TÓM TẮT NGHIÊN CỨU. XI
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.4
1.1. Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay.4
1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện .5
1.2.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện.5
1.2.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.5
1.2.3. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay .6
1.2.4 . Hậu quả của Nhiễm khuẩn bệnh viện.6
1.3. Mối liên quan giữa tuân thủ rửa tay và tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện .10
1.4. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay của
NVYT.13
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới.14
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam.14
1.5. Các hoạt động của dự án Tăng cường vệ sinh bệnh viện nhằm làm tăng tỉ lệ
tuân thủ rửa tay tại bệnh viện Đống Đa – Hà Nội.15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17
2.1. Đối tượng, thời gian tiến hành nghiên cứu .17
2.2. Phương pháp nghiên cứu.17
2.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu.17
2.4. Cách thức tiến hành nghiên cứu.17
2.5. Các khái niệm.18
2.6. Các biến số nghiên cứu .20
2.7. Phương pháp phân tích số liệu .25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .27
3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi can thiệp .29
3.3. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo một số yếu tố .31
94 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kiến thức thái độ và tỉ lệ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại bệnh viện đống đa – hà nội trước và sau khi triển khai dự án “tăng cường vệ sinh bệnh viện năm 2010 – 2011”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời. Phần lớn
đối tượng nghiên cứu ≤ 29 tuổi (chiếm trên 40%), tuổi trung bình của đối tượng nghiên
cứu trước can thiệp là 35.2 ± 9.5 và sau can thiệp là 34.7 ± 9.2, không có sự khác biệt
về tuổi của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp (p>0.05).
Về giới tính, đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ (chiếm trên 70%).
Không có sự khác biệt về giới trước và sau can thiệp.
28
Bảng 4. Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn và thâm niên công tác của đối
tượng nghiên cứu
Thông tin chung
Trước can thiệp
(n = 190)
Sau can thiệp
(n=160)
N % N %
Nghề nghiệp
Bác Sỹ 50 26.3 35 21.9
Điều dưỡng 140 73.7 125 78.1
Trình độ học vấn
Sau đại học 24 12.6 16 10
Đại học 37 19.5 28 17.5
Cao đẳng 14 7.4 10 6.2
Trung học chuyên nghiệp 115 60.5 106 66.3
Thâm niên công tác tại viện
Dưới 5 năm 69 36.3 57 35.6
5 – 10 năm 46 24.2 41 25.6
11 – 15 năm 25 13.2 22 13.8
16 – 20 năm 16 8.4 12 7.5
21 – 25 năm 19 10.0 15 9.4
Trên 25 năm 15 7.9 13 8.1
Nhận xét:
- Về nghề nghiệp: số đối tượng nghiên cứu là Điều dưỡng chiếm số lượng lớn (trên
70%). Đối tượng là Bác sỹ chiếm 26.3% trước can thiệp và sau can thiệp là 21.9%.
- Về trình độ học vấn: đa số đối tượng có trình độ trung học chuyên nghiệp (chiếm trên
60%), trình độ cao đẳng chiếm số lượng ít (chỉ khoảng 7%).
- Về thời gian công tác: số đối tượng có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỉ lệ lớn
(trên 35%), số đối tượng có thâm niên công tác lâu trên 25 năm chỉ chiếm khoảng 8%.
29
Không có sự khác biệt về nghề nghiệp, trình độ học vấn và thời gian công tác giữa các
nhóm đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp.
Bảng 5. Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp
Số lượng
Nội dung
Tần số
(n=190)
Tỉ lệ %
Được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời
gian học trường Y
142 74.7
Được cập nhật kiến thức về vệ sinh bàn tay từ khi tốt
nghiệp đến năm 2010
181 95.3
Trong năm 2010 được bệnh viện/khoa phòng phổ biến
về quy định/hướng dẫn rửa tay thường quy của BYT
187 98.9
Nhận xét:
Trước can thiệp, phần lớn các đối tượng đã được cập nhật kiến thức liên quan
đến vệ sinh bàn tay (95.3%), và được hướng dẫn về các quy định của BYT liên quan
đến tuân thủ rửa tay thường quy (98.9%). Tuy nhiên chỉ có 74.7% số đối tượng trả lời
đã được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời gian học tại trường Y.
3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi can thiệp
3.2.1. Kiến thức về VSBT trước và sau khi can thiệp
Phần kiến thức về VSBT gồm 19 câu hỏi tự điền, trả lời đúng 1 câu được 1 điểm, tổng
điểm là 19 điểm. NVYT Đạt được từ 11 điểm trở lên là đạt yêu cầu, đạt từ 0 – 10 điểm
là không đạt yêu cầu.
30
Bảng 6. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về VSBT trước và sau khi can thiệp
Số lượng
Mức độ
Trước can thiệp
(n = 190)
Sau can thiệp
(n = 160)
N % N %
Không đạt 77 40.5 28 17.5***
Đạt 113 59.5 132 82.5***
Điểm trung bình 10.9 ± 2.4 12.7 ± 2.1***
***: p< 0.001 (TCT so với SCT)
Nhận xét: Có 59.5% NVYT ở điều tra TCT đạt yêu cầu về kiến thức VSBT, tỷ lệ này
sau can thiệp tăng lên 82.5%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (χ²=21.9,
p<0.001, OR = 3.2, 95% CI= 1.9 – 5.3)
Điểm trung bình KT của NVYT trước can thiệp là 10.9 ± 2.4, sau can thiệp điểm này
tăng một cách có ý nghĩa lên 12.7 ± 2.1 (p<0.001).
3.2.2. Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình RTTQ
Các NVYT được yêu cầu sắp xếp lại 6 bước của quy trình RTTQ theo trình tự đúng, kết
quả được thể hiện ở Hình 3.
31
18.4%
60.6%
81.6%
39.4%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Trước can thiệp Sau can thiệp
Trả lời đúng
Trả lời sai
Hình 3. Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình RTTQ
Nhận xét: tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về 6 bước của quy trình rửa tay thường quy
chỉ là 18.4% TCT, SCT tăng lên 60.6%. (OR=6.8, p<0.001, χ² = 65.9, CI = 4.2 – 11.1)
3.3. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo một số yếu tố
3.3.1. Kiến thức vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp
Bảng 7. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp
Số lượng
Mức độ
Trước can thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
BS
(n1=50)
ĐD
(n2=140)
BS
(n1=35)
ĐD
(n2=125)
Không đạt ( 0 – 10 điểm) 28 (56.0%) 49 (35.0%) 11(31.4%) 17 (13.6%)
Đạt (≥ 11 điểm) 22 (44.0%) 91(65.0%)* 24 (68.6%)a 108 (86.4%)* a
Điểm trung bình 10±2.8 11.3±2.1* 12.2±2.6 12.9±1.9
* : p<0.05 (BS so với Điều dưỡng)
a: p<0.05 (TCT so với SCT)
Nhận xét:
Trước can thiệp có 44% bác sỹ có kiến thức đạt, tỉ lệ này ở điều dưỡng là 65%,
điểm trung bình về KT của các BS là 10±2.8 và của các điều dưỡng là 11.3±2.1. Có sự
khác biệt về kiến thức giữa BS và điều dưỡng trước can thiệp (p<0.05)
32
Sau can thiệp có 68.6% bác sỹ có kiến thức đạt, tỉ lệ này ở Điều dưỡng là 86.4%,
sự khác biệt này có nghĩa thống kê (p<0.05).
Có sự tăng lên có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ BS và ĐD có KT đạt về VSBT trước và sau
can thiệp (p<0.05).
3.3.2. Kiến thức vệ sinh bàn tay theo giới tính
Bảng 8. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo giới tính
Số lượng
Mức độ
Trước can thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
Nam
(n=44)
Nữ
(n=146)
Nam
(n=28)
Nữ
(n=132)
Không đạt ( 0 – 10 điểm) 22 (50.0%) 55 (37.7%) 10 (35.7%) 18 (13.6%)
Đạt (≥ 11 điểm) 22 (50.0%) 91 (62.3%) 18 (64.3%)a 114 (82.5%)*a
Điểm trung bình 10.7±2.6 10.9±2.3 11.9±2.6 12.9±1.9*
* : p>0.05 nam so với nữ
a: p>0.05 TCT so với SCT
Nhận xét:
Trước can thiệp, tỉ lệ có kiến thức đạt ở nam là 50% và ở nữ là 62.3%, nhưng
khác biệt này không có nghĩa thống kê (p>0.05)
Sau can thiệp, tỉ lệ có kiến thức đạt ở nam là 64.3% còn ở nữ là 82.5%, sự khác
biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0.05).
Sau can thiệp có sự tăng lên có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ kiến thức đạt về VSBT
ở cả nam và nữ so với TCT (p<0.05).
33
3.3.3. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo trình độ học vấn
54.20% 54.10%
64.30%
30.40% 31.20%
25%
20%
13.20%
45.80% 45.90%
35.70%
69.60% 68.80%
75%
80%
86.80%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Sau
ĐH
ĐH CĐ THCN Sau
ĐH
ĐH CĐ THCN
Trước can thiệp Sau can thiệp
Kiến thức không Đạt
Kiến thức Đạt
Hình 4. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo trình độ học vấn
Nhận xét:
Trước can thiệp, tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt ở nhóm có trình độ cao đẳng là thấp nhất
(35.7%), SCT nhóm có tỉ lệ kiến thức đạt thấp nhất lại là nhóm có trình độ sau ĐH
(68.8%).
Sau can thiệp, tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt ở tất cả các nhóm đều tăng lên. Nhóm THCN
có tỉ lệ KT đạt cao nhất trước và sau can thiệp (69.8% và 86.8%).
34
3.3.4. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo các khoa lâm sàng
Bảng 9 . Tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt về VSBT theo các khoa lâm sàng
Tỉ lệ có kiến thức đạt
Khoa
(n)
Trước can thiệp
(%)
Sau can thiệp
(%)
Liên chuyên khoa
(n1 = 12; n2 = 10 )
50.0 80.0
Nội
(n1 = 43; n2 = 37 )
25.0 32.0
Y học cổ truyền
(n1 = 17; n2 = 17 )
52.9 94.1*
Khám bệnh
(n1 = 26; n2 = 24 )
61.5 66.7
Hồi sức cấp cứu
(n1 = 21; n2 = 18 )
66.7 83.3
Truyền nhiễm
(n1 = 28; n2 = 20 )
64.3 90.0*
Ngoại
(n1 = 27; n2 = 21 )
59.3 71.4
Nhi
(n1 = 16; n2 = 13 )
56.2 92.3*
*: p <0.05 TCT so với SCT
Nhận xét:
TCT khoa có tỉ lệ KT đạt cao nhất là Hồi sức cấp cứu (66.7%), thấp nhất là khoa
Nội (25%). SCT, khoa có tỉ lệ KT đạt cao nhất là Y học cổ truyền (94.1%) và thấp nhất
là khoa Nội (32%).
SCT tỉ lệ có KT đạt tại các khoa phòng đều tăng lên. Có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê về tỉ lệ KT đạt trước và sau can thiệp tại các khoa: Y học cổ truyền (tăng từ
35
52.9% lên 94.1%), khoa truyền nhiễm (tăng từ 64.3% lên 90%), khoa Nhi (tăng từ
56.2% lên 92.3%).
3.4. Thái độ của NVYT với tuân thủ vệ sinh bàn tay
3.4.1. Thái độ của NVYT với tuân thủ vệ sinh bàn tay
3.4.1.1. Thái độ chung của NVYT về vệ sinh bàn tay
Phần đánh giá thái độ của NVYT gồm 8 câu hỏi với 3 mức độ đánh giá là Đồng
ý, không có ý kiến, không đồng ý. Cách chấm điểm được trình bày tại phụ lục 4. NVYT
được coi là có thái độ tích cực nếu đạt điểm từ 6 đến 8 điểm, thái độ không tích cực nếu
đạt từ 0 đến 5 điểm.
Bảng 10. Thái độ chung của NVYT với tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau can thiệp
Số lượng
Thái độ
Trước can thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
N % N %
Tích cực 179 94.2 156 97.5
Không tích cực 11 5.8 4 2.5
Điểm trung bình 7.2±1.1 7.5±0.7
Nhận xét:
Phần lớn NVYT có thái độ tích cực với việc tuân thủ vệ sinh bàn tay, tỉ lệ có thái
độ tích cực trước can thiệp là 94.2% và sau can thiệp là 97.5%. Điểm thái độ trung bình
TCT là 7.2±1.1, SCT điểm này tăng lên 7.5±0.7. Không có sự khác biệt về tỉ lệ NVYT
có thái độ tích cực cũng như điểm thái độ của NVYT trước và sau can thiệp (p>0.05)
36
3.4.1.2. Thái độ của NVYT về mối liên quan giữa vệ sinh bàn tay và nhiễm khuẩn
bệnh viện
Bảng 11. Thái độ của NVYT về mối liên quan giữa vệ sinh bàn tay và nhiễm khuẩn
bệnh viện
Tỉ lệ đồng ý
Nội dung
Trước can thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
n % n %
Nếu tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của
NVYT tăng lên thì tỉ lệ nhiễm khuẩn
bệnh viện sẽ giảm xuống
183 96.3 157 98.1
Rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự
lây truyền của các nhân tố gây nhiễm
khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế
184 96.8 160 100.0
Nhận xét:
TCT có 96.3% NVYT đồng ý TTRT sẽ làm giảm NKBV, SCT tỉ lệ này tăng lên 98.1%
Tỉ lệ NVYT đồng ý rửa tay là lựa chọn tốt nhất để phòng ngừa NKBV tăng từ 96.8%
TCT lên 100% SCT.
Không có sự khác biệt về thái độ của NVYT về mối liên quan giữa vệ sinh bàn tay và
nhiễm khuẩn bệnh viện
3.4.1.3. Thái độ của NVYT với việc phải rửa tay nhiều lần trong ngày
Bảng 12. Thái độ của NVYT với việc phải rửa tay nhiều lần trong ngày
Tỉ lệ đồng ý
Nội dung
Trước can thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
n % n %
Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn
thương da tay
66 34.7 36 22.5*
*: p<0.05
Nhận xét: Tỉ lệ NVYT đồng ý với việc rửa tay nhiều lần làm tổn thương da tay TCT là
34.7%, SCT tỉ lệ giảm một cách có ý nghĩa xuống 22.5%
37
3.4.1.4. Thái độ của NVYT với sự tuân thủ VSBT trong công việc
Bảng 13. Thái độ của NVYT với sự tuân thủ VSBT trong công việc
Tỉ lệ đồng ý
Vấn đề
Trước can
thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
n % n %
Tôi sẽ chẳng nói gì nếu đồng nghiệp của tôi
không tuân thủ rửa tay trước khi thực hiện các
thăm khám thông thường như đo dấu hiện sinh
tồn, khám nội khoa, kiểm tra vết mổ sạch
2 1.1 2 1.2
Tôi sẽ chẳng nói gì nếu đồng nghiệp của tôi
không tuân thủ rửa tay khi thực hiện các thủ thuật
xâm nhập trên người bệnh như đặt kim luồn, đặt
nội khí quản
2 1.1 3 1.9
Nhận xét
Tỉ lệ NVYT có thái độ sai về việc tuân thủ VSBT trong công việc thấp. Khi thực
hiện các thao tác thăm khám thông thường, ít có nguy cơ lây nhiễm, có 1.1% NVYT
đồng ý với việc không góp ý nếu đồng nghiệp của mình không rửa tay, SCT tỉ lệ này là
1.2%. Với các thủ thuật xâm lấn, có nguy cơ lây nhiễm cao vì tiếp xúc với máu, dịch cơ
thể người bệnh có 1.1% NVYT đồng ý với việc không góp ý nếu đồng nghiệp không
rửa tay, SCT tỉ lệ này là 1.9%. Không có sự khác biệt về tỉ lệ NVYT có thái độ sai về
việc tuân thủ VSBT.
38
3.4.1.5. Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay
Bảng 14. Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ TTRT
Tỉ lệ đồng ý
Vấn đề
Trước can thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
n % n %
Tổ chức các buổi tập huấn/sinh hoạt khoa
học cung cấp kiến thức về VSBT sẽ làm
tôi cảm thấy phải tuân thủ rửa tay tốt hơn
180 94.7 157 98.1
Dán các poster khuyến khích NVYT rửa
tay tại các vị trí dễ nhìn sẽ làm tăng tỉ lệ
tuân thủ rửa tay
183 96.3 157 98.1
Nếu bệnh viện đầu tư thêm các phương
tiện RT (lắp thêm bồn rửa, cung cấp thêm
các dung dịch sát khuẩn tay, có khăn sử
dụng 1 lần tại các điểm RT) thì tỉ lệ RT
của NVYT sẽ tăng lên
185 97.4 155 96.9
Nhận xét:
Trên 90% các NVYT đồng ý với ý kiến tổ chức các buổi tập huấn/sinh hoạt khoa học
về chủ đề VSBT, dán các poster và đầu tư thêm các phương tiện RT sẽ làm tăng tỉ lệ
tuân thủ rửa tay.
39
3.4.2. Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp
Bảng 15. Thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp
Số lượng
Thái độ
Trước can thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
BS ĐD BS ĐD
Tích cực 46 (92.0%) 133 (95.0%) 32 (91.4%) 124 (99.2%)
Không tích cực 4 (8.0%) 7 (5.0%) 3 (8.6%) 1 (0.8%)
Điểm trung bình 6.9±1.3 7.3±0.9 7.3±1.05 7.5±0.6
Nhận xét:
Trước can thiệp có 92% NVYT là BS có thái độ tích cực, tỉ lệ này ở Điều dưỡng
là 95%. Sau khi can thiệp, tỉ lệ thái độ tích cực ở BS là 91.4% và Điều dưỡng là 99.2%.
Không có sự khác biệt về thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp trước và
sau can thiệp (p>0.05).
3.4.3. Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo giới tính
Bảng 16. Thái độ với tuân thủ vệ sinh bàn tay theo giới tính
Số lượng
Thái độ
Trước can thiệp
(n=190)
Sau can thiệp
(n=160)
Nam Nữ Nam Nữ
Tích cực 40 (90.9%) 139 (95.2%) 26 (92.9%) 130 (98.5%)
Không tích cực 4 (9.1%) 7 (4.8%) 2 (7.5%) 2 (1.5%)
Điểm trung bình 6.9±1.5 7.3±0.9 7.6±1.03 7.5±0.7
40
Nhận xét: Tỉ lệ nam và nữ có thái độ tích cực với tuân thủ VSBT trước và sau can thiệp
khá cao (trên 90%). Nữ có thái độ tích cực với tuân thủ VSBT cao hơn so với nam,
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
3.5. Thực hành của NVYT về vệ sinh bàn tay
3.5.1. Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp
Bảng 17. Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp
Thời điểm
Tỉ lệ
Trước can thiệp
(n=715)
Sau can thiệp
(n=556)
N % N %
Tỉ lệ tuân thủ rửa tay 380 53.1 336 60.4*
Tỉ lệ RT đúng 266 37.2 223 40.1
* : p < 0.05 (SCT so với TCT)
Nhận xét:
Số liệu ở bảng trên cho thấy trước và sau can thiệp tỉ lệ tuân thủ rửa tay luôn cao hơn tỉ
lệ rửa tay đúng. TCT tỉ lệ tuân thủ rửa tay là 53.1%, SCT tăng một cách có ý nghĩa lên
60.4% (p<0.05).
Tỉ lệ RT đúng tăng lên sau can thiệp (40.1% so với 37.2%), nhưng sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
41
3.5.2. Sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo một số
yếu tố
3.5.2.1. Tuân thủ rửa tay thường quy theo nghề nghiệp
Bảng 18. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của BS và Điều dưỡng
Đối tượng
Tỉ lệ
Trước can thiệp Sau can thiệp
BS
(n=170)
ĐD
(n=545)
BS
(n=133)
ĐD
(n=423)
Tỉ lệ tuân thủ RT 44.7%
(76)
55.8%**
(304)
57.9%*
(77)
61.2%
(259)
Tỉ lệ RT đúng 30.6%
(52)
39.3%
(214)
41.4%
(55)
39.7%
(168)
* : p<0.05 (SCT so với TCT)
**: p<0.05 (BS so với ĐD)
Nhận xét:
- Trước can thiệp tỉ lệ TTRT của BS là 44.7%, SCT tăng lên 57.9% (p<0.05). Đối
với các Điều dưỡng, tỉ lệ TTRT trước can thiệp là 55.8% sau can thiệp là 61.2%
(p>0.05). Trước và sau can thiệp, TLRT của ĐD đều cao hơn TLRT của BS, tuy
nhiên chỉ có sự khác biệt về tỉ lệ TTRT giữa BS và ĐD trước can thiệp (p<0.05).
- Trước can thiệp, TLRT đúng của các BS thấp hơn ĐD, tuy nhiên SCT tỉ lệ
TTRT đúng của các BS lại cao hơn Điều dưỡng (41.4% so với 39.7%). Không
có sự khác biệt về TLRT đúng theo nghề nghiệp trước và sau can thiệp (p>0.05).
42
3.5.2.2. Tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo đơn vị công tác
Bảng 19. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo các khoa lâm sàng
Tỉ lệ tuân thủ
Khoa
(số cơ hội)
Tỉ lệ tuân thủ RT
(%)
Tỉ lệ RT đúng
(%)
TCT SCT TCT SCT
Liên chuyên khoa
(TCT = 42; SCT = 40 )
42.8
50.0
31.0 22.5
Nội
(TCT = 161; SCT = 124 )
63.4 69.4 31.1 44.4*
Y học cổ truyền
(TCT = 95; SCT = 62 )
41.1
46.8 40.0 35.5
Khám bệnh
(TCT = 60; SCT = 55 )
41.7 63.6* 25.0 45.5*
Hồi sức cấp cứu
(TCT = 88; SCT = 79 )
64.8
73.4 59.1 55.7
Truyền nhiễm
(TCT = 98; SCT = 101 )
41.8
44.6 31.6 17.8*
Ngoại
(TCT = 105; SCT = 51 )
52.3 66.7 40.9 64.7*
Nhi
(TCT = 66; SCT = 44 )
65.2 68.2 37.8 38.6
*: p < 0.05 (TCT so với SCT)
Nhận xét:
So với TCT, tất cả các khoa đều có tỉ lệ TTRT tăng lên SCT. Tuy nhiên sự khác
biệt chỉ có ý nghĩa tại Phòng khám (TCT là 41.7% SCT tăng lên 63.6%).
TLRT đúng tại các khoa có sự thay đổi trước và sau can thiệp, SCT có 4/8 khoa
TLRT đúng tăng lên. Có sự khác biệt về TLRT đúng trước và sau can thiệp tại các khoa
Nội, Ngoại và Khoa Khám bệnh (p<0.05).
Ở các khoa còn lại, TLRT đúng giảm đi, đặc biệt là ở Khoa Truyền Nhiễm TCT
là 31.6%, SCT giảm còn 17.8% (p<0.05).
43
3.5.2.3. Tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo thời điểm quan sát
Bảng 20. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo thời điểm quan sát
Tỉ lệ tuân thủ
Thời điểm
Tỉ lệ tuân thủ RT
(%)
Tỉ lệ RT đúng
(%)
TCT SCT TCT SCT
Sáng
(n1=572, n2= 455)
52.6 59.1 38.3 40.7
Chiều
(n1= 143, n2=101)
57.3 58.4 33.6 37.6
Nhận xét:
- Trước và sau can thiệp, số cơ hội rửa tay vào buổi sáng luôn cao hơn so với buổi
chiều (572 so với 143 và 455 so với 101), nhưng tỉ lệ TTRT vào buổi sáng vẫn
luôn cao hơn buổi chiều, tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.5.2.4. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các cơ hội của nghiên cứu
Có 10 cơ hội cần rửa tay của NVYT được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi phân
loại 10 cơ hội này thành 2 thời điểm:
- Thời điểm trước khi NVYT chạm vào người bệnh (bao gồm: trước khi chuẩn bị
dụng cụ, thuốc, khám/chăm sóc người bệnh, làm thủ thuật xâm lấn, đi găng sạch)
- Thời điểm sau khi NVYT chạm vào người bệnh (bao gồm: sau khi khám/chăm
sóc người bệnh, tiếp xúc với đồ vật,dụng cụ, máu, dịch và chất bài tiết của người
bệnh, làm thủ thuật, tháo găng sạch, khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch
trên cùng 1 người bệnh)
44
*Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các thời điểm tiếp xúc với người bệnh
Hình 5. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các thời điểm tiếp xúc với người bệnh
Nhận xét: Trước và sau can thiệp, thời điểm sau khi chạm vào người bệnh được các
NVYT tuân thủ tốt hơn một cách có ý nghĩa so với thời điểm trước khi chạm vào người
bệnh (p<0.05).
*Tỉ lệ rửa tay đúng theo các thời điểm tiếp xúc với người bệnh
Hình 6. Tỉ lệ rửa tay đúng theo các cơ hội của NC trước và sau can thiệp
45
Nhận xét :
Tỉ lệ rửa tay đúng vào thời điểm sau khi NVYT chạm vào người bệnh luôn cao
hơn thời điểm trước khi chạm vào người bệnh. Không có sự khác biệt về TLRT đúng
trước và sau khi chạm vào người bệnh (p>0.05).
3.6. Phương thức rửa tay
Bảng 21. Phương thức rửa tay của NVYT
Thời điểm
Phương thức rửa tay
Trước can thiệp
(n=380)
Sau can thiệp
(n = 336)
N % N %
Nước và xà phòng/hóa chất rửa tay 87 22.8 54 16.1
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh/cồn 283 74.5*** 276 82.1***
Nước 10 2.7 6 1.8
***: p < 0.001
Nhận xét:
Phương thức rửa tay được các NVYT sử dụng nhiều nhất là rửa tay bằng dung
dịch sát khuẩn tay nhanh hoặc với cồn (TCT là 74.5%, SCT là 82.1%). Có sự khác biệt
về tỉ lệ NVYT sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh hoặc cồn so với các phương thức
rửa tay khác (p<0.001)
Sau can thiệp, tỉ lệ các cơ hội RT rửa với nước giảm từ 2.7% TCT xuống 1.8%.
Tỉ lệ các cơ hội được RT bằng nước và xà phòng giảm từ 22.8% TCT xuống còn 16.1%
SCT.
46
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Có sự thay đổi về số lượng NVYT tham gia trước và sau nghiên cứu (190 so với
160), tuy nhiên không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trong các thông tin chung
về NVYT trước và sau can thiệp, quần thể nghiên cứu trước và sau can thiệp tương đối
đồng nhất. Sở dĩ có sự thay đổi trên là do vào thời điểm đánh giá sau can thiệp có một
số NVYT được cử đi học, nghỉ thai sản, nghỉ ốm và về về hưu... Đây là sự thay đổi
khách quan, không tránh khỏi.
Đa phần các NVYT là giới nữ (chiếm trên 70% trước và sau can thiệp). Số
NVYT là Điều dưỡng chiếm tỉ lệ cao ( TCT là 73.7%, SCT là 78.1%). Tỉ lệ ĐD/BS tại
các khoa lâm sàng của BV Đống Đa là 2.8/1, cao hơn tỉ lệ ĐD/BS tại Việt Nam hiện
nay (1.57/1) và đạt chuẩn theo Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác
Điều dưỡng – Hộ sinh, giai đoạn 2002 – 2010 (trong đó quy định tỉ lệ này là 2.5 đến 3
ĐD trên 1 BS) [1]
Về trình độ học vấn, số NVYT có trình độ THCN chiếm số lượng lớn nhất (trên
60%). NVYT có trình độ sau ĐH chỉ chiếm 12.6% TCT, SCT là 10%.
Tuổi đời của các NVYT tương đối trẻ, trên 40% trong số họ có độ tuổi ≤ 29, do
đó số ĐTNC có thâm niên công tác dưới 5 năm tại bệnh viện chiếm tỉ lệ cao (trên 35%).
Khi được hỏi về thông tin liên quan đến giáo dục về VSBT trước khi có can
thiệp, có đến 95.3% đối tượng nghiên cứu trả lời được cập nhật kiến thức mới về VSBT
từ khi tốt nghiệp trường Y đến năm 2010, 98.9% được bệnh viện/khoa phổ biến các quy
định/hướng dẫn rửa tay thường quy của BYT. Điều này chứng tỏ bệnh viện có định kỳ
tổ chức các đợt phổ biến quy chế về vệ sinh bàn tay tới các NVYT.
Quy trình rửa tay thường quy là một quy trình chuyên môn được giảng dạy ở tất
cả các cấp học tại trường y tế (trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), là một bài
học bắt buộc mỗi sinh viên Y đều phải học và thuộc lòng tuy nhiên có đến 25.3%
NVYT trả lời rằng họ không được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời học
47
trường Y. Qua phân tích số liệu cho thấy hầu hết các đối tượng này đều thuộc nhóm
tuổi từ 40 đến 55 tuổi. Kết quả trên có thể do sai số nhớ lại NVYT cũng có thể do cách
đây 20 đến 25 năm, các trường đào tạo y khoa chỉ tập trung giảng về quy trình rửa tay
ngoại khoa, vấn đề giảng dạy về quy trình rửa tay thường quy chưa được chú trọng một
cách đúng mức.
4.2. Kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT trước và sau can thiệp
Phần đánh giá kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT gồm 19 câu hỏi tự điền,
trả lời đúng 1 câu được 1 điểm. NVYT đạt từ 11 điểm trở lên là đạt yêu cầu, dưới 11
điểm là không đạt yêu cầu.
Điểm trung bình về KT của NVYT là 10.9 ± 2.4 tăng một cách có ý nghĩa lên
12.7 ± 2.1 (p<0.001). Tỷ lệ NVYT có KT đạt là 59.5% tăng lên 82.5% sau can thiệp
(p<0.001). Tỷ lệ NVYT có KT đạt TCT tương đương với tỉ lệ trong nghiên cứu của
Nobile thực hiện tại Italia (53.2%) [22]
Kết quả trên cho thấy can thiệp của dự án vào việc tăng cường kiến thức về vệ
sinh bàn tay đã góp phần cải thiện KT của NVYT về vệ sinh tay sinh tay. Từ kết quả
trên cho thấy công tác đào tạo, tập huấn thường xuyên có tác dụng nâng cao KT của
NVYT về VSBT, do đó cần duy trì công tác này làm cơ sở cho việc tuân thủ đúng quy
trình kỹ thuật trong thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tuy có kiến thức tốt về VSBT nhưng tỉ lệ NVYT trả lời đúng thứ tự 6 bước của
quy trình rửa tay thường quy do Bộ y tế ban hành còn chưa cao. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, tỉ lệ NVYT trả lời đúng 6 bước của quy trình này chỉ đạt 18.4% trước can
thiệp, sau can thiệp tuy tăng lên một cách rõ rệt (đạt 60.6%, p<0.001). Tuy vậy tỉ lệ này
vẫn chưa phải là cao vì vẫn còn tới 40% số đối tượng nghiên cứu chưa biết đúng trình
tự các bước rử tay mặc dù chỉ có 5.4% trong số họ cho rằng quy trình rửa tay thường
quy là phức tạp, quá nhiều bước khó nhớ. Dự án đã tăng cường dán 35 poster in hình 6
bước rửa tay tại tất cả các bồn rửa tay và tại các buồng bệnh, hành lang nhưng tỉ lệ
NVYT trả lời đúng thứ tự 6 bước rửa tay vẫn còn thấp. Điều này cho thấy bệnh viện
Đống Đa cần có thêm các biện pháp khác giúp NVYT của mình nhớ được quy trình rửa
48
tay này. Rửa đúng quy trình có vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ các vi khuẩn
trên da tay. Các bước của quy trình rửa tay nhằm bảo đảm cho các vùng da tay có khả
năng mang tác nhân gây bệnh cao nhất được ưu tiên rửa sạch (ví dụ như các đầu ngón
tay, ngón cái...) việc rửa không đúng quy trình sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa
của việc vệ sinh bàn tay phòng nhiễm khuẩn bệnh viện.
4.2.1. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp
Kết quả tại bảng 7 cho thấy, có sự khác biệt về KT vệ sinh bàn tay theo nghề
nghiệp trước và sau can thiệp. TCT, tỉ lệ có KT đạt của BS là 44% thấp hơn đáng kể so
với ĐD (65%, p<0.05). SCT, tỉ lệ KT đạt của BS tăng lên 68.6% nhưng vẫn thấp hơn so
với ĐD (86.4%, p<0.05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên
cứu của Khaled M và cộng sự thực hiện vào năm 2008 tại Cairo,Ai cập [31].
Tỉ lệ có kiến thức đạt ở BS và Điều dưỡng trước và sau can thiệp đều tăng lên
một cách có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Kết quả này cho thấy các lớp đào tạo về KT
VSBT của dự án đã có tác động tích cực lên mọi đối tượng trong BV.
4.2.2. Sự khác biệt về kiến thức vệ sinh bàn tay theo trình độ học vấn
Kết quả tại hình 4 cho thấy, kiến thức về vệ sinh bàn tay thay đổi theo chiều
hướn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_kien_thuc_thai_do_va_ti_le_ve_sinh_ban_tay.pdf