Luận án Chính sách đối ngoại của Hàn quốc đối với các nước đông bắc á (1989 – 2010)

Sự đa dạng và phức tạp trên chính trường đông Bắc Á buộc Hàn

Quốc phải lựa chọn khu vực này là hướng ưu tiên trong chiến lược đối

ngoại của mình. Về cơ bản, chiến lược ngoại giao của Hàn Quốc sẽ tập

trung vào ba nhóm vấn đề lớn: Một là, tích cực giải quyết vấn đề hạt

nhân trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy hòa giải dân tộc, chấm dứt tình

trạng chia cắt hai miền; hai là, tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa – xã

hội nhưng vẫn cảnh giác vấn đề an ninh – chính trị với Nhật Bản; ba là,

củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị chiến lược với Trung Quốc. đặc

biệt, từ sau khi quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ hòa dịu, Hàn Quốc

luôn nỗ lực tạo dựng một môi trường hòa bình, thịnh vượng ở đông Bắc

Á, khởi đầu bằng việc điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm cải thiện và

tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên

trên các lĩnh vực hợp tác cơ bản của đời sống xã hội.



CHƯƠNG 2.

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG CHÍNH SÁCH đỐI

NGOẠI CỦA HÀN QUỐC đỐI VỚI CÁC NƯỚC đÔNG BẮC Á

(1989 – 2010)

2.1. Trên lĩnh vực an ninh - chính trị

2.1.1. đối với Nhật Bản

đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, làn sóng chống Nhật ở Hàn

Quốc vẫn chưa hề lắng dịu. Do vậy, chính sách “Ngoại giao phương Bắc”

của chính quyền Roh Tae Woo vẫn chú trọng cải thiện quan hệ liên Triều

hơn là đẩy mạnh liên kết với Nhật Bản. đến năm 1994, Kim Young Sam

đề ra chính sách “ngoại giao bốn bên” (hay chính sách “ngoại giao tứ

cường”) nhằm duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật Bản và phát triển

quan hệ hữu nghị với Nga, Trung Quốc. Thế nhưng, khi Trung Q

pdf14 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Chính sách đối ngoại của Hàn quốc đối với các nước đông bắc á (1989 – 2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành riêng một chuyên khảo về: “Chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc” nhằm phân tích chính sách ñối ngoại của quốc gia này trong tương quan ñịa – chính trị ở ðông Bắc Á. 2.2. Tình hình nghiên cứu vấn ñề ở nước ngoài Các công trình ñược chia thành ba nhóm nội dung lớn: Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan về chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc. Trước hết, các công trình nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thông sử:“Korea’s Place in the Sun: A Modern History” của Cumings, Bruces (New York: Norton, 2005); “Everlasting Flower: A History of Korea” của Keith Pratt (Reaktion Book, 2007) Trong ñó, tiêu biểu nhất là: “Understanding Korean Politics – An Introduction” (2001) của ñồng tác giả Soong Hoom Kil và Chung In Moon (New York University, Albany) với việc tái hiện tương ñối ñầy ñủ cơ sở lịch sử, chính trị, chính sách ñối ngoại và chính sách thống nhất dân tộc của Hàn Quốc từ sau Chiến tranh lạnh. Nhóm thứ hai: Nghiên cứu chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á. Các công trình của Choong Nam Kim: 4 “The Roh Moon Hyun Government’s Policy toward North Korea” (East-West Center Working Papers, 2005); Gilbert Rozman, In Taek Hyun, Shin Wha Lee: “South Korean Strategic Thought toward Asia” (2008) v..v bàn về nhân tố tác ñộng, hoàn cảnh ra ñời của chính sách Hàn Quốc trên cơ sở vấn ñề hạt nhân và kết quả thiết lập trật tự khu vực. Công trình của Kim Hosup: “Evaluation of President Roh Moo Hyun’s Policy toward Japan” (Korea Focus, 2005); Sukhee Han: “From Engagement to Hedging: South Korea’s New China Policy” (The Korean Journal of Defense Analysis, 2008) làm rõ thành công, hạn chế của chính sách và giải mã lợi ích chiến lược của các nước lớn khi cùng Hàn Quốc tham gia tiến trình hợp tác khu vực. Ngoài ra, còn có loạt nghiên cứu của các học giả phương Tây: Dlynn Faith Armstrong: “South Korea’s Foreign Policy in the Post - Cold War Era: A Middle Power Perspective” (1997); Scott Snyder: “Lee Myung Bak and the Future of Sino-South Korean Relations” (2008) v..v. ðây ñều là những công trình viết riêng về Hàn Quốc hoặc viết chung về quá trình hợp tác khu vực, trong ñó ñề cập ñến khả năng và triển vọng liên kết giữa Hàn Quốc với các quốc gia ở ðông Bắc Á. Nhóm thứ ba, nghiên cứu về hệ quả chung và riêng của chính sách Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á. Phân tích hệ quả chung của chính sách (nâng cao vai trò, vị thế của Hàn Quốc và gia tăng liên kết khu vực) là Kim Choong Nam: “The Sunshine Policy and Its Impact on South Korea’s Relations with Major Powers” (Korean Observer, 2004); Lytton L. Guimaras: “South Korea’s Foreign and Security Policies and the Process of East Asia Integration” (2010) Trong khi ñó, nhóm tác giả Seongho Sheen: “Japan-South Korea Relations: Slowly Lifting the Burden of History” (Asia-Pacific Center for Security Studies, 2003) và Francoise Nicolas với “The Changing Economic Relations between China and Korea: Patterns, Trends and Policy Implications” (The Journal of the Korean Economy, 2009) v..v lại tập trung nghiên cứu hệ quả riêng của chính sách ñối ngoại Hàn Quốc (tăng cường hợp tác, phát triển quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên). Thông qua việc trình bày tình hình nghiên cứu về chính sách của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á, chúng tôi rút ra ba nhận xét: Thứ nhất, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách ñối ngoại Hàn Quốc một cách toàn diện và hệ thống, ñặc biệt là dưới góc ñộ 21 3.2. Những thành công và hạn chế trong chính sách của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á (1989 – 2010) 3.2.1. Những thành công ñạt ñược 3.2.1.1. Góp phần thúc ñẩy sự ra ñời của các nghị quyết hòa bình về vấn ñề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên 3.2.1.2. Thúc ñẩy các lĩnh vực hợp tác chủ yếu, từng bước cải thiện quan hệ giữa các nước và gia tăng liên kết khu vực 3.2.1.3. Nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Hàn Quốc 3.2.2 Những hạn chế cơ bản 3.2.2.1. Tính kém ổn ñịnh, chưa triệt ñể, thiếu minh bạch và bộc lộ nhiều tham vọng trong chính sách ñối với CHDCND Triều Tiên 3.2.2.2. Sự phụ thuộc chủ yếu vào quan ñiểm chính trị của cá nhân tổng thống cầm quyền trong chính sách ñối với khu vực 3.2.2.3. Chính sách của Hàn Quốc vẫn làm nổi bật ñặc ñiểm “nóng” về kinh tế, văn hóa – xã hội nhưng “lạnh” về an ninh – chính trị 3.3. Những bài học kinh nghiệm 3.3.1. Một số vấn ñề ñặt ra ñối với Hàn Quốc Thứ nhất, thể hiện sự cân bằng trong chính sách ñối với CHDCND Triều Tiên. Cụ thể: [1] Hàn Quốc cần ñạt ñược sự cân bằng giữa chính sách thống nhất ñất nước và chính sách ñối với CHDCND Triều Tiên. [2] Hàn Quốc cần ñạt ñược sự cân bằng giữa sức mạnh kinh tế và lòng tin chính trị. [3] Hàn Quốc cần ñạt ñược sự cân bằng giữa giải pháp răn ñe và giải pháp hòa giải với Bắc Triều Tiên. Thứ hai, thực hiện chính sách ngoại giao “trung lập” và “ña phương” ñối với các nước trong khu vực. Cụ thể: [1] Ngoại giao Hàn Quốc phải “trung lập” hơn trong những vấn ñề ñối ngoại khu vực. [2] Duy trì mối quan hệ ña phương ở ðông Bắc Á. [3] ða dạng hóa các chương trình nghị sự của khu vực. Thứ ba, tách biệt chính sách phát triển kinh tế với hợp tác an ninh – chính trị. Thứ tư, ñẩy mạnh chính sách “ngoại giao nhân dân” trên lĩnh vực văn hóa – xã hội. Thứ năm, củng cố và gia tăng sức mạnh mềm trong chính sách ñối với khu vực. 20 Thứ ba, chính sách của Hàn Quốc ñối với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên ñều thể hiện tính hai mặt: Vừa tương trợ, hợp tác vừa cạnh tranh, kiềm chế trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. 3.1.2. Những ñiểm riêng Do bản chất mối quan hệ song phương giữa hai miền bị chia cắt, chính sách của Hàn Quốc ñối với CHDCND Triều Tiên không phải là “chính sách ñối ngoại” thông thường mà là chính sách dành cho “mối quan hệ ñặc biệt” với nửa kia của một dân tộc thống nhất trước ñây.Ngay từ khi lập quốc (1948), Hàn Quốc ñã chủ ñộng “hướng Bắc” và coi thống nhất ñất nước (kể cả bằng vũ lực) là nhiệm vụ hàng ñầu trong chính sách khu vực. Thời kỳ ñầu sau Chiến tranh lạnh, mục tiêu chính sách của Hàn Quốc dù là phi hạt nhân hóa hay tồn tại hòa bình ñều tập trung chủ yếu vào CHDCND Triều Tiên, trong khi ñó, mối quan hệ với Nhật Bản và Trung Quốc có phần bị xem nhẹ. Cho ñến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc vẫn chưa xác lập chính sách cụ thể nào nhằm cải thiện, phát triển “quan hệ trực tiếp” với Nhật Bản và Trung Quốc như hai chủ thể chính trị ñộc lập mà không thông qua “lăng kính” chính sách của Bắc Triều Tiên. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX ñến nay, ngoài nhiệm vụ hòa giải – hòa hợp với CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc bắt ñầu ñạt ñược bước tiến dài trên con ñường xây dựng tình bằng hữu với Trung Quốc, củng cố liên minh chiến lược với Nhật Bản trên các lĩnh vực hợp tác cơ bản: An ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, so với Trung Quốc, quan hệ Hàn - Nhật ñang bị “xói mòn” dưới tác ñộng của chính sách ñối ngoại Hàn Quốc. Khi ảnh hưởng của Nhật Bản không còn như trước, tình trạng thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với nước này ñang kéo dài thì Trung Quốc lại vươn lên trở thành ñối tác hợp tác chiến lược trong vai trò bạn hàng kinh tế số một (nước mang lại nguồn thặng dư thương mại lớn nhất cho Hàn Quốc) và cũng là quốc gia nắm giữ chìa khóa cho vấn ñề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Dù ra ñời muộn hơn nhiều so với ñồng minh Hàn – Nhật nhưng “ñối tác hợp tác chiến lược Hàn – Trung” vẫn là lựa chọn thiết thực của ngoại giao Hàn Quốc nhằm duy trì lợi ích kinh tế, chính trị và hiện thực hóa mục tiêu thống nhất dân tộc trong thế kỷ XXI. 5 sử học. Thứ hai, các công trình chỉ lựa chọn một số giai ñoạn ngắn hoặc những khía cạnh ñơn lẻ ñể nghiên cứu. Thứ ba, còn khá nhiều nội dung liên quan ñến ñề tài chưa ñược làm rõ một cách thấu ñáo, cần tiếp tục tìm hiểu như: Cơ sở hình thành chính sách; nguyên nhân dẫn ñến những thành công, hạn chế của chính sách v..v. Mặc dù vậy, các công trình nói trên ñã giúp tác giả luận án bước ñầu ñịnh hình ý tưởng, xác lập nội dung và lựa chọn phương pháp triển khai ñề tài một cách hiệu quả. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ðề tài khôi phục và phân tích một cách hệ thống, toàn diện chính sách của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á (1989 - 2010). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ðể ñạt ñược mục tiêu trên, người nghiên cứu sẽ thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất, trình bày cơ sở hình thành chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á (1989 – 2010); trong ñó, phân tích khái quát về chính sách của Hàn Quốc (1948 - 1989) (kể từ khi Hàn Quốc lập quốc cho ñến khi Chiến tranh lạnh ñi vào hồi kết). ðồng thời, nêu bật những chuyển biến mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước từ sau Chiến tranh lạnh. - Thứ hai, nhận diện và phân tích những nội dung chủ yếu trong chính sách của Hàn Quốc ñối với khu vực ðông Bắc Á từ năm 1989 ñến năm 2010; qua ñó, nêu lên những ñiều chỉnh chiến lược trong chính sách của nước này trên các lĩnh vực hợp tác song phương. - Thứ ba, xác ñịnh những ñiểm chung và riêng trong chính sách của Hàn Quốc ñối với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Rút ra nhận xét, ñánh giá về chính sách của Hàn Quốc trên cả hai mặt thành công và hạn chế. Trên cơ sở ñó, ñúc kết những bài học kinh nghiệm trong việc ñiều chỉnh chính sách ñối ngoại cho Hàn Quốc và Việt Nam. 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. ðối tượng nghiên cứu Chính sách của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á trên 3 lĩnh vực quan hệ cơ bản: An ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội (1989 – 2010). 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian, ñề tài tập trung nghiên cứu chính sách của Hàn Quốc ñối với ba quốc gia ở khu vực ðông Bắc Á: Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, một số chủ thể khác liên quan, ñề tài cũng sẽ ñề cập ñến trong chừng mực nhất ñịnh (ñối chiếu, so sánh) nhằm ñảm bảo tính toàn diện của ñề tài. Về mặt thời gian, ñề tài dành trọng tâm nghiên cứu chính sách của Hàn Quốc ñối với khu vực ðông Bắc Á trong những năm 1989 - 2010. Dù Chiến tranh lạnh ñược tuyên bố chấm dứt vào 1989 và chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991) nhưng chúng tôi vẫn chú ý phân tích kỹ các sự kiện có liên quan từ trước ñó cũng như cả hai mốc 1989 và 1991 nhằm ñảm bảo tính logic của vấn ñề. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Tác giả luận án ñã tập hợp và khai thác bốn nhóm tư liệu sau ñây: [1] Các tài liệu của Chính phủ, Cơ quan ở Hàn Quốc và nhóm Nghiên cứu ðông Á. [2] Các giáo trình, sách chuyên khảo - tham khảo của học giả Việt Nam và quốc tế. [3] Các nghiên cứu của tác giả Hàn Quốc và nước ngoài; các trang báo uy tín của Mỹ; cơ quan truyền thông của Hàn Quốc, cơ quan báo chí của Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên. [4] Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ ở trong nước. Tài liệu từ một số ñịa chỉ website trên mạng Internet. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: Luận án quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan ñiểm của ðảng Cộng sản Việt Nam về các vấn ñề quan hệ quốc tế ñể xem xét, ñánh giá chính sách của Hàn Quốc ñối với khu vực ðông Bắc Á. - Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp giữa chúng ñược sử dụng như dòng mạch chủ yếu. Bên cạnh ñó, ñề tài còn vận dụng linh hoạt một số phương pháp khoa học liên ngành của các ngành Quan hệ quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế, ðịa - Chính trị... như các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, ñối chiếu, thống kê, dự báo khoa học khi ñi sâu nghiên cứu từng nội dung cụ thể nhằm nhìn nhận và ñánh giá vấn ñề một cách xác thực. 19 trước hết ở Trung Quốc. Ông cũng khẳng ñịnh “chính sách mở rộng các hoạt ñộng giao lưu thanh niên nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau; ñồng thời củng cố tình hữu nghị với Chính phủ và nhân dân Trung Quốc”. 2.3.3. ðối với CHDCND Triều Tiên Hàn Quốc ñã từng bước ñiều chỉnh chính sách với CHDCND Triều Tiên trên lĩnh vực văn hóa – xã hội bằng việc thực hiện song song ba nội dung cơ bản: Viện trợ nhân ñạo, ñoàn tụ gia ñình ly tán và giao lưu văn hóa theo hướng tiếp cận gần gũi và trên lập trường dân tộc chủ nghĩa. Theo ñó, Tổng thống Roh Tae Woo là người “tiên phong” khởi ñộng các chương trình hợp tác trên lĩnh vực này với CHDCND Triều Tiên bằng tuyên bố ngày 07-7-1988. Chính sách văn hóa – xã hội của Hàn Quốc ñã thực sự phát huy tác dụng trong thời kỳ cầm quyền của Kim Dae Jung (thông qua: “Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng ñỉnh liên Triều”, 2000) và Roh Moo Hyun (thông qua: “Hiệp ước Giao lưu văn hóa hai miền”, 2003 và “Tuyên bố về sự tiến bộ của quan hệ liên Triều, hòa bình và thịnh vượng”, 2007). ðiều này cho thấy sự chuyển biến lớn về mặt nhận thức của Hàn Quốc nhằm xoa dịu vết thương dân tộc suốt hơn nửa thế kỷ.  CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ðỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ðỐI VỚI CÁC NƯỚC ðÔNG BẮC Á (1989 - 2010) 3.1. Những ñiểm chung và riêng trong chính sách của Hàn Quốc ñối với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên (1989 – 2010) 3.1.1. Những ñiểm chung Thứ nhất, khu vực ðông Bắc Á trong ñó cả Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên ñều là trọng tâm ñiều chỉnh chính sách của Hàn Quốc sau Chiến tranh lạnh. Thứ hai, chính sách của Hàn Quốc ñối với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên ñều nằm trong tổng thể chính sách thống nhất dân tộc và liên kết khu vực từ sau Chiến tranh lạnh. 18  Về ñầu tư Trong hợp tác ñầu tư giữa hai bên, Tổ hợp công nghiệp Kaesong, dự án khu du lịch núi Kumkang và dự án khôi phục các tuyến ñường giao thông liên Triều ñược coi là tiêu biểu nhất. Các dự án này ñược ví như con “át chủ bài” trong chính sách “Ánh dương” nhằm duy trì hòa bình trên bán ñảo Triều Tiên bằng giải pháp nhân nhượng, tập trung giúp ñỡ kinh tế nhưng vẫn tác ñộng mạnh mẽ ñến tư duy mở cửa và ñổi mới kinh tế của miền Bắc. 2.3. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội 2.3.1. ðối với Nhật Bản ðầu thập niên 90 của thế kỷ XX, do nhu cầu thúc ñẩy quan hệ với khu vực, Hàn Quốc bắt ñầu tiếp cận hạn chế với truyền hình, âm nhạc và phim ảnh của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự “dè dặt” này chỉ thực sự giảm bớt khi Tổng thống Kim Dae Jung chống ñối quan ñiểm văn hóa “bài ngoại” của các thế hệ lãnh ñạo tiền nhiệm và tuyên bố chính sách “mở cửa” ñối với văn hóa Nhật Bản. Năm 2003, Hàn Quốc tái khẳng ñịnh: “Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa ñối với văn hóa Nhật Bản bằng việc duy trì các hoạt ñộng giao lưu thể dục - thể thao, trao ñổi thanh niên, gặp gỡ lãnh ñạo các cấp”. Dựa trên chính sách “ngoại giao thực dụng”, từ năm 2008, Lee Myung Bak không ñối ñầu trực diện với Nhật Bản về vấn ñề sách giáo khoa lịch sử và tranh chấp chủ quyền mà tăng cường giao lưu văn hóa và tiếp xúc xã hội nhằm hạn chế sự lấn át của chủ nghĩa dân tộcvới mục tiêu phát triển quan hệ song phương. 2.3.2. ðối với Trung Quốc Trong chuyến thăm Trung Quốc của Kim Young Sam, Hàn Quốc ñã ký kết “Hiệp ñịnh hợp tác văn hóa Hàn - Trung” (1994). ðây là văn kiện ngoại giao ñầu tiên giữa hai bên từ sau Chiến tranh lạnh có nội dung ñịnh hướng chính sách và khuyến khích giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực phi chính trị. Năm 2003, Hàn Quốc ñồng ý thúc ñẩy quan hệ hữu nghị láng giềng trên cơ sở coi Trung Quốc là ñối tác quan trọng trong hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa; ñồng thời là “ñiểm khởi ñầu” của “làn sóng Hàn Quốc” (Hallyu) tại ðông Á. ðây là nội dung cơ bản trong chính sách văn hóa – xã hội của Hàn Quốc. Với mục tiêu ñưa nước nhà ñứng vào top 5 trong ngành công nghiệp văn hóa thế giới, Lee Myung Bak ñã nỗ lực xây dựng Hàn Quốc trở thành “Hollywood của phương ðông” và bước ñầu phát triển thương hiệu “Hallyu-wood” 7 6. ðóng góp của ñề tài 6.1. Về mặt khoa học Thứ nhất, luận án là công trình khoa học ñầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách chi tiết, toàn diện và hệ thống về chính sách của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á (1989 – 2010), góp phần khỏa lấp khoảng trống trong các nghiên cứu về chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc thời hiện ñại. Thứ hai, luận án rút ra một số nhận xét về chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc trong giai ñoạn này (ñặc biệt là những thành công ñạt ñược và hạn chế cơ bản của các chính sách) . Thứ ba, nhận biết sự chuyển hướng ñường lối ñối ngoại của Hàn Quốc từ cuối thế kỷ XX, ñầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở ñó, xác ñịnh một số vấn ñề ñặt ra cho Hàn Quốc và liên hệ ñối với Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ quốc tế. 6.2. Về mặt thực tiễn ðề tài có thể ñược sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học các chuyên ngành: Lịch sử thế giới, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, ðông phương học và những ai quan tâm ñến vấn ñề này. Kết quả nghiên cứu của ñề tài luận án (ở một mức ñộ nhất ñịnh) có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch ñịnh chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực ñối ngoại. Từ ñó, tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở ñầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục của luận án gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở hình thành chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á (1989 – 2010) Chương 2. Những nội dung chủ yếu trong chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á (1989 - 2010) Chương 3. Một số nhận xét về chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á (1989 - 2010).  8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ðỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ðỐI VỚI CÁC NƯỚC ðÔNG BẮC Á (1989 – 2010) 1.1. Yếu tố lịch sử: Chính sách ñối ngoại của Hàn Quốc ñối với các nước ðông Bắc Á (1948 – 1989) 1.1.1. ðối với Nhật Bản Những năm ñầu sau CTTG thứ hai, phong trào chống Nhật tiếp tục dâng cao trong các tầng lớp nhân dân Hàn Quốc do ký ức về thời kỳ Nhật Bản chiếm ñóng bán ñảo Triều Tiên (1910 – 1945). Sau khi Hiệp ước phòng thủ chung ra ñời (1953), Mỹ “ñịnh hướng” Hàn Quốc cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Bị buộc vào “thế chân vạc” của mối quan hệ Mỹ - Nhật - Hàn, Hàn Quốc ñã lựa chọn chính sách ngoại giao “nước ñôi” – vừa quan hệ, vừa ñề phòng nước láng giềng vào những năm 1950. Khi Park Chung Hee lên nắm quyền (1961), ông ñã chuyển dịch trọng tâm ñối ngoại của Hàn Quốc từ CHDCND Triều Tiên sang Nhật Bản. Theo ñó, từ tháng 10-1961, các cuộc ñàm phán song phương ñã ñược nối lại, tạo cơ sở ký kết “Hiệp ước quan hệ cơ bản” (22-6-1965) nhằm chính thức thiết lập ngoại giao giữa hai nước. Park Chung Hee trở thành “cha ñẻ” của chính sách “thân Nhật” ngay từ ñầu thập niên 60. Bước vào thập niên 80 của thế kỷ XX, nhà cầm quyền Chun Doo Hwan thực hiện ña nguyên hóa chính sách ñối ngoại, tăng cường giao lưu với các ñối tác phi truyền thống nhưng vẫn coi quan hệ với Nhật Bản là trụ cột. Thái ñộ hợp tác của Seoul ñã ñược Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone ghi nhận bằng chuyến viếng thăm ñầu tiên ñến Hàn Quốc (1983). Tuy nhiên, bầu không khí “hòa dịu” này chẳng thể duy trì ñến ñầu thập niên 90 do Chính phủ Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với quần ñảo Liancourt (Dokdo/Takeshima). Không tìm ñược tiếng nói chung ñể hóa giải xung ñột, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục duy trì tình trạng “gần mặt, cách lòng” cho ñến sát thời ñiểm kết thúc Chiến tranh lạnh. 1.2.2. ðối với Trung Quốc Sự ra ñời của hai mô hình Nhà nước: TBCN ở Hàn Quốc (1948) và XHCN ở Trung Quốc (1949) ñã ñẩy hai nước rơi vào cuộc ñối ñầu gay gắt về ý thức hệ. Trung Quốc ủng hộ CHDCND Triều Tiên, không 17 AFTA) trong hơn hai thập niên, Hàn Quốc ñã tìm ñược ñối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất, nước nhập khẩu nhiều nhất với nguồn thặng dư thương mại cao nhất cho mình. ðây là tiền ñề quan trọng ñể Hàn Quốc tiếp tục củng cố mối quan hệ ñối tác hợp tác chiến lược với Trung Quốc trong thế kỷ XXI.  Về ñầu tư Sau khi hai nước ký kết Hiệp ñịnh bảo hộ ñầu tư (30-9-1992), các công ty Hàn Quốc coi Trung Quốc là ñiểm ñến về ñầu tư nước ngoài. Giai ñoạn 1998 - 2003, Hàn Quốc ñã thực hiện chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp thâm dụng lao ñộng ñầu tư ra bên ngoài ñể kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và ñẩy nhanh quá trình nâng cấp cơ cấu lao ñộng. Nhờ ñó, Trung Quốc ñã thay thế Mỹ trở thành ñiểm ñầu tư số một của Hàn Quốc trong những năm 2000. Với số vốn 28,8 tỷ USD FDI của Hàn Quốc ở Trung Quốc (2003 - 2010), mạng lưới thương mại và sản xuất của hai nền kinh tế ñược mở rộng, quan hệ song phương cũng trở nên sâu sắc hơn. 2.2.3. ðối với CHDCND Triều Tiên  Về thương mại Khi Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae Woo ñơn phương ñưa ra “Tuyên bố ñặc biệt về quốc gia tự chủ, thống nhất và thịnh vượng” (07-7- 1988) với chính sách “mở cửa buôn bán liên Triều, coi ñây là buôn bán trong nước, trong phạm vi cộng ñồng dân tộc” thì thương mại gián tiếp (thông qua nước thứ ba) giữa hai bên mới bắt ñầu hình thành. Hợp tác buôn bán liên Triều bắt ñầu gia tăng liên tục và ổn ñịnh kể từ khi Tổng thống Kim Dae Jung thực hiện chính sách “Ánh dương” với phương châm hòa giải, hợp tác với CHDCND Triều Tiên. Logic của chính sách này là thông qua quá trình hợp tác thương mại, hai miền có thể tạo dựng lòng tin, giảm ñối ñầu quân sự trên chiến tuyến cuối cùng của Chiến tranh lạnh. Từ năm 2003, Hàn Quốc ñưa ra Thông cáo 9 ñiểm về xúc tiến hợp tác liên Triều với nội dung“nhanh chóng chuyển ñổi hình thức giao dịch và gia công hàng hóa giữa hai miền từ gián tiếp sang trực tiếp”. Tuy nhiên, do sự ñiều chỉnh chính sách của Hàn Quốcñầu năm 2008 với việc lồng ghép chính trị vào với kinh tế và “chính trị ñi trước, kinh tế theo sau” nên kim ngạch thương mại liên Triều bắt ñầu dịch chuyển theo chiều hướng ñi xuống. Dù vậy, ñến cuối năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều vẫn ñạt 1.912 triệu USD. 16 dịch tự do Nhật Bản – Hàn Quốc. Từ năm 2003, chính sách của Hàn Quốc trên lĩnh vực kinh tế ñược phản ánh thông qua cam kết thúc ñẩy trao ñổi thương mại, thắt chặt quan hệ theo “Hiệp ñịnh ñối tác kinh tế Nhật Bản - Hàn Quốc” (EPA) và “Tuyên bố chung Nhật - Hàn”. So với chính quyền tiền nhiệm, Lee Myung Bak từ ñầu ñã công khai mục tiêu chính sách “ngoại giao toàn cầu” và “quan hệ thực dụng” nhằm cộng hưởng tốt hơn với Nhật Bản trên cơ sở lợi ích kinh tế. Qua ñó, lấy kết quả hợp tác thương mại làm “hạt nhân” cho việc nâng tầm quan hệ ñối tác giữa hai nước trong thế kỷ XXI.  Về ñầu tư Từ năm 1998, Hàn Quốc ñạt ñược bước tiến thực sự trong việc thu hút FDI của Nhật Bản và phát triển FDI của chính mình. Trong ñó, Tổng thống Kim Dae Jung là người chủ trương cân bằng kim ngạch thương mại thông qua chính sách phát triển ñầu tư. Sau khi ra ñời Tuyên bố chung: “Xây dựng nền tảng hợp tác Nhật Bản - Hàn Quốc hướng tới một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng ở ðông Bắc Á”, Hàn Quốc ñã cam kết mở rộng hoạt ñộng ñầu tư với Nhật Bản bằng việc tìm kiếm cơ hội hợp tác thông qua ký kết Hiệp ñịnh ðầu tư song phương; ñồng thời ñẩy nhanh sự ra ñời của Hiệp ñịnh này. Giai ñoạn 2008 - 2010, với việc ñưa “chủ nghĩa thực dụng” vào trong chính sách kinh tế, cụ thể là xúc tiến ñầu tư với Nhật Bản ñể ñiều tiết cán cân thương mại, các công ty Hàn Quốc ñã mạnh dạn ñưa vốn ra bên ngoài ñể mở rộng sản xuất. 2.2.2. ðối với Trung Quốc  Về thương mại Với chủ trương lấy lợi ích kinh tế “mở ñường” cho ngoại giao, Tổng thống Roh Tae Woo ñã thuyết phục ðặng Tiểu Bình thiết lập quan hệ buôn bán với Hàn Quốc thông qua chính sách “Ngoại giao phương Bắc”. Sau khi thiết lập quan hệ (1992), kim ngạch thương mại song phương ñã tăng hơn 20% mỗi năm và vượt quá 40 tỷ USD vào năm 2002. Trung Quốc thậm chí còn làm lu mờ vai trò của Mỹ, trở thành ñối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc (2003). Trong nhiệm kỳ của mình, Lee Myung Park ñã coi việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc và nâng cấp kết quả hợp tác kinh tế giữa hai nước là ưu tiên hàng ñầu trong chính sách ñối ngoại. Nhờ thực hiện nhất quán ba nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế (thúc ñẩy kim ngạch thương mại; cân ñối cán cân xuất – nhập khẩu và xúc tiến ký kết 9 công nhận chính phủ Hàn Quốc và sử dụng cách mạng XHCN ñể “cộng sản hóa” miền Nam. ðến thập niên 70 của thế kỷ XX, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản (1972) và Mỹ (1979) nhưng không thực hiện chính sách “hai Triều Tiên”. Tương tự, Hàn Quốc cũng không ñề xuất một chính sách nào nhằm tháo gỡ vướng mắc với nước láng giềng do không thể lôi kéo Trung Quốc từ bỏ liên minh “môi hở răng lạnh” với Bình Nhưỡng. ðến ñầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc buộc phải ñiều chỉnh tư duy Chiến tranh lạnh thông qua chính sách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chức hai bên chỉ thực sự có liên hệ chính thức từ năm 1983. Kết quả này ñạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_tom_tat_tieng_viet_8877_1854411.pdf
Tài liệu liên quan