LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN .ii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . .iii
MỤC LỤC .iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .viii
DANH MỤC HÌNH .ix
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .1
3. Mục đích nghiên cứu .4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
5. Phương pháp nghiên cứu .4
6. Kết cấu luận văn .6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
DOANH NGHIỆP.7
1.1. Nguồn nhân lực .7
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .7
1.1.2. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.8
1.2. Chất lượng nguồn nhân lực .8
1.2.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .8
1.2.2. Ý nghĩa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp.9
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực .11
123 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (skypec), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng nguồn nhân lực của công
ty. Do đặc thù của ngành kinh doanh xăng dầu nên số lượng công nhân kỹ thuật
của công ty chiếm phần lớn. Tuy nhiên, số lượng công nhân kỹ thuật đang có dấu
hiệu giảm dần qua các năm. Trong năm 2018, công ty có 742 công nhân kỹ thuật,
giảm 13 người so với năm 2017. Trong giai đoạn 2017- 2019, số lượng công nhân
kỹ thuật đã giảm 3%.
35
Bảng 2. 6: Trình độ chuyên môn và các kỹ năng của Công ty TNHH MTV
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) (2017 - 2019)
Đơn vị: Số người, %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lao động 1265 100% 1282 100% 1313 100%
Trình độ chuyên môn
Trên đại học 40 3.20% 42 3.31% 45 3.40%
Đại học, cao đẳng 469 37.10% 497 38.80% 524 39.90%
Trung cấp, công nhân,
LĐPT 755 59.70% 742 57.89% 744 56.70%
Các kỹ năng
Có trình độ tiếng Anh
đáp ứng được yêu cầu
công việc
130 10.27% 158 12.30% 171 13.01%
Có trình độ tin học văn
phòng đáp ứng được
yêu cầu công việc
412 32.58% 456 35.57% 488 37.15%
Đã qua đào tạo các lớp
về kỹ năng làm việc
249 19.72% 307 23.94% 421 32.10%
Đã qua đào tạo các lớp
về kỹ năng quản lý,
lãnh đạo
71 5.63% 119 9.31% 194 14.78%
Nguồn: Phòng Tổ chức Công ty TNHH MTV
Nhiên Liệu Hàng Không Việt Nam (Skypec)
36
Lao động có trình độ đại học, cao đẳng cũng chiếm phần lớn và khá ổn
định và tăng nhẹ qua các năm. Năm 2017 trình độ đại học, cao đẳng chiếm
37.10%, năm 2018 chiếm 38.80% tăng 1.7% so với năm 2017, năm 2019 chiếm 39.9%
tăng 1.1% so với năm 2018. Trình độ thạc sỹ chiếm hàng năm chiếm từ 3 - 4% và đều
tăng nhẹ qua các năm.
Về các kỹ năng cần thiết: số lượng lao động có trình độ tiếng Anh và tin học
văn phòng đáp ứng yêu cầu công việc có xu hướng tăng nhưng còn chiếm tỷ trọng
thấp. Tiếng Anh và tin học văn phòng là hai yếu tố cần thiết đối với mỗi lao động
trong thời đại hiện nay, đây cũng là những kỹ năng không thể thiếu đối với bốn
nhóm lao động: Cán bộ lãnh đạo, Cán bộ quản lý, Kỹ sư và Nhân viên văn phòng.
Bên cạnh đó, các kỹ năng làm việc cũng cần thiết không kém. Tuy số lượng
lao động đã qua đào tạo về kỹ năng quản lý, lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm
của Công ty có tăng trong thời gian qua, nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp. Kỹ năng
quản lý, lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với nhóm Cán bộ lãnh đạo và Cán bộ
quản lý. Trong khi kỹ năng làm việc nhóm lại có vai trò quan trọng đối với nhóm
Lao động gián tiếp, phụ trợ, Nhân viên văn phòng, Nhân viên kỹ thuật tra nạp & Lái
xe tra nạp.
Có thể thấy cả bốn kỹ năng trên đều cần thiết, tùy thuộc vào nhóm công việc
chức năng mà kỹ năng nào đóng vai trò quan trọng hơn đối với người lao động. Do
đó, Công ty cần quan tâm hơn đến việc đào tạo những kỹ năng này cho người lao
động để chất lượng NNL được nâng cao một cách toàn diện.
Trí lực còn được thể hiện qua kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại
công ty. Nhìn chung phần lớn các nhân viên đều hoàn thành nhiệm vụ được giao,
chiếm khoảng trên 84%. Số lượng nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm
khoảng 15% tổng số nhân viên của công ty. Số lượng nhân viên không hoàn thành
nhiệm vụ chỉ chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên trong 2019 đã tăng lên 0.64%. Kết quả
này cho thấy, công ty cần sát sao hơn trong việc quản lý chất lượng nguồn nhân
lực. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc không hoàn thành chỉ tiêu của nhân viên.
37
Bảng 2. 7: Kết quả đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH MTV
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec)
Đơn vị: người
Tiêu chí
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ
190 15.00% 192 14.97% 197 14.99%
Hoàn thành nhiệm vụ 1071 84.68% 1085 84.66% 1108 84.37%
Không hoàn thành
nhiệm vụ
4 0.32% 5 0.37% 8 0.64%
Nguồn: Báo cáo chất lượng lao động của Công ty TNHH MTV
Nhiên Liệu Hàng Không Việt Nam (Skypec)
Trí lực còn được thể hiện ở năng suất lao động. Năng suất lao động càng
cao thể hiện chất lượng lao động càng cao. Năng suất lao động từ năm 2017 đến
2019 được thể hiện Bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2. 8: Năng suất lao động của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng
không Việt Nam (Skypec) giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
NSLĐ tính theo doanh
thu (tỷ đồng/LĐ)
16.40 22.76 22.41
NSLĐ tính theo lợi nhuận
(tỷ đồng/LĐ)
0.25 0.31 0.50
Nguồn: Báo cáo chất lượng lao động của công ty TNHH MTV
Nhiên Liệu Hàng Không Việt Nam (Skypec)
38
Về NSLĐ tính theo doanh thu: năm 2017 bình quân 1 lao động tạo ra 16.4 tỷ
đồng doanh thu đến năm 2018 đã đạt 22.76 tỷ đồng doanh thu tăng 38.8% so với
năm 2017, nhưng năm 2019 đã giảm nhẹ, đạt 22.41 tỷ đồng giảm 1.5% so với năm
2018. Sở dĩ năng suất lao động theo doanh thu của Công ty khá cao do Công ty đã
áp dụng các biện pháp quản trị chi phí, quản trị nhân lực một cách triệt để và có
hiệu quả.
Về NSLĐ tính theo lợi nhuận: năm 2017 bình quân 1 lao động tạo ra 0.25 tỷ
đồng lợi nhuận, đến năm 2018 đạt 0.31 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2017 và năm
2019 đạt 0.5 tỷ đồng tăng 62% so với năm 2018.
Những phân tích trên phần nào phản ánh chất lượng của người lao động
tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam đã được nâng cao
qua các năm.
2.2.2.3. Thực trạng tâm lực của người lao động tại Công ty
Tâm lực của người lao động được thể hiện qua ý thức thực hiện các quy
định của công ty trong công việc và việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu
nhân viên có tâm lực tốt, đầy đủ các kỹ năng họ sẽ dễ dàng hoàn thành công việc
được giao.
Đặc thù của ngành nghề cung ứng nhiên liệu cho các hãng Hàng không là số
lượng lao động lớn, phải di chuyển nhiều. Để thực hiện quản lý tốt chất lượng nhân
lực Công ty đã đề ra nhiều quy định về giờ giấc, tác phong làm việc, quyền và nghĩa
vụ khi thực hiện các công việc. Để đánh giá thực trạng tâm lực của nhân viên tại
công ty, tác giả đánh giá qua các yếu tố số lao động bị khiển trách trên tổng số
người lao động tại công ty. Kết quả được thể hiện tại Bảng 2.9:
39
Bảng 2. 9: Kết quả đánh giá ý thức trong công việc tại Công ty TNHH MTV
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec)
Số lao động (người) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Kỷ luật khiển trách 4 5 6
Kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương 0 2 3
Kỷ luật Sa thải 3 2 1
Nguồn: Báo cáo chất lượng lao động của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng
không Việt Nam (Skypec)
Theo kết quả tại Bảng 2.9, số lượng lao động vi phạm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Phần
lớn lao động bị kỷ luật khiển trách. Những lỗi họ thường mắc phải là đi muộn
quá nhiều, không thực hiện tốt nội quy trong công việc. Tuy nhiên số lao động bị
khiển trách có dấu hiệu tăng. Số lao động bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương
tăng qua các năm. Số lượng lao động bị kỷ luật sa thải giảm rõ rệt. Mặc dù số
lượng nhân viên vi phạm chịu các hình thức kỷ luật chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng nó
có dấu hiệu tăng. Điều này cho thấy việc công ty cần rà soát lại các quy định
trong công việc. Để xem do các quy định không hợp lý, hay do ý thức của người
lao động chưa tốt để đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
40
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV NHIÊN LIỆU
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC)
3.1. Qui trình nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng NNL tại Công ty
TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) đề làm cơ sở đưa ra
giải pháp, tác giả dựa vào quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2012) dể
thiết kế qui trình cho nghiên cứu này. Các bước nghiên cứu được thực hiện theo
sơ đồ sau:
Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu
Xây dựng các thang đo
Thiết kế bảng hỏi
Thu thập dữ liệu
Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Báo cáo kết quả phân tích
41
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập. Dựa trên các nghiên
cứu của Gaye Özçelik, Meryem Aybas, & Cavide Uyargil (2016), Nguyễn Hữu
Nhật (2018) và cơ sở lý thuyết về về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nhân lực ở Chương 1 luận văn sử dụng các khái niệm nghiên như: Điều kiện môi
trường làm việc, yếu tố đào tạo, Tuyển dụng lao động, Chính sách khen thưởng,
khuyến khích người lao động, Mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý, Mối quan hệ
giữa các nhân viên, Thỏa mãn trong công việc. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu
yếu tố ảnh hưởng chất lượng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) như sau:
Hình 3. 1: Mô hình nghiên cứu
Điều kiện
môi
trường làm
việc
Đào tạo
lao động
Tuyển
dụng lao
động
Mối quan
hệ với
quản lý
Chất
lượng
nguồn
nhân lực
Mối quan
hệ với đồng
nghiệp
Chính sách
khen
thưởng,
khuyến
khích lao
động
Sự thỏa
mãn trong
công việc
42
3.2.2. Các giả thiết nghiên cứu
H1: Mối quan hệ với quản lý có ảnh hưởng tương quan cùng chiều với chất
lượng nguồn nhân lực.
H2: Tuyển dụng lao động có ảnh hưởng tương quan cùng chiều với chất
lượng nguồn nhân lực.
H3: Đào tạo lao động có ảnh hưởng tương quan cùng chiều với chất lượng
nguồn nhân lực.
H4: Điều kiện môi trường làm việc có ảnh hưởng tương quan cùng chiều với
chất lượng nguồn nhân lực.
H5: Sự thỏa mãn trong công việc có ảnh hưởng tương quan cùng chiều với
chất lượng nguồn nhân lực.
H6: Chính sách khen thưởng khuyến khích lao động có ảnh hưởng tương
quan cùng chiều với chất lượng nguồn nhân lực.
H7: Mối quan hệ với đồng nghiệp có ảnh hưởng tương quan cùng chiều với
chất lượng nguồn nhân lực.
3.3. Xây dựng các thang đo
3.3.1. Xây dựng thang đo sơ bộ
Dựa trên một số nghiên cứu trước, tác giả xây dựng các thang đo cho từng
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL như sau:
43
Bảng 3. 1: Bảng thang đo sơ bộ
Nhân tố Định nghĩa Biến cần đo Kế thừa
Điều kiện môi
trường làm
việc
Thể hiện điều
kiện môi
trường làm
việc
- Giờ làm việc hiện
tại của công ty là
phù hợp
- Tôi được cung cấp
đầy đủ thiết bị và
công cụ làm việc
- Môi trường làm
việc việc an toàn và
thoải mái
- Áp lực công việc
không quá căng
thẳng
Gaye Özçelik, Meryem
Aybas, & Cavide
Uyargil (2016),
Nguyễn Hữu Nhật
(2018)
Đào tạo lao
động
Đào tạo đáp
ứng nhu cầu
công việc
và nâng cao
trình độ bản
thân
- Công ty Anh/chị
đầu tư nhiều cho
việc xác định nhu
cầu đào tạo
- Người lao động
được đào tạo những
kiến thức, kỹ năng
cần thiết cho công
việc
Gaye Özçelik, Meryem
Aybas, & Cavide
Uyargil (2016),
Nguyễn Hữu Nhật
(2018)
Tuyển dụng
lao động
Tuyển dụng
lao động
bao gồm các
yếu tố liên
quan tới
chính sách
tuyển dụng
của công ty
- Người được tuyển
dụng có đủ phẩm chất,
năng lực để thực hiện
công việc
- Chính sách thu
hút, bố trí sử dụng
lao động của công
ty hiện nay là hợp lý
Gaye Özçelik, Meryem
Aybas, & Cavide
Uyargil (2016),
Nguyễn Hữu Nhật
(2018)
44
Mối quan hệ
với quản lý
Mối quan
hệ với quản
lý bao gồm
các yếu tố
vô hình như
việc khuyến
khích, đánh
giá, hỗ trợ
của cấp trên
đối với
nhân viên.
- Tôi không gặp khó
khăn trong việc trao
đổi và giao tiếp với
cấp trên.
- Cấp trên luôn được
khuyến khích, hỗ trợ
tôi khi cần thiết
- Cấp trên luôn đánh
giá cao ý kiến của
tôi về kết quả công
việc của tôi để đạt
hiệu quả công việc
tốt hơn.
- Nhân viên được
đối xử công bằng,
không phân biệt đối
xử
- Cấp trên là người
thân thiện và hòa
đồng với mọi người.
Gaye Özçelik, Meryem
Aybas, & Cavide
Uyargil (2016),
Nguyễn Hữu Nhật
(2018)
Mối quan hệ với
đồng nghiệp
Mối quan hệ với
đồng nghiệp bao
gồm các yếu tố
vô hình như thái
độ của đồng
nghiệp, sự hỗ trợ
của đồng
nghiệp
- Đồng nghiệp của
tôi thân thiện và hòa
đồng
- Các đồng nghiệp
của tôi luôn sẵn
sàng giúp tôi hoàn
thành công việc của
mình
- Đồng nghiệp của
tôi đáng tin cậy
Gaye Özçelik, Meryem
Aybas, & Cavide
Uyargil (2016),
Nguyễn Hữu Nhật
(2018)
45
Chính sách khen
thưởng, khuyến
khích lao động
Chính sách khen
thưởng bao gồm
các yếu tố liên
quan tới chính
sách khen
thưởng của công
ty đối với nhân
viên
- Chính sách lương
thưởng trả cho người
lao động tương xứng
với kết quả công việc
- Chế độ lương
thưởng kích thích sự
nỗ lực của nhân viên
- Chế độ đãi ngộ cho
người lao động hiện
nay ở công ty rất đa
dạng, hấp dẫn
- Chế độ phúc lợi rõ
ràng, công khai minh
bạch cho NLĐ
Gaye Özçelik, Meryem
Aybas, & Cavide
Uyargil (2016),
Nguyễn Hữu Nhật
(2018)
Sự thỏa mãn
trong công việc
- Tôi hài lòng với
mức lương và phúc
lợi
- Tôi hài lòng với
chính sách đào tạo và
bổ nhiệm của công ty
- Tôi hài lòng về mối
quan hệ với người
quản lý
- Tôi hài lòng về mối
quan hệ với các đồng
nghiệp
- Tôi hài lòng về điều
kiện làm việc tại
công ty
Gaye Özçelik, Meryem
Aybas, & Cavide
Uyargil (2016),
Nguyễn Hữu Nhật
(2018)
3.3.2. Hiệu chỉnh thang đo
Để hiệu chỉnh thang đo, tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp 15 người lao
động tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) tháng
3/2020. Nội dung phỏng vấn được ghi nhận và tổng hợp lại để làm cơ sở cho việc
điều chỉnh thang đo.
46
Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm: Mối quan hệ với
quản lý, Tuyển dụng lao động, Đào tạo lao động, Điều kiện môi trường làm việc, Sự
thỏa mãn trong công việc, Chính sách khen thưởng khuyến khích lao động, Mối
quan hệ với đồng nghiệp. Nhìn chung 15 người lao động tại tại Công ty TNHH
MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) tham gia đều trả lời rằng các khái
niệm nghiên cứu tương đối dễ hiểu. Kết quả phỏng vấn sâu sẽ làm cơ sở để điều
chỉnh các biến quan sát trong thang đo. Từ đó, giúp tác giả tiến hành xây dựng bảng
câu hỏi chính thức để thu thập dữ liệu định lượng.
Tổng hợp ý kiến sau khi nghiên cứu sơ bộ:
Về đánh giá mức độ quan trọng trong 7 yếu tố tại dàn bài thì kết quả người
được phỏng vấn chọn được thống kê theo Bảng 3.2:
Bảng 3. 2: Kết quả nghiên cứu sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố Số người chọn
Điều kiện môi trường làm việc 14/15
Đào tạo lao động 15/15
Tuyển dụng lao động 15/15
Mối quan hệ với quản lý 13/15
Mối quan hệ với đồng nghiệp 15/15
Chính sách khen thưởng, khuyến
khích lao động
14/15
Sự thỏa mãn trong công việc 14/15
Đồng thời số người được phỏng vấn sâu đề xuất thêm các biến quan sát
như sau:
- Có 5 người đề xuất thêm biến “Chương trình đào tạo, phát triển lao động
trong công ty có chất lượng cao” vào trong yếu tố “Đào tạo lao động”
47
- Có 2 người đề xuất thêm biến “Tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên được
xác định cụ thể rõ ràng và khách quan” vào trong yếu tố “Tuyển dụng”
Ngoài ra còn một số đề xuất khác nhưng tác giả nhận thấy nằm ngoài trọng
tâm của nghiên cứu cũng như vào các trọng tâm yếu tố ảnh hưởng của nghiên cứu
nên tác giả không đưa vào.
Thông qua phỏng vấn trực tiếp và các mô hình nghiên cứu bên trên cho thấy
để đo lường 7 yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH
MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) có 27 biến quan sát được tác giả
tổng hợp và có 3 biến quan sát được đưa thêm vào để khảo sát chất lượng nguồn
nhân lực tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec).
Tổng hợp lại có 30 biến quan sát đo lường 07 yếu tố độc lập và 01 yếu tố phụ thuộc
để đo lường ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV
Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec).
Các thang đo sau khi đã được hiệu chỉnh sẽ được mã hóa như sau:
Trong nghiên cứu, Điều kiện môi trường làm việc được đo bởi 4 biến quan
sát, ký hiệu từ DK1 đến DK4.
I - Điều kiện môi trường làm việc MÃ HÓA
- Giờ làm việc hiện tại của công ty là phù hợp DK1
- Tôi được cung cấp đầy đủ thiết bị và công cụ làm việc DK2
- Môi trường làm việc việc an toàn và thoải mái DK3
- Áp lực công việc không quá căng thẳng DK4
Trong nghiên cứu, Đào tạo lao động được đo bởi 3 biến quan sát, ký hiệu từ
DT1 đến DT3.
48
II - Đào tạo lao động MÃ HÓA
- Công ty Anh/chị đầu tư nhiều cho việc xác định nhu cầu
đào tạo
DT1
- Chương trình đào tạo, phát triển lao động trong công ty
có chất lượng cao
DT2
- Người lao động được đào tạo những kiến thức, kỹ năng
cần thiết cho công việc
DT3
Trong nghiên cứu, Tuyển dụng lao động được đo bởi 3 biến quan sát, ký hiệu
từ TD1 đến TD3.
III - Tuyển dụng lao động MÃ HÓA
- Tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên được xác định cụ thể
rõ ràng và khách quan
TD1
- Người được tuyển dụng có đủ phẩm chất, năng lực để
thực hiện công việc
TD2
- Chính sách thu hút, bố trí sử dụng lao động của công ty
hiện nay là hợp lý
TD3
Trong nghiên cứu, Mối quan hệ với quản lý được đo bởi 5 biến quan sát, ký
hiệu từ QH1 đến QH5.
IV - Mối quan hệ với quản lý MÃ HÓA
- Tôi không gặp khó khăn trong việc trao đổi và giao tiếp
với cấp trên.
QH1
- Cấp trên luôn được khuyến khích, hỗ trợ tôi khi cần thiết QH2
- Cấp trên luôn đánh giá cao ý kiến của tôi về kết quả
công việc của tôi để đạt hiệu quả công việc tốt hơn.
QH3
- Nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt đối xử QH4
- Cấp trên là người thân thiện và hòa đồng với mọi người QH5
49
Trong nghiên cứu, Mối quan hệ với đồng nghiệp được đo bởi 3 biến quan
sát, ký hiệu từ DN1 đến DN3.
V - Mối quan hệ với đồng nghiệp MÃ HÓA
- Đồng nghiệp của tôi thân thiện và hòa đồng DN1
- Các đồng nghiệp của tôi luôn sẵn sàng giúp tôi hoàn
thành công việc của mình
DN2
- Đồng nghiệp của tôi đáng tin cậy DN3
Trong nghiên cứu, Chính sách khen thưởng, khuyến khích lao động được đo
bởi 4 biến quan sát, ký hiệu từ CS1 đến CS4.
VI - Chính sách khen thưởng, khuyến khích lao động MÃ HÓA
- Chính sách lương thưởng trả cho người lao động tương
xứng với kết quả công việc
CS1
- Chế độ lương thưởng kích thích sự nỗ lực của nhân viên CS2
- Chế độ đãi ngộ cho người lao động hiện nay ở công ty
rất đa dạng, hấp dẫn
CS3
- Chế độ phúc lợi rõ ràng, công khai minh bạch cho NLĐ CS4
Trong nghiên cứu, Sự thỏa mãn trong công việc được đo bởi 5 biến quan sát,
ký hiệu từ TM1 đến TM5.
VII - Sự thỏa mãn trong công việc MÃ HÓA
- Tôi hài lòng với mức lương và phúc lợi TM1
- Tôi hài lòng với chính sách đào tạo và bổ nhiệm của
công ty
TM2
- Tôi hài lòng về mối quan hệ với người quản lý TM3
- Tôi hài lòng về mối quan hệ với các đồng nghiệp TM4
- Tôi hài lòng về điều kiện làm việc tại công ty TM5
50
Trong nghiên cứu, Chất lượng nguồn nhân lực được đo bởi 3 biến quan sát,
ký hiệu từ CL1 đến CL3.
VIII - Chất lượng nguồn nhân lực MÃ HÓA
- Tôi đánh giá cao thể lực của nhân viên tại công ty CL1
- Tôi đánh giá cao về trình độ văn hóa, đạo đức của nhân
việc tại công ty
CL2
- Tôi đánh giá cao về trình độ chuyên môn của nhân viên
tại công ty
CL3
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi
Dựa trên các thang đo đã xây dựng, tác giả xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn
thử nhằm điều chỉnh những câu hỏi chưa rõ nghĩa, sự phù hợp của từ ngữ sử dụng.
Bảng hỏi hoàn chỉnh được trình bày ở Phụ lục 1.
3.5. Thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu được tiến hành bằng cách tiếp cận phát phiếu điều tra
cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam
(Skypec) và thực hiện phỏng vấn trực tiếp họ về các vấn đề liên quan đến yếu tố ảnh
hưởng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không
Việt Nam (Skypec) thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước.
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất,
trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp
thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các đối tượng mà
họ có thể tiếp cận được. Ưu điểm phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên
cứu và thường sử dụng khi thường bị giới hạn về thời gian hoặc chi phí. Tuy nhiên,
phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số do lấy mẫu.
Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong
nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Hair & ctg (1998) thì kích
51
thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, Hoetler (1983) cho rằng kích thước mẫu
tới hạn phải là 200. Tác giả đã phát ra 200 bảng câu hỏi.
Sau khi khảo sát với 200 phiếu phát ra, sau khi tổng hợp số liệu thì kết quả
thu được 182 phiếu hợp lệ và đầy đủ thông tin. Do đó, mẫu nghiên cứu chính thức
trong nghiên cứu này là 182 mẫu. Với cỡ mẫu này đã đủ đảm bảo độ tin cậy khi
phân tích EFA và phân tích hồi quy.
Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tương ứng với 1
hoàn toàn không đồng ý, 2 không đồng ý, 3 bình thường, 4 đồng ý và 5 hoàn toàn
rất đồng ý.
3.6. Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Trình tự tiến hành tổng hợp và phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông
tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu
bằng phần mềm SPSS 20.
- Bước 2: Tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.
- Bước 3: Đánh giá mức độ tin cậy, tiến hành đánh giá thang đo bằng phân
tích Cronbach’s Alpha.
- Bước 4: Phân tích thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.
- Bước 5: Phân tích hồi quy tuyến tính bội: thực hiện phân tích hồi quy bội
và kiểm định các giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa 5%.
Phân tích dữ liệu dựa trên các biến nhân khẩu để phân tích sự khác biệt giữa
các nhóm như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
- Đánh giá độ tin cậy thang đo:
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Hệ
số Cronbach Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao. Sử dụng phương pháp hệ số tin
cậy Cronbach Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến
không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả. Hệ số tin cậy Cronbach
52
Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không
chỉ ra các biến nào cần loại bỏ đi và các biến nào cần giữ lại nên việc kết hợp sử
dụng hệ số tương quan biến để loại ra những biến không gây ra tác động nhiều cho
khái niệm cần nghiên cứu.
Các tiêu chí để đánh giá độ tin cậy thang đo:
+ Hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là
sử dụng được, từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm,
hoàn cảnh nghiên cứu mới. Trong nghiên cứu này tác gải chọn độ tin cậy Cronbach
Alpha có thang đo lớn hơn hoặc bằng 0.6
+ Hệ số tương quan biến tổng: các biến quan sát có tương quan biến tổng
nhỏ hơn 0.3 được xem là biến không quan trọng thì sẽ được loại ra và thang đo
được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu.
Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Phân tích nhân tố khám phá là một nhóm các thủ tục, phương pháp phân tích
thống kê được sử dụng để thu nhỏ và rút gọn một tập dữ liệu gồm nhiều biến quan
sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập các nhân tố ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn
nhưng vẫn chứa đựng được hầu hết nội dung thông tin của nhân tố ban đầu.
Phương pháp thực hiện: Sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal
Components với phép xoay Varimax để cho ra ma trận nhân tố đã xoay, từ đó xác
định được số lượng nhân tố đã trích ra cũng như số lượng các biến quan sát ban đầu
thuộc về các nhân tố.
Tiêu chuẩn đánh giá thì theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng
(2008) gồm có các tiêu chuẩn sau:
+ Chỉ số KMO: là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố khám phá. Chỉ số KMO nằm từ 0.5 đến 1 điều kiện đủ để đánh giá phương
pháp phân tích nhân tố là thích hợp.
+ Kiểm định Bartlett: xem xát giả thuyết các biến không có tương quan trong
tổng thể, nếu kiểm định cho mức ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì có thể kết luận
53
các biến có tương quan với nhau trong tổng thể, việc phân tích nhân tố là phù hợp
đối với dữ liệu đang xét.
+ Eigenvalue: là phần đại diện cho biến thiên được giải thích bởi mỗi
nhân tố. Chỉ mỗi nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô
hình phân tích.
+ Hệ số phương sai trích: phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi
các nhân tố. Phương sai trích cần đạt mức tiêu chuẩn từ 50% trở lên để phần trăm sự
biến thiến của các nhân tố có thể giải thích được phần trăm sự biến thiên của các
biến quan sát.
+ Hệ số tải nhân tố: là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ
số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.4 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của
phân tích nhân tố khám phá.
+ Nhân số: ta thấy hệ số tải nhân tố của các nhân tố bằng cách lấy trung bình
cộng của các biến quan sát thuộc nhân tố để tiến hành thực hiện phân tích tiếp theo.
- Phân tích hồi quy tuyến tính bội:
Phân tích hồi quy tuyến tính bội để bi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_chat_luong_nguon_nhan_luc_tai_cong_ty_tnhh.pdf