Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà gồm 5 xã là dải đồng bằng ven biển

hẹp với 5793,7 ha diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp 3378,98 ha chủ

yếu là đất pha cát nặng, bãi cát, cồn cát và đất phèn mặn. Vùng đất cát ven biển

huyện Thạch Hà bị chia cắt bởi những khe suối nhỏ và có hướng nghiêng từ tây

sang đông. Đặc biệt ở trên địa bàn xã Thạch Hải có dãy núi Nam Giới nằm sát biển

gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử của đất nước, nơi đây có khu du lịch sinh thái

Quỳnh Viên và đền thờ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi – một vị tướng trấn giữ

vùng ven biển Nghệ An và Hà Tĩnh thời Hậu Lê. Sản xuất nông nghiệp ở đây không

chủ động tưới tiêu, chủ yếu trồng rau, màu, một số ít trồng lúa 1 vụ. Phần lớn diện

tích các xã ở đây trồng rừng phi lao xen keo với mục đích chắn cát bay, cát nhảy.

pdf97 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2010 So với năm 2005 So với năm 2000 Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) Diện tích năm 2000 Tăng(+) giảm(-) 1 2 3 4 5 (6) = (4)-(5) 7 (8) = (4)-(7) Tổng diện tích tự nhiên 35503,78 35703,39 -199,61 35722,6 -218,82 1 Đất nông nghiệp NNP 23040,47 22409,61 630,86 17908,79 5131,68 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13809,84 14181,36 -371,52 13217,07 592,77 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10779,04 10840,1 -61,06 10704,04 75 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 9373,75 9719,58 -345,83 9859,44 -485,69 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1405,29 1120,52 284,77 844,6 560,69 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3030,8 3341,26 -310,46 2513,03 517,77 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 8313 7327,1 985,9 4349,59 3963,41 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 4974,44 3062,9 1911,45 2244,65 2729,79 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 3338,56 4206,53 -867,97 2104,94 1233,62 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 57,58 -57,58 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 824,95 815,64 9,31 205,26 619,69 1.4 Đất làm muối LMU 87,57 79,34 8,23 133,13 -45,56 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 5,11 6,17 -1,06 3,74 1,37 2 Đất phi nông nghiệp PNN 9092,68 8390,24 702,44 7422,98 1669,7 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.1 Đất ở OTC 1074,49 729,88 344,61 657,1 417,39 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1017,77 681,68 336,09 616,64 401,13 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 56,72 48,2 8,52 40,46 16,26 2.2 Đất chuyên dùng CDG 4561,13 3999,12 562,01 3041,52 1519,61 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sựnghiệp CTS 24,59 25,83 -1,24 45,87 -21,28 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 170,78 153,36 17,42 94,74 76,04 2.2.3 Đất an ninh CAN 70,86 69,91 0,95 67,66 3,2 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nôngnghiệp CSK 731,44 400,57 330,87 66,91 664,53 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 3563,46 3349,45 214,01 2766,34 797,12 2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng TTN 45,73 35,38 10,35 2303 22,7 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 402,42 436,06 -33,64 408,05 -5,63 2.5 Đất sông suối và mặtnước chuyên dùng SMN 3008,75 3189,71 -180,96 3281,07 -272,32 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,16 0,09 0,07 12,21 -12,05 3 Đất chưa sử dụng CSD 3370,63 4903,54 -1532,91 10390,83 -7020,2 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2800,55 3464,24 -66369 5091,25 -22907 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 434,05 1299,46 -865,41 5108,58 -4674,53 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 136,03 139,84 -3,81 191 -54,97 Nguồn: Phòng TNMT huyện Thạch Hà - 2010ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Thứ nhất, về đất nông nghiệp thì năm 2010 toàn huyện có 23040,47ha còn năm 2000 thì đất nông nghiệp của toàn huyện là 5131,68ha, vậy diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã tăng lên 5131,68ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp tăng 592,77ha, đất lâm nghiệp tăng 3963,41ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 619,69ha, đất làm muối giảm 45,56ha và đất nông nghiệp khác 1,37ha. Chỉ tiêu đất nông nghiệp của năm 2010 là 23040,47ha còn năm 2005 là 22409,61ha, vậy đất nông nghiệp năm 2010 so với năm 2005 đã tăng 630,86ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp đã tăng 14181,36ha, đất lâm nghiệp đã tăng 985,9ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 9,31ha, đất làm muối tăng 8,23ha còn đất nông nghiệp khác lại giảm đi 1,06ha. Trong đất nông nghiệp so sánh giữu năm 2010 với 2000 thì chúng ta thấy rằng trong các hạng đất cấu thành đất nông nghiệp thì có đất nuôi trồng thủy sản tăng cao nhất với 619,69ha, tiếp theo đến là đất sản xuất nông nghiệp với 592,77ha còn đất làm muối thì giảm xuống một lượng đáng kể với mức giảm 45,56ha. Nguyên nhân chủ yếu gây nên sự giảm xuống đáng kể của đất làm muối là do diện tích đất làm muối của huyện Thạch Hà tập trung chủ yếu vào các xã đã chuyển sang để thành lập huyện Lộc Hà, còn các loại đât như đất nuôi trồng thủy sản hay đất sản xuất nông nghiệp tăng chủ yếu là do các loại đất chưa sử dụng đã giảm xuống một cách đáng kể (chúng ta sẽ rõ hơn khi đi sâu phân tích các loại đất chưa sử dụng ở phần sau) đồng thời riêng với loại đất nuôi trồng thủy sản thì trên vùng đất cát ven biển hiện nay đã tiến hành nhiều dự án nuôi tôm trên cát đồng thời chính sách của huyện nhà cũng khuyến khích nhân dân nuôi trồng thủy sản để xuất khẩu, trong những năm gần đây thì nguồn thu từ ngành nuôi trồng thủy sản cũng mang lại một phần thu nhập đáng kể đóng góp khá lớn cho GDP toàn huyện. Thứ hai, đất phi nông nghiệp của năm 2000 là 7422,98ha còn năm 2010 là 9092,68ha, vậy so sánh giữa năm 2010 với năm 2000 thì năm 2010 có diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 1669,7ha. Trong đó đất ở tăng lên 417,39ha, đất chuyên dùng tăng lên 1519,61ha, đất tôn giáo tín ngưỡng tăng lên 22,7ha,đất nghĩa trang nghĩa địa giảm xuống 5,63ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 272,32ha và đất phi nông nghiệp khác 12,05ha. Khi so sánh các loại đất trong hạng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 mục đất phi nông nghiệp thì ta thấy rằng loại đất có diện tích tăng lên cao nhất là đất chuyên dùng, trong hạng đất chuyên dùng thì loại đất phục vụ cho mục đích công cộng tăng lên một cách đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là khi đời sống vật chất ngày càng phát triển thì các nhu cầu về dịch vụ công cộng cũng ngày một nâng cao như các khu vui chơi giải trí, nơi giao lưu gặp gỡ ngày một nhiều thêm. Khi so sánh chỉ tiêu đất phi nông nghiệp của năm 2010 với năm 2005 thì ta thấy so với năm 2005 đất phi nông nghiệp đã tăng 702,44ha. Trong đó đất ở tăng lên 344,61ha, đất chuyên dùng tăng lên 562,01ha, đất ton giáo tín ngưỡng tăng lên 10,35ha, đất nghĩa trang nghĩa địa giảm xuống 33,64ha, đất đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm xuống 180,96ha và đất phi nông nghiệp khác tăng lên 0,07ha. Cũng như khi so sánh các loại đất trong chỉ tiêu đất phi nông nghiệp giữa năm 2010 với năm 2000 thì các loại đất trong hạng đất phi nông nghiệp của năm 2010 so với năm 2005 cũng tăng lên đáng kể trong đó đáng chú ý là loại đất chuyên dùng mà cụ thể hơn nữa đó là loại đất dành cho mục đích công cộng, vì đời sống vật chất ngày càng cao nên nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng lớn, bởi thế xã hội phải dành ra một quỹ đất khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu này. Thứ ba, đất chưa sử dụng của năm 2010 so với năm 2000 thì đã giảm 7020,2ha trong đó đất đồng bằng chưa sử dụng giảm 2290,7ha, đất đồi núi chưa sử dụng giảm 4674,53ha và đất núi đá không có rừng cây giảm 54,97ha. Đối với năm 2010 so với năm 2000 thì các các hạng đất cấu thành loại đất chưa sử dụng đều giảm xuống một cách đáng kể trong đó giảm nhiều nhất là hạng đất đồi núi chưa sử dụng. Xét chỉ tiêu đất chưa sử dụng của năm 2010 so với năm 2005 thì năm 2010 đã giảm 1532,91ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng giảm xuống 663,69ha, đất đồi núi chưa sử dụng giảm 865,41ha và đất núi đá không có rừng cây giảm xuống 3,81ha. Nhìn chung trong hạng đất chưa sử dụng thì có đất đồi núi chưa sử dụng giảm đi nhiều nhất khi so sánh năm 2010 với năm 2000 cũng như khi so sánh giữa năm 2010 với năm 2005, đây là một tín hiệu tốt trong khâu quản lý và sử dụng đất của huyện Thạch Hà. Nhận xét: Qua số liệu mà chúng ta có được từ các bảng trên ta thấy rằng tổng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 diện tích đất tự nhiên của huyện Thạch Hà giảm xuống đáng kể khi so sánh giữa các mốc năm 2010 với năm 2000 và 2005, nguyên nhân chủ yếu là do tách một số vùng đất của huyện để sáp nhập với thành phố Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà. Diện tích đất tự nhiên giảm dẫn đến các loại đất cấu thành đất tự nhiên giảm trong đó phải kể đến là diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm bên cạnh nguyên nhân là giảm diện tích đất tự nhiên mà thêm vào đó là diện tích đất ở tại các vùng nông thôn cũng như đô thị tăng lên do lấy đất sản xuất nông nghiệp làm vườn ở, điều này cũng là hệ quả của sự bùng nổ dân số. Trong bối cảnh đất chật người đông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày một thu hẹp nên vấn đề an ninh lương thực đang phải đứng trước nhiều thách thức, có nhiều câu hỏi đặt ra cho ngành sản xuất nông nghiệp trong đó làm thế nào để giữ vững an ninh lương thực trong nước cũng như khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế đối với các mặt hàng nông sản ngày nay. Trong tình trạng đất nông nghiệp càng thu hẹp thì vấn đề sử dụng đất nông nghiệp thế nào cho hiệu quả là điều mà chúng ta nên quân tâm hàng đầu, xem nó như là một quyết sách quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nước nhà nói chung và phát triển ngành nông nghiệp nói riêng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG CÁT VEN BIỂN Theo bảng số liệu 3.1 ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà là 3378,98 ha trong đó có 3146,33 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 63,52% diện tích đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp có 1219,14ha, chiếm 36,08% diện tích đất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thuỷ sản có 12,8 ha, chiếm 0,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác chiếm 0,68ha tương đương 0,02% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp . Trong các loại đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (3378,98ha chiếm 63,52%), vì sản xuất trên vùng đất cát nên đất trồng các loại cây hàng năm khác chiếm tỷ lệ cao nhất đó là 1456,76 ha chiếm 86,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn vùng. Cây lúa là loại cây trồng truyền thống từ lâu đời nhưng khi ngành nông nghiệp bước sang giai đoạn sản xuất hàng hóa thì đất trồng lúa ở đây ngày càng thu hẹp, theo bảng số liệu 2.4 cho thấy thì đất trồng lúa ở đây chỉ có 218,45ha chiếm 13,04% đất sản xuất nông nghiệp của toàn vùng. Lúa ở đây được trồng một vụ trong năm và hầu như người dân ở đây trồng các giống lúa có thân dài nhằm mục đích chủ yếu là lấy rơm rạ để phục vụ cho chăn nuôi gia súc đồng thời lấy phân hữu cơ để dùng vào việc trồng các lọai cây hàng năm khác cho giá trị kinh tế cao hơn. Đất trồng cây lâu năm là 417,12ha chiếm 21,95% đất sản xuất nông nghiệp với các loại cây phổ biến như cam, ổi nhưng năng suất rất bấp bênh. Trong các loại đất nông nghiệp, đất rừng có 1219,14ha chiếm 36,08% diện tích. Trong đó rừng sản xuất có 506,92ha chiếm 41,58% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ có 712,22ha chiếm 58,42% diện tích đất rừng. Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển có tác dụng phòng chống bão và chống cát bay, cát nhảy. Theo thực tế chúng tôi thấy tại địa phương vùng nghiên cứu thì rừng phòng hộ chủ yếu là trồng cây phi lao, cây phi lao với đặc tính chịu hạn hán cũng như chất liệu gỗ của nó rất cứng nên phù hợp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 để trồng trên vùng đất cát ven biển nhưng ngược lại thì giá trị kinh tế trực tiếp từ nó lại rất thấp. Trước đây người ta khai thác loại cây này để chủ yếu làm củi nhưng gần đây khi mà đường sá đi lại thuận tiện hơn thì cũng có một vài thương nhân mua nó để về chế biến gỗ nhưng giá rất rẻ so với những loại cây khác. Hi vọng trong những năm tới chúng ta sẽ tìm được những giống cây phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây đồng thời cũng cho giá trị kinh tế cao hơn. Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà Đơn vị tính: ha Thứ tự Loại Đất Mã Tổng Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 3378,98 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2146,33 63,52 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1675,21 78,05 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 218,45 13,04 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1456,76 86,96 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 471,12 21,95 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1219,14 36,08 1.2.1 Đất rừng phòng hộ RPH 712,22 58,42 1.2.2 Đất rừng sản xuất RSX 506,92 41,58 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 1.3 Đất làm muối LMU 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 12,84 0,38 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,68 0,02 Nguồn: Phòng TNMT huyện Thạch Hà - 2010 Đất nuôi trồng thuỷ sản của của vùng đất cát ven biển huyện 12,84ha chiếm 0,38% diện tích đất nông nghiệp. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn là một ngành sản xuất non trẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể đầu tư phát triển mạnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Tuy nhiên, trong quá trình khai thác phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần chú ý đến vấn đề môi trường, tránh gây ra ô nhiễm sẽ khó bảo đảm nền sản xuất bền vững. Nhìn chung trên địa bàn vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà thì việc sử dụng các thành phần quỹ đất trong quỹ đất nông nghiệp nói chung không đồng đều nhau mà cụ thể trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 63,52%. Đất nông nghiệp trên vùng đất cát ven biển là loại đất xấu cho nên chủ yếu chỉ trồng được các cây hàng năm khác còn cây lúa là cây trồng ruyền thống từ bao đời nay của nhân dân ta nhưng đưa nó trồng trên đất cát lại cho hiệu quả rất thấp. Vậy cho nên chúng ta cần có những biện pháp, chính sách đúng đắn nhằm sử dụng một cách có hiệu quả vùng đất cát ven biển bằng việc tạo ra những giống cây hàng năm mới phù hợp với diều kiện khí hậu ở đây đồng thời cũng cho năng suất và chất lượng cao hơn góp phần nâng cao đời sống của các hộ thuần nông trên vùng cằn cỗi này. 3.2. CÁC CTLC CHỦ YẾU ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN THẠCH HÀ Luân canh là phương thức thay đổi cây trồng theo thời gian (theo mùa vụ) và theo không gian (theo vị trí đất đai) nhằm mục đích tăng sản lượng thu hoạch, năng suất đất đai, hiệu quả sử dụng đất... Tuy nhiên, tại vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà người ta áp dụng nhiều loại cây trồng khác nhau, phần lớn không theo một quy luật chung nhất trên từng thửa đất cụ thể mà tùy vào điều kiện thời tiết, giá cả và nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp trên thị trường để áp dụng các cây trồng khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý địa phương chúng tôi đã tiến hành đi sâu nghiên cứu các công thức luân canh cây trồng chủ yếu mà người dân ở đây áp dụng từ lâu đồng thời cũng là một trong những thành phần quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất, tình hình thu nhập của người dân vùng ven biển nói riêng và toàn huyện Thạch Hà nói chung. Theo bảng số liệu 3.2 ta thấy rằng, thời vụ gieo trồng của các công thức luân canh được quy định khá rõ ràng, đặc điểm thời tiết khí hậu ở các vùng ven biển có những đặc trưng riêng như năm nào cũng bị gió bão, hiện tượng sương muối nên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 đối với các sở ban ngành liên quan họ có những quy định cụ thể cho thời gian gieo trồng cũng như thu hoạch đúng thời vụ để tránh mất mùa do thiên tai lũ lụt gây ra. Cụ thể, đối với cây lạc vụ đông xuân thì thời hạn làm đất và gieo trồng phải bắt đầu từ tháng 12 và chậm nhất là hoàn thành vào tháng 1 năm sau để kịp thu hoạch vào tháng 4 nhằm kịp thời gieo trồng cây khác trên cùng thửa đất đó. Đối với cây lạc vụ hè thu thì thời gian quy định làm đất và gieo trồng phải bắt đầu từ tháng 5 và phải thu hoạch vào tháng 9 để kịp thời tránh mùa bão. Nhìn vào sơ đồ thể hiện ở hình 3.2 ta thấy rằng các loại cây trồng trồng vào vụ đông xuân, sau khi thu hoạch xong là phải tiến hành làm đất để gieo trồng liền để tiến hành cho kịp thời vụ hè thu. Tránh tình trạng như các vụ sản xuất trước do trình độ kỹ thuật chưa cao cũng như sự chỉ đạo không sát sao của các ban ngành có liên quan làm bà con gieo trồng không đúng thời hạn nên chưa kịp thu hoạch thì đã bị bão lũ cuốn trôi làm mùa mất trắng hoặc gieo trồng đúng thời điểm sâu bệnh phát triển đó cũng là lý do khiến bà con phải thất bát mùa màng. Đối với cây khoai lang vụ đông xuân thì thời hạn tiến hành gieo trồng bắt đầu nửa cuối tháng 11 và kết thúc thu hoạch vào tháng 4 năm sau. Theo bà con nông dân ở địa phương cho biết trước đây lúc đang đói nghèo thì cây khoai trồng chủ yếu vì mục đích phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày nên thời hạn gieo trồng và thu hoạch lúc đó chỉ kéo dài trong vòng 4 tháng còn phần lớn bây giờ khi đời sống kinh tế phát triển hơn thì cây khoai lang trồng chủ yếu vì mục đích chăn nuôi nên thời gian gieo trồng cũng như thu hoạch kéo dài đến 6 tháng. Đối với cây đậu xanh vụ hè thu thì thời vụ gieo trồng cũng giống với cây lạc vụ hè thu, nói chung vì điều kiện thời tiết khí hậu đặc trưng của vùng ven biển nên quy định thời vụ gieo trồng phải hết sức nghiêm ngặt để tránh tình trạng mất mùa không đáng để xảy ra như trước đây. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 3.2: Các công thức luân canh chủ yếu trên vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà Chỉ tiêu Diện tích(ha) Thời vụ gieo trồng và thu hoạch 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. CTLC1 213 Lạc đông xuân 213 Lạc hè thu 213 2. CTLC2 177,5 Khoai đông xuân 177,5 Lạc hè thu 177,5 3. CTLC3 6 Lạc đông xuân 6 Đậu xanh hè thu 6 Nguồn: Số liệu điều tra, tổng hợp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 3.3. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG TRONG CÁC CTLC TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN THẠCH HÀ 3.3.1. Cây lạc Theo số liệu cung cấp từ phòng thống kê huyện Thạch Hà và thông qua việc xử lý số liệu của tác giả, nhìn vào bảng số liệu 3.3 chúng ta thấy rằng nếu xét riêng trên vùng đất cát ven biển thì diện tích, năng suất, sản lượng của cây lạc qua 3 năm từ 2008 đến 2010 đều có xu hướng giảm dần. Cụ thể, đối với diện tích khi so sánh giữa năm 2010 với năm 2008 thì tổng diện tích gieo trồng đã giảm 99,5ha tương ứng với giảm 14,03%, nguyên nhân chủ yếu của việc giảm diện tích gieo trồng đó là do giảm diện tích canh tác, đây là dấu hiệu của việc thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp để lấy đất làm vườn ở cũng như phục vụ cho việc sản xuất các ngành kinh tế khác. Khi một vùng dân sinh sống chủ yếu bằng thuần nông mà diện tích đất sản xuất nông nghiệp của họ ngày càng bị thu hẹp dần thì đây là một điều đáng quan tâm và có biện pháp can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đời sống nhân dân trong vùng không phải gặp khó khăn vì thiếu đất sản xuất. Bảng 3.3: Diễn biến sản xuất cây lạc trên vùng đất cát ven biển Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 SS (10/08) Tỷ lệ tăng/giảm(%) I. Trên vùng đất cát ven biển +Diện tích gieo trồng ha 709 674,5 609,5 -99,5 -14,03 +Năng suất tạ/ha 27,32 25,36 24,84 -2,48 -9,08 +Sản lượng tấn 1880,5 1706,8 1589,1 -291,4 -15,5 II. Toàn huyện +Diện tích ha 2598,8 2339,7 2326,7 -272,1 -10,47 +Năng suất tạ/ha 25,4 25,2 24,3 -1,1 -4,33 +Sản lượng tấn 6595,8 5885,7 5645,5 -950,3 -14,41 III. So sánh (I/II) +Diện tích % 27,28 28,83 26,2 +Năng suất % +7,56 +0,63 +2,22 +Sản lượng % 28,51 29 28,15 Nguồn: Số liệu tổng hợp và xử lý ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Trong điều kiện đất đai ngày càng bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp cần có sự đầu tư thích đáng để năng suất cũng như chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao thì khi nhìn vào bảng số liệu 3.3 chúng ta lại thấy rằng năng suất cây lạc trên vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà giảm một cách đáng kể khi so sánh giữa năm 2010 và 2008, giảm đến 2,48 tạ/ha tương ứng với giảm 9,08% và giảm nhiều hơn so với mức giảm của mặt bằng chung năng suất cây lạc trên toàn huyện. Việc giảm năng suất cây trồng trong giai đoạn này phần lớn là vì thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt vùng ven biển hằng năm phải gánh chịu những trận bão lớn đồng thời cũng có một số người dân chạy đua theo sản xuất những ngành kinh tế khác để rồi không chú tâm nhiều đến việc sản xuất nông nghiệp của mình, điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức của các sở ban ngành đặc biệt là trung tâm khuyến nông của huyện để tình trạng này ngày càng cải thiện một cách tốt hơn. Diện tích gieo trồng giảm và năng suất giảm điếu đó kéo theo sự giảm xuống của sản lượng cây lạc. Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng khi so sánh sản lượng giữa năm 2008 so với 2010 thì sản lượng đã giảm xuống 291,4 tấn tương ứng với giảm 15,5%. Để tăng sản lượng thì không cách nào khác ngoài việc chúng ta phải tăng diện tích gieo trồng và năng suất của cây lạc lên. 3.3.2. Cây khoai lang Theo như xu hướng sản xuất chung của toàn huyện thì diện tích gieo trồng cũng như sản lượng cây khoai lang của vùng đất cát ven biển có sự giảm xuống giữa các năm mà chúng ta lấy số liệu để so sánh, diện tích gieo trồng của năm 2010 đã giảm 261,8 ha tương ứng với giảm 39,05%, lý giải cho điều này là vì diện tích canh tác ngày càng thu hẹp tương tự như chúng tôi đã phân tích ở mục 3.3.1. Vấn đề sản lượng cây khoai lang giảm sẽ có tác động xấu đến việc chăn nuôi gia súc trên địa bàn vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà vì người dân ở đây trồng khoai lang phần lớn vì mục đích phục vụ cho việc chăn nuôi gia súc. Về chỉ tiêu năng suất thì khác với năng suất của cây lạc, cây khoai lang có năng suất cây trồng tăng lên khi so sánh giữa năm 2010 và năm 2008, cụ thể là năng suất tăng lên 8,16 tạ/ha tương ứng với tăng 12,61%, việc tăng năng suất thể hiện ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 được phần nào mức đầu tư đúng mức các loại phân bón cũng như chăm sóc gieo trồng đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó còn phải kể đến khâu chọn giống mới của người sản xuất cũng như công tác khuyến nông đạt hiệu quả của ban khuyến nông huyện nhà. Bảng 3.4: Diễn biến sản xuất khoai lang trên đất cát ven biển Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 SS (10/08) Tỷ lệ tăng /giảm(%) I. Trên vùng đất cát ven biển +Diện tích gieo trồng ha 670,5 362 408,7 -261,8 -39,05 +Năng suất tạ/ha 64,72 75,84 72,88 8,16 12,61 +Sản lượng tấn 4333 2846 3093,1 -1240 -28,62 II. Toàn huyện +Diện tích ha 1933,5 1352,7 1051,1 -882,4 -45,64 +Năng suất tạ/ha 64,7 76,3 72,9 8,2 12,67 +Sản lượng tấn 12509 10326 7666,3 -4843 -38,71 III. So sánh (I/II) +Diện tích % 34,68 26,76 38,88 +Năng suất % +0,03 -0,60 -0,03 +Sản lượng % 34,64 27,56 40,35 Nguồn: Số liệu tổng hợp và xử lý 3.3.3. Cây đậu xanh Trong các cây trồng ở các CTLC được áp dụng trên vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà thì cây đậu xanh là cây mới đưa vào sử dụng gần đây nhất và đồng thời nó cũng có diện tích gieo trồng thấp nhất so với cây lạc và cây khoai lang. Cũng như xu hướng sản xuất và gieo trồng của cây lạc và cây khoai lang thì cây đậu xanh có diện tích gieo trồng ngày càng giảm đi kéo theo đó năng sản lượng cũng ngày một đi xuống khi chúng ta so sánh giữa thời điểm năm 2010 và 2008. Năm 2010 thì diện tích gieo trồng là 6ha trong khi đó diện tích gieo trồng năm 2008 là 14ha, vậy năm 2010 giảm so với năm 2008 là 8ha tương ứng với 57,14%. Nếu nhìn vào chỉ tiêu sản lượng chúng ta cũng thấy rằng sản lượng đã giảm hơn một nửa khi so sánh mức sản lượng đậu xanh trên vùng đất cát ven biển thời điểm năm 2010 so với năm 2008. Tại năm 2008 thì mức sản lượng cây đậu xanh đạt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 6,7 tấn và đến năm 2010 thì mức sản lượng loại cây trồng này chỉ còn 3,3 tấn tính trên toàn vùng đất cát ven biển. Để nâng cao giá trị thu nhập cây đậu xanh thí chúng ta cần phải nâng cao giá trị sản lượng của nó bằng cách tăng diện tích gieo trồng lên đồng thời bằng các biện pháp bền vững để nâng cao năng suất cây trồng. Bảng 3.5: Diễn biến sản xuất cây đậu xanh trên vùng đất cát Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 SS(10/08) Tỷ lệ tăng /giảm(%) I. Trên vùng đất cát ven biển + Diện tích gieo trồng ha 14 12,7 6 -8 -57,14 + Năng suất tạ/ha 4,7 4,825 5,43 0,73 15,53 + Sản lượng tấn 6,7 6,2 3,3 -3,4 -50,75 II. Toàn huyện + Diện tích gieo trồng ha 280 135,4 97,9 -182,1 -65,04 + Năng suất tạ/ha 5,7 4,8 5 -0,7 -12,28 + Sản lượng tấn 159,2 65,6 49,1 -110,1 -69,16 II. So sánh (I/II) + Diện tích % 5 9.38 6,13 + Năng suất % -17,54 +0,52 +8,6 + Sản lượng % 4,21 9,45 6,72 Nguồn: Số liệu tổng hợp và xử lý Khác với năng suất cây lạc, năng suất cây lạc có xu hướng giảm xuống giữa các năm thì năng suất cây đậu xanh lại có xu hướng tăng lên một cách rõ rệt. Năm 2008 năng suất chỉ đạt 4,7 tạ/ha thì đến năm 2010 năng suất đạt 5,43 tạ/ha tương ứng với năng suất tăng 15,53%. Mặc dù cây đậu là loại cây trồng mới đưa vào canh tác trên đất cát trong những năm gần đây nhưng nó đã phần nào thể hiện được sự thích nghi của nó với điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt của vùng ven biển. Trong những năm tới chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa đến việc phát triển sản xuất giống cây này nhằm mang lại giá trị thu nhập cao hơn góp phần nâng cao đời sống cho bà con nông dân trên vùng đất này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 3.4. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÁC HỘ ĐIỀU TRA 3.4.1. Một số thông tin cơ bản về các hộ điều tra Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất cát ven biển huyện Thạch Hà, tôi đã lựa chọn hai xã đặc trưng để nghiên cứu đó là xã Thạch Lạc có diện tích đất cát ven biển là 1175,91 ha và xã Thạch Hải có diện tích đất cát ven biển là 1349,96ha đất cát ven biển là hai xã có diện tích đất cát ven biển lớn nhất trong toàn vùng bởi vậy các số liệu điều tra nông hộ để đưa ra phân tích nghiên cứu mang tính chất đại diện cho toàn vùng đất cát ven biển của huyện Thạch Hà. Lựa chọn ngẫu nhiên mỗi xã 45 hộ để điều tra phỏng vấn, qua bảng số liệu 3.9 thể hiện đặc điểm cơ bản về chủ hộ, thông tin cở bản về các hộ điều tra ta thấy: Đối với chỉ tiêu tuổi bình quân chủ hộ ta thấy xã Thạch Hải có tuổi bình quân của chủ hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_o_vung_cat_ven_bien_huyen_thach_ha_tinh_ha_tinh_9453_19092.pdf
Tài liệu liên quan