MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
Chương 1: TỔNG QUAN . 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học của tai biến mạch máu não. 3
1.2. Tình hình di chứng và tàn tật do tai biến mạch máu não . 7
1.3. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não . 8
1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng
ngày của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não trên Thế
giới và Việt Nam . 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu . 20
2.4. Xử lý số liệu . 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 30
3.1. Một số đặc điểm chung . 30
3.2. Kết quả phục hồi chức năng vận động sau can thiệp . 36
3.3. Mối liên quan trong thời gian tập luyện . 40
Chương 4: BÀN LUẬN . 47
4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu . 47
4.2. Kết quả phục hồi vận động sau tập luyện bằng phương pháp Bobath . 51
4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi của bệnh nhân liệt nửa
người do tai biến mạch máu não . 54
Chương 5: KẾT LUẬN . 62
1. Tập luyện bằng phương pháp Bobath có hiệu quả trong việc phục hồi
chức năng cho người bệnh liệt nửa người sau TBMMN . 62
2. Có một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng . 62
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ . 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 64
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4692 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng-phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án nghiên cứu
- Thiết kế mẫu bệnh án nghiên cứu (xem ở phụ lục).
- Mẫu bệnh án nghiên cứu được thiết kế dựa trên:
* Thang điểm Barthel - Index: đánh giá kết quả thực hiện 10 hoạt
động sống cơ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Nội dung của mẫu bệnh án liên quan đến các hoạt động trong sinh hoạt
hàng ngày, gồm các lĩnh vực ăn uống, tắm giặt, kiểm soát đại tiện, tiểu tiện,
chăm sóc bản thân, thay quần áo, di chuyển từ giường sang ghế hoặc xe lăn và
ngược lại, di chuyển trên mặt bằng và đi lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà.
Để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả chúng tôi gộp mức độ phụ thuộc ít và
mức độ phụ thuộc nhiều thành mức độ phụ thuộc một phần. (Xem ở phụ lục).
*Khả năng ngồi, đi, đứng theo Fugl-meyer scale:
Đánh giá các động tác bệnh nhân có thể làm được:
+ Khi nằm có thể tự lăn để nằm nghiêng sang hai bên được không?
+ Khi nằm có vận động gấp, duỗi được tay và chân liệt không?
+ Có thể tự ngồi dậy hay cần phải có người khác giúp?
+ Có thể tự ngồi và giữ thăng bằng được hay cần có người khác đỡ?
+ Có thể vận động được chân tay liệt khi ngồi không?
+ Có thể tự đứng dậy được hay cần phải có người khác giúp?
+ Có thể tự đứng và giữ thăng bằng hay cần phải có người khác giúp?
+ Có tự vận động tay, chân bên liệt khi đứng được không?
+ Có tự đi lại được không?
+ Có tự đi lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà được không?
+ Có tự làm được những công việc trong đời sống và sinh hoạt hàng
ngày như ăn uống, tắm rửa, chăm sóc bản thân (chải đầu, mặc quần áo…),
tham gia các công việc của gia đình được không?
+ Các dụng cụ trợ giúp người bệnh đang sử dụng (nạng nách, gậy tập đi,
thanh song song, thanh tường, ròng rọc…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Nội dung đánh giá và nhận định kết quả:
Các loại
vận động
Mức độ thực hiện
0 1 2
Ngồi dậy Không ngồi được Cần trợ giúp Tự ngồi
Đứng lên Không đứng được Cần trợ giúp Tự đứng
Đi Không đi được Cần trợ giúp Tự đi
* Mức độ liệt nửa người do tai biến mạch máu não theo B.Bobath (xem
ở phụ lục).
* Tuổi, giới, nghề nghiệp: thu thập được qua hỏi bệnh.
* Thời gian (từ khi bị liệt đến khi vào viện): thu thập được qua hỏi bệnh.
* Bên tổn thương: thu thập được bằng cách:
- Đánh giá tình trạng toàn thân.
- Bệnh tim mạch, đo huyết áp, bệnh phối hợp.
- Đánh giá tình trạng liệt
+ Liệt mềm hay liệt cứng.
+ Liệt bên phải hay bên trái.
+ Có kèm theo li ệt mặt hay các rối loạn khác như mất ngôn ngữ không?
* Loại tổn thương: Theo phân loại TBMMN chia làm hai loại Nhồi máu
não và Chảy máu não, thu thập được dựa vào;
+ Lâm sàng:
- Tình trạng toàn thân.
- Mức độ liệt.
- Các rối loạn kèm theo.
+ Cận lâm sàng: bệnh nhân được chụp CT scaner sọ não có chẩn đoán
xác định là nhồi máu não hoặc chảy máu não.
Trong những trường hợp bệnh nhân chụp CT scaner có kết quả là vừa
nhồi máu não và chảy máu não hoặc không có CT scaner sọ não thì được đưa
vào nhóm phân loại tổn thương không xác định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Sinh hoá máu:
- 62 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu được làm các xét nghiệm sau tại
Khoa Khám Bệnh Cấp Cứu - CLS Bệnh Viện Điều Dưỡng - PHCN:
+ Cholesterol máu: Chỉ số bình thường: 3,9 - 5,2 mmol/l khi > 5,2
mmol/l được gọi là tăng.
Bệnh nhân được làm xét nghiệm Cholesterol máu 2 lần
Lần 1 được lấy khi vào viện gọi là: C1
Lần 2 được lấy sau khi điều trị PHCN vận động 6 tuần gọi là: C6
+ Glucose máu: Chỉ số bình thường: 4,2 – 6,4 mmol/l khi > 6,4 mmol/l
được gọi là tăng.
Bệnh nhân được làm xét nghiệm Glucose máu 2 lần và đúng quy trình
kỹ thuật:
Lần 1 được lấy khi vào viện gọi là: G1
Lần 2 được lấy sau khi điều trị PHCN vận động 6 tuần gọi là: G6
2.3.5.5. Phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt nửa người sau tai
biến mạch máu não theo phương pháp của Bobath.
Mục đích đầu tiên của phương pháp Bobath là huấn luyện lại các vận
động bình thường mà trước khi bị liệt đã thực hiện được. Kỹ thuật tập luyện
không chỉ chú ý đến tay, chân mà phải chú ý đến toàn bộ cơ thể như là một
khối thống nhất, bằng cách khuyến khích người bệnh sử dụng cả bên bị liệt và
bên bình thường.
Người tập luyện sử dụng các kỹ thuật đặc biệt: kỹ thuật tạo thuận, kỹ
thuật ức chế co cứng (để làm giảm co cứng, giảm trương lực cơ và ức chế các
mẫu vận động bất thường), kỹ thuật kích thích (làm tăng trương lực cơ trong
các trường hợp liệt mềm) trước khi tập cho bệnh nhân các vận động chủ động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
có chọn lọc, vì người bệnh không thể thực hiện được các vận động bình
thường khi cơ ở trong tình trạng liệt mềm hoặc co cứng.
Nguyên tắc phục hồi của Bobath là khôi phục lại các mẫu vận động
bình thường vốn đã có trên cơ sở loại bỏ các mẫu vận động bất thường bằng
cách sử dụng mẫu ức chế phản xạ, sử dụng phản xạ ức chế tư thế để ngăn
ngừa vận động không bình thường do các phản xạ bất thường tạo nên và thúc
đẩy việc học lại các vận động theo mẫu vận động bình thường. PHCN vận
động là giúp bệnh nhân học lại “cảm giác” vận động, cách vận động và kiểm
soát vận động thông qua trương lực cơ trong các hoạt động tự chăm sóc và
sinh hoạt hàng ngày, chủ yếu là sử dụng các mẫu ức chế phản xạ và các vị thế
đúng trong tập luyện phục hồi [23].
* Mẫu ức chế phản xạ:
- Là các mẫu vận động bất thường để tập thuận cho các vận động bình
thường. Một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp Bobath là sử
dụng các mẫu ức chế phản xạ; Ví dụ: làm giảm co cứng các cơ gấp ở thân
mình và ở tay bằng cách duỗi cột sống và duỗi cổ đồng thời dạng và xoay
khớp vai bên liệt ra ngoài với khuỷ tay duỗi. Theo nguyên tắc như vậy có thể
làm giảm co cứng hơn nữa bằng cách duỗi khớp cổ tay, dạng và xoay ngửa
ngón tay cái.
* Quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng vận động cho người bệnh liệt
nửa người do tai biến mạch máu não.
- Bố trí giường năm cho người bệnh liệt nửa người.
+ Không để người bệnh nằm phía bên liệt sát tường. Tất cả các đồ dùng
cho người bệnh ở trong phòng đều ở phía bên liệt.
+ Không kê đầu giường quá cao. Đệm giường luôn phẳng, mềm, chắc
đề phòng loét do đè ép và các biến chứng khác.Vật liệu làm đệm thường là
mút cao su xốp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
- Các vị thế nằm đúng của người bệnh theo mẫu phục hồi bao gồm:
+ Nằm nghiêng phía bên liệt.
+ Nằm nghiêng phía bên lành.
+ Nằm ngửa, tay duỗi dọc theo thân.
+ Nằm ngửa, tay duỗi lên phía đầu.
- Các bài tập vận động chung:
+ Tập vận động thụ động nửa người bên liệt: trong giai đoạn đầu sau
đột quỵ khi người bệnh không tự vận động được, họ cần có người khác tập
vận động cho họ hoặc hướng dẫn học sử dụng bên lành tập cho bên liệt.
* Kỹ thuật:
Tập theo tầm vận động cho tất cả các khớp của chi trên, chi dưới ở nửa
người bên liệt:
. Khớp vai: tập gấp, duỗi, dạng, khép, xoay ngoài, xoay trong.
. Khớp khuỷu: tập gấp, duỗi, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay.
. Khớp cổ tay: tập gấp, duỗi, nghiêng về phía xương trụ, ngh iêng về
phía xương quay.
. Các ngón tay: tập gấp, duỗi, dạng, khép, đối chiếu ngón tay cái với
các ngón khác.
. Khớp háng: tập gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài.
. Khớp gối: tập gấp, duỗi.
. Khớp cổ chân: tập gấp mặt lòng, gấp mặt mu, nghiêng vào trong và
nghiêng ra ngoài.
. Các ngón chân: tập gấp, duỗi, dạng, khép.
+ Tập vận động có trợ giúp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
. Khi người bệnh có thể thực hiện được một phần vận động những chưa
hết tầm vận động bình thường, họ cần người khác trợ giúp một phần, hoặc
hướng dẫn họ dùng bên lành trợ giúp bên liệt vận động để thực hiện nốt phần
vận động còn lại mà họ chưa tự làm được.
. Kỹ thuật: tập theo tầm vận động cho các khớp của chi trên và chi dưới
ở nửa người bên liệt. Người tập giảm dần sự trợ giúp khi khả năng vận động
chủ động của người bệnh tăng lên.
+ Tập vận động chủ động:
. Khi người bệnh tự thực hiện được vận động, họ cần được hướng dẫn thực
hiện các bài tập vận động đúng kỹ thuật theo các mẫu vận động bình thường.
- Các bài tập luyện phục hồi vận động chủ yếu:
+ Tập vận động ở tư thế nằm ngửa.
. Tập vận động chung: tập lăn từ tư thế nằm ngửa sang nằm nghiêng về
phía bên liệt, về phía bên lành. Vận động làm dài thân mình bên liệt để ức chế
và làm giảm co cứng toàn thân.
. Tập vận động vai, tay bên liệt: kỹ thuật ức chế co cứng gấp ở tay.
Vận động đưa vai, tay liệt ra phía trước. Vận động vai tay bên liệt có trợ
giúp của tay lành. Vận động gấp, duỗi, dạng, khép, xoay vào trong, xoay ra
ngoài khớp vai bên liệt. Vận động gấp, duỗi khớp khuỷu tay, quay sấp,
xoay ngửa cẳng tay.
. Tập vận động chân bên liệt: tập dồn trọng lượng chân bên liệt. Tập
"làm cầu" dồn trọng lượng đều lên hai chân. Tập gấp, duỗi chân bên liệt. Tập
vận động dạng, khép khớp háng. Tập vận động gấp, duỗi riêng khớp háng và
khớp gối. Tập vận động gấp khớp cổ chân về phía mu bàn chân.
. Tập vận động ở tư thế nằm sấp: tập gấp, duỗi khớp gối bên liệt. Tập
duỗi khớp háng bên liệt. Tập gấp, duỗi khớp cổ chân bên liệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
. Tập ngồi dậy từ tư thế nằm: tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng về
phía bên liệt, về phía bên lành.
. Tập vận động từ tư thế ngồi: tập ngồi thăng bằng động và tĩnh. Tập dồn
trọng lượng lần lượt lên hai bên mông bằng điều chỉnh vận động thân mình. Tập
di chuyển ra phía trước và về phía sau "tập đi trên hai mông". Tập vận động vai
tay bên liệt. Tập dồn trọng lượng lên tay bên liệt. Tập vận động chân bên liệt.
Tập di chuyển từ giường ra ghế hoặc xe lăn và ngược lại. Tập vận động phục hồi
chức năng tay và bàn tay. Tập dồn trọng lượng ra phía trước để chuẩn bị đứng
lên. Tập đứng lên khi đang ngồi trên giường, trên ghế hoặc trên xe lăn.
. Tập vận động ở tư thế đứng: tập đứng thăng bằng động và tĩnh. Tập
chuyển trọng lượng sang chân liệt. Tập dồn trọng lượng lên chân liệt. Tập dồn
trọng lượng lần lượt lên hai chân. Tập ngồi xuống, đứng lên với trọng lượng
dồn đều lên hai chân. Tập bước tại chỗ. Tập đi trên bề mặt phẳng. Tập đi trên
bề mặt mấp mô, gồ ghề, các địa hình khác nhau. Tập đi lên, xuống dốc, lên
xuống cầu thang.
. Tập vận động trên đệm hoặc trên sàn nhà: tập ngồi xuống đệm từ tư thế
đứng. Tập ngồi dậy khi đang ngồi trên đệm hoặc trên sàn nhà. Tập đứng lên
khi đang ngồi trên đệm hoặc trên sàn nhà.
2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê trên máy vi
tính bằng chương trình phần mềm EPI – INPO.6, dựa trên hệ số trung bình -
độ lệch chuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 62 người bệnh liệt nửa người
sau TBMMN theo tiêu chuẩn đã đề ra. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:
3.1. Một số đặc điểm chung
Có 62 đối tượng liệt nửa người sau tai bi ến mạch máu não tham gia
vào điều tra tuổi từ 30 trở lên.
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
Giới tính
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng số
n % n % n %
< 60 8 12,9 7 11,3 15 24,2
> 60 41 66,1 6 9,7 47 75,8
Tổng số 49 79,0 13 21,0 62 100
Nhận xét: Bệnh nhân bị TBMMN nữ chiếm tỷ lệ 21,0%, nam 79,0%.
Nhóm tuổi >60 chiếm tỷ lệ 75,8%.
Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bên liệt
Bên liệt n Tỷ lệ (%)
Bên phải 36 58,1
Bên trái 26 41,9
Tổng số 62 100
Nhận xét: Tỷ lệ liệt nửa người bên phải là 58,1%, bên trái là 41,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
58.1 41.9
Bªn tr¸i Bªn ph¶i
Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bên liệt
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp n Tỷ lệ (%)
Làm ruộng 5 8,1
Cán bộ hưu 46 74,2
Nghề khác 11 17,7
Tổng số 62 100
Nhận xét: Trong số bệnh nhân TBMMN số bệnh nhân có nghề nghiệp
cán bộ hưu chiếm tỷ lệ 74,2%, còn lại gặp ở các nghề khác chiếm 17,7%.
8.1
74.2
17.7
Lµm ruéng C¸n bé hu NghÒ kh¸c
Biểu đồ 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại tổn thương não
Loại tổn thương não n Tỷ lệ (%)
Nhồi máu não 29 46,8
Chảy máu não 22 35,5
Không xác đ ịnh 11 17,7
Tổng 62 100,0
Nhận xét: Tổn thương là nhồi máu não chiếm tỷ lệ 45,8% cao hơn tỷ lệ
chảy máu não là 35,5%. Tỷ lệ không xác định rõ là nhồi máu não hay chảy
máu não chiếm 17,7%.
Biểu đồ 3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại tổn thương não
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian
từ khi đột quị đến khi bắt đầu tập luyện
Thời gian bắt đầu tập n Tỷ lệ (%)
Dưới 6 tuần 40 64,6
7 – 12 tuần 11 17,7
> 12 tuần 11 17,7
Tổng số 62 100,0
Nhận xét: Số bệnh nhân có thời gian dưới 6 tuần sau đột quỵ đến khi
bắt đầu luyện tập 54,5%.
64.6
17.7
17.7
Díi 6 tuÇn
7 - 12 tuÇn
> 12 tuÇn
Biểu đồ 4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian
từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu tập luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày
của đối tượng nghiên cứu trước khi vào viện
Mức độ n Tỷ lệ (%)
Phụ thuộc một phần 14 22,6
Phụ thuộc hoàn toàn 47 75,8
Độc lập 1 1,6
Tổng số 62 100
Nhận xét:
22.6
75.8
1.6
Phô thuéc 1 phÇn Phô thuéc hoµn toµn §éc lËp
Biểu đồ 5: Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
của đối tượng nghiên cứu trước tập luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Bảng 3.7. Kh ả năng vận động của đối tượng nghiên cứu trước khi vào viện
Khả năng vận động
Ngồi Đứng Đi
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
Không làm đư ợc 28 45,2 34 54,8 46 74,2
Cần trợ giúp 20 32,3 18 29,0 13 21,0
Tự làm 14 22,6 10 16,1 3 4,8
Tổng số 62 100 62 100 62 100
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không làm được các động tác vận động trước
khi tập luyện là:
Ngồi: 45,2%; đứng: 54,8%; đi: 74,2%
Tỷ lệ ít hơn bệnh nhân tự làm được.
Biểu đồ 6: Khả năng vận động của đối tượng nghiên cứu trước tập luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
3.2. Kết quả phục hồi chức năng vận động sau can thiệp
Bảng 3.8. Khả năng ngồi dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện
Thời điểm
Khả năng
Trước tập Sau 6 tuần
p
n Tỷ lệ (%) n
Tỷ lệ
(%)
Không ngồi được 28 45,2 5 8,1
p < 0,01
Cần trợ giúp 20 32,3 9 14,5
Tự ngồi 14 22,6 48 77,4
Tổng số 62 100 62 100
Nhận xét:
Trước tập: Số bệnh nhân không ngồi được có tỷ lệ 45,2%, chỉ có 22,6%
bệnh nhân tự ngồi được.
Sau tập 6 tuần: Số bệnh nhân ngồi được tăng 77,4%, chỉ còn 8,1%
bệnh nhân không ngồi được.
Sự khác biệt về kết quả phục hồi khả năng ngồi của bệnh nhân trước
tập và sau tập 6 tuần có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,01.
Biểu đồ 7: Khả năng ngồi dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Bảng 3.9. Khả năng đứng dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện
Thời điểm
Khả năng
Trước tập Sau 6 tuần
p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Không đứng được 34 54,8 7 11,3
< 0,01
Cần trợ giúp 18 29,0 12 19,4
Tự đứng 10 16,1 43 69,3
Tổng số 62 100 62 100
Nhận xét:
Trước tập số bệnh nhân không đứng được có tỷ lệ 54,8%, chỉ có 16,1%
bệnh nhân tự đứng được.
Sau 6 tuần tập: Số bệnh nhân không đứng được giảm xuống còn 11,3%,
số bệnh nhân đứng được tăng lên 69,3%.
Sự khác biệt về kết quả phục hồi khả năng đứng của bệnh nhân trước
tập và sau tập 6 tuần có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,01.
Biểu đồ 8: Khả năng đứng dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Bảng 3.10. Khả năng đi của bệnh nhân trước và sau 6 tuần tập luyện
Thời điểm
Khả năng
Trước tập Sau 6 tuần
p
n Tỷ lệ
(%) n
Tỷ lệ
(%)
Không đi đư ợc 46 74,2 11 17,7
< 0,01
Cần trợ giúp 13 21,0 9 14,5
Tự đi 3 4,8 42 67,8
Tổng số 62 100 62 100
Nhận xét:
Trước tập số bệnh nhân không đi được có tỷ lệ 74,2%, chỉ có 4,8%
bệnh nhân tự đi được.
Sau 6 tuần tập: Số bệnh nhân không đi được giảm xuống còn 17.1,6%,
số bệnh nhân đi được tăng lên 67.8%.
Sự khác biệt về kết quả phục hồi khả năng đi của bệnh nhân trước tập
và sau tập 6 tuần có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,01.
Biểu đồ 9: Khả năng đi của bệnh nhân trước và sau tập luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Bảng 3.11. Khả năng phục hồi nhu cầu thực hiện các hoạt động sống
trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trước và sau tập luyện
Thời điểm
Chức năng
Trước tập Sau 6 tuần
p
n Tỷ lệ (%) n
Tỷ lệ
(%)
Phụ thuộc hoàn toàn 47 75,8 8 12,9
< 0,01
Phụ thuộc một phần 14 22,6 41 66,2
Độc lập 1 1,6 13 20,9
Tổng số 62 100 62 100
Nhận xét:
Trước tập số bệnh nhân không thực hiện được các hoạt động sống có tỷ
lệ 75,8%, chỉ có 1,6% bệnh nhân thực hiện được các hoạt động.
Sau 6 tu ần tập: Số bệnh nhân không thực hiện được các hoạt động sống giảm
xuống còn 12,9%, số bệnh nhân thực hiện được các hoạt động sống tăng lên 20,9%.
Sự khác biệt về kết quả phục hồi khả năng thực hiện được các hoạt động của
bệnh nhân trước tập và sau tập 6 tuần có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,01.
Biểu đồ 10: Khả năng thực hiện được các hoạt động sống trong sinh hoạt
hàng ngày của bệnh nhân trước và sau tập luyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
3.3. Mối liên quan trong thời gian tập luyện
Bảng 3.12. Liên quan giữa tuổi và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Nhóm tuổi Kết quả
p Tốt và trung
bình
Kém
≤ 60
15
(100%)
0
< 0,01
> 60
37
(78,7%)
10
(22,3%)
Tổng số 52 10 62
Nhận xét:
Tuổi của bệnh nhân có liên quan đến kết quả phục hồi, ở nhóm
bệnh nhân tuổi dưới 60 tuổi kết quả phục hồi đạt 100% tốt hơn so với
những bệnh nhân ở nhóm tuổi > 60 tuổi(78,7%).
Bảng 3.13. Liên quan giữa giới và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Giới
Kết quả
p Tốt và trung
bình
Kém
Nam 36
(73,5%)
13
(26,5%)
> 0,05
Nữ 11
(84,6%)
2
(15,4%)
Tổng số 47 15 62
Số bệnh nhân bị liệt nửa người sau TBMMN ở nam lớn hơn ở nữ. Kết
quả phục hồi giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ là như nhau.
Chưa tìm thấy mối liên quan về giới và kết quả phục hồi sau 6 tuần tập
luyện với p > 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 3.14. Liên quan giữa bên bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Bên liệt
Kết quả
p Tốt và trung
bình
Kém
Liệt bên phải
26
(72,2%)
10
(27,8%)
>0,05
Liệt bên trái
21
(80,8%)
5
(19,2%)
Tổng số 47 15 62
- Kết quả phục hồi tốt ở nhóm bị liệt nửa người bên phải là 72,2%, kết quả
phục hồi tốt ở nhóm bệnh nhân bị liệt nửa người bên trái là 80,8%.
Mặc dù vậy không có mối liên quan giữa bên bị liệt và kết quả phục hồi
sau 6 tuần tập luyện, kết quả này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.15. Liên quan giữa loại tổn thương não và kết quả phục hồi
sau 6 tuần
Loại tổn thương
Kết quả
p
Tốt và trung bình Kém
Nhồi máu não
21
(72,4%)
8
(27,6%)
> 0,05 Chảy mãu não
15
(68,2%)
7
(31,8%)
Không xác đ ịnh
7
(63,6%)
4
(36,3%)
Tổng số 43 19 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não đạt kết
quả điều trị tốt và trung bình là 72,4%. Nhóm bệnh nhân liệt nửa người do
chảy máu não đạt kết quả điều trị tốt và trung bình là 68,2%. Nhóm bệnh
nhân liệt nửa người không xác định được nguyên nhân đạt kết quả điều trị
tốt và trung bình là 63,6%.
Kết quả PHCN của các nguyên nhân này không có sự khác biệt đáng kể,
không có ý ngh ĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.16. Liên quan giữa thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu
PHCN và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Thời gian bắt đầu
vào viện
Kết quả
p
Tốt và trung bình Kém
Dưới 6 tuần
34
(85%)
6
(15%)
< 0,01 7 – 12 tuần
8
(72,7%)
3
(27,3%)
> 12 tuần
6
(54,5%)
5
(45,5%)
Tổng số 48 14 62
Nhận xét : Kết quả phục hồi vận động của bệnh nhân liệt nửa người
do tai biến mạch máu não phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân bắt đầu
được tập luyện PHCN sau tai biến. Thời gian càng sớm kết quả phục hồi
càng tốt, bệnh nhân được đ iều trị trước 6 tuần đạt kết quả tốt và trung
bình đạt 85%; bệnh nhân điều trị trước 12 tuần đạt kết quả tốt và trung
bình là 72,7%, bệnh nhân điều trị sau 12 tuần đạt kết quả tốt và trung
bình là 54,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Biểu đồ 11: Liên quan giữa thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu
PHCN và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Bảng 3.17. Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Chi bị liệt
Kết quả
p
Tốt và trung bình Kém
Tay
25
(40,3%)
37
(59,7%)
< 0,01
Chân
48
(77,4%)
14
(22,6%)
Nhận xét: Đối với bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu
não khả năng phục hồi của chân liệt (77,4%), tốt hơn khả năng phục hồi
tay liệt (40,3%). Sự khác biệt về kết quả phục hồi vận động của chân so
với phục hồi vận động của tay có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,01.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Biểu đồ 12: Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần
Bảng 3.18. Sự thay đổi Cholesterol máu ở bệnh nhân liệt nửa người do
tai biến mạch máu não dựa trên giá trị trung bình
Thời điểm
Cholesterol
Trước tập luyện Sau điều trị 6 tuần
Đơn vị tính (m mol/l) Đơn vị tính (m mol/l)
X 4,75 4,32
sd 0,47 0,8
p < 0,05
Nhận xét: Hàm lượng Cholesterol trung bình của 62 bệnh nhân trước
điều trị là 4,75 m mol/l sau sáu tuần tập luyện hàm lượng Cholesterol trung
bình của 62 bệnh nhân là 4,32m mol/l.
Sự thay đổi về hàm lượng Cholesterol của bệnh nhân trước tập và sau tập
6 tuần có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 3.19. Tình trạng thay đổi Cholesterol máu ở bệnh nhân liệt nửa
người do tai biến mạch máu não sau sáu tuần tập luyện
Sự thay đổi
Cholesterol
n Tỷ lệ (%)
Giảm 48 77,4
Không thay đ ổi 14 22,6
Tổng số 62 100
Nhận xét: Sau sáu tuần tập luyện có 48 bệnh nhân giảm được hàm
lượng Cholesterol chiếm 77,4%. Còn 14 bệnh nhân không có sự thay đổi về
hàm lượng Cholesterol chi ếm 22,6%.
Bảng 3.20. Sự thay đổi Glucose máu ở bệnh nhân liệt nửa người do
tai biến mạch máu não dựa trên giá trị trung bình
Thời điểm
Glucose
Trước tập luyện Sau điều trị 6 tuần
Đơn vị tính (m mol/l) Đơn vị tính (m mol/l)
X 5,27 5,18
Sd 0,62 0,63
P > 0,05
Nhận xét: Hàm lượng Glucose trung bình của 62 bệnh nhân trước điều
trị là 5,27 m mol/l ,sau sáu tuần tập luyện hàm lượng Glucose trung bình của
62 bệnh nhân là 5,18 m mol/l..
Sự thay đổi về hàm lượng Glucose của bệnh nhân trước tập và sau tập 6
tuần không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p > 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 3.21. Tình trạng thay đổi Glucose máu ở bệnh nhân liệt nửa người
do tai biến mạch máu não sau sáu tuần tập luyện.
Sự thay đổi
Glucose
Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Giảm 17 27,4
Không thay đổi 45 72,6
Tổng số 62 100
Nhận xét: Sau sáu tuần tập luyện có 17 bệnh nhân giảm hàm lượng
Glucose chiếm 27,2%. Còn 45 bệnh nhân không có sự thay đổi về hàm lượng
Glucose chiếm 72,6%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
4.1.1. Theo tuổi và giới
Tổng số đối tượng trong nghiên cứu có 62 người bị liệt nửa người sau
TBMMN, gồm 49 nam chiếm 79,0% và 13 nữ chiếm tỷ lệ 21,0% (Bảng 3.1).
Người có tuổi thấp nhất là 30, lớn nhất là 88 tuổi. Nhóm tuổi trên 60 tuổi
chiếm tỷ lệ cao với 75,8% và nhóm dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ 24,2%.
Kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước và
ngoài nước.
Theo Nguyễn Văn Đăng [15], nam giới bị TBMMN nhiều hơn nữa
giới, tỷ lệ nam/nữ là 1,48/1.
Theo Nguyễn Thuỳ Hương và cộng sự [22], [23], nhóm từ 60 - 74 tuổi
chiếm 53%.
Theo Hoàng Khánh và cộng sự [24] cho biết TBMMN chiếm ưu thế ở
nam tỷ lệ nam/nữ là 1,86/1.
Phan Hồng Minh và cộng sự [28], nghiên cứu cho thấy TBMMN tăng dần
theo tuổi, thường gặp nhất ở lứa tuổi trên 50, ở nam lớn hơn nữ (khoảng 1,6 lần).
Theo Y văn thế giới, TBMMN ở nhóm dao động từ 48 - 95 tuổi và cao
nhất ở nhóm 60 - 75 tuổi [49], [55], [62].
Granger C.V và cộng sự, tỷ lệ nam/nữ là 1,7 [53].
Theo Machlum S, nam m ắc TBMMN chiếm 66,06% còn nữ 33,94% [69].
Theo một số tác giả, TBMMN thường gặp phần lớn ở nam giới và ở
trong từng bậc tuổi nam giới nhiều hơn nữ giới. Lý do khác là nam giới có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn nữ giới. Để giải thích các tác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1LV08_YDuocTranThiMyLuat.pdf