Luận văn Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

Mục lục

STT Nội dung Trang

Mở đầu 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 4

2.1 Mục tiêu tổng thể 4

2.2 Mục tiêu cụ thể 4

2.3 Ý nghĩa của đề tài 5

Chương 1: Tổng quan tài liệu 6

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6

1.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 9

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 10

1.2.2 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam 14

1.3 Tình hình nghiên cứu lúa trong và ngoài nước 17

1.3.1 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 17

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 22

1.3.2.1 Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam 22

1.3.2.2Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản ở Việt nam25

Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28

2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 28

2.2 Địa điểm, phạm vi và thời gian tiến hành nghiên cứu 32

2.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 32

2.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 33

2.2.3 Bố trí thí nghiệm 33

2.3 Nội dung nghiên cứu 33

2.3.1 Điều tra thu thập thông tin 33

2.3.2 Các nội dung nghiên cứu 34

2.4 Phương pháp nghiên cứu 34

2.4.1 Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa chất lượng tại TP Việt Trì 34

2.4.2 So sánh một số giống lúa chất lượng 35

2.4.2.1 Thí nghiệm vụ xuân 2007 35

2.4.2.2 Thí nghiệm vụ mùa 2007 37

2.4.3 Thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân 38

2.4.3.1 Lựa chọn các hộ nông dân tham gia thử nghiệm 38

2.4.3.2 Bố trí thí nghiệm 38

2.4.4 Phương pháp theo dõi, giám sát thí nghiệm 49

2.4.4.1 Nông dân tham gia quản lý theo dõi giám sát thí nghiệm 49

2.4.4.2 Nông dân tham gia thu hoạch đánh giá kết quả 50

2.4.5 Phương pháp sử lý số liệu 51

Chương 3: Kết quả và thảo luận 52

3.1 Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 52

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 52

3.1.2 Địa hình 52

3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu 53

3.2.1 Nhiệt độ 53

3.2.2 Lượng mưa 54

3.2.3 Số giờ nắng 54

3.2.4 Ẩm độ không khí 55

3.3 Tình hình sản xuất lúa tại địa phương 55

3.3.1Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa và sử dụng đất đai của TP Việt trì55

3.3.2Kết quả điều tra thực trạng sản xuất và cơ cấu diện tích năng xuất lúa58

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 64

3.4.1 Thời gian sinh trưởng phát triển của mạ 64

3.4.2 Thời gian sinh trưởng phát triển của từng giống lúa 66

3.4.3 Khả năng đẻ nhánh của từng giống lúa 67

3.4.4 Chiều cao cây của các giống lúa 69

3.4.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh chính hại lúa 70

3.4.6 Đặc điểm sinh học của các giống thí nghiệm 72

3.4.7 Một số đặc điểm hình thái 74

3.4.8 Chỉ số diện tích lá 75

3.4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa 78

3.4.10 Chỉ tiêu chất lượng gạo 83

3.4.11 Hiệu quả kinh tế của đề tài 86

3.5 Kết quả sản xuất thử nghiệm ở vụ Mùa 2007 88

3.5.1 Đánh giá năng suất thống kê các giống thí nghiệm 89

3.5.2Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh các giống thử nghiệm90

3.5.3 Hiệu quả kinh tế của các giống thử nghiệm 91

Kết luận và đề nghị 92

1 Kết luận 92

2 Đề nghị 93

Tài liệu tham khảo 94

1 Tiếng việt 94

2 Tiếng anh 97

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chiếm trên 75% diện tích lá bị bệnh. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, tiến hành đánh giá theo thang điểm. + Điểm 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. + Điểm 1: thấy xuất hiện vết bệnh có trên 1 vài bông hoặc gié cấp 2. + Điểm 3: xuất hiện vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 + Điểm 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông. + Điểm 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc. + Điểm 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%. - Bệnh khô vằn (Cokticium sasaki) + Được đánh giá theo % độ cao của vết bệnh trên cây theo thang điểm sau: + Điểm 0: không có triệu chứng vết bệnh. + Điểm 1: vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: vết bệnh ở vị trí từ 20 - 30% chiều cao cây. + Điểm 5: vết bệnh ở vị trí từ 31 - 45% chiều cao cây. + Điểm 7: vết bệnh ở vị trí từ 46 - 65% chiều cao cây. + Điểm 9: vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây. - Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae) Đánh giá b ệnh bạc lá đánh giá tỷ lệ % diện tích lá bị hại theo thang điểm: + Điểm 1: từ 1 – 5% diện tích lá bị hại. + Điểm 3: từ 6 – 12% diện tích lá bị hại. + Điểm 5: từ 13 – 25% diện tích lá bị hại. + Điểm 7: từ 26 – 50% diện tích lá bị hại. + Điểm 9: từ 51 – 100% diện tích lá bị hại. * Khả năng chống đổ (Tính chống đổ) Tính chống đổ được theo dõi trong giai đoạn từ trỗ đến chín, áp dụng theo thang điểm. - Điểm 1: chống đổ tốt (không có cây đổ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 - Điểm 3: chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ, không có cây đổ. - Điểm 5: chống đổ trung bình, hầu hết các cây nghiêng 450 (góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng). - Điểm 7: chống đổ yếu, hầu hết các cây đều bị nghiêng 300 so với mặt ruộng. - Điểm 9: chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều nằm rạp trên mặt đất. * Các đặc điểm hình thái: Theo dõi theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa IRRI 1996 [12]”. - Màu phiến lá: Quan sát bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 4-6 và đánh giá theo thang điểm. + Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Xanh đậm + Điểm 4: Tím ở đỉnh lá + Điểm 5: Tím ở mép lá + Điểm 6: Có đốm tím (xen lẫn có màu xanh) + Điểm 7: Tím - Màu vỏ trấu: Theo dõi bằng phương pháp trực q uan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm. + Điểm 0: Màu rơm + Điểm 1: Vàng và rãnh màu vàng trên nền vàng rơm + Điểm 2: Chấm nâu trên nền màu rơm + Điểm 3: Dảnh nâu trên nền màu rơm + Điểm 4: Nâu (hung hung) + Điểm 5: Hơi đỏ đến tím nhạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 + Điểm 6: Chấm tím trên nền màu rơm + Điểm 7: Dảnh tím trên nền màu rơm + Điểm 8: Tím + Điểm 9: Đen + Điểm 10: Trắng - Độ tàn lá: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 9 và đánh giá theo thang điểm sau: + Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên) + Điểm 5: Trung bình (lá trên biến vàng) + Điểm 9: Sớm và nhanh (tất cả các lá vàng hoặc chết) - Góc lá: Độ mở góc đỉnh lá được đo giữa thân với lá ngay dưới lá đòng ở giai đoạn sinh trưởng: 4-5. + Điểm 1: Đứng + Điểm 5: Ngang + Điểm 9: Rũ xuống - Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng 7- 9 và đánh giá theo thang điểm sau: + Điểm 1: Đứng (<300) + Điểm 3: Trung gian (=450) + Điểm 5: Mở (=600) + Điểm 7: Toè (>600) + Điểm 9: Bò lan ( thân hoặc phần dưới bò tựa vào mặt đất). * Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: - Các yếu tố cấu thành năng suất. Gặt 5 khóm đã định/giống/ô thí nghiệm, đo đếm các chỉ tiêu: + Số bông/m2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 + Số hạt chắc/bông; hạt lép/bông. + P1000 hạt, phơi khô, độ ẩm của hạt đạt 13-14% ta lấy mẫu theo tam giác đối đỉnh của 2 đường chéo góc, cân mỗi lần 1000 hạt, nhắc lại 3 lần, sai khác giữa các lần cân < 3%. Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 Năng suất lý thuyết = (tạ/ha) 10.000 - Năng suất thực thu: gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tuốt hạt, phơi khô đến khi độ ẩm hạt đạt 13-14%, quạt sạch, cân toàn bộ khối lượng (kg) sau đó quy ra tạ/ha. *Chỉ tiêu về chất lượng: Đánh giá chất lượng từng loại giống theo phương pháp cảm quan bằng cách nấu chín đánh giá mùi thơm, độ dẻo, vị đậm cơm của các loại gạo của các giống thí nghiệm, sau đó đề nghị mọi người nếm thử và cho điểm. Đánh giá mùi thơm bằng cách cho điểm theo phương pháp của IRRI. + Điểm 0: Không thơm. + Điểm 1: Hơi thơm. + Điểm 2: Thơm. - Đánh giá độ dẻo, độ mềm cơm sau khi nấu chín để nguội, bằng phương pháp cho điểm của IRRI: + Điểm 1: Rất dẻo. + Điểm 2: Dẻo. + Điểm 3: Trung bình. - Đánh giá vị đậm (ngọt) bằng phương pháp cảm quan bằng cách ăn thử và cho điểm theo thang điểm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 + Điểm 1: Nhạt. + Điểm 2: Trung bình. + Điểm 3: Đậm. 2.4.3.3. Xây dựng mô hình sản xuất thử: Sau khi lựa chọn được những giống có những đặc tính tốt được nhiều người dân đánh giá có thể nhân rộng diện tích tại vụ Mùa tiếp sau, chúng tôi xây dựng mô hình nhân rộng 2 giống lúa chất lượng có nhiều triển vọng tại 3 điểm thuộc 3 xã phường trên địa bàn Thành phố với diện tích 1ha/1 điểm. Sau vụ thu hoạch tiến hành gặt năng suất thực thu để so sánh với giống đối chứng tại khu vực sản xuất thử tính toán hiệu quả kinh tế, sau đó tổng kết mô hình và đưa ra khuyến cáo đối với bà con nông dân. Điều tra các hộ gieo cấy lúa chất lượng ở vụ mùa với mẫu điều tra là 90 hộ nông dân theo các nội dung điều tra như sau: Diện tích từng hộ, mức bón các loại phân, năng suất thực thu của các hộ theo mức phân bón. • Đánh giá hiệu quả kinh tế: Sau khi thu hoạch sản phẩm và mở hội nghị đ ánh giá chất lượng và đánh giá từng loại giống thử nghiệm ta tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế theo tài liệu CNEARC và được tính toán như sau: - Giá trị sản phẩm thô (đồng/ha) = năng suất x giá bán. - Chi Phí (đồng/ha) = chi Phí (giống, phân chuồng, ph ân NPK, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, công lao động). - Thu nhập thuần (đồng/ha) = giá trị sản phẩm thô - chi Phí. 2.4.4. Phương pháp theo dõi, giám sát thí nghiệm 2.4.4.1. Nông dân tham gia quản lý theo dõi giám sát thí nghiệm. Để đạt được mục tiêu đặt ra và quá trình tiến hành thí nghiệm được thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, sau khi đánh giá thí nghiệm, chúng tôi tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 hành lựa chọn hộ có điều kiện trung bình tại địa phương, kể cả về nhận thức, đủ tiêu chu ẩn để tham gia thử nghiệm, tiến hành thực hiện thử nghiệm. Để làm được việc này chúng tôi đã xúc tiến hướng dẫn nông dân một số phương pháp xây dựng lịch thăm đồng, các chỉ tiêu theo dõi. - Ghi chép cụ thể các khâu: làm đất, bón phân ra sao, lượng bón cụ thể, thời điểm bón, thời điểm gieo trồng, chăm sóc...( theo quy trình kỹ thuật của phòng Nông nghiệp - PTNT Việt Trì và Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Viện cây Lương thực- Thực phẩm ) - Chi phí cho thử nghiệm. - Các chỉ tiêu sinh trưởng. - Khả năng chống chịu, thích ứng (đẻ nhánh, chiều cao cây, chống đổ, chống chịu sâu, bệnh, chịu phân, năng suất, thời vụ, tính thích ứng rộng hay hẹp) - Hiệu quả kinh tế của từng thử nghiệm. - Yêu cầu kỹ thuật. - Các diễn biến về khí hậu thời tiết.... - Tổng số công lao động cho thí nghiệm. (ở thí nghiệm này, chúng tôi tính công lao động áp với giá lao động thực tế tại địa phương, do đặc điểm giá công lao động nông nghiệp có thể thấp hơn với mức giá bình quân chung). 2.4.4.2. Nông dân tham gia thu ho ạch đánh giá kết quả Chúng tôi cùng nông dân đánh giá dựa trên kết quả theo dõi thử nghiệm và hiệu quả kinh tế thí nghiệm. Phương pháp: Nông dân thu hoạch thí nghiệm, nông dân tham gia hội thảo đầu bờ, tự đánh giá vào phiếu đánh giá và tổng hợp thành kết quả chung cho thí nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 + Tính năng suất lý thuyết. Tiến hành đếm ngẫu nhiên 5 khóm (số bông/khóm; số hạt chắc trên bông; số khóm/m2) của ô thí nghiệm, theo phương pháp lấy mẫu, sau đó tính năng suất suy rộng cho cả ô thí nghiệm. + Tính năng su ất thực thu. Nông dân ti ến hành thu hoạch toàn bộ ô thí nghiệm, tính giá trị của từng ô, từng giống lúa. - Tham gia th ảo luận và biểu quyết lựa chọn kết quả phù hợp. - Bước 1: Đối với thí nghiệm giống là chọn ra giống lúa tốt nhất, có chất lượng được nông dân chấp nhận, để đại diện đưa vào thí nghiệm tiếp theo ở vụ sau. - Bước 2: Chọn ra giống lúa chất lượng phù hợp nhất tại địa phương, có giá trị kinh tế, được đánh giá là thích hợp nhất với điều kiện của địa phương. Phương pháp: Tổ chức hội nghị hội thảo đầu bờ tại địa phương nơi thực hiện thí nghiệm. Nông dân tham gia gồm tất cả các hộ tham gia thí nghiệm. 2.4.5. Phương pháp sử lý số liệu: Sử lý số liệu điều tra và số liệu theo dõi so sánh năng suất thử nghiệm bằng chương trình EXCEL và phần mềm vi tính thống kê SPSS và chương trình IRISTAT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Thành phố Việt Trì là nơi hợp lưu của 3 dòng sông ( Sông Đà, Sông Lô, Sông Hồng) có vị trí địa lý thuận lợi: có đường sông, đường bộ, đường sắt chạy qua, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của tỉnh Phú Thọ. Diện tích đất của thành phố là 10.636,94 ha/351.965,32 ha, chiếm 3,02% diện tích đất tự nhiên c ủa tỉnh Phú Thọ, cách Thành phố Hà Nội 80 km về phía Bắc theo đường quốc lộ 2. 3.1.2. Địa hình Thành phố Việt Trì có địa hình đặc trưng cho cả đồng bằng và miền núi phía Bắc, là đỉnh tam giác của đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình chia cắt (có đồng bằng, có đồi). Đây là nơi có địa hình phức tạp, đất ruộng có sâu trũng, chân vàn thấp, vàn cao, đồi trung du có độ dốc trung bình là từ 10 - 15o. Điều kiện khí hậu và một số đặc điểm xã hội Thành phố tương tự như các vùng của đồng bằng Bắc bộ. - Thuỷ văn: Thành phố Việt Trì chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Thao (nằm ở tả ngạn), sông Lô (nằm ở hữu ngạn). - Về khí hậu: Khí hậu của Thành phố có những nét đặc trưng chủ yếu của khí hậu miền Bắc Việt Nam có 4 mùa đó là mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 3.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu: Bảng 3.1: Thời tiết khí hậu năm 2007 ở Việt Trì Tháng Nhiệt độ TB (oc) Ẩm độ không khí (%) Số giờ nắng/tháng/giờ Lượng mưa TB (mm) 1 15,9 89,5 56,0 9,0 2 21,6 88,5 67,5 32,5 3 20,8 91,5 24,5 55,0 4 22,6 88,0 76,0 107,5 5 26,2 83,0 157,5 185,0 6 29,1 81,5 192,5 167,5 7 28,3 83,5 110,0 100,0 8 28,2 86,0 172,5 215,0 9 26,4 86,0 147,5 235,0 10 24,5 85,0 115,0 52,0 11 19,7 80,0 180,0 15,0 12 19,2 87,0 57,5 17,0 (Nguồn đài khí tượng thuỷ văn khu vực Việt Bắc) 3.2.1. Nhiệt độ Trong điều kiện sản xuất vụ Xuân 2007 từ khi gieo mạ (tháng 1/2007) cho đến khi thu hoạch (tháng 6/2007) nhiệt độ trung bình trong vụ sản xuất dao động thấp nhất 15,90c (tháng 1) xấp xỉ trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 1,0-1,50c, rét đậm xẩy ra nhiều ngày khó khăn cho việc gieo mạ. Đến tháng 2 và tháng 3 năm 2007 nhiệt độ trung bình trong tháng cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước từ 3,5-4,00c (tháng 2) và 1,00c (tháng 3). Nhìn chung vụ sản xuất vụ Xuân 2006 -2007 là vụ có nền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 nhiệt độ cao hơn so với trung bình nhiều năm, rét nhất là tháng 1 và nhiệt độ cao nhất vào tháng 6. Do là vụ sản xuất có nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm nên lúa sinh trưởng phát triển mạnh ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng do nền nhiệt độ ấm, đây là yếu tố làm cho lúa vụ Xuân 2007 này trỗ bông sớm hơn các vụ Xuân trước đó (trỗ bông cuối tháng 4), do nhiệt độ trong tháng 4 năm 2007 (22,60c), thấp hơn trung bình nhiều năm và có ảnh hưởng của không khí lạnh kèm front lạnh vào ngày 21, 25 và 29 tháng 4, đúng vào thời điểm lúa trỗ bông và phơi hoa nên ảnh hưởng tới năng suất của lúa. Nền nhiệt độ như vậy cũng là điều kiện để cho sâu, bệnh phát sinh phát triển mạnh như sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn. 3.2.2. Lượng mưa Đối với thí nghiệm ở vụ Xuân: nhìn trung lượng mưa ở vụ Chiêm Xuân bao giờ cũng ít xong vùng tham gia thí nghiệm được thực hiện ở địa điểm hoàn toàn chủ động việc tưới tiêu nên yếu tố lượng mưa không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của lúa ở các thời kỳ mà lượng mưa và thời gian mưa ở vụ này chủ yếu theo dõi để đánh giá khả năng ảnh hưởng của mưa đến giai đoạn trỗ bông phơi hoa của lúa. Đối với vụ Mùa: tuy lượng mưa nhiều hơn vụ Xuân song lượng mưa được dải đều ở các tháng trong quá trình sản xuất nhân rộng 02 giống có nhiều đặc tính tốt được người dân chọn và đưa vào gieo cấy với qui mô rộng hơn. Tuy nhiên lượng mưa lớn được tập trung vào tháng 8, tháng 9 gây ra úng cục bộ đồng thời dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn dinh dưỡng làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón nhất là đạm vô cơ khi bón thúc và bón đón đòng. 3.2.3. Số giờ nắng Đối với vụ xuân: do nền nhiệt độ vụ Xuân 2007 cao hơn trung bình nhiều năm, số giờ nắng trong các tháng hầu hết đều cao hơn hoặc bằng trung bình nhiều năm, riêng tháng 3 và tháng 4 số giờ nắng thấp hơn trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ năm trước, đây là điều kiện thuận lợi cho lúa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 sinh trưởng và phát tr iển do nền nhiệt độ cao, ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của lúa nhưng đây cũng là yếu tố để rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa ở vụ Xuân, dẫn đến lúa trỗ bông sớm hơn, khi đó gặp điều kiện thời tiết bất thuận khi trỗ bông do gặp rét cuối vụ Đông sẽ làm cho năng suất bị ảnh hưởng nhiều. Đối với vụ Mùa 2007 nền nhiệt độ cao và số giờ nắng cao tương tự như trung bình nhiều năm nên lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi. Nhưng nắng nóng ở vụ Mùa cũng làm ảnh hưởng đến sự tác động khác như thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển, nắng nóng gây ra bốc hơi nước dẫn tới hạn nếu không chủ động tưới nước kịp thời. Bên cạnh đó nắng nóng cũng là nguyên nhân gây mất đạm do quá trình bốc hơi dẫn đến cây chỉ sử dụng được 1 phần lượng phân bón. 3.2.4. Ẩm độ không khí Theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn khu vực Việt Bắc ở vụ Xuân 2007 ẩm độ không khí cao biến động từ 81,5,0- 91,5%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 6. Với độ ẩm không khí cao như vậy là điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển song đây cũng là yếu tố thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển mạnh. Ẩm độ cao kết hợp với nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm làm cho sâu bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn phát triển mạnh trên diện rộng của vụ Xuân 2007. Ở vụ Mùa 2007 nền nhiệt độ cao và ẩm độ không khí cao biến động từ 80-91,5% là điều kiện thuận lợi cho lúa vụ Mùa phát triển. Thời điểm lúa trỗ bông điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thuận lợi cho lúa nên là yếu tố tác động tích cực dẫn đến năng suất, vụ Mùa 2007 đạt khá cao. 3.3. Tình hình sản xuất lúa tại địa phương 3.3.1. Điều tra đánh giá tình hình sản xuất lúa và sử dụng đất đai của Thành phố Việt Trì: Để đánh giá tình hình sử dụng đất tại địa bàn thành phố Việt Trì chúng tôi đã tiến hành sưu tầm dựa trên cơ sở số liệu của phòng thống kê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Thành phố, số liệu niên giám thống kê và lấy số liệu tình hình sử dụng đất của năm 2007. Số liệu đánh giá tình hình sử dụng đất và diện tích, năng suất, sản lượng của lúa giai đoạn 2001- 2007 của Thành phố Việt Trì được thể hiện ở bảng 3.2 và bảng 3.3. Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Việt Trì Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 10.636,94 1. Đất nông nghiệp 5.581,46 52,47 2. Đất phi nông nghiệp 4.762,41 44,7 Trong đó: + Đất lâm nghiệp 491,74 + Đất chuyên dùng 2.730,46 + Đất thổ cư 1.050,14 + Đất khác 490,07 3. Đất chưa sử dụng 293,07 2,8 (Nguồn phòng thống kê Thành phố Việt Trì- 2007) Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Việt Trì 52% 3% 45% 1. Đất nông nghiệp 2. Đất chưa sử dụng 3. Đất phi nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Nhìn vào biểu đồ ta thấy đất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ khá cao 52% trong tổng quỹ đất của thành phố, đất phi nông nghiệp chiếm 45% (Trong đó đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ khá cao), đất chưa sử dụng chiếm 3% tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này cho thấy với điều kiện đất đai của Việt trì cho phép chúng ta có thể đầu tư cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho trồng lúa nói riêng. Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2001- 2007: Năm Vụ xuân Vụ mùa DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) 2001 1529,9 48,94 7487,4 1078,5 48,2 5198,3 2002 1574,9 47,54 7487,0 1160,1 44,8 5197,2 2003 1513,4 52,0 7869,6 1089,4 47,2 5141,9 2004 1451,3 51,49 7472,7 1082,8 49,3 5338,2 2005 1429,6 53,81 7692,6 1061,5 49,5 5254,4 2006 1278,1 52,48 6707,5 998,6 45,9 4583,5 2007 1974,0 52,0 10264,8 1404,6 50,79 7134,0 (Nguồn niên giám thống kê thành phố Việt Trì) Biểu đồ 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2001- 2007: 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Năm Vụ xuân Vụ mùa Series1 Series2 Series3 Series4 Series5 Series6 Series7T Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Trong 3 năm gần đây vụ Xuân diện tích giảm nhiều còn do nguyên nhân hạn hán xẩy ra nên một phần diện tích hạn không chủ động được tưới tiêu đã không gieo cấy được. Vụ Mùa năng suất và sản lượng không ổn định nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sâu, bệnh như sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn... đã phát sinh trong vụ Mùa và phát triển mạnh làm giảm năng suất và sản lượng của lúa Mùa. Năm 2007 diện tích gieo cấy lúa tăng cao ở cả vụ Xuân và vụ Mùa là do: năm 2007 là năm đầu thực hiện việc mở rộng không gian Thành phố Việt Trì theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và nghị định của Chính phủ. Địa dư Thành phố được mở rộng, lấy thêm 2 xã thuộc huyện là Phù Ninh và 3 xã thuộc huyện Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ được sát nhập về Thành phố nên diện tích gieo cấy lúa của cả 2 vụ sản xuất đều tăng lên đáng kể. 3.3.2. Kết quả điều tra thực trạng sản xuất và cơ cấu diện tích năng suất lúa Về đặc điểm tự nhiên xã hội của Thành phố Việt Trì: có vị trí thuận lợi, đó là Thành phố “ ngã ba sông” có các loại đất đai và điều kiện sinh thái phù hợp với sản xuất lúa trong đó có lúa chất lượng. Các bộ giống lúa hiện đang gieo cấy tại Việt Trì khá phong phú song tập trung vào một số giống lúa chủ lực như giống: Khang Dân 18, DT122, Bồi tạp sơn thanh, D.ưu527, X21, Xi23, NX30...nhìn trung các giống hiện đang gieo cấy tại Việt Trì tuy có năng suất khá cao song chất lượng chưa cao, các giống lúa này hiện đang có nguy cơ thoái hoá do đã được gieo cấy nhiều năm. Hiện tại các mô hình trình diễn về giống lúa mới ở Việt Trì vẫn tập trung vào một số giống lúa lai, giống thuần có năng suất cao như giống Khang Dân đột biến, giống lúa lai Việt lai 20, nhưng chất lượng gạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 người dân đô thị. Trong khi đó đất đai, khí hậu Việt Trì thuận lợi cho sản xuất lúa nhất là giống lúa chất lượng. Diện tích đất gieo cấy lúa vụ Xuân khá cao gần 2000 ha; vụ Mùa diện tích gieo cấy gần 1500 ha trong đó chủ yếu gieo trồng một số giống lúa chủ lực như Khang Dân 18, X21, Xi23... vì vậy việc đưa cơ cấu giống lúa chất lượng vào sản xuất nhằm đa dạng hơn nữa cơ cấu giống lúa tăng hiệu quả kinh tế, cung cấp gạo chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân đô thị là cần thiết. Bảng 3.4: Cơ cấu giống lúa vụ Xuân của thành phố Việt Trì: Giống Diện tích gieo trồng Năng xuất ( Tạ/ha) Ha % Khang dân 18 660,0 33,43 55,0 Q5 190,0 9,62 54,0 HT1 và DT122 (luá CL) 40,0 2,03 45,0 D.ưu527, Bồi tạp sơn thanh 180,0 9,11 61,0 Xi 23 450,0 22,80 49,0 NX 30 315,0 15,95 50,0 Nếp chiêm 139,0 7,04 39,5 Tổng cộng 1974,0 100,00 52,0 (Nguồn phòng nông nghiệp và PTNT Việt trì năm 2007) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 Bảng 3.4 cho thấy cơ cấu các giống lúa được gieo cấy ở vụ Chiêm Xuân, trong đó trà Xuân muộn giống có diện tích nhiều nhất là giống Khang Dân 18 chiếm tới 33,43% diện tích, năng suất giống n ày cũng khá cao đạt 55tạ/ha. Các giống như Q5, lúa lai cũng chiếm tỷ lệ khá cao, riêng đối với giống chất lượng chiếm tỷ lệ gieo trồng thấp 2,03%, năng suất lúa chất lượng cũng thấp và đây là nguyên nhân chính làm cho diện tích lúa chất lượng trong những năm gần đây không tăng. Trà lúa Xuân sớm vẫn chiếm 1 tỷ lệ khá cao 45,79% gieo cấy bằng các giống X21, NX30, năng suất trà lúa Xuân sớm này cũng khá cao từ 49- 50 tạ/ha. Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giống lúa vụ Xuân 2007 Biểu đồ 3.3 cho ta th ấy cơ cấu giống lúa vụ Xuân của thành phố Việt Trì trong đó giống lúa chủ lực gieo cấy ở vụ này là giống Khang Dân 18 chiếm tỷ lệ 33%, tiếp đến là giống Q5, các giống còn lại chiếm tỷ lệ không cao. Diện tích gieo trồng Ha 33% 10%2%9% 23% 16% 7% Khang dân Q5 HT1 và DT122 (luá CL) D.ưu527, Bồi tạp sơn thanh Xi 23 NX 30 Nếp chiêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Bảng 3.5: Cơ cấu giống lúa vụ Mùa của thành phố Việt Trì: Giống Diện tích gieo trồng Năng xuất ( Tạ/ha) Ha % Khang dân 18 540,6 38,5 51,2 Q5 249 17,7 49,0 D.ưu 527, BTST 330 23,5 54,5 HT1, Ải mai hương(CL) 200 14,2 44,5 Nếp 97 85 6,1 48,5 Tổng cộng 1404,6 100 50,79 (Nguồn phòng nông nghiệp và PTNT Việt trì năm 2007) Cơ cấu giống lúa gieo cấy của 2 vụ trong năm được phản ánh ở bảng 3.4 và bảng 3.5 đã cho chúng ta thấy cơ cấu giống lúa ở vụ Xuân và vụ Mùa khác nhau, cơ cấu giống lúa của các giống trong cùng một vụ cũng khác nhau. Ở vụ Xuân tỷ lệ các giống ngắn ngày gieo cấy trà Xuân muộn chiếm 54,2% diện tích, giống chủ lực là giống Khang Dân 18, tiếp đến là các giống dài ngày X21, XI 23, các giống chất lượng HT1 và DT122 chiếm tỷ lệ rất thấp (2,03%), qua đây cho thấy rằng tiềm năng mở rộng diện tích trên trà lúa Xuân muộn còn rất lớn Song thực tế trong sản xuất lúa chất lượng chiếm tỷ lệ rất thấp, cơ cấu giống lúa chất lượng còn ít chưa phong phú, năng suất còn thấp, đây là hạn chế dẫn đến cơ cấu giống chất lượng chiếm tỷ lệ thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Biểu đồ 3.4 : Cơ cấu giống lúa vụ mùa Ở vụ Mùa cơ cấu giống lúa tập trung vào các giống lúa ngắn ngày, chủ yếu được gieo cấy ở trà Mùa sớm và Mùa chính vụ là chính, giống chủ lực là Khang Dân 18 chiếm 38,5%, các giống như lúa lai Bồi tạp sơn thanh, D.ưu 527 chiếm 23,5%; Q5 chiếm 17,7% diện tích; các giống này có diện tích khá lớn chỉ đứng sau giống Khang Dân 18 và tuy các giống lúa chất lượng ở vụ Mùa gieo cấy 200 ha, nhưng chiếm tỷ lệ còn khá khiêm tốn chỉ chiếm 14,2% diện tích, năng suất cũng thấp nhất trong cơ cấu các giống lúa gieo cấy ở vụ Mùa. Để đánh giá chính xác quan điểm của người dân về những ưu điểm, nhược điểm của các giống lúa, tại sao vẫn trồng các giống lúa hiện có, nhu cầu cần trồng các giống lúa chất lượng, so sánh giá bán lúa thường và lúa chất lượng ở địa phương, khả năng mở rộng diện tích lúa chất lượng, chúng tôi đã tiến hành điều tra 106 hộ nông dân ở 1 phường và 4 xã của Thành phố và thu được kết quả ở bảng 3.6. Diện tích gieo trồng Ha 39% 18% 23% 14% 6% Khang dân 18 Q5 D.ưu 527, BTST HT1, Ải mai hương Nếp 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Bảng 3.6: Kết quả điều tra ưu nhược điểm các giống chủ yếu đang gieo cấy tại Việt Trì và nhu cầu của người dân trong những năm tới. Các tiêu chí phỏng vấn Số phiếu Tỷ lệ 1-Ưu điểm + Năng suất cao, ổn định 98 92,45 + Dễ chăm sóc 60 56,6 2-Nhược điểm + Chống đổ kém 95 89,62 + Chất lượng gạo thấp 67 63,20 3-Tại sao vẫn trồng + Dễ trồng 80 75,47 + Tập quán gieo cấy đã quen 93 87,73 4- Có nhu cầu muốn trồng lúa chất lượng 75 70,75 5-Giá bán lúa chất lượng cao hơn với lúa thường 106 100 6- Khả năng mở rộng diện tích lúa chất lượng 72 67,92 Nhìn chung tất cả các hộ nông dân trồng lúa ở Việt Trì được điều tra đều nhất trí khi được phỏng vấn cho rằng sản xuất nông nghiệp hiện nay lấy hiệu quả kinh tế là chủ yếu và cần phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Qua biểu 3.6 cho ta thấy có 92,45% số người được điều tra cho rằng ưu điểm của các giống lúa hiện đang gieo trồng đó là năn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_09_NL_TT_NVH.pdf
Tài liệu liên quan