CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU . 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: . 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. 3
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu: . 3
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu:.3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.5. Phương pháp phân tích dữ liệu và phương pháp nghiên cứu . 4
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu .4
1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu .4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài. 4
1.7 Lược khảo tài liệu. 5
1.7.1 Các nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch
vụ ngân hàng: .5
1.7.2 Các nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân
hàng điện tử của ngân hàng. 6
1.7.3. Các nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet
Banking của ngân hàng. 7
1.7.4 Đánh giá tài liệu tham khảo.8
1.8. Cấu trúc của luận văn . 12
CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 13
2.1. Cở sở lý thuyết . 13
2.1.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ:. 13
2.1.2. Khái niệm giá cả dịch vụ cảm nhận. 14
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ internet banking tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với chi nhánh Agribank.
- Chi nhánh Agribank ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet Banking
với khách hàng theo mẫu đính kèm và đảm bảo hợp đồng phải có các nội dung sau:
+ Bên A – Chi nhánh NHNo
+ Bên B – Khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking
+ Nội dung chi tiết của hợp đồng
+ Điều khoản về sản phẩm dịch vụ cung cấp
+ Điều khoản về mở, sủ dụng tài khoản của khách hàng
+ Điều khoản cung cấp dịch vụ mở rộng
36
+ Điều khoản vế phí dịch vụ
+ Điều khoản về phương thức thanh toán
+ Điều khoản về đối chiếu giao dịch, số dư, trao đổi thông tin và xử lý
tranh chấp xảy ra ( nếu có)
+ Quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia
+ Thời hạn thực hiện hợp đồng
Thực thi chỉ thị Internet Banking
Khách hàng gửi các chỉ thị Internet Banking đến Agribank qua hệ thống
Internet Banking. Các chỉ thị Internet Banking phải được lập với các thông tin chính
xác và đầy đủ theo quy định của Agribank, được xác nhận bằng mật khẩu và/ hay
được ký bằng chữ ký điện tử của khách hàng trước khi gửi đến hệ thống thông tin
của Agribank.
Các chỉ thị Internet Banking chỉ được xem là đã được Agribank nhận
được khi và chỉ khi các chỉ thị này đã đi vào hệ thống thông tin của Agribank đúng
cách qua hệ thống Internet Banking.
Thời gian thực thi các chỉ thị Internet Banking tại Agribank:
- Lệnh truy vấn thông tin: Agribank thực thi ngay các lệnh truy vấn
thông tin khi nhân được.
- Lênh giao dịch:
Lệnh giao dịch Agribank nhận được trong thời gian làm việc theo quy
định hiện hành của Agribank: thực thi ngay trong ngày làm việc.
Lệnh giao dịch Agribank nhận được ngoài giờ làm việc theo quy định
hiện hành của Agribank: sẽ không thực thi và sẽ có thông tin phản hồi lại cho khách
hàng ngay thực hiện giao dịch.
Đối với lệnh giao dịch có liên quan việc chuyển đổi ngoại tệ: tỷ giá chuyển
đổi ngoại tệ áp dụng được tính tại thời điểm Agribank thực thi lệnh giao dịch.
Khách hàng chấp nhận rằng bất cứ hành động nào truy cập vào hệ thống
Internet Banking bằng chính mã truy cập và mật khẩu của khách hàng và/hay kết
hợp phương thức xác thực khác do Agribank cung cấp cho khách hàng để lập chỉ thị
37
Internet Banking thì các thì các chỉ thị này được Agribank xem là do chính khách
hàng chủ quan tạo ra và khách hàng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung
thực,họp pháp của các chỉ thị này. Agribank không có trách nhiệm phải áp dụng bất
kỳ hình thức kiểm tra tính xác thực nào khác của chỉ thị Internet Banking của khách
hàng ngoài việc kiểm tra đúng mã số truy cập và mật khẩu và/hay chữ ký điện tử
của khách hàng.
Đảm bảo rằng mọi chỉ thị Internet Banking do Agribank thực thi cho khách
hàng đều được khách hàng kiểm tra chặt chẽ, nếu sau thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày chỉ thị Internet Banking được Agribank thực thi. Khách hàng phải chấp
nhận các chỉ thị này đã được thực thi, mọi trường hợp khiếu nại sau thời gian này
Agribank sẽ không chịu trách nhiệm điều tra, giải quyết cho khách hàng. Việc đối
chiếu các chỉ thị Internet Banking đã được Agribank thực thi không ảnh hưởng đến
giá trị, hiệu lực của chỉ thị này.
Dữ liệu, thông tin ghi nhận trên hệ thống Internet Banking của Agribank,
dưới bất kỳ hình thức nào, về việc nhận và xử lý các chỉ thị Internet Bankingcủa
khách hàng cũng như nội dung các chỉ thị này là bằng chứng có giá trị pháp lý rằng
khách hảng đã sử dụng dịch vụ Internet Banking của Agribank và khách hàng chịu
trách nhiệm về các chỉ thị của mình tạo ra này bất chấp các dữ liệu này không phải
là bản chính, không có chữ ký của khách hàng, có thể không thể hiện dưới dạng văn
bản hay do được tạo bởi hệ thống Internet Bankinghay khách hàng đã thay đổi các
thông tin liên quan đến Internet Banking sau khi chỉ thị này đã được Agribank xử
lý.
Agribank quy định loại và số tài khoản khách hàng duy trì tại Agribank có
thể truy cập được trên dịch vụ Internet Banking, loại chỉ thị Internet Banking phải
có chữ ký điện tử.
Tài khoản ghi nợ ( nếu có) trong các chỉ thị Internet Banking là tài khoản
hoạch toán.
Đơn vị thụ hưởng trong các chỉ thị Internet Banking( nếu có) là cá nhân
hoặc tổ chức Việt Nam.
38
Biểu phí dịch vụ
3.2.2. Thực trạng hoạt động về dịch vụ Internet Banking của ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi chánh Vĩnh Long
3.2.2.1. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking
Tính đến đầu tháng 06/2016, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet
Banking là 10.380 khách hàng trên tổng số 69.202 khách hàng sử dụng dịch vụ
ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh Vĩnh Long, chiếm 19% tổng số khách
hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank chi nhánh Vĩnh Long. Có
thể nhận thấy số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking của Agribank
chi nhánh Vĩnh Long chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số các khách hàng sử dụng
dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank chi nhánhh Vĩnh Long.
Bảng 3-1 Biêu phí dịch vụ Internet Banking của Agribank
STT LOẠI DỊCH VỤ MỨC PHÍ Hạn mức
1 Phí đăng ký dịch vụ Miễn phí
2 Phí cấp lại PIN Miễn phí
3 Phí thường niên Miễn phí
4 Tra cứu số dư tài khoản Miễn phí
5 Liệt kê các giao dịch trên tài
khoản
Miễn phí
6 Vấn tin lãi suất tỷ giá Miễn phí
7 Chuyển tiền trong hệ thống 1.100 đồng/món
8 Thanh toán hóa đơn 1.100đồng/món
9 Phí thay đổi thông tin hợp
đồng
Miễn phí
10 Phí xử lý tra soát, khiếu nại Miễn phí
11 Phí truy vấn thông tin Miễn phí
39
3.2.2.2. Doanh số chuyển tiền sử dụng Internet Banking
Bảng 3-2: Doanh số chuyển tiền sử dụng Internet Banking của Agribank
chi nhánh Vĩnh Long
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các món chuyển tiền qua Internet Bankingchiếm từ 15% đến 18% tổng
số món chuyển tiền tại Agribank chi nhánh Vĩnh Long. Tuy nhiên, số tiền chuyển
chiếm tỷ trọng rất nhỏ: chỉ từ 1.37% đến 1.89% doanh số chuyển tiền nói chung.
Bình quân số tiền thực hiện chuyển khoản qua Internet Banking khoảng 18 triệu
đồng/món và hàng ngày có chưa đến 80 món chuyển tiền ngoài hệ thống qua
Internet Banking.
Nhìn chung, số lượng khách hàng của Agribank chi nhánh Vĩnh Long
tuy khá lớn nhưng số khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking là chưa nhiều,
doanh số chuyển tiền khá thấp. Với tình hình như thế, Ngân hàng đang và sẽ phải
thực hiện các biện pháp để thu hút các khách hàng tiềm năng bằng cách tư vấn,
giới thiệu cho khách hàng biết được các lợi ích và ưu đãi mà khách hàng có thể
nhận được qua việc sử dụng Internet Banking của Agribank.
3.3 Những thuận lợi và khó khăn của Agribank trong việc phát triển dịch vụ
Internet Banking.
3.3.1. Thuận lợi:
Được phát triển từ năm 2009 cho đến nay dịch vụ Internet Banking của
Agribank cũng có sự phát triển về số lượng khác hàng cũng như doanh số giao
dịch. Trong thời gian sắp tới dịch vụ Internet Banking của Agribank nói chung sẽ
Chuyển tiền qua Internet Banking Chuyển tiền nói chung Tháng
Số món Số tiền chuyển Số món Số tiền chuyển
1 1.985 6.352 12.982 2.709.019
2 1.432 4.439 8.393 1.622.849
3 1.894 4.735 10.900 2.784.136
4 2.001 5.803 11.110 2.728.941
5 2.422 8.235 11.198 2.988.869
(Nguồn: Báo cáo Doanh số chuyển tiền qua Internet Banking 5 tháng đầu năm 2016)
40
tiếp tục phát triển hơn nữa. Dịch vụ Internet Banking của Agribank có được sự
phát triển là nhờ vào những thuận lợi sau:
- Chính sách khuyến khích phát triển cũng như khung pháp lý của chính
phủ và ngân hàng nhà nước thúc đẩy các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ
ngân hàng trực tuyến.
- Agribank đã đầu tư triển khai hệ thống corebanking trên nền tản công
nghệ hiện đại, dữ liệu khách hàng tập trung, việc tích hợp triển khai với các đối tác
trong việc hợp tác thanh toán, cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trực
tuyến được thuận lợi.
- Các giao dịch qua kênh Internet Banking được thực hiện nhanh chóng,
thuận lợi với chi phí thấp, số lượng khách hàng sử dụng Internet Banking ngày càng
tăng, đặc biệt là những khách hàng trẻ dễ thích nghi với công nghệ thông tin, ngân
hàng cũng tiết kiệm được chi phí hoạt động trong việc vận chuyển, kiểm điếm, bảo
quản tiền mặt, Dịch vụ thanh toán Internet Banking của Agribank được khách hàng
đang dần tin dùng, dịch vụ VnTopup tạo được sự hấp dẫn ở khách hàng bởi tính
năng nạp tiền điện thoại di động, thanh toán cước viễn thông, thanh toán hóa đơn,
chuyển tiền được nhanh chóng, thuận lợi.
- Mạng lưới Agribank rộng khắp cả nước, đội ngũ nhân viên nhiều kinh
nghiệm cùng với sự đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, phầm mềm chuyên dụng luôn
phát triển ra những sảm phẩm thân thiện, dễ dàng tiếp cận, mang lại nhiều tiện ích
cho khách hàng.
3.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi thì Agribank cũng gặp phải những khó khăn
gây trở ngại cho sự phát triển dịch vụ Internet Banking như:
- Tâm lý người Việt Nam vẫn còn e dè với các dịch vụ thanh toán trên môi
trường internet, chưa có thói quen giao dịch qua internet, một số khách hàng vẫn
còn lo ngại về sự an toàn trong giao dịch thoanh toán qua ngân hàng trực tuyến.
- Nhiều khách hàng lớn tuổi bị hạn chế, ngại trong việc tiếp cận công nghệ
trên máy tính cũng như trên điện thoại.
41
- Tập quán tiêu dùng, thói quen dùng tiền mặt là một trở ngại lớn cho sự
phát triển của Internet Banking nói riêng và các dịch vụ ngân hàng điện tử nói
chung.
- Dù luật giao dịch điện tử đã có hiệu lực nhưng vấn đề về tội phạm công
nghệ, tranh chấp qua giao dịch điện tử vẫn chưa đế cập chi tiết. Việc tiếp cận thu
ngân sách nhà nước ( Thuế, kho bạc, . . . ) qua hệ thống ngân hàng còn nhiều khó
khăn, các ngân hàng khó tiếp cận để triển khai dịch vụ này.
- Việc chấp nhận thanh toán qua ngân hàng trực tuyến đòi hỏi đầu tư về hạ
tầng công nghệ thông tin. Cơ sở hạ tầng, mạng viễn thông của các đối tác chưa đáp
ứng được nhu cầu vế hoạt động thanh toán, đôi lúc xảy ra nghẽn mạch, lỗi đường
truyền làm cho khách hàng không thực hiện được giao dịch hặc giao dịch không
thành công.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày tổng quan về Agribank chi nhánh Vĩnh Long, tình hình
hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ và những thuận lợi,
khó khăn khi cung cấp dịch dụ Internet Banking tại Agribank chi nhánh Vĩnh Long.
42
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu
Từ 350 bảng câu hỏi được phát ra, tác giả thu về 341 bảng ( đạt 97,4%) . sau
khi loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, số bảng câu hỏi đáp ứng yêu
cầu còn lại là 325 bảng. được phân bố cho các đặc điểm cá nhân của khách hàng
như sau:
Bảng 4-1 : Thông tin mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân của khách hàng
Các đặc điểm cá nhân của khách
hàng
Số
người
Phần
trăm
( %)
Phần
trăm hợp
lệ (%)
Phần
trăm tích
lũy (%)
Nam 103 31.7 31.7 31.7
Nữ 222 68.3 68.3 100
Giới
tính
Tổng cộng 325 100 100
Từ 18 – dưới 26 tuổi 117 36 36 36
Từ 26 – dưới 40 tuổi 91 28 28 64
Từ 41 – dưới 55 tuổi 62 19.1 19.1 83.1
Từ 55 tuồi trở lên 55 16.9 16.9 100
Độ tuổi
Tổng cộng 325 100 100
Phổ thông trung học 190 58.5 58.5 58.5
Trung học và cao đẳng 54 16.6 16.6 75.1
Đại học và cao hơn 81 24.9 24.9 100
Trình độ
học vấn
Tổng cộng 325 100 100
Dưới 6 triệu đồng 64 19.7 19.7 19.7
Từ 6 – dưới 9 triệu đồng 181 55.7 55.7 75.4
Từ 9 – dưới 12 triệu đồng 50 15.4 15.4 90.8
Từ 12 triệu đồng trở lên 30 9.2 9.2 100
Thu
nhập
Tổng cộng 325 100 100
(Nguồn: Kết quả thống kê từ điều tra 325 khách hàng của Agribank năm 2016)
43
Về giới tính : Nam có 103 người chiếm 31.7%, còn lại 222 người là nữ
chiếm 86.3%.
Về độ tuổi: trong khoảng từ 18- 25 tuổi có 117 người chiếm 36 %, từ 26 – 40
tuổi có 91 người chiếm 28%, từ 41 – 55 tuổi có 62 người chiếm 19.1%, trên 55 tuổi
có 55 người chiếm 16.9%
Về trình độ học vấn: có 190 người trình độ phổ thông trung học chiếm
58.5%, có 54 người trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chiếm 16.6%, có 81 người
trình độ đại học hoặc cao hơn chiếm 24.9 %
Về thu nhập bình quân /tháng: có 64 người thu nhập dưới 6 triệu đồng
chiếm 19.7%, có 181 người thu nhập từ 6 – dưới 9 triệu đồng chiếm 55.7%, có 50
người thu nhập từ 9 – dưới 12 triệu đồng chiếm 15.4%, có 30 người thu nhập trên
12 triệu đồng chiếm 9.2%
4.2. Đánh giá sơ bộ các thang đo:
Nghiên cứu của bài luận văn này sử dụng mô hình SERVQUAL để đo lường
chất lượng dịch vụ Internet Banking của Agribank. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình
SERVQUAL vào loại hình dịch vụ Internet Banking cần phải có điều chỉnh và bổ
sung cho phù hợp. Do đó, các thang đo sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên
cứu trong bài luận văn này cần phải kiểm định lại là cần thiết.
Trước tiên, sử dụng công cụ Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của từng
thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ và cảm nhận giá cả. Sau đó, toàn bộ các
biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để khám phá cấu
trúc thang đo các thành phần cảm nhận chất lượng dịch vụ Internet Banking của
Agribank.
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha (xem phụ lục 4)
Như đã nói ở trên, trước tiên sẽ kiểm định độ tin cậy của từng thang đo
trong mô hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là thang đo có thể
chấp nhận về mặt tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ,
2011, trang 351). Ngoài ra, các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng
phải từ 0.3 trở lên mới đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 351).
44
Bảng 4-2: Phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo (trước điều chỉnh)
Biến quan sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến và tổng
Cronbach Alpha
nếu loại biến
Sự tin cậy : Cronbach’s Alpha = 0.883
STC1 14.48 4.016 0.723 0.856
SCT2 14.50 4.053 0.705 0.860
SCT3 14.46 3.972 0.735 0.853
STC4 14.50 4.047 0.728 0.855
SCT5 14.52 4.010 0.697 0.862
Phương tiện hữu hình Cronbach’s Alpha = 0.85
PTHH1 11.48 1.466 0.728 0.793
PTHH2 11.26 1.705 0.599 0.846
PTHH3 11.42 1.585 0.711 0.801
PTHH4 11.46 1.484 0.725 0.794
Sự đồng cảm: Cronbach’s Alpha = 0.687
SDC1 13.18 2.295 0.520 0.602
SDC2 13.53 2.102 0.594 0.564
SDC3 12.82 2.098 0.542 0.588
SDC4 13.13 2.714 0.294 0.693
SDC5 12.96 2.724 0.268 0.704
Năng lực phục vụ: Cronbach’s Alpha = 0.928
NLPV1 10.86 2.383 0.874 0.892
NLPV2 10.87 2.479 0.805 0.916
NLPV3 10.83 2.579 0.803 0.916
NLPV4 10.83 2.548 0.849 0.901
Sự đáp ứng : Cronbach’s Alpha = 0.676
SDU1 11.20 1.743 0.544 0.557
45
SDU2 11.21 1.767 0.476 0.599
SDU3 11.03 1.974 0.412 0.640
SDU4 11.10 1.622 0.425 0.645
Giá dịch vụ: Cronbach’s Alpha = 0.787
GDV1 6.17 1.061 0.614 0.725
GDV2 6.18 1.040 0.608 0.731
GDV3 5.58 0.948 0.660 0.674
Mức độ hài lòng: Cronbach’s Alpha =0.781
MDHL1 10.09 1.288 0.593 0.724
MDHL2 10.19 1.218 0.651 0.692
MDHL3 10.44 1.376 0.607 0.720
MDHL4 10.35 1.402 0.501 0.770
(Nguồn: Kết quả thống kê từ điều tra 325 khách hàng của Agribank năm 2016)
Dựa vào bảng 4-2, có thể thấy rằng các thang đo của mô hình có hệ số
Cronbach’s Alpha tương đối tốt, sự tin cậy có Cronbach’s Alpha là 0.883, phương
tiện hữu hình có Cronbach’s Alpha là 0.850, sự đồng cảm có Cronbach’s Alpha là
0.687, năng lực phục vụ có Cronbach’s Alpha là 0.928, sự đáp ứng có Cronbach’s
Alpha là 0.676, giá dịch vụ có Cronbach’s Alpha là 0.787 và mức độ hài lòng có
Cronbach’s Alpha là 0.781. Các biến quan sát của các thang đo này đều có hệ số
tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3, và đáp ứng được yêu cầu cho phép. Tuy nhiên,
thang đo của sự đồng cảm có Cronbach’s Alpha là 0.687 và thang đo sự đáp ứng có
Cronbach’s Alpha là 0.676 vẫn đáp ứng so với yêu cầu đối với Cronbach’s Alpha
của thang đo là từ 0.6 trở lên, nhưng biến quan sát SDC4 và SDC5 có số tương quan
biến - tổng nhỏ hơn 0.3, cho nên ta tiến hành loại bỏ biến quan sát SDC4 và SDC5.
Do đó, nếu loại bỏ biến quan sát SDC4 và SDC5 thì hệ số Cronbach’s Alpha của
thang sự đồng cảm sẽ là 0.829. Bảng hệ số Cronbach’s Alpha sau khi được điều
chỉnh như sau:
46
Bảng 4-3: Phân tíchCronbach’s Alpha của các thang đo (sau điều chỉnh)
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Phương sai
thang đo
nếu loại
biến
Tương
quan biến
và tổng
Cronbach
Alpha nếu
loại biến
Sự tin cậy : Cronbach’s Alpha = 0.883
STC1 14.48 4.016 0.723 0.856
SCT2 14.50 4.053 0.705 0.860
SCT3 14.46 3.972 0.735 0.853
STC4 14.50 4.047 0.728 0.855
SCT5 14.52 4.010 0.697 0.862
Phương tiện hữu hình Cronbach’s Alpha = 0.850
PTHH1 11.48 1.466 0.728 0.793
PTHH2 11.26 1.705 0.599 0.846
PTHH3 11.42 1.585 0.711 0.801
PTHH4 11.46 1.484 0.725 0.794
Sự đồng cảm: Cronbach’s Alpha = 0.829
SDC1 13.18 2.295 0.520 0.602
SDC2 13.53 2.102 0.594 0.564
SDC3 12.82 2.098 0.542 0.588
Năng lực phục vụ: Cronbach’s Alpha = 0.928
NLPV1 10.86 2.383 0.874 0.892
NLPV2 10.87 2.479 0.805 0.916
NLPV3 10.83 2.579 0.803 0.916
NLPV4 10.83 2.548 0.849 0.901
NLPV1 10.86 2.383 0.874 0.892
Sự đáp ứng : Cronbach’s Alpha = 0.676
SDU1 11.20 1.743 0.544 0.557
SDU2 11.21 1.767 0.476 0.599
SDU3 11.03 1.974 0.412 0.640
SDU4 11.10 1.622 0.425 0.645
Giá dịch vụ: Cronbach’s Alpha = 0.787
GDV1 6.17 1.061 0.614 0.725
GDV2 6.18 1.040 0.608 0.731
47
GDV3 5.58 .948 0.660 0.674
Mức độ hài lòng: Cronbach’s Alpha =0.781
MDHL1 10.09 1.288 0.593 0.724
MDHL2 10.19 1.218 0.651 0.692
MDHL3 10.44 1.376 0.607 0.720
MDHL4 10.35 1.402 0.501 0.770
(Nguồn: Kết quả thống kê từ điều tra 325 khách hàng của Agribank năm 2016)
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha được thể hiện trên bảng 4-3 cho thấy
tổng số 7 thang đo trên đều >0,6. Vì thế tác giả giữ nguyên các nhân tố trên sau khi
loại bỏ 02 biến SDC4, SDC5 tiến hành phân tích nhân tố khám phá.
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá ( EFA)
Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập
Bảng 4-4: Kết quả KMO and Bartlett's Test (biến độc lập)
KMO 0.729
Approx. Chi-Square 4468.748
Df 253
Bartlett's Test of
Sphericity
Sig. 0.000
(Nguồn: Kết quả thống kê từ điều tra 325 khách hàng của Agribank năm 2016)
Bảng kết quả kiểm định KMO cho thấy hệ: số KMO=0.729 thỏa điều kiện
0.5<KMO<1 và Bartlett’s Test có sig = 0.000 (<0.05) .Nên ta khẳng định các biến
có tương quan với nhau. Do đó, mô hình thỏa điều kiện để áp dụng phân tích nhân
tố EFA.
Kết quả phân tích nhân tố Bảng 4-5 cho ta thấy có 6 nhân tố có
Eigenvalues>1, bằng với số nhân tố lý thuyết ban đầu. Tổng phương sai trích là
72.723%> 50%. Cho biết 06 nhân tố được rút trích giải thích được 72.723% sự
biến thiên của tập dữ liệu
48
Bảng 4-5 Ma trận xoay các nhân tố độc lập
Nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4 5 6
NLPV1 0.921
NLPV4 0.882
NLPV3 0.874
SDU2 0.856
SDU1 0.833
NLPV2 0.830
STC3 0.837
STC4 0.831
SCT1 0.829
STC2 0.814
STC5 0.808
PTHH1 0.859
PTHH4 0.857
PTHH3 0.841
PTHH2 0.746
SDC2 0.870
SDC1 0.861
SDC3 0.840
GDV3 0.859
GDV1 0.825
GDV2 0.819
SDU3 0.831
SDU4 0.819
Eigenvalues 5.071 3.446 2.828 2.205 1.993 1.183
Cumulative 22.048 37.030 49.325 58.913 67.577 72.723
(Nguồn: Kết quả thống kê từ điều tra 325 khách hàng của Agribank năm 2016)
Tại mức Eigenvalues >1 với phương pháp rút trích principal components và
49
phép quay varimax, hệ số tải nhân tố đều >0.5 Qua đó ta thấy phân tích nhân tố đã
trích được 6 nhân tố hình thành với tổng phương sai trích đạt 72.723 > 50% ( xem
phụ lục 05):
Nhân tố 1: gồm 4 biến NLPV và 2 biến SDU
Nhân tố 2: gồm 5 biến STC
Nhân tố 3: gồm 4 biến PTHH
Nhân tố 4: gồm 3 biến SDC
Nhân tố 5: gồm 3 biến GDV
Nhân tố 6: gồm 2 biến SDU
Bảng 4-6: Tổng hợp thang đo biến độc lập từ kết quả phân tích nhân tố
khám phá EFA
STT KÝ HIỆU CÁC PHÁT BIỂU
SHQ Sự hiệu quả
1
NLPV1
Nhân viên Agribank luôn lịch sự, ân cần với
Anh/Chị
2
NLPV2
Nhân viên Agribank tạo được sự tin tưởng với
Anh/Chị
3
NLPV3
Anh/Chị cảm thấy an toàn khi giao dịch với
Agribank
4
NLPV4
Nhân viên Agribank đủ kiến thức để trả lời các câu
hỏi của Anh/Chị
5
SDU1
Giao dịch trên Internet Banking của Agribank được
thực hiện nhanh chóng ngay khi nhận lệnh
6
SDU2
Các sự cố về giao dịch trên Internet Banking được
khắc phục một cách nhanh chóng
STC Sự tin cậy
7
STC1
Agribank cung cấp dịch vụ Internet Banking đúng
vào thời điểm ngân hàng đã hứa
8 STC2 Anh/Chị cảm thấy yên tâm khi sử dụng dịch vụ
50
Internet Banking của Agribank
9
STC3
Hệ thống Internet Banking, website của Agribank
hoạt động tốt như những gì ngân hàng cam kết
10
STC4
Dịch vụ Internet Banking mà Agribank cung cấp có
tính bảo mật, an toàn cao
11
STC5
Anh/Chị sử dụng dịch vụ Internet Banking của
Agribank được hướng dẫn kỹ càng trước khi sử dụng
PTHH Phương tiện hữu hình
12
PTHH1
Agribank có trụ sở giao dịch khang trang tạo sự tin
tưởng cho Anh/Chị
13
PTHH2
Agribank sử dụng các phần mềm công nghệ rất hiện
đại
14
PTHH3
Việc tìm kiếm những thông tin cần thiết trên
Website Internet Banking của Agribank là dễ dàng
15
PTHH4
Giao diện Website Internet Banking của Agribank
rất bắt mắt
SDC Sự đồng cảm
16
SDC1
Nhân viên Agribank luôn lắng nghe và hiểu được
nhu cầu của Anh/Chị
17 SDC2 Agribank luôn tôn trọng quyền lợi của khách hàng
18
SDC3
Chính sách chăm sóc khách hàng của Agribank rất
chu đáo
GDV Giá dịch vụ
19
GDV1
Anh/Chị không mất phí khi đăng ký dịch vụ Internet
Banking của Agribank
20
GDV2
Anh/Chị đóng phí ít hơn khi sử dụng Internet
Banking so với giao dịch tại quầy
21 GDV3 Các loại phí của dịch vụ trên Internet Banking mà
51
Agribank thu là hợp lý
SDU Sự đáp ứng
22
SDU3
Nhân viên của Agribank sẳn sàng giúp đỡ Anh/Chị
khi có yêu cầu
23
SDU4
Những thắc mắc về Internet Bankingcủa Anh/Chị
được phản hồi một cách kịp thời
Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ( phụ lục 5.2)
Hệ số KMO = 0.676 thỏa điều kiện 0.5<KMO<1 : phân tố nhân tố là phù
hợp.
Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s Test có sig=0.000 ( <0.05): các biến
có tương quan với tổng thể
Hệ số tải nhân tố >0.5: đảm bảo ý nghĩa thực tiển của phân tích nhân tố
Tổng phương sai = 60.566% > 50% cho biết yếu tố được rút trích giải thích
được 60.566% sự biến thiên của tập dữ liệu. kết quả trình bày bảng bên dưới
Bảng 4-7: Kết quả KMO and Bartlett’s Test( Mức độ hài lòng)
KMO 0.676
Approx. Chi-Square 402.946
df 6
Bartlett’s Test of Sphericity
Sig. 0.000
Bảng 4-8 Kết quả phân tích EFA nhân tố mức độ hài lòng
Giá trị ban đầu Phương sai trích
Nhân tố Tổng % phương sai
% phương sai
tích lũy Tổng
% phương
sai
% phương
sai tích lũy
1 2.423 60.566 60.566 2.423 60.566 60.566
2 0.757 18.935 79.502
3 0.521 13.016 92.518
4 0.299 7.482 100.000
(Nguồn: Kết quả thống kê từ điều tra 325 khách hàng của Agribank năm 2016)
Mô hình điều chỉnh từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Từ kết quả của phân tích nhân tố khám phá, các nhân tố đều đạt yêu cầu về
giá trị và độ tin cậy. Như vậy, các thành phần được điều chỉnh từ phân tích nhân tố
52
khám phá gồm có 6 biến độc lập: (1) Sự hiệu quả (SHQ) được đo lường bằng 6 biến
quan sát do tập hợp 4 biến quan sát của thành phần năng lực phục vụ ( NLPV1 –
NLPV4) cộng với 2 biến quan sát của thành phần sự đáp ứng ( SDU1, SDU2); (2)
Sự tin cậy (STC) được đo lường bằng 5 biến quan sát ( STC1 – STC5); (3) Phương
tiện hữu hình (PTHH) được đo lường bằng 4 biến quan sát ( PTHH1 – PTHH4); (4)
Sự đồng cảm ( SDC) được đo lường bằng 3 biến quan sát (SDC1 – SDC3); (5) Giá
dịch vụ (GDV) được đo lường bằng 3 biến quan sát ( GDV1 – GDV3); (6) Sự đáp
ứng (SDU) được đo lường bằng 2 biến quan sát ( SDU3 – SDU4).Và thành phần
biến phụ thuộc mức độ hài lòng (MDHL) được phân tích nhân tố EFA giữ nguyên
là được đo lường bằng 4 biến quan sát ( MDHL1 – MDHL4)
Do đó, các giả thuyết được phát biểu lại như sau:
Sự hiệu quả (ký hiệu SHQ)
Phát biểu giả thuyết H1: Khi sự hiệu quả được khách hàng đánh giá
tăng/giảm thì mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Internet
Banking của Agribank tăng/giảm.
Sự tin cậy (ký hiệu STC)
Phát biểu giả thuyết H2: Khi sự tin cậy được khách hàng đánh giá
tăng/giảm thì mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Internet
Banking của Agribank tăng/giảm
Phương tiện hữu hình (ký hiệu PTHH)
Phát biểu giả thuyết H3: Khi phương tiện hữu hình được khách hàng
đánh giá tăng/giảm thì mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
Internet Banking của Agribank tăng/giảm.
Sự đồng cảm ( ký hiệu SDC)
Phát biểu giả thuyết H4: Khi sự đồng cảm được khách hàng đánh giá
tăng/giảm thì mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Internet
Banking của Agribank tăng/giảm
Giá dịch vụ (ký hiệu GDV)
Phát biểu giả thuyết H5: Khi giá dịch vụ được khách hàng đánh giá
53
thấp/cao thì mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Interne
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_muc_do_hai_long_cua_khach_hang_doi_voi_dic.pdf