LỜI CẢM ƠN.iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC CÁC BẢNG.vi
1. Lý do lựa chọn đề tài .7
2. Mục tiêu nghiên cứu .10
2.1 Mục tiêu tổng quát.10
2.2 Mục tiêu cụ thể .10
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.10
3.1 Đối tượng nghiên cứu.10
3.2 Khách thể nghiên cứu.10
3.3 Phạm vi nghiên cứu .10
4.1 Vấn đề nghiên cứu.11
4.2 Giả thuyết nghiên cứu.11
5. Khung lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.12
5.2 Phương pháp nghiên cứu .13
PHẦN NÔỊ DUNG .18
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.18
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài .18
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước.20
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. Error! Bookmark not
defined.
2.1 Cơ sở lý luận.
2.1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài .
2.1.2 Các lý thuyết áp dụng trong đề tài.
2.2 Cơ sở thực tiễn của Luận văn .
2.3 Mô tả vắn tắt về địa bàn nghiên cứu.
2.3.1 Đồng bằng sông Hồng .
2.3.2 Tóm tắt thông tin các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu.
2.3.3 Tóm tắt thông tin các xã thuộc địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG BÁO CHÍ ĐƯA TIN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .
3.1 Tần suất thông tin về BĐKH trên báo chí .
3.1.1 Tần suất xuất hiện chủ đề về BĐKH trên các báo .
3.1.2 Tần suất xuất hiện chủ đề về BĐKH trên các báoThái Bình, Hải Phòng, Nam Điṇh .
3.2 Bối cảnh đưa tin về BĐKH.
3.3 Hình thức thông tin về BĐKH.
30 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho nông dân ven biển đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, các nhà quản lý, hoạch định chính sách đã
công nhận giáo dục về BĐKH là ưu tiên hàng đầu và truyền thông nâng cao nhận thức
cộng đồng đứng vị trí số hai.
Tại Việt Nam, Hội nghị TW lần thứ 7, khóa XI, BCH TW Đảng đã ban hành
Nghị quyết số 24-NQ/TW “Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài
nguyên và BVMT”, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về
BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH cho người dân.
Ngày 05/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về
BĐKH theo Quyết định 2139/QĐ-TTg nhằm xây dựng một cộng đồng ứng phó hiệu
quả với BĐKH, trong đó nhiệm vụ cơ bản được xác định gồm: 1) Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các
vấn đề BĐKH; 2) Xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng
thông tin về BĐKH cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới cộng
đồng dân cư và địa bàn trọng điểm; 3) Đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vàocác
chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với BĐKH và giảm phát
thải KNK; 4) Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng
trong phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu
thụ thân thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân
rộng các điển hình tốt trong ứng phó với BĐKH.
10
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng (TTĐC) và báo cáo của các nhà
khoa học, nhà quản lý, thông tin về mối đe dọa của BĐKH, cảnh báo về tình trạng trái
đất nóng lên, mực nước biển dâng cao, mưa bão, lở đất, sóng thần... đã được đề cập
nhiều. Song, những thông tin đó khi đến với người dân còn chưa thực sự phát huy
được hiệu quả rõ rệt.
Gần đây, công tác truyền thông, đặc biệt là TTĐC về BĐKH, đã được chú ý
bằng việc tăng cường thông tin trên các kênh báo chí, đầu tư làm mới các chương
trình nhằm tiếp cận và thu hút công chúng và tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin
và tập huấn kỹ năng thông tin về BĐKH cho các phóng viên, biên tập viên, những
người làm báo. Tuy nhiên, theo đánh giá của PANOS (một mạng lưới toàn cầu của
các tổ chức phi chính phủ hợp tác về truyền thông để thúc đẩy phát triển) thì các nước
đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất c ủa BĐKH, nhưng hoaṭ đôṇg truy ền
thông của họ không mặn mà lắm trong việc đưa tin về th ảm họa môi trường này và
Viêṭ Nam cũng không n ằm ngoài nhận xét trên. Các phương tiện TTĐC chủ yếu tập
trung nhấn mạnh về những hệ lụy của BĐKH, biến nó thành mối đe dọa khiến người
ta sợ hãi mà lại ít chú ý đến việc hướng dẫn người dân hiểu và biết cách ứng phó
trong những tình huống cụ thể.
Từ thực tế đang diễn ra, học viên đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng vai
trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hâụ cho nông dân
ven biển đ ồng bằng sông Hồng”. Tuy nhiên, do điều kiện giới hạn về thời gian và
nguồn lực nên phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung thực hiện tại các xã Nam
Hƣng (Tiền Hải, Thái Bình); xã Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Điṇh) và xã Vinh
Quang (Tiên Lãng , Hải Phòng). Đây là những xã ven biển nằm trong khu dự trữ
sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng, tập trung
đông dân cư sinh sống bằng nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và chịu
tác động trực tiếp của BĐKH.
Nghiên cứu nhằm có cái nhìn tổng thể, khách quan về ảnh hưởng và tác động
của TTĐC đối với việc cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho người dân về
BĐKH, đặc biệt là nông dân ở một trong hai khu vực đồng bằng sản xuất lúa lớn nhất
cả nước và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH.
11
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá vai trò của báo chí trong việc cung cấp và định hướng thông tin về
BĐKH, giúp nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH, góp phần giảm thiểu
những tác động tiêu cực của BĐKH đối với đời sống, KT-XH.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ thưc̣ traṇg thông tin về BĐKH t ừ báo chí, đề tài sẽ xem xét vai trò của báo
chí trong việc cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH.
Đề tài đánh giá nhu cầu , nhâṇ thức của nông dân ven biển BĐSH về BĐKH
thông qua kết quả khảo sát ý kiến của người dân vùng thực hiện đề tài về những thông
tin về BĐKH mà họ tiếp thu và cảm nhận được từ báo chí.
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng định
hướng thông tin báo chí về BĐKH đối với các nhóm đối tươ ̣ ng nông dân ven biển
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho nông dân ven
biển ĐBSH
3.2 Khách thể nghiên cứu
Nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu, tác giả xác định 03 nhóm khách thể chính:
a) Nhóm nông dân và cán bộ xã, thôn ở khu vực ven biển BĐSH;
b) Nhóm các nhà báo chuyên viết về chủ đề môi trường, BĐKH;
c) Nhóm chuyên gia: Thuộc các lĩnh vực môi trường, BĐKH, báo chí - truyền thông
và chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước, Viện nghiên cứu, Vườn quốc gia,
Khu bảo tồn...
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trong giới hạn về thời gian và nguồn lực nên phạm vi nghiên
cứu của đề tài sẽ tập trung xem xét trường hợp điển hình tại khu vực duyên hải Bắc bộ
(tập trung tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Hải Phòng) là những địa phương ven
biển thuộc khu vực ĐBSH. Nghiên cứu đư ợc thực hiện taị 03 xã khu vực nông thôn
12
ven biển ĐBSH, gồm: Xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, Thái Bình; Xã Vinh Quang,
huyện Tiên Lãng, Hải Phòng; Xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, Nam Định.
Đây là những xã ven biển nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc khu vực
ĐBSH, nơi tập trung đông dân cư sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản, bị ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH.
Phạm vi thời gian: từ tháng 04/2015 đến tháng 12/2015.
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Vấn đề nghiên cứu
BĐKH hiện đang là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.Tại Việt
Nam, BĐKH có những ảnh hưởng và tác động trước mắt, vừa
có tác động tiềm tàng, lâu dài đến KT-XH và đời sống, diễn ra ngày càng rõ rệt. Để
ứng phó hiệu quả với BĐKH mọi người phải hiểu biết về BĐKH và những tác động
của nó, nâng cao nhận thức, giáo dục đào tạo về BĐKH được xác định là một trong
những nhiệm vụ quan troṇg của Chiến lược Quốc gia về BĐKH, trong đó có nhiệm
vụ cụ thể “phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới
cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm”.
Tuy nhiên, hiện nay, hiểu biết và nhận thức của công chúng về BĐKH còn
chưa cao. Một trong những nguyên nhân chính là do truyền thông còn chưa thực sự
quan tâm đến vấn đề này. Nghiên cứu vai trò và định hướng truyền thông của báo chí
trong việc nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân ở các khu vực
chịu ảnh hưởng nặng của BĐKH như khu vực ven biển ĐBSH là nhiệm vụ nghiên
cứu đặt ra của Luận văn này.
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Người nông dân ven biển ít quan tâm đ ến BĐKH, bởi báo chí ít đề cập đến chủ đề
này.
Người nông dân ven biển không coi tr ọng thông tin về BĐKH, bởi báo chí thường
đề cập một cách chung chung, không gắn với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể ở nông
thôn.
Báo chí góp phần làm tăng nhận thức về BĐKH cho người dân vùng ĐBSH.
13
Trong các loại hình báo chí, truyền hình cung cấp nhiều thông tin nhất về BĐKH
(vì người nông dân ven biển xem ti vi nhiều nhất).
Dự kiến đóng góp của luận văn
Về tính khoa học: Xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan
đến truyền thông về BĐKH và các dữ liệu khảo sát thực tế đánh giá hiểu biết về
BĐKH của người dân và khuyến nghị về hình thức, nội dung truyền thông phù hợp
đối với người dân khu vực ven biển ĐBSH.
Về tính thực tiễn: Luận văn này được thực hiện dựa trên sự phân tích về thực
trạng công tác tuyên truyền thông tin về BĐKH trên báo chí và khảo sát khả năng tiếp
cận thông tin của người dân về BĐKH từ các loại hình báo chí cũng như tác động của
báo chí đến nhận thức về BĐKH của người dân (đặc biệt là nông dân).
Về tính mới: Luận văn đánh giá một cách tách bạch giữa vai trò và hiệu quả của
báo chí các hoạt động khác trong vấn đề nâng cao nhận thức về BĐKH cho người dân
vùng ĐBSH, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền
thông về BĐKH phù hợp trong tương lai. Dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài có
thể là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo ở ĐBSCL và là ngu ồn tài liệu tham khảo cho
các cá nhân, tổ chức tâm quan tâm...
Nội dung nghiên cứu
Hiện trạng công tác tuyên truyền, thông tin về BĐKH của báo chí; Đánh giá vai
trò, ảnh hưởng của báo chí đối với việc nâng cao nhận thức về BĐKH của người dân
khu vực ven biển ĐBSH góp phần hỗ trợ người dân ứng phó kịp thời với BĐKH.
Nội dung công việc bao gồm:
Điều tra khảo sát và thu thập dữ liệu về tình hình nhận thức của người dân trên địa
bàn 03 xã về BĐKH và ứng phó với BĐKH và xem xét các hình thức tuyên truyền,
thông tin của báo chí về BĐKH hiện nay.
Phân tích sự liên quan và hiệu quả của hoạt động truyền thông đối với nhận thức
người dân về BĐKH.
Đề xuất giải pháp truyền thông phù hợp với người dân các khu vực ven biển ĐBSH
nói riêng và cả nước nói chung, nhằm góp phần nâng cao chất lượng định hướng
thông tin báo chí về BĐKH đối với các nhóm đối tươṇg nông dân ven biển trong th ời
gian tới.
5. Khung lý thuyết, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Khung lý thuyết và phƣơng pháp luận
14
Khung lý thuyết cơ sở của Luận văn sẽ được dựa trên phân tích hệ thống các yếu tố
có liên quan đến (i) Thông tin về BĐKH trên các loại hình báo chí; (ii) Tiếp cận của
người dân với thông tin báo chí về BĐKH (iii) Nhận thức của người dân (iv) Hình
thức của BĐKH; (v) Nguyên nhân của BĐKH (vi) Hậu quả của BĐKH (vii) Giải
pháp thích ứng BĐKH và tác hại của BĐKH. Thông qua các phân tích hệ thống này
sẽ làm rõ những vấn đề liên quan giữa các đối tượng. Để phân tích và đánh giá những
đối tượng trên, phương pháp khảo sát, phỏng vấn điều tra sẽ được áp dụng.
Hình 1. Khung lý thuyết cơ sở của Luận văn
Do vấn đề nghiên cứu là mối quan hệ giữa báo chí và công chúng nên để định
hướng tiếp cận lý thuyết cho Luận văn, tác giả sử dụng lý thuyết xã hội học truyền
thông đại chúng, bao gồm lý thuyết truyền thông tuyến tính của Harold Lasswell và
Claude Shannon, lý thuyết truyền thông đa bậc của Lazarsfeld và lý thuyết truyền
thông thay đổi hành vi (BCC).
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng thông tin về BĐKH trên báo chí và quan điểm
của người dân về BĐKH, Luận văn sẽ nhận diện vai trò của báo chí trong việc nâng
cao nhận thức về BĐKH cho người dân nông thôn khu vực ven biển Việt Nam hiện
nay.
5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả lựa chọn 04 phương pháp nghiên cứu cụ thể: (1) phân tích tài liệu, (2)
điều tra anket (3) phỏng vấn sâu và (4) xử lý số liệu.
5.2.1 Phân tích tài liệu
Ngoài các tài liệu sử dụng để nhận diện chủ đề nghiên cứu, tổng quan tài liệu
được liệt kê trong phần Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài này sử dụng 04 tài liệu
15
chính (phân thành 02 nhóm) sau đây làm cơ sở để khảo sát, thu thập thông tin phục vụ
mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhóm tài liệu mô tả thực trạng thông tin về BĐKH trên báo chí gồm:
Báo chí đưa tin về BĐKH: Nghiên cứu phối hợp giữa Học viện Báo chí và
Tuyên truyền và Viện Friedrich Ebert (FES) của CHLB Đức tại Việt Nam, Hà Nội,
2012. Đề tài khảo sát trên báo in bao gồm báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Tạp chí Môi trường
và báo mạng điện tử là www.vfej.vn. Thời gian nghiên cứu từ
ngày 1/8/2011-31/7/2012. Tổng số tin/bài được khảo sát là 127.725 tin/bài.
Thực trạng đưa tin về BĐKH trên truyền hình: Nghiên cứu phối hợp giữa Học
viện Báo chí và Tuyên truyền và Viện Friedrich Ebert (FES) của CHLB Đức tại Việt
Nam, Hà Nội, 2013. Đề tài khảo sát trên 02 kênh truyền hình là kênh truyền hình
quốc gia VTV1 và kênh truyền hình địa phương vùng Tây Nam bộ. Các tin/bài trong
mẫu nghiên cứu được thu nhập trong vòng 3 tháng từ ngày 1/6/2013 –
31/8/2013.Tổng các tin/bài thu nhập là 3.421tin/bài.
Nhóm tài liệu mô tả việc tiếp cận thông tin báo chí về BĐKH và nhận thức của
nông dân về BĐKH: Nhận thức và tiếp cận thông tin về BĐKH của người dân, Dương
Thị Thu Hương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013; Khảo sát về Khí hậu Châu
Á, dự án Climate Asia thuộc tổ chức BBC Media action.
Phân tích và thống kê các báo in ở các địa phương đã đưa tin về BĐKH đến công
chúng theo mức độ, nội dung và hình thức.
5.2.2 Điều tra Anket
Nhóm khách thể khảo sát chính là nông dân ven biển ĐBSH (bao gồm cả cán
bộ xã, thôn).
Khảo sát nhóm cán bộ xã, thôn là do nhóm đối tượng này cũng chịu sự ảnh
hưởng trực tiếp như người dân, đồng thời, bản thân họ cũng xuất phát là những người
dân có tham gia công tác quản lý tại địa phương. Họ đồng thời cung cấp thông tin từ
góc nhìn của người dân nhưng có những đánh giá dựa trên hiểu biết và tiếp cận thông
tin từ góc độ người quản lý của địa phương.
- Dung lượng mẫu: Trên cơ sở xác định địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nhất của mỗi
xã và chọn ngẫu nhiên 20-30 hộ/xã để phỏng vấn.
- Cơ cấu mẫu: Tính đến các yếu tố độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
16
- Phương thức lẫy mẫu: Việc lựa chọn đối tượng tham gia phỏng vấn có tính đến
nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố quan trọng nhất là nghề nghiệp có liên quan đến
BĐKH, sau đó, các yếu tố về giới tính, độ tuổi cũng được chú ý để đảm bảo thu được
những kết quả khảo sát đa chiều.
Đối với nông dân, tác giả lựa chọn theo xác suất đối tượng tham gia phỏng vấn
từ các hộ gia đình sinh sống tại các thôn mà các hiện tượng thay đổi của thời tiết xảy
ra thường xuyên và chịu tác động rõ rệt hơn của BĐKH. Việc lựa chọn này cũng đảm
bảo sự cân bằng tương đối về giới tính và độ tuổi của người tham gia phỏng vấn.
- Phương thức khảo sát điều tra: Tác giả thực hiện khảo sát tại địa phương, gồm: Xã
Nam Hưng, Tiền Hải, Thái Bình; Xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng; Xã
Giao Xuân, huyện Giao Thủy, Nam Định. Địa điểm phỏng vấn ở nhà hoặc ngoài
đồng, tùy vào thời điểm có thể gặp và trò chuyện được với họ.
Đối với cán bộ xã, thôn: Địa điểm phỏng vấn được thực hiện tại trụ sở UBND xã hoặc
nhà văn hóa thôn.
Bảng hỏi được thiết kế với khoảng 30% câu hỏi trong phiếu đều tra là những câu hỏi
mở. Điều này nhằm ghi lại được nhiều nhất, chân thực nhất ý kiến đa chiều của người
dân, cán bộ xã/thôn. Cụ thể: 140 phiếu khảo sát, bao gồm 65 phiếu là nông dân và 21
phiếu cán bộ xã, thôn;
Tại Nam Định: 24 nông dân và 04 cán bộ xã thôn của xã Giao Xuân,
Giao Thủy, Nam Định tham gia khảo sát, số lượng nam giới chiếm 46.4% trong khi
nữ giới chiếm 53.6%. Hầu hết những người tham gia khảo sát trong độ tuổi từ 30 đến
60 tuổi (chiếm 85.7%). Trình độ học vấn của người tham gia khảo sát tại Nam Định
phần lớn là từ THPT trở xuống (chiếm 83.3%), trong đó, cán bộ tham gia khảo sát có
2 người là trình độ đại học.
Tại Thái Bình: 21 nông dân và 07 cán bộ xã, thôn của xã Nam Hưng,
Tiền Hải, Thái Bình tham gia khảo sát. Nữ giới chiếm tỷ lệ gần gấp đôi (67.9% và
32.1%). Tuy nhiên, số nam cán bộ tham gia khảo sát nhiều hơn nữ cán bộ. Tỷ lệ
người ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi tham gia khảo sát là cao nhất, chiếm 71.4%. Trình
độ học vấn của người dân Thái Bình tham gia khảo sát phần lớn là THPT, trong số
các cán bộ tham gia khảo sát chỉ có 1 người có trình độ đại học, 2 người trình độ
trung cấp, còn lại THPT.
Tại Hải Phòng: 20 nông dân và 10 cán bộ xã, thôn của xã Vinh Quang,
Tiên Lãng, Hải Phòng tham gia khảo sát. Tỷ lệ giới tính khá đồng đều, nam giới
17
chiếm 47% và nữ giới chiếm 53%. Tuy nhiên, tỷ lệ nam nữ cán bộ tham gia khảo sát
lại có sự chênh lệch, trong đó có 7 cán bộ nam và chỉ có 3 cán bộ nữ tham gia khảo
sát. Tỷ lệ độ tuổi người tham gia khảo sát cao nhất là từ 30 đến 60 tuổi (63.3%), bên
cạnh đó chỉ có 1 người dưới 30 tuổi tham gia khảo sát tại Hải Phòng (3.33%). Trong
số các cán bộ tham gia khảo sát, phần lớn đều ở độ tuổi từ 30 đến 60, có 1 người trên
60 và 1 người dưới 30. Về trình độ học vấn, giống như tại Thái Bình và Nam Định,
hầu hết người dân có trình độ đến THPT (73.3%), từ trung cấp trở lên chiếm không
nhiều.
5.2.3. Phỏng vấn sâu
Hai nhóm khách thể quan trọng nữa của nghiên cứu là phóng viên, biên tập
viên các báo, đài TW, địa phương và các chuyên gia.
Các phóng viên, biên tập viên các báo, đài TW và địa phương là nhóm đối
tượng chuyển tải thông tin về BĐKH trên các phương tiện truyền thông nên những ý
kiến và đánh giá của họ rất quan trọng đối với kết quả khảo sát của Luận văn.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn cán bộ thuộc các tổ chức, cơ quan có liên quan để
khảo sát, bởi họ là những người đã và đang trực tiếp quản lý Vườn quốc gia, Khu bảo
tồn thuộc địa bàn nghiên cứu hoặc các cán bộ dự án về BĐKH, những ngườiam hiểu
về địa bàn, về những ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống ở địa phương kết hợp
với những kiến thức khoa học và thực tiễn sẽ có những đánh giá thực tế và khách
quan về tác động của BĐKH.
Đặc biệt, các chuyên gialà những nhà khoa học, những người có hiểu biết sâu,
rộng về BĐKH, cung cấp các thông tin về chính sách, các đánh giá và phân tích cũng
như nhận định tổng thể về tình hình BĐKH.
- Cơ cấu và dung lượng mẫu: 06 cuộc phỏng vấn sâu phóng viên các báo, đài TW; 26
cuộc phỏng vấn sâu phỏng vấn phóng viên báo , đài truyền hình các tỉnh Nam Định,
Thái Bình, Hải Phòng (mỗi cơ quan báo chí chọn 3-7 người ); 04 cuộc phỏng vấn sâu
chuyên gia về BĐKH và 18 cuộc phỏng vấn sâu cán bộ các dự án và tổ chức bảo tồn
có các hoạt động liên quan đến BĐKH tại các địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu
(mỗi tổ chức chọn 3-5 người để phỏng vấn). Cụ thể:
+ 07 cán bộ từ các báo, đài TW, gồm: Tạp chí Môi trường, báo TN&MT, Tạp chí
NN&PTNT,Tạp chí Biển Việt Nam, báo Công Thương, truyền hình Thông tấn.
18
+ 26 phóng viên các báo, đài các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, gồm: Đài
phát thanh, truyền hình Hải Phòng, báo Hải Phòng, Đài phát thanh, truyền hình Nam
Định, báo Nam Định và báo Thái Bình.
+ 04 chuyên gia về BĐKH và 18 cán bộ quản lý, chuyên môn của các cơ quan quản lý
nhà nước, Viện nghiên cứu, Vườn quốc gia, khu bảo tồn
- Phương pháp thực hiện: Đối với phóng viên và chuyên gia, địa điểm phỏng vấn ở
cơ quan làm việc và qua email.
Tất cả các phỏng vấn sâu đều được ghi chép l ại để đối chiếu trong quá trình
tổng hợp và xử lý dữ liệu. Mỗi cuộc phỏng vấn đều được ghi lại trên phiếu điều tra,
với trung bình khoảng 20 câu hỏi (bảng hỏi từng đối tượng đính kèm phụ lục). Mỗi
cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 20 - 30 phút.
5.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Để mã hóa và thực hiện các bước xử lý thông tin phục vụ cho việc viết báo cáo
kết quả nghiên cứu, dữ liệu định lượng sẽ được xử lý bằng phần mềm excel; Các
thông tin định tính và các cuộc phỏng vấn sâu được phân tích bằng phần mềm word
trên sở sở xây dựng hệ thống thu thập thông tin độc lập của tác giả.
6. Kết cấu Luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 04 chương:
Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài;
Chương III: Hiện trạng công tác tuyên truyền về BĐKH của báo chí;
Chương IV: Vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho
nông dân ven biển ĐBSH.
19
PHẦN NÔỊ DUNG
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
BĐKH đang là vấn đề được thế giới và Việt Nam quan tâm. Nhiều công trình
nghiên cứu về BĐKH đã được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của BĐKH và
kiến nghị các giải pháp cần thiết ứng phó và thích nghi với BĐKH, trong đó có những
nghiên cứu về BĐKH gắn với TTĐC.
1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Tại Mỹ, dự án truyền thông về BĐKH của Đại học Yale, tại trang web
ácnhận thức về BĐKH của cộng
đồng người Mỹ được khảo sát, sau đó thông qua trang website này, các thông tin về
BĐKH và chính sách giảm nhẹ BĐKH được chuyển tải đến cộng đồng. Tuy nhiên,
thông tin khảo sát và các nội dung truyền thông về BĐKH ở trang website này còn
mạng nặng tính khoa học hàn lâm về BĐKH và không có thông tin dành cho các đối
tượng công chúng rộng rãi.
Maxwell T. Boykoff and J. Timmons Roberts (2007) thực hiện nghiên cứu
“Climate change and journalistic norms: A case-study of US mass-media coverage”
thông qua phân tích tiêu đề và nội dung của các bài báo in cũng như tin tức được đưa
trên các kênh truyền hình có liên quan đến BĐKH từ năm 1988 đến 2004. Kết quả
phân tích trên 04 tờ báo in lớn của Mỹ gồm: the New York Times, the Los Angeles
Times, the Washington Post và the Wall Street Journal và 03 chương trình truyền hình
buổi tối là ABC World News Tonight, CBS Evening News and NBC Nightly News
cho thấy, có một sự gia tăng quan trọng trong việc đưa tin về cảnh báo toàn cầu về
BĐKH trên báo in và truyền hình của Mỹ trong các năm 1990, 1992, 1997, 2001,
2002 và 2004.
Trong báo cáo nghiên cứu “Media coverage of climate change: Current trends,
strengths and weaknesses”năm 2007 cũng của Maxwell T. Boykoff and J. Timmons
Roberts đã phân tích xu hướng, điểm mạnh và điểm yếu của TTĐC đối với vấn đề
BĐKH. Các câu hỏi được đặt ra trong báo cáo này là: Truyền thông có vai trò gì trong
việc ảnh hưởng đến hành động cá nhân, quốc gia và quốc tế trong việc giải quyết vấn
đề BĐKH? Truyền thông đã đưa tin về BĐKH nhiều như thế nào và điều gì đang làm
thay đổi việc đưa tin đó? Những ảnh hưởng giúp truyền thông tạo nên dư luận xã hội?
20
Truyền thông giúp gì cho việc phát triển các viện trợ nước ngoài cho các nước nghèo
thích ứng với BĐKH? Báo cáo cũng cho rằng, truyền thông đã làm sống dậy vấn đề
BĐKH nhưng cũng hạn chế về vấn đề này trong các tổ chức xã hội và viện trợ nước
ngoài.
Tại nghiên cứu “Climate Coverage Plummets On Broadcast Networks” của Jill
Fitzsimmons & Max Greenberg (2011) các kênh truyền hình lớn của Mỹ là ABC,
CBS, NBC và FOX đã cho thấy: 1) Mặc dù các tin về BĐKH vẫn đang được đưa tin
nhưng phạm vi phủ sóng lại giảm. Từ năm 2009, khi các đại biểu Mỹ thông qua dự
luật về khí hậu và tham gia hội nghị BĐKH ở Copenhagen thì một số lượng lớn tin
trên các chương trình chủ nhật và tin tức hàng đêm đã giảm rất nhiều; 2) Tin tức về
BĐKH trên các chương trình chủ nhật giảm 90% từ năm 2009 đến 2011. Tin tức hàng
đêm về BĐKH cũng giảm 70%; 3) Các nhà khoa học bị đứng ngoài trong các cuộc
thảo luận về BĐKH trên các chương trình chủ nhật. Các chương trình chủ nhật chủ
yếu tham khảo ý kiến của các nhân vật chính trị (chiếm 50%, bao gồm các quan chức,
nhà chiến lược và cố vấn), 45% còn lại là từ các số liệu truyền thông và không có ý
kiến của nhà khoa học nào. Đối với chương trình hàng đêm thì có 32% những người
được phỏng vấn hoặc trích dẫn ý kiến trên chương trình là các nhân vật chính trị và
20% là ý kiến của nhà khoa học; 4) Hầu hết các thông tin đề cập đến BĐKH đều có
liên quan đến chính trị. 97% những câu chuyện đề cập tới BĐKH trong 03 năm qua là
về chính trị tại Washington.
Cũng trong một nghiên cứu khác của Jill Fitzsimmons & Max Greenberg năm
2012 là“TV Media Ignore Climate Change In Coverage Of Record July Heat”chỉ ra
rằng,trong 06 kênh truyền hình được nghiên cứu, ABC là kênh đưa tin ít nhất về
BĐKH (khoảng 2% lượng thông tin). Trong các kênh truyền hình cáp thì CNN nhắc
đến BĐKH ít nhất, dưới 4% thông tin được đưa. Cũng theo nghiên cứu này cho thấy,
chỉ 8,7% thông tin trên truyền hình về các đợt nóng có nhắc đến BĐKH và 25,5%
thông tin được đưa trên các tờ báo in. 6% các thông tin được đưa trên truyền hình chỉ
ra, hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra BĐKH.
Trong báo cáo năm 2006 về “Thái độ của giới truyền thông trước BĐKH” của
PANOS đã nhận định: truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thảo
luận tại các nước đang phát triển nhưng các nhà báo tại Honduras, Jamaica, Sri Lanka
và Jambia hiểu biết rất ít và không quan tâm nhiều đến vấn đề nóng hổi mang tính
toàn cầu.
21
BBC Media Action năm 2012 đã công bố kết quả một nghiên cứu có quy mô
toàn quốc về trải nghiệm và sự thích ứng của người dân Việt Nam với BĐKH.Dự án
nghiên cứu Climate Asia đã tiến hành khảo sát hơn 33.500 người tại Việt Nam và 06
nước khác trong khu vực gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nepal, và
Pakistan và chỉ ra ở đâu người dân đang thích ứng hay gặp khó khăn trong việc thích
ứng với những thay đổi liên quan đến môi trường sống của họ. Climate Asia cũng đưa
ra khuyến nghị về việc sử dụng truyền thông như thế nào cho hoạt động ứng phó.
Như vậy có thể thấy, vấn đề truyền thông BĐKH đang được các nước
trên thế giới quan tâm và sử dụng nhiều phương tiện truyền thông công cộng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003294_2269_2006137.pdf