MỤC LỤC
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn.ii
Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế .iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu.iv
Danh mục các sơ đồ.v
Danh mục các bảng.vi
Mục Lục.vii
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU .1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1
2. Mục đích nghiên cứu .1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
4. Phương pháp nghiên cứu .2
PHẦN II:: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐẦU
TƯ XDCB.3
1.1.Khái niệm về đầu tư XDCB.3
1.1.1.Khái niệm chung về đầu tư .3
1.1.2. Khái niệm chung về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng .3
1.2. Các giai đoạn của quá trình đầu tư XDCB .4
1.2.1. Các giai đoạn của dự án đầu tư.4
1.2.2. Phân loại dự án đầu tư .6
1.3.Quan điểm và mục tiêu của chương trình 30a .9
1.3.1.Quan điểm.9
1.3.2. Mục tiêu .9
1.4.Tổng quát về công tác quản lý nguồn vốn giảm nghèo đối với XDCB.11
1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý nguồn vốn giảm nghèo đối với XDCB .11
1.4.2 Công tác quản lý nguồn vốn .11
1.4.3 Những nội dung về nguồn vốn giảm nghèo. 12
1.5. Khung lý thuyết phân tích đánh giá công tác quản lý nguồn vốn giảm nghèo đối với
đầu tư XDCB .12
1.5.1. Tiến độ xây dựng và giải ngân.12
1.5.2. Chất lượng công trình .13
1.5.3. Quy trình quản lý dự án và quy trình chọn thầu.14
1.5.4. Quy trình cấp phát, thanh toán.14
1.5.5. Sự phối hợp giữa các bên liên quan.15
1.6 Kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư xây dựng ở một số nước và một số địa phương trong
nước .16
1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước .16
1.6.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước .21
1.6.3. Những nhận xét rút ra từ kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư xây dựng của các nước và
các tỉnh, thành phố trong nước.25
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN 30A ĐỐI VỚI ĐẦU
TƯ XDCB TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG .27
TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009-2012.27
2.1. Khái quát tổng quan về huyện Đakrông .27
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Đakrông – Tỉnh Quảng Trị.27
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .35
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội .39
2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn 30a đối với đầu tư XDCB tại huyện Đakrông giai đoạn
2009-2012 .43
2.2.1. Tình hình thu - chi NSNN trên địa bàn huyện Đakrông giai đoạn 2009-2012. .43
2.2.2. Chính sách nguồn vốn, phân bổ vốn 30a cho đầu tư XDCB. .44
2.3. Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn 30a đối với đầu tư XDCB tại huyện Đakrông
giai đoạn 2009-2012 .46
2.3.1. Mô tả mẫu khảo sát.46
2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha.48
2.3.3. Kết quả phân tích nhân tố: .49
2.3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn vốn giảm nghèo đối với XDCB.53
2.3.5. Kết quả phân tích hồi quy.56
Trường Đại học Kinh tế Huếix
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ XDCB TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG
ĐẾN NĂM 2020.59
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Đakrông .59
3.1.1 Mục tiêu tổng quát .59
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .59
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nguồn vốn giảm nghèo đối với đầu
tư XDCB tại huyện Đakrông đến năm 2020.61
3.2.1. Về quy trình quản lý dự án và quy trình chọn thầu: .61
3.2.2. Về tiến độ xây dựng và giải ngân: .63
3.2.3. Về cơ chế quản lý chất lượng công trình. .64
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.66
1. Kết luận.66
2. Kiến nghị.67
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .69
PHỤ LỤC .72
PHẢN BIỆN 1
PHẢN BIỆN 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn Giảm nghèo đối với đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng cho thấy: Nhóm đất có nền địa hình gò đồi có quy mô khá lớn (hơn 95% diện
tích đất toàn huyện). Trong nhóm đất này có một số loại đất chất lượng khá tốt (như
Fe, Fj...) thích nghi với các loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao như hồ tiêu, cao
su, cà phê, cây ăn quả,...
Ngoài những nhóm đất đã nêu trên, còn có nhóm đất trên nền địa hình bằng
thấp (phù sa sông suối, đất thung lũng) tuy quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa
quan trọng trong cơ cấu trồng trọt của vùng. Đây là loại đất thuận lợi cho sản xuất
lương thực (lúa nước, ngô), cây thực phẩm (rau, đậu,...).Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
32
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu các loại đất chính huyện Đakrông
Loại đất Ký hiệu Diện tích(ha)
Cơ cấu
(%)
1. Đất phù sa được bồi Pb 2.189,00 1,82
2. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 3.178,00 2,64
3. Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 25.882,00 21,48
4. Đất nâu tím trên đá sét Fe 23.433,00 19,45
5. Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 25.446,00 21,12
6. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 29.726,00 24,67
7. Đất vàng đỏ trên đá Mácma axit Fa 10628,00 8,82
Tổng diện tích điều tra 120.482,00 100,00
Diện tích khác (núi đá, sông suối...) 1.962,64
Tổng diện tích tự nhiên 122.444,64
(Nguồn: số liệu thống kế huyện Đakrông)
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt trong vùng rất phong phú, hệ thống sông suối khá đều, có hai
sông lớn chảy qua: sông Thạch Hản (hay gọi sông Ba Lòng ở phần hạ lưu huyện) và
sông Đakrông.
Hệ thống sông Thạch Hản: Sông Thạch Hản được hợp lưu của hai con sông
chính là sông Đakrông và Rào Quán. Chiều dài chảy qua huyện 38km, qua các xã
Đakrông, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc. Ngoài hợp lưu hai sông nói
trên còn có các suối đổ vào sông Ba Lòng như khe Làng An, khe Vẽ, khe Ba Lòng,
khe Thù Lu...
Hệ thống sông Đakrông: Sông Đakrông được bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn
phía Nam và Đông Nam huyện, chảy qua các xã A Bung, A Ngo, Tà Rụt, Húc
Nghì, Tà Long, Ba Nang và Đakrông với chiều dài 85km. Trong lưu vực sông
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
33
Đakrông có những suối lớn như suối Seam (A Vao), Ra Ngao (A Bung), Ta Sam,
Ba Lệ (Húc Nghì), Rơ Lây...
Ngoài hai hệ thống sông lớn trên, phía Bắc (xã Hướng Hiệp) có suối Khe
Duyên đổ ra sông Trịnh Hin (Cam Lộ) và các ao hồ, suối nhỏ. Tuy nhiên, lưu lượng
nước mùa kiệt của hệ thống khe suối này khá nhỏ.
Nhìn chung nguồn nước trong vùng khá phong phú nhưng có một số hạn chế do
địa hình dốc, lòng sông sâu nên việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt rất khó
khăn, nguồn nước ngầm phân bố sâu đòi hỏi phải đầu tư đáng kể mới có thể khai
thác đưa vào sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm khá phong phú nhưng có một số hạn chế do địa hình dốc,
lòng sông sâu nên việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt rất khó khăn, nguồn nước
ngầm phân bố sâu đòi hỏi phải đầu tư đáng kể mới có thể khai thác đưa vào sử dụng
cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên phía hạ lưu sông Quảng Trị (đoạn chảy qua
Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc) lòng sông rộng, sâu, nhân dân sử dụng vào vận
tải đường sông khá thuận lợi.
- Tài nguyên rừng và thảm thực vật:
Tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng chiếm gần 75% diện tích tự nhiên toàn
huyện, Đakrông là huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp
(khai thác và chế biến lâm sản); đồng thời phát triển trồng rừng (diện tích rừng
chiếm tới 95,5% diện tích đất lâm nghiệp)
Toàn huyện có 92.066,39 ha. Trong rừng tự nhiên có trên 50% là diện tích
rừng phòng hộ, đa phần thảm tự nhiên là rừng nghèo và rừng phục hồi. [29]
Tài nguyên động vật hoang dã: Trên địa bàn huyện có nhiều loại động vật
hoang dã như: lợn rừng, nai, mang, hổ, bò tót, gấu, khỉ, công, trĩ, gà lôi lam Đây
là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá có ý nghĩa lớn về môi trường sinh thái,
khoa học và cả về kinh tế.
Trong những năm trở lại đây, nguồn tài nguyên này có xu hướng giảm mạnh,
nhiều loài thú có xu hướng tuyệt chủng trên địa bàn (gấu, hổ,) cùng với việc tái
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
34
tạo vốn rừng nguồn động vật hoang dã, quý hiếm cũng cần được bảo vệ chặt chẽ vì
đây là nguồn tài nguyên có giá trị cao, khó tái tạo.
- Tài nguyên khoáng sản:
Nguồn tài nguyên khoáng sản quý trên địa bàn huyện Đakrông chủ yếu là
loại khoáng sản thuộc nhóm phi kim loại như vàng ở Avao, Tà Long, Ango, Abung
ở các dạng quặng chính: các đới biến chất nhiệt dịch chồng lên các đới milonit giàu
sulphur và các đai kỹ thuật. Ngoài ra huyện còn có cacsr mỏ khoáng sản khác như:
cát, cuội, sỏi, sét và titan ( hiện đang được thăm dò khai thác trữ lượng).
Mỏ nước khoảng tự nhiên ở xã Đakrông có lưu lượng 1,7l/s, có nhiệt độ bình
quân 53oC, độ PH=7.
- Tài nguyên nhân văn:
Huyện Đakrông có ba dân tộc chủ đạo sinh sống là Pa Kô, Vân Kiều, Kinh;
Trong đó dân tộc Pa Kô và Vân Kiều chiếm trên 80% dân số toàn huyện. Hàng
năm, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc
thiểu số, bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
huyện đã chú trọng đến công tác văn hoá- xã hội. Thực hiện tốt chương trình phát
triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn, công tác định canh định cư, hạn chế di dân
tự do, ổn định sản xuất và đời sống.
Theo thống kê đến 31/12/2012 dân số của huyện là 39.159 người với 8.286
hộ, trung bình 4,73 nhân khẩu/hộ. Số người trong độ tuổi lao động: 20.095 người,
trong đó lao động nữ: 9.405 người chiếm tỷ lệ 46,8 % (Số liệu theo điều tra thống
kê niên giám huyện Đakrông 2010-2012)
- Tài nguyên du lịch: Huyện Đakrông có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc
sắc, núi, rừng, sông, suối, đỉnh đèo, vách đá mà tạo hóa ban tặng hấp dẫn thu hút
được sự chú ý của nhiều người.
+ Đakrông có hệ thống sinh thái rừng đặc trưng có giá trị cao, Khu bảo
tồn thiên nhiên Đakrông là kho tàng động thực vật phong phú, đa dạng và quý
hiếm tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch khám phá. Kết
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
35
hợp với hệ thống sông, suối, hang động tạo nên dấu ấn đặc sắc riêng, một vẽ
đẹp thiên nhiên hoang sơ trong lành ẩn dưới những tên gọi như suối Hinh, Thác
Ồ Ồ, Thác Luồi, Thác Hiên, Thác Ta Tưng... Động Ngài, Động A Pô Ly
Hông... Sông Đakrông, sông Ba Lòng... luôn gợi đến sự tò mò thu hút của du
khách. Đặc biệt với suối nước nóng Klu, suối nước nóng dưới chân động. Nơi
đây thật sự là những điểm hấp dẫn không chỉ về cảnh quan mà còn về giá trị
nghĩ dưỡng, chắm sóc sức khỏe.
Điểm nổi bật Đakrông có nhiều loại đặc sản mang tính đặc trưng của địa
phương. Rượu cần, Rượu Đoác, cơm lam, cháo óc, thịch dê, cá suối... thực phẩm sạch
từ bàn tay lao động của cư dân địa phương. Ngoài ra Đakrông có dòng sông Đakrông
suôi dòng Thạch Hãn, có quốc lộ 9, đường mòn Hồ Chí Minh đi qua tạo thuận lợi
những điểm dừng chân lý tưởng cho các tua du lịch khách trong và ngoài nước.
Không chỉ giàu về tiềm năng tự nhiên, thuận lợi về mặt xã hội, Đakrông còn
dồi dào về kho tàng văn hóa phi vật thể của tộc người Vân Kiều, Pa Cô là chủ nhân
của nhiều nhạc cụ như: Cồng Chiêng, Ta Lư, Khèn bè... là nơi hình thành nhiều bản
làng đan lát, dệt thổ cẩm, du khách có thể ghé thăm hoạt động của làng văn hóa du
lich dân tộc Làng Cát, bản Klu, khu danh thắng Đakrông.
Cùng với lễ hội đâm trâu, lễ hội ăn lúa mới, lễ hội A Riêu Ping, lễ hội uống
rượu thề... Đakrông có nhiều di tích lịch sử trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Tiêu biểu như căn cứ địa cách mạng chiến khu Ba Lòng, các điểm vượt đường
Trường Sơn, đồi Ka Va, Kô Ka Lư lịch sử. Đây là những nơi có ý nghĩa truyền
thống cao, rất thuận lợi cho các hoạt động du lịch hướng về cuội nguồn. (nguồn
website dulich.quangtri.gov.vn)
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
2.1.2.1. Nguồn lao động và dân số
Đakrông là một huyện có nhiều dân tộc cùng định cư và canh tác nên đặc
điểm dân số, lao động, việc làm có những nét chính sau:
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
36
Bảng 2.3: Tình hình dân số, lao động của huyện năm 2012.
Chỉ tiêu Số hộ
Số nhân khẩu(người) Số lao động
Tổng số Nữ Tổng số Nữ
A 1 2 3 4 5
Năm 2012 8.286 39.159 19.387 20.095 9.405
Chia theo xã
1. Thị trấn Krongklang 864 3552 1.784 2.085 997
2. Ba Nang 530 3.046 1.506 1.286 583
3. A Vao 529 2.661 1.359 1.099 536
4. A Bung 559 2.471 1.252 1.364 643
5. A Ngo 603 2.857 1.379 1.453 670
6. Tà Rụt 923 4.060 2.065 2.071 1.002
7. Húc Nghì 299 1.519 756 702 320
8. Tà Long 614 3.218 1.578 1.499 721
9. Đakrông 1055 5.045 2.476 2.281 1.072
10. Mò Ó 417 1.789 878 1.018 477
111. Hướng Hiệp 858 4.213 2.027 2.351 1.069
112. Triệu Nguyên 281 1.360 668 860 397
113. Ba Lòng 621 2.772 1.359 1.678 755
114. Hải Phúc 133 596 301 348 163
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đakrông)Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
37
2.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.4. Cơ cấu đất theo từng loại có đến 31/12/2012
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu
Tổng
diện tích
tự nhiên
Trong đó
Sản xuất
nông
nghiệp D
T
n
u
ôi
trồn
g
th
ủy
sản
Đất lâm
nghiệp
Đất
c
hu
y
ên
dù
ng Đất thổ
cư
Đất chưa
sử dụng
khác
A B 1 2 3 4 5 6
Toàn huyện 122.444.64 5.363,41 10,96 92.335,47 856,08 261,5 21.820,19
Chia ra
1. T.T Krôngklang 1841,20 307,16 0,20 1241,38 68,72 30,00 142,00
2. Xã Ba Nang 6503,10 226,49 0,68 4911,08 30,6 14,03 1239,68
3. Xã Avao 7712,70 289,83 1,22 6640,32 17,61 12,36 677,92
4. Xã Abung 14668,10 1092,32 1,15 7442,00 55,56 15,08 5991,74
5. Xã Ango 4938,79 310,08 0,49 2855,88 53,87 19,51 1605,73
6. Xã Tà Rụt 6061,93 599,37 0,58 3859,54 46,13 27,66 1388,73
7. Xã Húc Nghì 13539,90 166,76 0,80 11960,28 24,11 7,15 1229,68
8. Xã Tà Long 18495,40 481,49 2,41 14585,48 61,28 20,27 3074,58
9. Xã Đakrông 10930,20 364,26 0,74 8167,01 64,4 30,15 2032,51
10. Xã Mò Ó 2503,57 299,44 0,47 1724,38 38,68 13,87 375,24
111. Xã Hướng Hiệp 14191,70 428,78 1,96 9506,53 281,4 32,16 3804,6
112.Xã Triệu Nguyên 5311,190 146,51 0 4989,98 54,26 9,77 24,89
113. Xã Ba Lòng 7316,85 524,03 0 6350,74 35,9 17,91 129,38
114. Xã Hải Phúc 8430,10 126,89 0,26 8100,87 23,56 11,58 103,51
(Nguồn: niên giám thống kê huyện Đakrông)
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Đakrông
Huyện Đakrông có đường huyện dài 169,462km. Đến năm 2012 có 14/14 xã
có đường ô tô về đến trung tâm xã với loại đường nhựa thâm nhập. Đường liên thôi,
nội thôn đã và đang được xây dựng ở tất các các xã. Đến nay các xã đã được đầu tư
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
38
lưới điện quốc gia đến trung tâm, người dân ở các xã đặc biệt là các xã Ango, Avao,
Abung đều đã có điện để sử dụng. Các công trình thủy lợi quy mô nhỏ và vừa được
xây dựng, 01 công trình thủy điện Đakrông và 01 công trình thủy điện ở xã Tà Long
đang được gấp rút thực hiện.
Cấp nước sinh hoạt: Huyện có 01 nhà máy nước ở thị trấn Krông Klang
(công suất 3000m3/ngày đêm), cung cấp nước sạch chủ yếu cho các cơ quan, hộ gia
đình ở khu vực thị trấn.
Nước sinh hoạt: Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng số 60 công trình cấp
nước sinh hoạt, trong đó: có 33 công trình đang sử dụng (tuy nhiên phần lớn các
công trình bị bồi lấp đập đầu nguồn, các bể chứa tập trung hầu hết bị hỏng các van
đóng mở do đó làm giảm công năng sử dụng), 27 công trình đã bị hư hỏng không
còn sử dụng.
Bệnh viện, trạm xá: Huyện có 01 bệnh viện đa khoa tại thị trấn KrôngKLang,
01 phòng khám đa khoa khu vực tại trung tâm cụm xã Tà Rụt (TTCX), 14/14 xã có
trạm y tế.
Trường học: Huyện có 45 trường học (mầm non: 15 trường, Tiểu học: 12
trường; Trung học cơ sở: 12 trường, 2 trường phổ thông trung học, 1 trung tâm Giáo
dục thường xuyên, 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp dạy nghề, 01 trung tâm dạy
nghề tổng hợp và 1 trường phổ thông trung học nội trú) với 620 lớp học và 12.178
học sinh, 796 giáo viên.
Chợ: Toàn huyện chỉ có 02 chợ: chợ trung tâm huyện ; TTCX Tà Rụt.
Mạng lưới đô thị: Hệ thống đô thị của huyện gồm 1 thị trấn Krông Klang và
1 thị tứ Tà Rụt.
2.1.2.4. Tình hình kinh tế xã hội
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất (GO) tăng 19,2%
so với năm 2011. Trong đó: Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 27,7%; Công nghiệp –
TTCN - Xây dựng tăng 4,2%; Thương mại - Dịch vụ tăng 21,2 %, Huy động tổng
vốn đầu tư phát triển là 166,123 tỷ đồng, đạt 63,89% kế hoạch, ước tổng thu ngân
sách Nhà nước là 319,855 tỷ đồng. Trong đó: Thu trên địa bàn 7,500 tỷ đồng, đạt
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
39
170,84% kế hoạch huyện phấn đấu. Tổng chi ngân sách địa phương 314,948 tỷ
đồng. Trong đó: Chi đầu tư XDCB tập trung 9,331 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm 6.266,6ha, đạt 99,47% kế hoạch. Trong
đó: Lúa nước 966,5ha, đạt 96,65% kế hoạch.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt 7.633,6 tấn, đạt 109,9% kế hoạch; (tăng
35,7%, tương đương 2.008 tấn so với năm 2011).
- Chăn nuôi: Trâu 5.713 con (103,8% kế hoạch), bò 5.331 con (100,6% kế
hoạch), lợn 8.521 con (85,21% kế hoạch) và gia cầm 52.009 con (94,56% kế hoạch).
- Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng 671,5 tấn (trong đó: Gia súc 602,6 tấn; gia
cầm 68,9 tấn), tăng 216,68 tấn so với năm 2011 (trong đó: Gia súc tăng 230,1 tấn; gia
cầm giảm 13,42 tấn).
- Trồng rừng tập trung 638,7 ha (kế hoạch 800 ha), bằng 79,84% kế hoạch;
6,2 vạn cây phân tán, bằng 31% kế hoạch.
Về văn hóa xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,27% so với năm 2011 (kế hoạch
5,5-6,5%), giảm tỷ suất sinh 0,7 ‰ (kế hoạch 0,7‰), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,77
% (kế hoạch 1,76%), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (theo cân nặng)
27,74% (kế hoạch < 28%), tạo, giải quyết việc làm cho 700 lao động, đạt 100%,
xuất khẩu 14 lao động, đạt 28% kế hoạch.
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 457 lao động, đạt 87,88% kế hoạch.
- Công nhận văn hóa 13 làng, 10 cơ quan, đơn vị (kế hoạch: 15 làng, 15 cơ
quan đơn vị).
- Xây dựng xã đạt chuẩn đạt chuẩn Quốc gia về y tế: 01 xã (kế hoạch 2 xã).
- Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia: 0 trường (kế hoạch 01 trường).
- Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: 4 xã (kế hoạch 8 xã).
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội
2.1.3.1. Những kết quả đạt được
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá; giá trị sản xuất các ngành tăng
so với năm 2011; năng suất các loại cây trồng cao hơn năm trước; công tác thu chi
ngân sách đảm bảo theo chỉ tiêu tỉnh giao và chỉ tiêu huyện phấn đấu.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
40
Quy mô, số lượng và chất lượng ngành giáo dục ngày càng tăng. Công tác y
tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Các hoạt động văn hóa ngày
càng phong phú góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân. Công tác xóa
đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết việc làm được các cấp, các
ngành quan tâm. Việc giảm tỷ lệ hộ nghèo đảm bảo theo kế hoạch đề ra.
Công tác tổ chức cán bộ được đặc biệt quan tâm, các xã được tăng cường đội
ngũ cán bộ có trình độ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định.
2.1.3.2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Nhiều chỉ tiêu chưa đạt so với Nghị quyết đề ra (13/26 chỉ tiêu). Cụ thể:
- Huy động vốn đầu tư phát triển (đạt 63,89% kế hoạch): Vốn chủ yếu là
ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ
có mục tiêu. Kế hoạch năm 2012 Trung ương tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư
công (theo tinh thần Nghị quyết 11/CP của Chính phủ) nên số vốn được giao kế
hoạch đầu tư của tỉnh giảm, kéo theo vốn đầu tư trên địa bàn huyện giảm theo.
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 99,47% kế hoạch. Diện tích lúa nước
đạt 96,65% kế hoạch. Nguyên nhân do một số công trình thủy lợi chưa được đưa
vào sử dụng theo đúng như dự kiến: Thủy lợi Khe Nha Triều xã Triệu Nguyên; Khe
Tà Lang xã Ba Lòng; Khe Luồi xã Mò Ó. Mặt khác, người dân chưa làm tốt công
tác cải tạo đồng ruộng.
- Trồng rừng tập trung đạt 79,84% kế hoạch; trồng cây phân tán đạt 31% kế
hoạch. Nguyên nhân do nguồn đầu tư, hỗ trợ trồng rừng của Dự án đầu tư bảo vệ và
phát triển rừng và rừng do người dân tự đầu tư còn thấp so với kế hoạch.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không đạt so với kế hoạch; tỷ lệ sinh con thứ 3
còn cao (28,5%). Nguyên nhân do một số địa phương còn buông lỏng việc quản lý,
chỉ đạo về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; người dân còn mang nặng tư
tưởng “đông con hơn đông của”, “có nếp có tẻ”.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
Kin
h tế
Hu
ế
41
- Xuất khẩu lao động đạt 14% kế hoạch. Nguyên nhân do thị trường xất khẩu lao
động khó khăn dẫn đến không có công ty môi giới tuyển dụng lao động xuất khẩu.
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 87,88% kế hoạch. Nguyên nhân
do người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nghề, một số
lao động ở xã đăng ký nhưng không tham gia (Mò Ó).
- Công nhận làng văn hóa đạt 86,7% kế hoạch, công nhận đơn vị văn hóa đạt
66,67% kế hoạch. Nguyên nhân do chất lượng làng văn hóa còn nhiều bất cập; một
số làng, đơn vị trường học thiếu quan tâm trong việc xây dựng đời sống văn hóa.
- Xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; xây dựng trường học đạt chuẩn
không đạt theo kế hoạch. Nguyên nhân do trong năm thiếu nguồn lực đầu tư về cơ
sở vật chất, trang thiết bị; công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện chưa quyết
liệt; công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế.
- Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 50% kế hoạch.
Nguyên nhân do tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, phòng học cho trẻ 5 tuổi ở
một số xã còn tạm bợ.
- Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh nông thôn không đạt kế hoạch là do trong năm
một số công trình nước sinh hoạt chưa đưa vào sử dụng như dự kiến, một số công
trình hư hỏng chưa có nguồn để khắc phục, sửa chữa; công tác quản lý, sử dụng của
các địa phương còn hạn chế.
- Thu nhập bình quân đầu người có tăng so với năm trước. Tuy nhiên còn
khoảng cách xa so với bình quân chung của tỉnh.
- Công tác giao đất trồng rừng khó khăn do rừng sản xuất xa dân cư, diện tích
manh mún, địa hình khó khăn. Tiến độ hoàn thành quy hoạch chung xây dựng Nông
thôn mới và xây dựng đề án xây dựng Nông thôn mới còn chậm so với yêu cầu.
- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một số công trình còn kéo dài. Tiến
độ xây dựng và giải ngân một số công trình còn chậm. Các đơn vị quản lý dự án của
huyện còn thiếu công tác kiểm tra giám sát tại hiện trường và đôn đốc tiến độ thi
công của các nhà thầu. Việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, lập hồ sơ đối với các
công trình xây dựng mới còn chậm. Việc bảo quản và sử dụng các công trình sau
đầu tư còn bất cập.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
42
- Ý thức người dân trong việc chấp hành Luật đất đai còn hạn chế, còn xảy ra
tình trạng khiếu nại do ranh giới sử dụng đất.
- Cơ sở vật chất trường lớp học còn thiếu nhiều. Đề án kiên cố hóa trường
lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 thực hiện chưa hoàn thành.
Nhà công vụ tại các xã đã xuống cấp không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của cán bộ
công tác tại các xã miền núi.
- Nhiều hoạt động về văn hóa, kế hoạch hóa gia đình mặc dù được triển khai
rộng rãi trên địa bàn tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao, một số nơi còn mang
tính hình thức; Công tác việc làm một số xã còn thiếu sự quan tâm, lưc lượng lao
động trình độ học vấn còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chủ yếu là
lao động trình độ phổ thông. Việc tìm kiếm thị trường lao động xuất khẩu còn gặp
khó khăn. Việc xóa đói giảm nghèo còn hạn nhiều khó khăn, một số địa phương ỷ
lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo.
- Việc quản lý Nhà nước ở một số cơ sở còn hạn chế. Việc điều hành, xử lý
còn lúng túng, thiếu tính chủ động.
- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở một số nơi còn hạn chế. Tình
trạng khai thác vàng trái phép diễn biến còn phức tạp. Tai nạn giao thông, các vụ
phạm pháp hình sự có xu hướng tăng cao.
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thủy sản, thương mại,
dịch vụ phát triển chưa mạnh, quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, giá trị sản xuất
còn thấp.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn hạn chế và chưa đồng bộ.
- Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện còn khó khăn và thiếu ổn định.
- Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng, việc đổi mới phương
pháp dạy và học còn chậm chưa tiếp cận được miền xuôi.
- Y tế tuy phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân,
tuy nhiên trang thiết bị khám chữa bệnh còn thiếu và yếu, một số trạm y tế đã xuống
cấp. (Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện năm 2012).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn 30a đối với đầu tư XDCB tại huyện
Đakrông giai đoạn 2009-2012
2.2.1. Tình hình thu - chi NSNN trên địa bàn huyện Đakrông giai đoạn 2009-2012.
Bảng 2.5: Báo cáo tình hình thu – chi NSNN qua các năm 2009-2012
ĐVT: triệu đồng
STT Nội dung 2009 2010 2011 2012
I TỔNG THU NSNN 9.734 177.982 296.292 383.913
1 Thu NS cấp huyện 9.734 155.849 264.247 330.255
Trong đó thu trợ cấp cân đối 9.734 141.368 246.365 281.435
2 Thu NS cấp xã - 21.677 31.953 51.523
Trong đó thu trợ cấp cân đối - 20.947 30.092 48.550
II TỔNG CHI 9.807 217.665 312.275 418.236
1 Chi đầu tư phát triển 9.807 39.963 69.076 91.899
Chi đầu tư từ nguồn vốn 30a 6.500 21.850 42.161 36.227
2 Chi thường xuyên - 177.575 243.177 326.334
(Nguồn: báo cáo thu chi NSNN)
Qua Bảng 2.5 thấy rằng, thu ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm
(2009-2012). Tuy nhiên nguồn thu chủ yếu của Huyện là từ trợ cấp cân đối, số thực
thu hàng năm của huyện từ các loại thuế, phí, lệ phí là rất nhỏ, không đủ để đảm
bảo cho các hoạt động hành chính cũng như đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản.
Tổng chi ngân sách nhà nước trong cân đối ước đạt 418.236 triệu đồng, tăng
33% so với thực hiện năm 2011. Ngoài các nhiệm vụ chi cơ bản cho các đơn vị
HCSN, số chi cho đầu tư phát triển cũng tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là trong
năm 2012, tuy nhiên chi đầu tư từ nguồn vốn 30a trong năm 2012 mặc dù có tăng so
với các năm trước nhưng lại giảm so với năm 2011 bởi vì đây đang là thời điểm
phải thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP về thực hiện kiềm chế lạm phát.
Bội chi ngân sách nhà nước ước : 34.323 triệu đồng.
Điều đó chứng tỏ rằng nguồn vốn ngân sách luôn đứng trước một mâu thuẫn
giữa nhu cầu chi tiêu lớn mà khả năng huy động nguồn thu thì chỉ có hạn. Mâu
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
thuẫn này càng trở nên gay gắt hơn với các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Do hệ thống nguồn thu của những nước này vẫn chưa hoàn thiện, chưa chặt
chẽ, còn vấn đề quản lý chi tiêu của ngân sách thì lỏng lẻo, còn nh iều sơ hở gây
nên những khoản thất thoát rất lớn.
2.2.2. Chính sách nguồn vốn, phân bổ vốn 30a cho đầu tư XDCB.
Trong giai đoạn 2009 - 2012, huyện Đakrông huy động một lượng vốn tương
đối lớn cho hoạt động đầu tư xây dựng. Nguồn vốn do huyện Đakrông quản lý tăng
dần qua các năm từ 2009-2011 nhưng lại giảm trong năm 2012.
Bảng 2.6: Tổng quan về lượng vốn giảm nghèo đầu tư cho huyện Đakrông từ
2009-2012
ĐVT:ngàn đồng
STT TÊN CÔNG TRÌNH
KẾ HOẠCH VỐN
ĐƯỢC GIAO
2010 2011 2012
1 Trường tiểu học số II Đakrông 700.000 200.000
2 HT cấp nước sinh hoạt thôn Tà Lao xã Tà Long 1.520.000
3 HT cấp nước sinh hoạt thôn Ngược xã Ba Nang 1.500.000
4
Nâng cấp đường TTCX BaNang nối đường HCM
huyền thoại
500.000 3.000.000
5 Đường giao thông nội thôn Pa Tầng xã Đakrông 470.000
6 Trường THCS Ba Lòng 940.000 740.000
7 Trạm Y tế xã Avao 600.000 1.750.000 145.000
8 Trạm Y tế xã Ango 600.000 1.760.000
9 Đường giao thông nội thôn Sa Ta- A Đu xã Tà Long 600.000 2.960.000
10 Nâng cấp đường thôn Apun xã Tà Rụt 1.200.000 1.400.000 1.550.000
13 Hệ thống thủy lợi Khe Nhông xã Mò Ó 600.000 2.920.000 105.000
14 Đường Rò Ró 2 – Rò ró 1 xã Avao 1.800.000 2.100.000
15 Thủy lợi Tà Lao- Tà Long 1.120.000 3.020.000 128.000
16 Cấp điện Khe Ngài – Đakrông 700.000 2.000.000 500.000
17 Cấp điện thôn Chai xã Tà Long 700.000 1.700.000
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
STT TÊN CÔNG TRÌNH
KẾ HOẠCH VỐN
ĐƯỢC GIAO
2010 2011 2012
18 Cấp điện thôn Klu dưới xã Đakrông 600.000
19 Trường tiểu học Ba Nang 600.000 1.270.000
20 Thủy lợi thôn Tà Lang- Ba Lòng 600.000 4.000.000 2.900.000
21 Đường TTCX đi A Luông – Cợp – Abung 2.500.000 1.430.000 142.000
22 Thủy lợi Chinh Hinh- Hà Bạc – Hướng Hiệp 2.250.000 1.200.000 3.500.000
23 Trường tiểu học Tà Long 500.000 1.090.000
24 Bênh viện đa khoa Đakrông 600.000 500.000 1.500.000
25 HT thủy lợi Asau xã Avao 900.000
26 HT thủy lợi Khe Nha Triều 2.000.000
29 Đường GT TTCX đi Tà Mên 500.000
30 Đường LT Sa Ta- A ĐU 900.000 3.895.000
31 Đường Tà Rẹc- Tà Mên(KM628,46) 860.000 3.376.000
32 Đường rò ró 2-1(KM879,75) 810.000 4.086.000
33 Đường TTCX Abung đến thôn Cợp 900.000 3.928.000
34 Đường GT thôn Tân Trà xã Ba Lòng 1.340.000
35 Trường mầm non thôn Xa Rúc 385.000
36 Trạm y tế Hướng Hiệp 1.787.937
37 Trung tâm dạy nghề tổng hợp 2.200.000 6.444.000
38 Trồng rừng 1.092.700 150.000
39 Trích đo địa chính đất 100.000
40 Khu bán trú dân nuôi THCS Tà Long 1.330.195
41 Khu bán trú dân nuôi PTTH số II Đakrông 3.143.791
Tổng cộng 24.000.000 49.000.000 42.531.923
(Nguồn: Số liệu Kho bạc )
Ngu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_cong_tac_quan_ly_nguon_von_giam_ngheo_doi_voi_dau_tu_xdcb_tai_huyen_dakrong_tinh_quang_tri.pdf