Trang tựa
Trang chuẩn y. i
Lý lịch cá nhân . ii
Lời cam đoan. iii
Lời cảm ơn . iv
Tóm tắt .v
Abstract . vi
Mục lục. vii
Danh mục từ viết tắt. ix
Danh mục hình ảnh .x
Danh mục bảng . xii
MỞ ĐẦU .1
Chương 1 TỔNG QUAN .4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ PIN NHIÊN LIỆU VI SINH VẬT (MFC)
.4
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển công nghệ pin nhiên liệu vi sinh
vật (MFC).4
1.1.2. Một số nghiên cứu điển hình về công nghệ MFC.5
1.1.3. Cấu tạo cơ bản và nguyên lý hoạt động của MFC .7
1.1.4. Các dạng thiết kế MFC .8
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ VI SINH VẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA MFC .11
1.2.1. Vi sinh vật trong hệ MFC.11
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của MFC.13
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.16
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .16
2.1.1. Nội dung 1: Thiết kế, lắp đặt mô hình và vận hành thích nghi.16
90 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bằng hệ pin nhiên liệu vi sinh vật không dùng màng so với hệ pin nhiên liệu vi sinh vật dùng màng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích bề mặt anode (m2).
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước
Nước thải được lấy tại dòng ra của mô hình trong cùng thời gian vào buổi
sáng. Sau đó mẫu được phân tích tại Phòng thí nghiệm Công Nghệ Sinh Học, Đại
Học Quốc Tế- ĐHQG TP.HCM. Các chỉ tiêu COD, NH4+-N và TP được phân tích
cách 5 ngày/lần. Giá trị pH được đo mỗi ngày trực tiếp tại mô hình.
Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước thải tại Phòng thí nghiệm Công
Nghệ Sinh Học, Đại Học Quốc Tế- ĐHQG TP.HCM đều dựa theo tài liệu “Standard
Methods for Examination of Water and Wastewater (23rd Edition)”.
Phương pháp phân tích bề mặt điện cực anode
Phân tích bề mặt điện cực anode bằng phương pháp sử dụng Kính hiển vi điện
tử quét (SEM) với thiết bị chuyên dụng S-4800, HI-9039-0006, Hitachi (Nhật Bản).
Phương pháp SEM được sử dụng nhằm xác định hình ảnh đánh giá khả năng phát
triển màng sinh học trên bề mặt điện cực anode. Sau khi kết thúc quá trình thí nghiệm,
mẫu điện cực anode được thu thập và gửi về Phòng thí nghiệm Công nghệ nano trực
thuộc Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh để tiến
hành phân tích đặc điểm bề mặt. Về mặt kỹ thuật, mẫu điện cực anode (20 – 40 mm)
đã được cố định với 2,5% glutaraldehyd trong 4 giờ ở 400C. Các mẫu sau đó được
rửa sạch 3 lần với nước và làm mất nước bằng cách ngâm liên tiếp trong ethanol với
nồng độ tăng dần (30%, 50%, 70%, 80%, 90% và ethanol tuyệt đối) trong 10 phút.
Sau đó các mẫu được sấy khô, gắn vào cuống mẫu bằng cách sử dụng bột than chì và
sau đó mẫu vật được phủ vàng để tiến hành phân tích.
22
Phương pháp phân tích vi sinh vật
Metagenomics là sự phân tích DNA đa hệ gen (DNA metagenome) của tất cả
các vi sinh vật thu nhận trực tiếp từ mẫu môi trường tự nhiên. Quá trình metagenomics
liên quan đến việc phân lập DNA từ một mẫu môi trường tiếp theo là giải trình tự và
phân tích bộ gen. Các phương pháp tiếp cận metagenomics được nhắm mục tiêu như
metagenomics 16S ribosome (16S rRNA), bao gồm các bước như thu thập mẫu, tách
chiết DNA, khuếch đại chuỗi phản ứng polymerase 16S rRNA (PCR), tiếp theo là
giải trình tự thế hệ mới (NGS) và phân tích trình tự bằng cách sử dụng các công cụ
tính toán khác nhau. Việc lựa chọn các gen để khuếch đại là một bước quan trọng của
metagenomics. Trong hầu hết các nghiên cứu, 16S rRNA giải trình tự gen đã được
sử dụng rộng rãi để phân tích đa dạng trong quần thể vi khuẩn. Việc sử dụng rRNA
và tầm quan trọng của nó đối với đặc điểm và nghiên cứu sự tiến hóa của vi khuẩn có
từ những năm 1970, khi Carl Woese đã mô tả việc sử dụng trình tự phân tử để xác
định các mối quan hệ tiến hóa. rRNA hiện diện trong tất cả hệ thống tự tái tạo, có thể
dễ dàng bị phân lập cho phép phát hiện về mối quan hệ giữa các loài vi khuẩn khác
nhau. Các 16S rRNA hiện diện phổ biến ở tất cả các sinh vật nhân sơ và có nhiều
vùng phụ, cụ thể là V1 – V9 có thể được sử dụng cho sự phân biệt riêng biệt của các
sinh vật nhân sơ khác nhau.
Các mẫu vi sinh vật được gửi đi phân tích tại Trung tâm Dịch vụ xét nghiệm
kỹ thuật cao KTEST (Địa chỉ: D5/126 Quốc lộ 50, Ấp 4, Xã Phong Phú, Huyện Bình
Chánh, TP. HCM). Quy trình phân tích được tiến hành theo mô tả như sau:
Tách chiết DNA
DNA được tách chiết bằng bộ kit mini QIAamp Blood DNA (Qiagen, Đức).
Chất lượng và nồng độ DNA được đánh giá bằng máy quang phổ và bộ xét nghiệm
Qubit dsDNA HS (Life Technologies).
Giải trình tự
Thư viện giải trình tự được chuẩn bị bằng Bộ mã vạch PCR nhanh 1D(SQK-
RPK004) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Mẫu DNA được giải trình tự trên máy
giải trình tự thế hệ mới Illumina Hiseq/Nextseq với kích thước 2x150 PE trên hệ
23
thống Illumina (Hoa Kỳ).
Phân tích dữ liệu tin sinh học
Quy trình gồm nhiều công cụ khác nhau phục vụ cho phân tích trình tự 16S.
Công cụ DADA2 (Callahan và cs, 2016) dùng để gán biển thể khuếch đại (amplicon
sequence variants) và loại bỏ các trình tự chimeric. Cho mục đích phân loại sinh vật,
phân tích các chỉ số alpha-diversity và beta-diversity, sử dụng Qiime2 (Evan Bolyen
và cs, 2018) với cơ sở dữ liệu phân loại chuyên biệt cho loại mẫu và mục tiêu cụ thể.
Cơ sở dữ liệu GreenGenes hoặc SILVA có thể được dùng cho phân loại vi khuẩn dựa
trên 16S.
Hình 2.6. Quy trình NGS
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thực nghiệm được xử lý và thống kê bởi phần mềm MS Excel 2019,
phần mềm SPSS 25 và các phần mềm chuyên dụng khác.
2.2.4. Giới hạn của đề tài
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả cũng gặp khá nhiều khó khăn
như điều kiện vật chất cũng có hạn chế, một số trang thiết bị thí nghiệm không đảm
bảo để tự tiến hành các thí nghiệm phân tích trong phòng thí nghiệm nên tác giả phải
gửi mẫu phân tích dịch vụ. Đồng thời, kinh phí để thực hiện đề tài này cũng rất ít, có
phần hạn chế khi thực hiện nhiều giai đoạn thí nghiệm khác nhau. Đặc biệt, trong thời
gian tiến hành thí nghiệm cũng gặp khó khăn khi phải thực hiện các biện pháp giãn
cách xã hội vào đỉnh điểm của đợt dịch Covid-19. Do vậy, đây cũng chính là những
khó khăn mà tác giả gặp phải trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
24
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH MFC DÙNG MÀNG VÀ MFC
KHÔNG DÙNG MÀNG
3.1.1. Sự thay đổi pH
Hình 3.1 thể hiện sự thay đổi pH ở khoang cathode của 2 hệ thống MFC có
màng trong suốt thời gian vận hành với 4 mức tải trọng khác nhau. Nhìn chung, qua
50 ngày tiến hành thí nghiệm thì sự thay đổi pH ở mô hình MFC có màng 1 và MFC
có màng 2 lần lượt tương ứng là 7,5 – 11,6 và 6,6 – 10,8. Ở tải trọng OLR 1, pH của
cả hai mô hình MFC đều không có sự thay đổi quá nhiều, mức dao động từ 9,08 –
11,6. Tuy nhiên, khi chuyển sang tải trọng OLR 2 thì pH của cả 2 mô hình MFC đều
có sự thay đổi không ổn định. Ở mô hình MFC có màng 1 cho thấy sự mất ổn định
về pH rất rõ và giảm xuống mức 7,5; 9,3 và 7,6 vào lần lượt các ngày thứ 18, 23 và
27. Ở mô hình MFC có màng 2, giá trị pH cũng giảm mạnh vào những ngày thứ 18
và 24 với mức pH giảm xuống lần lượt tương ứng 6,82 và 7,48. Mặt khác, giá trị pH
không tăng trở lại khi khảo sát với mức tải trọng OLR 3 và OLR 4 ở cả 2 mô hình
MFC có màng, pH lúc này dao động vào khoảng 7,6 – 10,3 và 6,6 – 9,8 tương ứng ở
mô hình MFC có màng 1 và MFC có màng 2. Thực hiện kiểm định t-test trên SPSS,
kết quả cho thấy có sự khác biệt thống kê (p < 0,05) về giá trị pH của 2 mô hình MFC
có màng 1 và MFC có màng 2. Sự khác biệt về pH giữa 2 mô hình MFC có màng có
thể là do sự ảnh hưởng từ nồng độ dung dịch đệm PBS được bổ sung thường xuyên
vào khoang cathode nhằm duy trì sự ổn định pH.
25
Hình 3.1. Sự thay đổi pH của MFC có màng
Sự thay đổi pH ở khoang cathode của 2 hệ thống MFC không màng được thể
hiện ở biểu đồ hình 3.2. Nhìn chung, qua 50 ngày tiến hành thí nghiệm với 4 mức tải
trọng khác nhau thì sự thay đổi pH ở mô hình MFC không màng 1 và MFC không
màng 2 lần lượt tương ứng là 7,1 – 11,1 và 7,2 – 11,4. Ở tải trọng OLR 1, pH của cả
hai mô hình MFC không màng đều không có sự thay đổi quá nhiều và mức dao động
từ 9,5 – 11,4. Tương tự như ở mô hình MFC có màng, khi khảo sát với mức tải trọng
OLR 2, giá trị pH ở cả 2 mô hình MFC không màng đều có xu hướng giảm mạnh và
mất ổn định. Tuy nhiên, khi chuyển sang khảo sát ở mức tải trọng OLR 3 và OLR 4
thì giá trị pH có xu hướng thấp hơn so với giá trị pH ở mức OLR1 và cũng không có
nhiều biến động. Cụ thể, ở mô hình MFC không màng 1, giá trị pH dao động trong
khoảng 7,1 – 9,2 và dao động trong khoảng 7,2 – 8,7 ở mô hình MFC không màng 2.
Thực hiện kiểm định t-test trên SPSS, kết quả cho thấy không có sự khác biệt thống
kê (p > 0,05) về giá trị pH của 2 mô hình MFC không màng 1 và MFC không màng
2.
26
Hình 3.2. Sự thay đổi pH của MFC không màng
Sự mất ổn định pH ở cả 2 mô hình MFC có màng và không màng có thể giải
thích thông qua cơ chế phản ứng xảy ra ở cực cathode, theo phương trình (1) và (2)
dưới đây:
O2 + 4H+ + 4e- = 2H2O (1)
O2 + 2H2O + 4e- = 4OH- (2)
Phản ứng thông thường xảy ra ở cathode là phản ứng theo phương trình (1),
nhưng nếu phản ứng (2) xảy ra thì đây có thể là nguyên nhân làm thay đổi pH.
Như vậy, từ hình 3.1 và hình 3.2 dễ dàng nhận thấy rằng giá trị pH của mô
hình MFC không màng ổn định hơn so với mô hình MFC có màng. Bên cạnh đó, khi
thực hiện phân tích sâu ANOVA (Post Hoc) với kiểm định LSD trên SPSS, kết quả
cho thấy có sự khác biệt thống kê (Sig < 0,05) về giá trị pH của mô hình MFC có
màng 1 và cả 2 mô hình MFC không màng. Sự khác biệt về pH của 2 mô hình MFC
có thể được giải thích thông qua cơ chế phản ứng và chuyển proton từ anode đến
cathode. Khi phản ứng phân giải cơ chất ở khoang anode bởi các vi sinh vật sẽ tạo ra
H+, mà trong mô hình MFC có màng CEM là màng trao đổi proton, được thiết kế cho
sự di chuyển proton, nhưng trong MFC nó cho phép cả sự di chuyển của chất mang
điện tích dương (Na+, K+, NH4+, Ca2+, và Mg2+) và sự hiện diện của chúng cao hơn
105 lần so với proton hòa tan trong MFC (Rozendal và ctv, 2008).Vậy sự canh tranh
di chuyển của các cation khác sẽ ảnh hưởng tới hệ thống MFC. Khi các chất hòa tan
bị tiêu thụ, proton được sản xuất từ khoang anode và được tiêu thụ tại khoang cathode.
27
Nếu proton không thể di chuyển đúng tốc độ từ anode tới cathode, pH có thể bị giảm
tại anode và tăng tại cathode trong khi sự cân bằng vật chất được duy trì bởi sự di
chuyển của các cation khác. Ở mô hình MFC không màng thì các proton được tạo ra
ở anode sẽ di chuyển dễ dàng hơn đến khoang cathode do không có màng CEM.
Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt về pH ở các mô hình MFC không màng và MFC
có màng.
3.1.2. Cường độ dòng điện
Sự thay đổi cường độ dòng điện của 2 mô hình MFC có màng qua 4 tải trọng
hữu cơ khác nhau được thể hiện trên hình 3.3. Nhìn chung, cường độ dòng điện đo
được rất thấp, ở mô hình MFC có màng 1 và MFC có màng 2 dao động lần lượt tương
ứng là 0 – 1,3 µA và 0,1 – 10,1 µA. Từ hình 3.3 có thể thấy cường độ dòng điện của
mô hình MFC có màng 1 đạt được rất nhỏ (gần như bằng 0) và không có sự biến động
trong suốt 50 ngày thí nghiệm. Tuy nhiên, cường độ dòng điện của mô hình MFC có
màng 2 đo được cao hơn nhiều so với MFC có màng 1 nhưng không có sự ổn định
qua thời gian thí nghiệm. So sánh với kết quả nghiên cứu của Ismail và Jaeel được
công bố vào năm 2013 thì cường độ dòng điện đo được là 1,67 mA (Ismail và Jaeel,
2013). Theo kết quả kiểm định t-test trên SPSS, có sự khác biệt thống kê (p < 0,05)
về cường độ dòng điện giữa MFC có màng 1 và MFC có màng 2. Sự khác biệt về
cường độ dòng điện giữa 2 mô hình MFC có màng có thể là do hoạt động của các
nhóm vi sinh vật sinh điện ở 2 mô hình có sự khác nhau về thành phần loài và sự ảnh
hưởng của màng CEM vì chính màng CEM là tác nhân gây ra sự khác nhau về nội
trở (internal resistance) của 2 mô hình MFC (hình 3.4).
28
Hình 3.3. Cường độ dòng điện của mô hình MFC có màng
Hình 3.4. Màng trao đổi cation (CEM): A – MFC có màng 1; B – MFC có màng 2
Hình 3.5 thể hiện cường độ dòng điện của 2 mô hình MFC không màng 1 và
MFC không màng 2. Đối với mô hình MFC không màng 1, cường độ dòng điện biến
động nhiều và gần như không có sự ổn định trong suốt quá trình thí nghiệm. Giá trị
cường độ dòng điện đo được nhỏ nhất là 6,08 µA vào ngày thứ 26 và đạt cao nhất ở
mức 1904,8 µA vào ngày thứ 22. Mặt khác, đối với mô hình MFC không màng 2 thì
cường độ dòng điện không có sự biến động nhiều và duy trì được sự ổn định khi khảo
sát qua 3 mức tải trọng hữu cơ OLR 1, OLR 2 và OLR 3. Nhưng khi khảo sát ở tải
trọng OLR 4 thì cường độ dòng điện giảm mạnh và không còn duy trì được ổn định.
Mặc dù, cường độ dòng điện đo được ở mô hình MFC không màng cao hơn so với
các mô hình MFC có màng nhưng so với kết quả nghiên cứu của nhóm Jang và cộng
sự thì vẫn còn thấp hơn, theo đó cường độ dòng điện đo được ở nhóm nghiên cứu này
A B
29
đạt cao nhất là 2 mA (Jang và ctv, 2004). Tuy nhiên, theo kết quả kiểm định t-test
trên SPSS, không có sự khác biệt thống kê (p > 0,05) cường độ dòng điện giữa mô
hình MFC không màng 1 và MFC không màng 2.
Hình 3.5. Cường độ dòng điện của mô hình MFC không màng
Sự khác biệt về cường độ dòng điện giữa các mô hình MFC có màng và MFC
không màng là do sự khác nhau về cấu tạo giữa có và không có màng CEM. Chính
CEM là tác nhân làm tăng nội trở của MFC (Harnisch và ctv, 2008; Li và ctv, 2011).
Vì vậy mà cường độ dòng điện trong các MFC không màng cao hơn so với trong các
MFC có màng. Bên cạnh đó, khi thực hiện phân tích sâu ANOVA (Post Hoc) với
kiểm định Tamhane’s T2 trên SPSS, kết quả cho thấy có sự khác biệt thống kê (Sig
< 0,05) về cường độ dòng điện giữa MFC có màng 1 và MFC không màng 1; MFC
có màng 1 và MFC không màng 2; MFC có màng 2 và MFC không màng 1.
3.1.3. Hiệu điện thế hở mạch (OCV)
Hiệu điện thế hở mạch (OCV) của 2 mô hình MFC có màng được khảo sát qua
4 tải trọng khác nhau trong 50 ngày thí nghiệm. Sự thay đổi hiệu điện thế hở mạch
được thể hiện trên hình 3.6. Nhìn chung, giá trị OCV đo được ở mô hình MFC có
màng 1 và MFC có màng 2 dao động lần lượt tương ứng là 17,8 – 334,2 mV và 305,8
– 721 mV. Ở tải trọng OLR 1, hiệu điện thế hở mạch của mô hình MFC có màng 1
có xu hướng giảm dần và không ổn định, nhưng hiệu điện thế hở mạch của mô hình
MFC có màng 2 lại có xu hướng tăng dần. Khi chuyển sang khảo sát ở mức tải trọng
OLR 2 thì giá trị OCV ở mô hình MFC có màng 1 tiếp tục giảm mạnh và dao động
trong khoảng 17,8 – 64,6 mV. Ở mô hình MFC có màng 2, giá trị OCV có xu hướng
30
giảm vào những ngày đầu của tải trọng OLR 2 nhưng sau đó tăng trở lại và duy trì ổn
định về cuối tải trọng 2, giá trị OCV dao động trong khoảng 520,8 – 637,6 mV. Ở
tải trọng OLR 3, giá trị OCV của mô hình MFC có màng 1 có xu hướng tăng nhưng
sau đó giảm vào những ngày cuối của tải trọng, giá trị OCV dao động trong khoảng
46 – 148,3 mV. Trái ngược lại với MFC có màng 1, giá trị OCV của MFC có màng
2 lại có xu hướng giảm vào 5 ngày đầu của tải trọng OLR 3 và sau đó tăng trở lại, giá
trị OCV dao động trong khoảng 488 – 628,7 mV. Xu hướng tăng giá trị OCV ở những
ngày đầu tải trọng và giảm vào những ngày cuối tải trọng cũng xuất hiện khi khảo sát
ở mức tải trọng OLR 4 đối với mô hình MFC có màng 1. Tuy nhiên, ở mô hình MFC
có màng 2 thì giá trị OCV lại mất ổn định và dao động nhiều khi khảo sát ở mức tải
trọng OLR 4. Theo kết quả kiểm định t-test trên SPSS, giá trị OCV của mô hình MFC
có màng 1 và MFC có màng 2 có sự khác biệt thống kê (p < 0,05). Sự khác nhau về
giá trị OCV của 2 mô hình MFC có màng có thể là do quần xã vi sinh vật sinh điện
trong 2 mô hình này không đồng nhất với nhau hoặc cũng có thể do ảnh hưởng bởi
các yếu tố vật lý khác như điện trở trong, nhiệt độ,...
Hình 3.6. Hiệu điện thế hở mạch của MFC có màng
Sự thay đổi giá trị OCV của 2 mô hình MFC không màng được thể hiện qua
hình 3.7. Giá trị OCV ghi nhận được qua 4 tải trọng khác nhau đối với mô hình MFC
không màng 1 dao động trong khoảng 6,8 – 696 mV và đối với mô hình MFC không
màng 2 dao động trong khoảng 102,2 – 697 mV. Ở tải trọng OLR 1, giá trị OCV của
mô hình MFC không màng 1 có sự mất ổn định, vào ngày thứ 11 (gần cuối tải trọng
1) ghi nhận được giá trị OCV rất thấp là 37,7 mV. Đối với mô hình MFC không màng
31
2 thì giá trị OCV ổn định hơn và có xu hướng tăng dần. Khi khảo sát ở mức tải trọng
OLR 2 thì giá trị OCV của mô hình MFC không màng 1 vẫn không có sự ổn định,
giá trị OCV thấp nhất ghi nhận được vào ngày thứ 25 (gần cuối tải trọng 2) là 6,8
mV. Tuy nhiên, đối với mô hình MFC không màng 2 thì giá trị OCV lại tương đối ổn
định và đạt giá trị cao nhất 689,8 mV. Ở tải trọng OLR 3, mô hình MFC không màng
1 lại tiếp tục cho thấy sự mất ổn định và giá trị OCV thấp nhất ghi nhận được là 40,6
mV vào ngày thứ 31. Đối với mô hình MFC không màng 2, giá trị OCV giảm vào
những ngày đầu của tải trọng 3 nhưng sau đó có xu hướng tăng ổn định trở lại và dao
động trong khoảng 510,8 – 622,6 mV. Khi chuyển sang khảo sát ở tải trọng OLR 4
thì giá trị OCV của mô hình MFC không màng 1 vẫn không có sự ổn định, liên tục
dao động và giá trị OCV thấp nhất ghi nhận được vào ngày thứ 49 là 10,5 mV. Tương
tự, giá trị OCV ở mô hình MFC không màng 2 cũng có xu hướng mất ổn định và giá
trị thấp nhất ghi nhận được vào ngày thứ 40 là 102,2 mV. Theo kết quả kiểm định t-
test trên SPSS, giá trị OCV của mô hình MFC không màng 1 và MFC không màng 2
có sự khác biệt thống kê (p < 0,05). Tương tự như đối với trường hợp của 2 mô hình
MFC có màng, sự khác biệt về giá trị OCV của 2 mô hình MFC không màng có thể
là do sự khác nhau về các nhóm vi sinh vật sinh điện có trong từng mô hình và sự ảnh
hưởng của các yếu tố khác như chênh lệch nhiệt độ và điện trở trong.
Hình 3.7. Hiệu điện thế hở mạch của MFC không màng
32
Sự mất ổn định về hiệu điện thế hở mạch ở mô hình MFC có thể giải thích dựa
trên hoạt động của vi sinh vật sinh điện có trong 2 mô hình MFC. Các vi sinh vật sinh
điện trong MFC chuyển các electron sinh ra từ các phản ứng xảy ra bên trong tế bào
đến các bề mặt của điện cực ở anode. Khi điện cực anode nhận các electron, điện thế
(potential) giảm xuống thấp hơn so với cathode. Ở trạng thái hở mạch, các electron
di chuyển từ anode sang cathode sẽ bị hạn chế và tích tụ lại bề mặt điện cực anode
làm cho điện thế của anode giảm dần. Mặt khác, trong MFC có nhiều vi sinh vật khác
nhau cùng tham gia phân giải chất hữu cơ, sử dụng các electron (nhóm vi sinh vật
khử nitrate, sulphate, vi sinh vật oxi hóa FeO, ) và làm cho điện thế ở anode tăng
trở lại. Chính lý do này là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định (lúc tăng, lúc giảm) giá
trị OCV của cả 2 mô hình MFC. Bên cạnh đó, khi thực hiện phân tích sâu ANOVA
(Post Hoc) với kiểm định Tamhane’s T2 trên SPSS, kết quả cho thấy có sự khác biệt
thống kê (Sig < 0,05) về giá trị OCV giữa MFC có màng 1 và MFC không màng 1;
MFC có màng 1 và MFC không màng 2; MFC có màng 2 và MFC không màng 1.
3.1.4. Mật độ công suất
Cả hai mô hình MFC có màng được tiến hành thí nghiệm với 4 mức tải trọng
khác nhau nhằm đánh giá sự thay đổi mật độ công suất của 2 mô hình này. Bảng 3.1
thể hiện tóm tắt giá trị trung bình mật độ công suất của 2 mô hình MFC có màng.
Bảng 3.1. Mật độ công suất của mô hình MFC có màng
Tải trọng hữu cơ
OLR 1
(3 gCOD/L/d)
OLR 2
(3,5 gCOD/L/d)
OLR 3
(4 gCOD/L/d)
OLR 4
(4,5 gCOD/L/d)
Có màng 1
(W/m2)
0,0055 ± 0,0143 0,0003 ± 0,0003 0,0019 ± 0,0011 0,0012 ± 0,0012
Có màng 2
(W/m2)
0,2116 ± 0,1924 0,3781 ± 0,2092 0,5031 ± 0,0590 0,2621 ± 0,2032
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy mật độ công suất của mô hình MFC có màng 1
rất thấp (gần như bằng 0) vì cường độ dòng điện đo được ở mô hình MFC có màng 1
cũng rất nhỏ. Tuy nhiên, ở mô hình MFC có màng 2 mật độ công suất lại cao hơn và
đạt được mức cao nhất 0,5031 ± 0,059 W/m2 ở tải trọng OLR 3. Kết quả này thấp
hơn so với các nghiên cứu trước đó. Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Joo-Youn Nam
33
và cộng sự đã thí nghiệm ảnh hưởng của tải trọng khác nhau (1,92 – 4,8 g/L/ngày)
đến mật độ công suất của MFC, theo đó mật độ công suất đạt 2.981 mW/m3 ở mức
tải trọng 3,84 g/L/ngày (Nam và ctv, 2010).
Bảng 3.2. Mật độ công suất của mô hình MFC không màng
Tải trọng hữu cơ
OLR 1
(3 gCOD/L/d)
OLR 2
(3,5 gCOD/L/d)
OLR 3
(4 gCOD/L/d)
OLR 4
(4,5 gCOD/L/d)
Không màng 1
(W/m2)
33,8 ± 40 10,7 ± 29,3 17,2 ± 16,4 1,8 ± 2,3
Không màng 2
(W/m2)
38,8 ± 9,2 45,3 ± 2,8 40 ± 2,2 9 ± 6,1
Ở các mô hình MFC không màng, mật độ công suất khảo sát qua 4 tải trọng
cao hơn rất nhiều lần so với mật độ công suất đạt được ở các mô hình MFC có màng.
Theo kết quả tóm tắt từ bảng 3.2, cho thấy mật độ công suất của MFC không màng 1
thấp hơn so với MFC không màng 2. Điều này chứng tỏ hiệu quả năng lượng tạo ra
từ mô hình MFC không màng 2 tốt hơn. Kết quả này cao hơn nhiều lần so với nghiên
cứu của nhóm Martin và cộng sự vào năm 2010. Theo đó, nhóm của Martin đã thử
nghiệm MFC với cơ chất glucose với mức tải trọng dao động trong khoảng 0,2 – 7,4
g/L/ngày, kết quả cho thấy mật độ công suất đạt cao nhất 8,2 W/m3 với mức tải trọng
3,72 g/L/ngày (Martin và ctv, 2010). Từ phân tích các kết quả phía trên, cho thấy mô
hình MFC không màng hoạt động hiệu quả hơn MFC có màng.
3.1.5. Hiệu quả loại bỏ COD
Các mô hình MFC được vận hành với nguồn nước thải nhân tạo có nồng độ
COD đầu vào dao động trong khoảng 960 – 1.433 mg/L tương ứng với 4 tải trọng
khác nhau (Bảng 2.2). Hiệu quả xử lý COD của 2 mô hình MFC có màng được thể
hiện trên hình 3.8. Đối với mô hình MFC có màng 1, hiệu suất loại bỏ COD cao nhất
đạt được qua 4 tải trọng OLR 1, OLR 2, OLR 3 và OLR 4 lần lượt tương ứng là
60,4%; 81,1%; 72,5% và 70,1%. Từ hình 3.8a có thể nhận thấy hiệu suất xử lý COD
giảm dần khi tăng tải trọng lên OLR 3 và OLR 4, những vẫn giữa ổn định trên 70%.
Xu hướng tăng dần hiệu suất loại bỏ COD ở tải trọng OLR 1, OLR 2 và giảm dần ở
tải trọng OLR 3, OLR 4 cũng được thể hiện ở mô hình MFC có màng 2. Hình 3.8b
34
cho thấy hiệu suất loại bỏ COD của mô hình MFC có màng 2 đạt được qua các tải
trọng OLR 1, OLR 2, OLR 3 và OLR 4 lần lượt là 60,7%; 82,2%; 72,4% và 70,7%.
Kết quả này có thấp hơn so với nghiên cứu được công bố trước đó (đạt 80 – 90%),
nhưng các nghiên cứu trước sử dụng chất nền có nồng độ COD thấp hơn (Jang và ctv,
2004; H. Liu và ctv, 2004). Theo kết quả kiểm định t-test trên SPSS, hiệu quả xử lý
COD của mô hình MFC có màng 1 và MFC có màng 2 không có sự khác biệt thống
kê (p > 0,05).
Hình 3.8. Hiệu quả loại bỏ COD: a) MFC có màng 1 và b) MFC có màng 2
Hình 3.9 thể hiện hiệu quả xử lý của 2 mô hình MFC không màng. Đối với mô
hình MFC không màng 1, hiệu suất xử lý COD cao nhất đạt được qua 4 tải trọng OLR
1, OLR 2, OLR 3 và OLR 4 lần lượt tương ứng là 68,5%; 75%; 74,8% và 71,2%.
Hình 3.9a cho thấy ở mô hình MFC không màng 1 cũng có xu hướng tăng dần hiệu
quả xử lý COD khi khảo sát tăng tải trọng OLR 1 lên OLR 2 và giảm hiệu quả xử lý
35
COD khi khảo sát ở tải trọng OLR 3 và OLR 4. Xu hướng này cũng lặp lại tương tự
đối với mô hình MFC không màng 2. Kết quả khảo sát qua 50 ngày, hiệu quả xử lý
COD của mô hình MFC không màng 2 đạt được cao nhất là 69,4%; 75,3%; 74,9% và
72,1% tương ứng với 4 tải trọng OLR 1, OLR 2, OLR 3 và OLR 4. Dựa vào kết quả
kiểm định t-test trên SPSS, cho thấy hiệu quả xử lý COD của mô hình MFC không
màng 1 và MFC không màng 2 không có sự khác biệt thống kê (p > 0,05).
Hình 3.9. Hiệu quả loại bỏ COD: a) MFC không màng 1 và b) MFC không màng 2
Nhìn chung, hiệu quả xử lý COD của hai mô hình MFC có xu hướng tương
đồng nhau. Bên cạnh đó, khi thực hiện phân tích sâu ANOVA (Post Hoc) với kiểm
định LSD trên SPSS, kết quả cho thấy không có sự khác biệt thống kê (Sig > 0,05)
về hiệu quả xử lý COD giữa MFC có màng và MFC không màng. Điều này chứng tỏ
rằng khả năng loại bỏ chất hữu cơ xảy ra tại khoang anode và do các nhóm vi sinh
36
vật kỵ khí tại đây phân giải và chuyển hóa để sinh trưởng. Đồng thời, kết quả này
cũng cho thấy hiệu quả loại bỏ COD không hoàn toàn liên quan đến năng lượng điện
sinh ra trong mô hình MFC.
3.1.6. Hiệu quả loại bỏ Ammonium
Hiệu quả loại bỏ NH4+-N của 2 mô hình MFC có màng được thể hiện trên biểu
đồ hình 3.10. Nhìn chung, qua 50 ngày tiến hành thí nghiệm cho thấy cả 2 mô hình
MFC đều cho hiệu quả loại bỏ NH4+-N khá thấp (dưới 50%). Ở mô hình MFC có
màng 1, hiệu quả loại bỏ NH4+-N đạt được dao động trong khoảng 45,9% - 46,4% và
tương đối ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm (hình 3.10a). Đối với mô hình MFC
có màng 2 thì hiệu quả loại bỏ NH4+-N cũng tương đồng với mô hình MFC có màng
1, hiệu suất duy trì ổn định trong suốt 50 ngày thí nghiệm và dao động trong khoảng
46% - 46,4% (hình 3.10b). Hiệu quả xử lý NH4+-N của 2 mô hình MFC có màng thấp
hơn so với nghiên cứu được công bố vào năm 2015 của nhóm Taeyoung Kim, theo
đó hiệu suất xử lý TAN đạt 77,5% (T. Kim và ctv, 2015), nhưng cao hơn so với
nghiên cứu được công bố trước đó của nhóm Shuxin Liu chỉ đạt tối đa 44,3% (S. Liu
và ctv, 2017). Theo kết quả kiểm định t-test trên SPSS, cho thấy không có sự khác
biệt thống kê (p > 0,05) về hiệu quả xử lý NH4+-N của mô hình MFC có màng 1 và
MFC có màng 2.
Như vậy, có thể thấy rằng loại bỏ NH4+-N trong mô hình MFC có màng chủ
yếu theo cơ chế sinh học. Các vi sinh vật sử dụng hợp chất của Nito cho quá trình
tổng hợp tế bào và NH4+-N được tích lũy vào trong sinh khối, từ đó được loại bỏ ra
ngoài (Chuang và Ouyang, 2000; Kelly và He, 2014). Mặt khác, Ammonia trong dung
dịch tồn tại (phụ thuộc vào pH) ở 2 dạng là NH4+-N và NH3. Trong quá trình vận
hành MFC, nếu pH cao hơn mức trung tính thì sẽ tồn tại ở dạng NH3 nhiều hơn, dựa
vào kết quả phân tích pH ở mục 3.1.1 dễ dàng nhận thấy có khoảng trên 25% lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_hieu_qua_xu_ly_nuoc_thai_bang_he_pin_nhien.pdf