Luận văn Đánh giá khả năng áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải tại xã Giao lạc, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định

MỤC LỤC.i

DANH MỤC CÁC HÌNH.v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.vii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

3. Nội dung nghiên cứu . 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3

4.1. Ý nghĩa khoa học.3

4.2. Ý nghĩa thực tiễn .3

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.4

1.1. Tổng quan về mô hình nông nghiệp không chất thải.4

1.1.1. Định nghĩa về mô hình nông nghiệp không chất thải. 4

1.1.2. Mục tiêu của mô hình không chất thải nông nghiệp . 5

1.1.3. Tiêu chí mô hình không chất thải . 5

1.2. Tổng quan về chất thải nông nghiệp.6

1.2.1. Tổng quan về chất thải chăn nuôi. 6

1.2.2. Tổng quan về chất thải trồng trọt . 7

1.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp.8

1.3.1. Xử lý chất thải chăn nuôi. 8

1.3.2. Xử lý chất thải trồng trọt . 13

1.4. Tổng quan về công nghệ trồng nấm rơm từ rơm rạ.14

1.4.1. Tổng quan về nấm rơm. 14

1.4.1.1. Đặc tính sinh học.14

1.4.1.2. Đặc điểm hình thái.15

pdf96 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải tại xã Giao lạc, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đồng/người/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo: 13,56% theo tiêu chí mới [13] 1.5.2.3. Văn hóa – giáo dục – y tế a) Văn hóa – giáo dục Hiện tại toàn xã có 3 trường học với tổng diện tích 25.415 m2. Trong đó có 1 trường THCS, 1 trường tiểu học và một trường mầm non. - Tổng số giáo viên là 104, trong đó: + Phân theo trường: Trường mầm non 30 giáo viên; Trường THCS 38 giáo viên; Trường Tiểu học 36 giáo viên. + Phân theo trình độ : Đại học: 11; Cao đẳng: 51; Trung cấp : 42. + Độ tuổi trung bình : 41 tuổi. - Tổng số học sinh 3 trường là 2.213 em. + Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, tiếp tục học THPT, Bổ túc và Trung học nghề là 70%. 26 - Y tế Xã Giao Lạc có một trạm y tế xã được xây dựng kiên cố hai tầng trên diện tích 400 m2 với 15 phòng làm việc chất lượng tốt, 9 giường bệnh và có vườn trồng thuốc nam. Tuy nhiên các dụng cụ trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay; nhà vệ sinh đã xuống cấp cần được tu sửa. [13] 1.5.2.4. Cơ sở hạ tầng a) Giao thông Giao Lạc không có đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua, khoảng cách từ trụ sở UBND xã đến tỉnh lộ gần nhất là 2,5 km. Hệ thống đường giao thông trục chính của xã được quy hoạch theo 2 tuyến: tuyến Bắc Nam từ giáp xã Hồng Thuận đi đê Trung ương dài 3,35 km; tuyến Đông Tây từ giáp xã Giao An đi Giao Xuân dài 2,1 km. Tổng hệ thống đường giao thông của xã có tổng chiều dài là 59,873 km, gồm đường trục xã, liên xã, đường liên xóm, đường ngõ xóm, đường nội đồng. Trong đó hệ thống giao thông nội đồng hiện có 14 tuyến dài 16,91 km. Hiện nay giao thông nội đồng của xã chủ yếu là đường đất, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất. Năm 1992, hưởng ứng chương trình giao thông nông thôn của tỉnh, huyện phát động, Giao Lạc tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông của xã với nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp. Đến nay đã đổ nhựa và bê tông hoá được 32,863 km. Đường ngõ xóm đã được bê tông hoá đạt 100% so với tổng chiều dài các tuyến đường. [13] b) Chợ Giao Lạc Nằm ở vị trí xóm 22 thuộc phía Tây Bắc cách trung tâm xã 1km gần với các xã Hồng Thuận, Bình Hòa, Giao Thanh, vị trí chợ hợp lý với diện tích 1815 m2, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua sắm sinh hoạt, buôn bán của người dân. Chợ có 1 dãy lợp tôn còn mới, 1 dãy xây dựng từ lâu đã xuống cấp cần nâng cấp cải tạo trong 27 thời gian tới, còn lại là các dãy lán tạm xung quanh chợ, khu vực vệ sinh và thu gom chất lượng còn hạn chế, gây ô nhiễm môi trường. Chợ không có khả năng mở rộng, cần được đầu tư nâng cấp hoặc di chuyển địa điểm đến nơi khác. [13] c) Bưu điện Hiện tại bưu điện xã chưa có điểm truy cập internet công cộng, chỉ có cá nhân sử dụng theo đường điện thoại cố định hoặc di động. Xã có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thông (điểm bưu điện văn hóa xã) có 1 cán bộ thường trực, nhà mái bằng, diện tích xây dựng 70 m2 nằm trên khuôn viên khu đất 100 m2, rất chật hẹp, cần mở rộng hoặc xây mới [13]. d) Nhà ở Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, ở Giao Lạc có các loại nhà sau: - Nhà ở của các hộ thuần nông, diện tích khuôn viên từ 700 - 1.800 m2 bao gồm nhà chính 50 - 70 m2, nhà phụ thường vuông góc với nhà chính diện tích 30 - 50 m2, trước nhà là sân rộng 100 - 200 m2, ao rộng từ 200 - 600 m2. Còn lại là vườn trồng rau màu, cây ăn quả, nhà quay nhiều hướng theo địa hình từng khu, khu chăn nuôi cơ bản gần nhà nên không hợp vệ sinh. - Nhà ở của các hộ kinh doanh hoặc các hộ mới mua đất làm nhà, diện tích từ 100 - 200 m2 bám theo 2 đường trục chính giữa xã, đường giáp khu vực chợ Hồng Thuận, khu vực giáp Đê Trung ương từ 4 - 8 m thường xây theo dạng nhà hình ống vừa kết hợp ăn ở, sinh hoạt và kinh doanh. Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố là 85%, không còn nhà tạm, dột nát. Việc xây dựng nhà ở của nhân dân hoàn toàn tự phát chưa theo quy chuẩn của Bộ xây dựng. Những năm gần đây do kinh tế phát triển nên việc xây dựng nhà ở của nhân dân Giao Lạc có nhiều tiến bộ hơn trước, nhà cao tầng, nhà kiên cố được xây dựng nhiều. [13] 28 1.6. Một số mô hình nông nghiệp không chất thải 1.6.1. Hiện trạng mô hình nông nghiệp không chất thải của nước ngoài Một số quốc gia trên thế giới đã bắt đầu đánh giá và thiết kế lại các hệ thống hiện tại của họ để đẩy mạnh việc thu hồi tài nguyên và tạo dựng một nền kinh tế sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn. Nhiều ngành công nghiệp hiện tại đã phải thiết kế lại sản phẩm để đạt tiêu chuẩn " không chất thải " nhằm đáp ứng yêu cầu của các quốc gia mà họ tiến hành đầu tư. 1.6.1.1. Mô hình không chất thải tại vương quốc Anh Ý tưởng chủ đạo là phát triển một quy trình sử dụng chất thải bằng cách tích hợp nhiều cơ chế kỹ thuật – sinh thái khác nhau nhằm hấp thu năng lượng và chất dinh dưỡng cho mục đích quay vòng trong quy trình như một sản phẩm có giá trị. Mô hình của tổ chức sáng kiến không phát thải ở vùng Earth Center, Anh, là một hệ thống bao gồm một nhà máy bia công suất nhỏ, một khu trồng tảo, trang trại nuôi cá nước ngọt và trồng cây theo phương pháp thủy canh khép kín. Mục tiêu của dự án thiết lập mô hình này của Zeri là nhằm cung cấp một dẫn chứng thực tế về quy trình sản xuất không chất thải tạo ra một loại các sản phẩm có giá trị và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ba dòng chất thải được công nhận để đưa vào áp dụng như sau: + Chất thải rắn: Ngũ cốc đã qua sử dụng  Trồng nấm  Composting  Cải tạo đất. + Dòng thải lỏng: Dòng thải nóng  Thu hồi nhiệt  Sản xuất tảo  Nuôi cá nước ngọt  Canh tác thủy canh. + Khí thải: Sử dụng cho canh tác thủy canh. Bố trí các hạng mục: Tổng diện tích mặt bằng cần có khoảng 150m2. Tốt nhất mô hình được bố trí trên sườn đồi với hướng đón gió Tây Nam. Diện tích cần cho từng hạng mục như sau: Khu sản xuất bia: 30m2; Khu nuôi tảo: 10m2; Khu nuôi cá: 50m2; Khu thủy canh: 40m2. 29 Ước tính lượng sản phẩm: Bia: 10 thùng/tuần; Cá: 50m2 với 30kg/m2/năm  1,8 tấn/năm; Nấm: 20/30% khối lượng chất nền. [19] 1.6.1.2. Mô hình VAC tại Trung Quốc Tại Trung Quốc, vịt và lợn được nuôi gần một hồ nước. Chất thải từ các vật nuôi này sẽ được thu vào hồ, góp phần gia tăng mức độ sinh trưởng của thủy sinh vật trong hồ. Cá trong hồ có được nguồn thức ăn dồi dào từ các loài thủy sinh này sẽ phát triển tốt. Nước trong hồ với hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ được sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp. Tàn tích nông nghiệp sẽ là thức ăn cho gia cầm, tạo thành một vòng hầu như khép kín. [19] 1.6.1.3. Mô hình không chất thải tại Fiji – châu Úc Tại Montfort Boys Town (Fiji – châu Úc), hệ thống được mở rộng bao gồm cả việc sản xuất nấm từ bã ủ rượu bia. Qua đó ligno-cellulose trong bã thải ban đầu bị phân hủy, bã thải sau đó có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn. Chất thải từ chăn nuôi lợn được lên men kị khí để sản sinh metan với mục đích cung cấp năng lượng. Tảo sinh trưởng thành các mảng trên hồ nhằm tận dụng hết hàm lượng dinh dưỡng cao có thể được thu hoạch làm thức ăn cho gia súc. Hình 1.4: Hệ sinh thái tích hợp hướng tới không chất thải tại Fiji [19] 30 1.6.2. Hiện trạng mô hình nông nghiệp không chất thải tại Việt Nam 1.6.2.1. Mô hình nông nghiệp không chất thải ủ phân compost tại Quan Hóa, Thanh Hóa. Những loài cây dại làm phân xanh, kết hợp với các nguyên liệu như mùn cưa tre, than tre, phủ bằng vải không dệt toptex để tạo phân compost. Ủ phân compost không những diệt trừ mầm bệnh mà thành phần compost ưu nhiệt còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn hữu ích sinh sôi và khi phát triển đủ số lượng thì các vi khuẩn này sẽ diệt trừ mầm bệnh. Khoảng 3 tấn rác có thể cho ra 1 tấn thành phẩm. Dùng phân compost này để bón cho cây trồng đem lại năng suất cao. Mô hình đã sử dụng phân và nước tiểu của lợn để nuôi ấu trùng ruồi BSF, còn nước tiểu để nuôi bèo tấm. Thức ăn nuôi lợn chính là những loại cây trồng như rau muống, rau lang, khoai nước (được bón bằng phân compost), ấu trùng ruồi (BSF) được nấu bằng bếp khí hóa, giun đỏ cũng là nguồn thức ăn cho gà. Bên cạnh đó, bèo tấm làm nguồn cung cấp thức ăn cho lợn và gà. [7] Hình 1.5: Mô hình ủ phân compost tại Quan Hóa, Thanh Hóa [7] 31 Nguồn cung cấp ấu trùng ruồi BSF ổn định bằng thùng rác sinh học. Biện pháp này cho phép xử lý tối đa 60 kg phân/ngày và tạo ra 10 kg ấu trùng BSF. Dư lượng của ấu trùng ruồi BSF (chủ yếu là xenlulo) lại rất thích hợp làm thức ăn cho giun đỏ. Phân giun đỏ làm môi trường trồng cây rất tốt và giảm được lượng phân bón đáng kể. Xử lý chất thải sinh hoạt cũng là vấn đề được quan tâm. Phân sẽ được ấu trùng ruồi BSF phân hủy, nước tiểu được tách ra dùng cho bể nuôi bèo. Ngoài ra mô hình còn sử dụng tro bếp khử mùi hôi trong chăn nuôi và ủ phân. [7] 1.6.2.2. Mô hình chăn nuôi không chất thải tại Phú Thọ Chăn nuôi theo quy mô trang trại đang phát triển nhanh, mạnh ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi gây ra ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới không khí, đất và nước và tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh dịch cho người và các vật nuôi khác, đồng thời ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người dân. Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi lợn thịt kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi bằng chất độn chuồng sinh học tại các hộ chăn nuôi lợn thịt thuộc Văn Lung, thị xã Phú Thọ. [18] Qua đánh giá của Trung tâm khuyến nông, sau 3 tháng thử nghiệm mô hình đã giúp giảm tới 60% sức lao động (do việc không phải dọn phân lợn), tiết kiệm tới 80% nước vệ sinh chuồng trại và 10% thức ăn. Đặc biệt áp dụng biện pháp này, chuồng trại chăn nuôi không có chất thải ra môi trường và không có mùi hôi thối, tỷ lệ sống của vật nuôi đều đạt 100%, hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi thông thường khoảng 40.000 đồng/con/3 tháng nuôi; đồng thời nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật và nâng cao chất lượng thịt của vật nuôi. [18] Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là mùn cưa (trừ một số loại gỗ độc như gỗ lim) hoặc các chất liệu "trơ" như trấu, mụn dừa, vỏ lạc, lõi ngô nghiền..... để làm giá thể cho vi sinh vật phân giải chất thải lên men. Nguyên liệu đảm bảo được các điều 32 kiện như thấm nước tốt, không mủn, đàn hồi tốt, xốp không bị nén. Sau đó phun chế phẩm vi sinh vật lên mặt nền đệm lót. Hiện nay, chế phẩm vi sinh vật đang được sử dụng rộng rãi để làm đệm lót lên men là chế phẩm vi sinh sẽ phân giải phân, nước tiểu để sinh trưởng phát triển và làm giảm ô nhiễm do chất thải giúp làm giảm được đáng kể mùi hôi thối, ruồi muỗi. Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho vật nuôi. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân vật nuôi sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của vật nuôi được tốt hơn, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi tăng, phân ngay từ lúc được vật nuôi thải ra ngoài đã bớt hôi. [18] Từ mô hình tại xã Văn Lung đã khẳng định việc áp dụng công nghệ chăn nuôi không chất thải đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Nó không chỉ giúp người chăn nuôi giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mô hình này, cũng giúp bà con nông dân trong xã nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Từ thực tế cho thấy, việc mở rộng mô hình chăn nuôi không chất thải rất cần được nhân rộng không chỉ ở xã Văn Lung mà tại nhiều địa phương khác, nhằm góp phần thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn. [18] 33 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được luận văn lựa chọn nghiên cứu là chất thải nông nghiệp tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả và chất lượng quản lý, sử dụng mô hình và đề xuất mô hình nông nghiệp không chất thải thích hợp. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Xác lập cơ sở khoa học cho mô hình nông nghiệp không chất thải để sử dụng cho các hộ gia đình. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu về chất thải nông nghiệp thường ngày của các hộ gia đình. - Thu thập số liệu về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải nông nghiệp. - Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục, môi trường, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã Giao Lạc. - Thu thập, tìm hiểu về mô hình nông nghiệp không chất thải hiện nay tại nước ngoài và Việt Nam. 34 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Tiến hành phát 50 phiếu điều tra cho 50 hộ gia đình trong xã, đồng thời tiến hành khảo sát thực tế để xác định các vấn đề nghiên cứu. Theo điều tra trên địa bàn xã, thì hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi trâu, lợn (3- 20 con) tập trung vào 09 xóm: xóm 1; 2; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 12. Các xóm 11; 16; 17; 18; 19; 22 (06 xóm) chủ yếu là nằm theo dọc trục đường xã nên phần lớn là kinh doanh nhỏ, chỉ nuôi gà, vịt số lượng nhỏ. Còn lại một số xóm (07 xóm) cũng không chăn nuôi lớn mà chỉ chăn nuôi nhỏ. Vì vậy, luận văn phát phiếu điều tra cho 50 hộ của 7 xóm trên là điển hình trong xã. Theo điều tra trên địa bàn toàn xã có 62 hộ chăn nuôi trâu bò, 135 hộ chăn nuôi lợn (trung bình mỗi hộ nuôi 6 - 20 con lợn). Gia đình nuôi lớn nhất là 1 con trâu, 10 lợn và gà hoặc hộ gia đình không nuôi trâu thì nuôi lớn nhất 20 con lợn. Như vậy, luận văn đưa ra mô hình VACB áp dụng cho hộ gia đình 4 người có 1 con trâu hoặc bò, 10 con lợn và 20 con gà là gia đình điển hình trong xã. 2.3.3. Phương pháp lấy mẫu a) Lấy mẫu và bảo quản mẫu nước thải từ hầm biogas Các mẫu nước thải đã được lấy trong 3 đợt tại các hầm biogas vào các ngày: 20/3/2015 (đợt 1), 3/4/2015 (đợt 2) và 17/4/2015 (đợt 3). Mỗi đợt tiến hành lấy 02 mẫu bao gồm 01 mẫu nước thải đầu vào và 01 mẫu nước thải đầu ra. Các mẫu nước thải được lấy theo TCVN 5999:1995. Mẫu nước thải đầu vào được lấy tại cống thải của chuồng nuôi vào thời điểm dội rửa chuồng (trong các khoảng thời gian từ 7g00 – 8g00). Mẫu nước thải đầu vào được lấy ở hố lọc đầu vào, lúc đang rửa chuồng. Mẫu nước thải đầu ra được lấy ở hố lọc đầu ra sau biogas, cùng lúc lấy mẫu đầu vào. Mẫu được chứa trong chai nhựa PET được bảo quản lạnh trong quá trình vận chuyển và lưu giữ trong tủ lạnh ở phòng thí nghiệm. 35 Mẫu được phân tích ngay sau khi đưa về phòng phân tích Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam, số 2 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội. b) Phương pháp phân tích mẫu Các thông số phân tích bao gồm: nhiệt độ, pH, chất rắn lơ lửng (SS), Vật chất khô, BOD5 (nhu cầu oxi sinh học), COD (nhu cầu oxi hóa học), tổng nitơ, tổng photpho, coliform. - Phân tích nhiệt độ Nhiệt độ mẫu nước thải đầu vào và đầu ra được đo bằng máy đo nhiệt độ hiệu Thermo Orion. - pH pH đo bằng máy đo pH hiệu Thermo Orion. Trước khi đo pH mẫu nước, pH máy được chuẩn bằng dung dịch chuẩn có giá trị pH = 7, sau đó đo trực tiếp tại vị trí lấy mẫu. - Khí gas Tổng lượng gas sinh ra: Tiến hành đo bằng túi dự trữ. Sau 24h đo chiều dài túi lưu trữ 1 lần. Kết quả được đo trong 3 ngày liên tiếp. Sử dụng máy hút khí hút gas từ hầm ủ cho vào túi dự trữ bằng nilon dài 3 m, đường kính 0,8m. Tính kết quả: Vgastt = *R2*l/n (m3/ngày) Trong đó: - R: Bán kính hình tròn của túi dự trữ - l: chiều dài túi dự trữ khi căng trong 24h - n: số ngày đo So sánh hiệu suất sinh gas thực tế so với lý thuyết được tính theo Bảng 3.4 Vgaslt = Hiệu suất sinh khí x lượng thải hàng ngày (m3/ngày) 2.3.4. Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng Gặp mặt, phỏng vấn hoặc tổ chức các buổi họp nhỏ trong cộng đồng để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi; và đề xuất, lựa chọn 36 các phương thức kỹ thuật phù hợp cho mô hình chăn nuôi không chất thải tại địa phương. 2.3.5. Phương pháp chuyên gia Phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường về các vấn đề liên quan đến mô hình nông nghiệp không chất thải. Xin ý kiến của ThS Lê Thị Thanh Thủy – Viện Môi trường Nông nghiệp về lĩnh vực xử lý biogas và xử lý phế phụ phẩm trồng trọt. 2.3.6. Phương pháp kế thừa Thông qua các kết quả nghiên cứu trước của Viện Môi trường và Nông nghiệp để lựa chọn và ứng dụng các công nghệ vào các mô hình xử lý chất thải để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. 2.3.7. Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu Sau khi đã thu thập điều tra xã hội, các thông tin tư liệu sẽ được thống kê, phân loại theo từng phần để xử lý các dữ liệu bằng phần mềm Excel, lọc thông tin nhằm phục vụ cho việc tổng hợp báo cáo. 37 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nông nghiệp tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 3.1.1. Hiện trạng chất thải nông nghiệp xã Giao Lạc Chất thải nông nghiệp là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản. Rác thải chăn nuôi chủ yếu là phân gia súc, gia cầm. Con vật nuôi chủ yếu là lợn, vịt, gà. Chăn nuôi tuy phát triển song chủ yếu là chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ. Số trang trại chưa nhiều. Hình 3.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải nông nghiệp trong 1 hộ gia đình Với diện tích trồng lúa tại xã là 400 ha, năng suất đạt bình quân 117,89 tạ/ha. Như vậy, chất thải rơm rạ của xã Giao Lạc năm 2013 ước tính đạt hơn 5.000 tấn rơm rạ tươi/năm, tương đương khoảng 2.000 tấn rơm rạ khô/năm và 1.000 tấn trấu sau khi sát gạo [13]. Chất thải nông nghiệp phát sinh trong hộ gia đình Trồng trọt (thực vật chết, lá cành, cỏ) Thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô) Chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm, động vật chết) Bảo vệ động, thực vật (chai lọ đựng thuốc BVTV, trừ sâu, diệt côn trùng) Quá trình bón phân, kích thích tăng trưởng ( bao bì đựng...) Thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm mổ...) Giết mổ động vật 38 Theo số liệu điều tra từ 50 hộ gia đình làm nông có nuôi trâu, bò, lợn hoặc vịt quy mô lớn, không buôn bán (để có thể áp dụng làm mô hình biogas), trong 50 hộ có: - 17 hộ nuôi trâu hoặc bò (1 con hoặc 2 con) - 42 hộ nuôi gà vịt số lượng nhỏ (<50 con) - 47 hộ nuôi lợn từ 3-20 con/1 lứa (1 năm 2 lứa). - 03 hộ nuôi vịt số lượng lớn (350, 320, 400 con vịt/1 lứa, 1 lứa 3-4 tháng) - 50 hộ đều trồng lúa chứ không trồng thêm các loại cây trồng khác. - 50/50 hộ có trồng rau trong vườn nhà. Trong đó, có 09 nhà là trồng các loại rau với quy mô lớn để bán. Trong vườn thì có trồng các loại cây ăn quả như thanh long, chuối, vải, ổi, bưởi... Bảng 3.1: Trung bình lượng phân thải của vật nuôi trong 1 hộ gia đình/ngày Loại nguyên liệu Số lượng (con) Lượng thải hàng ngày (kg/con) Lượng thải hàng ngày (kg) Phân bò (trâu) 1 – 2 15 – 25 15 – 50 Phân lợn 3 – 20 1,2 – 4,0 4,8 – 80,0 Phân gia cầm 15 – 50 0,02 – 0,05 0,3 – 2,5 Phân gia cầm của hộ gia đình nuôi quy mô lớn 320 – 400 0,02 – 0,05 6,4 – 20 Theo điều tra tại 50 hộ gia đình thì trung bình 1 vụ lúa có 4 lần phun thuốc trừ sâu, dùng 8g mỗi loại. Cứ 1 sào lúa (360 m2) thì sử dụng 20 kg lân, 12 kg đạm và 6 kg kali. Chất thải trồng trọt chủ yếu gồm: rơm rạ, cành cây, lá cây, bao bì, và thuốc bảo vệ thực vật. Đến mùa thu hoạch, rơm rạ và các loại phế phẩm khác rơi vãi rải rác khắp đường làng, ngõ xóm, đồng ruộng Kết thúc mùa vụ, đường xóm lại được người dân quét dọn sạch sẽ. 39 Chất thải sinh hoạt ở đây chủ yếu là chất hữu cơ, bao bì, túi nilong. Chất thải rắn hữu cơ (thức ăn thừa, rau củ quả hỏng) hầu hết được người dân tận dụng để nuôi gia súc, gia cầm nên lượng phát sinh ra ngoài môi trường tương đối ít. Ngoài ra do người dân đã biết thu gom kim loại, giấy báo để bán, vì thế khối lượng của các nhóm này là không cao. 3.1.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nông nghiệp tại xã Giao Lạc Cũng như giai đoạn trước, hiện tại quá trình xử lý rác thải cũng như thu gom rác thải tại nông thôn vẫn chủ yếu tập trung tại hộ gia đình. Rác thải có thể tái chế được phù hợp với điều kiện nông thôn được tận dụng một cách tối đa. Những rác thải còn lại không tận dụng được thường bị vứt ra vườn hoặc tại những địa điểm công cộng thiếu sự quản lý của chính quyền (như các khu vực giáp danh giữa các làng, xã ). a) Rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi Theo kết quả điều tra từ 50 hộ gia đình thì cả 50 hộ được hỏi đều trả lời rác thải hữu cơ dễ phân hủy là chủ yếu và hầu như không phân loại rác. Trong 50 hộ gia đình thì có 37 hộ gia đình sử dụng túi nilong hoặc bao tải để đựng rác, 13 hộ còn lại thì đựng rác bằng thùng đựng và cứ đến ngày đổ rác thì đổ rác trực tiếp ra lề đường. Theo phiếu điều tra thì hầu hết các hộ gia đình đều dùng thức ăn thừa để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Gốc rau, hay rác ngoài vườn (lá cây, hoa quả hỏng...) cũng được người dân đổ bỏ. Phân người, phân gia súc được đưa về 1 hố thu gom, khi đầy thì đem tưới rau ở vườn, hoặc thải trực tiếp ra mương cạnh nhà. Phân gia cầm thì hầu như không thu gom, mà để trôi theo nước mưa ra kênh mương. b) Chất thải trồng trọt Các kết quả từ phiếu điều tra thực tế cho thấy trung bình cứ 1 tấn thóc sản phẩm thu hoạch được sẽ có khoảng 1 tấn phụ phẩm rơm, rạ tương ứng. Tùy loại lúa, tỷ lệ trấu trong thóc chiếm trung bình tương ứng khoảng 20% tổng trọng lượng. Như vậy, trung bình 1 tấn thóc sau khi xay xát, thu được khoảng 200 kg trấu phụ phẩm. 40 Trước đây rơm rạ thường làm nguyên liệu để đun nấu. Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều chất đốt khác như gas, than nên rơm rạ sau khi thu hoạch phần lớn được đem đốt lấy tro làm phân bón hay vứt bỏ bừa bãi ra ao, kênh mương ... Rơm được thu gom đánh đống và sử dụng vào mục đích chính là đun nấu, ủ cùng với phân chuồng để làm phân bón, cho trâu bò ăn, lót chuồng cho ấm, tro dùng để bón ruộng, rơm của lúa nếp dùng làm chổi, một số nơi làm thức ăn cho trâu bò... Trấu thu được từ các cơ sở xay xát thóc, lượng này rất lớn. Một phần, lượng trấu này thường được người dân xin về, đem đốt âm ỉ để tạo thành than (đốt cùng một bó rơm vừa phải rồi đổ trấu vào cho cháy âm ỉ qua đêm) để bón lót cho ruộng lúa và bón cho cây trồng trong vườn nhà. Một phần khác, trấu thường được thu gom để lót chuồng cho chuồng gà, vịt. Chỉ một phần nhỏ thì được người dân chất đống rồi đem đổ bỏ (theo khảo sát tại 50 nhà thì chỉ 4/50 nhà đổ bỏ). Hình 3.2: Phụ phẩm cây lúa sau thu hoạch Lúa Gặt lúa Xén lúa Đầu bông lúa Tuốt lúa Thóc Xay xát Gạo Trấu Rơm Rạ Phơi khô Đốt Đốt Sử dụng cho mục đích khác 100% 80% 20% 8% 92% 41 Theo như phỏng vấn trực tiếp người dân thì bao bì thuốc bảo vệ thực vật sẽ được đổ bỏ cùng các loại rác khác. Còn các bao tải đựng sẽ được người dân tận dùng để đựng rác thải. 3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải tại xã Giao Lạc a) Thuận lợi Qua khảo sát bước đầu, các chủ hộ đều nhận thức rõ vai trò của VAC. VAC là một trong những hệ sinh thái bền vững - tiềm năng để phát triển kinh tế và có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người bởi sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, tiết kiệm và tái chế. VAC đã trở thành một mô hình quan trọng và hiệu quả để xóa đói nghèo. Tuy nhiên, mô hình VACB vẫn còn mới và chưa được áp dụng rộng rãi tại đây. Phong trào khai hoang, phục hóa nhằm khai thác hợp lý nguồn lực con người và nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng bằng áp dụng mô hình VACB đang góp phần quan trọng vào Chương trình phát triển kinh tế chung trong cả nước. Kết quả nhận được từ điều tra ở một số vùng thực hiện thí điểm VAC (Dự án an ninh lương thực hộ gia đình – HFS/UNICEF) cho thấy việc cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong các gia đình như sau: Cá tăng 3,14 lần; Thịt (gà, lợn, bò,...) tăng 2,40 lần; Trứng (gà, vịt) tăng 2,90 lần; Trái cây tăng 3,14 lần và đặc biệt VAC có thể đóng góp hiệu quả để giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. [9] Các nghiên cứu đã cho thấy: ở nhiều xã của vùng đồng bằng sông Hồng, thu nhập từ các hoạt động VAC của nhiều gia đình nông dân đã đạt tới 70% tổng thu nhập và từ 3-5 lần cao hơn (và đôi khi mười lần cao hơn) so với sản xuất từ trồng lúa 2 vụ/ năm trong cùng một diện tích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_221_8017_1870125.pdf
Tài liệu liên quan