MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 5
7. Kết cấu luận văn. 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ . 7
1.1. Khái quát về công chức cấp xã. 7
1.1.1. Khái niệm công chức, công chức cấp xã. 7
1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã . 8
1.1.3. Nhiệm vụ của công chức cấp xã. 10
1.2. Khái quát chung về đánh giá công chức cấp xã. 14
1.2.1. Khái niệm đánh giá công chức cấp xã. 14
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá công chức cấp xã. 15
1.2.3. Các nguyên tắc đánh giá công chức. 17
1.2.4. Chủ thể và khách thể đánh giá công chức cấp xã . 20
1.3. Nội dung, tiêu chí, phương pháp và quy trình đánh giá công chức cấp
xã . 22
1.3.1. Nội dung đánh giá . 22
1.3.2. Tiêu chí đánh giá công chức cấp xã . 24
1.3.3. Phương pháp đánh giá . 27
1.3.4. Quy trình đánh giá công chức cấp xã. 32
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá công chức cấp xã . 33
1.4.1. Yếu tố khách quan. 33
1.4.2. Yếu tố chủ quan. 34
1.5. Kinh nghiệm đánh giá công chức cấp xã của một số địa phương áp
dụng cho huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 35
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công chức cấp xã tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bộ, công chức, viên chức. Nhìn chung, các văn bản trên đã
tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản để đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả,
đúng mục đích công tác đánh giá cán bộ, công chức. Sau đó Phòng Nội vụ
huyện tham mƣu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành văn bản hƣớng dẫn cụ
thể, chi tiết về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Qua khảo sát công chức cấp xã có 47/100 (47%) ý kiến cho rằng kết quả
đánh giá công chức cấp xã hiện nay là trung thực, khách quan phản ánh đúng
thực tế. Nhƣ vậy, thực tế cho thấy, khi có hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết cho việc
đánh giá từng chức danh công chức, riêng từng cơ sở thì công tác đánh giá
công chức đạt đƣợc kết quả tích cực. Hiện nay Luật Tổ chức chính quyền địa
phƣơng 2015 đã đi vào thực tiễn, đã phân định rõ chính quyền đô thị và chính
quyền nông thôn, các văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh hiện đã có quy định
43
cụ thể về chức trách, tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức cấp xã. Qua khảo
sát về sự phù hợp của các văn bản hƣớng dẫn đánh giá cán bộ, công chức cấp
xã hàng năm của Sở Nội vụ và UBND huyện thì có đến 86/100 (86%) ý kiến
của công chức cấp xã cho rằng phù hợp. Trong đó có 14/100 (14%) ý kiến
của lãnh đạo cấp xã cho rằng văn bản hƣớng dẫn đánh giá cán bộ, công chức
cấp xã hàng năm là phù hợp và rất phù hợp.
2.3. Thực trạng số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã của huyện Vĩnh Bảo
2.3.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
* Số lượng công chức xã theo vị trí công việc
Số lƣợng công chức chuyên môn cấp xã theo vị trí công tác từ năm
2015-2019 thể hiện tại bảng 2.1
Bảng 2.1. Số lƣợng công chức chuyên môn cấp xã theo vị trí công tác từ
năm 2015 - 2019
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
TT Chức danh đảm nhiệm 2015 2016 2017 2018 2019
1 Trƣởng công an 26 27 27 27 27
2 Chỉ huy trƣởng quân sự 29 29 29 29 29
3 Văn phòng - Thống kê 41 42 43 43 43
4 Địa chính - NN -XD &MT 48 48 48 48 48
5 Tài chính - Kế toán 44 44 44 44 44
6 Tƣ pháp - Hộ tịch 39 39 39 39 39
7 Văn hóa - Xã hội 44 44 44 44 44
Tổng 271 272 274 274 274
44
Từ số liệu thống kê tại Bảng 2.1 ta thấy, toàn huyện có 274 công chức
cấp xã, số lƣợng công chức cấp xã cơ bản đầy đủ theo từng vị trí công tác.
Trong đó, một số chức danh có số lƣợng công chức chuyên môn đƣợc phân
bổ nhiều nhƣ Địa chính - NN - XD và Môi trƣờng, Văn phòng - Thống kế,
Tài chính- Kế toán; Văn hóa - XH, các chức danh trên đƣợc phân bổ nhiều
hơn đã phản ảnh đúng thực tế công việc.
Số lƣợng công chức chuyên môn tăng dần và ổn định qua các năm. Năm
2015 số lƣợng công chức chuyên môn là 271 thì đến năm 2019 số lƣợng công
chức chuyên môn là 274. Vị trí công tác có số lƣợng tăng tập trung ở các chức
danh Văn phòng - Thống kê, Địa chính - NN - XD và Môi trƣờng, Tƣ pháp -
Hộ tịch, Văn hóa - XH.
* Số lượng và cơ cấu công chức xã theo giới tính, dân tộc và độ tuổi
Bảng 2.2. Số lƣợng và cơ cấu công chức theo giới tính năm 2019
Chức danh
Số lƣợng
(ngƣời)
Cơ cấu
Nam % Nữ %
1 Trƣởng Công an 27 27 100 - -
2 Chỉ huy trƣởng QS 29 29 100 - -
3 Văn phòng - T.Kê 43 25 58,13 18 41,86
4 Địa chính - XD - NN và MT 48 40 83,33 8 16,66
5 Tài chính - Kế toán 44 18 40,90 26 59,09
6 Tƣ pháp - Hộ tịch 39 27 69,23 12 30,76
7 Văn hóa - Xã hội 44 31 70.45 13 29,54
Tổng số 274 197 71,89 77 28,10
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
Bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ công chức chuyên môn nam cao hơn nữ; cụ thể
có 197 công chức nam, chiếm tỷ lệ 71,89%; công chức nữ có 77 ngƣời chiếm
45
tỷ lệ 28,10% trong tổng số công chức hiện có. Chức danh có sự tham gia của
nữ giới cao nhất là Tài chính- Kế toán chiếm 59,09%, bên cạnh đó một số
chức danh do có sự đặc thù nên chỉ có nam giới đảm nhận nhƣ chức danh
Công an, Quân sự. Do đó, đây là một tỷ lệ hợp lý đảm bảo hài hòa cho giới
tính cũng nhƣ công việc chuyên môn cho từng đối tƣợng cụ thể.
* Số lượng và cơ cấu công chức xã theo dân tộc và độ tuổi
Bảng 2.3. Số lƣợng và cơ cấu công chức theo dân tộc năm 2019
Chức danh
Số lƣợng
(ngƣời)
Cơ cấu
Kinh %
Dân
tộc
khác %
1 Trƣởng Công an 27 27 100 - -
2 Chỉ huy trƣởng QS 29 29 100 - -
3 Văn phòng - T.Kê 43 43 100 - -
4 Địa chính - XD - NN và MT 48 48 100 - -
5 Tài chính - Kế toán 44 44 100 - -
6 Tƣ pháp - Hộ tịch 39 39 100 - -
7 Văn hóa - Xã hội 44 44 100 - -
Tổng số 274 274 100 - -
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
Số liệu thống kê bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ công chức chuyên môn dân tộc
thiểu số chiếm tỷ lệ lớn là dân tộc Kinh. Đội ngũ công chức cấp xã có cơ cấu
tƣơng ứng với thành phần và số lƣợng dân cƣ các DTTS trên địa bàn, mang
đậm nét tâm lý, văn hóa truyền thống, gắn bó và có uy tín với cộng đồng,
nhƣng vẫn không bị tác động bởi những tập quán lạc hậu, tiêu cực trong quá
trình thực thi nhiệm vụ; công tác trên địa bàn phức tạp, chịu sức ép từ nhiều
phía (điều kiện sống; các thế lực thù địch; tập quán dân tộc; các mâu thuẫn
xã hội...).
46
Bảng 2.4. Thực trạng công chức chuyên môn phân theo độ tuổi năm 2019
TT Độ tuổi
Số lƣợng công chức
(ngƣời)
Tỷ lệ
%
1 Dƣới 30 tuổi 18 6,56
2 31<tuổi<=45 124 45,25
3 46<tuổi<=60 132 48,17
4 Trên 60 tuổi 0 0
Tổng số 274 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
Từ số liệu Bảng 2.4 ta thấy, đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện độ
tuổi 46<tuổi<=60 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 48,17% và thứ hai là độ tuổi từ
31<tuổi<=45 có tổng số 124 ngƣời chiếm tỷ lệ 45,25%, còn lại là độ tuổi dƣới
30 tuổi chiếm tỷ lệ 6,56% và độ tuổi trên 60 tuổi là 0%. Điều đó cho thấy cơ
cấu về độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã cơ bản hợp lý, vừa đảm bảo tính
cơ cấu vừa đảm bảo đƣợc yêu cầu công việc vừa có tính kế thừa.
2.3.2. Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, về trình độ chuyên môn của đội
ngũ công chức chuyên môn cấp xã của huyện Vĩnh Bảo đã đƣợc nâng cao
đáng kể. Đến năm 2019, không có công chức có trình độ chuyên môn sơ cấp,
Trung cấp chuyên nghiệp chiếm 36,86%, Cao đẳng chiếm 2,18%, Đại học
chiếm 59,48%., sau đại học chiếm 0,72%. Tỷ lệ công chức có trình độ trung
cấp còn cao là do hệ quả trƣớc đây để lại, một số chức danh bán chuyên trách,
hợp đồng nên ƣu tiên tuyển dụng một số đối tƣợng con em địa phƣơng không
có chuyên môn, nghiệp vụ. Kể từ khi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ra đời bổ
sung thêm một số chức danh công chức chuyên môn nên ƣu tiên xét tuyển
dụng các đối tƣợng này vào biên chế. Sau đó đội ngũ công chức này mới đi
học các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
47
2.3.2.1. Về năng lực chuyên môn
Bảng 2.5. Thực trạng công chức theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
năm 2019
TT Chức danh
Số lƣợng
(ngƣời)
Cơ cấu
T
ru
n
g
cấ
p
C
ao
đ
ẳn
g
Đ
ại
h
ọ
c
S
au
Đ
ại
h
ọ
c
1 Trƣởng Công an 27 17 - 10 -
2 Chỉ huy trƣởng QS 29 17 2 10 -
3 Văn phòng - T.Kê 43 18 3 22 -
4 Địa chính - XD - NN và MT 48 13 1 32 2
5 Tài chính - Kế toán 44 7 - 37 -
6 Tƣ pháp - Hộ tịch 39 7 - 32 -
7 Văn hóa - Xã hội 44 22 - 20 2
Tổng số 274 101 6 163 4
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
So với tiêu chuẩn quy định: Đến thời điểm 2019, theo quy định tiêu
chuẩn tại Thông tƣ số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hƣớng dẫn về chức
trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phƣờng, thị
trấn và 2605/2015/QĐ-UBND về tiêu chuẩn công chức xã, phƣờng, thị trấn
ủa Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành quy định tiêu chuẩn cán
bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn Thành phố thì số lƣợng công
chức chuyên môn cấp xã đều đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo
quy định.
Bên cạnh đó cán bộ công chức có trình độ chuyên môn sau đại học đến
năm 2019 là 1,45% đó là một điểm rất tích cực của công chức cấp xã tại
huyện Vĩnh Bảo. Để ngày càng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, đòi
hỏi phải có sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện, sự quan tâm
48
hỗ trợ của tỉnh, và sự phấn đấu cố gắng của cán bộ công chức cấp xã trong
việc học tập bồi dƣỡng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền hành chính
cơ sở, của sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
2.3.2.2. Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin
học, đạo đức, lối sống
Bảng 2.6. Thực trạng công chức đạt chuẩn theo trình độ lý luận chính trị,
ngoại ngữ, tin học năm 2019
TT Tiêu chuẩn
2017 2018 2019
Số Tỷ lệ
(%)
Số Tỷ lệ
(%)
Số Tỷ lệ
(%) lƣợng lƣợng lƣợng
1 Lý luận chính trị 140 51,45 141 51,45 145 52,91
2 Quản lý nhà nƣớc 95 34,67 107 39,05 110 40,14
3 Ngoại ngữ 198 72,26 201 73,35 206 75,18
4 Tin học 237 86,49 240 87,59 242 88,32
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
Với số liệu Bảng 2.6, tỷ lệ công chức có trình độ lý luận đạt chuẩn (từ
sơ cấp trở lên) từ năm 2017 đến năm 2019 chiếm khoảng 52,91% tổng số
công chức xã. Đối tƣợng chủ yếu đƣợc cử đi đào tạo là những ngƣời công
chức quan trọng, nằm trong quy hoạch trở thành cán bộ chủ chốt ở địa
phƣơng nhƣ trƣởng công an xã, tài chính - kế toán, văn phòng - thống
kê...Tỷ lệ công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nƣớc vẫn chƣa cao,
trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019 tỷ lệ này dao động từ 34% đến 40%,
số lƣợng công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nƣớc trong giai đoạn
này là 110 công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nƣớc. Việc bồi
dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc rất quan trọng đối với đội ngũ công chức,
bởi vì sau khi đƣợc tuyển dụng vào công chức thì công chức phải trải qua
lớp bồi dƣỡng kỹ năng quản lý nhà nƣớc để làm quen với công việc sẽ đảm
nhiệm trong cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng, đồng thời tích lũy các kỹ năng
để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính.
49
Bên cạnh đó, số lƣợng công chức đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học tăng
qua các năm từ năm 2017 đến năm 2019. Số lƣợng công chức đạt chuẩn về
ngoại ngữ năm 2017 là 198 thì đến năm 2019 con số này 206 tăng thêm 6
công chức đạt chuẩn ngoại ngữ. Tuy nhiên tỷ lệ công chức đạt chuẩn về ngoại
ngữ chỉ chiếm 75,18% tổng số công chức xã, chủ yếu số lƣợng tăng thêm là
những công chức xã đƣợc tuyển dụng mới theo Quyết định số 2168/
QĐUB/2013 Về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã,việc
Ban hành Quy chế tuyển dụng công chức, xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn
Thành phố Hải Phòng và chính sách hỗ trợ với công chức xã chƣa đạt chuẩn.
Tỷ lệ này còn thấp một phần do tính chất công việc ít sử dụng ngoại ngữ. Số
lƣợng công chức đạt chuẩn về tin học năm 2017 là 237 thì đến năm 2019 con
số này là 241 chiếm tỷ lệ 87,95%. Sự tăng lên về số lƣợng cán bộ công chức
đạt chuẩn về tin học giúp đáp ứng đƣợc nhu cầu trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nƣớc.
- Về phẩm chất chính trị, với 247 ngƣời vào Đảng chiếm tỷ lệ 90,15%
với ngƣời chƣa vào Đảng là 27 chiếm tỷ lệ 9,85%. Đây là một tỷ lệ cao, các
công chức đã nỗ lực, rèn luyện, công tác cũng nhƣ sự nhận thức, giác ngộ lý
tƣởng cách mạng đúng đắn của đội ngũ công chức xã, góp phần thực hiện
thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng và của Nhà nƣớc giao cho.
Bảng 2.7. Thực trạng công chức là đảng viên năm 2019
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
TT Đối tƣợng
Số lƣợng công chức
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
1 Đảng viên 247 90,15
2 Chƣa vào Đảng 27 9,85
Tổng số 274 100
50
- Về đạo đức lối sống: đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là một trong
những lực lƣợng nòng cốt của chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, yêu cầu của
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt.
Điều này đƣợc thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ, nhiệt
tình với công việc, tận tụy với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật công tác
tốt. Ngƣời cán bộ cần phải trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với
nhân dân và đƣợc nhân dân tín nhiệm.
2.3.2.3. Về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, phân loại công chức từ năm 2017-2019
Năm
Mức độ phân loại đánh giá
Hoàn thành
xuất sắc nhiệm
vụ
Hoàn thành
tốt nhiệm vụ
Hoàn thành/hoàn
thành nhiệm vụ
nhƣng còn
hạn chế về năng lực
Không hoàn
Thành nhiệm
vụ
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
2017 130 47,44 140 51,09 3 1,09 1 0,36
2018 137 50,0 135 49,27 2 0,72 0 0
2019 147 53,64 126 45,98 1 0,37 0 0
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
Tại Bảng 2.8 với số liệu là 53,64 % là kết quả phân loại, đánh giá của
các xã đội ngũ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 2017 đến năm
2019, do thực hiện Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của Chính
phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thì một trong những
tiêu chí để xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là phải có ít nhất 01 công
trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến đƣợc áp dụng có hiệu quả trong
hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc cấp có thẩm quyền công
nhận. Do đó, sau 02 năm thực hiện Nghị đinh trên số lƣợng công chức công
51
chức đƣợc đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng lên từ năm
2017 đến 2019 do có công trình khoa học hoặc sáng kiến. Số công chức đƣợc
đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2019 là 126 ngƣời; hoàn thành nhiệm
vụ/hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực giảm từ 03 ngƣời
năm 2017 xuống không có ngƣời năm 2019. Tóm lại, chất lƣợng công chức
xã trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo từng bƣớc đƣợc hoàn thiện và kiện toàn; các
chức danh đƣợc sắp xếp ổn định và phát huy tác dụng. Hoạt động quản lý,
điều hành của UBND cấp xã tiến bộ rõ rệt, phục vụ nhân dân ngày càng tốt
hơn, chế độ chính sách đối với công chức cấp xã đƣợc cải thiện từng bƣớc
theo hƣớng đổi mới.
Từ thực trạng chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã của huyện hiện nay,
đặt ra chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ công chức cấp xã trong
những năm tiếp theo để nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ này đáp ứng
đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới. Ngoài việc cấp ủy các cấp quy hoạch cử cán cán
bộ, công chức cấp xã đi học các chƣơng trình về chuyên môn nghiệp vụ, lý
luận chính trị, quản lý nhà nƣớc...thì bản thân đội ngũ công chức cấp xã cần
chủ động và xác định rõ việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt là yếu tố rất
quan trọng.
2.3.2.4. Về kỹ năng của đội ngũ công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
- Năng lực chung
+Năng lực nhận thức, tƣ duy: Đội ngũ cán bộ công chức trẻ dƣới 30 ở
huyện Vĩnh Bảo tuy năng động, nhiệt tình nhƣng thiếu kinh nghiệm thực
tiễn, tinh thần học hỏi chƣa cao nên trong công tác chuyên môn còn nhiều
thiếu sót, xử lý công việc chƣa chính xác, làm mất nhiều thời gian của nhân
dân và cán bộ cấp trên, gây ra nhiều khâu trì trệ. Đội ngũ công chức cấp
huyện trên 50 tuổi thì có nhiều kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên bên
cạnh đó đội ngũ này lại có một sức ì khá lớn, chậm tiếp thu những kiến
thức chuyên môn mới, làm việc một cách máy móc, thiếu sáng tạo, thao tác
52
chậm. Kỹ năng thực hành các phần mềm ngoại ngữ, tin học còn lúng túng
và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Phần lớn cán bộ, công chức này
chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ
nên năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn hạn chế, chƣa có tính
chuyên nghiệp. Năng lực nhận thức, tƣ duy là năng lực hết sức quan trọng
không chỉ đối với công chức cấp xã mà đối với bất kỳ cá nhân nào. Để quá
trình thực thi công vụ có hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi mỗi công chức cấp xã
phải có năng lực nhận thức thể hiện ở khả năng nhận biết nhanh, hiểu sâu
sắc vấn đề, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ, có tƣ duy
logic, biện chứng, giải quyết công việc dựa trên các quy định của pháp luật,
có lòng say mê, hứng thú với công việc. Có năng lực nhận thức, công chức
cấp xã mới hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mƣu, giúp UBND xã tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. Đến nay,
phần lớn độ ngũ công chức cấp xã ở huyện Vĩnh Bảo biết vận dụng kiến
thức chuyên môn đƣợc đào tạo, vận dụng các văn bản, quy định của nhà
nƣớc trong xử lý công việc và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
công việc hàng ngày.
+ Kỹ năng lực lập kế hoạch: Trong QLHCNN ở cấp xã, lập kế hoạch
đóng vai trò rất quan trọng, giúp UBND cấp xã cũng nhƣ công chức cấp xã
xác định chính xác mục tiêu cần đạt đƣợc và cách thức thực hiện để đạt tới
mục tiêu đó. Không có kế hoạch, các hoạt động của UBND cấp xã sẽ diễn ra
một cách ngẫu nhiên, tự phát và các nhà quản lý sẽ hành động theo cách ứng
phó với các thay đổi dẫn đến hiệu quả quản lý không cao. Vì trong quá trình
thực thi công vụ, công chức cấp xã thƣờng xuyên phải thực hiện việc lập kế
hoạch, từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết; từ kế hoạch dài hạn đến kế
hoạch ngắn hạn; từ kế hoạch cá nhân đến kế hoạch cho cơ quan, tổ chức Do
đó, năng lực lập kế hoạch là năng lực cần thiết của mỗi công chức cấp xã ở
huyện Vĩnh Bảo.
53
+ Năng lực soạn thảo văn bản QLHCNN: Trong QLHCNN, văn bản là
phƣơng tiện chủ yếu, quan trọng để ghi lại, chuyển tải các quyết định và
thông tin quản lý; là hình thức để cụ thể hóa pháp luật. Do đó, năng lực soạn
thảo văn bản nói chung và văn bản QLHCNN nói riêng là một trong những
yêu cầu quan trọng của công chức cấp xã. Trong quá trình thực thi công vụ,
công chức cấp xã thƣờng xuyên phải soạn thảo nhiều loại văn bản nhƣ thông
báo, tờ trình, báo cáo, công văn, quyết định, chỉ thị Khi soạn thảo văn bản,
công chức cấp xã phải nắm vững và tuân thủ các yêu cầu chung về kỹ thuật
soạn thảo văn bản, đảm bảo yêu cầu về nội dung, bố cục và thể thức.
+ Năng lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ: Trong thực thi công vụ, công
chức cấp xã cần có sự phối hợp, hỗ trợ với các bộ phận và các công chức
khác. Thực tế đã chứng minh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị,
tổ chức trong hoạt động hành chính là điều kiện cần để xây dựng một nền
hành chính nhà nƣớc trong sạch, hiện đại, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực
và hiệu quả.
+ Năng lực xử lý và giải quyết tình huống: trong quá trình QLHCNN ở
địa phƣơng, có rất nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi công chức cấp xã phải có
năng lực xử lý và giải quyết tình huống đảm bảo đúng quy định của pháp luật,
hợp tình hợp lý và đƣợc ngƣời dân tin tƣởng. Năng lực xử lý tình huống của
công chức cấp xã thể hiện ở khả năng phân tích tình huống; khả năng dự báo,
dự đoán, sử dụng quyền lực trong điều hành, đề ra phƣơng án, giải pháp để
giải quyết tình huống. Để có năng lực xử lý và giải quyết tình huống đòi hỏi
công chức cấp xã phải biết kết hợp sự từng trải trong kinh nghiệm sống, sự
hiểu biết pháp luật và sự khéo léo trong ứng xử.
+ Năng lực giao tiếp, ứng xử: Do đặc điểm của công chức cấp xã vừa là
ngƣời dân, vừa là ngƣời đại diện cho cộng đồng, vừa là ngƣời đại diện cho
Nhà nƣớc nên trong quá trình thực thi công vụ tất yếu nảy sinh những mâu
thuẫn, xung đột chi phối hoạt động công vụ của họ, đặc biệt trong quá trình
54
giải quyết công việc liên quan đến lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích nhà
nƣớc. Có trƣờng hợp vì không kiềm chế đƣợc thái độ mà công chức cấp xã
làm phát sinh mâu thuẫn cá nhân gây ảnh hƣởng đến quá trình thực thi công
vụ. Do đó, năng lực giao tiếp, ứng xử khi giải quyết nhu cầu công việc của
các tổ chức và công dân là một trong những năng lực không thể thiếu đƣợc
của công chức cấp xã.
- Năng lực chuyên môn
Ngoài những năng lực chung, mỗi chức danh công chức cấp xã cần có
năng lực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao. Ví dụ,
năng lực thực thi công vụ của chức danh văn phòng - thống kê, bên cạnh
những năng lực chung cần phải có năng lực chuyên môn, nhƣ các yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng và thái độ mà công chức văn phòng - thống kê xã cần có
để hoàn thành công việc đƣợc giao. Cụ thể nhƣ:
+Về kiến thức: Công chức văn phòng - thống kê cần nắm vững và vận
dụng tốt kiến thức về tài liệu lƣu trữ, công tác lƣu trữ và phông lƣu trữ UBND
xã; kiến thức về nhiệm vụ thống kê, phƣơng pháp thống kê; kiến thức về quản
trị văn phòng UBND xã; nội dung và các yêu cầu về công tác văn thƣ;
+ Về kỹ năng: Đối với nghiệp vụ quản trị văn phòng: xây dựng và tổ
chức thực hiện chƣơng trình công tác của UBND xã, đảm bảo cơ sở vật chất
và trang thiết bị cần thiết của UBND xã; đối với nghiệp vụ văn thƣ: soạn thảo
văn bản, quản lý văn bản đi, đến, kỹ năng quản lý và sử dụng con dấu, kỹ
năng lập hồ sơ; đối với nghiệp vụ thống kê: thu thập và xử lý thông tin, diễn
giải, phân tích thông tin, kỹ năng theo dõi số liệu thống kê bằng hệ thống
bảng, biểu; đối với nghiệp vụ lƣu trữ: phân loại tài liệu lƣu trữ, xác định giá
trị tài liệu lƣu trữ, kỹ năng thống kê tài liệu lƣu trữ, tổ chức khai thác sử dụng
tài liệu lƣu trữ.
+Về tinh thần, thái độ: Công chức văn phòng - thống kê phải có trách
nhiệm giữ bí mật; tác phong làm việc chăm chỉ, cẩn thận, chắc chắn, niềm nở
55
và tôn trọng đồng nghiệpĐể thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, công chức
cấp xã huyện Vĩnh Bảo không ngừng nâng cao năng lực, trong đó, có những
năng lực chung cần có đối với tất cả các chức danh công chức và năng lực
chuyên môn riêng đối với từng chức danh, nhằm góp phần xây dựng bộ máy
hành chính nhà nƣớc ở cơ sở trong sạch, hiện đại, vững mạnh, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả.
Phần lớn đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Vĩnh Bảo có phẩm
chất chính trị, đạo đức các mạng, tinh thần yêu nƣớc sâu sắc, kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chi công
vô tư”, tận tụy phục vụ nhân dân, là “đầy tớ” trung thành của nhân dân, ý
thức đƣợc tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc, nắm vững và chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn,
những việc công chức không đƣợc làm trong khi thực thi công vụ.
2.4. Thực tiễn thực hiện đánh giá công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
2.4.1. Việc quán triệt và thực hiện các quy định hiện hành về đánh giá
công chức cấp xã ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận của đội ngũ cán bộ,
công chức, vì vậy việc quản lý đối tƣợng này không đƣợc tách rời mà phải
đƣợc đặt trong tổng thể cơ chế quản lý, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, phải bám sát và quán
triệt các Nghị quyết và các văn bản của Đảng về chính quyền và cán bộ, công
chức cấp cơ sở, nhƣ: Nghị quyết TW 5 khoá IX về đổi mới và nâng cao chất
lƣợng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phƣờng, thị trấn đã đặt ra nhiệm vụ
“chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính
sách đối với cán bộ cơ sở”; Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội
nghị Trung ƣơng 7 Khóa XI về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ
thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” cũng đã xác định sửa đổi quy định
về cán bộ, công chức cấp xã theo hƣớng từ nhiệm kỳ 2015 - 2020, cán bộ cấp
56
xã hoạt động theo nhiệm kỳ, đƣợc hƣởng chế độ theo quy định của Nhà nƣớc;
hết nhiệm kỳ không đƣợc bầu vào chức danh mới, nếu đủ tiêu chuẩn, điều
kiện thì đƣợc bố trí công tác khác theo quy định, nếu không đủ tiêu chuẩn,
điều kiện thì đƣợc nghỉ công tác, hƣởng chế độ trợ cấp một lần và đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện...; Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
17-4-2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãTrong điều kiện đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế về năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng nhƣ những yếu kém về kỷ luật, kỷ
cƣơng hành chính, về tinh thần và thái độ phục vụ, nhất là những bất cập về
kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn của đội ngũ công chức cơ sở, cần phải
chú trọng tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng
xử lý công việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Vì vậy công tác đánh
giá cán bộ công chức cấp xã tốt góp phần vào việc kiện toàn đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã, gắn liền với việc đồng bộ với việc kiện toàn bộ máy chính
quyền ở cơ sở tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần của Luật tổ chức
chính quyền địa phƣơng năm 2015.
2.4.2. Về thẩm quyền, nội dung, tiêu chí đánh giá
- Về thẩm quyền đánh giá: các chủ thể tham gia vào đánh giá công chức cấp
xã hiện nay chủ yếu gồm: cá nhân, tập thể công chức, ngƣời đứng đầu cơ quan.
+ Một là hàng năm, công chức cấp xã tự đánh giá: Kết quả rèn luyện,
thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và tự xếp loại theo các mức độ hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ (HTXSNV), hoàn thành tốt nhiệm vụ (HTTNV), hoàn thành
nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực (HTNVNCHCVNL), không hoàn
thành nhiệm vụ (KHTNV). Hiện nay 29 xã, 01thị trấn đều triển khai cho công
chức tự đánh giá vào cuối mỗi năm công tác theo hình thức công chức tự viết
phiếu đánh giá công chức theo mẫu và các nội dung tiêu chí đã đƣợc quy
định. Thực tế cho thấy, việc viết phiếu đánh giá công chức nhƣ hiện nay nhìn
57
chung còn hình thức,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_cong_chuc_cap_xa_tai_huyen_vinh_bao_thanh.pdf