Luận văn Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề dệt nhuộm tại tỉnh Hà Nam

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

2. Mục tiêu đề tài.2

3. Nội dung nghiên cứu.2

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.3

4.1. Đối tượng nghiên cứu .3

4.2. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Bố cục luận văn:.4

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5

1.1. Tổng quan về các làng nghề của Việt Nam.5

1.1.1. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam .5

1.1.2. Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,

vùng miền và cả nước.8

1.1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay ở Việt Nam .11

1.2. Tổng quan về các làng nghề của tỉnh Hà Nam.13

1.2.1. Giới thiệu về tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam .13

1.2.2. Hệ thống các làng nghề của tỉnh Hà Nam.18

1.2.3. Tình hình hoạt động sản xuất của các làng nghề dệt nhuộm Hà Nam .27

CHưƠNG 2: ĐỐI TưỢNG, PHẠM VI VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .31

2.1 Đối tượng nghiên cứu.32

2.2 Phạm vi nghiên cứu.32

2.3 Phương pháp nghiên cứu.34

2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu.34

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu .34

2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.35

2.3.4. Phương pháp xử lý thông tin/số liệu .35

2.3.5. Phương pháp thống kê, đánh giá, dự báo các tác động môi trường .35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .36

3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề dệt nhuộm tại tỉnh Hà Nam.36

pdf42 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề dệt nhuộm tại tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu, được cả nước và thế giới biết đến như: Lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu, gốm Bầu Trúc, gỗ Sơn Đồng, gỗ Ý Yên, mây tre Phú Vinh, bạc mỹ nghệ Đồng Xâm[28]. 6 Loại hình dệt, nhuộm, thuộc da 5% Loại hình sản xuất vật liệu xây dựng 3% Loại hình khác 25% Loại hình tái chế chất thải 1% Loại hình thủ công, mỹ nghệ 37% Loại hình chăn nuôi, giết mổ gia súc 1% Loại hình gia công cơ kim khí 4% Loại hình chế biến lương thực, thực phẩm 24% b) Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy, khái niệm làng nghề luôn được gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, hoặc tập trung tại các khu vực dân cư đông đúc nhưng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra nhiều vấn đề bất cập trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề. Trên bình diện cả nước, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền. Tính chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau. Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế; miền Nam chiếm khoảng 16,4%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ. [6] Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành nghề theo hình 1.1 Hình 1. 1 Các nhóm ngành nghề của các làng nghề Việt Nam (Nguồn: Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, Chính phủ, 2011 [6]) 7 Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường là chưa đáng báo động. Hơn nữa, do đặc điểm phát triển nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống, tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách có định hướng tại các khu vực này là hết sức cần thiết. c) Xu thế phát triển Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây. Bảng 1. 1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam. Vùng kinh tế Dệt nhuộm, ƣơm tơ, thuộc da Chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá Đồng bằng sông Hồng 2 1 2 2 -1 Đông Bắc 1 1 0 1 0 8 Vùng kinh tế Dệt nhuộm, ƣơm tơ, thuộc da Chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá Tây Bắc 1 1 0 1 0 Bắc Trung Bộ 1 2 1 2 1 Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1 Tây Nguyên 1 0 0 2 1 Đông Nam Bộ 1 1 1 2 -1 Đồng bằng sông Cửu Long 1 1 1 2 -1 Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam) [2] 1.1.2. Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước Trong thời gian qua, các làng nghề truyền thống của Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề xã hội tại các vùng, miền, địa phương có làng nghề: a) Vai trò của các làng nghề Việt Nam trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm: Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tại các làng có nghề, đại bộ phận người dân tham gia làm nghề thủ công nhưng vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Kết quả thống kê tại nhiều làng có nghề, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40%. Số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề 9 không ngừng gia tăng. Mức thu nhập của người lao động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông[6]. Hoạt động sản xuất nghề tại các khu vực nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lực lao động của cả làng. Mức thu nhập từ sản xuất nghề cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp, đặc biệt là đối với vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Tại các làng nghề quy mô lớn, trung bình mỗi cơ sở, doanh nghiệp tư nhân tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ. Đặc biệt tại các làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở, vào thời kỳ cao điểm, có thể thu hút 200-250 lao động. Bên cạnh những tích cực đã nêu ở trên, việc thu hút lao động ở những địa phương khác tập trung vào các làng có nghề sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường khu vực nông thôn. Sự phát triển của làng nghề đã và đang đóng góp đáng kể vào GDP, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Làng nghề truyền thống còn được xem như một nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng cho du lịch. Nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn với thương hiệu của các làng nghề từ Nam đến Bắc, được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng như gốm sứ Bình Dương; gốm Bát Tràng - Hà Nội; gốm Chu Đậu - Hải Dương; gốm Phù Lãng - Bắc Ninh; đồ gỗ Đồng Kỵ - Bắc Ninh; đồ gỗ Gò Công - Tiền Giang; dệt Vạn Phúc - Hà Nội; cơ khí Ý Yên - Nam Định; mây tre đan Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh; mây tre đan Chương Mỹ - Hà Nội; chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình; đúc đồng Đại Bái - Bắc Ninh; đồ đá mỹ nghệ Non Nước - Đà Nẵng...Nhiều địa phương đã phát triển hiệu quả mô hình kết hợp các tuyến du lịch với thăm quan làng nghề, từ gian trưng bày và bán sản phẩm, đến các khu vực sản xuất, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. 10 b) Các vấn đề xã hội Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong công tác “bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc” vì lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống mang vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa đậm bản sắc đặc thù của mỗi địa phương. Đặc biệt đối với các làng nghề mà nhất là các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất còn có một ý nghĩa xã hội tích cực khác là sử dụng được lao động là người cao tuổi, người khuyết tật, những người rất khó kiếm việc làm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng như các ngành kinh doanh, dịch vụ khác. Tại nhiều địa phương, việc giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động đã tạo điều kiện giảm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, góp phần đảm bảo an sinh, xã hội cho khu vực nông thôn. Đồng thời với sự quy tụ các tay nghề sản xuất giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ; quy tụ các nguyên liệu sản xuất phong phú là một trong những yếu tố tạo sự đa dạng hóa của nền văn hóa và sản xuất tại nông thôn. Mặt khác, với việc hình thành các cơ sở sản xuất lớn với nhu cầu sử dụng lao động cao, nhiều làng nghề đã thu hút đông nhân công lao động từ các địa phương khác trong tỉnh, thậm chí từ các tỉnh khác đến ăn, ở, sinh hoạt và làm việc. Trong điều kiện sinh hoạt và sản xuất đan xen, mật độ dân cư đông đúc, lại tập trung có tính thời điểm, mùa vụ nên đã tạo ra nhiều bất cập giữa nhu cầu và đáp ứng, gây khó khăn đối với đời sống xã hội của chính những người dân địa phương và những người đến lao động. Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, nước, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nướcdo không đáp ứng được sức tăng đột ngột từ phát triển, nên cũng bị tác động, xuống cấp mạnh. Ngoài các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty TNHH trong làng nghề, thì đa số các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều mang những nét đặc thù về mặt xã hội 11 như sau: do quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72 % tổng số cơ sở sản xuất), nên nếp sống, suy nghĩ còn mang đậm tính chất tiểu nông của người chủ sản xuất; công nghệ, kỹ thuật, thiết bị sản xuất phần lớn lạc hậu, chắp vá, ít quan tâm đến phòng chống cháy nổ và an toàn lao động; khả năng đầu tư của các hộ sản xuất làng nghề rất hạn chế, nên khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, ít chất thải, thân thiện với môi trường; lực lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công, trình độ người lao động thấp, thậm chí nhân lực mang tính thời vụ, không ổn định nên hiểu biết, kiến thức, nhận thức của chủ cơ sở nói chung và người lao động nói riêng về khoa học, công nghệ, luật pháp và các quy định về BVMT là rất hạn chế. 1.1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay ở Việt Nam Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông Hồng, quan trọng phải kể đến như sau: Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ[5] ; Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân[5]; Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia 12 đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường [6]; Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt,... [5]; Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có. Ngay cả trong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ, nhưng vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT[6]; Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm đến sản xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm BVMT rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Ngay bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải khắc phục, xử lý ô nhiễm”. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sản xuất nghề gây ra [6]; Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp, nhân công rẻ. Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động[5]. 13 Hình 1. 2. Bản đồ sử dụng đất của Hà Nam 1.2. Tổng quan về các làng nghề của tỉnh Hà Nam 1.2.1. Giới thiệu về tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam a) Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Hà Nam là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ, được bao quanh bởi TP. Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc; tỉnh Hòa Bình ở phía Tây; tỉnh Nam Định ở phía Nam; tỉnh Ninh Bình ở phía Nam - Tây Nam; và tỉnh Thái Bình, tỉnh Hưng Yên ở phía Đông, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng: 105 o45’00” ÷ 106o10’00” Kinh độ Đông 20 o20’00” ÷ 20o45’00” Vĩ độ Bắc 14 Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như trục đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và một số tuyến đường liên tỉnh khác như Quốc lộ 21A, 21B, 38, các tuyến đường nội tỉnh: ĐT.491, ĐT.493, ĐT.494... Thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện giao thông sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển KT - XH, giao lưu văn hoá tỉnh Hà Nam với các tỉnh khác, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội. * Địa hình, địa chất Hà Nam có diện tích tự nhiên là 86.195,6ha. Địa hình Hà Nam có sự tương phản rõ ràng, bao gồm: dạng địa hình núi đá vôi vách đứng, dạng địa hình đồng bằng và dạng đồi thấp xâm thực, đỉnh tròn nằm xen kẽ tại vùng chuyển tiếp của 2 dạng địa hình nêu trên (Hình 1.3). Hình 1. 3. Địa hình tỉnh Hà Nam 15 Địa hình núi đá vôi: độ cao tuyệt đối lớn nhất +419m, mức địa hình cơ sở địa phương khoảng +10m đến +14m. Đây là một bộ phận của dải đá vôi tập trung tại hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Địa hình đồi thấp: gồm các dải đồi bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa hình núi đá vôi, một số khu vực tạo thành một dải (dải thôn Non - xã Thanh Lưu, Chanh Thượng - xã Liêm Sơn) hoặc tạo thành các chỏm độc lập ở các xã Thanh Bình, Thanh Lưu, Đọi Sơn. Địa hình đồng bằng: chiếm diện tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân, thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm. Địa hình đồng bằng trong tỉnh tương đối bằng phẳng. * Điều kiện khí tượng, thủy văn: Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa Đông và mùa Hè. Số giờ nắng trong năm khoảng 1004,8 giờ nắng, nhiệt độ trung bình năm 24,00 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên đến 29,60C. Tổng lượng mưa trong năm là 1.838,4 mm, độ ẩm trung bình trong năm ở Hà Nam cũng như nhiều khu vực khác ở đồng bằng Sông Hồng khoảng 83,0%. Bảng 1. 2.Số liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2015 Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Số giờ nắng (h) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) 1 18,0 108,0 44,0 83 9 2 19,0 29,0 79,0 87 6 3 22,0 28,0 93,0 92 7 4 25,0 130,0 27,0 83 7 5 30,0 228,0 98,0 80 9 6 31,0 216,0 140,0 76 9 7 30,0 132,0 61,0 77 8 16 Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Số giờ nắng (h) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) 8 30,0 192,0 146,0 81 12 9 28,0 117,0 274,0 87 8 10 26,0 147,0 43,0 79 7 11 24,0 97,0 193,0 84 7 12 19,0 54,0 48,0 83 6 TB năm 25,0 1.478,0 1.246,0 83 7,92 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam, 2015[7])) Hệ thống sông ngòi: Chảy qua tỉnh Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, sông Nông Giang, v.v Sông Hồng chảy dọc ranh giới phía Đông, Đông Bắc tỉnh Hà Nam với chiều dài khoảng 38,6 km, rộng trung bình từ 500 - 600 m, đáy sông sâu từ (-6,0 m) đến (-8,0 m) cá biệt tới (-15 m). Sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nam với chiều dài khoảng 47,6 km, có chiều rộng khoảng 150 - 250 m, chảy qua thành phố Phủ Lý và các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm; đáy sâu trung bình từ (-3,0 m) đến (-5,0 m), cá biệt có đoạn sâu tới (-9,0 m). Tại Phủ Lý lưu lượng nước Sông Đáy vào mùa khô khoảng 105m3/s và mùa mưa khoảng 400 m3/s. Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ xã Thụy Phương huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài đoạn qua Hà Nam là 16 km. Là sông tiêu thuỷ lợi, thoát của Hà Nội qua một số khu vực làng nghề Hà Nội, vì thế nguồn nước của sông bị nhiễm bẩn. Vào mùa nước kiệt, chiều sâu nước ở một số đoạn chỉ còn - 0,6m đến - 0,8m. Sông Châu bắt nguồn từ Tắc Giang, Duy Tiên nhận hợp lưu của sông Nông Giang đến An Mông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục nhánh này chảy ra trạm bơm tưới tiêu Hữu Bị rồi ra sông Hồng và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục nhánh này ra sông Đáy 17 tại thành phố Phủ Lý. Sông Châu có chiều dài khoảng 58,6 km. Mực nước trung bình năm là + 2,18 m; Mực nước cao nhất (lũ lịch sử ngày 22/8/1971) là + 4,00 m. Hình 1. 4. Hệ thống sông chính của Hà Nam (Nguồn: Cổng thông tin giám sát môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy[27]) b) Điều kiện kinh tế, xã hội. Theo đánh giá nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015÷2020, kinh tế Hà Nam phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 13%/năm (giá so sánh 1994). Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu đạt kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 42,3 triệu đồng. Thu ngân sách đạt tốc độ tăng trưởng cao (21,4%/năm), về đích trước 2 năm so với chỉ tiêu Đại hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt trên 70.575 tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm. - Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả; - Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 1,57%/năm; 18 - Giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 18,63%/năm; - Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20%/năm[16] Trong giai đoạn 2011÷2015, cơ cấu kinh tế của Hà Nam từng bước được đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả. Tỷ lệ đóng góp GDP của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm rõ rệt qua các năm từ 20,7% vào năm 2011 xuống 12,51% vào năm 2015; tỷ lệ đóng góp GDP của ngành công nghiệp-xây dựng tăng mạnh qua các năm từ 49,3% vào năm 2011 lên 58,29% vào năm 2015; tỷ lệ đóng góp GDP của ngành dịch vụ có mức tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2014, nhưng có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2015. Bảng 1. 3.Tỷ lệ (%) đóng góp GDP của các ngành kinh tế tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2011÷2015 Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 20,7 18,1 15,5 14,5 12,51 Công nghiệp – xây dựng 49,3 51,6 53,7 54,7 58,29 Dịch vụ 30,0 30,4 30,8 30,8 29,20 Nguồn: Niên giám thống kê 2014, tỉnh Hà Nam và báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2011÷2015, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2016÷2020” tháng 8/2015 của UBND tỉnh Hà Nam[7];[16]. Toàn tỉnh có 802.705 người (theo số liệu thống kê chưa chính thức của Cục thống kê tỉnh Hà Nam tính đến hết ngày 30/6/2015), mật độ dân số trung bình năm 2015 là 920 người/km2. Tỷ lệ sinh dân số cả năm 2015: + 2,32‰. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,83%. Tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đến hết năm 2015 đạt 81%. Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom đạt 90%. 1.2.2. Hệ thống các làng nghề của tỉnh Hà Nam a) Làng nghề truyền thống Trong thời gian qua, được sự quan tâm, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam, của các cấp, các ngành đối với sự phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - làng nghề; chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, UBND tỉnh, các 19 ngành trong tỉnh và các địa phương kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển. Làng nghề Hà Nam ngày càng được bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề, gắn việc sản xuất với bảo vệ môi trường, tham quan du lịch, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền. Làng nghề đã và đang được áp dụng công nghệ mới, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú về mẫu mã, đạt chất lượng cao, được người tiêu dùng tin tưởng; giải quyết được một lượng lớn lao động nông thôn, nhất là những nơi bị thu hồi đất. Góp phần xóa đói giảm nghèo, đáp ứng các tiêu chí chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Bộ mặt làng nghề ngày càng thay đổi, người dân làng nghề hướng tới ấm no, giàu có. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam, nhiều làng nghề truyền thống đã khẳng định được thương hiệu và ngày càng có những đóng góp lớn cho nền phát triển kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất của một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam được thể hiện tại bảng 1.4. Bảng 1. 4. Giá trị sản xuất của một số làng nghề truyền thống tỉnh Hà Nam TT Tên làng nghề Tổng vốn đầu tƣ (triệu đồng) Giá trị sản xuất (triệu đồng) Số lƣợng sản phẩm chủ yếu (sản phẩm) 1 Làng nghề trống Đọi Tam 2.120 3.600 23.000 2 Làng nghề mây giang đan Ngọc Động 12.000 13.000 1.300.000 3 Làng nghề dệt Nha Xá 6.000 6.000 451.500 4 Làng nghề gốm Quyết Thành 1.500 1.600 66.000 5 Làng nghề thêu ren Hòa Ngãi 5.700 6.500 164.000 6 Làng nghề thêu ren An Hòa 14.300 41.000 3.300.000 20 TT Tên làng nghề Tổng vốn đầu tƣ (triệu đồng) Giá trị sản xuất (triệu đồng) Số lƣợng sản phẩm chủ yếu (sản phẩm) 7 Làng nghề sừng Đô Hai 3.500 3.800 15.500 8 Làng nghề dệt Đại Hoàng 90.000 129.000 21.700.000 (m) 9 Làng nghề dũa Đại Phu 2.295 4.039 6.773.000 (Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị tôn vinh làng nghề, sản phẩm công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Nam, năm 2014 [11]) ) - Tổng số và phân loại các nhóm làng nghề chính: Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay tính đến năm 2014 đã có 30 làng nghề truyền thống đã được công nhận. Danh sách các làng nghề truyền thống và loại hình hoạt động được thể hiện tại bảng 1.5 Bảng 1. 5. Danh sách các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam STT Tên làng nghề Ngành nghề Địa chỉ I. Loại hình dệt may, nhuộm 1 Thêu ren An Hòa, Thanh Hà Thêu ren Thanh Hà - Thanh Liêm 2 Thêu ren Hòa Ngãi, Thanh Hà Thêu ren Thanh Hà - Thanh Liêm 3 Thêu ren Vũ Xá Thêu ren Yên Bắc - Duy Tiên 4 Thêu ren tổ 13 Thêu ren Phường Quang Trung - Phủ Lý 5 Thêu ren Lương Cổ Thêu ren Phường Lam Hạ - Phủ Lý 6 Dệt lụa Nha xá Dệt lụa Mộc Nam - Duy Tiên 7 Dệt Nhật Tân Dệt Nhật Tân - Kim Bảng 8 Dệt Đại Hoàng Dệt Hòa Hậu - Lý Nhân II. Loại hình mây tre đan các loại 9 Làm nón lá Ân Khoái Nón lá Liêm Sơn - Thanh Liêm 21 STT Tên làng nghề Ngành nghề Địa chỉ 10 Làm nón lá Văn Quán Nón lá Liêm Sơn - Thanh Liêm 11 Làm nón lá Bói Hạ Nón lá Thanh Phong - Thanh Liêm 12 Mây giang đan Ngọc Động Mây giang đan Hoàng Đông - Duy Tiên 13 Đan cót Thọ Chương Đan cót Đạo Lý - Lý Nhân 14 Đan cót thôn Sàng Đan cót Đạo Lý - Lý Nhân 15 Mành nứa xóm 2, Công Xá Mành nứa Đồng Lý - Lý Nhân 16 Mành nứa xóm 3, Công Xá Mành nứa Đồng Lý - Lý Nhân 17 Đan thúng Quan Hạ Đan thúng Văn Lý - Lý Nhân 18 Mành nứa xóm 4, Công Xá Mành nứa Đồng Lý - Lý Nhân 19 Tre đan Gòi Thượng Tre đan An Nội - Bình Lục III. Loại hình chế biến lương thực, thực phẩm 20 Làm bún thôn Đinh Bún Đinh Xá - Phủ Lý 21 Làm bún, bánh đa Kim Lũ Bún, bánh đa Thanh Nguyên - Thanh Liêm 22 Bánh đa nem làng Chều Bánh đa nem Nguyên Lý - Lý Nhân 23 Bánh đa nem xóm 1 Trần Xá Bánh đa nem Nguyên Lý - Lý Nhân 24 Bánh đa nem xóm 2 Mão Cầu Bánh đa nem Nguyên Lý - Lý Nhân 25 Rượu bèo thôn Thượng Rượu Tiên Ngoại - Duy Tiên 26 Rượu Vooc Rượu Vũ Bản - Bình Lục IV. Loại hình mỹ nghệ 27 Trống Đọi Tam Trống Đọi Tam - Duy Tiên 28 Sừng mỹ nghệ Đô Hai Sừng mỹ nghệ An Lão - Bình Lục V. Loại hình khác 29 Dũa Đại P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003416_1_5788_2002712.pdf
Tài liệu liên quan