LỜI CẢM ƠN.i
MỤC LỤC. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .vi
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .3
1.1. Nước thải bệnh viện.3
1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện.3
1.1.2. Tải lượng nước thải .4
1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện.7
1.2. Xử lý nước thải bệnh viện.12
1.2.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải .12
1.2.2. Hệ thống xử lý nước thải .13
1.2.3. Phương pháp xử lý nước thải.16
1.2.3.1. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới.16
1.2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam.18
1.3. Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải .26
1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường .26
1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam.28
1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường.30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .32
2.1. Đối tượng nghiên cứu.32
2.2. Phương pháp nghiên cứu .33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .36
3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện .36
94 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh
thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ môi trường.
Vậy nên, thay vì thẩm định công nghệ môi trường, các nước trên thế giới có
xu hướng đánh giá công nghệ môi trường. Đánh giá công nghệ môi trường ở các
nước trên thế giới được sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản
xuất công nghệ hoặc người sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà
sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng công nghệ, việc đánh giá công nghệ môi
trường mang tính chất tự nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ môi
tốt nhất, phù hợp nhất trong thực tế.
Với mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV, Hoa Kỳ bắt đầu từ năm
1995, Hàn Quốc bắt đầu từ 1997, Canada bắt đầu từ 1997Hàng năm ở các nước
này đã thực hiện chương trình đánh giá công nghệ môi trường với hàng trăm công
Luận văn thạc sỹ cao học
29
nghệ xử lý chất thải được đánh giá, công nghệ môi trường phù hợp góp phần thúc
đẩy quá trình đổi mới công nghệ, phát triển thị trường [41].
Cụ thể, trung tâm khoa học môi trường Trung Quốc đã tiến hành đánh giá
công nghệ sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc. Kết
quả: Sau khi nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, chất lượng rượu cồn được tăng
lên, giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượngSự ra đời của công nghệ này góp phần
phát triển bền vững ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc.
Ở Việt Nam
Năm 2005, Cục Bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá,
bình chọn các mô hình xử lý chất thải làng nghề, bãi rác và một số ngành công
nghiệp”, trong đó có sản phẩm “Dự thảo quy trình đánh giá công nghệ môi trường”.
Đây là bản dự thảo được xây dựng trên cơ sở tham khảo từ các quy trình của Nhật
Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cùng với cơ sở luật pháp và thực tiễn Việt Nam. Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ “Hoàn thiện quy trình xét chọn, đánh giá và thẩm định
công nghệ môi trường”, Cục Bảo vệ môi trường đã bước đầu đưa ra tiêu chí và
phương pháp đánh giá công nghệ môi trường. Loại hình công nghệ được đề xuất
đánh giá là công nghệ môi trường phù hợp.
Năm 2011, Tổng cục Môi trường đã xây dựng tài liệu kỹ thuật “Hướng dẫn
đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ
xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy”, trong
đó tài liệu này đã đưa ra phần hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của công
nghệ xử lý nước thải, theo đó, lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử
lý nước thải và xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu [20].
Tiến sỹ Lý Ngọc Kính và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phù
hợp của công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến của Viện Công nghệ môi trường tại
3 bệnh viện: bệnh viện A – Thái Nguyên, bệnh viện C - Thái Nguyên và bệnh viện
đa khoa Quỳnh Phụ - Thái Bình. Kết quả đánh giá đưa ra là công nghệ xử lý có chi
phí thấp, phù hợp với khả năng bệnh viện, kết quả đạt được khả quan, đáp ứng được
yêu cầu nước thải bệnh viện sau khi xử lý đưa ra môi trường [9].
Luận văn thạc sỹ cao học
30
1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường
Việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải phù hợp được thực hiện dựa trên
việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề được quan
tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công nghệ
chẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng, tiếp theo đó các yếu tố ảnh
hưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng được quan
tâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp (Singhirunnusorn
& Stenstrom, 2009) [40].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đối
với đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự
(1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế, kỹ
thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng về tổ chức và kỹ thuật, khả thi về
nguồn chi phí và tài chính. Dummade (2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá
tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển và phân loại
chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi
trường và xã hội được xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm
gồm bốn loại như sau: ổn định về kỹ thuật; ổn định về kinh tế; ổn định về môi
trường và ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ
thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể được lựa
chọn và có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên cũng như sự lãng phí rất lớn
nguồn lực kinh tế [29]. Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của
phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài là sử dụng ít
tài nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; hiệu
quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô
khác; đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng [34].
Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các
tiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của
công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực
tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá và lựa chọn công
Luận văn thạc sỹ cao học
31
nghệ xử lý nước thải phù hợp [20]. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù
hợp với Việt Nam thể hiện ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với Việt Nam
Nhóm tiêu chí Chỉ tiêu đánh giá
1. Nhóm tiêu chí
kỹ thuật
- Mức độ tuân thủ các quy định về xả thải (QCVN).
- Các chỉ số so sánh hiệu quả xử lý.
- Độ tin cậy của hệ thống gồm độ tin cậy đối với khả năng vận
hành và độ tin cậy của thiết bị
- Khả năng quản lý hệ thống xử lý: tần suất bảo dưỡng, khả năng
thay thế thiết bị, nguồn nhân lực
- Mức độ tự động hóa, cơ khí hóa. Khả năng vận hành.
- Tuổi thọ của thiết bị.
- Tính sáng tạo, khả năng tự thiết kế, chế tạo hay áp dụng công
nghệ của nước ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Tỷ lệ nội địa hóa: (%) cấu kiện, linh kiện, thiết bị sản xuất
trong nước.
- Khả năng sửa chữa và bảo hành trong nước
2. Nhóm tiêu chí
về kinh tế
- Suất đầu tư
- Chi phí vận hành.
- Chi phí tiêu hao năng lượng.
- Chi phí tiêu hao hóa chất.
3. Nhóm tiêu chí
về môi trường
- Không gây tác động xấu đối với môi trường xung quanh.
- Điều kiện vệ sinh môi trường nội vi.
- Thân thiện với môi trường: mức độ sử dụng hóa chất, chất thải
độc hại. những ảnh hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra:
mùi hôi, tiếng ồn, rung do động cơ từ vận hành
- Mức độ rủi ro đối với môi trường: cháy nổ, tai nạn lao động
4. Nhóm tiêu chí
xã hội
- Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền
- Tác động đến mỹ quan khu vực
- Sự chấp nhận của cộng đồng dân cư
Nguồn: [20,41]
Luận văn thạc sỹ cao học
32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là hệ thống xử lý nước thải, trong đó:
- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của 10 bệnh viện, 10
bệnh viện là các bệnh viện công lập, thuộc tuyến tỉnh và tuyến trung ương nằm
trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh
viện Thanh Nhàn, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản
trung ương, bệnh viện Phổi trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Mắt
trung ương và bệnh viện K.
- Đánh giá tính phù hợp công nghệ: chọn 2 trong số 10 bệnh viện đã điều
tra, có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, có cùng công nghệ xử lý và được
áp dụng phổ biến tại các bệnh viện đã khảo sát. 02 bệnh viện là bệnh viện Phụ sản
Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm trên đường Đê La Thành, Ngọc Khánh, Hà
Nội. Đây là bệnh viện thuộc tuyến tỉnh với chuyên ngành sản khoa. Bệnh viện nằm
trong khu đất có diện tích là 19.557 m2 với lực lượng cán bộ 801 người thuộc 26
khoa phòng khác nhau. Số lượng bệnh nhân nội trú trung bình/ngày khoảng 1200
bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân luôn tăng lên theo từng năm. Số lượng bệnh nhân
đến với bệnh viện ngày càng lớn tạo ra tình trạng quá tải ở tất cả các khoa phòng.
Bệnh viên Việt Đức nằm ở trung tâm Hà Nội, 3 phía giáp các mặt phố Phủ
Doãn, Tràng Thi, Quán Sứ. Bệnh viện thuộc tuyến trung ương với chuyên ngành
ngoại khoa. Bệnh viện có diện tích là 34.569 m2 với lực lượng cán bộ khá đông đảo
1447 người thuộc 41 khoa phòng khác nhau. Số lượng bệnh nhân nội trú khoảng
16.470 bệnh nhân tính trong 5 tháng đầu năm 2012. Với số giường bệnh theo thực tế
là hơn 1000 giường thì tất cả các khoa phòng trong bệnh viện đều quá tải. Thông tin
tổ chức hành chính bệnh viện được minh họa trong bảng 2.1 dưới đây:
Luận văn thạc sỹ cao học
33
Bảng 2.1. Thông tin tổ chức hành chính
Chỉ số Đơn vị
Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội
Bệnh viện
Việt Đức
Tổng số cán bộ công nhân viên CBCNV 801 1447
Số bác sĩ BS 135 280
Số nữ hộ sinh/kỹ thuật viên y NHS/KTVY 245 154
Số hộ lý HL 99 146
Số điều dưỡng viên + y tá ĐDV 198 627
Tổng số khoa phòng K/P 26 41
Số khoa, phòng chuyên môn K/P 19 32
Số khoa phòng chức năng P 7 9
Tổng diện tích mặt bằng m2 19.557 34.569
Tổng số giường bệnh GB 600 1050
Số bệnh nhân nội trú BN 1200 3294
Công suất sử dụng giường bệnh % 150 140
Số BN khám/BS/ngày BN/BS/ngày 1303 2724
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng quan thu thập số liệu:
Thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu theo nội dung, yêu cầu. Các
nội dung thu thập bao gồm:
Nước thải bệnh viện (đặc điểm nước thải bệnh viện, các thông số cơ
bản đánh giá nước thải bệnh viện..).
Các phương pháp, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.
Tài liệu về đánh giá công nghệ môi trường
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu:
- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải: phỏng vấn trực tiếp
cán bộ quản lý và vận hành hệ thống xử lý tại 10 bệnh viện ở Hà Nội.
- Đánh giá công nghệ phù hợp:
Luận văn thạc sỹ cao học
34
+ Tìm hiểu về quy trình công nghệ xử lý, các công đoạn xử lý và vận hành
của hệ thống tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.
+ Lấy mẫu: Tại mỗi bệnh viện để đánh giá công nghệ, mẫu được lấy tại đầu
vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải. Vì lượng nước thải trong ngày không
đều, phụ thuộc vào việc sử dụng nước của nhân viên y tế và bệnh nhân do đó tại
mỗi vị trí lấy mẫu, mỗi mẫu là tổ hợp 3 mẫu lấy tại 3 thời điểm trong ngày (9 giờ
sáng, 1h30 và 5 giờ chiều).
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu
Mẫu được đem về phân tích tại phòng thí nghiệm. Các thông số được phân tích
theo các phương pháp dưới đây:
Độ pH: TCVN 6492:1999: đo bằng máy đo với điện cực thủy tinh.
BOD5: TCVN 6001-1:2008: phương pháp pha loãng và đo oxy hòa tan ngày
thứ nhất và ngày thứ năm.
COD: SMEWW 5220-C: phương pháp đun hồi lưu với hỗn hợp chất oxy hóa
mạnh K2Cr2O7 và H2SO4, chuẩn độ lượng thuốc thử dư.
Chất rắn lơ lửng (SS): TCVN 6625-2000: phương pháp khối lượng, lọc, sấy
mẫu ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi.
Amoni (NH4
+
): TCVN 5988:1995: phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
Nitrat (NO3
-
): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002: phương pháp trắc quang,
sử dụng thuốc thử Disunfophenic.
Photphat (PO4
3-
): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002, phương pháp trắc
quang, sử dụng thuốc thử Sunfomolipdic.
Sunfua (S
2-
): TCVN 4567-88: phương pháp chuẩn độ thể tích dựa theo phép
đo Iot.
Dầu mỡ động thực vật: TCVN 5070:1995: phương pháp khối lượng, mẫu
được chiết tách, cô đặc loại dung môi, cân định lượng.
Tổng coliform: TCVN 6187-2:1996: phương pháp phát hiện và đếm coliform
bằng phương pháp nhiều ống.
Xử lý số liệu
Luận văn thạc sỹ cao học
35
Vẽ biểu đồ, tính toán hiệu suất.
Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ
Phương pháp đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải. Áp dụng
các tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp để đánh giá tính phù hợp của
hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, bao gồm:
- Giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải: công suất, vị trí.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý
- Hiệu suất xử lý của hệ thống
- Chi phí: đầu tư, vận hành, bảo dưỡng
- Đánh giá hệ thống theo các tiêu chí đưa ra: kỹ thuật, kinh tế, môi
trường, xã hội.
- Lượng hóa đánh giá hệ thống xử lý nước thải theo các tiêu chí.
- Đưa ra kết quả đánh giá.
Luận văn thạc sỹ cao học
36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện
Kết quả điều tra tại 10 bệnh viện (3 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến
trung ương) thuộc khu vực địa bàn Hà Nội, 9/10 bệnh viện có xây dựng hệ thống xử
lý nước thải, bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải là bệnh viện Mắt trung
ương. Một số hệ thống xử lý mới xây dựng đi vào hoạt động được vài năm như
bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong khi một số hệ thống xử lý
nước thải được hoạt động đã lâu như bệnh viện Bạch Mai hay bệnh viện Phổi trung
ương. Một số thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải được nêu
trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải
TT Tên bệnh viện Loại bệnh viện
Số
giường
bệnh
Công
suất sử
dụng
giường
bệnh
(%)
Có hệ
thống
xử lý
nước
thải
Năm
xây
dựng
HTXL
nước
thải
1 Bệnh viện Bạch Mai
Đa khoa
trung ương
1900 159 Có 1996
2 Bệnh viện Xanh Pon Đa khoa tỉnh 570 137 Có 2007
3 Bệnh viện Thanh Nhàn Đa khoa tỉnh 540 131 Có 2006
4 BV Hữu Nghị
Đa khoa
trung ương
480 114 Có 2000
5 Bệnh viện Việt Đức
Chuyên khoa
trung ương
1050 140 Có 2008
6
Bệnh viện Phụ sản Trung
Ương
Chuyên khoa
trung ương
560 171 Có 2007
7
Bệnh viện Phổi trung
ương
Chuyên khoa
trung ương
500 108 Có 1997
8
Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội
Chuyên khoa tỉnh 600 150 Có 2009
9
Bệnh viện Mắt Trung
Ương
Chuyên khoa
trung ương
450 86 Không -
10 Bệnh viện K
Chuyên khoa
trung ương
400 300 Có 2005
Luận văn thạc sỹ cao học
37
Hệ thống nước thải tại các bệnh viện đều hoạt động nhưng có hệ thống xử lý
nước thải hiện nay nước thải chỉ được bơm hoặc chảy qua trạm xử lý. Nguyên nhân
bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng đã quá cũ nên hư hỏng nhiều, không
có kinh phí để vận hành hoặc không quan tâm sửa chữa, bảo dưỡng nên không hoạt
động được. Bên cạnh đó, với hầu hết các bệnh viện trong tình trạng quá tải bệnh
nhân, ngoại trừ bệnh viện Mắt trung ương không bị quá tải (công suất sử dụng
giường bệnh là 86%), các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải bệnh nhân với công
suất sử dụng giường bệnh thường xuyên lên đến khoảng 130 - 150%, thậm chí đến
300% như bệnh viện K dẫn đến sự gia tăng lưu lượng nước thải một cách đáng kể,
một số hệ thống xử lý có công suất thiết kế không đáp ứng lượng nước thải ra làm
cho hệ thống hoạt động không đều.
Các bệnh viện đều xây dựng hệ thống thu gom tách riêng lượng nước mưa và
nước thải, chỉ riêng bệnh viện K chưa có đường nước thải y tế tách riêng với nước
mưa. Việc thu gom tách riêng lượng nước thải y tế với nước bề mặt, nước mưa giúp
giảm chi phí cho xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống không
phải làm việc quá tải. Lưu lượng thải nước từ các bệnh viện khác nhau, thay đổi từ
220 m
3/ngày đêm (bệnh viện K) đến 1050 m3/ngày đêm tùy thuộc vào loại bệnh
viện, số giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, lưu lượng nước thải cao nhất
là bệnh viện Bạch Mai (1050 m3/ngày đêm). Qua khảo sát tại 10 bệnh viện, thấy
rằng có 1 bệnh viện (10%) không có hệ thống xử lý nước thải, 2 bệnh viện (20%)
áp dụng xử lý bằng bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten, 10% (1 bệnh viện) xử
lý bằng công nghệ lọc sinh học vi sinh bám dính hiếu khí, 60% (6 bệnh viện) áp
dụng phương pháp xử lý aeroten kết hợp lọc sinh học (công nghệ thiết bị hợp khối).
Một số thông tin về nước thải và hệ thống xử lý được nêu trong bảng 3.2.
Luận văn thạc sỹ cao học
38
Bảng 3.2. Đặc điểm các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khảo sát
TT Tên bệnh viện
Hệ thống
thu gom
nước thải
Hệ thống
xử lý
nước thải
Lưu lượng
nước thải
(m
3
/ngày
đêm)
Công nghệ
xử lý
Công suất
xử lý đã
thiết kế
(m
3
/ngày
đêm)
1 Bệnh viện Bạch Mai
Tách nước
mưa
Có
hoạt động
1050 Aeroten 800
2 Bệnh viện Xanh Pon
Tách nước
mưa
Có
hoạt động
320
Aeroten kết hợp
lọc sinh học
600
3
Bệnh viện Thanh
Nhàn
Tách nước
mưa
Có
hoạt động
300
Aeroten kết hợp
lọc sinh học
600
4 Bệnh viện Hữu Nghị
Tách nước
mưa
Có
hoạt động
270
Aeroten kết hợp
lọc sinh học
600
5 Bệnh viện Việt Đức
Tách nước
mưa
Có
hoạt động
600
Aeroten kết hợp
lọc sinh học
900
6
Bệnh viện Phụ sản
Trung Ương
Tách nước
mưa
Có
hoạt động
310
Aeroten kết hợp
lọc sinh học
400
7
Bệnh viện Phổi trung
ương
Tách nước
mưa
Có
hoạt động
300 Aeroten 250
8
Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội
Tách nước
mưa
Có
hoạt động
350
Aeroten kết hợp
lọc sinh học
400
9
Bệnh viện Mắt Trung
Ương
Tách nước
mưa
- 250 - -
10 Bệnh viện K Không
Có
hoạt động
Vi sinh bám
hiếu khí
300
Ngô Kim Chi điều tra về hiện trạng các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thì
trong số 61 bệnh viện tại Hà Nội gồm cả bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, bệnh
viện công lập, tư nhân và bệnh viện ngành thì có 36/61 bệnh viện không có hệ xử lý
nước thải, 22 bệnh viện có hệ xử lý nước thải hoạt động, 3 hệ xử lý nước thải không
hoạt động [5].
Điều tra của Từ Hải Bằng về tình trạng xử lý nước thải bệnh viện (2008) cho
thấy trong tổng số 854 bệnh viện trên toàn quốc được khảo sát chỉ có 684 bệnh viện
(80%) có hệ thống cống thoát nước thải, 349 bệnh viện (40%) đã có hệ thống cống
Luận văn thạc sỹ cao học
39
rãnh để tách nước mưa riêng khỏi nước thải bệnh viện, 235 bệnh viện (27%) có hệ
thống xử lý nước thải và chỉ có 216 bệnh viện (25%) hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện có hoạt động. Cũng trong điều tra này, trong số 235 hệ thống xử lý nước thải
có 15,31% xử lý nước thải bằng phương pháp ao sinh học; 9,36% xử lý bằng
phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt; 18,29% xử lý bằng aeroten và 57,02% xử lý
bằng phương pháp kết hợp aeroten và lọc sinh học [3].
3.2. Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện
Việt Đức
3.2.1. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức có công suất 900m3/ngày đêm,
đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2009. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng
trong khuôn viên bệnh viện, được bố trí tại hai vị trí:
Khu xử lý 1 nằm cạnh trạm biến thế điện của bệnh viện:
- Phía Bắc giáp trạm điện của bệnh viện,
- Phía Nam giáp đường nội bộ ra cổng đường Quán Sứ và khoa tim nhi,
- Phía Đông giáp nhà Chống nhiễm khuẩn 2 tầng,
- Phía Tây giáp tường rào phố Quán Sứ;
Khu xử lý 2 nằm trong nhà để xe của cán bộ công nhân viên cạnh phố Quán
Sứ:
- Phía Bắc giáp khoa Chấn thương,
- Phía Nam giáp viện Răng hàm mặt,
- Phía Đông giáp đường nội bộ,
- Phía Tây giáp tường rào phố Quán Sứ.
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội được xây dựng trong
khu vực bệnh viện, một mặt giáp với Đại sứ quán Nga, ba mặt còn lại giáp với
đường đi nội bộ trong bệnh viện, khu cấp nước sạch, khu nhà giặt. Hệ thống xử lý
nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội đi vào hoạt động chính thức từ năm 2010, có
công suất 400m3/ngày đêm.
Luận văn thạc sỹ cao học
40
Hai hệ thống đều được vận hành thường xuyên. Phụ trách quản lý và vận
hành hệ thống xử lý do phòng Hành chính bệnh viện đảm nhiệm. Thời gian đi vào
hoạt động chưa lâu nên các thiết bị hệ thống còn tương đối hoàn chỉnh, chưa bị
hỏng vỡ, chủ yếu là hệ thống ngầm, tuy nhiên, số lượng bệnh nhân ngày càng lớn,
theo đó lượng nước sử dụng ngày càng nhiều, với công suất thiết kế hiện tại, hệ
thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang đứng trước nguy cơ quá tải.
Công nghệ xử lý nước thải của hai bệnh viện này bao gồm các quá trình xử
lý lý- hóa, xử lý sinh học hiếu yếm khí kết hợp với sử dụng chất keo tụ và chế phẩm
vi sinh. Công nghệ xử lý bao gồm các bước chính sau:
- Ổn định lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm của dòng vào tại bể điều hòa và
xử lý sơ bộ. Nước thải được gom liên tục hoặc gián đoạn (tùy thuộc vào lưu lượng
nước thải vào bể gom) lên bể điều hòa và xử lý sơ bộ, bể này có tác dụng ổn định
lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm có trong dòng thải. Xử lý các chất hữu cơ
bằng phương pháp lọc sinh học, oxi hóa vi sinh hiếu khí tạo điều kiện tối ưu để vi
sinh vật phát triển.
- Tiếp theo nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng tháp CN2000,
các hệ thống cung cấp khí mịn lắp cố định dưới đáy bể cung cấp ôxy cho quá trình
phát triển của vi sinh vật. Nước thải sau xử lý được đưa qua bể lắng đứng có đệm
lắng lamen và bổ sung hóa chất keo tụ để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, mảng vi sinh
vật cũng như các dạng chất keo có trong nước thải.
- Phần nước trong được qua bộ phận khử trùng loại bỏ các vi sinh vật có hại
đồng thời khử một phần độ màu. Nước thải sau xử lý được thải thẳng vào hệ thống
thoát nước thành phố.
- Bùn lắng từ bể lắng được hồi lưu về bể xử lý sơ bộ, một phần được bơm vào
bể phân hủy bùn sinh học. Bùn từ bể phân hủy bùn sinh học được bơm hút định kỳ
đem đi xử lý.
- Rác thô tách từ song chắn rác thô được gom vào xe chứa rác đưa đi thải bỏ.
Luận văn thạc sỹ cao học
41
3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Nguyên lý hoạt động
Nước thải từ các khu chữa trị và phòng ban ở bệnh viện: Nước thải được dẫn
vào hố ga thu nước thải sau đó được dẫn sang ngăn thu nước thải. Tại vị trí nước
Luận văn thạc sỹ cao học
42
thải được dẫn vào ngăn thu nước thải có đặt rọ chắn rác để giữ lại các vật thể có
kích thước lớn trước khi đi vào xử lý.
Nước thải từ ngăn thu nước thải được bơm sang bể điều hòa xử lý sơ bộ. Bể
điều hòa xử lý sơ bộ gồm 2 bể được bố trí sát nhau. Nước thải được dẫn từ ngăn thu
nước thải sẽ được dẫn sang bể điều hòa thứ nhất, khi bể này đầy nước thải thì sẽ
chảy qua máng chảy tràn vào bể điều hòa thứ 2. Trong bể điều hòa có bố trí các đệm
vi sinh làm giá thể cho các vi sinh vật tăng trưởng và phát triển. Các vi sinh vật
sống ở càng gần đệm thì khả năng tiếp nhận oxy càng thấp do đó tại đây phát triển
các vi sinh vật thiếu khí và yếm khí chất hữu cơ phát triển. Trong bể điều hòa có lắp
đặt máy sục khí.
Sau đó nước thải được điều hòa sẽ dẫn qua hố bơm rồi được bơm lên thiết bị
xử lý vi sinh CN-2000. Thiết bị xử lý vi sinh CN-2000 là tháp hình trụ thể tích
35m
3. Trong được phân làm 8 ngăn gồm 4 ngăn xử lý yếm khí và 4 ngăn xử lý hiếu
khí. Tại các ngăn xử lý hiếu khí có lắp đặt các dàn phân phối khí nhỏ mịn đục lỗ.
Tại đây, các chất ô nhiễm hòa tan (bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ, dịch bài tiết cơ
thể) và chất hữu cơ lơ lửng kích thước nhỏ và hầu hết các vi sinh vật gây bệnh sẽ
lắng trong bùn thải cùng với lượng lớn vi khuẩn và virut.
Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng lamen. Tại đây nước thải được hòa trộn
với chất trợ lắng PAC (Poly Aluminium Chloride) để nâng cao hiệu suất quá trình
lắng. Trong bể lắng lamen còn bố trí các đệm lắng lamen làm bằng vật liệu PVC.
Trong bể nước thải đi theo chiều từ dưới lên, các bông keo va chạm với bề mặt đệm
và lắng xuống đáy bể. Nước trước khi thải ra môi trường được châm clo để tiêu diệt
các vi sinh vật có khả năng gây bệnh còn lại trong nước thải. Bồn khuấy khử trùng
sử dụng hóa chất khử trùng là nước Javen – 7% Clo.
Bùn, cặn lắng ở thiết bị xử lý sinh học CN-2000 định kỳ được xả. Một phần
được dẫn tuần hoàn trở lại ngăn thu nước thải để cung cấp lượng vi sinh vật cần
thiết đảm bảo cho quá trình xử lý tiếp theo. Phần còn lại được dẫn sang ngăn bùn.
Tại đây, bùn và các cặn lắng sẽ lắng xuống phía dưới và nước trong thu được sẽ
được dẫn tuần hoàn trở lại ngăn thu nước thải
Luận văn thạc sỹ cao học
43
Bùn tại ngăn bùn sẽ được định kỳ nạo vét và đưa đi xử lý bởi chủ vận chuyển
và chủ xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại đã được cấp giấy phép quản lý chất thải
nguy hại có địa bàn hoạt động phù hợp
Nước thải từ nhà giặt: Nước thải được dẫn về ngăn xử lý sơ bộ nước thải nhà
giặt. Ngăn xử lý sơ bộ nước thải nhà giặt cũng gồm 2 ngăn. Tại đây nước được lưu
giữ nhằm tăng thời gian lưu và một phần được phân hủy yếm khí để đảm bảo chất
lượng đầu vào tương đối đồng đều với nước thải từ các phòng ban bệnh viện, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo. Sau đó nước thải được dẫn qua
ngăn thu nước thải và hòa vào với dòng nước thải từ các phòng ban khác của bệnh
viện và được xử lý theo quy trình nêu trên. Nước thải cuối chảy ra nguồn tiếp nhận
là hệ thống thoát nước chung thành phố.
Bệnh viện Việt Đức
Sơ đồ công nghệ
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_35_4186_1870079.pdf