Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên hiện nay

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iii

DANH MỤC BẢNG. iv

MỤC LỤC.v

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.5

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .5

6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn.6

7. Kết cấu của luận văn.7

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC .8

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .8

1.1. Một số khái niệm.8

1.1.1. Nông thôn .8

1.1.2. Nông thôn mới.9

1.1.3. Xây dựng nông thôn mới .11

1.1.4. Quản lý .12

1.1.5. Quản lý nhà nước.13

1.1.6. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới .13

1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới .14

1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới .14

1.2.2. Vai trò của nông thôn, xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây

dựng nông thôn mới .16

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới .19

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.26

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc trong tỉnh 7.720 người, lao động làm việc ngoài tỉnh 4.760 người, xuất khẩu lao động 270 người (đạt 54% kế hoạch).[42] 2.1.2.2. Điều kiện văn hóa xã hội: Phú Yên là mảnh đất có bề dày lịch sử - văn hoá khá lâu đời gắn liền với nhiều dân tộc cùng chung sống từ bao đời nay (có gần 30 dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống tại các huyện miền núi phía tây, với các dân tộc thiểu số lâu đời như Chăm, Ê Đê, Ba-na, Hre, Hoa, Mnong, Raglai,). Họ sống hòa thuận từ nhiều thế kỉ trước và đóng góp vào sự hình thành và phát triển của nhiều ngành nghề tại Phú Yên như nghề trồng lúa, làm nương rẫy, hay nghề đánh bắt cá Với việc tìm ra đàn 50 đá, kèn đá có niên đại hơn 2.500 năm trước đây ở huyện Tuy An và nhiều di sản văn hóa Sa Huỳnh đã chứng minh rằng ở đây có cư dân cổ sinh sống và có nền văn hóa độc đáo. Bề dày lịch sử và tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên những đặc trưng văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc và phong phú, từ nghệ thuật hát tượng, bài chòi, hát bả trạo, những điệu hò của ngư dân cho đến các nghi lễ, tập tục và nhiều nhạc cụ độc đáo như trống đôi – ba lớn, cồng – chiêng vạch năm nhỏ của người dân tộc miền núi. Đặc biệt là Phú Yên đón Bằng UNESCO công nhận bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Ngoài ra, Phú Yên cũng là một trong những nơi có nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội Đầm Ô Loan, xã n Cư, huyện Tuy An; Lễ hội Đập Đồng Cam, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa; Lễ hội cầu ngư của ngư dân – xã n Phú, xã n Ninh Đông, huyện Tuy An và xã An Hải, Xuân Hoà, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh của thị xã Sông Cầu; Lễ hội dâng hương tại đền Lê Thành Phương – ấp Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An; Lễ hội chọi trâu: diễn ra tại vùng núi Phú Yên như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh; Lễ bỏ mã: tại các vùng núi như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh và có nhiều danh lam thắng cảnh như: vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, ghềnh Đá Đĩa, nhà thời Mằng Lăng, đảo Hòn Nưa, Hòn Chùa, ngọn Hải Đăng, bãi Môn, cao nguyên Vân Hòa, đầm Ô Loan 2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010-2019 - Những ảnh hưởng tích cực trong việc thực hiện XDNTM: + Với vị trí địa lý thuận lợi nhất là mạng lưới giao thông nằm trên trục quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 25 nối với tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29 nối với tỉnh Đắk Lắk; phía Nam có cảng biển Vũng Rô và sân bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây, cảng biển, sân bay tạo nên hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giao lưu, trao đổi hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh, thành trong vùng, cả nước và quốc tế. 51 Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển kể từ khi được tái lập, tách ra từ tỉnh Phú Khánh vào năm 1989, đến nay tỉnh Phú Yên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng ngày càng khang trang hơn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển đáng kể; một số dự án có quy mô lớn đã và đang được triển khai, sẽ tạo động lực cho tỉnh phát triển thời gian tới; bộ mặt nông thôn, miền núi, các đô thị có nhiều đổi mới, khởi sắc. Văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Với các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế và xã hội như trên, tỉnh Phú Yên sẽ phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) tại chỗ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút NNLCLC đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Đây chính là những điều kiện ban đầu đảm bảo cho việc xây dựng và thực hiện thành công chính sách thu hút NNLCLC cho các CQCM thuộc UBND tỉnh. Tỉnh đã ban hành các loại hình văn bản để thực hiện thu hút NNLCLC, bao gồm: Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy; Nghị quyết của HĐND tỉnh; Quyết định của UBND tỉnh, Các quy định này cũng liên tục được chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương nhằm thực hiện tốt thu hút NNLCLC về công tác tại tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Phú Yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có gần 600 di tích gồm nhiều loại hình như: Di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, đình, 52 chùa, nhà thờ, lăng, miếu, dinh, lẫm. Các di tích nằm rải rác khắp địa bàn tỉnh chính là điểm nổi bật của Phú Yên. Cùng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, Phú Yên còn bảo tồn và phát huy được nhiều di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình đa dạng, phong phú như: Lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca dân vũ; đặc biệt lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền biển và nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chinh năm của đồng bào dân tộc Chăm, Bana ở miền núi Phú Yên, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phú Yên còn có các lễ hội liên quan đến danh nhân lịch sử (Lương Văn Chánh, Lê Thành Phương, Trần Phú), các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng Về cảnh quan thiên nhiên, Phú Yên còn sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh, bờ cát mịn trải dài gần 200km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Bãi Xép, Bãi Môn –Mũi Điện, Vũng Rô, núi Đá Bia, Hòn Nưa. Ngoài ra, nhờ thiên nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều đặc sản văn hóa ẩm thực như sò huyết Ô Loan, ốc nhảy, ghẹ đầm Cù Mông, cá ngừ, bánh tráng lòng heo Hòa Đa, bò một nắng, các sản vật tôm, mực, cá miền biển và nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn đối với khách du lịch... + Với lợi thế có bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh, ngư trường lớn thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm hùm, cá mú, cá hồng, cua biển, nghêu, sò huyết ... nhiều thủy sản có giá trị cao. Có nhiều cơ sở sản xuất giống và chế biến thủy sản. Nguồn lao động có truyền thống, nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đông đảo, trở thành ngành quan trọng, mũi nhọn của huyện. Điều này đã đóng góp trực tiếp cho quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn và thúc đẩy sự huy động nguồn lực của người dân đóng góp trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra có nhiều đồng cỏ tự nhiên phát triển tốt thuận lợi chăn thả theo đàn. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn là nhằm thực hiện tốt việc 53 áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên cùng một diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chệnh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, tăng chất lượng sản phẩm; trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân sản xuất có diện tích nhỏ lẻ thành vùng sản xuất có quy mô diện tích lớn thuận tiện cho việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, giải quyết đầu ra ổn định có lợi cho nông dân. + Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, tạo điều kiện phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Tập trung xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh. Luôn ổn định tình hình an ninh chính trị, góp phần thuận lợi phát triển mọi mặt về kinh tế. + Đặc biệt Phú Yên có nhiều xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, có nhiều xã được thụ hưởng theo Chương trình 135, hỗ trợ đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 Quyết định số: 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017. Nên có nhiều nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đối với tỉnh. - Những khó khăn do tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội: + Với bờ biển dài thiên tai, bão lũ, triều cường xâm thực trên diện rộng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã bãi ngang ven biển, các công trình giao thông, kè bị xạc lở nghiêm trọng vào mùa mưa làm cho chi phí duy tu bão dưỡng các công trình hạ tầng nhiều tốn kém. Hạn hán, lũ lụt còn làm ảnh hưởng đến lĩnh vực nông nghiệp, giảm 20-30 % năng suất cây trồng, giảm lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng cánh Bắc của huyện, đặc biệt là nhất là làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triển lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn. 54 Đặc thù là tỉnh có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, xã ven biển nên nhận thức việc sinh còn hạn chế: Sinh đủ con trai để đi biển. Nên tỷ lệ dân số tăng nhanh có liên quan mật thiết đến các nguồn lực vật chất nuôi sống con người (lương thực, nước uống, quần áo) sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng, gây khó khăn lớn cho các gia đình nghèo. Đặc biệt sự gia tăng dân số đột biến khiến các chi phí cho y tế, giáo dục, văn hoá của Nhà nước không đáp ứng nổi. Các hộ nghèo không thể có đủ tiền chi cho việc học hành của con cái, một phần nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm tới việc học hành của con em mình “học nhiều thì cũng đi đánh bắt hải sản”, vì vậy, các em học sinh vùng biển chưa có định hướng tốt về việc học hành. Trình độ dân trí thấp, trình độ kỹ năng hạn chế không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng đói nghèo vẫn là một thách thức lớn nhiều trẻ em bị thất học và bỏ học, trí tuệ kém phát triển, cơ thể ốm yếu, lực lượng lao động trẻ dồi dào không đáp ứng nổi, các nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá. Dân số tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống từ môi trường cũng tăng lên, đi cùng với đó là quá trình khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến hậu quả nguồn tài nguyên bị suy kiệt, môi trường tự nhiện bị suy thoái. Còn nhà nước lại gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh tế, xã hội, đồng thời phải chăm lo các gia đình nghèo, tăng các chi phí y tế - giáo dục, văn hoá an ninh công cộng. Ảnh hưởng không nhỏ đến Chương trình xây dựng nông thôn mới. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010 - 2019 Nhận thức vị trí, vai trò của xây dựng nông thôn mới trong tiến trình xây dựng và bảo vệ và phát triển của tỉnh Phú Yên hiện nay, ngay sau khi Chính phủ phát động phong trào, tỉnh Phú Yên nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, thực hiện ngay các kế hoạch tuyên truyền, vận động đến từng huyện, xã, để người dân đóng góp ý kiến và cùng tham gia. Tỉnh nhanh chóng chỉ đạo việc thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới ở tất cả 9 huyện, thị xã, thành phố; đồng thời vận động tất cả các tổ chức đoàn thể trên địa bàn vào cuộc vì mục tiêu chung. 55 UBND tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, tạo phong trào thi đua rộng khắp giữa các xã, thôn trong toàn tỉnh. Các tấm pa-nô, áp phích tuyên truyền cổ động trực quan cũng được dựng lên ở tất cả 9 huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả như sau: 2.2.1. Về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng được quan tâm chỉ đạo. Cấp 45 giấy phép quy hoạch, 1.138 giấy phép xây dựng các loại, 16 chứng chỉ quy hoạch dự án đầu tư xây dựng; lập 08 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch vùng (Quy hoạch phân khu dọc 2 bên quốc lộ 25 đoạn từ cầu Trần Hưng Đạo đến QL1A; QH chung khu vực xung quanh Đầm Ô Loan; QH chung xây dựng Tp.Tuy Hòa; QH phân khu xây dựng khu trung tâm xã Xuân Hải và vùng phụ cận; QH chung xây dựng đô thị Xuân Lộc; QH vùng liên huyện ven biển; QH khu vực xung quanh núi Chóp Chài (bằng hình thức xã hội hóa, vốn Nhà đầu tư); Tổ chức lập QH xây dựng, QH đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 201-2020, 2021-2025.). Đã quyết định bãi bỏ 07 quy hoạch (Tại Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 07/01/2019 đã bãi bỏ: Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020; Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch khai thác thủy sản và hậu cần nghề cá vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu tỉnh Phú Yên, các điểm đưa ra khỏi danh mục đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cửa hàng xăng dầu; Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2020) và tiếp tục rà soát bãi bỏ các quy hoạch ngành, lĩnh vực,... không còn phù hợp theo Luật Quy 56 hoạch năm 2017. Tập trung xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hiện nay đang hoàn chỉnh Đề cương nhiệm vụ và dự toán, trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Triển khai Chương trình tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và 2021-2025. Thị xã Sông Cầu đã được công nhận đô thị loại III trực thuộc tỉnh; Bộ Xây dựng đã công nhận Khu vực dự kiến thành lập thị xã Đông Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV trực thuộc tỉnh. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh ước đạt 37%, tăng 3% so với năm 2018. [35], [41] 2.2.2. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới Phú Yên là tỉnh có nguồn thu ngân sách còn khó khăn. Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới tại các xã còn rất thấp thấp (bình quân đạt dưới 5 tiêu chí/xã/ năm 2010). Để có sự đột phá trong xây dựng nông thôn mới, Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND Tỉnh, BCĐ tỉnh đã có sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong XDNTM. Sau khi Trung ương ban hành các văn bản quy định việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, tỉnh Phú Yên kịp ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của Trung ương bao gồm có Nghị Quyết của Tỉnh ủy, Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân, Chỉ thị, Kế hoạch, Quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo. Qua gần 10 năm triển khai Chương trình MTQG XDNTM cho đến nay, Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành một số chính sách mang tính đột phá đã trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2019 tiêu biểu như sau: 2.2.2.1. Giai đoạn 2011 – 2015: - Tập trung cải thiện, nâng cao nguồn nhân lực ở cấp cơ sở: Thực hiện chính sách giải quyết cơ bản đầu ra cho cán bộ, công chức cấp xã đã lớn tuổi, không đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã góp phần lớn trong việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Chính sách thu hút, sử dụng trí thức trẻ về công tác ở 57 cấp xã (theo Nghị quyết số 153/2010/NQ-HĐND ngày 16/7/2010 và Nghị quyết số 113/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014), đến năm 2013 đã thu hút 266 trí thức trẻ công tác ở cấp xã (trong đó bổ nhiệm và bầu 25 trí thức trẻ giữ Phó Chủ tịch xã). Thu hút 100 kỹ sư nông nghiệp, cử nhân kinh tế về làm cán bộ xã để tham gia quản lý HTX. [41] - Chính sách đột phá trong phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn: Triển khai Chương trình bê tông hóa đường GTNT giai đoạn 2013-2015 (Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ngày 29/3/2013). Cấp tỉnh: hỗ trợ 100% xi măng, ống cống (nếu có) sử dụng vào công trình và chi phí vận chuyển xi măng, ống cống đến xã; hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác quản lý 02 triệu đồng/km; bổ sung cho các xã thuộc các khu vực I, II, II; Cấp huyện hỗ trợ không quá 15% giá trị thực công trình; Cấp xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, còn lại nhân dân đóng góp công lao động, hiến đất, tiền mặt - Ban hành thiết kế mẫu, cơ chế đầu tư đặc thù đối với các công trình về giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, trường học, nhà văn hóa và khu thể thao xã/ thôn nhằm tạo sự chủ động cho địa phương và người dân trong thực hiện XDNTM, tiết kiệm được chi phí đầu tư, phát huy hiệu quả sử dụng vốn ngân sách và huy động tối đa nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia XDNTM trong khi ngân sách các cấp còn rất khó khăn. - Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung trong XDNTM giai đoạn 2013- 2020 thực hiện Nghị quyết số 76/2013/NQ- HĐND, ngày 29/3/2013. - Cơ chế hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã, giai đoạn 2016-2020 thực hiện Chương trình MTQG XDNTM tỉnh Phú Yên thực hiện theo Nghị quyết số 167/2015/NQ-HĐND, ngày 25/12/2015. - Cơ chế hỗ trợ cho xã, huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch hàng năm và giai đoạn của tỉnh. 58 2.2.2.2. Giai đoạn 2016 – 2020: - Nghị quyết số 60/NQ-HĐND, ngày 16/12/2016 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn các xã thuộc khu vực miền núi tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017 – 2020. [41] - Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 27/9/2018 của HĐND tỉnh về quy định mức hỗ trợ công trình phúc lợi cho các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Bổ sung sửa đổi để phù hợp với điều kiện thực tiễn về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 (Nghị quyết số 36/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017). - Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 21/9/2017 của Hội đồng nhân dân về Quy định chính sách hỗ trợ các thôn, buôn hoàn thành Chương trình 135 ở các xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thôn, buôn có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao không thuộc diện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018-2020. - Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND ngày 27/9/2018 của Hội đồng nhân dân về quy định tỷ lệ phân cấp nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất (sau khi trừ chi phí đầu tư hạ tầng, trong đó bao gồm cả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) trên địa bàn xã cho ngân sách xã để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. - Giai đoạn 2016 - 2020, việc triển khai thực hiện Chương trình XDNTM dần đi vào ổn định, thuận lợi. Tỉnh Phú Yên tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho các xã, huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch hàng năm. Khuyến khích các xã vận dụng cơ chế đầu tư đặc thù để thi công các công trình hạ tầng, tăng cường công tác giám sát cộng đồng để giảm chi phí đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. - Sản xuất nông nghiệp tập trung phát triển, một số cây trồng, vật nuôi chủ lực theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, như vùng ven biển phát triển nuôi trồng thủy hải sản theo quy hoạch, đánh bắt cá xa bờ, vùng đồng 59 bằng phát triển cánh đồng lớn, vùng miền núi tập trung phát triển cây hồ tiêu, chăn nuôi gia súc, cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày. - Cơ chế hỗ trợ huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới: Hàng năm ngân sách tỉnh ưu tiên bố trí 40% vốn từ nguồn XSKT và thu sử dụng đất để hỗ trợ đầu tư cho 02 huyện Tây Hòa và Phú Hòa triển khai thực hiện hoàn thành đề án huyện nông thôn mới (Văn bản số 2287/UBND-KT ngày 08/5/2017 của UBND tỉnh) - Chỉ đạo trong triển khai nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu: Tỉnh ban hành Quyết định số 530/QĐ-UBND ngày 21/3/2018 về việc Ban hành tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Phú Yên và Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 21/3/2018 về việc xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 27/11/2018 phê duyệt danh sách xã điểm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Phú Yên đến năm 2020 bao gồm 09 xã thuộc 09 huyện, thị xã, thành phố. Kế hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 05 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cao. Mỗi huyện chọn 01 xã để tập trung chỉ đạo xây dựng nâng cao, kiểu mẫu trong giai đoạn 2018-2020; phấn đấu đến năm 2020 tỉnh có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. - Chỉ đạo triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Tỉnh ban hành Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 về Phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030. - Chính sách hỗ trợ đối với các thôn đặc biệt khó khăn trong xây dựng nông thôn mới: Nghị quyết này Quy định chính sách hỗ trợ các thôn, buôn hoàn thành Chương trình 135 ở các xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thôn, buôn có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao không thuộc diện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020 (Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 21/9/2017) Tỉnh triển khai Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 15/01/2019 về triển khai Đề án hỗ trợ thôn của các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019 – 2020. 60 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Để tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình theo Nghị quyết của tỉnh ủy, BCĐ XDNTM cấp tỉnh được thành lập theo Quyết định số: 1602/QĐ- UBND ngày 07/12/2010 của UBND tỉnh. Năm 2016 kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình nông thôn mới UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số: 1115/QĐ-UBND ngày 27/5/2016 về kiện toàn Văn Phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh giai đoạn 2010 – 2020. Năm 2017 tiếp tục kiện toàn tại Quyết định 2040/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 và năm 2018 BCĐ tỉnh đã kiện toàn tại Quyết định số 2336/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 và tiếp tục kiện toàn Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 theo quy định quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, với 33 thành viên (trong đó: Trưởng ban là Chủ tịch UBND tỉnh, 02 Phó Trưởng ban là 02 Phó Chủ tịch UBND tỉnh; 06 ủy viên thường trực và 24 ủy viên). [41] Đối với cấp huyện: Đã thành lập và kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG theo quy định quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trưởng Ban là Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban là Phó Chủ tịch huyện, ủy viên thường trực và ủy viên là các Trưởng phòng chuyên môn cấp huyện. Đến nay, có 09/09 huyện, thị xã, thành phố đã kiện toàn BCĐ và kiện toàn Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện. Trong đó, có 04 huyện bố trí 01 cán bộ chuyên trách thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, còn 05 đơn vị cấp huyện còn lại là cán bộ kiêm nhiệm thực hiện. Đối với cấp xã: Đã thành lập và kiện toàn Ban Quản lý Chương trình. Trưởng ban Quản lý là Chủ tịch xã, Phó Trưởng ban là Phó Chủ tịch xã. Đã bố trí cán bộ theo dõi Chương trình MTQG XDNTM, chủ yếu theo hình thức kiêm nhiệm (là cán bộ địa chính, cán bộ văn phòng UBND xã). Cấp thôn: Đã thành lập và kiện toàn Ban phát triển thôn, được thành lập. Ban phát triển thôn gồm có 02 thành viên. Trưởng và Phó thôn. UBND, BCĐ tỉnh Phú Yên đã tập trung xây dựng Kế hoạch hàng năm tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện XDNTM theo lộ trình, tiến độ đề ra, có sơ kết 6 61 tháng và tổng kết năm; kiện toàn nhân sự và điều chỉnh Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình MTQG XDNTM tỉnh phù hợp với tình hình thực tế địa phương. BCĐ nông thôn mới tỉnh đã tích cực triển khai, phân công các thành viên BCĐ phối hợp với BCĐ nông thôn mới của các huyện, thị xã, thành phố xuống kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các xã việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG về XDNTM trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo tiến độ đã đề ra. Việc tiếp nhận và phân bổ các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình XDNTM hàng năm được UBND tỉnh triển khai thực hiện giải ngân nhanh chóng và đầu tư có hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình XDNTM, BCĐ đặc biệt quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác XDNTM. Trong giai đoạn đầu (năm 2011-2013), triển khai công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình ở các cấp chủ yếu do V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_o_tinh_p.pdf
Tài liệu liên quan