Luận văn Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục . iii

Danh mục các chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng.v

Danh mục các hình .vi

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Mục tiêu .2

3. Nhiệm vụ.2

4. Giới hạn đề tài.2

5. Lịch sử nghiên cứu.3

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.5

7. Đóng góp của luận văn .7

8. Cấu trúc của luận văn.8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ CHẤT

LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT.9

1.1. Cơ sở lí luận.9

1.1.1. Khái niệm về môi trường và phát triển bền vững.9

1.1.2. Khái niệm cơ bản về nước .11

1.1.3. Khái niệm ô nhiễm nước và các tác nhân gây ô nhiễm .13

1.2. Cơ sở thực tiễn.18

1.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam .18

1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt vùng Đồng bằng sông Hồng .23

Tiểu kết chương 1 .24

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

TỈNH BẮC NINH .25

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước mặt.25

2.1.1. Nhân tố tự nhiên .26

pdf90 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Lượng mưa phân bố theo mùa làm cho lượng nước tự nhiên trên các sông cũng phân bố theo mùa khá rõ rệt: mùa mưa chiếm từ 80 - 85% tổng lượng nước trong năm, mùa khô lượng nước chỉ còn từ 15 - 20% tổng lượng nước. Tổng lượng phù sa cũng thay đổi theo mùa. Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt của tỉnh có sự tác động của hai nhóm nhân tố chính là các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế- xã hội 26 2.1.1. Nhân tố tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hệ tọa độ địa lý tỉnh Bắc Ninh được xác định: từ 20058' đến 21016' vĩ độ Bắc; 105054' đến 106019' kinh độ Đông. là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương; Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội. Với vị trí như trên, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như QL1A, QL18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. Gần thành phố Hà Nội là một thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh như Nông - Lâm - Thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ...Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ du lịch. Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vị trí địa lý thuận lợi gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng và liền kề Thủ đô Hà Nội; có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ phát triển; kết nối với Hà Nội, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các cảng biển quan trọng của vùng (Cái Lân và Hải Phòng), nằm trên các trục hành lang kinh tế 27 Vân Nam - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng đưa lại những cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo Trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới môi trường nước. Địa hình của tỉnh không hoàn toàn là đồng bằng mà xen kẽ là các đồi thấp có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình trung du( hai huyện Quế Võ và Tiên Du), có một số dải núi độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ, Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra, còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Địa hình của tỉnh được hình thành trên nền móng uốn nếp có nền đá kết tinh 28 tuổi trên 400 triệu năm và bị sụt lún mạnh vào cuối Cổ Sinh, đến giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpơ – Hymalaya đã xảy ra các hoạt động nâng lên và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trững. Các vận động kiến tạo đã làm biến đổi sâu sắc bình đồ cấu trúc cổ, tạo nên các dạng địa hình và cảnh quan đồi núi và đồng bằng như ngày nay. Địa hình của tỉnh còn chịu tác động mạnh của các yếu tố ngoại sinh, nhất là thời tiết, khí hậu và hoạt động của con người. Vùng đồng bằng, hai bên bờ sông xảy ra hiện tượng sụt lở, bồi lắng, làm biến dạng địa hình đồng bằng. Tác động của con người như đắp đê, đắp đập, đào sông, hồ, kênh, mương, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, cầu cốngđã làm cho địa hình tự nhiên ở nhiều nơi bị biến dạng, thậm chí bị tàn phá [15]. Với 99,47%% diện tích của tỉnh là đồng bằng, là khu vực địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ, tuy tránh được các hiện tượng xói mòn, rửa trôi so với các vùng trung du, miền núi nhưng địa hình thấp lại tạo điều kiện các chất hữu cơ và vô cơ thẩm thấu vào trong đất, làm thay đổi thành phần lý học và hóa học của nước ngầm. Ở các vùng trũng còn là nơi ứ đọng, tích tụ nguồn nước thải ra từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Tại những khu vực như thế, nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng. 2.1.1.3. Khí hậu Sông ngòi là hàm số của khí hậu, do vậy đặc điểm của thời tiết khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc điểm của sông và chất lượng nước sông. Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh,ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc tràn về mang đến thời tiết lạnh, đầu mùa đông(tháng XI) lạnh khô, cuối mùa đông(tháng II,III)lạnh ẩm ,có mưa phùn. Mùa hạ có gió Tây Nam và Đông Nam hoạt động mạnh kèm theo giông, bão, mưa lớn. Nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400-1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 15 - 20% tổng lượng mưa trong năm. 29 Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo gió mạnh, mưa lớn diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống và môi trường tự nhiên, nhất là đối với môi trường nước [15]. Ở Bắc Ninh, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chính là mưa khí quyển, vì vậy lượng mưa, chế độ mưa là yếu tố quyết định đến lượng nước chảy, mạng lưới sông ngòi và chế độ sông ngòi, miền mưa nhiều thì sông nhiều nước, mạng lưới sông dày đặc, mưa theo mùa thì thủy chế sông ngòi cũng theo mùa. Mối quan hệ giữa nước mưa và dòng chảy như vậy một mặt nước mưa làm sạch nguồn nước, mặt khác nước mưa cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng phát tán trên diện rộng các nguồn ô nhiễm nước, nếu trong nước mưa có chứa chất độc hại thì nước sông cũng bị ô nhiễm. Nhất là vào mùa mưa lũ, lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Hiện nay, trước sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã làm thay đổi mạnh mẽ các đặc điểm của sông ngòi, cụ thể, biến đổi khí hậu sẽ làm cho dòng chảy sông ngòi thay đổi về lượng và sự phân bố theo thời gian, vùng lãnh thổ, dòng chảy mùa lũ của hầu hết các sông có xu thế tăng, trong khi đó lại làm suy giảm dòng chảy mùa cạn, tăng cường lượng nước bốc hơi, hạ thấp mực nước ngầm. Sự biến đổi khí hậu như vậy đã tạo áp lực ngày càng lớn đến tài nguyên nước 2.1.1.4. Thổ Nhưỡng Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000 thì trên địa bàn tỉnh có các loại đất chính sau: - Bãi cát ven sông, diện tích 124,43 ha chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được phân bố ở huyện Thuận Thành, Quế Võ và huyện Gia Bình.. - Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng, diện tích 1.243,78 ha; chiếm 1,51% diện tích tự nhiên. Chủ yếu nằm ngoài đê ven sông Đuống thuộc các huyện Gia Bình, Thuận Thành. 30 - Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 451,32 ha; chiếm 0,55% diện tích tự nhiên, phân bố ở ngoài đê sông Cầu thuộc các huyện Yên Phong, Quế Võ. - Đất phù sa không được bồi, không có tầng gley và loang lổ của hệ thống sông Hồng, diện tích 5.227,02 ha; chiếm 6,35% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện. - Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 1.983,66 ha; chiếm 2,41% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Yên Phong, Quế Võ. - Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng, diện tích 10.553,95ha; Chiếm 12,83% diện tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả các huyện của tỉnh. - Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 8.460,38 ha; chiếm 10,28% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của hệ thống sông Thái Bình, nằm trong đê, ở dạng địa hình vàn, vàn thấp. Phân bố ở các huyện Yên Phong, Quế Võ và Lương Tài. - Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng, diện tích 3.516,6 ha; chiếm 4,27% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh. - Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 4.820,27 ha; chiếm 5,86 diện tích tự nhiên, phân bố trên các chân đất vàn, vàn cao thuộc các huyện Yên Phong, Quế Võ. - Đất phù sa úng nước, diện tích 2.539,76 ha; chiếm 3,09% diện tích tự nhiên. Phân bố trên địa hình thấp, khó thoát nước, tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Bình và Lương Tài. - Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, diện tích 2.632,11 ha; chiếm 3,20% diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Thuận Thành, Tiên Du và Quế Võ. - Đất xám bạc màu gley, diện tích 661,07 ha; chiếm 0,8% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các huyện Quế Võ, Tiên Du và Từ Sơn. - Đất vàng nhạt trên đá cát 372,04 ha; chiếm 0,45% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các huyện Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn. - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 34,84 ha; chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện Tiên Du. - Đất xói mòn trơ sỏi đá, diện tích 159,73 ha; chiếm 0,19% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện Tiên Du. 31 Đặc điểm và tính chất của đất có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước, nhất là nước ngầm. Do nước trong tự nhiên luôn có sự vận động theo các vòng tuần hoàn nên nước mặt có quan hệ chặt chẽ với nước mưa khí quyển và nước ngầm, các dòng ngầm góp phần điều hòa chế độ nước của các dòng chảy trên mặt, do vậy tính chất của đất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước, ở các vùng thổ nhưỡng có chứa các chất nguy hại thì theo dòng ngầm chảy ra sông cũng làm cho nước sông bị ô nhiễm [9]. Như vậy, nguồn nước chịu tác động của các yếu tố tự nhiên làm cho chất lượng nước bị thay đổi, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và quá trình vận động của nước. Theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,72 km2; Diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 65,85%, trong đó đất Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,81%; Đất phi nông nghiệp chiếm 33,31% trong đó đất ở chiếm 12,83%; Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84%. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng do được bồi tụ bởi hệ thống sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình, diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn (42 nghìn ha) chiếm 51% diện tích của tỉnh, thuận lợi cho phát triển các loại cây hàng năm, cây công nghiệp, thực phẩm, hoa màu, đặc biệt là cây lúa. Bên cạnh đó có đất phù sa không được bồi tụ hàng năm ở Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài. Thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến thịt nhẹ, giữ nước và phân tốt, hàm lượng mùn trung bình, hàm lượng đạm, lân, kali từ trung bình đến khá, ít chua. Tuy nhiên, có nơi quá trình glây diễn ra mạnh ngay cả trên bề mặt, chất hữu cơ nhiều, bị phân giải trong điều kiện yếm khí tạo thành các khí metan, sunphua hyđrô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở các huyện Yên Phong, Quế Võ, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn, lân đạm, kali nghèo, có hiện tượng glây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. 2.1.1.5. Sinh vật Sinh vật của tỉnh Bắc Ninh khá phong phú và đa dạng về họ, chi, loài. Đây là nguồn gen tự nhiên, nguồn tại nguyên quan trọng cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong lãnh thổ tỉnh có khoảng 528 loài thực vật bậc cao thuộc 396 chi, 32 145 họ, gồm các loài cây bản địa và di cư từ vùng Hoa Nam- Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Indonexia sang, Hệ động vật cũng khá phong phú và đa dạng với khoảng 25 loài thú, 99 loài chim, 41 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư, 51 loài cá, ngoài ra các loài sinh vật nuôi trồng của tỉnh cũng chiếm tỉ lệ lớn, chủ yếu là lương thực, rau màu, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, các loài gia súc, gia cầm và thủy sản[15]. Sinh vật mà nhất là sinh vật thủy sinh có ảnh hưởng hai chiều đến môi trường nước. Sinh vật sống trong nước thải ra các chất phế thải làm ô nhiễm nước, đặc biệt xác chết sinh vật phân hủy trong nước làm nước bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm nguồn nước. Việc nuôi, trồng các loài sinh vật cũng gây áp lực đến môi trường nước thông qua các hoạt động như tưới tiêu nước, vệ sinh chuồng trạiTuy nhiên sinh vật sống trong nước cũng có vai trò phân hủy các chất thải, đặc biệt chất thải hữu cơ để làm sạch nước. Với nguồn nước mặt phong phú, bao quanh bởi các hệ thống sông lớn, tiềm năng thủy sản của Bắc Ninh rất phong phú, từ nhiều năm nay, tỉnh là một trong những trung tâm cung cấp con giống thủy sản cho các vùng trong cả nước. 2.1.2. Nhân tố kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số và sự gia tăng dân số Các hoạt động của con người có ảnh hưởng quan trọng , gây nên những biến đổi cơ bản của môi trương nói chung và môi trường nước nói riêng. Năm 2016, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 568.055 người và nữ 585.545 người; khu vực thành thị chiếm 28% dân số toàn tỉnh và khu vực nông chiếm 72%[15]. Mật độ dân số 1.403 người/km2, gấp gần 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi con người đã sinh sống và khai phá từ lâu đời và là một trong những địa bàn cư trú đầu tiên của người Việt cổ. Bắc Ninh có kết cấu dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 chiếm khoảng 64,9% tổng số dân. Nhóm tuổi dưới 15 chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm trên 60 tuổi chiếm 9,8%. Dân số đông, mật độ dân số cao, sự gia tăng dân số nhanh đã gây áp lực lớn lên nguồn nước vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia 33 tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu nước cho sinh hoạt của con người. Dân số đông và sự gia tăng dân số nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước, đặc biệt là ở vùng đô thị có mật độ dân số cao, nước mặt bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội. Hoạt động của con người tới môi trường nước thể hiện ở các mặt sau: - Các chất thải rắn, nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt có các thành phần rất đa dạng, bao gồm các chất hữu cơ không phân rã hay phân rã chậm, như các chất thải từ xác động vật, xương, mỡ, lông, vi khuẩn (bao gồm cả các loại vi khuẩn gây bệnh, siêu vi trùng, các sản phẩm của sinh vật như trứng của các loại sâu, ròi)Khi nước thải sinh hoạt chảy trên mặt đất thường mang theo các loại rác rưởi: vỏ trứng, xác chết động vật, các chất hữu cơ hỗn hợp như giấy, quần áo rách, các chất dẻo, các nguyên liệu tổng hợp, các loại chất tẩy rửa, các loại cặn bã thực phẩmcác loại nước thải hầu hết chưa qua xử lý mà được đổ trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên gây ô nhiễm lớn cho môi trường nước. Trong thành phần các chất hữu cơ từ nước thải của khu dân cư có khoảng 40-60% protein, 25-50% hidrat cacbon, 10% chất béo. Các hợp chất này chủ yếu làm suy giảm oxi hòa tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và làm giảm chất lượng nước sinh hoạt [Error! Reference source not found.]. - Chất thải rắn, nước thải bệnh viện: Ở tỉnh Bắc Ninh, với bệnh viện cấp tỉnh, huyện và nhiều cơ sở y tế công, tư nhân hàng ngày thải ra khoảng 4 tấn chất thải rắn và 4000 m3 nước thải y tế [15]. Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phân cơ 34 thể người, nhau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ). Nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh, có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống... Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái. 2.1.2.2. Hoạt động nông nghiệp Bắc Ninh có thế mạnh để phát triển cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản nước ngọt. Cây lương thực: dựa trên thế mạnh về đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên cây lương thực của tỉnh phát triển mạnh. Năm 2013 diện tích trồng cây lương thực của tỉnh là 41.519ha. Trong cơ cấu cây lương thực, lúa gạo là cây lương thực chính, năm 2013 diện tích trồng lúa gạo là 39.217,9 ha, sản lượng lúa gạo đạt 424.153 tấn, lúa gạo được trồng nhiều ở các huyện Quế Võ, Thuận Thành, Yên Phong, Lương Tài[15]. Cây thực phẩm: bao gồm các loại rau, đậu được trồng rộng khắp tỉnh, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, diện tích trồng rau tăng mạnh và đạt 8.579 ha năm 2013, huyện trồng nhiều nhất là Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong, Từ Sơn, Gia Bình, Lương Tài, TP Bắc Ninh Cây công nghiệp: Bắc Ninh có thế mạnh chủ yếu về cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu tương, dâu tằm, đay, cói, mía năm 2013 diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm là 2.477 ha. Đậu tương được trồng nhiều ở Gia Bình, Tiên Du, Thuận Thành; lạc được trồng nhiều Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ 35 Cây ăn quả phát triển mạnh, tiêu biểu là vải, nhãn, cam, quýt, chuối, xoài, táo, ổi, mít, hồng xiêm, na, khế, bưởi các huyện trồng nhiều là Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Lương Tài...[15]. Ngành chăn nuôi được phát triển ở Bắc Ninh từ rất sớm cung cấp nhu cầu về thực phẩm cho người dân, cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt. Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở thức ăn, dịch vụ về giống, thú y đã tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên môn hóa, chăn nuôi công nghiệp. Vật nuôi tiêu biểu là trâu với số lượng 2.456 con, nuôi nhiều ở Yên Phong, Quế Võ, Lương Tài, Tiên Du, Thuận Thành; bò 35.645 con, nuôi nhiều ở các huyện Quế Võ, Gia Bình, Tiên Du, Yên Phong; gia cầm (chủ yếu là gà) được nuôi rộng khắp với số lượng lớn.[15] Ngành nuôi trồng thủy sản: Bắc Ninh có khoảng 5 nghìn ha diện tích mặt nước tại các ao, hồ, sông, đầm triều trũng thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, các huyện có diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành. [15] Các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp làm ảnh hưởng tới chất lượng nước phải kể đến là: sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, dịch bệnh, vứt xác chết vật nuôi bừa bãi Sử dụng phân bón trong nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước, nhất là nước mặt. Theo kết quả phân tích của trung tâm Công nghệ và xử lý môi trường – Bộ khoa học công nghệ, thì trong 1gam phân chuồng tươi có chứa 820.000 - 1.050.000 con vi trùng và 1200 - 2500 trứng giun. Nếu không qua xử lý và xử lý không tốt đây sẽ là một nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn. Đặc biệt việc sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước. Trong các loại phân bón hóa học nông nghiệp có chứa hàm lượng Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, nếu ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sản xuất của con người như sử dụng quá nhiều phân bón đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên. Mặc dù 36 không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước làm tảo phát triển mạnh. Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước. Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong nông nghiệp như phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây làm nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường. Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt như sông, rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt. 2.1.2.3. Hoạt động công nghiệp Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi về vị trí giao thông, nguyên liệu nông nghiệp để phát triển ngành công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng. Năm 2017 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1,049 nghìn tỷ đồng( giá hiện hành) đứng thứ 2 cả nước sau TP Hồ Chí Minh. Về mặt lãnh thổ, hoạt động công nghiệp ở Bắc Ninh phân bố chủ yếu dọc theo các quốc lộ 1, 18. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 15 khu công nghiệp tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp, phân bố nhiều tại thành phố Bắc Ninh, huyện Từ Sơn, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Gia Bình. Hoạt động công nghiệp có sự tập trung theo hình thức phổ biến nhất là khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh với cơ chế, giải pháp thông thoáng. Bắc Ninh đứng thứ 2 toàn quốc về thu hút FDI với 160 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đăng kí sau điều chỉnh đạt 3,5 tỷ USD [15]. Lũy kế đến nay, tỉnh Bắc Ninh cấp đăng kí đầu tư ước 1.112 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí sau điều chỉnh khoảng 16 tỷ USD[15]. 37 Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, cùng với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh, song vấn đề này đã và đang tác động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường của tỉnh. Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_chat_luong_moi_truong_nuoc_mat_tinh_bac_ni.pdf
Tài liệu liên quan