Ở các loài cây thuộc họ Sao Dầu những quả rụng đầu tiên là những quả hỏng, nếu để rụng hết cũng
không tốt, chỉ nên thu hái khi quả bắt đầu rụng nhiều. ( Seeber và Agpaoa, 1976). Cho nên trong khu vực cây DSN mẹ phân bố, tiến hành thu lượm hạt vào đầu tháng 3 đến giữa tháng 4, chọn những hạt giống tốt không bị sâu bệnh, hạt chín hai cánh lớn màu vàng cánh gián phát triển đồng đều, vỏ hạt có màu nâu. Hạt được làm sạch và cắt ngắn 2 cánh tránh ảnh hưởng đến phần rốn hạt; sau đó tiến hành phân loại theo khối lượng hạt như sau:
- A. Hạt nhỏ nặng 15 - 18 gram ( đường kính 1,5 - 3 cm).
- B. Hạt trung bình nặng 19 - 49 gram ( đường kính 3,1 - 4 cm).
- C. Hạt lớn nặng 50 - 70 gram ( đường kính 4,1 - 5 cm).
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng nảy mầm và phát triển của Dầu Song nàng ( Dipterocarpus dyeri Pierre) thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae Blume) trong vườn ươm tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát - Tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tái
sinh rừng là cơ sở khoa học cho các biện pháp xử lý lâm sinh để quá trình tái sinh rừng có hiệu quả.
4.5.1. Phát tán hạt giống và hình thành cây mầm
Hạt Dầu phát tán nhờ gió, hạt được phát tán xa hay gần tùy thuộc vào khối lượng quả. Sử dụng các
100 ô tiêu chuẩn ( 1m x 1m) để tính toán lượng hạt rụng và xác định chất lượng hạt là tốt hay xấu trong từng
ô của 5 cây mẹ, tính từ 4 hướng của mỗi cây. Hạt tốt là những quả chín có màu cánh dán, phôi mầm trong
hạt còn tươi; quả xấu là những hạt không đều đặn, hạt bị khô, không còn nguyên vẹn hay hạt rụng non. Hạt
của cây họ Dầu Dipterocarpaceae là những hạt ưa ẩm nên tỷ lệ nảy mầm giảm rất nhanh trong vòng 10 ngày
[24, tr. 23], hạt không có thời kỳ ngủ, hạt chín và nảy mầm gần như liên tục, vào đầu mùa mưa là thời điểm
thuận lợi cho hạt nảy mầm.
Bảng 4.2 Số lượng, chất lượng và hạt nảy mầm
TỔNG CỘNG
Hạt tốt Hạt xấu Hạt nảy mầm
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
2586 1757 67.94% 829 47.18% 1327 51.31%
Hình 4.4. Hạt của cây DSN Dipterocarpus dyeri Pierre
Hạt tốt (A); hạt xấu (B, C)
Nhìn chung, chất lượng hạt DSN tương đối tốt, hạt tốt chiếm tỉ lệ cao, hạt nảy mầm chiếm trên 50%. Các hạt
xấu do bị các nhân tố như sâu hại, động vật phá hại gây nên. Tỉ lệ hạt nảy mầm thấp hơn tỉ lệ hạt tốt là do
hạt ra được rễ mầm nhưng rễ mầm bị khô héo hoặc thối làm thân mầm không phát triển được, hoặc hạt rụng
xuống nhưng không rơi vào thời điểm mưa đầu mùa hoặc lượng mưa không đều làm hạt dễ bị khô và không
có khả năng nảy mầm.
4.5.2. Sinh trưởng của cây tái sinh
Sử dụng các 250 ô tiêu chuẩn 1m x 1m đo đếm cây TS, đo đếm các chỉ số về đường kính và chiều
cao từ đó mô tả bằng đồ thị sự phân bố số cá thể cây con theo đường kính và chiều cao; xác định các chỉ số
sinh trưởng đường kính và chiều cao qua các tuổi của cây con.
4.5.2.1. Sinh trưởng đường kính
Theo kết quả khảo sát thống kê được số cá thể phân bố theo đường kính như sau:
Bảng 4.3. Sinh trưởng đường kính của cây tái sinh qua các tuổi
Tuổi (năm) 1 2 3 4 5 6 7
D (cm)
0.37
±
0.16
0.70
±
0.17
1.02
±
0.19
1.33
±
0.18
1.75
±
0.33
2.03
±
0.11
2.19
±
0.10
Trung bình/năm
0.34 ± 0.18 (cm/năm)
A B C
025
50
75
100
125
150
0.1 0.42 0.74 1.06 1.38 1.69 2.01 2.33
D
N
Hình 4.5. Đồ thị phân bố cây theo cấp đường kính
0
20
40
60
80
100
120
140
0.1 0.4 0.7 1 1.3 1.6 1.9 2.2
D (cm)
N
1 tuổi
2 tuổi
3 tuổi
4 tuổi
5 tuổi
6 tuổi
7 tuổi
Hình 4.6. Đồ thị phân bố N - D qua các năm tuổi ở cây tái sinh
00.5
1
1.5
2
2.5
1 2 3 4 5 6 7
Tuổi (năm)
D (cm)
Qua các bảng thống kê 2, 3 ( phụ lục) và đồ thị 4.5, 4.6 và 4.7 có thể nhận thấy:
- Ở mức đường kính càng thấp thì số lượng cây càng cao, đường kính càng lớn thì số cây cũng giảm
dần. Điều đó cho thấy khả năng TS cây con mạnh ở những cây còn nhỏ nhưng khi cây càng lớn thì số lượng
cây con theo chiều hướng giảm dần.
- Cây TS càng nhiều tuổi thì đường kính càng tăng nhưng số lượng cây con lại giảm dần, từ đó cho thấy
khả năng tồn tại và phát triển của cây con càng lớn thì càng giảm.
- Đường kính tăng trưởng đều qua các tuổi từ 1 đến 5 tuổi tăng nhanh, từ 5 đến 7 tuổi có xu hướng tăng
hơi chậm lại so với các tuổi trước đó; lượng tăng trưởng đường kính bình quân/năm là 0,34cm/năm.
4.5.2.1. Sinh trưởng chiều cao
Thống kê cây TS theo các mức chiều cao khác nhau được số liệu sau:
Bảng 4.4. Chiều cao của cây tái sinh theo các độ tuổi
Tuổi 1 2 3 4 5 6 7
Htb (cm)
39.2
±
2.26
59.27
±
2.83
77.95
±
4.72
134.52
±
11.77
155.14
±
27.19
224.75
±
24.97
332.33
±
47.21
Trung bình/năm 34.92 ± 17.28 (cm/năm)
Hình 4.7. Đồ thị sinh trưởng đường kính của cây tái sinh theo tuổi
050
100
150
200
250
10 69 128 187 246 305 363 410
H (cm)
N
Hình 4.8. Đồ thị phân bố số lượng cây tái sinh theo chiều cao
Nlt = exp(1.64458 - 0.00672661*H)
0
50
100
150
200
250
10 - 37 38 - 66 67 - 99 100 - 410 H (cm)
N
Ntt
Nlt
Hình 4.9. Đồ thị phân bố cây TS theo chiều cao ở tần số lý thuyết và thực tế
0100
200
300
400
1 2 3 4 5 6 7
Tuổi (năm)
H (cm)
Hình 4.10. Đồ thị sinh trưởng chiều cao theo tuổi của cây tái sinh
Qua bảng 4 ( phụ lục) và phân tích SGWIN 3.0 (bảng 8 phụ lục); cùng 3 đồ thị 4.8, 4.9 và 4.10 phân bố cây
TS theo chiều cao và đồ thị sinh trưởng chiều cao theo tuổi của cây con DSN cho thấy:
- Số lượng cây TS có chiều cao dưới 100 cm chiếm hơn 2/3 các cây quan sát trong ô tiêu chuẩn, các
cây cao hơn 100 cm chiếm tỉ lệ rất thấp.
- Số lượng cây TS theo chiều cao ở tần số thực tế và lý thuyết có sự khác biệt nhau, số lượng cây có H
< 85cm ở tần số thực tế cao hơn nhiều so với lý thuyết nhưng sau đó thì ngược lại.
- Tăng trưởng chiều cao ở từ 5 - 7 tuổi nhanh nhất, ở giai đoạn từ 1 - 5 tuổi tăng trưởng chậm hơn;
lượng tăng trưởng chiều cao bình quân/năm là 34,92cm/năm.
Hình 4.11. Phẫu diện đồ quần hợp Dầu Song nàng trong VQG LGXM (10mx30m)
Đối tượng: những cây có D1,3 ≥ 10 cm
Tỷ lệ đo vẽ: 1/300 ( 1cm trong giấy ứng với 3m thực địa)
D: Dầu Song nàng Dipterocarps dyeri C: Cò ke Grewia tomentosa
V: Vải rừng Nephelium lappaceum S: Sảng Sterculia populifolia
K: Kơ nia Irvingia malayana
4.5.2.2. Chất lượng cây tái sinh
Việc đánh giá chất lượng cây TS có ý nghĩa thực tiễn trong việc phát triển rừng, là một trong những
chỉ tiêu để chọn lựa các giải pháp kỹ thuật và đánh giá các đặc điểm của rừng và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của cây TS.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Tốt Trung bình Xấu
Chất lượng
Hình 4.12. Biểu đồ chất lượng cây tái sinh DSN
Kết quả ở bảng 5 ( phụ lục) và biểu đồ 4.12 cho thấy tỷ lệ cây TS có chất lượng tốt chiếm tỉ lệ thấp
16,3%; trong khi cây có chất lượng trung bình và xấu chiếm đến 83,7%. Các cây có chất lượng xấu có tán lá
phát triển không đồng đều do sâu bệnh và thiếu ánh sáng, cây thiếu chất dinh dưỡng thân cây còi cọc.
4.5.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến cây tái sinh
Ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường thì số lượng, chất lượng và sự phân bố cây mẹ cùng với độ
tàn che tán rừng, tầng cây bụi cũng tác động đến khả năng tái sinh của cây con DSN.
4.5.3.1. Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng
Độ tàn che tán rừng là tỷ lệ phần che chiếu tán cây rừng so với diện tích mặt đất rừng; đây là chỉ tiêu
chỉ sự phân phối ánh sáng của tán rừng đối với tầng lớp cây dưới tán nhất là cây TS. Điều tra ở 250 ô tiêu
chuẩn về sự phân bố cây TS ở mỗi cấp ĐTC và ảnh hưởng của ĐTC đến chiều cao của cây con DSN được
kết quả sau:
025
50
75
100
125
150
0.3-0.4 0.5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 >0.8
Độ tàn che
N
Hình 4.13. Biểu đồ số lượng cây tái sinh theo độ tàn che
Bảng 4.5. Số lượng cây tái sinh ở các mức chiều cao theo ĐTC
H (cm)
Độ tàn che
0.3-0.4 0.5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 >0.8
≤20 2 3 6 5 7
21-50 35 43 58 62 75
51-100 25 33 38 42 49
101-200 9 5 5 3 1
>200 6 3 2 2 1
Tổng cộng 77 87 109 114 133
020
40
60
80
100N
0.3-0.4 0.5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 >0.8
Độ tàn che
≤ 20 cm
21-50 cm
51-100 cm
101-200 cm
>200 cm
Hình 4.14. Biểu đồ chiều cao của cây tái sinh theo độ tàn che
Phân tích kết quả trong bảng 9 ANOVA ( phụ lục) cho thấy mức ý nghĩa cho số lượng, chiều cao và
đường kính cây TS đều < 0.05; như vậy có sự khác biệt về số lượng, chiều cao và đường kính ở các ĐTC
khác nhau.
Dựa vào kết quả ở bảng 9, 10 SGWIN 3.0 (phụ lục) và 2 biểu đồ 4.13 và 4.14 có thể nhận thấy ảnh hưởng
của ĐTC tán rừng đến lượng cây TS có sự biến động cụ thể như sau:
- Số lượng cây TS cao nhất ở ĐTC tán rừng > 0.8, thấp nhất ở ĐTC 0.3 - 0.4, số lượng cây con chênh
lệch không nhiều ở các ĐTC 0.6 - 0.7, 0.7 - 0.8 và >0.8. Từ đó cho thấy số lượng cây TS chịu ảnh hưởng bởi
các cấp ĐTC.
- Về ảnh hưởng của ĐTC đến chiều cao cây tái sinh: ĐTC 0.3 - 0.4 có chiều cao khác biệt so với các
cấp ĐTC còn lại; cụ thể như sau: ở chiều cao từ ≤ 20 đến 21 - 100cm số lượng cây TS tăng dần từ ĐTC 0.3 -
0.4 đến ĐTC >0.8, nhưng ở cây TS có chiều cao 101cm đến > 200cm thì số lượng cây TS ở ĐTC 0.3 - 0.4 ở
mức cao nhất. Có thể thấy khả năng chịu bóng của cây TS giảm dần khi cây lớn lên, ở những cây có chiều
cao ≤ 100cm thì mức ĐTC thích hợp từ 0.5 - >0.8, từ > 100cm thì ĐTC thích hợp là 0.3 - 0.4.
Do vậy trong vấn đề trồng tái sinh rừng ngoài việc chú ý đến yếu tố giống cây trồng thì cần phải điều tiết
ĐTC tán rừng sao cho thích hợp với các yêu cầu ánh sáng khác nhau của cây TS trong các giai đoạn phát
triển khác nhau.
4.5.3.2. Ảnh hưởng của cây bụi và thảm tươi
Các cây bụi và thảm tươi thông qua các chỉ số độ che phủ và chiều cao cây bụi ảnh hưởng nhiều đến
cây TS, từ sự phân bố hạt trên bề mặt đất đến sự hình thành cây con và sự cạnh tranh về hàm lượng chất
dinh dưỡng trong đất đến nhu cầu ánh sáng ở các giai đoạn phát triển của cây TS.
Bảng 4.6. Số lượng cây tái sinh theo ĐCP và chiều cao cây bụi.
H bụi (cm)
Độ che phủ
≤20 30-40 50-60 >70
≤50 114 61 43 20
51-100 95 48 18 24
>100 46 26 20 5
Tổng cộng 255 135 81 49
0
20
40
60
80
100
120N
≤ 20 30 - 40 50 - 60 > 70
Độ che phủ (%)
≤ 50 cm
51 - 100 cm
> 100 cm
Hình 4.15. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo độ che phủ và chiều cao cây bụi
Bảng 4.7. Số lượng cây tái sinh ở các mức chiều cao theo ĐCP
H (cm)
Độ che phủ (%)
≤20 30-40 50-60 >70
≤ 20 6 12 4 1
21-50 138 60 46 29
51-100 89 50 29 19
101-200 15 7 1
> 200 7 6 1
Tổng cộng 255 135 81 49
025
50
75
100
125
150
N
≤ 20 30 - 40 50 - 60 > 70
Độ che phủ (%)
≤ 20 cm
21 - 50 cm
51 - 100 cm
101 - 200 cm
> 200 cm
Hình 4.16. Biều đồ chiều cao cây tái sinh theo độ che phủ
Qua kết quả thống kê ở bảng 12, 13 SGWIN 3.0 ( phụ lục)và các biểu đồ 4.15 và 4.16 cho thấy:
- Số lượng cây TS phân bố ở các ĐCP và chiều cao cây bụi có sự khác nhau; số lượng cây TS giảm
dần khi ĐCP và chiều cao cây bụi tăng lên, cây TS phân bố nhiều nhất ở ĐCP ≤ 20% và H bụi ≤ 50 cm.
- Về ảnh hưởng của ĐCP đến chiều cao cây TS cũng có sự khác nhau: cây TS có H ≤ 20 cm tập trung
nhiều nhất ở ĐCP 30 - 40%, thấp nhất ở ĐCP > 70%; ở ĐCP ≤ 20% đến ĐCP > 70% số lượng cây TS có H
= 21cm đến H > 200cm giảm dần, các cây TS H > 200 cm nhiều nhất ở ĐCP ≤ 20% và không gặp ở ĐCP >
70%.
Như vậy, tương tự như ĐTC tán rừng thì ĐCP và H bụi cũng ảnh hưởng đến sự khả năng tồn tại và phát triển
của cây con DSN; cây TS gia tăng nhiều ở ĐCP ≤ 20% và H bụi 30% và
H bụi > 50 cm.
4.5.3.3. Ảnh hưởng giữa phân bố cây mẹ và phân bố cây tái sinh trong rừng
Trong quá trình nghiên cứu phân bố giữa cây mẹ và cây tái sinh DSN, sử dụng 25 ô tiêu chuẩn cấp 2
với diện tích 100m2 ( 10m x 10m) để thống kê số lượng cây mẹ và sử dụng các ô cấp 3 đặt trong ô cấp 2 với
diện tích 1m2 ( 1m x 1m) dùng để đo đếm các cây TS. Kết quả điều tra thống kê được như sau:
Bảng 4.8. Phân bố số ô theo số cây mẹ và cây tái sinh
Ô cấp 2
(10m x 10m)
Ô cấp 3
(1m x 1m)
Ô cấp 2
(10m x 10m)
Ô cấp 3
(1m x 1m)
STT SL cây mẹ SL cây TS STT SL cây mẹ SL cây TS
1 2 14 14 3 20
2 6 15 15 3 20
3 5 25 16 2 17
4 3 28 17 6 16
5 4 27 18 2 23
6 0 22 19 5 21
7 3 22 20 2 20
8 3 19 21 6 20
9 3 23 22 3 19
10 4 22 23 2 21
11 2 25 24 0 22
12 3 21 25 4 17
13 5 21 TC 81 520
0
5
10
15
20
25
30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Số ô
N Cây mẹ
Cây tái sinh
Hình 4.17. Biểu đồ phân bố số ô theo số cây mẹ và cây tái sinh
Bảng 4.9. Phân bố cây mẹ và cây tái sinh
Nhóm Số lượng
Đặc trưng phân bố
Kiểu phân bố
Số ô S2 W
Cây mẹ 81 25 3.24 2.69 2.2 Phân bố cụm
Cây tái sinh 520 125 20.8 11.75 6.6 Phân bố cụm
Dùng tiêu chuẩn kiểm tra D của Blachkman để kiểm tra hệ số W:
X
- Với N = 25 đối với cây mẹ ta được kết quả W > 1 + 2D. Từ đó có thể kết luận cây mẹ DSN phân bố
theo cụm. Tương tự đối với cây TS với N = 125 được W > 1 + 2D nên phân bố của cây TS cũng giống với
phân bố của cây mẹ.
- Ở ô số 6 và ô số 24 dù không thấy cây mẹ nhưng vẫn có cây TS xuất hiện chứng tỏ hạt đã được phát
tán đến các nơi khác trong rừng.
Như vậy, cây mẹ và cây TS đều phân bố theo cụm do đặc điểm phát tán hạt nhờ gió dù cho cây mẹ vẫn
chiếm ưu thế ở tầng trên của tán rừng.
4.6. Trồng cây trong vườm ươm
4.6.1. Gieo ươm hạt thử nghiệm
Ở các loài cây thuộc họ Sao Dầu những quả rụng đầu tiên là những quả hỏng, nếu để rụng hết cũng
không tốt, chỉ nên thu hái khi quả bắt đầu rụng nhiều. ( Seeber và Agpaoa, 1976). Cho nên trong khu vực
cây DSN mẹ phân bố, tiến hành thu lượm hạt vào đầu tháng 3 đến giữa tháng 4, chọn những hạt giống tốt
không bị sâu bệnh, hạt chín hai cánh lớn màu vàng cánh gián phát triển đồng đều, vỏ hạt có màu nâu. Hạt
được làm sạch và cắt ngắn 2 cánh tránh ảnh hưởng đến phần rốn hạt; sau đó tiến hành phân loại theo khối
lượng hạt như sau:
- A. Hạt nhỏ nặng 15 - 18 gram ( đường kính 1,5 - 3 cm).
- B. Hạt trung bình nặng 19 - 49 gram ( đường kính 3,1 - 4 cm).
- C. Hạt lớn nặng 50 - 70 gram ( đường kính 4,1 - 5 cm).
Trước đây đã có tài liệu mô tả về kỹ thuật gieo ươm của cây DSN [31], cho nên trong phạm vi đề tài này
chúng tôi chỉ tiến hành thí nghiệm để xác định khả năng nảy mầm của hạt ở những hạt có khối lượng khác
nhau. Hạt trước khi gieo ươm sẽ được xử lý bằng cách ngâm trong nước lạnh từ 6 - 8 giờ sau đó ủ trong hố
đất ( kích thước 100cm x 80cm x 25cm) đã được lót rơm rạ, mỗi hố có 100 hạt. Thí nghiệm được lập lại 3
lần, và tưới nước mỗi ngày 2 lần, mỗi lần là 5 lít nước cho mỗi lô. Kết quả tỉ lệ nảy mầm qua các lần gieo
ươm thử nghiệm như sau:
- Lần 1: ngày bắt đầu gieo: 06/03/2009; ngày bắt đầu nảy mầm 14/03/2009; ngày kết thúc nảy mầm
21/03/2009.
- Lần 2: ngày bắt đầu gieo 10/03/2009; ngày bắt đầu nảy mầm 17/03/2009; kết thúc nảy mầm
28/03/2009.
- Lần 3: ngày bắt đầu gieo 14/03/2009; ngày bắt đầu nảy mầm 20/03/2009; kết thúc nảy mầm
02/04/2009
Bảng 4.10. Số lượng hạt DSN nảy mầm qua 3 lần ươm gieo
LẦN I
Lô
14/03/2009 17/03/2009 21/03/2009
Số lượng Số lượng Số lượng
A 12 48 63
B 15 65 75
C 5 29 41
LẦN II Lô
17/03/2009 22/03/2009 28/03/2009
Số lượng Số lượng Số lượng
A 11 39 55
B 17 70 78
C 3 16 34
LẦN III
Lô
20/03/2009 27/03/2009 02/04/2009
Số lượng Số lượng Số lượng
A 10 43 60
B 14 59 74
C 7 23 39
Qua 3 lần ươm gieo cho thấy tỉ lệ nảy mầm của DSN ở mức trung bình khoảng 58%; trong đó các hạt có
khối lượng trung bình 19 – 49 gram có tỉ lệ nảy mầm cao nhất ( 75,7%) tiếp đó là các hạt có kích thước nhỏ
( 59,3%) và hạt có khối lượng cao thì tỉ lệ nảy mầm là thấp nhất ( 38%). Do vậy trong quá trình chọn lựa hạt
giống để gieo ươm ngoài việc chú ý đến chất lượng hạt giống cần phải quan tâm đến khối lượng và kích
thước của hạt.
4.6.2. Trồng cây trong vườn ươm
Ươm hạt giống: chọn những hạt có kích cỡ trung bình sau đó làm sạch và cắt ngắn cánh, ngâm trong
nước lạnh 6 - 8 giờ rồi ủ trong hố đất có lót rơm rạ từ 7 - 10 ngày, tưới nước đều đặn 2 lần mỗi ngày. Hạt sau
khi xuất hiện rễ mầm được gieo vào bầu.
Chuẩn bị bầu: số lượng bầu được sử dụng là 500 bầu, kích thước bầu là 16cm x 25cm, vỏ bầu được
làm bằng chất dẻo tổng hợp PE có đục 10 lỗ tròn đường kính 8mm ở hai bên và bên dưới. Thành phần ruột
bầu gồm đất thịt (75%), đất cát (15%), phân hỗn hợp (10%). Sắp xếp 500 bầu vào 5 lô, mỗi lô rộng 1.5m,
dài 2m tưới nước cho ẩm để khoảng 2 - 3 giờ, lượng nước tưới 20 lít/ m2. Mỗi bầu gieo 1 hạt; dùng que nhọn
chọc lỗ trong đất bầu sâu khoảng 1 - 2 cm rồi cho rễ mầm vào, lấp đất và ém nhẹ.
Tiến hành che bóng: làm giàn che cao khoảng 50cm, dùng lưới phủ lên 5 lô, bố trí mỗi lô là một độ
che phủ khác nhau.
Chăm sóc - tưới nước: tưới nước bằng vòi sen mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần
là 10 lít/lô. Trong quá trình cây phát triển, thường xuyên làm cỏ và theo dõi sâu bệnh, khi cây có hiện tượng
rễ phát triển ra ngoài bầu thì tiến hành đảo bầu và xén rễ.
4.6.3. Kết quả trồng cây con DSN tại vườn ươm
4.6.3.1. Về cây mầm
- Thời gian hạt nảy mầm từ lúc ươm là 7 – 10 ngày, kết thúc nảy mầm là 15 - 20 ngày.
- Tỉ lệ hạt bị hư hỏng khi đã ươm gieo là không đáng kể, các hạt dễ bị mối mọt; ở những lô che bóng
thì tỉ lệ hạt nảy mầm cao hơn.
- Các cây con mọc ở lô được che bóng nhiều ( che 75% và che 100%) phát triển tốt hơn so với những
lô còn lại.
- Lá cây có màu vàng ở những lô để sáng 100% và che bóng 25%, cây trong lô che 75% và 100% có
màu xanh đậm.
- Tra cứu tài liệu [22], [25], [40] cùng việc quan sát tình hình sâu bệnh của cây con trong quá trình
phát triển chúng tôi tìm ra các loại sâu bệnh sau:
Sâu ăn lá: có màu đen dọc 2 bên sống lưng có chấm màu đỏ, ở phần đầu và đuôi có chấm màu
vàng, có một sừng ở đầu; chúng ăn các lá non làm cây còi cọc chậm phát triển.
Cào cào ăn lá non của cây.
Bệnh gỉ sắt: ở lá non bị xoăn cứng có màu xanh đậm sau đó khô và chết dần; ở lá trưởng thành
mới đầu mặt sau lá có các chấm vàng da cam rồi lan rộng phủ kín mặt lá. Lá bệnh hình thành các đốm
nâu, xung quanh có viền vàng.
Bệnh thối cổ rễ cây con: cây con trong quá trình sống bị héo dần và chết do cổ rễ bị thối và teo
lại.
Hình 4.18. Các dạng sâu bệnh ở cây DSN
A, B: Sâu ăn lá; C: Cào cào; D: Bệnh gỉ sắt
- Để cây phát triển tốt trong vườn ươm chúng tôi đề nghị một số biện pháp sau:
Vệ sinh cỏ ở luống trước và sau khi đặt bầu; làm sạch cỏ ở xung quanh vườn ươm.
Thường xuyên kiểm tra và bắt các loài sâu, cào cào gây hại cho cây.
Đối với bệnh gỉ sắt kiểm tra lá cây thường xuyên, hái các lá bị bệnh, phơi khô và đốt.
D
C B
A
4.6.3.2. Tỉ lệ sống của cây con DSN trong điều kiện vườn ươm
Qua 6 tháng gieo ươm và theo dõi tỉ lệ sống của các cây con DSN ở các lô che bóng khác nhau, chúng tôi
thu được các kết quả sau:
Bảng 4.11. Tỉ lệ sống của cây con DSN ở 5 lô
Lô
Tháng
1 2 3 4 5 6
1
100 100 99 98 97 97
2
99 98 98 97 97 97
3
98 96 95 95 95 95
4
95 95 94 93 93 93
5
96 94 94 94 91 91
Hình 4.19. Đồ thị tỉ lệ sống cây con DSN trong vườn ươm
Kết quả ở bảng 15 ( phụ lục) và đồ thị 4.19 cho thấy:
- Tỉ lệ sống ở lô 1 và 2 cao hơn so với các lô còn lại, lô 4 và lô 5 có tỉ lệ sống thấp nhất; từ đó cho thấy
khả năng chịu bóng râm của cây con trong những tháng đầu tiên rất cao. Từ giai đoạn tháng thứ 4 trở đi, tỉ lệ
sống của các lô tương đối ổn định trừ lô 1 và lô 5 có sự biến động số lượng cây con; ở lô 1 do được che bóng
Số lượng
86
88
90
92
94
96
98
100
102
1 2 3 4 5 6
Tháng
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
Lô 5
hoàn toàn nên các cây con bị ẩm ướt dễ bị chết, lô 5 trong điều kiện không được che bóng tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời mạnh nên lá bị vàng và bị sâu hại nhiều hơn so với các cây ở những lô còn lại
- Nhìn chung, tỉ lệ nảy mầm của hạt DSN tương đối cao ( > 90%), nhưng trong điều kiện chiếu sáng
hoặc che bóng hoàn toàn tỉ lệ sống cây con không ổn định so với các lô được che bóng 25%, 50% và 75%.
4.6.3.3. Tăng trưởng của cây con DSN
Tăng trưởng về chiều cao:
+ Về hình thái: lô 1 cây con có chiều cao thấp hơn so với các cây ở những lô còn lại, cây phát triển
không đều, mảnh khảnh, yếu và dễ đổ. Chiều cao cây con lô 2 và lô 3 cao hơn so với lô 4 và lô 5; trong đó
các cây ở lô 3 phát triển cao và tốt nhất, cây cứng cáp phát triển đều.
+ Về chiều cao: theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây con DSN trong vườn ươm sau 6 tháng
được kết quả tăng trưởng chiều cao của cây như sau:
Bảng 4.12. Chiều cao trung bình của cây con DSN ở mỗi tháng
Tháng
H trung bình (cm)
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
1 12.38 ± 2.19 12.32 ± 1.79 11.49 ± 2.52 11.08 ± 1.96 11.37 ± 2.18
2 15.28 ± 1.34 15.54 ± 1.7 14.09 ± 1.36 14.25 ± 1.38 13.89 ± 1.81
3 19.17 ± 2.19 21.69 ± 2.82 19.96 ± 2.22 19.19 ± 1.72 17.63 ± 2.77
4 20.49 ± 3.9 24.23 ± 4.04 24.81 ± 3.19 23.31 ± 4.15 23.13 ± 2.71
5 23.32 ± 3.48 ± 29.17 ± 3.95 ± 24.77 ± 3.21
6 25.37 ± 3.1 28.5 ± 3.8 31.49 ± 4.1 29.46 ± 3.73 27.45 ± 3.12
19.34 ± 2.7 21.28 ± 2.95 21.84 ± 2.89 20.19 ± 2.85 19.71 ± 2.63
Bảng 4.13. Gia tăng chiều cao trung bình của cây DSN ở mỗi tháng
Tháng
Lô
1 2 3 4 5
1 - - - - -
2
3
4
5
6 2.05 3.1 2.32 3.7 2.68
2.60 3.24 4.00 3.68 3.22
Hình 4.20. Đồ thị tăng trưởng chiều cao của cây con DSN trong vườn ươm
Qua các kết quả phân tích ở bảng 16 SGWIN 3.0 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.12, 4.13 cùng đồ thị
4.20 chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Qua 6 tháng chiều cao của cây con DSN trong lô 1 và 5 phát triển tương đương nhau; ở các lô 2, 3 và
4 chiều cao các cây con phát triển khác nhau.
- Trong tháng thứ nhất và tháng thứ hai chiều cao các cây ở lô 1 và lô 2 phát triển tương đương và
vượt cao hơn so với các lô còn lại; đến tháng thứ 3 cây con trong lô 2 phát triển cao nhất (21.69 cm) còn cây
trong lô 1 phát triển chậm lại. Sang tháng thứ 4 cây con trong lô 2 và lô 3 phát triển cao hơn, nhưng đến
tháng thứ 5 và tháng thứ 6 ở lô 3 cây con phát triển cao hơn ở các lô khác.
- Sau 6 tháng, ở lô 3 cây con có chiều cao đạt mức cao nhất (21.84 cm) còn lô 1 và lô 5 lại có chiều
cao thấp hơn các lô khác.
- Về gia tăng chiều cao trung bình qua mỗi tháng, lô 1 có sự gia tăng về chiều cao thấp nhất (2,6 cm)
còn lô 3 có sự gia tăng chiều cao cao nhất so với các lô khác (4,0 cm).
Như vậy, trong cùng một điều kiện chăm sóc giống nhau, chất lượng hạt giống tương đương nhau nhưng
trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau thì các cây con có sự gia tăng về chiều cao khác nhau. Có thể thấy
rằng sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng; trong điều kiện ánh sáng mạnh cây con
phát triển chậm, điều kiện che bóng hoàn toàn chỉ thích hợp trong giai đoạn 2 tháng đầu của cây, ở các tháng
còn lại cây phát triển chậm dần và lớn không đồng đều. Từ đó có thể thấy cây DSN trong giai đoạn còn non
thích hợp với điều kiện che bóng nhiều, dần dần chuyển sang thích nghi với điều kiện có ánh sáng mạnh
hơn.
Tăng trưởng về đường kính:
Kết quả đo đường kính cây con DSN trong vườn ươm trong 6 tháng như sau:
Bảng 4.14. Đường kính trung bình của cây con DSN ở mỗi tháng
Tháng
D tb (mm)
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 Tháng
H (cm)
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
Lô 5
1 2.96 ± 0.49 2.88 ± 0.51 2.88 ± 0.5 2.35 ± 0.5 2.55 ± 0.42
2 3.62 ± 0.28 3.48 ± 0.48 3.49 ± 0.31 ± ±
3 ± ± ± ± ±
4 ± ± ± ± ±
5 ± ± ± ± ±
6 5.01 ± 0.6 5.13 ± 0.52 5.69 ± 0.48 5.88 ± 0.67 6.05 ± 0.64
4.01 ± 0.49 4.07 ± 0.51 4.22 ± 0.42 4.25 ± 0.53 4.28 ± 0.48
Bảng 4.15. Gia tăng đường kính trung bình của cây DSN ở mỗi tháng
Tháng
Lô
1 2 3 4 5
1 - - - - -
2 0.66 0.6 0.61
3
4
5
6 0.66 0.59 1.03 1.01 1.05
0.41 0.45 0.56 0.71 0.70
0
1
2
3
4
5
6
7
1 2 3 4 5 6 Tháng
D (mm)
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
Lô 5
Hình 4.21. Đồ thị tăng trưởng đường kính của cây con DSN trong vườn ươm
Qua kết quả phân tích ở bảng 17 SGWIN 3.0 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.14, 4.15 cùng đồ thị
4.21 đối với đường kính của cây con DSN trong vườn ươm chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Qua 6 tháng, đường kính cây con DSN ở lô 1 và lô 2 qua 6 tháng là tương đương nhau, còn 3 lô còn
lại đường kính cũng gần giống nhau; nhưng đường kính các cây ở hai lô 1 và 2 khác với 3 lô: lô 3, lô 4 và lô
5. Trong đó, lô 1 có đường kính cây nhỏ nhất ( 4,01 mm), còn lô 5 có đường kính lớn nhất ( 4,28 mm).
Đường kính cây con tăng dần theo độ chiếu sáng, cường độ chiếu sáng càng cao thì đường kính cây càng lớn
và ngược lại.
- Ở tháng đầu tiên, lô 1 có đường kính trung bình cao nhất là 2,96 mm còn lô 4 có đường kính thấp
nhất ( 2,35 mm). Sang tháng thứ hai, đường kính trung bình của lô 1 và lô 4 phát triển tương đương nhau;
các cây trong lô 1 và lô 4 có mức gia tăng đường kính cao nhất ở tháng thứ 2 ( 1,27 mm), còn đường kính
các cây con ở lô 2 thấp nhất ( 3,48 mm). Ở tháng thứ 3 và tháng thứ 4, lô 1 có đường kính trung bình thấp
hơn các lô còn lại, còn lô 4 đạt mức đường kính cao nhất; đến tháng thứ 5 và tháng thứ 6, các cây con ở lô 1
vẫn có đường kính thấp nhất và lô 5 đạt mức đường kính cao nhất. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, các cây ở
lô 5 có sự gia tăng đường kính cao nhất .
- Các cây con trong điều kiện ánh sáng mạnh như ở lô 4 và lô 5 thì sự gia tăng đường kính qua 6
tháng cao nhất ( 0,7mm - 0.71 mm); các cây trong điều kiện che bóng nhiều như ở lô 1, lô 2 và lô 3 thì sự
gia tăng đường kính lại chậm dần tỉ lệ nghịch với cường độ che bóng.
Tăng trưởng về số lượng lá:
+ Về hình thái: những cây trong lô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH014.pdf