Luận văn Đánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông của Cử nhân Sư phạm do Trường Đại học An Giang đào tạo

Theo quan điểm của GV, để đáp ứng tốt yêu cầu ởtrường phổthông thì kiến

thức chuyên môn là tiêu chí quan trọng nhất và NL truy ền đạt được xem là tiêu chí

thứhai. ðây là 2 tiêu chí có tỉlệGV chọn mức quan trọng và rất quan trọng gần

nhưtuy ệt đối, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế ởtrường phổthông vì dù GV

có phương pháp cũng nhưkỹ năng sưphạm tốt nh ưng dạy sai kiến thức hoặc kiến

thức chuyên môn không vững thì coi nhưxếp loại y ếu trong đánh giá tay nghề.

Nhưng nếu GV nắm vững kiến thức chuyên môn mà phương pháp truy ền đạt không

tốt thì hiệu quảkhông cao, ảnh hưởng nhiều đến thành tích học tập của HS và GV.

Có thểxem đây là hai vấn đềcốt lõi quy ết định thành công của người GV. Tiêu chí

về điểm học tập cao ởtrường đại học được GV cho là kém quan trọng nhất, có lẽ

theo quan niệm SV học giỏi chưa chắc khi ra trường trởthành GV d ạy giỏi, mà là

những kiến thức được học tại giảng đường sẽ được GV vận dụng nhưthếnào vào

quá trình giảng dạy và kết quảmang lại ra sao, GV thích nghi với môi trường sư

phạm đạt mức nào và thành công mang lại từnghềnghiệp thếnào. Ngoài ra, không

lo ại trừdo điểm học tập được đánh giá trong quá trình đào tạo ởnhà trường chưa

phải đánh giá ởcác mức nhận thức cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) nên điểm cao

hiện nay không đồng nghĩa với NL của người GV cao để đánh giá vai trò của điểm

cao. Các tiêu chí còn lại lần lượt được liệt kê trong b ảng 3.10.

pdf165 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông của Cử nhân Sư phạm do Trường Đại học An Giang đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt môn Phương pháp giảng dạy; - Giáo dục SV ý thức trách nhiệm với tập thể, ý thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ ñể tích cực tham gia vào hoạt ñộng phê bình và tự phê bình; - Giảng viên cần tạo ra môi trường học tập thân thiện ñể góp phần kích thích sự sáng tạo trong học tập cho SV. 3.4.3.3. Hướng phát huy ñiểm mạnh và khắc phục ñiểm yếu Kết quả tham khảo ý kiến về hướng phát huy ñiểm mạnh và khắc phục ñiểm yếu của GVTH hiện nay như sau: Bảng 3.13: Hướng phát huy ñiểm mạnh và khắc phục ñiểm yếu của GV THPT TT Hướng phát huy và khắc phục Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Tự học, tự bồi dưỡng 816 93.0% 2 Học hỏi và phối hợp với ñồng nghiệp 772 88.0% 3 Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ 754 86.0% 4 Phát huy ñiểm mạnh NL sẵn có 702 80.0% 5 Khắc phục ñiểm yếu 675 77.0% 6 Xây dựng kế hoạch thực hiện 614 70.0% - 84 - Qua kết quả khảo sát ta thấy nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của GV hiện nay rất cao, ý thức cầu tiến tốt. Do ñó, Trường ðHAG cần phối hợp với Sở Giáo dục và ðào tạo An Giang và các trường THPT trong Tỉnh ñể cung cấp tài liệu, hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho GV. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết và phối hợp với Sở Giáo dục và ðào tạo An Giang trong việc tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo chuyên ñề vào các ñợt nghỉ giữa kì hoặc nghỉ hè ñể nâng dần chất lượng ñào tạo. Trường ðHAG có thể nghiên cứu tổ chức diễn ñàn chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa SV với cựu SV (GV ñang công tác tại các trường THPT). 3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương này, các kết quả nghiên cứu của luận văn ñã ñược xem xét, bao gồm: (1) ñưa ra bức tranh chung về mức ñộ ñáp ứng với chuẩn nghề nghiệp GVTH của cử nhân Sư phạm do Trường ðHAG ñào tạo qua ñánh giá của GV, TCM và BGH; (2) ñánh giá mức ñộ ñáp ứng Chuẩn của GV 09 ngành Sư phạm; (3) so sánh sự khác biệt về kết quả ñánh giá của BGH, TCM và tự ñánh giá của GV dựa theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét ñến các yếu tố như: khu vực, thâm niên công tác, ñặc ñiểm khối ngành, giới, KQXL tốt nghiệp; (4) ñưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ñáp ứng với chuẩn nghề nghiệp GVTH của cử nhân Sư phạm do Trường ðHAG ñào tạo. Kết quả ñược ñánh giá trên 877 GV tốt nghiệp từ năm 2004 ñến năm 2009, ñang giảng dạy tại 45 trường THPT trên ñịa bàn tỉnh. Tóm lại, kết quả luận văn cho thấy mức ñộ ñáp ứng của GV với Chuẩn nhìn chung là tốt. Mặc dù, các chuyên gia giáo dục nhận ñịnh CLGD THPT ở An Giang vẫn thuộc hạng thấp nhất so với cả nước và ñể nâng cao CLGD của tỉnh nhà thì nâng cao NL của ñội ngũ GV vẫn là yếu tố then chốt. Có một số nguyên nhân chính ảnh hưởng ñến NL của GV là ñiều kiện tài chính và cơ sở vật chất thiếu thốn của ngành giáo dục tỉnh An Giang, trình ñộ ñầu vào và ñộng cơ học tập của HS thấp, GV còn thiếu ñầu tư và hỗ trợ về các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng - 85 - cao hiệu quả giảng dạy [1]. Nhận ñịnh này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của luận văn khi so sánh sự khác biệt kết quả ñánh giá GV theo Chuẩn với biến khu vực, có mối liên hệ giữa hai biến này, tức là ở các trường có ñiều kiện khác nhau thì kết quả ñánh giá khác nhau. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở cho những ý kiến ñề xuất nhằm nâng cao chất lượng ñội ngũ GV THPT. - 86 - KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT Những kết quả của luận văn ñược mô tả, trình bày và phân tích trong chương III ñưa ra cái nhìn tổng quan về mức ñộ ñáp ứng của GV do Trường ðHAG ñào tạo với Chuẩn nghề nghiệp GVTH, ñồng thời ñiểm lại các nội dung mà GV ñã ñáp ứng ñược với Chuẩn, từ ñó ñề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ñội ngũ GV. 1. Mức ñộ ñáp ứng của GV THPT do Trường ðHAG ñào tạo với chuẩn nghề nghiệp KQXL NLNN của GV theo Chuẩn có: 20,5% xếp loại XS; 74,6% xếp loại Khá và 4,9% xếp loại TB. Có 28% số tiêu chí GV ñáp ứng Chuẩn ở mức tốt (chủ yếu tiêu chuẩn 1 về phẩm chất chính trị, ñạo ñức, lối sống của GV), 60% số tiêu chí GV ñáp ứng Chuẩn ở mức Khá và 12% số tiêu chí GV ñáp ứng Chuẩn ở mức TB (tập trung ở các tiêu chí 4.4_Giáo dục qua các hoạt ñộng trong cộng ñồng, tiêu chí 5.2_Tham gia các hoạt ñộng chính trị xã hội, tiêu chí 6.2_Phát hiện và giải quyết vấn ñề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục). Kết quả này phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khu vực, có khả năng do môi trường công tác, ñối tượng HS; ñiều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; sự hỗ trợ từ các cấp quản lý giáo dục về ñiều kiện bồi dưỡng, trao ñổi chuyên môn;… Kết quả kiểm ñịnh thống kê giữa biến KQXL GV theo Chuẩn và biến khu vực cho thấy: ở vùng sâu, có 5,4% GV xếp loại TB; có 77,8% loại Khá; 16,8% loại XS. Ở nông thôn, có 4,1% loại TB; 71,5% loại Khá; 24,4% loại XS. Ở thành thị, có 5,6% loại TB; 71,5% loại Khá; 22,8% loại XS. ðồng thời có mối liên hệ giữa hai biến này, có khả năng ở từng khu vực khác nhau do ñặc ñiểm và yêu cầu từng trường khác nhau nên kết quả ñánh giá cũng có sự khác biệt. Kết quả kiểm ñịnh giả thuyết thống kê giữa biến KQXL GV theo Chuẩn và biến thâm niên công tác cho thấy: nhóm GV có thâm niên từ 1 – 3 năm ñạt loại TB là 5,6%; loại Khá là 77,6%; loại XS là 16,8%. ðối với nhóm GV có thâm niên từ 4 – 6 năm ñạt loại TB là 4,3%; loại Khá là 71,2%; loại XS là 24,5%. Nhìn chung, - 87 - KQXL giữa hai nhóm này không có chênh lệch rõ rệt. ðồng thời kiểm ñịnh thống kê cũng chỉ ra không có mối liên hệ giữa hai biến này. Kết quả kiểm ñịnh thống kê giữa biến KQXL NLNN GV theo Chuẩn với biến ñặc ñiểm khối ngành, biến giới tính, biến KQXL tốt nghiệp nhìn chung hai biến ñộc lập với nhau, không có mối liên hệ. Kết quả kiểm ñịnh khi so sánh sự khác biệt về kết quả ñánh giá GV theo Chuẩn giữa các nhóm ñối tượng, ta thấy: các cặp biến ñều có mối liên hệ với nhau. Trong ñó, mối liên hệ trong kết quả ñánh giá giữa nhóm TCM và BGH mạnh nhất, liên hệ thuận. Kết quả ñánh giá theo từng ngành về mức ñộ ñáp ứng Chuẩn của GV ở từng tiêu chí: ngành Chính trị và ngành Toán có số tiêu chí ñáp ứng Chuẩn ở mức tốt và khá là nhiều nhất, còn ngành Hóa học là thấp nhất. 2. Những ñề xuất nhằm nâng cao chất lượng CTðT Cử nhân Sư phạm của Trường ðHAG (1) ðối với Trường ðHAG Nhà trường cần tập trung xây dựng kế hoạch hành ñộng cho từng CTðT Cử nhân Sư phạm như sau: a) Kiến thức - Nâng cao kiến thức chuyên môn cho SV trong suốt quá trình ñào tạo tại Trường; - Bồi dưỡng thêm phần vận dụng kiến thức vào thực tiễn; - Cần chú trọng ñào tạo chuyên ngành, giảm bớt phần ñại cương; - Tăng cường ñào tạo thực hành hơn là ñào tạo lý thuyết; - Tạo ñiều kiện thuận lợi cho SV tiếp cận với kiến thức bộ môn ở chương trình phổ thông. b) Kĩ năng - Bồi dưỡng thêm phương pháp dạy học tích cực, phù hợp HS; - Phương pháp truyền thụ kiến thức chuyên môn; - Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục cộng ñồng; - 88 - - Bồi dưỡng kỹ năng trình bày bảng, chữ viết, giọng nói, quan sát lớp; - Chú trọng ñến khả năng thực hành của GV; - Bồi dưỡng kĩ năng quản lí lớp; - Cho SV tập giảng nhiều hơn trước khi ñi thực tập; - Bồi dưỡng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp với công tác kiêm nhiệm. c) Công tác quản lý - Nội dung ñào tạo cần sát với thực tế ñể phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy ở trường phổ thông; - Có kế hoạch tổ chức ñi thực tế cho SV; - Tăng thời gian thực tập ở trường phổ thông; - Cần tạo ñiều kiện tối ña ñể SV ñược thường xuyên tiếp cận và cập nhật với việc ñổi mới dạy và học ở trường phổ thông thông qua: mời chuyên gia, chuyên viên ñầu ngành có thực tế ở phổ thông ở Sở GD&ðT, một số GV dạy giỏi ở trường phổ thông có kinh nghiệm giảng dạy ñến nói chuyện thực tế phổ thông cho SV, tổ chức cho SV ñược dự các giờ dạy mẫu của GV giỏi phổ thông theo yêu cầu của từng bài dạy; - Cần xây dựng hệ thống mạng lưới giữa Trường ðHAG với các GV dạy giỏi ở trường phổ thông ñể cùng Trường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV thông qua: tổ chức các giờ dạy mẫu do GV giỏi ở phổ thông thực hiện, trao ñổi kinh nghiệm giảng dạy ở phổ thông, hướng dẫn kỹ năng, kỹ thuật dạy học,… có ảnh hưởng trực tiếp tới rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng như tình cảm nghề nghiệp của SV; - ðào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế; - Kết quả của quá trình nghiên cứu ñược xem là minh chứng cho công tác ñánh giá SV tốt nghiệp thuộc CTðT GV THPT trong quá trình triển khai công tác tự ñánh giá chương trình tại Trường. - 89 - (2) ðối với CBQL trường THPT - ðầu tư vào việc bồi dưỡng NL sư phạm cho GV. Nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào các tiêu chí như: Tìm hiểu ñối tượng giáo dục, Giáo dục qua các hoạt ñộng trong cộng ñồng, Giáo dục qua các hoạt ñộng giáo dục, Phát hiện và giải quyết các vấn ñề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục, Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy. Chẳng hạn, như mở các lớp kỹ năng mềm, các khóa tập huấn ngắn hạn, lồng ghép vào các buổi chuyên ñề, khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm,… - Thiết lập những mối quan hệ “ảo” (qua mạng) giữa các trường THPT trong tỉnh An Giang với các trường THPT tại các ñịa phương khác. Thông qua Internet có thể xây dựng một diễn ñàn cho GV học hỏi, trao ñổi kinh nghiệm. (3) ðối với GV THPT - Tham khảo Chuẩn nghề nghiệp GVTH ñể có thể tự ñánh giá trung thực NL của chính bản thân, từ ñó có kế hoạch học tập, tự bồi dưỡng, nâng cao trình ñộ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; - Chủ ñộng áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào lớp học của mình (có thái ñộ tích cực với phương pháp giảng dạy mới, như thế mới tạo ñược ñộng cơ tìm hiểu, học hỏi và trau dồi kiến thức ñể tạo nên nguồn hỗ trợ giảng dạy cho chính bản thân GV); - Phát huy ñược vai trò chủ ñộng tích cực của người học. 3. Một số nhận xét về Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo Thông tư 30/2009/TT- BGD (1) Qua kết quả phân tích số liệu ñiều tra với 877 GV trên ñịa bàn tỉnh An Giang, nhận thấy: - 25 tiêu chí ñều nằm trong khoảng ñồng bộ cho phép, không có câu hỏi ngoại lai và tạo thành một cấu trúc chung, phù hợp với khách thể nghiên cứu; - Các gợi ý về nguồn cung cấp minh chứng sử dụng trong ñánh giá GV là khá phù hợp; - 90 - - Mục ñích, nội dung và cấu trúc của Chuẩn khá phù hợp và ñược ña số GV ñồng tình trong suốt quá trình thực hiện; - Thang ñiểm ñánh giá có thể chưa phù hợp vì kết quả tự ñánh giá của GV cao hơn kết quả của nhóm cán bộ quản lý hoặc có thể GV có xu hướng tự ñánh giá cao hơn trình ñộ thực tế; - Dù có thang ñánh giá chung nhưng KQXL NLNN GV theo Chuẩn vẫn bị chi phối bởi ñặc ñiểm từng trường. (2) Mức ñộ phù hợp của Chuẩn nghề nghiệp trong ñánh giá GVTHPT: Hằng năm, tại Sở GD&ðT ñều triển khai thực hiện công tác thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt ñộng sư phạm nhà giáo theo thông tư 43/2006/TT- BGDðT. Các bước thực hiện ñược tiến hành theo ñúng qui ñịnh của Bộ phục vụ cho công tác quản lý của Sở và Trường. Tuy nhiên, ñây mới chỉ là kết quả ñánh giá một chiều. ðể ñưa ra kết quả cuối cùng, cấp quản lý cần nhiều kênh thông tin ñể ñánh giá NL GV, bởi ñánh giá là quá trình tác ñộng qua lại nên thông tin cần ñược khảo sát nhiều chiều ñể tạo cơ sở ñối chiếu, so sánh trước khi quyết ñịnh. Vì thế, việc sử dụng Chuẩn nghề nghiệp GVTH trong ñánh giá GVTHPT ñược xem là thích hợp trong ñiều kiện hiện nay, bởi: - ðây là cơ hội GV có thể bày tỏ chính kiến của mình ñồng thời cũng nâng cao kỹ năng tự ñánh giá (tự phê) cho bản thân. Cũng có thể là kênh thông tin ñánh giá tinh thần trách nhiệm và thái ñộ trong công việc của người GV; - Giúp GV có thể tự ñánh giá phẩm chất chính trị, ñạo ñức lối sống, NLNN từ ñó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất ñạo ñức và nâng cao trình ñộ chuyên môn, nghiệp vụ; - Là cơ sở pháp lý ñể các cấp quản lý thực hiện quy trình ðBCL; - Chuẩn nghề nghiệp GVTH là công cụ ñánh giá tốt cho GVTHPT bởi cách tiếp cận của Chuẩn ñược xây dựng trên cơ sở ñánh giá nhân cách người GV (phẩm chất và năng lực), ñây ñược xem là ñiều kiện cần thiết trong giáo dục HS; - Việc ñánh giá CLGV theo Chuẩn không chỉ ñể ñánh giá mà còn tác ñộng ñể tạo nên chất lượng mới ở GV. Sự tác ñộng ñó chính là phát huy nội lực của GV, - 91 - giúp họ tự ñánh giá và hoàn thiện NLNN, là cơ sở ñể ñảm bảo tính hiệu quả cao trong hoạt ñộng GD ñồng thời ñặt ra những kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân. (3) Một số ñề xuất: - Tiêu chí 1_Phẩm chất chính trị: nên thay dấu “chấm phẩy (;)” thành dấu “hai chấm (:)” vì thực sự khó hình thành thang ño lường trong quá trình ñánh giá, không biết ñịnh lượng vì chưa biết lấy thang nào ñể ño cũng như những hồ sơ GV cần cung cấp ñể minh chứng cho lòng yêu nước, yêu CNXH. Thực tế, các minh chứng mà GV cung cấp trong quá trình ñánh giá chỉ tập trung vào: hồ sơ thi ñua của nhà trường, hồ sơ kiểm tra ñánh giá GV, biên bản góp ý cho GV của tập thể lớp HS và Ban ñại diện cha mẹ HS, ñánh giá của Hội ñồng chuyên môn, phiếu nhận xét của ñịa phương nơi cư trú. - Tiêu chí 7_Tìm hiểu môi trường giáo dục. Thứ nhất, tiêu chí này GV khó ñạt ñược ở mức cao, chẳng hạn ñể ñạt ñược ở mức cao GV cần hội ñủ ñiều kiện như: + Biết thâm nhập thực tế ñể tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của ñịa phương nơi trường ñóng thông qua tiếp xúc với cán bộ chính quyền, ñoàn thể và cha mẹ HS; + Biết vận dụng các phương pháp ñiều tra ñể ñánh giá mức ñộ ảnh hưởng của nhà trường, gia ñình, cộng ñồng và các phương tiện truyền thông ñến việc học tập và rèn luyện ñạo ñức của HS; + Thông tin về môi trường GD thường xuyên ñược cập nhật và ñược sử dụng trực tiếp có hiệu quả vào quá trình dạy học và giáo dục HS. Nguyên nhân có thể là: + Do ñiều kiện về thời gian, GV tập trung chủ yếu vào công tác chuyên môn (soạn giảng, chuẩn bị ñồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ vào trong giảng dạy,…) và công tác khác (công tác chủ nhiệm, công tác ðoàn – ðội, hoạt ñộng ngoài giờ lên lớp,…); + Thực hiện chế ñộ ñãi ngộ cho GV chưa cao nên GV vẫn còn tập trung vào lo kinh tế gia ñình. - 92 - Thứ hai, nội hàm của tiêu chí này ñã hàm ẩn trong tiêu chí 18_Giáo dục qua các hoạt ñộng giáo dục và tiêu chí 22_Phối hợp với gia ñình HS và cộng ñồng vì khi thực hiện nội dung của 2 tiêu chí này GV ñã có thể tìm hiểu ñược môi trường giáo dục thông qua các hoạt ñộng giáo dục như công tác chủ nhiệm, công tác ðoàn – ðội, hoạt ñộng ngoài giờ lên lớp. ðây có thể là yêu cầu thiết thực mà GV có thể thực hiện ñược. Thứ ba, ñối với các GV không làm công tác chủ nhiệm thì việc ñạt tiêu chí này rất khó do không có ñiều kiện thực hiện mà chủ yếu liên hệ tìm hiểu môi trường GD thông qua GVCN lớp. - 93 - TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Vũ Thị Phương Anh (2007), Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ñội ngũ giáo viên THPT tỉnh An Giang, ðề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, An Giang. 2. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 (2007), Hướng ñến tầm cao mới, Công ty in và văn hoá phẩm. 3. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra của Sở GD&ðT An Giang (2007 – 2010), An Giang. 4. ðinh Quang Báo (2010), “ðào tạo nghiệp vụ sư phạm”, Tài liệu Hội thảo Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường sư phạm, Hà Nội, tr.18-19. 5. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2004), “Ứng dụng phương thức quản lý chất lượng tổng thể (TQM) và ñào tạo giáo viên dạy hiệu quả”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chất lượng giáo dục và vấn ñề ñào tạo giáo viên, Hà Nội, tr.13-14. 6. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2008), Báo cáo ñánh giá kết quả thí ñiểm Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cho giáo viên THPT, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2010), Báo cáo tổng kết hoạt ñộng tự ñánh giá chương trình ñào tạo giáo viên THPT, Hà Nội. 8. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2009), Mô hình ñào tạo giáo viên THPT và TCCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội. 9. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2010), Tài liệu hướng dẫn tự ñánh giá chất lượng chương trình ñào tạo giáo viên THPT trình ñộ ñại học, Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN, Vinh. 10. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2006), Thông tư số 43/2006/TT-BGDðT về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt ñộng nhà giáo. - 94 - 11. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2008), Báo cáo tổng hợp ý kiến học viên các lớp tập huấn thí ñiểm chuẩn nghề nghiệp GV tại Hà Tĩnh - Sơn La - Trà Vinh - ðắc Lắc - Hà Nội, Hà Nội. 12. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2008), Báo cáo tổng quát kết quả việc triển khai kế hoạch thí ñiểm chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT tại 5 tỉnh Hà Tĩnh - Sơn La - Trà Vinh - ðắc Lắc - Hà Nội, Hà Nội. 13. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2009), Báo cáo phân tích số liệu ñánh giá NLNN của GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH. 14. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2008), Chuẩn nghề nghiệp GV trung học (THCS và THPT), Tài liệu ñã ñược chỉnh sửa sau thẩm ñịnh vòng II, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Dự án phát triển GV THPT và TCCN, Dự án phát triển giáo dục THCS II. 15. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2009), Thông tư 30/2009/TT-BGD&ðT ban hành Quy ñịnh Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, Hà Nội. 16. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục – những vấn ñề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Kim Dung (2009), “ðào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tương lai ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Giáo dục, 219 (1), tr.60-62. 18. Nguyễn Kim Dung – Phạm Xuân Thanh (2003), “Về một số thuật ngữ thường dùng trong ñảm bảo chất lượng giáo dục ñại học”, Tạp chí Giáo dục, 66, tr.9. 19. Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN (2008), “Kết quả nghiên cứu trưng cầu ý kiến về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT”, Tạp chí Giáo dục, 188 (2), tr.60-61. 20. Dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, (2008), “Một số kết quả về khảo sát thực trạng hoạt ñộng nghề nghiệp và ñánh giá giáo viên trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, 190 (2), tr.56- 59. - 95 - 21. ðại học Cần Thơ (2008), Nâng cao năng lực giáo dục nghiên cứu khoa học trong trường ñại học và trường THPT, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 2008, Khoa Sư phạm. 22. Trần Ngọc Giao (2007), “Hiệu trưởng cũng là một nghề, cần phải có Chuẩn”, Báo Giáo dục thời ñại, 149, tr.3. 23. Trịnh Hồng Hà (2004), “Chất lượng giáo dục và ñội ngũ giáo viên”, Kỷ yếu Hội thảo chất lượng giáo viên và vấn ñề ñào tạo giáo viên, tr.38-40. 24. Phạm Minh Hạc (2004), “Phương pháp tiếp cận nhân văn: Nhân cách người dạy – nhân cách người học ñối với vấn ñề chất lượng GV”, Tạp chí Giáo dục. 25. ðặng Quốc Hòa, “Góp ý về giáo viên sư phạm”, Kỷ yếu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam, tr.20-22. 26. Nguyễn Thanh Hoàn (2003), “Vài nét về mô hình người giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 48, tr.11-12. 27. Lê Thị Thanh Hoàng (2006), “Vai trò thông tin ngược trong quản lý quá trình ñào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 188 (2), tr.18-19. 28. Trần Bá Hoành (2010), “Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 2009”, Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho các trường ðại học Sư phạm, tr.14-17. 29. Trần Bá Hoành (2001), “Chất lượng giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 16, tr.10-13. 30. Sái Công Hồng (2008), Xây dựng các tiêu chí ñánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí ñiểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn ThS chuyên ngành ðo lường và ðánh giá trong giáo dục. 31. Hồ Lam Hồng, “Một vài suy nghĩ về chất lượng ñào tạo và tiêu chí ñánh giá chất lượng”, Kỷ yếu Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam, tr.30-32. 32. Hồ Lam Hồng (2008), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và quy trình xây dựng chuẩn nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục, 183 (1), tr.20-23. - 96 - 33. La Hồng Huy (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ñội ngũ GV tiểu học tỉnh An Giang, ñề tài NCKH cấp tỉnh, An Giang. 34. Nguyễn Xuân Tú Huyên, “Từ công tác ñào tạo nghiệp vụ sư phạm ñến hoạt ñộng nghiệp vụ hóa hoạt ñộng ñào tạo giáo viên”, Kỷ yếu Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam, tr.8-10. 35. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trần Việt Cường (2009), “Năng lực sư phạm của người giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 211 (1), tr.11-12, 36. 36. ðặng Thành Hưng (2004), “Chuẩn giáo dục và chương trình giáo dục”, Tạp chí Phát triển giáo dục, 3 (63), tr.10-12. 37. Nguyễn Công Khanh (2002), “Các nguyên tắc và kĩ thuật thiết kế công cụ ño lường trong khoa học xã hội”, Tạp chí Giáo dục, 41, tr.13-15. 38. Nguyễn Công Khanh (2001), “Các phương pháp chọn mẫu”, Tạp chí Giáo dục, 3, tr.14-16. 39. Nguyễn Công Khanh (2006), ðại cương về thống kê và ứng dụng phần mềm SPSS, Trung tâm ðảm bảo chất lượng ñào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, ðại học Quốc gia Hà Nội. 40. Nguyễn Công Khanh (2002), “Quy trình thiết kế công cụ ño lường trong khoa học xã hội”, Tạp chí Giáo dục, 37, tr.18-20. 41. Trần Kiều – Lê ðức Phúc (2001), “Cơ sở khoa học ñể xác ñịnh chuẩn cho trường mầm non nông thôn trong công tác chỉ ñạo”, Tạp chí Giáo dục, 2, tr.3-4. 42. Phan Thanh Long (2009), “ðịnh lượng và ñánh giá giáo viên phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, 223 (1), tr.13-14. 43. Phan Sắc Long (2005), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học với việc ñào tạo, bồi dưỡng và ñánh giá giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, 117, tr.5-6. 44. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Nghề và nghiệp của người giáo viên”, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, 112, tr.9-11. 45. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), “Giáo viên chất lượng cao trong thời ñại ngày nay”, Tạp chí Giáo dục, 226 (2), tr.1-4. - 97 - 46. Luật Giáo dục ban hành năm 2005, luật số 38/2005/QH11. 47. Nguyễn Thị Mùi (2010), “Một số vấn ñề về năng lực sư phạm của giáo viên THPT”, Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường ðHSP, tr.26-28. 48. Lê ðức Ngọc (2010), “Bàn về kiểm ñịnh chất lượng ñại học”, Tài liệu tọa ñàm khoa học công tác ñảm bảo chất lượng và quá trình xây dựng chuẩn ñầu ra trong các trường ñại học – kinh nghiệm ñối với trường ðại học Ngoại thương, tr.15-22. 49. Lê ðức Ngọc (2004), Giáo dục ñại học (Quan ñiểm và giải pháp), NXB ðại học Quốc gia Hà Nội. 50. Lê ðức Ngọc (2010), “Xây dựng chuẩn chương trình ñào tạo giáo viên trung học phổ thông theo cách tiếp cận của CDIO”, Tọa ñàm khoa học công tác ñảm bảo chất lượng và quy trình xây dựng chuẩn ñầu ra trong các trường ñại học _ Kinh nghiệm ñối với Trường ðại học Ngoại thương, tr.147-166. 51. Ngô Văn Nhơn (2004), “Vận dụng quy luật kinh tế thị trường vào quản lí giáo dục ñại học Việt Nam: Nghiên cứu kinh nghiệm quản lí giáo dục của các trường ñại học danh tiếng ở Hoa Kỳ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Chất lượng giáo dục và vấn ñề ñào tạo giáo viên, tr.45-49. 52. Chu Phan (2009), “Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở Thái Lan”, Dạy và học ngày nay, 2, tr.57-59. 53. Phạm Hồng Quang (2009), “Giải pháp ñào tạo giáo viên theo ñịnh hướng năng lực”, Tạp chí Giáo dục, 216 (2), tr.9-12. 54. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2007), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và việc thể chế hóa việc ñánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên theo chuẩn”, Tạp chí Giáo dục, 162 (1), tr.8-9. 55. Trần Quốc Thành (2009), “ðánh giá lao ñộng sư phạm của giáo viên phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, 226 (2), tr.5-7,43. - 98 - 56. Nguyễn Thị Thư (2004), “Chuẩn giáo viên trung học cơ sở - vấn ñề ñặt ra ñối với công tác ñào tạo và bồi dưỡng giáo viên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chất lượng giáo dục và vấn ñề ñào tạo giáo viên, tr.21-24. 57. Trần ðình Tuấn (2008), “Chất lượng ñội ngũ nhà giáo nhân tố quyết ñịnh chất lượng giáo dục ñại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 112, tr.13-15. 58. Lê Khánh Tuấn (2009), “Tiếp cận ñổi mới phương pháp ñào tạo giáo viên THPT từ phía người sử dụng”, Tạp chí Giáo dục, 223 (1), tr.8-11. 59. Ngô Thị Thanh Tùng (2009), Nghiên cứu ñánh giá mức ñộ ñáp ứng với công việc của SV tốt nghiệp ñại học ngành kinh tế giai ñoạn 2000 – 2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao ñộng của một số doanh nghiệp trên ñịa bàn Hà Nội, Luận văn ThS chuyên ngành ðo lường và ðánh giá trong giáo dục. 60. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng ðức. 61. Trung tâm ðảm bảo chất lượng và nghiên cứu phát triển giáo dục ðHQG (2001), 10 tiêu chí ñánh giá chất lượng và ñiều kiện ñảm bảo chất lượng ñào tạo ñại học. Tiếng Anh 62. download Jan 23, 2010. 63. teacher/48338.html?page=2, download Jan 23, 2010. 64. download Jan 23, 2010. - 99 - PHỤ LỤC Phụ lục 1: (Kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDðT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ðào tạo) Sở/ Phòng GD-ðT ........................................... Phiếu giáo viên tự ñánh giá Trường: ....................................................... Năm học: ..................................... Họ và tên giáo viên: ............................................................................................ Môn học ñược phân công giảng dạy:.................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông của Cử nhân Sư phạm do Trường Đại học An Giang đào tạo.pdf