Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

Mở đầu 1

Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

1.1. Một số khái niệm về làng nghề 3

1.2. Tổng quan làng nghề Việt Nam 3

1.2.1. Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam 3

1.2.2. Hiện trạng môi trường làng nghề Việt Nam 7

1.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội 9

1.2.4. Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề tác động đến môi trường 11

1.3. Tổng quan làng nghề Bắc Ninh 13

Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 18

2.1. Đối tượng nghiên cứu 18

2.2. Nội dung nghiên cứu 18

2.3. Phương pháp nghiên cứu 18

2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp 18

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệm 18

2.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất, nước theo TCMT 19

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 21

3.1. Hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 21

3.1.1. Tình hình sản xuất và vấn đề môi trường đất, nước ở làng nghề sắt thép Đa Hội 21

3.1.1.1. Hiện trạng sản xuất 21

3.1.1.2. Hiện trạng môi trường 24

3.1.2. Tình hình sản xuất và vấn đề môi trường đất, nước ở làng nghề đúc nhôm chì Văn Môn 27

3.1.2.1. Hiện trạng sản xuất 27

3.1.2.2. Hiện trạng môi trường 28

 

doc117 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, bột giấy sau nghiền thủy lực được bơm sang bể nghiền đĩa. Tại đây, bột giấy được nghiền lại một lần nữa trở thành dung dịch bột mịn. Tại bể nghiền đĩa, các hoá chất, dung môi và phụ gia được cung cấp vào để đảm bảo yêu cầu và chất lượng của sản phẩm. Từ nghiền thuỷ lực, phục thuộc vào cường độ sản xuất, bột giấy được bơm vào bể chứa để phục vụ sản xuất về sau. Bột giấy sau khi qua nghiền đĩa, được bơm sang bể trộn, bột giấy tồn tại ở dạng huyền phù. Bể trộn hoạt động để đảm bảo độ đồng đều của bột giấy và trộn với một số hoá chất và dung môi trong quá trình sản xuất trước khi chuyển sang bể guồng. Bột giấy được đưa từ bể guồng tới máy seo bằng một guồng nước. Cửa chảy ở cuối kênh dẫn nước có tác dụng điều chỉnh dòng bột giấy đồng thời ngăn lại các mảnh vụn trôi nổi còn lẫn trong nước như băng dính, mảnh nylon Bột giấy được đưa vào bể chứa bột của máy seo giấy. Một lô lưới seo sẽ giữ lại bột giấy trên bề mặt và chuyển tới chăn bắt giấy và đưa nước trở về ở phía dưới lô seo. Chăn bắt giấy này đưa giấy ẩm tới một lô sấy. Giấy dính vào lô sấy và khô đi, được cuốn vào một lô khác. Lô cuối cùng này giữ lại sản phẩm giấy thô đã hoàn thiện (hình 6). Hình 5: Sơ đồ mặt bằng bố trí nhà xưởng và các hợp phần của dây truyền sản xuất giấy tái chế tại làng nghề giấy Phong Khê [9] Bể ngâm tẩy nguyên liệu Bể nghiền đĩa Bể chứa bột Nghiền thuỷ lực Lô sấy hơi nước Bể phân phối Lô Seo Bể thu hồi Lò hơi Bể guồng Máy Seo Bể khuấy trộn Nguyên liệu giấy Bể chứa nước tuần hoàn Kênh chảy tràn Nước thải Nhà kho Cửa chảy Bể rửa chăn Bể thu hồi Bể bột Lô sấy Chăn bắt giấy Lô seo Sản phẩm giấy cuộn Quạt gió Lò hơi Hình 6: Mô hình máy seo giấy tại làng nghề Phong Khê [9] - Sơ đồ qui trình sản xuất giấy Kraft máy nóng Dây truyền sản xuất giấy Kraft máy nóng cần thêm các hạng mục lò hơi để sấy khô sản phẩm, tiêu thụ nguyên liệu than đá và một số hoá chất phụ gia như phèn, nhựa thông, polymer và các nguyên liệu bổ sung như mùn cưa, bột giấy nhập, tinh bột biến đổi Các sản phẩm bao gồm: giấy Kraft loại dày, kraft loại mỏng, giấy bao gói, giấy Kraft hai mặt (giấy Duplex), giấy lót kính, giấy lót vỏ bao ximăng Định mức tiêu hao nguyên liệu đối với các xưởng sản xuất giấy Kraft này là 1,2 tấn nguyên liệu/1 tấn sản phẩm. Tiêu thụ nước cho sản xuất 1 tấn sản phẩm là 20- 25 m3 nước và thải ra một lượng khoảng 10 - 15m3 nước thải/ngày Lượng than đá tiêu thụ cho lò hơi khoảng 400 - 600 kg/ tấn sản phẩm. Lượng rác thải từ các cơ sở này thải ra khoảng 30 – 40 kg/1tấn sản phẩm. Định mức tiêu thụ hoá chất cho 1 tấn sản phẩm như sau: Nhựa thông: 8 – 12 kg Phèn: 45 – 50 kg Tinh bột biến đổi (tăng khả năng liên kết bột) 8 – 12 kg Polyme: 1kg Qui trình sản xuất giấy Kraft máy nóng được thể hiện trên hình 7. Hình 7: Qui trình sản xuất Kraft máy nóng [9] Nguyên liệu Bìa các tông, bao gói, mùn cưa, bột giấy Làm ẩm Nghiền thuỷ lực Nghiền đĩa Bể chứa Bể guồng Máy seo Lò hơi Lò sấy Sản phẩm Bể thu hồi tuần hoàn nước thải Nước Rác thải (băng dính, nilon, keo gáy, ghim, đất cát) Nước Nước thải Tiếng ồn Nước Than Khí thải Xỉ than Hơi nước nóng Bể khuấy Bể pha bột Hoá chất: Nhựa thông, phèn, tinh bột biến đổi, phẩm mầu Nước - Qui trình sản xuất giấy Kraft máy lạnh: Trong dây truyền sản xuất máy lạnh cũng theo qui trình như trên nhưng không có lò hơi để sấy khô sản phẩm. Sản phẩm giấy Kraft sản xuất ra được phơi khô tự nhiên. Định mức tiêu hao nguyên liệu: 1,1 tấn/1 tấn sản phẩm; tiêu thụ nước 7 - 10m3/tấn sản phẩm và lượng nước thải là 3m3/tấn. Lượng rác thải phát sinh hàng ngày của các cơ sở này ước tính từ 20 - 30 kg/ngày. - Qui trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy vàng mã, khăn giấy (hình 8) Nguyên liệu: Phế liệu giấy viết, giấy in, phôto, giấy thải nhà xuất bản, giấy Bãi Bằng Ngâm tẩy Nghiền thuỷ lực Nghiền đĩa Bể chứa Bể trộn Máy seo Bể guồng Lô sấy Sản phẩm thô Bể thu hồi tuần hoàn nước thải Nước Rác thải (băng dính, nilon, keo gáy, ghim, đất cát) Nước, kiềm Nước thải ủ Phân loại Nhựa thông, phèn, dầu thải Javen, chất tẩy quang học Nước thải Lò hơi Nước Than Khí thải Tro Xỉ Hơi nước nóng Lơ, phẩm mầu Rác thải: nilon, keo gáy, ghim Giấy bìa màu Nước Hơi hoá chất Hình 8: Qui trình sản xuất giấy vàng mã, giấy vệ sinh kèm theo dòng thải [9] Đây là công nghệ sản xuất giấy phức tạp, sử dụng nhiều phụ gia hoá học trong sản xuất do nguyên liệu cần được ngâm, tẩy trắng bằng nước javen, sút và bổ sung các phẩm mầu vào bột giấy trước khi seo. Thông thường, một dây truyền sản xuất giấy vệ sinh hoặc giấy vàng mã có công suất 600 – 1000 kg giấy trong một ngày. Định mức tiêu hao nguyên liệu theo điều tra thực tế tại các cơ sở sản xuất giấy vệ sinh hiện nay là 1,2 tấn nguyên liệu/1 tấn sản phẩm. Lượng than đá tiêu thụ: 500kg/1tấn sản phẩm Định mức tiêu thụ các phụ gia hoá học để sản xuất 1 tấn sản phẩm: Javen: 150 lít; Sút công nghiệp: 20kg Lơ tăng trắng: 2kg Nhựa thông: 7 – 8 kg (hoặc dầu thải 20 lít) Lượng nước cần cung cấp để cho một dây truyền sản xuất có công suất 1 tấn sản phẩm/ngày hoạt động là 10–12 m3. Lượng chất thải rắn phát sinh không nhiều do nguyên liệu đã được lựa chọn từ khâu mua hàng và thường là loại giấy viết, giấy in, phô tô phế liệu không có nhiều tạp chất. Lượng thải 5 – 10 kg/ngày. - Qui trình sản xuất giấy trắng Sản xuất giấy trắng đòi hỏi một qui trình sản xuất tương đối hoàn thiện (hình 10). Nguyên liệu sản xuất giấy trắng của các cơ sở này chủ yếu hiện nay là bột giấy (lượng giấy phế liệu chiếm tỷ lệ nhỏ) với hai nguồn cung cấp: bột giấy cung cấp trong nước thường là bột đen (nhập từ các cơ sở nấu bột ở Việt Trì và Hoà Bình) và loại bột trắng nhập ở trong nước từ Hải Dương và bột ngoại nhập từ các nước Indônexia, Ấn độ, Mỹ ngoài ra còn sử dụng thêm các phụ gia khác như bột đá, tinh bột biến đổi để tăng độ cứng, độ nhẵn và khả năng liên kết của giấy. Trong quá trình sản xuất giấy trắng, mặc dù chất lượng bột nguyên liệu được sử dụng đã đảm bảo độ trắng tương đối nhưng các cơ sở vẫn sử dụng một khối lượng lớn các chất phụ gia hoá học là các chất tăng trắng, chất lơ, các loại keo, phẩm mầu Đối với các cơ sở sử dụng nguyên liệu bột đen thường có kèm theo các công đoạn tẩy trắng bột (hình 9) trước khi đưa vào dây truyền sản xuất giấy. Hình 9: Qui trình công nghệ tẩy trắng bột giấy kèm theo dòng thải [9] Bể đánh thuỷ lực Kiểm tra chất lượng Sàng, lọc cát Tẩy trắng Dung dịch Clo +sữa vôi Rửa bột Nước thải Bột đen Quả rửa bột Bể ngâm Rửa bột Bể ủ Bột seo giấy Đất cát, vỏ, mắt, bột gỗ sống Hoá chất tẩy Nước Nước Nước Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Tuần hoàn ước thải Hình 10: Qui trình sản xuất giấy trắng từ nguyên liệu bột kèm theo dòng thải [9] Cuộn sản phẩm thô Tuần hoàn nước thải Lò hơi Nước Than Khí thải Tro Xỉ Hơi nước nóng Lơ, Phẩm mầu Nước Bột giấy Bể sang seo Hệ thống lọc Hệ thống lưới seo Bể pha hoá chất Lô ép, hút nước Lô sấy 1, 2, 3 Ép nhẵn Cát, bọt tạp chất Nước thải Những vấn đề môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê Trong khoảng một thập kỷ qua, vấn đề môi trường chung trong làng đang đối mặt với một thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng thể hiện ở tất cả các dạng ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn (bảng 13). Đặc biệt, tại các cơ sở sản xuất trong các khu dân cư, các hộ sản xuất thủ công với thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ công nghệ còn thấp, lao động giản đơn, chưa được đào tạo đầy đủ cơ bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả sản xuất thường không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu. Tất cả các hạn chế này một mặt khiến giá thành sản phẩm tăng lên, chất lượng sản phẩm tháp, thiếu tính cạnh tranh, mặt khác tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường và sức khỏe con người. Bảng 13: Các công đoạn và sự phát sinh chất thải STT Công đoạn sản xuất Phát sinh chất thải Môi trường bị ảnh hưởng 1 Phân loại Chất thải rắn: đinh ghim, nilon, băng dính, bụi Đất, nước, không khí 2 Ngâm kiềm Nước thải, hơi kiềm Nước, không khí 3 Tẩy trắng Nước thải chứa hoá chất Nước, không khí 4 Nghiền thuỷ lực Tiếng ồn, chất thải rắn Đất, nước, không khí 5 Bể trộn Nước, hoá chất rơi vãi. Nước, đất, không khí 6 Xeo Nước thải, tiếng ồn Đất, nước, không khí 7 Gia công thành phẩm Bụi, chất thải rắn Đất, không khí. Việc thải bỏ chất thải bừa bãi, với một khối lượng lớn và liên tục, không có qui hoạch đã làm mất khả năng đồng hoá tự nhiên của môi trường đối với các chất thải sinh học và hoá học. Hiện nay, rất ít hoặc không muốn nói là không có cơ sở sản xuất nào tại làng nghề sản xuất giấy tái chế xã Phong Khê đảm bảo được tốt các điều kiện về môi trường. Vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất hiện nay đối với làng nghề sản xuất giấy Phong Khê chính là tình trạng ô nhiễm nước thải. Trong quá trình sản xuất, người dân còn dùng các loại hoá chất như phèn, sút, hoá chất tẩy trắng, nhựa thông, phẩm màu các loại Các hoá chất được pha vào nước trong quá trình sản xuất giấy. Sau khi dùng xong, người dân thải trực tiếp ra cống rãnh, mương thuỷ lợi, sông Ngũ Huyện Khê và thậm trí đổ tràn vào các cánh đồng xung quanh gây nên mùi hôi thối, huỷ hoại môi trường, nhất là sau những trận mưa. Hệ thống mương thuỷ lợi chính của làng đã dần biến thành con mương chứa nước thải. Những ao nhỏ trong làng dần bị lấp đầy bột giấy thải và chảy dọc theo hệ thống kênh thuỷ lợi và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp trong làng. Nước thải tại làng nghề Phong Khê có ba hình thức chủ yếu: - Nước thải được đổ vào hệ thống kênh thu gom trong làng và xả trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê (hiện tại áp dụng đối với KCN Phong Khê và một số hộ sản xuất trong thôn Dương ổ nằm dọc kênh dẫn nước thải). Lưu lượng nước thải trong hệ thống kênh này vào khoảng 800 – 1000 m3/ngày đêm. - Nước thải được thu gom vào hệ thống kênh dẫn và đưa đến trạm xử lý tập trung mới được xây dựng (dự án hỗ hợ của Cộng hoà Séc và Canada cho Việt Nam) bằng công nghệ tuyển nổi và hồ sinh học. Nước thải sau xử lý được xả ra sông hoặc sử dụng trong nông nghiệp. Hệ thống này áp dụng cho nước thải sản xuất tại thôn Đào Xá - xã Phong Khê và 2 hộ sản xuất tại thôn Châm Khê. Tuy nhiên, hiện nay do chưa hoàn thiện hệ thống và chưa có cơ chế tài chính để vận hành nên công trình tạm thời chưa đưa vào sử dụng. Lưu lượng nước thải theo hình thức này vào khoảng 150 m3/ngày chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (5%) tổng số lượng nước thải trong toàn xã. - Hình thức thứ ba và cũng là hình thức góp phần gây ô nhiễm môi trường lớn nhất đó là nước thải được xả trực tiếp vào hệ thống mương tiêu thuỷ lợi, vào các ao, hồ trong làng, khu vực đồng lúa xung quanh và một số hộ xả trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê. Hình thức này hiện nay đang rất phổ biến tại các cơ sở sản xuất thôn Dương ổ tại khu vực Đồng Lũng và Đồng Ngòi. Tổng lượng nước thải theo hình thức này lên đến hàng ngàn mét khối trong ngày thải ra môi trường. Trước đây, kênh tưới được thiết kế để cấp nước từ sông Ngũ Huyện Khê cho sản xuất nông nghiệp thì nay đã trở thành kênh dẫn nước thải. Do ngược chiều dòng chảy, nước thải không thể tự chảy ra sông nên gây ra hiện tượng ứ đọng trong làng và tràn sang cánh đồng trồng lúa và mương thuỷ lợi chảy theo hướng Bắc vào thôn Đào Xá đã bị lấp đầy bột giấy. Nước trong kênh, mương và khu đồng lúa có mùi hôi thối và ô nhiễm, chất H2S được tạo ra do sự phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong nước thải là nguyên nhân gây ra mùi hôi thối. Hiện nay, sau khi đã tiến hành cải tạo hệ thống kênh tưới nước nông nghiệp trở thành kênh tiêu nước thải. Vào mùa nước cạn, nước thải trong KCN Phong Khê và một phần của làng Dương ổ đổ vào kênh dẫn và xả thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê tại cửa xả ở phía Bắc của xóm Bến. Vào mùa nước lên thì nước thải được bơm ra sông. Tuy nhiên, trong các khu dân cư (cụm sản xuất ở thôn Dương ổ tại khu Đồng Lũng, cạnh khu vực đường sắt với 15 hộ sản xuất), nước thải chứa bột giấy đã lấp đầy các ao, hồ trong làng không có chỗ tiêu thoát gây nên tình trạng ô nhiễm rất lớn ngay trong khu dân cư trên địa bàn. Bên cạnh nước thải sản xuất thì còn một lượng lớn nước thải sinh hoạt và chăn nuôi một phần được xả lẫn cùng với nước thải sản xuất. Một phần được thải trực tiếp xuống các ao hồ, mương thuỷ lợi và cánh đồng xung quanh. Khối lượng nước thải có thể được tính toán căn cứ trên các dữ liệu khác nhau (bảng 14) để có thể xác định lượng thải thực tế tại làng nghề: Bảng 14: Khối lượng nước thải thực tế tại làng nghề giấy Phong Khê STT Hình thức tính toán Số lượng Đơn vị, định mức Tổng lượng nước thải 1 Tấn sản phẩm/ngày 329 20–25 m3/tấn giấy 6580 – 8225 m3 2 Hộ sản xuất 6385 – 6585m3 Hộ sản xuất cơ khí 171 35 m3/ xưởng 5985m3 Hộ sản xuất thủ công 200 2-3 m3 400-600m3 Thực tế đã tuần hoàn 30% nước thải 4606 – 5757 m3 Theo ước tính hiện nay, tại làng nghề Phong Khê có tổng số gần 400 hộ sản xuất giấy (bao gồm cả các xưởng sản xuất bằng cơ khí 171 hộ và 200 hộ sản xuất thủ công) với lượng nước thải trung bình đối với 1 cơ sở sản xuất thải ra từ 10 - 15 m3 nước thải/ngày. Tổng lượng lượng nước thải của cả xã hiện nay vào khoảng 4500 - 5600m3 nước thải/ngày [11]. Bên cạnh đó, trong nước thải này chủ yếu là nước thải sản xuất, ngoài ra có chứa một phần từ nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong xã không sản xuất giấy. Đặc trưng của nước thải - Nước thải seo giấy thường có mầu trắng đục hoặc các mầu nâu, đỏ, vàng tuỳ thuộc vào các loại sản phẩm sản xuất. Nước thải seo thường có đặc trưng chứa nhiều xơ sợi, bột giấy, các loại hoá chất tẩy trắng, dầu thải Lượng nước thải này chiếm một khối lượng lớn (trên 90% tổng lượng nước thải). - Nước thải nấu bột giấy thường có mầu đen do hàm lượng lignin (chất hữu cơ phân huỷ từ mô thực vật, tre, nứa) thường được gọi là dòng đen. Trong loại nước thải này có chứa một hàm lượng kiềm dư rất cao, các hợp chất cyanua (CN -) cũng như hàm lượng các chất lơ lửng rất lớn. Mặc dù lượng nước thải này không lớn, xong hàm lượng và mức độ ô nhiễm rất cao và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và hệ sinh thái. Do tính chất nghiêm trọng và mức độ ô nhiễm cao của nước thải nấu bột nên hiện nay, các hộ sản xuất bột giấy đã bị chính quyền địa phương yêu cầu ngừng sản xuất và lắp đặt hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường [11]. Mức độ ô nhiễm nước thải của công nghiệp sản xuất giấy phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: công nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu tái sinh hoặc nguyên liệu nguyên thuỷ và mức độ xử lý nước thải. 3.1.3.2. Hiện trạng môi trường a. Hiện trạng môi trường nước */ Hiện trạng môi trường nước thải Bảng 15: Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghề Phong Khê TT Thông số Đơn vị QCVN 24:2009/BTNMT (B) NT3 1 pH - 5,5-9 6,7 2 BOD5 (200C) mg/l 50 965 3 COD mg/l 100 1728 4 TSS mg/l 100 596 5 Amoni mg/l 10 12,1 6 Tổng N mg/l 30 35 7 Tổng P mg/l 6 7,8 8 Coliform MPN/100ml 5000 11000 9 As mg/l 0,1 0,08 10 Hg mg/l 0,01 <0,0002 11 Pb mg/l 0,5 <0,0087 12 Cd mg/l 0,01 <0,0065 13 Crom (VI) mg/l 0,1 <0,005 14 Crom (III) mg/l 1 <0,001 15 Cu mg/l 2 <0,0048 16 Zn mg/l 3 <0,0035 17 Niken mg/l 0,5 <0,02 18 Mn mg/l 1 0,7 19 Fe mg/l 5 1,49 20 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 2,83 21 Sunfua mg/l 0,5 0,2 22 Clorua mg/l 600 95 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2011) Ghi chú: (-) Không quy định Vị trí lấy mẫu: NT3- Cống thải làng nghề Phong Khê Tọa độ lấy mẫu: 48Q:0606933, UTM: 2341155 Giá trị các thông số đều được so sánh với quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT – Cột B: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Nhận xét: Kết quả phân tích ở bảng 15 cho thấy nước thải tại làng nghề Phong Khê bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ, không bị ô nhiễm bởi kim loại nặng. Hàm lượng BOD5 (200C) vượt QCCP 19,3 lần; hàm lượng COD vượt QCCP 17,28 lần; hàm lượng TSS vượt QCCP 5,96 lần; hàm lượng amoni vượt QCCP 1,21 lần; hàm lượng tổng N vượt QCCP 1,17 lần; hàm lượng tổng P vượt QCCP 1,3 lần; hàm lượng coliform vượt QCCP 2,2 lần. */ Hiện trạng môi trường nước mặt Bảng 16: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề Phong Khê TT Thông số Đơn vị QCVN 08:2008/BTNMT (B1) NM3 1 pH - 5,5-9 7,3 2 BOD5 (200C) mg/l 15 154 3 COD mg/l 30 262 4 DO mg/l ≥4 2,2 5 TSS mg/l 50 160 6 Amoni mg/l 0,5 4 7 Coliform MPN/100ml 7500 8500 8 As mg/l 0,05 0,02 9 Cd mg/l 0,01 <0,0065 10 Pb mg/l 0,05 <0,0087 11 Cu mg/l 0,5 <0,0048 12 Zn mg/l 1 0,036 13 Fe mg/l 1,5 0,59 14 Hg mg/l 0,001 <0,0002 15 Crom (VI) mg/l 0,04 <0,005 16 Crom (III) mg/l 0,5 <0,001 17 Niken mg/l 0,1 <0,02 18 Clorua mg/l 600 60 19 Nitrit mg/l 0,04 0,01 20 Tổng dầu mỡ mg/l 0,1 0,05 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2011) Ghi chú: (-) Không quy định Vị trí lấy mẫu: NM3- Cầu Phong Khê, Phong Khê, TP Bắc Ninh. Tọa độ lấy mẫu: 48Q: 0606912, UTM: 2341182 Giá trị các thông số đều được so sánh với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Nhận xét: Kết quả phân tích ở bảng 16 cho thấy nước mặt tại làng nghề Phong Khê bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, không bị ô nhiễm bởi kim loại nặng. Hàm lượng BOD5 (200C) vượt QCCP 10,27 lần; hàm lượng COD vượt QCCP 8,73 lần; hàm lượng TSS vượt QCCP 3,2 lần; hàm lượng amoni vượt QCCP 8 lần; hàm lượng coliform vượt QCCP 1,13 lần. b. Hiện trạng môi trường đất Bảng 17: Kết quả phân tích mẫu đất tại làng nghề Phong Khê TT Thông số Đơn vị QCVN 03:2008/BTNMT - Đất công nghiệp Đ3 1 pH - - 6,5 2 Đồng mg/kg đất khô 100 63 3 Chì 300 38 4 Kẽm 300 105 5 Cadimi 10 <0,09 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2011) Ghi chú: (-) Không quy định Vị trí lấy mẫu: Đ3- Bùn tại cống thải làng nghề Phong Khê Giá trị các thông số đều được so sánh với quy chuẩn QCVN 03:2008/BTNMT - Đất công nghiệp: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. Nhận xét: Kết quả phân tích ở bảng 17 cho thấy chất lượng đất tại làng nghề Phong Khê không bị ô nhiễm bởi kim loại nặng. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích nằm trong quy chuẩn cho phép đối với đất sử dụng vào mục đích công nghiệp. 3.1.4. Tình hình sản xuất và vấn đề môi trường đất, nước ở làng giấy Phú Lâm 3.1.4.1. Hiện trạng sản xuất Làng nghề sản xuất giấy Phú Lâm - Tiên Du với diện tích khu công nghiệp là 18,16 ha, hiện nay đã có khoảng 10 dây chuyền công suất từ 300 - 5000 tấn/ năm đi vào sản xuất. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu tại Phú Lâm được thể hiện ở bảng 18 [10]. Bảng 18: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu tại Phú Lâm TT Tên nguyên liệu Đơn vị Lượng sử dụng 1 Giấy vụn T/năm 16000 2 Xút T/năm 120 3 Nhựa thông T/năm 500 4 Phèn T/năm 600 5 Phẩm màu T/năm 120 6 Than T/năm 2500 7 Điện năng Kwh/năm 3000000 Trang thiết bị sử dụng ở các làng nghề cũ kỹ, lạc hậu, một số máy đã hết hạn sử dụng hoặc hết khấu hao. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật của người lao động trong khu vực làng nghề không cao, chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm. Khi đầu tư xây dựng khu công nghiệp làng nghề Phú Lâm, một số ít cơ sở đã mạnh dạn đầu tư mới bằng nhập thiết bị công nghệ Trung Quốc, thuê các chuyên gia Trung Quốc điều hành máy móc nên tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn như giấy Duplex, Krapt, giấy in, giấy viết học sinh nhưng số lượng còn rất khiêm tốn 3 - 5 cơ sở với công suất 5000 - 10000 tấn/năm. Đặc trưng ô nhiễm nước thải tại Phú Lâm là có hàm lượng các chất hữu cơ cao, hàm lượng cặn lơ lửng lớn, cộng với các hoá chất, phụ gia trong quá trình sản xuất được thải trực tiếp vào sông Ngũ Huyện Khê mà chưa có bất kỳ hình thức xử lý nào. Tuy nhiên, do có diện tích mặt bằng lớn, tài nguyên nước phục vụ sản xuất khan hiếm nên nước thải sản xuất đã được các hộ chú ý tuần hoàn, tái sử dụng và hạn chế thải bỏ góp phần làm giảm lưu lượng thải ra môi trường so với làng nghề Phong Khê. Nguồn nước sử dụng để sản xuất và sinh hoạt là nước giếng đào và giếng khoan. Lưu lượng nước sử dụng là: 3000 m3/ngày đêm. Lưu lượng nước xả thải là: 1800 m3/ngày đêm. Nguồn tiếp nhận nước thải là sông Ngũ Huyện Khê [20]. Chất thải rắn hiện nay tại Phú Lâm với trên 3 tấn rác thải sản xuất gồm băng keo, nilon, đinh gim, các tạp chất và một lượng lớn xỉ than, bột giấy bồi lắng không được quản lý. Hiện tại các hộ vẫn đổ bừa bãi xuống bờ sông, đốt tự nhiênnên đã và đang tác động xấu tới chất lượng môi trường trong và xung quanh khu vực. 3.1.4.2. Hiện trạng môi trường a. Hiện trạng môi trường nước */ Hiện trạng môi trường nước thải Bảng 19: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Phú Lâm TT Thông số Đơn vị QCVN 24:2009/BTNMT (B) NT4 1 pH - 5,5-9 6,5 2 BOD5 (200C) mg/l 50 316 3 COD mg/l 100 880 4 TSS mg/l 100 498 5 Amoni mg/l 10 11,2 6 Tổng N mg/l 30 31,6 7 Tổng P mg/l 6 6,9 8 Coliform MPN/100ml 5000 9400 9 As mg/l 0,1 0,05 10 Hg mg/l 0,01 <0,0002 11 Pb mg/l 0,5 <0,001 12 Cd mg/l 0,01 <0,0001 13 Crom (VI) mg/l 0,1 <0,005 14 Crom (III) mg/l 1 <0,001 15 Cu mg/l 2 <0,25 16 Zn mg/l 3 <0,15 17 Niken mg/l 0,5 <0,02 18 Mn mg/l 1 0,08 19 Fe mg/l 5 4 20 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 1,94 21 Sunfua mg/l 0,5 0,3 22 Clorua mg/l 600 215 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2011) Ghi chú: (-) Không quy định Vị trí lấy mẫu: NT4- Cống thải làng nghề Phú Lâm Tọa độ lấy mẫu: 48Q:0606849, UTM: 2341351 Giá trị các thông số đều được so sánh với quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT – Cột B: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Nhận xét: Kết quả phân tích ở bảng 19 cho thấy nước thải tại làng nghề Phú Lâm bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, không bị ô nhiễm bởi kim loại nặng. Hàm lượng BOD5 (200C) vượt QCCP 6,32 lần; hàm lượng COD vượt QCCP 8,8 lần; hàm lượng TSS vượt QCCP 4,98 lần; hàm lượng amoni vượt QCCP 1,12 lần; hàm lượng tổng N vượt QCCP 1,05 lần; hàm lượng tổng P vượt QCCP 1,15 lần; hàm lượng coliform vượt QCCP 1,88 lần. */ Hiện trạng môi trường nước mặt Bảng 20: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Phú Lâm TT Thông số Đơn vị QCVN 08:2008/BTNMT (B1) NM4 1 pH - 5,5-9 7,3 2 BOD5 (200C) mg/l 15 86 3 COD mg/l 30 215 4 DO mg/l ≥4 3 5 TSS mg/l 50 130 6 Amoni mg/l 0,5 2,7 7 Coliform MPN/100ml 7500 8000 8 As mg/l 0,05 <0,001 9 Cd mg/l 0,01 <0,0001 10 Pb mg/l 0,05 <0,001 11 Cu mg/l 0,5 <0,25 12 Zn mg/l 1 <0,15 13 Fe mg/l 1,5 <0,05 14 Hg mg/l 0,001 <0,0002 15 Crom (VI) mg/l 0,04 <0,005 16 Crom (III) mg/l 0,5 <0,001 17 Niken mg/l 0,1 <0,02 18 Clorua mg/l 600 41,5 19 Nitrit mg/l 0,04 0,003 20 Tổng dầu mỡ mg/l 0,1 0,006 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2011) Ghi chú: (-) Không quy định Vị trí lấy mẫu: NM4- Ao làng nghề Phú Lâm Tọa độ lấy mẫu: 48Q: 0607298, UTM: 2341796 Giá trị các thông số đo được so sánh với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Nhận xét: Kết quả phân tích ở bảng 20 cho thấy nước mặt tại làng nghề Phú Lâm bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, không bị ô nhiễm bởi kim loại nặng. Hàm lượng BOD5 (200C) vượt QCCP 5,73 lần; hàm lượng COD vượt QCCP 7,17 lần; hàm lượng TSS vượt QCCP 2,6 lần; hàm lượng amoni vượt QCCP 5,4 lần; hàm lượng coliform vượt QCCP 1,07 lần. b. Hiện trạng môi trường đất Bảng 21: Kết quả phân tích mẫu đất tại làng nghề Phú Lâm TT Thông số Đơn vị QCVN 03:2008/BTNMT - Đất công nghiệp Đ4 1 pH - - 6,8 2 Đồng mg/kg đất khô 100 66 3 Chì 300 42 4 Kẽm 300 84 5 Cadimi 10 <0,09 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2011) Ghi chú: (-) Không quy định Vị trí lấy mẫu: Đ4 - Bùn tại cống thải làng nghề Phú Lâm Giá trị các thông số đều được so sánh với quy chuẩn QCVN 03:2008/BTNMT - Đất công nghiệp: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. Nhận xét: Kết quả phân tích ở bảng 21 cho thấy chất lượng đất tại làng nghề Phú Lâm không bị ô nhiễm bởi kim loại nặng. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích nằm trong quy chuẩn cho phép đối với đất sử dụng vào mục đích công nghiệp. 3.1.5. Tình hình sản xuất và vấn đề môi trường đất, nước ở làng nghề nấu rượu Đại Lâm 3.1.5.1. Hiện trạng sản xuất Đại Lâm thuộc xã Tam Đa là xã nằm dọc theo đê Sông Cầu có trên 2200 hộ với hơn 10000 người, và đất tự nhiên là 798 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 67%, sản xuất nông nghiệp là nghề chính của địa phương [9]. Bên cạnh việc trồng lúa và chăn nuôi gia súc, Đại Lâm còn phát triển nghề chế biến lương thực thực phẩm, nghề nấu rượu nhằm ban đầu đáp ứng nhu cầu của chính bản thân và dần dần mở rộng cung cấp sản phẩm cho khắp nơi ở phía Bắc. Rượu Đại Lâm được sản xuất từ sắn khô qua các công đoạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_760_703_1869672.doc
Tài liệu liên quan