Luận văn Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do lựa chọn đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Dự kiến những đóng góp của đề tài.2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3

1.1. Cơ sở khoa học về dịch vụ hệ sinh thái.3

1.1.1. Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng. 3

1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái và đời sống con người. 5

1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp .8

1.2.1. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp . 8

1.2.2. Những quy luật hoạt động của các HSTNN . 10

1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp .11

1.3.1. Dịch vụ cung cấp. 12

1.3.2. Dịch vụ điều tiết. 12

1.3.3. Dịch vụ văn hóa . 12

1.3.4. Dịch vụ hỗ trợ. 12

1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .13

1.4.1. Điều kiện tự nhiên. 13

1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 17

1.4.3. Đánh giá chung. 20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU .22

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.22

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 22

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 22

2.2. Nội dung nghiên cứu .22

2.3. Phương pháp nghiên cứu.23

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu. 23

pdf82 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó thu thập thêm những thông tin, tích lũy thêm hiểu biết về địa phương để từ đó đề xuất những giải pháp. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Dựa vào các số liệu có sẵn và để thuận lợi cho nghiên cứu, các HSTNN trong nghiên cứu này được phân loại dựa trên cơ sở phân loại sử dụng đất và các cây trồng chính trên đất. Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đất đai được chia theo 03 nhóm đất chính gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm); đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng); đất nuôi trồng thuỷ sản; và đất làm muối. Huyện Yên Thế có tổng diện tích tự nhiên là 30.637 ha (2018). Diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm hơn 84 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 38,82% là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại hơn 43% là diện tích rừng sản xuất. Diện tích và hiện trạng phân bố của từng loại đất của huyện Yên Thế được thể hiện trong hình 3.1 và bảng 3.1. Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong nội dung của phần này, tác giả sẽ tập trung mô tả hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ sinh thái cây trồng cây lâu năm và hệ sinh thái cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp (bảng 3.1), hệ sinh thái cây trồng hàng năm được chia thành hệ sinh thái trồng lúa với diện tích là 4.417 ha (chiếm 37,13% diện tích sản xuất nông nghiệp), hệ sinh thái trồng cây hàng năm khác bao gồm cây rau màu và các cây lương thực có hạt ngoài lúa là 1.459,9 ha (chiếm 12,28% diện tích sản xuất nông nghiệp). Hệ sinh thái cây lâu năm chiếm tổng diện tích hơn 6 ngàn ha, chiếm tỷ lệ 50,1% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn huyện. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thế Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 30.637,05 100,00 Đất nông nghiệp 25.854,84 84,39 Đất sản xuất nông nghiệp 11.893,24 38,82 Đất trồng cây hàng năm 5.876,94 19,18 Đất trồng lúa 4.417,04 14,42 Đất trồng cây hàng năm khác 1.459,90 4,77 Đất trồng cây lâu năm 6.016,30 19,64 Đất lâm nghiệp 13.278,31 43,34 Đất rừng sản xuất 13.278,31 43,34 Đất rừng phòng hộ 0,00 0,00 Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00 Đất nuôi trồng thủy sản 669,47 2,19 Đất làm muối 0,00 0,00 Đất nông nghiệp khác 13,82 0,05 Đất phi nông nghiệp 4.684,83 15,29 Đất ở 1.455,04 4,75 Đất chuyên dùng 2.236,00 7,30 Đất chưa sử dụng 97,38 0,32 (Nguồn: [12]) Hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp có mặt trên cả 21 đơn vị hành chính của huyện, trong đó diện tích tại hai thị trấn Bố Hạ và Cầu Gồ chiếm tỷ lệ thấp hơn các đơn vị khác do đây là khu vực đô thị của huyện (bảng 3.2). Các xã vùng cao như Đông Sơn, Xuân Lương, Canh Nậu, Tam Tiến có diện tích đất Diện tích đất nông nghiệp phân bố nhiều; các xã trung tâm hay lân cận 02 thị trấn có diện tích đất nông nghiệp không nhiều như: Bố Hạ, Tân Sỏi, Phồn Xương, Đồng Tâm, Hương Vĩ. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bảng 3.2. Phân bố hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp huyện Yên Thế năm 2018 Đơn vị: ha Stt Tên xã, thị trấn Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Tổng Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác 1 Thị trấn Cầu Gồ 119,88 50,58 44,09 6,49 69,30 2 Thị trấn Bố Hạ 40,63 27,52 26,97 0,55 13,11 3 Xã Đồng Tiến 548,02 326,86 250,71 76,15 221,16 4 Xã Canh Nậu 812,69 412,01 307,08 104,93 400,68 5 Xã Xuân Lương 1.098,06 409,97 313,60 96,37 688,09 6 Xã Tam Tiến 1.005,00 468,11 247,42 220,69 536,89 7 Xã Đồng Vương 871,05 374,83 267,75 107,08 496,22 8 Xã Đồng Hưu 654,97 284,05 208,97 75,08 370,92 9 Xã Đồng Tâm 509,94 88,44 47,89 40,55 421,50 10 Xã Tam Hiệp 511,91 216,10 176,78 39,32 295,81 11 Xã Tiến Thắng 703,52 369,80 201,06 168,74 333,72 12 Xã Hồng Kỳ 433,42 192,76 165,44 27,32 240,66 13 Xã Đồng Lạc 484,69 237,24 220,66 16,58 247,45 14 Xã Đông Sơn 1.047,15 481,86 322,68 159,18 565,29 15 Xã Tân Hiệp 474,55 259,72 232,12 27,60 214,83 16 Xã Hương Vĩ 309,43 258,00 213,58 44,42 51,43 17 Xã Đồng Kỳ 494,52 300,77 225,47 75,30 193,75 18 Xã An Thượng 460,87 307,95 251,82 56,13 152,92 19 Xã Phồn Xương 447,58 196,32 185,15 11,17 251,26 20 Xã Tân Sỏi 474,68 311,68 256,22 55,46 163,00 21 Xã Bố Hạ 390,68 302,37 251,58 50,79 88,31 (Nguồn:[12]) Do sự phân bố của các loại đất nông nghiệp không đồng đều giữa các địa phương trong toàn huyện nên các HSTNN cũng khác nhau tương đối; HST cây 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN hàng năm, HST chuyên lúa và HST cây hàng năm khác tập trung nhiều trên địa bàn các xã: Tam Tiến, Xuân Lương, Canh Nậu, Tiến Thắng, Đông Sơn; Đối với HST cây lâu năm được phân bố nhiều nhất tại khu vực Xuân Lương; Đồng Vương; Tại khu vực 02 thị trấn, diện tích nhỏ hẹp chủ yếu là đất ở đô thị nên diện tích phát triển khác hệ sinh thái nhỏ, diện tích phát triển HSTNN tại các thị trấn chủ yếu được tập trung ở những khu vực xen kẹt trong các khu dân cư hoặc khu vực diện tích ven thị trấn. 3.1.2. Hệ sinh thái cây trồng lâu năm Cơ cấu cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế bao gồm cây nông nghiệp dài ngày (cây chè) và cây ăn quả (vải, nhãn, các cây có múi như cam, quýt, bưởi) (bảng 3.3). Cây chè Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, bộ phận thu hoạch là lá và chồi non (chiếm 8 -13 sinh khối của cây). Cây chè ưa điều kiện ẩm ướt, râm mát và ưa ánh sáng tán xạ, giới hạn nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15-280C. Vùng núi cao sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè. Bảng 3.3. Diện tích cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế năm 2017 Loại cây trồng Diện tích (ha) Chè 515 Vải 2.202 Nhãn 325 Cây có múi 109 (Nguồn:[2]) Đất trồng chè phần lớn là đất đỏ vàng feralit (tích lũy sắt, nhôm) phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Đất chua, nghèo chất hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng NPK tổng số, dễ tiêu và các chất dinh dưỡng trung và vi lượng 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN đều nghèo. Cây chè là loại cây ưa ánh sáng tán xạ nên việc trồng cây che bóng mát là điều cần thiết. Vì vậy đối với diện tích trồng chè người dân thường trồng xen canh với các cây ăn quả, hoặc cây lâu năm để tăng hiệu quả kinh tế. Với diện tích trồng chè 515 ha chiếm 7% tổng số diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm trên địa bàn huyện, cây chè chủ yếu được phát triển theo quy mô hợp tác xã tạo thành những vùng chè tập trung trên khu vực các địa phương có núi của huyện gồm: xã Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam Tiến hoặc được trồng nhỏ lẻ, xen kẽ trong diện tích vườn của các hộ gia đình có địa hình đồi núi thấp như: xã Đồng Tâm, Đồng Vương. Cây ăn quả Các loại cây ăn quả của huyện Yên Thế khá phong phú như cam, quất, bưởi, táo, xoài, nhãn, vải, na, dứa,... Một số loài cây ăn quả như vải, cam, bưởi đang được mở rộng về diện tích và quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các dự án thu hút vốn đầu tư của huyện và các nhà đầu tư bên ngoài. Trong đó, vải và những cây có múi (bưởi, cam) được xem là cây thương phẩm và là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Với đặc điểm sinh trưởng của cây ăn quả nói chung và cây có múi (cam, bưởi) nói riêng, nhu cầu về nước nhỏ hơn nhiều so với HST chuyên lúa, lượng nước cần nhiều hơn trong giai đoạn cây ra hoa và phát triển trái. Tại các khu vực đồi núi thấp có độ dốc nhỏ, đất trung tính, ít chua, HST cây lâu năm được ưu tiên phát triển. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn có xu hướng tập trung, giảm tỷ lệ những diện tích manh mún, vì vậy bước đầu đã thu được hiệu quả khá tốt, đời sống nhân dân từng bước được ổn định và nâng lên. 3.1.3. Hệ sinh thái cây trồng hàng năm Với đặc điểm của cây trồng hàng năm là cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, HST trồng cây hàng năm ở Yên Thế bao gồm HST chuyên lúa và HST cây hàng năm khác (bảng 3.4). 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Lúa là cây trồng chính trong các HSTNN cây ngắn ngày, với diện tích gieo trồng cả năm trên toàn huyện là gần 13 nghìn ha (chiếm hơn 73%). Các cây ngắn ngày khác bao gồm cây lương thực có củ (chiếm tỷ lệ 6%), cây rau màu (chiếm 8%) và cây công nghiệp ngắn ngày (chiếm 8%) (hình 3.2). Bảng 3.4. Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Yên Thế năm 2017 Loại cây trồng Diện tích (ha) Cây lương thực có hạt 13.925 Cây lúa 12.986 Ngô 939 Cây có củ 1.082 Khoai lang 442 Sắn 640 Cây rau màu 1.341 Rau các loại 1.150 Đậu các loại 191 Cây công nghiệp ngắn ngày 1.340 Lạc 1.269 Đậu tương 45 Mía 26 (Nguồn: [2]) HST cây trồng hàng năm thường được phát triển tại khu vực đất trồng màu, đất lúa hoặc tại khu vực các sườn đồi thấp, là những nơi có diện tích đất màu mỡ, tơi xốp, thuận lợi về tưới tiêu Các cây trồng ngắn ngày được phân bố tất cả các xã, thị trấn của huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Tam Hiệp, Đồng Lạc, Đồng Kỳ, Đông Sơn, An Thượng, Tiến Thắng và Tân Hiệp. Các xã này có chung đặc điểm có hệ thống các hồ nước lớn, hệ thống sông ngòi thuận lợi phục vụ tưới tiêu đồng ruộng. Hệ sinh thái canh tác lúa nước được chia làm hai loại là đất lúa một vụ và đất lúa 2 vụ. Diện tích đất lúa 2 vụ là 2.957,42 ha [4] tập trung chủ yếu tại các xã Đông Sơn, Bố Hạ, Tân Sỏi, Tiến Thắng, Canh Nậu, Xuân Lương và Tam Tiến, là những nơi có hệ thống sông Sỏi, sông Thương và hệ thống đập thủy lợi lớn chảy 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN qua. Mỗi năm, hệ sinh thái này sẽ được canh tác hai vụ là lúa mùa (từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 11) và lúa đông xuân (từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 5 năm sau). Các giống lúa được trồng thường là các giống lúa lai, lúa đặc sản, tạp giao, bắc thơm. HST chuyên trồng lúa phát triển chủ yếu ở vùng thấp, khu vực đất giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, đất tơi xốp và thoáng khí; đặc điểm của HST này luôn phát triển mạnh ở tầng canh tác dầy để bộ rễ bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng hàng năm tại Yên Thế năm 2017 (Nguồn:[2]) Đất trồng lúa một vụ là những khu vực chỉ ngập nước vào mùa mưa, và thiếu nước vào mùa khô. Trên những diện tích đất này, người dân chỉ canh tác lúa nước vào vụ mùa, còn vụ chiêm (hay còn gọi là vụ đông xuân), nông dân sẽ canh tác các loại hoa màu để khai thác hiệu quả sử dụng đất. Các loại cây hàng năm được gieo trồng xen canh thường là các loại cây ngắn ngày như: cây hoa màu, cây trồng họ đậu, dưa leo, khoai, ngô. Mía là cây trồng có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, 1 hecta mía có thể cho từ 70 - 100 tấn mía cây, chưa kể lá và rễ. Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến khi thu hoạch. Cây mía là loài cây 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước, độ PH từ 5,5 - 7,5. Thực tế cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu, cây mía được trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn, đất gò đồi hoặc trồng ngay trên các diện tích đất màu. Với diện tích trồng mía không nhiều, người dân Yên Thế trồng mía theo các diện tích nhỏ lẻ nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương, tăng thêm thu nhập cho gia đình. 3.2. Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu 3.2.1. Dịch vụ cung cấp Dịch vụ cung cấp là nhóm dịch vụ nổi bật của HSTNN, trong đó cung cấp lương thực thực phẩm là dịch vụ chính của HST này. Ngoài ra, HSTNN còn cung cấp các sản phẩm khác như tinh dầu và nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và nguyên nhiên liệu từ các phế phụ phẩm nông nghiệp. a) Cung cấp lương thực, thực phẩm Khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm của HSTNN huyện Yên Thế được thể hiện thông qua số lượng loài cây trồng có khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm; diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây này hàng năm. Tại khu vực nghiên cứu, có rất nhiều cây trồng nông nghiệp có khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm. Ngoài những cây trồng chủ yếu được liệt kê trong bảng 3.3 và 3.4. còn nhiều loại cây trồng khác được trồng trong vườn nhà hoặc canh tác với diện tích nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu của hộ gia đình như các loại rau ăn hoặc cây ăn quả. Chức năng cung cấp lương thực luôn được coi là chức năng chính của hệ sinh thái nông nghiệp trồng trọt, trong đó, cây lúa được là cây lương thực chính ở Việt Nam nói chung và Yên Thế nói riêng. Ngoài ra, huyện Yên Thế còn trồng nhiều cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa. Năng suất và sản lượng của một số loại cây lương thực, thực phẩm chính trong HST nông nghiệp của huyện Yên Thế được mô tả trong bảng 3.5. Bước đầu, huyện đã hình thành được một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung như: lúa chất lượng 12.986 ha, sản lượng đạt gần 70.700 tấn; vải thiều 2.202 ha, sản lượng hàng năm khoảng 4.550 tấn; Nhãn gần 3.250 ha, sản lượng 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN trên 2600 tấn; cây có múi (cam, quýt) 109 ha, sản lượng trên 690 tấn; cây thực phẩm (rau, đậu..) hàng năm đạt 1.34 ha, sản lượng đạt 22.707 tấn; diện tích gieo trồng cây có củ (khoai, sắn) 1.082 ha, sản lượng đạt 12.037tấn. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt hàng năm ước đạt 727,78 tỷ đồng, chiếm 67% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản [2]. Bảng 3.5. Năng suất, sản lượng của các cây trồng nông nghiệp huyện Yên Thế năm 2018 Loại cây trồng Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Cây lương thực có hạt Chuyên lúa 53,96 35.036 Lúa 1 vụ 51,76 20.751 Ngô 42,40 3.981 Cây có củ Khoai lang 84,10 3.717 Sắn 130,00 8.320 Cây thực phẩm Rau các loại 196,00 22.540 Đậu các loại 8,75 0.167 Cây công nghiệp ngắn ngày Lạc 28,10 28.100 Đậu tương 16,90 0.076 Mía 300,00 0.780 Cây công nghiệp lâu năm Chè 4,05 4.050 Cây ăn quả Vải 4.550 Nhãn 2.600 Cam, quýt 0.690 (Nguồn:[4]) Việc lai tạo và đưa các loại giống lúa chất lượng như giống lúa lai Syn 6, giống LC 25, giống BTR 225, RVT đã góp phần tăng năng suất và chất lượng, đảm 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN bảo vững chắc an ninh lương thực của toàn huyện. Những năm gần đây, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và cải tiến các phương pháp canh tác và nâng cao kiến thức khuyến nông cho nông dân đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả lao động, năng suất sản xuất trên đồng ruộng. Năng suất lúa năm 2017 đạt 54,4 tạ/ha, tăng gần 10 tạ/ha so với năm 2008. Sản lượng lúa thu được trên 35 nghìn tấn trong năm 2017, tăng gần gấp đôi so với sản lượng lúa toàn huyện năm 2008 (bảng 3.6) Bảng 3.6. Năng suất và sản lượng lúa của huyện Yên Thế giai đoạn 2008 - 2017 Năm Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2008 45,9 28.192 2009 49,0 32.332 2010 50,0 34.918 2011 50,0 34.918 2012 53,0 34.574 2013 52,8 33.147 2014 51,2 34.708 2015 53,5 34.088 2016 54,7 35.773 2017 54,4 35.003 (Nguồn:[4]) Sản lượng trung bình năm của các loại rau màu và cây có hạt của huyện Yên Thế khoảng 39 nghìn tấn/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm của người dân trên địa bàn. Ngoài ra, một số loại cây lương thực khác như ngô, sắn cũng được trồng xen kẽ với các cây nông nghiệp lâu năm tại những khu vực đồi thấp. Các cây trồng này đạt sản lượng cao, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN huyện, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và còn là nguyên liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp thực phẩm. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bảng 3.7. Sản lượng cây lương thực có hạt huyện Yên Thế phân theo xã, thị trấn giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị tính: Tấn Thị trấn/xã Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thị trấn Bố Hạ 285 297 161 Xã Bố Hạ 2.314 2.411 2.372 Xã Đông Sơn 3.177 3.310 3.351 Xã Đồng Hưu 1.503 1.566 1.499 Xã Hương Vĩ 2.205 2.298 2.230 Xã Đồng Kỳ 2.069 2.156 2.258 Xã Hồng Kỳ 1.455 1.516 1.526 Xã Tân Sỏi 1.827 1.904 2.178 Xã Đồng Lạc 1.843 1.921 1.785 Xã Đồng Vương 1.856 1.934 1.984 Xã Đồng Tiến 1.681 1.752 1.760 Xã Canh Nậu 3.082 3.211 3.199 Xã Xuân Lương 2.417 2.518 2.440 Xã Tam Tiến 2.213 2.306 2.267 Xã Tam Hiệp 1.430 1.490 1.376 Xã Phồn Xương 1.444 1.505 1.431 Thị trấn Cầu Gồ 402 419 379 Xã Tân Hiệp 1.996 2.079 1.951 Xã An Thượng 2.466 2.569 2.422 Xã Tiến Thắng 2.143 2.233 2.145 Xã Đồng Tâm 314 327 296 Tổng số 38.122 39.722 39.010 (Nguồn: [1][2]) Sản lượng cây lương thực có hạt trên địa bàn huyện Yên Thế trong giai đoạn 2015 - 2017 tương đối đồng đều giữa các xã và thị trấn (bảng 3.7). Tại một số xã như Tiến Thắng, An Thượng, Đồng Kỳ, Canh Nậu, Đông Sơn, Bố Hạ, với đặc 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN điểm diện tích đất bằng khá lớn, hệ thống sông ngòi nhiều, diện tích đất màu khá lớn, chất đất tơi xốp, cây lương thực có hạt phát triển thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện. Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo phát triển kinh tế- xã hội của UBND huyện Yên Thế năm 2018, giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt năm 2017 đạt 727,78 tỷ đồng [4]. Huyện Yên Thế khá phong phú về các loài cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, táo, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, na, dứa. Tổng diện tích đất trồng cây ăn quả trên toàn huyện có xu hướng giảm nhưng quy mô diện tích của một số loài cây ăn quả chính đang ngày càng mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các dự án thu hút vốn đầu tư của huyện và các nhà đầu tư bên ngoài. Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng vườn giống cam sạch bệnh tại tỉnh Bắc Giang” của UBND huyện Yên Thế đã từng bước khôi phục mở rộng diện tích cây cam trên địa bàn huyện. Nhiều mô hình được áp dụng giúp người dân làm giàu từ việc trồng cây ăn quả trong nghững năm gần đây. Toàn huyện hiện có hơn 700 ha trồng cây có múi, tập trung tại các xã Đông Sơn, Hồng Kỳ, Đồng Kỳ, An Thượng, Đồng Vương, Đồng Tân. Năm 2017, sản lượng cây ăn quả có múi của huyện đạt gần 3 nghìn tấn, doanh thu hơn 30 tỷ đồng. Hình 3.2. Vườn cây có múi và nhãn chín muộn tại huyện Yên Thế 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Trong số các cây ăn quả được trồng trên địa bàn huyện, cây vải là loại cây chủ lực, phát triển theo định hướng xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, cây có múi và cây chè cũng được sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và các vùng lân cạnh. Diện tích cây có múi (cam, quýt, bưởi) đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây với diện tích là trên 109 ha, diện tích cây vải thiều là 2,2 nghìn héc-ta (bảng 3.9). Bảng 3.9. Sản lượng một số cây ăn quảt tại huyện Yên Thế giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: tấn Cây trồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Xoài 175 175 190,2 Cam, quýt 180 358 690.0 Nhãn 1.100 1.232 2.600,0 Vải, chôm chôm 14.219 9.170 4.550,0 (Nguồn: [1][2]) b) Cung cấp tinh dầu và nguyên liệu cho một số ngành chế biến thực phẩm Các loại cây công nghiệp hàng năm ở huyện Yên Thế gồm có mía, thuốc lá, các loại hạt chứa dầu như lạc, đậu... Trong đó, các loại cây có hạt chứa dầu và các loại rau, đậu, hoa, cây cảnh chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất (bảng 3.8). Các loại cây này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chủ yếu là các gia đình tự sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường. Trong đó các loại hạt có dầu, rau, đậu các loại chiếm phần lớn, đa phần bởi vì các loại cây này gắn bó từ lâu đời trong nhu cầu đời sống nhân dân, nay họ chỉ mở rộng sản xuất theo kiểu hàng hóa thị trường, nhân rộng quy mô diện tích canh tác. Nhờ đó mà cuộc sống người dân được cải thiện khá nhiều, thậm chí có hộ còn làm giàu nhờ các loại cây trồng này. Cây công nghiệp lâu năm ở Yên Thế hiện nay có cây chè, với diện tích canh tác khoảng trên 515 ha, cho sản lượng hơn 4 nghìn tấn chè/năm. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bảng 3.10: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp của huyện Yên Thế năm 2015 Các loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Mía 22 300,0 660 Thuốc lá 35 23,2 81 Cây có hạt chứa dầu 1.363 23,2 3.168 Các cây trồng khác 577 23,4 1.353 Cây công nghiệp lâu năm Chè 3.861 4.028 4.132,5 (Nguồn: [1]) c) Cung cấp nhiên liệu và phân bón từ phế phụ phẩm nông nghiệp Với diện tích và sản lượng sản xuất nông nghiệp trồng trọt hiện nay của huyện Yên Thế, ngoài những sản phẩm lương thực, thực phẩm và sản phẩm nguyên liệu thu hoạch được, các phế phụ phẩm trong nông nghiệp cũng là một nguồn cung cấp nhiên liệu và phân bón lớn cho con người. Phế phụ phẩm từ sản xuất lúa bao gồm rơm, rạ, vỏ trấu. Hiện nay, chỉ một phần nhỏ rơm rạ được sử dụng để ủ phân chuồng. Phần còn lại được đốt trên đồng ruộng để lấy tro làm phân bón. Việc đốt ở điều kiện môi trường như vậy gây phát thải nhiều khí nhà kính và lãng phí nguồn nhiên liệu cũng như các chất dinh dưỡng có trong rơm, rạ hay trấu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Minh và nhóm nghiên cứu (2015), trong thân cây rơm và vỏ trấu có chứa hàm lượng Kali rất cao, và có thể chiết xuất để làm phân bón cho đất nông nghiệp. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu này, 1 tấn rơm rạ có thể thu hồi 2% Kali để làm phân bón trong nông nghiệp. Tỷ lệ Kali thu được này cao hơn nhiều so với lượng Kali quay trở lại đất theo phương pháp đốt thông thường mà lại tránh được việc phát thải các chất gây ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Các phế phụ phẩm từ cây ngô như lõi bắp ngô, bẹ, lá và thân cây ngô sau khi được thu hoạch có thể làm thức ăn chăn nuôi gia súc khi còn tươi hoặc làm chất 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN đốt khi được phơi khô. Nhiệt lượng mà thân và lá ngô cung cấp tương đối lớn. Nhưng hiện nay, hầu hết các hộ gia đình nông nghiệp rất ít sử dụng nguồn nhiên liệu này để làm chất đốt. Ngoài phế phẩm từ lúa, ngô còn có các nguồn phế phẩm khác từ cây mía, cây, lạc, đậu tương. Lượng sinh khối dồi dào từ các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp này là tiềm năng lớn cho sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất than sinh học vừa làm chất đốt, góp phần cải tạo đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sản lượng lúa của huyện Yên Thế là 35 nghìn tấn vào năm 2017. Nếu tính theo tỷ lệ trung bình sinh khối rơm rạ trên sản lượng lúa từ 0,9 - 1,33 [7] thì lượng rơm rạ sản sinh ra ở Yên Thế ước tính vào khoảng 40 nghìn tấn một năm. Lượng rơm rạ này có thể sử dụng để sản xuất than sinh học (biochar) thông qua quá trình nhiệt phân. Than sinh học giúp tăng độ phì của đất, ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Việc sản xuất than sinh học hoàn toàn có thể ứng dụng ở quy mô hộ gia đình bằng việc sử dụng các lò đốt có thể cho hiệu suất đạt từ 45-85% [5]. Việc sản xuất than sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp chính là quá trình chuyển hóa dạng năng lượng vô ích sang dạng năng lượng hữu ích, giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Đây là giải pháp bền vững chi phí thấp, quy mô hộ gia đình, dễ làm, tận dụng nguồn sinh khối sẳn có từ nông nghiệp giúp cải tạo đất và lưu giữ các-bon trong đất. Do đó việc nhân rộng mô hình sản xuất than sinh học tại địa phương có tính khả thi cao, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân thay vì đốt bỏ rơm rạ ngoài đồng gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường. d) Cung cấp và lưu trữ nguồn gen HSTNN trồng trọt trên địa bàn nghiên cứu lưu giữ được nguồn gen quý của 2 loại cây bản địa là cây vải thiều và cam sành Bố Hạ. Vải thiều là cây ăn quả nổi tiếng, đặc sản của tỉnh Bắc Giang nói chung. Do điều kiện về đất đai, khí hậu và thủy văn, cây vải thiều ở Bắc Giang phát triển 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_kha_nang_cung_cap_cac_dich_vu_sinh_thai_cu.pdf
Tài liệu liên quan