Luật Giáo dục: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”, “Nhà giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên” [24]. Như vậy, giáo viên là tên gọi chỉ nhà giáo thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. 1.1.2.2. Đội ngũ giáo viên tiểu học ĐNGV tiểu học là tập thể các nhà quản lý, các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy trong các trường tiểu học. Họ có cùng chung mục tiêu giáo dục là đào tạo, trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản, kỹ năng ban đầu của nhân cách để tạo ra nền tảng cho các cấp học sau. 6 1.1.3. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên tiểu học Từ khái niệm QLNN, ĐNGV tiểu học, ta có thể hiểu QLNN đối với ĐNGV tiểu học là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động của ĐNGV từ trung ương đến cơ sở nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động của ĐNGV do các cơ quan quản lý có trách nhiệm về giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở để tiến hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD&ĐT, duy trì kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu về giáo dục của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD&ĐT của nhà nước [28]. Chủ thể QLNN về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước, chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo bao gồm: Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và UBND các cấp. Là bộ máy quản lý về giáo dục cấp huyện, phòng GD&ĐT chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Sở GD&ĐT, đồng thời là cơ quan giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về giáo dục ở cấp huyện và trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện, chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện việc quản lý ĐNGV tiểu học trên địa bàn. Đối tượng của QLNN đối với ĐNGV tiểu học chính là ĐNGV tiểu học bao gồm: số lượng, cơ cấu và chất lượng của GVTH. 7 1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giáo viên tiểu học 1.2.1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giáo viên tiểu học Đối với cấp huyện, Phòng GD&ĐT sẽ dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về đội ngũ GVTH ở địa phương; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục nói chung và quản lý ĐNGV tiểu học ở địa phương nói riêng, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục. 1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đối với đội ngũ giáo viên tiểu học QLNN trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đối với ĐNGV tiểu học là các biện pháp mà chủ thể QLNN thực hiện nhằm quản lý ĐNGV tiểu học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng những yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT. 1.2.3. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học Tuyển chọn giáo viên là một quá trình lựa chọn những giáo viên giỏi nhất từ những giáo viên có nguyện vọng xin về trường. Trong quá trình tuyển chọn đòi hỏi đảm bảo khách quan mang tính hợp pháp. Công tác tuyển chọn thực hiện các khâu của một quy trình nhất định; các khâu này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. 8 1.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học Đào tạo bao gồm đào tạo và đào tạo lại, thực hiện đối với đối tượng giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo hoặc đào tạo trên chuẩn đối với cấp học. Bồi dưỡng là việc giáo viên tham gia các khóa huấn luyện, tự nghiên cứu để duy trì, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn nhằm thức hiện được công việc đang đảm nhiệm tốt hơn. Việc bồi dưỡng cho ĐNGV tiểu học cũng có thể tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, trong hè; bồi dưỡng theo chuyên đề ngắn hạn; bồi dưỡng tại các nhà trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tự bồi dưỡng của GVTH. Trong nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, giáo viên là người trực tiếp thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục, người quyết định phương hướng trong giảng dạy. 1.2.5. Tạo điều kiện, môi trường và đảm bảo cơ chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên tiểu học Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGV tiểu học là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mình trong công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ giáo viên tiểu học Kiểm tra đánh giá ĐNGV tiểu học cần thực hiện các nội dung chính như sau: - Có kế hoạch cụ thể của Phòng GD&ĐT về việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đối với giáo viên các trường tiểu học; 9 - Nội dung thanh tra, kiểm tra được Phòng GD&ĐT thực hiện đúng với quy định, phù hợp để đánh giá công tác giảng dạy, quản lý của các nhà trường; - Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra; - Công tác thanh tra, kiểm tra thực sự thúc đẩy, giúp đội ngũ giáo viên các trường tiểu học nâng cao, phát triển về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ; - Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, lấy đó là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm học. 1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giáo viên tiểu học 1.3.1. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay QLNN đối với ĐNGV tiểu học là thực sự hết sức cần thiết. Hoạt động này sẽ củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng. 1.3.2. Góp phần định hướng và điều chỉnh sự phát triển của đội ngũ giáo viên tiểu học Hoạt động QLNN về ĐNGV tiểu học sẽ góp phần định hướng và điều chỉnh sự phát triển của ĐNGV tiểu học. Phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV là nhiệm vụ xuyên suốt của ngành Giáo dục. Bởi giáo viên là nhân tố quyết định thành công của quá trình đổi mới giáo dục, của sự nghiệp giáo dục. Thực tiễn cho thấy, nếu được quan tâm đào tạo, được tạo điều kiện tốt về thu nhập, đời sống, được trân trọng những cống hiến nghề nghiệp, 10 chất lượng giáo viên, hiệu quả giáo dục sẽ được tăng lên. Trách nhiệm của ngành Giáo dục là cùng toàn xã hội tạo ra điều kiện, môi trường tốt nhất cho giáo viên được phát triển và cống hiến. 1.3.3. Góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tiểu học QLNN đối với ĐNGV tiểu học sẽ góp phần cải thiện chính sách giáo viên, cụ thể là cải thiện cách quản lý và sử dụng lực lượng giáo viên một cách hợp lý, bao gồm các chính sách tuyển chọn, sử dụng và bổ nhiệm giáo viên; đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; đổi mới chính sách tiền lương, ưu đãi đối với giáo viên. 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giáo viên tiểu học 1.4.1. Các yếu tố khách quan 1.4.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Sự phát triển của nền kinh tế -xã hội ảnh hưởng đến việc QLNN đối với ĐNGV tiểu học. 1.4.1.2. Yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học Yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học đặt trong tổng thể đổi mới căn bản, toàn diện nền GD&ĐT đó là: đổi mới từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy -học, hình thức tổ chức các hoạt động học tập, quản lý, tài chính, cơ sở vật chất, xây dựng môi trường sư phạm, khoa học công nghệ, cộng đồng xã hội. 1.4.1.3. Yếu tố về phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp Tình hình phát triển trường lớp qua từng năm, từng cấp học bậc học. Tình hình học sinh đến lớp, lưu ban, bỏ học qua từng năm, từng cấp học, bậc học. 1.4.1.4. Yếu tố về cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước và của ngành 11 Các yếu tố về chính sách ảnh hưởng rất lớn đến ĐNGV trên tất cả các mặt số lượng, cơ cấu và chất lượng cụ thể. 1.4.2. Các yếu tố chủ quan 1.4.2.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Trách nhiệm chính của việc QLNN đối với ĐNGV thuộc về đội ngũ cán bộ quản lý và phòng GD&ĐT. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý cần có năng lực và được bồi dưỡng liên tục về nội dung quản lý này. 1.4.2.2. Trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên Bất kỳ công việc nào, để thực hiện thành công, trước hết những người thực hiện công việc phải có khả năng và đủ trình độ để thực hiện công việc được giao. 1.4.2.3. Môi trường quản lý Môi trường quản lý hay nói cách khác là môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, bầu không khí làm việc trong nhà trường có khả năng gắn kết các thành viên, thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là ĐNGV. 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giáo viên tiểu học tại một số địa phƣơng và bài học cho huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 1.5.1. Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 1.5.2. Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 1.5.3. Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.5.4. Bài học cho huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị - Công tác quy hoạch, tuyển dụng ĐNGV là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu ĐNGV của nhà trường, đưa ra các chính sách, bảo đảm cho nhà trường có đủ ĐNGV đảm bảo năng lực để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. 12 - Cần thay đổi hình thức tuyển dụng giáo viên từ hình thức xét tuyển sang hình thức thi tuyển, đảm bảo ngay từ khâu tuyển dụng đã có sự sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ theo đúng chuẩn nghề nghiệp. - Cần lựa chọn cán bộ quản lý có đủ phẩm chất năng lực nghề nghiệp để thành lập ban chỉ đạo và kiểm tra công tác bồi dưỡng GVTH. - Đảm bảo điều kiện hỗ trợ để phát triển ĐNGV tiểu học. 13 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Linh là một huyện thuộc tỉnh Quảng Trị. Vĩnh Linh giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình về phía bắc, phía nam giáp Gio Linh, phía đông giáp Biển Đông. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Năm 2018, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả 03 chủ trương lớn của huyện là xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững cho 11 thôn, bản có tỷ lệ hộ nghèo cao ở các xã miền núi và thu hút vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục – đào tạo huyện Vĩnh Linh - Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ được huy động đến trường đến thời điểm hiện tại đạt 22,8%, chưa đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết. - Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 100% trong đó: học sinh 6 tuổi đạt 100%, đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020; - Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở đến trường đạt 100%, đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020; - Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông (và tương đương) đạt 77,55% chưa đạt so với chỉ tiêu. - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 46%, so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020 là 50%. 14 - Tỷ lệ trường Tiểu học tổ chức học cả ngày đạt 52%, chưa đạt với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020 là 85%. - Tỷ lệ đạt chuẩn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các bậc học mầm non và phổ thông đạt 100%, đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020. 2.2. Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Vĩnh Linh 2.2.1. Khái quát về phát triển giáo dục tiểu học huyện Vĩnh Linh Tính đến năm học 2017 - 2018, huyện Vĩnh Linh có 18 trường tiểu học với 294 lớp, 7258 học sinh, có 13 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Các trường tiểu học ở huyện Vĩnh Linh đều là loại hình trường công lập. Từ năm 2014 đến năm 2018, quy mô số lớp, số học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có xu hướng giảm dần và đi vào ổn định, mặc dù việc huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt cao. Phẩm chất 7235/7258 học sinh được xếp loại tốt và đạt về mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, chiếm tỉ lệ 99,7%. 2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 2.2.2.1. Sự phát triển về số lượng Số giáo viên được bổ sung tăng qua các năm, bằng nhiều hình thức như đào tạo, tuyển dụng, tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng dần. Đến năm học 2017 – 2018 số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo không còn. Đối chiếu với Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, nhận thấy tỷ lệ giáo viên trên lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu, một số môn còn thiếu do mất cân đối về cơ cấu ở các môn đặc thù. 15 2.2.2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học Về cơ cấu về trình độ đào tạo chuyên môn Số lượng giáo viên, cơ cấu bộ môn về cơ bản đáp ứng yêu cầu, còn thiếu ở một số môn đặc thù. Cơ cấu về độ tuổi Số giáo viên dưới 30 tuổi trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, chiếm tỷ lệ 31%. Cơ cấu giới tính Tỷ lệ giáo viên nữ so với nam chênh lệch quá nhiều. Số giáo viên nam chỉ chiếm 9%, số giáo viên nữ chiếm 91%. Phẩm chất đạo đức, lối sống Nhìn chung, ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng. 2.3.1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh Phòng GD&ĐT đã phối hợp với các ngành hữu quan, ban hành các Kế hoạch liên ngành về thực hiện Chương trình công tác từng năm học; tổ chức quán triệt và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lồng ghép vào việc triển khai phong trào thi đua “ Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ GD&ĐT phát động phù hợp với đặc thù của từng trường tiểu học trên địa bàn. 2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đối với đội ngũ giáo viên tiểu học Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch đối với ĐNGV tiểu học ở huyện Vĩnh Linh đã có sự phối hợp khác chặt chẽ giữa phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ. 16 Hàng năm huyện đều tổ chức tuyển dụng thêm giáo viên nhưng số lượng giáo viên vẫn còn thiếu so với định mức của Bộ. Tình trạng thiếu giáo viên ở một số trường kéo dài làm ảnh đến việc điều hành, sắp xếp chuyên môn, cử giáo viên đi học nâng cao... Mặt khác, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đối với ĐNGV các nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển của các nhà trường. 2.3.3. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh Việc tuyển dụng giáo viên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số giáo viên cần tuyển vào biên chế so với tổng số cán bộ, công chức của huyện do UBND tỉnh quy định và số lượng viên chức được tuyển vào biên chế do UBND tỉnh cho phép thực hiện hàng năm ở mỗi địa phương. Điều này ảnh hưởng đến việc chủ động trong tuyển chọn giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu giáo viên. 2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học Nhiều năm qua, ngành tập trung công tác bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng chu kì thường xuyên, nâng cao trình độ lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thông qua việc khảo sát, lập quy hoạch tạo nguồn, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức các chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học và đưa vào tiêu chí thi đua khen thưởng cuối năm. 2.3.5. Tạo điều kiện, môi trường và đảm bảo cơ chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên tiểu học Có thể nói, trong nhiều năm qua hệ thống chính sách đối với giáo viên tiếp tục được xây dựng, hoàn chỉnh theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách chủ yếu được thể hiện trong chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, các 17 chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, triển khai thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển ĐNGV, cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, thực hiện cải cách hành chính trong giáo dục. 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ giáo viên tiểu học Việc thực hiện thanh tra được thực hiện công khai, dân chủ, đúng pháp luật; năm học 2017-2018, Phòng GD&ĐT đã tổ chức 13 cuộc thanh tra chuyên môn, trong đó có 7 cuộc thanh tra toàn diện, 14 cuộc thanh tra chuyên đề. Các cuộc thanh tra, kiểm tra và xếp loại 01 năm học cho thấy cơ bản giáo viên hoàn thành nhiệm vụ tỷ lệ giáo viên được xếp loại tốt, xuất sắc cao. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giáo viên tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 2.4.1. Những kết quả đã đạt được Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, sự quản lý, điều hành của UBND huyện, sự phối hợp tổ chức thực hiện của Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, cùng với sự nỗ lực của ngành GD&ĐT và toàn xã hội, hoạt động QLNN về GD&ĐT của huyện Vĩnh Linh nói chung và đối với ĐNGV tiểu học nói riêng đã đạt được nhiều kết quả, có bước phát triển khá toàn diện, vững chắc ở cấp tiểu học. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế - Công tác quy hoạch, phát triển ĐNGV tiểu học chưa được quan tâm đúng mức. 18 - Việc tuyển chọn giáo viên vẫn dựa trên bằng cấp mà chưa tuyển bằng cách thi qua phỏng vấn và giảng trực tiếp tiết dạy trên lớp nên chất lượng giáo viên tuyển hạn chế. - Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ ở một số đơn vị chưa thực sự nghiêm túc, khách quan, công bằng. - Nhận thức của một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa đầy đủ trong việc đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. - Công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục chưa đáp ứng kịp thời. - Công tác luân chuyển cán bộ quản lý, ĐNGV tiểu học còn hạn chế. 2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân khách quan - Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng chưa thường xuyên, sự chỉ đạo và điều hành của chính quyền các cấp chưa đúng mức, sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ. - Phòng GD&ĐT huyện có trách nhiệm giúp UBND thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn huyện. - Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, còn mang tính cào bằng. - ĐNGV chủ yếu là giáo viên người địa phương được đào tạo nhiều hệ, một số bồi dưỡng để đạt chuẩn nhưng năng lực yếu. - Huyện Vĩnh Linh kinh tế còn nhiều khó khăn, số lượng học sinh người dân tộc ít người chiếm tỷ lệ cao. - Còn có một số giáo viên năng lực còn hạn chế, chuẩn về bằng cấp nhưng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm còn hạn chế. 19 - Tư duy giáo dục chậm đổi mới, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của một số người đứng đầu các đơn vị trường học chưa được coi trọng. - Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV tiểu học chưa tiếp cận với cách quản lý giáo dục hiện đại. - Công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa được đổi mới, còn đơn điệu, chưa sát thực, việc kiểm tra, đánh giá trong khi đào tạo, bồi dưỡng chưa thực chất. Nguyên nhân chủ quan - Cán bộ quản lý, ĐNGV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng ĐNGV tiểu học. - Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ chưa được thực hiện một cách chu đáo, thiếu các biện pháp thực hiện do vậy tính khả thi không cao. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo chất lượng, còn hình thức, việc tự học, tự bồi dưỡng chưa trở thành phong trào. - Một bộ phận đáng kể giáo viên chưa có ý thức học tập nâng cao trình độ. - Sự yếu kém của một bộ phận giáo viên tiểu học về phương pháp giáo dục là do giáo viên chưa tiếp cận được sự phát triển của giáo dục, việc tự học của giáo viên để cập nhật kiến thức còn hạn chế. - Công tác quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở một số đơn vị chưa đáp ứng nhu cầu. - Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được coi trọng. 20 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giáo viên tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 3.1.1. Phương hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học Trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015- 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”. 3.1.2. Một số yêu cầu đối với hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Vĩnh Linh Quản lý đội ngũ giáo viên gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của đất nước, của vùng và của địa phương. Quản lý đội ngũ giáo viên gắn với chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của ngành và địa phương Quản lý đội ngũ giáo viên bằng chính nội lực của địa phương Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học phải cân đối theo địa bàn hành chính và đảm bảo cơ cấu phù hợp 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ giáo viên tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Linh theo yêu cầu đổi mới giáo dục Một là, tiến hành các điều tra khảo sát đồng bộ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh cũng như tỉnh Quảng Trị. 21 Hai là, xem xét sự phối hợp giữa các phòng trong huyện chịu trách nhiệm về việc QLNN đối với ĐNGV tiểu học trên địa bàn huyện. Ba là, chỉ đạo phòng GD&ĐT báo cáo trực tiếp theo định kỳ và hàng năm cũng như ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doi_ngu_giao_vien.pdf
Tài liệu liên quan