Đại đa số các doanh nghiệp cho rằng hoạt động sản xuất của nhà máy mình
không phát sinh ô nhiễm, điều này cho thấy các doanh nghiệp luôn né tránh
vấn đề giải quyết ô nhiễm, vì kinh phí dành cho việc giải quyết chất thải là rất
lớn, trong khi đó các nhà máy này đều là các cơ sở sản xuất nhỏ nên kinh phí
dành cho việc xử lý môi trường đều không được doanh nghiệp tính đến trong
quá trình kinh doanh sản xuất. Do đó để giải quyết việc này, nhà nước cần có
chính sách để hỗ trợ kinh phí các DN trong vấn đề giải quyết ô nhiễm cũng
như tổ chức tuyên truyền cho các đơn vị này nhận thức được tầm quan trọng
của công tác giữ gìn BVMT và lợi ích kinh tế của việc áp dụng biện pháp sản
xuất sạch hơn vào nhà máy
98 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Gò Vấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thải các loại.
5. Da, cao su. 12. Dung môi, hóa chất hết hạn sử dụng.
6. Cát, thủy tinh vụn. 13. Phế liệu thực phẩm.
7. Phôi và mạc vụn kim loại, 14. Khác.
Bảng 2.5: Thành phần CTR công nghiệp chủ yếu tại các Doanh nghiệp
Sau đây là bảng định lượng thành phần CTRCN từ các số liệu thống kê rác
thải công nghiệp của một số doanh nghiệp. Đây chỉ là kết quả tương đối, để có
kết quả chính xác cần có những kế hoạch triển khai điều tra thống kê chi tiết
CTRCN của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại quận Gò Vấp.
Bảng 2.6: Định lượng khối lượng thành phần CTRCN chủ yếu tại các DN
STT LOẠI CHẤT THẢI % KHỐI LƯỢNG
1 Phôi và mạc vụn kim loại 50.2%
2 Vải, bông vụn các loại 11.2%
3 Plastic 7.3%
4 Gỗ vụn, mạc cưa 6.2%
5 Phế liệu thực phẩm 5.1%
6 Giấy vụn, carton các loại 3.8%
7 Da, cao su 2.62%
8 Bùn thải các loại 1.8%
9 Gạch vụn, xà bần các loại 1.48%
10 Cát, thủy tinh vụn 0.65%
11 Dung môi, hóa chất hết hạn sử dụng 0.54%
12 Thùng, can nhựa, các loại 2.8%
13 Dầu nhớt, giẻ lau dính dầu, 0.37%
14 Khác 5.58%
Từ bảng định lượng phần trăm khối lượng CTRCN của các doanh nghiệp cho
thấy: Tổng lượng CTRCN phát sinh từ các doanh nghiệp có thể tái sinh tái chế
rất lớn, chiếm khoảng 82% (bao gồm: phôi, mạc vụn kim loại; vải, bông vụn;
- 22 -
plastic; gỗ vụn, mạc cưa; giấy; can nhựa; thủy tinh;); trong khi đó, chỉ có
khoảng 18% các loại chất thải cần được xử lý; trong số này có khoảng 3% là
chất thải nguy hại.
Do cơ sở hạ tầng về xử lý cũng như những quy định pháp luật về quản lý chất
thải rắn còn chưa thỏa đáng, nên công tác quản lý CTR công nghiệp và đặc
biệt là CTRNH hiện nay tại các DN bao gồm:
- Tái sử dụng, tái sinh;
- Lưu trữ tại nhà máy;
- Đổ chung với chất thải rắn sinh hoạt mà không hề phân loại CTRNH;
- Hợp đồng với các Công ty xử lý chất thải công nghiệp.
Tái sử dụng chất thải công nghiệp là một trong những biện pháp xử lý CTR
chủ yếu của các doanh nghiệp. Đa số các nhà máy bán các loại phế liệu/chất
thải cho các cơ sở bên ngoài; đối với các loại CTR không thể tái sử dụng các
doanh nghiệp có xu hướng lưu trữ chất thải tại nhà máy và thải bỏ chung với
chất thải sinh hoạt là phương thức mà các nhà máy đang sử dụng để xử lý các
chất thải công nghiệp không thể tái sinh, tái chế và nguy hại. Trong khi đó hợp
đồng với các Công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại chiếm một phần
rất thấp đối với xử lý CTRNH của nhà máy.
Các vấn đề về môi trường chính là do thải bỏ CTR trong đó có CTRNH không
phù hợp gắn liền với những tác động tiềm tàng đối với nước mặt, nước ngầm
và ô nhiễm không khí.
Từ hiện trạng trên có thể thấy rằng, trước mắt Phòng Tài nguyên và Môi
trường quận Gò Vấp cần có đề xuất kiến nghị để góp phần hoàn thiện hệ thống
quản lý CTR của mình. Đối với các đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển,
xử lý phải có đủ năng lực và trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Yêu cầu đầu tư công nghệ phù hợp cho khâu xử lý chôn lấp, loại bỏ dần biện
pháp xử lý đổ đống rất lạc hậu, mất vệ sinh.
- 23 -
2.3. Khái quát tình hình quản lý môi trường quận Gò Vấp
2.3.1. Nhìn từ hiện trạng thực tế
Nhìn từ thực trạng cho thấy, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về kinh tế là
những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do các doanh nghiệp gây ra.
Các loại ô nhiễm nặng nhất mà các doanh nghiệp đem đến cho môi trường là ô
nhiễm nước thải, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm chất thải rắn, Do hầu hết các
doanh nghiệp đang được quy hoạch và vận hành đều không quan tâm hoặc
quan tâm rất ít đến môi trường và nhiều doanh nghiệp đã phá hủy nghiêm
trọng môi trường của nhiều khu vực kênh rạch. Hiện nay, vấn đề đang được
quan tâm hàng đầu là của hầu hết các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi
nhuận, vấn đề môi trường nhiều lúc bị coi là gánh nặng về tài chính. Không
chỉ các doanh nghiệp có thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm, mà các nhà xây dựng
mới đây đều không quan tâm đầu tư đúng mức hệ thống xử lý nước thải cục
bộ trước khi xả vào nguồn, hoặc nếu có thì hoạt động không hiệu quả, nhiều
trạm vận hành xử lý không đúng quy cách, vận hành để đối phó với cơ quan
quản lý nhà nước.
Hiện chưa có những quy định thống nhất về môi trường, chưa có những công
cụ chính sách môi trường thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lý
chất lượng môi trường cho doanh nghiệp. Cũng như đôi lúc chưa có sự phối
hợp chặt chẽ và kịp thời với thanh tra môi trường Sở Tài nguyên và Môi
trường và Cảnh sát môi trường.
2.3.2. Khía cạnh Luật bảo vệ môi trường
Hiện còn thiếu nhiều hệ thống thống nhất quản lý môi trường, do vậy mỗi
doanh nghiệp tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân
cấp quản lý chưa rõ ràng dẫn đến việc né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa
các cơ quan quản lý. Các cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương
không thể có mặt thường xuyên tại từng nhà máy để giám sát việc thực thi các
cam kết trong đánh giá tác động môi trường hoặc kiểm soát từng nguồn ô
- 24 -
nhiễm. Họ không có đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám
sát ở tất cả các doanh nghiệp, thiếu cán bộ quản lý môi trường trong doanh
nghiệp. Các cán bộ Sở Tài nguyên & Môi trường chỉ đáp ứng phần nào việc
quản lý các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào doanh nghiệp. Các vấn đề
môi trường bên trong chỉ có thể được quản lý tốt bởi chính các bộ phận chức
năng quản lý môi trường của từng doanh nghiệp. Việc xử phạt các trường hợp
vi phạm Luật bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo, các giải pháp xử lý chưa đủ
mạnh để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ
môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.
Bản thân hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung (như Luật bảo vệ
môi trường và các văn bản pháp quy về quản lý môi trường doanh nghiệp) đã
bộc lộ nhiều hạn chế khi áp dụng.
Trong thực thi về Luật bảo vệ môi trường hiện nay, nổi bật lên là sự chồng
chéo về chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan, ban ngành. Đặc biệt là giữa
Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND quận với các ban ngành khác.
Sự chồng chéo này thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực thanh tra và thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường dẫn đến sự
phức tạp trong việc ban hành, quản lý, nhất là thực hiện các quy định pháp luật
về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường doanh nghiệp nói riêng.
Việc ban hành các quy định pháp luật còn mang tính tự phát, thụ động – nổi
lên vấn đề gì thì đưa ra các quy định cho vấn đề ấy, không có một sự nghiên
cứu và tiên liệu tổng quát trước đó. Dẫn đến một thực trạng không chỉ còn
nhiều mặt và nhiều phương diện liên quan đến quản lý môi trường doanh
nghiệp chưa được đề cập tới trong các văn bản luật, mà ngay cả những vấn đề
đã được quy định cũng chưa phải là đầy đủ, hợp lý và chặt chẽ. Nhiều vấn đề
bị phân tán, hay trùng lặp, xung đột khó có thể xác định để giải quyết.
- 25 -
Một số văn bản quy phạm đã được ban hành trước đây có nhiều nội dung lỗi
thời, không phù hợp hoặc không đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sửa
đổi, bổ sung.
- 26 -
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI DNTN SX TM DV TÂN PHÚ THỊNH
VÀ CÔNG TY TNHH PHƯƠNG THẢO
3.1. DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh
3.1.1. Quá trình hình thành
3.1.1.1. Cơ sở pháp lý
DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh được ra đời trên cơ sở: Giấy Chứng nhận
đăng ký kinh doanh số: 4101002818 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ
Chí Minh cấp lần đầu ngày 20/6/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày
28/02/2007.
Địa chỉ: 59/9C Phạm Văn Chiêu, phường 14, quận Gò Vấp. Với diện tích
khuôn viên là 3590 m2.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Võ Văn Phướng – Chủ Doanh nghiệp.
3.1.1.2. Ngành nghề đầu tư và quy trình sản xuất
Công nghiệp giấy và bao bì; Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy từ nguyên
liệu là giấy thải và bột giấy.
Công nghệ sản xuất bao gồm đánh rã, nghiền, phối chế, xeo giấy, cắt cuộn, và
giấy thành phẩm.
- 27 -
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy tái chế
3.1.1.3. Lao động
DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh đã thu hút trên 35 lao động, thành phần lao
động chủ yếu là lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Đặc điểm lao
Nghiền
Đánh rã
Cắt cuộn
Xeo giấy
Phôi chế
Giấy thành phẩm
Bột nhập, bột thô, giấy
vụn
Phẩm màu, cao
lanh, keo, phèn
chua
Hơi nước từ lò
hơi
Các hợp chất có trong
giấy cũ
Sợi, các chất bẩn hòa
tan
Nước thải có chứa sợi,
hóa chất, phẩm màu, tạp
chất; giấy vụn.
Khói thải nhiên liệu từ
lò hơi (FO, DO)
- 28 -
động chủ yếu là dân nhập cư từ các tỉnh lân cận và một số ít ở các tỉnh thành
khác, lao động phần lớn không được đào tạo ngành nghề từ các trường lớp mà
chủ yếu là nghề dạy nghề, phần lớn lao động có trình độ văn hoá chưa tốt
nghiệp phổ thông trung học.
3.1.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường
Phân tích đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội trong mối quan hệ với vấn đề
BVMT cho thấy việc BVMT trong DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh có các
thuận lợi và khó khăn sau:
3.1.1.4.1. Thuận lợi
- Doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Chủ doanh nghiệp đã chủ động giải quyết vấn đề môi trường một cách triệt
để, đang hướng đến việc xây dựng và áp dụng ISO 14000, doanh nghiệp cũng
chủ động để giải quyết các vấn đề môi trường tốt hơn.
- Thông qua việc quản lý môi trường của các Sở và ban ngành của thành phố,
đặc biệt là từ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp thì vấn đề ý thức
được trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp đã không ngừng
được nâng cao.
3.1.1.4.2. Khó khăn
- Hệ thống nước mặt của sông Tham Lương bên cạnh doanh nghiệp bị ảnh
hưởng nặng nề bởi nước thải sinh hoạt của các khu dân cư và nước thải công
nghiệp của các đơn vị sản xuất khác hoạt động gần đó, nên rất khó khăn trong
việc bảo đảm môi trường nước mặt tại doanh nghiệp luôn trong sạch.
- DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh
hưởng từ chính sách di dời giải tỏa trong thành phố cho nên việc đầu tư vào
việc giải quyết các vấn đề môi trường đối với họ là rất khó khăn, đòi hỏi phải
có chính sách hỗ trợ và thời gian để thực hiện.
- 29 -
- Thành phần lao động có trình độ văn hóa thấp chiếm đa số cho nên nhận thức
về môi trường còn rất hạn chế, vì thế phải mất nhiều thời gian để tuyên truyền
và giáo dục về môi trường.
3.1.2. Hiện trạng môi trường
3.1.2.1. Hiện trạng môi trường nước
3.1.2.1.1. Nước mưa
Mức độ ô nhiễm của nước mưa chảy tràn tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Tình trạng vệ sinh trong doanh nghiệp.
- Khả năng tiêu thoát nước mưa của hệ thống cống.
- Chất lượng môi trường không khí.
Nhìn chung, xuất phát từ mục tiêu thực hiện việc xây dựng và áp dụng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn nên hiện trạng vệ sinh trong doanh
nghiệp là khá tốt. Do đó, mức độ ô nhiễm bởi nước mưa là rất thấp.
Ngoài ra, hệ thống thoát nước của doanh nghiệp cũng đã hoàn chỉnh bao gồm:
hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải. Hai hệ thống thoát nước
này đã đảm bảo tốt việc tiêu thoát nước mưa và thu gom nước thải về khu xử
lý nước thải tập trung để xử lý.
Tuy chưa có phân tích đo đạc cụ thể, nhưng căn cứ trên các thực trạng hiện tại
nêu trên, nhìn chung thành phần nước mưa chảy tràn của doanh nghiệp cũng
tương tự như thành phần nước mưa chảy tràn của thành phố Hồ Chí Minh, có
nghĩa là nước mưa chảy tràn có thể phân loại ở mức ô nhiễm nhẹ và trung
bình. Chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước mưa chảy tràn thường là dầu mỡ.
3.1.2.1.2. Nước mặt
Hầu hết các kết quả đo đạt đều bị ô nhiễm hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép từ
2,06 đến 4,57 lần. Tuy nhiên, điều này có thể giải thích được do chất lượng
nước thải sông Tham Lương còn bị ảnh hưởng bởi các cơ sở tiểu thủ công
- 30 -
nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư trong vùng. Mặt khác chất lượng
nước mặt còn chịu ảnh hưởng của các lưu vực sông khác mang theo các chất ô
nhiễm.
3.1.2.1.3. Hiện trạng nước thải
- Hiện tại, tổng lưu lượng trung bình nước thải về khu vực xử lý tập trung vào
khoảng: 80 m3/ngày đêm.
- Chất lượng nước thải thường chưa đảm bảo đạt tiêu chuẩn yêu cầu của theo
quy định, nước thải có hàm lượng cặn lơ lững, độ màu và hàm lượng chất hữu
cơ cao.
- Ngoài ra, trong nước thải sản xuất giấy còn có một lượng chất rắn lơ lững có
khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các dòng sông tiếp nhận nó, khiến chất
lượng nước tại khu vực này ngày càng xấu đi. Do đó, nước thải sản xuất giấy
phải được xử lý phù hợp để bảo vệ môi trường.
Quy trình xử lý nước thải:
Hình.3.2: Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại DNTN Tân Phú Thịnh
- 31 -
Bể lắng 2
Thiết bị lọc áp lực
Ngăn chứa nước trung
gian
Xả ra nguồn tiếp nhận
Hầm thu nước hoàn lưu
Bể điều hoà
Bể aroten
Bể phản ứng + lắng
Máy thổi
khí Sân phơi bùn
Hoá chất keo tụ
Nước thải
- 32 -
- 33 -
Nhận xét về quy trình công nghệ xử lý nước thải:
Quy trình công nghệ của các cơ sở tái chế giấy nêu trên đều xử lý nước thải
theo 3 bậc: bậc 1, bậc 2 và bậc 3.
Xử lý bậc 1: gồm các công trình xử lý như bể điều hoà, bể phản ứng, bể keo
tụ, bể lắng. Các công trình này nhằm mục đích tách các hợp chất không tan
trong nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.
Xử lý bậc 2: gồm công trình xử lý sinh học (bể aeroten). Công trình này có tác
dụng xử lý các chất hữu cơ còn lại dạng tan.
Xử lý bậc 3: gồm bồn lọc áp lực và bể khử trùng sử dụng dung dịch chlorine.
Nước thải qua bồn lọc áp lực sẽ lọc sạch hàm lượng chất rắn lơ lửng còn lại.
Nước thải qua công đoạn khử trùng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
Nhận xét về hiện trạng vận hành hệ thống xử lý nước thải:
Trong thực tế vận hành hệ thống xử lý nước thải xảy ra một số trường hợp sau:
- Hệ thống xử lý nước thải vận hành nhưng chất lượng nước thải sau xử lý
không đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
- Một vài đơn vị do ý thức về công tác bảo vệ môi trường chưa cao nên có
hiện tượng không vận hành hệ thống xử lý hay nước thải, vận hành không
thường xuyên. Nước thải chưa qua xử lý trực tiếp vảo nguồn tiếp nhận.
Một số kết quả đo đạc nước thải đầu ra tại doanh nghiệp, xem bảng 3.1.
Bảng 3.1: Mẫu nước thải đầu ra của doanh nghiệp
Thời điểm lấy
mẫu
Nơi lấy
mẫu
Chỉ tiêu phân tích
pH
COD
(mg/l)
BOD
(mg/l)
SS (mg/l)
02/11/2012 Miệng
cống xả ra
sông
6,12 462 238,2 201
15/12/2012 7,12 374 190,1 232
- 34 -
Tham
Lương
QCVN 40:2011/BTNMT-cột B 5,5 - 9 150 50 100
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp.
Từ các kết quả qua quá trình theo dõi trên cho thấy, nước thải của nhà máy
luôn có các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD, COD, SS luôn cao hơn tiêu chuẩn cho
phép xả thải của doanh nghiệp nhiều lần, chỉ có giá trị pH nằm trong giới hạn
cho phép. Điều này cho thấy khả năng chấp hành việc xử lý nước thải của
doanh nghiệp có nước thải ô nhiễm là rất thấp, mặc dù doanh nghiệp đã đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý cục bộ cho riêng doanh nghiệp mình. Do đó, để cho
hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp luôn hoạt động tốt và ổn định, nhất
thiết phải có biện pháp xử lý thích hợp đối với việc không tuân thủ quy trình
xử lý nước thải cục bộ này.
3.1.2.2. Hiện trạng môi trường không khí
DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh đã phối hợp với Trung tâm đo đạc và phân
tích môi trường Phương Nam tiến hành khảo sát, lấy mẫu, phân tích chất
lượng không khí tại doanh nghiệp. Kết quả khảo sát được trình bày trong các
bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc môi trường không khí Quý I/2012
Vị trí lấy
mẫu
Ồn (dBA)
Bụi
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NOX
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
(1) 66-72* 0,62 0,220 0,060 5,2
(2) 58-66 0,30 0,105 0,020 2,2
(3) 55-68 0,28 0,110 0,020 2,0
QCVN
05:2009/BT
NMT
≤70
QCVN
26:2010/BT
NMT
0,30 0,35 0,2 30
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp, quý I/2012.
- 35 -
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường không khí Quý III/2012
Vị trí lấy
mẫu
Ồn (dBA)
Bụi
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NOX
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
(1) 65-72* 0,41 0,15 0,035 3,2
(2) 54-62 0,28 0,10 0,020 1,7
(3) 55-60 0,28 0,10 0,020 1,5
QCVN
05:2009/BT
NMT
≤70
QCVN
26:2010/BT
NMT
0,30 0,35 0,2 30
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp, quý III/2012.
Ghi chú:
(*): Khi có ảnh hưởng của các phương tiện giao thông.
Vị trí lấy mẫu: (1): phía trước DN; (2): bên hông DN; (3): phía sau DN
Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy:
- Chất lượng không khí tại DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh tương đối sạch.
- Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều thấp hơn hoặc nằm trong tiêu chuẩn cho
phép, chỉ có nồng độ bụi vượt hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,36- 2,06 lần trong
các lần đo đạc phân tích. Tuy nhiên, DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh đã
tiến hành biện pháp khắc phục bằng việc tăng cường việc tưới và rửa đường và
trong các lần đo đạc về sau thì chỉ tiêu bụi đã giảm đáng kể. Mặt khác, nguyên
nhân nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn là do các hoạt động giao thông vận tải
trên tuyến đường Phạm Văn Chiêu gây ra.
- Tất cả các chỉ tiêu đo đạc trong DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh đều nằm
trong tiêu chuẩn cho phép và sự sai khác nhau của các chỉ tiêu phân tích giữa
các lần quan trắc là không quá lớn, điều này chứng tỏ hoạt động của doanh
nghiệp chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh doanh
nghiệp và khu dân cư lân cận.
- 36 -
3.1.2.3. Hiện trạng chất thải rắn
Chất thải rắn công nghiệp thông thường của DNTN SX TM DV Tân Phú
Thịnh được quản lý theo quy định, được thực việc hợp tác với Công ty Dịch
vụ công ích quận Gò Vấp thực hiện thu gom chất thải rắn thông qua hợp đồng
trách nhiệm, với khối lượng trung bình 100 kg/ngày.
3.1.2.4. Hiện trạng chất thải nguy hại
Theo Quyết định 155/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại thì hiện nay doanh nghiệp đã thực
hiện, chất thải nguy hại được thu gom và mang đi xử lý bởi Công ty TNHH
Môi trường Thọ Nam Sang, với khối lượng ước tính khoảng 50 kg/ngày.
3.1.2.5. Hiện trạng cây xanh
Diện tích cây xanh hiện nay trong DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh đã đạt
được diện tích phủ xanh là 300 m2/3590 m2 đất của Doanh nghiệp.
3.1.2.6. Sự cố môi trường
Trong năm vừa qua DNTN SX TM DV Tân Phú Thịnh không có xảy ra sự cố
môi trường nào đáng kể, tuy nhiên trong phạm vi trách nhiệm, doanh nghiệp
đã thực hiện một số việc sau:
- Hệ thống phòng chống cháy nổ luôn sẵn sàng với 30 bình cứu hỏa túc trực
trong khuôn viên của doanh nghiệp.
- Đội an ninh của doanh nghiệp cũng đã có kế hoạch thực hiện chương trình
huấn luyện phòng cháy chữa cháy hàng năm theo kế hoạch chung của UBND
quận, thông qua Phòng Cảnh sát PCCC quận Gò Vấp.
3.2. Công ty TNHH SX TM Phương Thảo
3.2.1. Quá trình hình thành
3.2.1.1. Cơ sở pháp lý
- 37 -
Công ty TNHH SX TM Phương Thảo hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 4102000779, đăng ký lần đầu ngày 17/04/2000 năm 2000,
đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 17/7/2002 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố
Hồ Chí Minh cấp.
3.2.1.2. Ngành nghề hoạt động
Sản xuất giấy và bao bì
3.2.1.3. Lao động
Với hơn 20 lao động, thành phần lao động chủ yếu là lao động phổ thông và
lao động có tay nghề, chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất.
Đặc điểm lao động chủ yếu là dân nhập cư từ các tỉnh lân cận và một số ít ở
các tỉnh thành khác, lao động phần lớn không được đào tạo ngành nghề từ các
trường lớp mà chủ yếu là nghề dạy nghề, phần lớn lao động có trình độ văn
hoá thấp.
3.2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường
Phân tích đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội trong mối quan hệ với vấn đề
BVMT cho thấy việc BVMT trong Công ty TNHH Phương Thảo có các thuận
lợi và khó khăn sau:
3.2.1.4.1. Thuận lợi
- Được nhà nước tạo điều kiện khắc phục ô nhiễm theo chương trình di dời
của thành phố.
- Việc tiêu thoát nước mưa và nước thải tương đối thuận lợi.
3.2.1.4.2.Khó khăn
- Doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất phát từ việc di dời giải tỏa
trong thành phố cho nên việc đầu tư và sự ý thức trong việc giải quyết các vấn
đề môi trường đối với họ là rất khó khăn, đòi hỏi phai có chính sách hỗ trợ và
thời gian để thực hiện;
- 38 -
- Thành phần lao động có trình độ văn hóa thấp chiếm đa số cho nên nhận thức
về môi trường còn rất hạn chế, vì thế phải mất nhiều thời gian để tuyên truyền
và giáo dục về môi trường.
3.2.2. Hiện trạng môi trường
3.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước thải
Hiện tại, công ty Phương Thảo đã đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải
tập trung với công suất thiết kế là 50 m3/ngày.đêm.
Hình 3.3: Quy trình xử lý nước thải tại Công ty Phương Thảo
Bể hiếu khí
Bể lọc áp lực
Nước thải sản xuất
Bể điều hoà
Bể lắng
Bể tiếp xúc
Xả thải
- 39 -
Một số kết quả đo đạt về chất lượng nước thải
Bảng 3.4: Mẫu nước thải của Công ty
TT CÔNG TY NGÀNH SX T.CHẤT MẪU
CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
pH SS COD BOD5
QCVN 40:2011/BTNMT-cột B 5.5-9 100 150 50
1
Phương
Thảo
Bao bì
giấy
carton
NT trước xử lý 6.5 1484 2560 659
NT sau xử lý 6.8 166 393 104
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường quận Gò Vấp
Qua các kết quả khảo sát, theo dõi chất lượng nước thải tại các doanh nghiệp
đang hoạt động như sau:
Giá trị pH
Nằm trong giới hạn cho phép, xử lý đạt yêu cầu.
Ô nhiễm hữu cơ (thông qua chỉ số COD và BOD5)
Hầu hết nước thải của doanh nghiệp có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, chỉ số
BOD5, COD đều vượt quy định. Nước thải xử lý chưa đạt được tiêu chuẩn cho
phép, chỉ số COD nước thải sau xử lý của doanh nghiệp có khi lên đến
2.440mg/l.
Hàm lượng SS
Ngành giấy, bột giấy có hàm lượng SS trong nước thải sản xuất khá lớn,
khoảng 1.440mg/l vượt hơn 14 lần qui định cho phép. Do đó nước thải sản
xuất của các ngành này cần phải xử lý SS trong nước thải đạt tiêu chuẩn qui
định.
Từ các kết quả qua quá trình theo dõi trên cho thấy, nước thải của nhà máy
luôn có các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD, COD, SS luôn cao hơn tiêu chuẩn cho
- 40 -
phép xả thải nhiều lần. Điều này cho thấy khả năng chấp hành việc xử lý nước
thải của doanh nghiệp có nước thải ô nhiễm là rất thấp, mặc dù các doanh
nghiệp này đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý cục bộ.
Hiện nay, lưu lượng nước thải xử lý tại Trạm xử lý nước thải tập trung của
doanh nghiệp trung bình vào khoảng 50 m3/ngày.
Bảng 3.5: Mẫu nước thải sau xử lý
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Quý I Quý II Quý III
QCVN
40:2011/BTNMT-cột B TXL SXL TXL SXL TXL SXL
pH 6.52 6.91 6.02 6.77 7.05 7.68 5,5 – 9,0
BOD5 mg/l 383 52 360 27 645 16 50
COD mg/l 657 94 647 46 1135 36 150
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường quận Gò Vấp)
Ghi chú: TXL: Trước xử lý; SXL: Sau xử lý.
So sánh các kết quả khảo sát, phân tích chất lượng nước với cột B tiêu chuẩn
chất lượng nước TCVN 5945 – 1995 cho thấy: thực tại chất lượng nước thải
được thu gom về Trạm xử lý nước thải tập trung luôn được xử lý đạt tiêu
chuẩn cho phép xả ra nguồn tiếp nhận loại B - TCVN 5945 – 1995.
3.2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại Công ty được trình bày trong bảng
3.6 như sau:
- 41 -
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc môi trường tại Công ty Phương Thảo
TT QUÝ
VỊ TRÍ
ĐO
CHỈ TIÊU ĐO ĐẠC
BỤI NOx SO2 Pb THC
1
I
VT 1 0.28 0.047 0.073 < 0.001 1.38
2 VT 2 0.28 0.055 0.081 < 0.001 2.07
3 VT 3 0.28 0.059 0.069 < 0.001 2.24
QCVN 05,
06:2009/BTNMT
0.3 0.2 0.35 - -
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường quận Gò Vấp)
Ghi chú:
VT 1: Tại Trạm XLNT tập trung.
VT 2: Trước cổng.
VT 3: Phía sau công ty.
Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy:
- Chất lượng không khí tại công ty tương đối sạch.
- Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều thấp hơn hoặc nằm trong tiêu chuẩn cho
phép, chỉ có nồng độ bụi là gần tiêu chuẩn cho phép.
- Tất cả các chỉ tiêu đo đạc trong công ty đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép,
điều này chứng tỏ hoạt động của công ty chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng
không khí xung quanh công ty và khu dân cư lân cận.
3.3. Hiện trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp còn lại tại địa
bàn quận Gò Vấp
Nhằm đánh giá được hiện trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp
đang hoạt động còn lại. Từ đó kết luận được khả năng hiểu biết của doanh
nghiệp về những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, các kiến thức về
môi trường; việc vận dụng các công cụ quản lý môi trường và phương cách
- 42 -
kiểm soát môi trường hiện tại của các nhà máy. Qua đó sẽ nhận thấy rõ được
nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp cho việc nâng cao nhận thức và năng lực
quản lý môi trường tại nhà máy, cũng như những kiến thức về sản xuất sạch
hơn; bộ hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Từ đó, đề xuất những biện
pháp phù hợp, giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường cũng như những lợi ích kinh tế khi áp dụng phương
pháp sản xuất sạch hơn hoặc bộ tiêu chuẩn ISO 14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_chuong_trinh_nang_ca.pdf